Hiện nay, tại Hà Nội nhu cầu thuê văn phòng, khách sạn cao cấp tăng nhanh, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy được tiềm năng và một hướng đầu tư đầy hứa hẹn và đang tập trung đổ nhiều vốn vào lĩnh vực này. Trong mấy tháng đầu năm 2007, đã có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007-2010.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới quốc gia và vùng lãnh thổ
41 nước và vùng lãnh thổ
Số dự án còn hiệu lực
770
Tổng vốn đăng kí đầu tư
13 tỷ USD
Doanh thu hàng năm đạt được
2.8 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư đăng kí còn hiệu lực
9.65 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm
1.3 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư thực hiện
4.4 tỷ USD
Tổng số việc làm tạo ra
71000
Trong số 67 dự án cấp mới, có một số dự án lớn nư: cồn tư đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghệ sinh học Hà Nội 250 triệu USD, công ty TNHH khách sạn 5 sao Hoa Sen 250 triệu USD, công ty TNHH Honda Trading Việt Nam 5 triệu USD.Trong 5 dự án tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký 32.8 triệu USD, có 3 dự án tăng vốn nhiều nhất là công ty cổ phần Vina Power (tăng 15.6 triệu USD).
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố tính chung trong 6 tháng đầu năm 2008 ước tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp mở rộng là 12,3%,
- Dịch vụ tăng 10,1%,
- Nông - lâm - thủy sản tăng 0,5%.
Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2009 của Hà Nội dự kiến tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,2%; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,1%; kinh tế Nhà nước tăng 7%. Theo Sở Công nghiệp thành phố, có 24/27 sản phẩm có giá trị sản xuất tăng so với cùng kỳ, trong đó một số sản phẩm có tốc độ tăng cao như: Sản xuất dụng cụ chính xác ước tăng 80,1%, sản xuất xe có động cơ tăng 73,9%, sản xuất máy móc thiết bị tăng 45,7%...
Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực ngành nghề của Hà nội. Nó đã góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, các ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới làm cho nền kinh tế Hà nội dịch chuyển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Bảng 5: Đóng góp của khu vực có vốn FDI trong phát triển kinh tế xã hội Hà Nội
Những đóng góp của FDI
1900-1995
1996-2000
2001-2005
2006-2008
1.Đóng góp GDP
17%
23%
15%
18%
2. Trong tổng đầu tư xã hội
45%
26%
15%
17%
3. Giá trị sản xuất công nghiệp
30%
41%
34%
40%
4. Kim ngạch xuất khẩu
28%
46%
21%
40%
5. Nộp ngân sách
12%
15%
10%
12%
Giải quyết việc làm
23%
15%
10%
21%
Tính chung giai đoạn 1989- 2007, số vốn đầu tư đăng kí ở Hà nội tập trung nhiều nhất vào ngành dịch vụ chiếm 57.8%, tiếp đó là ngành công nghiệp chiếm 39.2%, ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ 2.9%. Trong khi đó, cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước là công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 61% gần gấp đôi ngành dịch vụ 32%, nông lâm nghiệp chiếm 7%. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án ở Hà nội, lĩnh vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 54%, còn ở cả nước thì lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 69.5%.
Bên cạnh đó lĩnh vực công nghệ thông tin những năm trở lại đây (đặc biệt là năm 2005 có tới 18 dự án) thu hút được đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài. Một số sản phẩm điện tử, vi mạch được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Các công nghệ này thực sự tạo ra bước ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của thủ đô.
Thêm vào đó tính đến năm 2008, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ chọn Hà Nội là điểm đến đầu tư. Sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty, tập đoàn lớn đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới có tiềm lực về tài chính công nghệ làm cho hoạt động đầu tư ở Hà Nội thêm sôi nổi và phong phú. Trong số đó, các nước châu Á là những nhà đầu tư chủ yếu không chỉ với Hà Nội mà của cả nước bởi vì họ ở trong cùng khu vực với nước ta nên có những nét tương đồng về văn hoá xã hội, tâm lí tiêu dùng sẽ dễ dàng hơn trong quản lí điều hành doanh nghiệp cũng như xâm nhập thị trường.
Trong số các quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào Hà Nội thì có tới 6 nước ở châu Á. Singapore là quốc gia dẫn đầu về vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện (tương ứng là 2,690,054 nghìn USD, 2,286,545.9 triệu USD) chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, kinh doanh, bất động sản với quy mô bình quân dự án cũng khá lớn tính đến 31/12/07 khoảng 55,235,585 USD;
Tiếp đó là đến Nhật Bản.với tổng vốn ĐK bằng 18.31% so với tổng vốn FDI của tất cả các quốc gia và bằng 62.81% so với vốn đăng ký của Singapore . Các dự án đầu tư của Nhật Bản vào Hà Nội có quy mô bình quân vốn lớn, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất vật chất, tập trung vào những địa bàn có cơ sở hạ tầng tương đối tốt. các nhà đầu tư Nhật Bản rất thận trọng trong khảo sát, nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên trong hoạt động đầu tư của Nhật Bản khả năng chuyển giao công nghệ còn rất thấp.
