Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần sứ Thanh Trì

- Số sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của Công ty liên tục tăng qua các năm do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng sứ vệ sinh trên thị trường ngày càng cao. Cụ thể, số sản phẩm sản xuất cao nhất là năm 2006 là 1.120.771 sản phẩm bằng 124.5% so với năm 2005. Số sản phẩm tiêu thụ cao nhất cũng là năm 2006 với 1.095.600 sản phẩm chiếm 131.75% so với năm 2005. Doanh thu của Công ty có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn từ 2004 – 2005 và giảm trong giai đoạn 2005 - 2006. Năm 2004, doanh thu chỉ đạt hơn 70,3 tỷ VNĐ đến năm 2005 doanh thu đã tăng thêm hơn 49.9 tỷ VNĐ tức 70,94% so với năm 2004. Năm 2006 là một năm có biến động mạnh về thị trường xây dựng nên nhu cầu về sản phẩm sứ xây dựng cũng bị giảm đáng kể, do đó doanh thu năm 2006 giảm gần 6,8 tỷ VNĐ tương ứng 5,65% so với năm 2005. Tuy doanh thu năm 2006 đã có sự giảm sút nhưng là do nguyên nhân bên ngoài tác động, các yếu tố bên trong Công ty như: đội ngũ lao động, chất lượng sản phẩm ảnh hưởng không đáng kể.

- Lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng vào năm 2005 và giảm vào năm 2006 do tình hình kinh doanh năm 2006 gặp rất nhiều khó khăn.Cụ thể năm 2004 lợi nhuận của Công ty mới chỉ đạt ở mức gần 2,9 tỷ VNĐ thì năm 2005 đã tăng lên gần 5 tỷ VNĐ tương ứng với 174,18% so với năm 2004. Năm 2006, doanh thu giảm nên lợi nhuận cũng giảm chỉ bằng 90,78% so với năm 2005 tương ứng còn hơn 4,5 tỷ VNĐ.

 

doc70 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên sản xuất các loại gạch đá men, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè, ống máy thoát nướcvới sản lượng rất nhỏ, chỉ khoảng vài trăm viên mỗi loại. Đến năm 1980 Xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy Sứ xây dựng Thanh Trì và bắt đầu đi vào sản xuất các loại sản phẩm có sứ tráng men như: gạch chịu axit, gạch men sứ, ống sành, sứ vệ sinh... Trong những năm 80 khối lượng sản xuất hàng năm của Nhà máy chỉ khoảng 80 tấn/ năm với đội ngũ công nhân viên là 250 người. Do sản xuất dàn trải nhiều mặt hàng cộng với công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị chắp vá, tuỳ tiện nên hầu hết các sản phẩm đều có chất lượng thấp, mẫu mã đơn điệu. Tuy nhiên, do cơ chế bao cấp và sản lượng sản xuất ra ít nên Nhà máy vẫn tiêu thụ hết sản phẩm. Giai đoạn 1988 – 1991: Giai đoạn này Nhà nước bắt đầu chuyển từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên Nhà máy vẫn chưa kịp thay đổi, vẫn sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu, chi phí sản xuất lại quá cao khiến sản phẩm không thể cạnh tranh được trên thị trường. Nhà máy lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, hơn một nửa công nhân không có việc làm và đứng bên bờ vực của sự phá sản. Giai đoạn từ 1992 đến nay: Trong thời kỳ khó khăn đó, Nhà máy đã nhận được sự giúp đỡ của Bộ Xây dựng và liên hiệp các xí nghiệp Thuỷ tinh và Gốm xây dựng ( nay là Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng). Bộ đã quyết định cải cách Nhà máy theo hướng tổ chức và cải tiến lại bộ máy nhân sự, đổi mới công nghệ cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Bộ Xây dựng đã kiên quyết đưa Nhà máy thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Do nhận thức được nhu cầu ngày càng tăng của sản phẩm Sứ vệ sinh và xuất phát từ quan điểm “ Công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm ”, Nhà máy đã được chỉ đạo ngừng sản xuất để tập trung vào nghiên cứu công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc, sắp xếp lại mặt hàng và dây chuyền sản xuất. Thực tế đã chứng minh quyết định này có vẻ táo bạo nhưng lại hoàn toàn đúng đắn. Sau 11 tháng ngừng sản xuất đến tháng 11/1992 Nhà máy bắt đầu sản xuất lại và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong