Đề tài Một số giải pháp đầu tư thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Hà Nội

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3

I- những vấn đề lý luận chung về đầu tư 3

1- Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển 3

2- Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 3

II- Đầu tư phát triển ngành Công nghiệp điện tử 4

1.Khái quát về ngành CNĐT 4

1.1– Khái niệm công nghiệp điện tử 4

1.2- Đặc điểm của ngành CNĐT 4

1.3 – Phân loại sản phẩm công nghiệp điện tử 5

2.Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành CNĐT 5

3.– Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT 6

3.1 - Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng 6

3.2- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 8

3.3- Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường 10

III- Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và khu vực về phát triển CNĐT 10

1 - Khái quát về quá trình phát triển CNĐT trên thế giới 10

2 - Chính sách phát triển CNĐT của một số nước 11

3 - Một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển ngành CNĐT ở Việt Nam và Hà Nội 13

4 - Tác động của sự phát triển kinh tế thế giới, xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế tới sự phát triển ngành CNĐT Hà Nội 14

4.1 – Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 14

4.2 – Tác động của chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) 14

4.3 - Tác động của sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO 15

4.4 – Tác động cả hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 15

CHƯƠNG II 17

THỰC TRẠNG NGÀNH CNĐT HÀ NỘI 17

I – Thực trạng về tình hình phát triển của ngành CNĐT Việt Nam 17

II – Thực trạng về tình hình phát triển của ngành CNĐT Hà Nội 19

1- Tình hình phát triển chung của ngành CNĐT Hà Nội 19

2- Quy mô và phân bố các doanh nghiệp công nghiệp điện tử trên địa bàn 20

2.1 Các doanh nghiệp có quy mô lớn 20

2.2. Các doanh nghiệp quy mô vừa 21

2.3 Các doanh nghiệp nhỏ 21

4- Một số doanh nghiệp CNĐT điển hình của Hà Nội 22

5- Thị trường sản phẩm điện tử 22

5.1. Thị trường sản phẩm trong nước 22

5.1.1.Thị trường điện tử gia dụng 22

5.1.2 – Thị trường thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng 23

5.1.3 – Thị trường tin học 24

5.2 – Tình hình xuất nhập khẩu (sản phẩm, nguyên phụ kiện, linh kiện ) 25

5.2.1- Tình hình xuất khẩu 25

5.2.2.Tình hình nhập khẩu 27

II – Thực trạng về tình hình đầu tư của ngành CNĐT Hà Nội 27

1.Thực trạng về tình hình đầu tư trong nước 27

1.1 – Quy mô vốn đầu tư 27

1.2 – Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT 31

1.2.1 – Cơ cấu vốn theo nguồn vốn đầu tư 31

1.2.2 - Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực sản xuất 33

1.2.3 – Cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp 34

1.2.4 – Cơ cấu vốn đầu tư theo hạng mục công trình 35

2 - Đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT 36

2.1 – Quy mô vốn đầu tư 36

2.2 – Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài 37

2.2.1 – Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia 37

2.2.2 – Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư 38

3- Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT 42

3.1 Đầu tư vào khoa học công nghệ 42

3.2 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật 45

3.3.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 48

III- Kết quả và hiệu quả đầu tư của ngành CNĐT Hà Nội 51

1. Kết quả hoạt động đầu tư 51

1.1.Kết quả sản xuất kinh doanh 51

1.2 - Năng suất lao động 51

2.– Hiệu quả hoạt động đầu tư 52

V- Đánh giá về ngành CNĐT Hà Nội 53

1. Đánh giá mức độ đầu tư vào ngành CNĐT 53

2 - Đánh giá về công nghệ và công tác ngiên cứu triển khai 54

3- Đánh giá về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực 54

4. - Đánh giá về hạ tầng kỹ thuật 54

5 - Đánh giá về khung khổ pháp lý và công tác quản lý nhà nước đối với ngành CNĐT 55

6- Đánh giá về khả năng cạnh tranh và hội nhập 55

7- Đánh giá về hợp tác quốc tế 55

8- Đánh giá chung 55

CHƯƠNG III 57

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNĐT HÀ NỘI 57

I – Một số quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển ngành CNĐT trong thời gian tới 57

1 – Một số quan điểm phát triển ngành CNĐT Hà Nội 57

2 - Định hướng phát triển ngành CNĐT Hà Nội đến 2010 57

3- Mục tiêu phát triển ngành CNĐT trong thời gian tới 58

3.1- Về tốc độ phát triển giá trị sản xuất 58

3.2- Về giá trị xuất khẩu 58

II – Nhu cầu về vốn đầu tư 58

1- Nhu cầu vốn đầu tư theo từng giai đoạn 58

2 – Nhu cầu vốn đầu tư theo cơ cấu các nguồn vốn 59

III- Một số giải pháp đầu tư thúc đẩy sự phát triển của ngành CNĐT Hà Nội 59

1 - Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý hoạt động đầu tư của nhà nước 59