vòng 46 ngày cuối năm 1992, Nhà máy đã sản xuất được 20.400 sản phẩm với chất lượng cao hơn hẳn các năm trước, gấp 3-4 lần sản lượng của cả năm 1990, 1991. Từ đó đến nay Nhà máy đã có những bước thay đổi đáng kể cả về chất và lượng. Từ việc sản xuất ra những sản phẩm Sứ vệ sinh đơn điệu, kém chất lượng, Nhà máy đã sản xuất được những sản phẩm Sứ vệ sinh cao cấp, phong phú và đa dạng về mẫu mã, màu sắc và chủng loại. Sản lượng và doanh thu của Nhà máy đều tăng trưởng không ngừng qua mỗi năm sản xuất. Chỉ trong vòng 3-4 năm sau Nhà máy đã chiếm một thị phần không nhỏ trên thị trường Sứ vệ sinh cả nước từ Lạng Sơn, Quảng Ninh đến thành phố Hồ Chí Minh. Cán bộ công nhân viên của Nhà máy đã có việc làm thường xuyên và ổn định. Ngày 14/03/1994 theo quyết định 076 A/BXD – TCLĐ Nhà máy trở thành Doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 30/09/1994 Nhà máy đổi tên thành Công ty Sứ Thanh Trì trực thuộc Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng theo quyết định 484/BXD – TCLĐ và duy trì cho đến nay. Năm 1997, Công ty đã trở thành viên chính thức của Hiệp Hội Gốm sứ Anh Quốc ( Ceram Research ). Đến năm 1998 Công ty là hội viên chính thức của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam ( VCCI ). Tháng 07/2000 Công ty đã nhận chứng chỉ chất lượng ISO 9002 của BVQI – Anh Quốc và Quacert - Việt Nam. Tháng 12/2003 Công ty đã nhận chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của BVQI – Anh Quốc và Quacert - Việt Nam. Năm 2005, theo Quyết định số 225/TCT – HĐQT của HĐQT Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng thuộc Bộ Xây dựng sát nhập nhà máy Sứ Bình Dương vào Công ty Sứ Thanh Trì nâng tổng công suất đạt hơn 800.000 sản phẩm mỗi năm. Trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử hình thành và phát triển, cho đến nay, Công ty Sứ Thanh Trì đã có vị thế vững chắc trên thị trường Sứ vệ sinh cả trong và ngoài nước. 2.2 Một số đặc điểm kỹ thuật công ty sứ Thanh Trì 2.2.1 Đặc điểm sản phẩm thị trường của công ty - Sản phẩm Các sản phẩm chính của Công ty là: + Bệt: VI66, VI88, VI28, VI55, VI77, KA1, BTE1, VC11, VI105, VI107, B767, BL1, BL5, + Chậu: VI2 ,VI3, VTL2, VTL3, VTL3N, VI2N, VI3N, VN9, VI1T + Chân chậu: VI5, VI2, VI2N, VI3, VI3N, CTE1 + Bidet ( tiểu nữ ): VB1, VB3 + Xổm: ST4, ST8, ST8M + Tiểu nam: TT5, TA2, TA3, T1 Sản phẩm của Công ty có mẫu mã, kiểu dáng đa dạng được quy định kí hiệu thống nhất theo các mã số để dễ dàng trong việc gọi tên và phân biệt từng loại sản phẩm. Ngoài ra, khách hàng còn có thể lựa chọn các gam màu khác nhau cho từng sản phẩm như: trắng, xanh nhạt, cốm, hồng, ngà, xanh đậm, mận chín, đen. Sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc sản phẩm nhằm đem lại sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng của Công ty. Khách hàng : - Công ty Sứ Thanh Trì đã sử dụng hệ thống kênh phân phối là các chi nhánh, các đại lý và các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc để đưa sản phẩm của Công ty đến tận tay người tiêu dùng hoặc cũng có thể đến tận phòng kinh doanh của Công ty để mua. Khách hàng của Công ty có thể là các hộ gia đình hay các công ty xây dựng. Khách hàng lớn, tiềm năng và thường xuyên của Công ty chính là các công ty xây dựng. Mục tiêu chính của Công ty là ký được hợp đồng với các công ty xây dựng và lắp đặt các công trình vệ sinh tại các công trình xây dựng của họ.Ngoài ra Công ty còn luôn cố gắng tìm kiếm và phát triển các bạn hàng nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển thị phần, tăng doanh thu tiêu thụ. Thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty không chỉ rộng khắp cả nước mà còn mở rộng xuất khẩu ra cả nước ngoài. Theo đánh giá của Viện vật liệu xây dựng, Công ty có thị phần tương đối lớn trên thị trường Việt Nam cụ thể năm 2003 chiếm 24,45%, năm 2004 chiếm 23,38%, năm 2005 chiếm 23,59% và năm 2006 chiếm 28,68% trong khi sản phẩm nhập ngoại trung bình hàng năm chiếm 40% dung lượng thị trường. * Thị trường trong nước: Thị trường tiêu thụ của Công ty Sứ Thanh Trì được chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Riêng thị trường Miền Bắc lại được chia thành 5 khu vực như sau: + Khu vực 1: Gồm các tỉnh Hà Nội và Hà Tây. + Khu vực 2: Gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh. + Khu vực 3: Gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. + Khu vực 4: Gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Thái Nguyên. + Khu vực 5: Gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai. * Thị trường nước ngoài: Không chỉ dừng lại ở việc củng cố và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nước. Công ty Sứ Thanh Trì còn rất chú trọng đến thị trường ngoài nước. Thị trường ngoài nước đã và đang mở ra cho công ty nhiều triển vọng mới. Đó là một thị trường rất khó tính nhưng rất rộng lớn, tiềm năng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường này rất cao . Sản phẩm sứ vệ sinh của công ty Sứ Thanh Trì không những được khách hàng trong nước công nhận mà nó đã được xuất khẩu sang các nước như: Nga, Pháp, Italy, Đài Loan, Nhật... doanh thu xuất khẩu của công ty chiếm khoảng trên dưới 20% về cả doanh thu cũng như sản lượng sản xuất kinh doanh của công ty. Để đạt được thành tích này, Công ty đã cố gắng rất nhiều vượt qua mọi khó khăn để dần khẳng định chất lượng của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Phương hướng trong thời gian tới, bên cạnh các thị trường truyền thống, công ty sẽ mở rộng thêm các đại lý trên thị trường Nga và Đông Âu, đẩy mạnh công tác xuất khẩu hướng tới mục tiêu toàn cầu hoá của Công ty nói riêng và Tổng Công ty nói chung trong thời gian tới. 2.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 2.2.2.1 Đặc điểm về lao động Lực lượng lao động luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất. Là một doanh nghiệp có uy tín, Công ty Sứ Thanh Trì sở hữu một đội ngũ lao động đông đảo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có ý thức kỷ luật và đặc biệt là có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực sản xuất sứ vệ sinh. Để có thể đánh giá chính xác về thực trạng đội ngũ lao động trong Công ty, hãy xem xét cơ cấu lao động theo giới tính, theo tính chất và trình độ qua bảng số liệu dưới đây: Bảng số 1: Cơ cấu đội ngũ lao động của Công ty Đơn vị: người Lao động Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Theo giới tính Nam 434 437 439 3 100,69 2 100,46 Nữ 114 108 111 (6) 94,74 3 102,78 Theo loại LĐ Lao động gián tiếp 105 107 110 2 102 3 103 Đại học 59 60 62 1 102 2 103 Cao đẳng 13 17 16 4 131 (1) 94 Trung cấp 33 30 32 (3) 91 2 107 Lao động trực tiếp 341 342 337 1 100 (5) 99 Lao động SX sứ 293 295 288 2 101 (7) 98 Lao động cơ khí, cơ giới 48 47 49 (1) 98 2 104 Lao động phục vụ 102 96 103 (6) 94 7 107 Tổng số lao động 548 545 550 (3) 99,45 5 100,92 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Tổng số lao động của Công ty Sứ Thanh Trì năm 2004 là 548 người, năm 2005 là 545 người giảm 3 người tương ứng với 0,55% so với năm 2004 và năm 2006 là 550 tăng so với cả năm 2004 và 2005. Tổng số lao động trong Công ty dao động qua các năm tương đối thấp. Có thể nói Công ty có một đội ngũ lao động ổn định, giàu kinh nghiệm. Trong đó số lao động nam năm 2004 là 434 người, năm 2005 là 437 người tăng 3 người tương ứng với 0,69% so với năm 2004 và năm 2006 là 439 người tăng 2 người tương ứng với 0,46% so với năm 2005. Lao động nữ năm 2004 là 114 người, năm 2005 là 108 người giảm 6 người tương ứng với 5,26% so với năm 2004, đến năm 2006 là 111 người tăng 3 người tương ứng với 2,78% so với năm 2005. Như vậy, tổng số lao động nam có số lượng cao hơn lao động nữ và tăng đều qua các năm. Số lao động nữ có xu hướng giảm ở năm 2005 so với năm 2004 song lại tăng ở năm 2006.