1.1- Cơ chế chính sách chung của nhà nước đối với sự phát triển của ngành CNĐT 59

1.2- Cơ chế chính sách đặc thù của Thủ Đô liên quan đến phát triển ngành CNĐT 60

1.2.1 Cơ chế, chính sách chung 60

1.2.2.- Đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 60

1.3.3 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 61

1.3.4.Cơ chế hỗ trợ đối với khu, cụm công nghiệp ở các quận huyện và làng nghề 61

2- Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ 61

2.1 – Giải pháp đầu tư, tạo bước đột phá 61

2.2- Giải pháp đầu tư cho việc chuyển giao, tiếp nhận công nghệ và tri thức 62

2.3. Giải pháp đầu tư phát triển và tạo môi trường cạnh tranh về công nghệ 63

2.4. Giải pháp tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu triển khai 63

3- Giải pháp đầu tư mở rộng thị trường 64

3.1- Giải pháp đáp ứng thị trường trong nước 64

3.2- Giải pháp đầu tư phát triển thị trường nước ngoài 65

3.3- Chính sách đối với từng thị trường 67

3.3.1. Thị trường SNG: CHLB Nga và Ucraina 67

3.3.2. Thị trường ASEAN: Lào và Campuchia 67

3.3.3. Thị trường Trung Cận Đông 67

3.3.4. Thị trường Châu Phi 68

3.3.5. Thị trường Hoa Kỳ 68

3.4- Giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập 68

4-Một số giải pháp về vốn đầu tư 70

4.1- Các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài 70

4.2- Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước 71

4.3- Các hình thức liên doanh sản xuất, từng bước đầu tư ra nước ngoài 74

5. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 74

5.1- Đầu tư thu hút nhân lực 74

5.2- Đầu tư vào đào tạo nhân lực 75

5.3- Các hình thức đào tạo 75

5.4– Các giải pháp tổ chức thực hiện 76

6.Các giải pháp đầu tư khác 76

6.1 – Giải pháp đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật 76

6.2 – Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 77

6.3- Giải pháp đầu tư hợp tác với các địa phương khác trong và ngoài nước 77

KẾT LUẬN 79

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đầu tư thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n này chỉ chiếm 49,86% vốn đầu tư của năm trong khi đó thì năm 2001 nguồn vốn này chiếm những 52,51%. Đây không phải là do năm 2001 các doanh nghiệp Thủ Đô chú trọng việc đầu tư vào thiết bị công nghệ hơn năm 2002 mà ngược lại, việc mua sắm thiết bị năm 2002 tuy được chú trọng nhưng tổng nguồn vốn lại tăng mạnh nên tỷ trọng của nó so với năm 2001 mới có sự suy giảm. Vốn dự phòng có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đây chính là cái lề an toàn đối với bản thân họ. Năm 2001, các doanh nghiệp trong ngành giành 9,08% tổng lượng vốn đầu tư hàng năm (khoảng 21,128 tỷ đồng) để dành cho dự phòng.Đến năm 2002, tỷ trọng của nguồn vốn này đã giảm, chỉ còn 6,53% (khoảng 34,78 tỷ đồng). Tỷ lệ nguồn vốn dự phòng như thế này là khá lớn đối với các doanh nghiệp công nghiệp nói chung. Sự suy giảm trong tỷ trọng nguồn vốn này qua 2 năm cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này có sự phát triển thuận lợi năm trước so với năm sau. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng đối với ngành CNĐT Thủ Đô. 2 - Đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT 2.1 – Quy mô vốn đầu tư Chỉ mới tham gia vào ngành CNĐT Hà Nội vào năm 1993 nhưng vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Chiếm tới 72% vốn đầu tư phát triển ngành nhưng trong thời gian qua, nguồn vốn này có sự gia tăng không đều. Bảng: Quy mô vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT Hà Nội TT Năm Sốdự án Vốn đầu tư Vốn BQ/Dự án (1000USD) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng(%) 1 1993 2 181,476 30.78 90,733.5 2 1994 1 52,000 8.81 52,000 3 1995 3 15,273.464 2.59 5,091.15 4 1996 3 16,311.32 2.76 5,437.11 5 1997 1 8,000 1.36 8,000 6 1998 0 0 0 0 7 1999 0 0 0 0 8 2000 1 1,100 0.186 1,100 9 2001 4 114,510 19.42 28,627.5 10 2002 2 201,000 34.09 100,500 Tổng 17 589,611.784 100 34,683.046 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Hà Nội trong vòng 