Điều này là hợp lý vì đây là doanh nghiệp sản xuất mặt hàng sứ vệ sinh là công việc nặng nhọc và có tính chất độc hại (đặc biệt là ở bộ phận nhà máy Sứ) nên phù hợp với nam giới hơn. Lao động nữ trong công ty chủ yếu làm ở bộ phận dịch vụ, bán hàng và tạp vụ. Cả lao động nam và nữ của công ty tương đối ổn định, chỉ dao động không đáng kể. Tổng số lao động gián tiếp và lao động phục vụ có xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm, lao động trực tiếp có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, năm 2004 số lao động gián tiếp là 105 người, năm 2005 là 107 người tăng 2 người tương ứng với 1,9% so với năm 2004, năm 2006 tăng 3 người tương ứng với 2,8% so với năm 2005. Lao động gián tiếp đều có trình độ và học vấn cao từ trung cấp trở lên, lao động có trình độ đại học là khá cao và có xu hướng tăng nhanh và đều qua mỗi năm so với cao đẳng và trung cấp. Số lao động có trình độ trung cấp cao hơn cao đẳng và có xu hướng giảm không đáng kể ( năm 2005 giảm 3 người tương ứng với 9,09% so với năm 2004; năm 2006 giảm 1 người so với năm 2004 nhưng tăng 2 người tương ứng với 6,67% so với năm 2005) Điều này khẳng định công ty Sứ Thanh Trì có đội ngũ lao động có trình độ cao, và dao động rất ít. Lao động trực tiếp của công ty chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số lao động và có xu hướng tăng vào năm 2005 so với 2004, giảm vào năm 2006 so với 2005. Nguyên nhân là do công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên số lao động trực tiếp phải chiếm tỷ lệ cao. Mặt khác do năm 2006 là 1 năm có sự biến động về thị trường khiến doanh thu tiêu thụ giảm nên công ty đã có chính sách cắt giảm lao động là 5 người tương ứng với 1,46% so với năm 2005. Lao động phục vụ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng số lao động có xu hướng tương đối ổn định, giảm vào năm 2005 so với 2004 và tăng vào năm 2006 so với 2005. Nhìn chung lao động của Công ty có sự biến động qua từng năm nhưng vẫn tương đối ổn định. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có chính sách quản lý nhân lực rất tốt và có hiệu quả, ít thuyên chuyển, thay thế nhân lực gây tốn kém, lãng phí. 2.2.3 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty sứ Thanh Trì Công ty Sứ Thanh Trì là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng nhưng được phép hạch toán độc lập. Do đó Công ty có quyền quyết định cơ cấu tổ chức cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng vừa phát huy được quyền dân chủ sáng, độc lập tương đối của các phòng ban. Theo cơ cấu này, Giám đốc là người trực tiếp điều hành các phòng ban, phân xưởng, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Công ty. Trợ giúp cho giám đốc là 3 Phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốc xí nghiệp sản xuất khuôn. Cấp dưới nữa là các phòng ban và Nhà máy Sứ Thanh Trì. BAN GIÁM ĐỐC Xí nghiệp sx khuôn Nhà máy Sứ Chi nhánh Phòng KD Phòng XK Phòng TCLĐ Phòng KHĐT Văn phòng Phòng TCKT : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Ban Giám đốc của Công ty gồm Giám đốc và các phó Giám đốc: + Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có quyền ra quyết định trực tiếp điều hành các phòng ban, phân xưởng. Giám đốc do Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ xây dựng và Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, luật pháp và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. + Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, tham gia với Giám đốc trong công việc chung của Công ty. Phó giám đốc là người phụ trách kế hoạch sản xuất, công tác kỹ thuật. Khi Giám đốc đi vắng có thể uỷ quyền cho phó Giám đốc thay mặt Giám đốc giải quyết những vấn đề thuộc quyền Giám đốc. Phó giám đốc do Giám đốc đề