10 năm từ 1993 đến 2002 là 589,611.784 nghìn USD với 17 dự án, trung bình 34,683.046 nghìn USD/ 1 dự án. Nói chung, từ năm 1993 đến năm 1997, vốn đầu tư nước ngoài vào ngành có xu hướng giảm. Năm 1993, vốn đầu tư nước ngoài đạt 181.467 triệu USD với chỉ 2 dự án, trung bình 90.3775 triệu USD/ dự án, chiếm 30,78% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT. Trong 2 năm 1995 và 1996, số dự án tuy có tăng lên đến 3 dự án nhưng tổng lượng vốn đầu tư lại thấp. Trung bình có thứ tự là 5091.15 nghìn USD và 5437.11 nghìn USD. Đến năm 1997, lượng vốn từ nguồn này giảm xuống còn 8 triệu USD với chỉ duy nhất 1 dự án, chiếm 1.36% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài. Trong hai năm 1998 và 1999 không có dự án nước ngoài nào đầu tư vào lĩnh vực này. Điều này một phần là do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Châu á đã ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới nên các nước giảm đầu tư ra nước ngoài để tập trung khôi phục lại cho nền kinh tế nước mình. Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là do cơ chế chính sách của Việt Nam đối với hoạt động đầu tư nước ngoài thời gian này chưa thông thoáng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Hơn nữa, đây cũng chính là thời kỳ suy giảm của thị trường địa tử thế giới. Do vậy, hầu hết các nhà đầu tư lớn đều giảm lượng đầu tư của mình. Sang đến năm 2000, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực này bắt đầu có sự phục hồi với 1 dự án đầu tư trị giá 1.1 triệu USD của nhà đầu tư Đài Loan. Đến năm 2001, số dự án đầu tư vào ngành đã đạt con số kỷ lục về dự án với 4 dự án và tổng số vốn đầu tư là 114,51 triệu USD, trung bình 28.6275 triệu USD/ dự án. Năm 2002 chỉ có 2 dự án đầu tư nhưng số vốn đã đạt đến con số đáng ngạc nhiên, 201 triệu USD, bình quân 100.5 triệu USD/ dự án. Hy vọng trong những năm tới sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ cả về số dự án và số vốn đầu tư vào ngành. 2.2 – Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài 2.2.1 – Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT theo quốc gia TT Quốc gia Số dự án Vốn đầu tư ( triệu USD) BQ/dự án ( triệu USD) Giá trị ( triệu USD) Tỷtrọng(%) 1 Hàn Quốc 8 258.21 43.79 32.276 2 Trung Quốc 1 200 33.92 200 3 Nhật Bản 5 128.728 21.83 25.745 4 Singpore 1 1 0.17 1 5 Đài Loan 2 1.7235 0.29 0.862 Tổng 17 589.611 100 34.683 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Trong thời gian qua, vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT Hà Nội được tiến hành từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Dẫn đầu vốn đầu tư nước ngoài vào CNĐT Hà Nội là nhà đầu tư Hàn Quốc có 8 dự án với tổng số vốn lên tới 258.210.320 USD chiếm 43.79% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào CNĐT Hà Nội, trung bình 32.276 triệu USD / 1 dự án. Tiếp đến là nhà đầu tư Nhật có 5 dự án với tổng số vốn là 128.728 triệu USD, trung bình 25.745 triệu USD / 1 dự án, còn lại là nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc vàSingapore. Đặc biệt nhất trong số này là nhà đầu tư Trung Quốc, chỉ với 1 dự án nhưng số vốn lại lên tới 200.000.000 USD chiếm 33,92% về vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này. Nhỏ nhất về số vốn bình quân trên 1 dự án là nhà đầu tư Đài Loan, chỉ có 0.826 triệu USD. Trong những năm tới, ngành CNĐT hy vọng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư từ Đức và Mỹ và Trung Quốc đầu tư vào vào ngành này, vừa đa dạng hoá được các nhà đầu tư lại vừa nâng cao tỷ trọng đầu tư nước ngoài trong ngành CNĐT Hà Nội so với CNĐT Việt Nam. Hầu hết các dự án đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực linh kiện điện tử, dây dẫn, máy vi tính, đây cũng chính là tiền đề rất tốt cho ngành CNĐT Hà Nội phát triển trong thời gian tới vì hầu hết những nước có ngành CNĐT phát triển là những nước có ngành sản xuất linh kiện, vật liệu và công nghệ cao phát triển. 