nghị, Tổng giám đốc có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm. Công ty có 3 phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau: * Phó Giám đốc kinh doanh: phụ trách tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới bán hàng, các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, được uỷ quyền ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm mà Công ty đề ra. * Phó Giám đốc sản xuất: phụ trách về sản xuất của Công ty, theo dõi và giám sát quá trình sản xuất, tiếp thu ý kiến từ bộ phận sản xuất để cải tiến quá trình sản xuất, tiến hành đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất. * Phó Giám đốc kỹ thuật: phụ trách về máy móc thiết bị của Công ty, đảm bảo cho máy móc thiết bị luôn hoạt động tốt. Tiến hành chỉ đạo sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị theo chế độ thường xuyên và tạm thời. - Phòng Tài chính - Kế toán: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc thực hiện triển khai toàn bộ công tác tài chính thống kê, hạch toán kinh tế theo chế độ và luật kế toán hiện hành. Phòng kinh doanh: Đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh, là người trực tiếp điều hành các công việc liên quan đến kinh doanh bán hàng và tiến hành công tác xúc tiến tiêu thụ, phân phối. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ cụ thể sau: + Tổ chức nghiên cứu thị trường + Tổ chức mạng lưới bán hàng + Tổ chức xây dựng kênh phân phối và tiến hành phân phối hàng hoá theo kênh phân phối đó + Tổ chức nghiệp vụ bán hàng + Tổ chức các hoạt động lưu trữ hàng hoá Phòng tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu cho Đảng uỷ và Giám đốc về công tác tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng lực lượng lao động, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, tiến hành công tác thanh tra, bảo vệ, lập công tác thi đua khen thưởng Phòng kế hoạch - đầu tư: Phòng kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch, chuẩn bị để Giám đốc ký hợp đồng kinh tế; giúp Giám đốc lập kế hoạch để đề ra nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho từng phòng ban cà các đơn vị kinh tế trực thuộc, theo dõi thực hiện các hợp đồng sản xuất, quản lý kế hoạch vật tư, phương tiện vận tải của công ty. Đảm nhận công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhằm mở rộng và phát triển công ty. - Các chi nhánh: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tổ chức phân phối hàng hoá cho các đại lý, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, hàng tháng lập và nộp báo cáo về toàn bộ quá trình hoạt động của mình cho Công ty, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc được giao. Các chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của phó Giám đốc kinh doanh. Công ty có 2 chi nhánh: Chi nhánh Đà Nẵng và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. - Xí nghiệp sản xuất khuôn: Có nhiệm vụ sản xuất khuôn mẫu bằng thạch cao để phục vụ cho công đoạn gia công, tạo hình sản phẩm. Xí nghiệp có 2 phân xưởng: phân xưởng sản xuất thạch cao và phân xưởng sản xuất khuôn mẫu và phòng thiết kế, phòng tổng hợp khuôn mẫu. - Nhà máy Sứ: Gồm Nhà máy Sứ Thanh Trì, Nhà máy Sứ Bình Dương và phòng kỹ thuật KCS. + Nhà máy Sứ Thanh Trì là đơn vị kinh tế có quy mô lớn nhất và quan trọng nhất của Công ty. + Phòng kỹ thuật – KCS: có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề về kỹ thuật, công nghệ và những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra còn phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng để loại bỏ sản phẩm lỗi, hỏng. Đây là bộ phận quyết định trực tiếp đến chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 2.3 Phân tích kết quả tiêu thụ những năm gần đây của công ty 2.3.1 Phân tích khái quát kết quả tiêu thụ của công ty Bảng số 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ Thanh Trì giai đoạn 2004 - 2006 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Sản phẩm sản xuất sp 568. 