2.2.2 – Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư Hiện nay, vốn vào ngành CNĐT Hà Nội chỉ được thực hiện dưới 2 hình thức là liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài. Bảng : Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư TT Hình thức Số dự án Vốn đầu tư BQ/ dự án (triệuUSD) Giá trị(triệu USD) Tỷ trọng(%) 1 Liên doanh 5 445.802 75.61 89.160 Hàn Quốc 2 230.584 51.72 115.292 Nhật Bản 1 14.218 3.2 14.218 Singapore 1 1.00 0.22 1.00 Trung Quốc 1 200.00 44.86 200.00 2 100% vốn nước ngoài 12 143.859 24.4 11.988 Hàn Quốc 6 27.626 19.2 4.604 Nhật Bản 4 114.510 79.59 28.627 Đài Loan 2 1.723 1.19 0.861 Tổng 17 58.611 100 34.683 Nguồn: Sở Kế hoach và Đầu tư Hà Nội Tính đến thời điểm hiện nay, ngành CNĐT Thủ đô có 5 dự án thực hiện theo hình thức liên doanh với tổng số vốn là 445.802 triệu USD chiếm 75.61% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào CNĐT Hà Nội , bình quân 89.160 triệu USD/ Dự án. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất cả về số dự án lẫn số vốn là của nhà đầu tư Hàn Quốc, có 2 dự án với tổng số vốn là 230.584 triệu USD, chiếm 51.72% về vốn theo hình thức đầu tư này, bình quân 118.292 triệu USD/ dự án. Tiếp đến là nhà đầu tư Trung Quốc có 1 dự án với tổng số vốn là 200 triệu USD, chiếm 44.86% về vốn đầu tư . Sau đó đến nhà đầu tư Nhật Bản và Singapore, mỗi nhà đầu tư chỉ có 1 dự án với số vốn lần lượt là 14.218 và 1.00 triệu USD chiếm tỷ lệ 3.2% và 0.22%. Có 12 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài với tổng số vốn là 143.859 triệu USD chiếm 24.4% tổng vốn đầu tư của nước ngoài. Bình quân 11.988 triệu USD/ dự án, nhỏ hơn nhiều so với hình thức liên doanh. Dẫn đầu về số dự án là Hàn Quốc, có 6 dự án với tổng số vốn là 27.626 triệu USD chiếm 19.2% vốn đầu tư theo hình thức này, bình quân 4.604 triệu USD/ dự án. Nhật Bản tuy chỉ có 4 dự án nhưng vốn đầu tư lại lớn hơn Hàn Quốc rất nhiều, đạt 114.510 triệu USD chiếm 79.59% vốn đầu tư, bình quân 28.627 triệu USD / dự án. Còn lại là nhà đầu tư Đài Loan, có 2 dự án với số vốn vẻn vẹn 1.723 triệu USD chiếm 1.19% về vốn đầu tư, bình quân 0.861 triệu USD/ dự án. Đối với ngành CNĐT Thủ Đô, tất cả các liên doanh đều là của Công ty điện tử Hà Nội với đối tác nước ngoài như Công ty DAEWOO – HANEL, công ty ORION – HANEL, công ty SUMI – HANEL, công ty SIN – HANEL, công ty HANEL – MEL và công ty ACBC – HANEL và tất cả các dự án liên doanh đều được thực hiện ở khu công nghiệp Sài Đồng B – Gia Lâm – Hà Nội. Như vậy là hiện nay vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT vẫn còn nhỏ bé cả về số dự án lẫn số vốn. Các nhà đầu tư lại không đa dạng, hầu hết là của Hàn Quốc và Nhật Bản. Cơ cấu vốn đầu tư giữa hai hình thức không cân đối, hình thức liên doanh tập trung một lượng vốn lớn nhưng số dự án lại ít còn hình thức 100% vốn nưóc ngoài tuy số dự án lớn nhưng vốn đầu tư lại nhỏ. Các dự án đầu tư có sự chênh lệch rất lớn, có những dự án có quy mô rất lớn, lên đến 200 triệu USD như của nhà đầu tư Trung Quốc, lại cũng có dự án đầu tư số vốn chưa đến 1 triệu USD. Do vậy, trong thời gian tới, ngành CNĐT Hà Nội cần có nhiều biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành hơn nữa, nhất là việc thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc và các nhà đầu tư Đức, Mỹ , Pháp. Có như vậy thì ngành CNĐT Hà Nội mới có thể phát triển thành ngành kinh tế chủ lực của Thủ Đô cũng như của cả nước. Danh mục các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT Hà Nội Đơn vị: USD STT Năm Doanh nghiệp Sản phẩm Vốn đăng ký 1 1993 ORION- HANEL( liên doanh Hàn Quốc) Đèn hình 178.584.000 2 1993 Nhựa Deawoo- Viettronics Vỏ xốp, nhựa Ti vi 2883000 3 1994 Điện tử Daewoo- Hanel( Liên doanh Hàn Quốc) Ti vi, tủ lạnh, linh kiện điện tử 52.000.000 4 1995 Điện tử y tế kỹ thuật cao Thiết bị điện tử y tế 623.464 5 1995 orion- Hà Nội Kim loại ( 100% vốn Hàn quốc) Các chi tiết kim loại dùng trong công nghiệp điện tử 4850000 6 1995 Linh kiện Video Daewoo Việt Nam Linh kiện Video 9800000 7 1996 Sumi- Hanel ( Liên doanh Nhật Bản) Mạng dây