250 900. 173 1.120.771 331. 923 158.41 220.598 124.5 Sản phẩm tiêu thụ sp 494.527 831. 556 1.095.600 337. 029 168.15 264.044 131.75 Sản phẩm tồn kho sp 73.723 68.617 25.171 68 .617 152.80 (25 171) 87.32 Doanh thu Ng.đ 70.389.367 120.324. 355 113. 529. 018 49 934 988 170.94 (6 795 337) 94.35 Lợi nhuận Ng.đ 2. 862 .100 4. 985. 200 4. 525. 690 2. 123 .100 174.18 (459 510) 90.78 Số nộp ngân sách NN Ng.đ 4. 295. 617 5. 582. 545 6. 404. 256 1 .286. 928 129.96 821. 711 114.72 Lao động bình quân người 548 545 550 (3) 99.45 5 100.92 Thu nhập bq lao động Ng.đ/ người 1. 669 1. 782 1. 965 113 106.77 183 110.27 Tỷ suất LN/DT % 4.07 4.14 3.99 0.08 101.89 (0.16) 96.22 Nguồn: Phòng TCKT Trong hơn 45 năm tiến hành sản xuất kinh doanh Công ty Sứ Thanh Trì đã đạt được những thành tựu đáng kể. - Số sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của Công ty liên tục tăng qua các năm do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng sứ vệ sinh trên thị trường ngày càng cao. Cụ thể, số sản phẩm sản xuất cao nhất là năm 2006 là 1.120.771 sản phẩm bằng 124.5% so với năm 2005. Số sản phẩm tiêu thụ cao nhất cũng là năm 2006 với 1.095.600 sản phẩm chiếm 131.75% so với năm 2005. Doanh thu của Công ty có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn từ 2004 – 2005 và giảm trong giai đoạn 2005 - 2006. Năm 2004, doanh thu chỉ đạt hơn 70,3 tỷ VNĐ đến năm 2005 doanh thu đã tăng thêm hơn 49.9 tỷ VNĐ tức 70,94% so với năm 2004. Năm 2006 là một năm có biến động mạnh về thị trường xây dựng nên nhu cầu về sản phẩm sứ xây dựng cũng bị giảm đáng kể, do đó doanh thu năm 2006 giảm gần 6,8 tỷ VNĐ tương ứng 5,65% so với năm 2005. Tuy doanh thu năm 2006 đã có sự giảm sút nhưng là do nguyên nhân bên ngoài tác động, các yếu tố bên trong Công ty như: đội ngũ lao động, chất lượng sản phẩmảnh hưởng không đáng kể. - Lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng vào năm 2005 và giảm vào năm 2006 do tình hình kinh doanh năm 2006 gặp rất nhiều khó khăn..Cụ thể năm 2004 lợi nhuận của Công ty mới chỉ đạt ở mức gần 2,9 tỷ VNĐ thì năm 2005 đã tăng lên gần 5 tỷ VNĐ tương ứng với 174,18% so với năm 2004. Năm 2006, doanh thu giảm nên lợi nhuận cũng giảm chỉ bằng 90,78% so với năm 2005 tương ứng còn hơn 4,5 tỷ VNĐ. - Số nộp ngân sách Nhà nước của Công ty cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004 – 2006. Năm 2004 Công ty đóng góp cho ngân sách chỉ ở mức gần 4,3 tỷ VNĐ thì đến năm 2005 tổng số nộp ngân sách là gần 5,6 tỷ VNĐ tăng gần 1,3 tỷ VNĐ tương ứng với 29,96%. Năm 2006 mức nộp ngân sách là hơn 6,4 tỷ VNĐ tăng hơn 821,7 triệu VNĐ tương ứng với 14,72%. Công ty là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi và có tổng số đóng góp cho ngân sách Nhà nước tương đối lớn. - Lao động bình quân của Công ty tương đối ổn định qua các năm, chỉ dao động ở mức thấp với số lượng và cơ cấu như đã nhận xét ở phần trên. - Thu nhập bình quân lao động của Công ty khá cao, dao động ở mức từ hơn 1,6 – 1,9 triệu VNĐ và có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2004 – 2006 Trên đây là những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đáng chú ý của Công ty Sứ Thanh Trì giai đoạn 2004 – 2006. Theo đánh giá chung, hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối tốt. 2.3.2 Phân tích chi tiết kết quả tiêu thụ theo từng loại sản phẩm Bảng số 4: Doanh thu theo sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì Đơn vị tính: nghìn đồng S TT Loại sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ(%) Tỷ lệ(%) Tỷ lệ(%) 1 Thân 31.308.637 44,48 77.825.197 64,68 73.919.328 65,11 2 Két 18.923.472 26,88 19.376.261 16,10 18.927.167 16,67 3 Chậu 11.674.229 16,59 13.554.693 11,27 12.578.887 11,08 4 Chân chậu 