điện và điện tử 14218000 8 1996 Điện tử Ashin( 100% vốn Hàn Quốc) Các linh kiện điện tử 883320 9 1996 Điện tử Jaewon ( 100% vốn Hàn Quốc) Dây dẫn và linh kiện điện tử 1210000 10 1997 Hệ thống công nghiệp LG- VINA Tủ điều khiển điện 8000000 11 2000 Cự Thăng (100% vốn Đài Loan) Linh kiện điện tử 1100000 12 2001 Dây cáp điện Kawamura ( 100% vốn Nhật Bản) Các bộ dây dẫn điện và dây nguồn 600000 13 2001 Canon Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) Các loại máy in phun 76700000 14 2001 Sumitomo Bakelite (100% vốn Nhật Bản) Mạch dẻo dùng trong sản xuất máy vi tính và các sản phẩm điện tử 35000000 15 2001 Công ty TNHH TOA Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) Sản xuất và tiêu thụ linh kiện, thiết bị điện tử (camera giám sát và bộ phận chuyển mạch video) 2210000 16 2002 SIN – HANEL(liên doanh Singapore) Sản xuất khuôn mẫu chính xác 1000000 17 2002 ACBC – HANEL (liên doanh Trung Quốc) Sản xuất thuỷ tinh cho đèn hình 200000000 Tổng vốn đầu tư 589611784 Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội Đánh giá chung Thứ nhất là Hiện nay, vốn đầu tư vào ngành CNĐT bao gồm: Đầu tư của nhà nước (cả trung ương và địa phương), đầu tư 100% vốn nước ngoài, liên doanh với nước ngoài, vốn đầu tư của tư nhân, hộ cá thể. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ phần tuyệt đối (gần 3/4) và có vai trò quyết định trong ngành CNĐT ở Hà Nội. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nghiệp điện tử trong nước nhỏ hơn rất nhiều so với vốn đầu tư của nước ngoài (chỉ chiếm 27%) trong đó phần lớn là của DNNN trung ương và địa phương. Vốn đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân và cá thể tuy đã có sự gia tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáng kể so với toàn ngành, vốn đầu tư của cả hai thành phần này chưa chiếm đến 1%. Thứ hai là :Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong nước thì nguồn vốn tín dụng và tín dụng ưu đãi chiếm một tỷ lệ cực lớn ( khoảng 60-65%) tổng nguồn vốn đầu tư trong nước. Nguồn vốn ngân sách dành cho ngành này chỉ chiếm 12%, còn lại là vốn do doanh nghiệp tự huy động, vay thương mại hay thông qua hình thức liên doanh liên kết. Thứ ba là: Chiếm trên 70%, điều này cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của nguồn vốn nước ngoài đối với ngành CNĐT, đây cũng là một thực tế chung đối với hầu hết các nước ở Đông Nam á ( hầu hết các nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn hoạt động ở Thái Lan và Malaisia đều có nguồn vốn từ Nhật Bản và Hàn Quốc). Thứ tư là Tình hình đầu tư vào ngành CNĐT kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển. Các dự án đầu tư vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về quy mô và trình độ công nghệ thấp lại dàn trải, chưa có định hướng và kém hiệu quả. Thành Phố chưa tập trung vốn đầu tư vào ngành công nghiệp đã được xác định là ngành chủ lực. Thứ năm là Trừ một số doanh nghiệp liên quan đến thông tin, viễn thông được nhà nước đầu tư mạnh để nhập khẩu trang thiết bị và công nghệ, nhìn chung ngành CNĐT Hà Nội được hình thành và phát triển chủ yếu từ lĩnh vực lắp ráp các thiết bị điện tử. Các doanh nghiệp nhà nước được ngân sách cấp vốn. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã hình thành nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu là làm các dịch vụ buôn bán, lắp ráp, sửa chữa bảo hành. Việc đầu tư lắp ráp các mặt hàng gia dụng như máy thu hình, radio cassette hiện tại đã bão hoà bởi các doanh nghiệp chủ yếu nhằm vào thị trường trong nước, tỷ lệ giá trị gia tăng trên 1 đơn vị sản phẩm chưa cao. Thứ sáu là Vấn đề khó khăn hàng đầu đối với các doanh nghiệp điện tử Hà Nội hiện nay là vốn đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, vốn của các doanh nghiệp điện tử trong nước nhỏ so với vốn của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài ( khoảng 27%). Với số vốn như vậy, khả năng tích luỹ thấp, thiếu vốn vẫn là khó khăn thường xuyên của đa số các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, nguồn vốn tự huy động cũng rất hạn chế. Thực tế cho thấy nguồn vốn này chỉ giải quyết phần nào vốn lưu động, hoặc đầu tư nhỏ khoảng vài tỷ đồng, khả năng huy động vốn từ cổ phần hoá các DNNN thuộc ngành CNĐT hoặc thành lập những công ty cổ phần mới, phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng chỉ giải quyết vốn cho các dự án khoảng vài chục tỷ đồng (tương đương với vài ba triệu USD). Trong khi đó, để phát triển ngành CNĐT cần đầu tư những dự án lớn, hàng chục triệu thậm chí hàng trăm triệu USD (Như dự án ORION- Hanel). Từ thực tế cho thấy nguồn vốn tín dụng vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các nguồn vốn trong nước. Thứ bảy là: Giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu đầu tư vào ngành CNĐT Hà Nội là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng nguồn vốn này đã giảm đi đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính các nước Đông Nam á nhưng đã có một vài dấu hiệu khả quan hơn trong thời gian gần đây. Do vậy, đối với việc phát triển ngành CNĐT Hà Nội trong thời gian tới, cần đặc biệt quan tâm thúc đẩy các nhân tố khuyến khích và có đối sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả. Cần có những ưu đãi mạnh hơn nữa về giá thuê đất, về hỗ trợ lao động…thì mới có thể thu hút ngày càng nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3- Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT 3.1 Đầu tư vào khoa học công nghệ Khoa học công nghệ là nhân tố có vai trò quan trọng đối với các ngành công nghiệp nói chung và nó càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với ngành CNĐT nói riêng. Các sản phẩm của ngành CNĐT có hàm lượng chất xám cao, cơ cấu sản phẩm luôn luôn thay đổi, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn do tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Nhận thức được tầm quan trọng của khoa hoc công nghệ nên trong thời gian qua mà nhất là 3 năm trở lại đây, ngành CNĐT Hà Nội rất chú trọng đến việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2001 và 2002, toàn ngành đã có 13 dự án đầu tư cho lĩnh vực nay với số vốn lên tới 323.5 triệu USD. Phần lớn các dự án này đều do Công ty điện tử Hà Nội và các liên doanh của công ty đầu tư. Bảng: Chi phí đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2001-2002 STT Tên dự án Chi phí ( triệu USD) 1 Đầu tư cho dây chuyền lắp ráp máy vi tính, monito 2 2 Đầu tư cho thiết bị TV- Card ( Bộ thu tín hiệu truyền hình số cho máy thu hình) 1.5 3 Đầu tư công nghệ thế hệ 3 cho Mobile phone 200 4 Đầu tư để sản xuất Mobile phone 10 5 Đầu tư công nghệ thiết kế chip ASIC 10 6 Đầu tư sản xuất các đồ điện gia dụng tiên tiến 2 7 Đầu tư công nghệ làm Set of Box 0.8 8 Đầu tư thiết bị STB – Thiết bị chuyển đổi tín hiệu tín hiệu số sang thông thường 1 9 Đầu tư công nghệ viễn thông không giây và truyền tin tốc độ cao 20 10 Đầu tư thiết bị sản xuất bộ mạch cho máy vi tính 20 11 Đầu tư công nghệ khuôn mẫu cho khuôn nhựa 0.7 12 Đầu tư công nghệ sản xuất đèn hình tinh thể lỏng 40 13 Đầu tư cho dây chuyền công nghệ SMT 15.5 Tổng 323.5 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Có thể nói, trong 2 năm vốn đầu tư vào khoa học công nghệ của ngành là khá cao, chiếm 12.5% vốn đầu tư phát triển của ngành. Hoạt động đầu tư này đã có định hướng rõ rệt là đầu tư vào công nghệ cao, đi trước đón đầu. Đây là một hướng đi rất đúng của ngành CNĐT Hà Nội. Tuy nhiên, các công nghệ này phải sau 1 vài năm mới thực sự phát huy tác dụng đối với sự phát triển của ngành. Hiện nay, theo Sở Công nghiệp Hà Nội thì năng lực và trình độ công nghệ sản xuất của ngành CNĐT Hà Nội vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. Cụ thể như sau: -Nhóm điện tử gia dụng: Các sản phẩm chính mà các doanh nghiệp Hà Nội có thể sản xuất (dưới dạng lắp ráp) là máy thu hình (ti vi), và máy thu thanh (radio). Toàn ngành có khoảng 65 dây chuyền lắp ráp với tổng công suất là 1.5 triệu Radio và 3 triệu ti vi trong một năm trong đó