3.072.057 4,36 3.562.964 2,96 3.558.791 3,13 5 Sản phẩm khác 5.410.972 7,69 6.005.240 4,99 4.544.845 4,00 6 Tổng doanh thu 70.389.367 100 120.324.355 100 113.529.018 100 Nguồn: Phòng Kinh doanh Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty ngày một phát triển. Tổng doanh thu của Công ty năm 2005 là hơn 120,3 tỷ VNĐ tăng hơn 49,9 tỷ VNĐ tương ứng 70,94% so với năm 2004. Đây là một con số tăng trưởng khá lớn thể hiện sự cố gắng của phòng kinh doanh trong công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cũng như của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng ngày một tốt hơn làm hài lòng người tiêu dùng. Đến năm 2006, tổng doanh thu đạt hơn 113,5 tỷ VNĐ tăng so với năm 2004 nhưng lại giảm gần 6,8 tỷ VNĐ tương ứng với 5,65% so với năm 2005. Nguyên nhân sâu sa là do thị trường bất động sản nửa đầu năm 2006 đóng băng dẫn đến sự sụp giảm về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sứ vệ sinh cộng với việc có rất nhiều sản phẩm ngoại nhập trên thị trường để người tiêu dùng có thể lựa chọn thay thế sản phẩm của Công ty . Xét từng loại sản phẩm, doanh thu từ sản phẩm thân và két chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 60%, còn lại là các sản phẩm chậu, chân chậu và sản phẩm khác ( gồm: xí xổm, tiểu treo, chậu góc, bidel và phụ kiện như nắp, núm). Doanh thu các loại sản phẩm đều có xu hướng tăng vào năm 2005 so với năm 2004 và giảm vào năm 2006 so với 2005. Chẳng hạn như năm 2004 doanh thu sản phẩm thân chỉ khoảng hơn 31,3 tỷ VNĐ; năm 2005 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2004 thành hơn 77,8 tỷ VNĐ; năm 2006 đạt hơn 73,9 tỷ giảm 5,02% so với năm 2005. . Phân tích kết quả hoạt động thị trường theo khu vực thị trường Bảng5 :Doanh thu theo khu vực thị trường của Công ty Sứ Thanh Trì Đơn vị tính: nghìn đồng S TT Khu vực thị trường Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Tỷ lệ(%) 1 Miền Bắc 40.214.697 57,13 67.960.302 56,48 62.873.312 55,38 2 Miền Trung 7.322.605 10,40 10.848.617 9,02 8.482.106 7,47 3 Miền Nam 9.595.400 13,63 13.174.495 10,95 12.931.383 11,39 4 Xuất khẩu 13.256.665 18,83 28.340.941 23,55 29.242.217 25,76 5 Tổng doanh thu 70.389.367 100 120.324.355 100 113.529.018 100 Nguồn: Phòng TCKT Như đã nói ở trên, thị trường tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty Sứ Thanh Trì được chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó doanh tu đạt được trên mỗi thị trường không đồng đều. Do nhà máy sản xuất đặt tại Miền Bắc nên để tiết kiệm chi phí vận chuyển, Công ty đã tập trung đẩy mạnh tiêu thụ cho khu vực thị trường Miền Bắc. Khu vực thị trường Miền Trung và Miền Nam đã bị bỏ ngỏ một thời gian dài, nhưng do nhận thức được vẫn có thể khai thác được nên những năm gần đây Công ty đã có những chính sách cụ thể để duy trì và phát triển đoạn thị trường này. Cụ thể, doanh thu ở 3 khu vực thị trường này như sau: Trong cả 3 năm 2004, 2005 và 2006 doanh thu từ thị trường Miền Bắc đều chiếm hơn 50%, còn lại là doanh thu từ thị trường Miền Trung, Nam và xuất khẩu. Đây là một tỷ lệ khá lớn. Trên mỗi thị trường trong từng năm cũng có sự biến động. Ở thị trường Miền Bắc, năm 2004 doanh thu đạt hơn 40,2 tỷ VNĐ. Đến năm 2005 doanh thu tăng thêm hơn 27,7 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 68,99% so với năm 2004 thành hơn 67,9 tỷ VNĐ. Đây thực sự là một sự tăng trưởng vượt bậc trong doanh thu thể hiện chính sách Marketing đúng đắn của Công ty. Năm 2006 là một năm đầy khó khăn do ảnh hưởng từ thị trường bất động sản nên doanh thu Miền Bắc đã có sự giảm sút so với năm 2005. Doanh thu Miền Bắc 2006 chỉ bằng 92,51% so với năm 2005 giảm gần 5,1 tỷ VNĐ. Ở thị trường Miền Trung, doanh thu chỉ dao động khoảng trên dưới 10% so với tổng doanh thu. Đây vẫn còn là đoạn th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9361.doc