khoảng 70-80% là ti vi màu, riêng công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 70% công suát sản xuất ti vi. Ngoài ra một số doanh nghiệp đã bắt đầu sản xuất dàn âm thanh hifi và dây chuyền lắp ráp đầu video. Nhóm điện tử chuyên dụng: Năng lực sản xuất các sản phẩm chuyên dụng ở còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng 5-10% nhu cầu trong nước. Các sản phẩm chính mà Hà Nội sản xuất là các loại cân tự động, cân băng tải, cân đóng bao, hệ thống kiểm tra hành lý xuất nhập cảnh, một số thiết bị y tế như điện não tâm đồ, điện tâm đồ máy siêu âm…Thiết bị điện tử chuyên dụng được thiết kế và chế tạo đơn chiếc hoặc loại nhỏ. Các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, trình độ thủ công. Hiện nay đã có vài công ty nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực này nhưng mới chỉ dừng lại ở mức thăm dò thị trường. Nhóm thiết bị tin học: Sản phẩm thiết bị tin học cũng chỉ được sản xuất dưới dạng lắp ráp máy vi tính. Một số công ty liên doanh đã đầu tư vào các dây chuyền hiện đại lắp ráp máy vi tính (Như dây chuyền GENPACIFIC công suất 50000 cái / năm). Các đơn vị kinh doanh tin học cũng tổ chức lắp ráp dạng mô dun từng loại vài trăm chiếc. Một vài các cơ sở gia công sản xuất các phụ kiện máy tính (bộ nguồn, monitor) nhưng quy mô còn rất nhỏ. Trong lĩnh vực phần mềm, Hà Nội chưa có công nghệ sản xuất phần mềm để sản xuất hàng thương phẩm ở quy mô công nghiệp. Nhóm linh phụ kiện: Các sản phẩm linh phụ kiện điện tử chính đã sản xuất được ở Hà Nội là đèn hình ti vi (công suất 2 triệu chiếc / năm), đế mạch in (công suất: 8.5 triệu chiếc/ năm), tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộn cảm, cuộn lái tia, các chi tiết nhựa, các chi tiết cơ khí cho lắp ráp đèn hình, các loại ăng ten. Ngoài ra còn có lắp ráp ra công để tái xuất khẩu linh kiện điện tử và kinh kiện máy vi tính. Nhìn chung, công nghệ sản xuất của ngành điện tử Hà Nội vẫn còn ở trình độ đơn giản, loại hình lắp ráp đang chiếm ưu thế. Giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử Hà Nội chỉ khoảng 5-10%. Phần lớn hoạt động chế tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán bản quyền của đối tác nước ngoài bao gồm thiết kế nguyên bản sản phẩm, các trang bị và tổ chức dây chuyền sản xuất. Hiện nay, Việt Nam chưa phát triển dây chuyền thiết kế gốc và chế tác mang tính thương mại, chưa có nhãn mác thương mại đáng kể cho các mặt hàng điện tử gia dụng lẫn điện tử công nghiệp, chưa có công nghệ sản xuất linh kiện lẫn vật liệu. Ngay cả ở các công ty liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài dây chuyền sản xuất vẫn chưa thực hiện đại. Có sự khác biệt rất lớn về quy mô vốn, trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, quy mô lớn, trình độ công nghệ cao so với các doanh nghiêp trong nước (Vốn đầu tư của công ty đèn hình Orion-Hanel gấp 5 lần vốn đầu tư của công ty điện tử Hà Nội). Mặc dù trong giai đoạn 1996-2000 các doanh nghiêp ngành CNĐT Thành Phố đã dành từ 55-61% vốn đầu tư hàng năm để tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhưng theo các chuyên gia, ngành CNĐT Hà Nội (kể cả các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài) mới có trình độ công nghệ ngang tầm các nước đang phát triển những năm 1980. Thiết bị và trình độ công nghệ của các doanh nghiêp điện tử trong nước nhất là các doanh nghiêp ngoài quốc doanh kém xa các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài về nhiều mặt, có thể nói là đang ở trình độ rất thấp so với khu vực và thế giới. Sản phẩm của các doanh nghiêp này chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước nhưng khả năng cạnh tranh cũng rất thấp. Một số sản phẩm đã được xuất khẩu nhưng chủ yếu là vào thị trường của công ty mẹ nước ngoài của cá công ty liên doanh. Đặc biệt Hanel có xuất khẩu được một số sản phẩm tới một số nước đang phát triển. Nếu so sánh với trình độ, năng lưc công nghệ của Hà Nội với Thành Phố Hồ Chí Minh thì có thể thấy rằng về trình độ thì không thua kém là bao nhưng năng lực và quy mô nhà xưởng chỉ bằng 20%. Nếu tính cả tới các doanh nghiêp có vốn hoàn toàn nước ngoài thì phải kể đến Đồng Nai, Bình Dương với nhiều doanh nghiêp CNĐT mạnh. Trong lĩnh vực CNTT, sự lạc hậu về công nghệ còn được biểu hiện rõ hơn. Chúng ta chưa có một ngành CNTT thực sự với các cơ sở sản xuất phần cứng theo quy mô công nghiệp. Các hoạt động sản xuất phần cứng hiện nay mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp chủ yếu bằng phương pháp thủ công và khá manh mún. Công nghiệp phần mềm có năng lực sản xuất và trình độ áp dụng công nghệ cao hơn song các phần mềm hiện tại cũng mới chủ yếu là các phần mềm chuyên dụng cho hoạt động chuyên môn của một số ngành hoặc phần mềm tiện ích thông thường ( chuyển đổi phông chữ soạn thảo, kế toán, đồ họa thiết kế xây dựng…), chưa có các phần mềm đóng gói và phần mềm quản lý hiện đại. 3.2 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển ngành CNĐT. Cơ sở hạ tầng tốt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của ngành mà nó còn góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành. Nhận rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, UBND Thành Phố Hà Nội đã thành lập khu công nghiệp Sài Đồng B dành cho việc ưu tiên phát triển ngành công nghiệp điện tử Thủ Đô. Đây không chỉ là một khu công nghiệp tương đối rộng mà còn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất phát triển so với các khu công nghiệp khác của Thành Phố và của cả nước. Với diện tích 97.11 ha bao gồm 78.38 ha là đất xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và 18.73 ha là đất xây dựng khu phụ trợ do công ty điện tử Hà Nội làm chủ đầu tư. Tổng chi phí đầu tư cho khu công nghiệp Sài Đồng B là 76,51 tỷ đồng được thực hiện trong 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: 39.778.779.016 đồng bao gồm các công việc như San nền Đường giao thông Hệ thống cấp thoát nước Điện 22 KV Nhà máy nước 5000 m3/ ngày đêm + Giai đoạn 2: 36.731.561.147 đồng bao gồm - Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 8.606.597.442 đồng - Chi phí san nền 8.718.835.000 đồng - Chi phí đường điện nước 7.895.295.895 đồng - Đường ngang lô B 2.137.832.810 đồng - Chi phí xây dựng nhà máy móc 6.373.000.000 đồng - Chi phí hoạt động 3.000.000.000 đồng Năm 2003, Thành Phố cũng có kế hoạch tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sài Đồng B bằng Dự án đầu tư khu phụ trợ khu công nghiệp Sài Đồng B trị giá 100 triệu USD do Hanel tiếp tục làm chủ đầu tư. Ngoài việc đầu tư tạo nền tảng ban đầu về cơ sở hạ tầng như trên, hàng năm vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm một phần đáng kể trong các dự án đầu tư của các doanh nghiệp thuộc ngành. Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng năm 2002 TT Tên dự án Tổng vốn đầu tư thực hiện (tỷ đồng) Vốn đầu tư thực hiện cho CSHT (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Nhà máy điện tử công nghệ cao Hanel 83 22.042 21.4 2 Nhà máy sản xuất nhựa cao cấp 9.8 1.636 16.7 3 Nhà máy sản xuất xốp nhựa cao cấp 14.2 4.615 32.5 4 Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội 11 2.013 18.3 5 Dự án trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội 28.5 10.032 35.2 6 Dự án liên doanh giữa Hanel và Công ty thương mại và hợp tác quốc tế Việt Nam (VTC) 53.1 15.345 28.9 7 Dự án sản xuất khuôn mẫu chính xác Sin – Hanel 15.5 4.805 31 8 Dự án mở rộng sản xuất của công ty đèn hình Orion - Hanel 62.6 8.325 13.3 9 Dự án liên doanh sản xuất thuỷ tinh cho đèn hình 263.55 74.584 28.3 Tổng vốn đầu tư 532.55 143.397 26.926 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Như vậy, tính riêng năm 2002 thì vôn xây dựng cơ sở hạ tầng của 9 dự án là 143.397 tỷ đồng, chiếm 26.926% tổng lượng vốn đầu tư thực hiện trong năm. Vốn đầu tư CSHT chiếm tỷ trọng cao nhất là ở dự án Trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội – 35.2%, chiếm tỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100649.doc
Tài liệu liên quan