Hàn Quốc đứng thứ 3; chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ như may mặc sản xuất phần mềm tin học.
Chỉ riêng 3 nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chiếm 61.4% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Hà Nội. Luxembourg đã vươn lên vị trí thứ ba sau Singapore và Nhật Bản về tổng vốn đầu tư đăng ký do có 2 dự án lớn mới được cấp phép đầu năm 2005. Đây cũng là quốc gia có quy mô bình quân một dự án lớn nhất ( 99,704.17 nghìn USD).
Tuy nhiên, những quốc gia châu Á này phần lớn là các nước mới phát triển nên tính ổn định của nền kinh tế không cao. Chính vì vậy, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra vào năm 1997, các nước này đều rơi váo tình trạng khó khăn về mặt tài chính, đã làm suy giảm nghiêm trọng luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội cũng như việc triển khai thực hịên các dự án.
Các nước châu Âu thường đầu tư vào những ngành như ô tô, bưu chính viễn thông có quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, sản phẩm có chất lượng cao, sử dụng ít lao động. Ngược lại, các nhà đầu tư châu Á thường tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm và khách sạn, sử dụng nhiều lao động. Các nhà đầu tư châu Mỹ thì tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất trong các ngành công nghiệp là chủ yếu.
Bảng 6: Danh sách quốc gia đầu tư vào Hà Nội (đến giữa năm 2008)
TT
Quốc gia/
Vùng lãnh thổ
Số dự án
Vốn đầu tư
(USD)
TT
Quốc gia/
Vùng lãnh thổ
Số dự án
Vốn đầu tư
(USD)
1
Singapore
6
2.815.156.280
22
Poland
2
15.800.000
2
Japan
22
1.768.305.141
23
Belarus
1
12.000.000
3
Korea
67
838.135.252
24
Russia
5
11.342.393
4
Luxembourg
6
792.351.016
25
Cuba
1
6.000.000
5
Hongkong
4
382.904.668
26
Switzeland
8
5.065.000
6
Thailand
2
352.397.520
27
India
1
5.000.000
7
France
28
247.359.262
28
Israel
2
3.181.136
8
Malaysia
0
229.022.000
29
Italy
3
2.728.000
9
USA
1
176.530.804
30
Austria
1
3.090.000
10
Australia
16
109.569.900
31
Panama
1
1.750.000
11
Taiwan
24
126.370.000
32
CzechRepublic
1
1.728.673
12
Denmark
1
83.454.687
33
Canada
4
41.400.000
13
Indonesia
2
77.542.000
34
Ukaraine
2
1.354.667
14
BVI
16
80.994.875
35
Belgium
1
1.200.000
15
UnitedKingdom
9
29.876.551
36
Syria
2
500.000
16
China
48
76.351.149
37
Cambodia
1
400.000
17
Philippine
3
39.352.000
38
Hungary
1
200.000
18
Germany
13
36.376.052
39
Arghentina
1
650.000
19
Holland
8
23.473.500
40
Norway
1
900.000
20
Sweden
6
4.555.840
41
Multination
209
1.213.995.641
21
Finland
1
40.000.000
Total
770
9.658.424.007
Với những số liệu trên ta có thể thấy rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp cho GDP của Hà Nội một con số đáng kể, so sánh với cả nước ta có thể thấy:
Bảng 7: So sánh vốn FDI của Hà Nội và FDI của cả nước
Thời gian
Vốn đầu (1000
Tư USD)
HN/Cả nước
Số dự
án
HN/cả nước
Việt Nam
Hà Nội
Việt Nam
Hà Nội
1988-1990
1,602,200,000
343,258,000
21.42
21
12
5.69
1991-1995
17,663,000,000
3,332,045,000
18.86
1409
203
14.41
1996-2000
26,259,000,000
4,672,000,000
17.79
1724
227
13.17
2001-2005
20,720,200,000
2,602,000,000
12.56
3935
322
8.18
2006
10,201,300,000
1,106,000,000
10.84
833
148
17.77
2007
21,300,000,000
2,535,500,000
10.9
1544
344
22.28
6tháng 2008
30,900,000,000
1,200,000,000
3.88
487
160
32.8
Ngoài nguồn vốn FDI, Hà Nội đã huy động được trên 1,4 tỷ USD vốn hỗ trợ phát triển chính thức, đến nay đã giải ngân được 570 triệu đồng. Trong giai đoạn 2001 – 2007 nguồn vốn ODA đã đóng góp bình quân khoảng 3,5% trong tổng đầu tư xã hội và 19% trong tổng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của Thành phố. Hầu hết các dự án ODA lớn được đàu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng ít có khả năng sinh lời trực tiếp như hệ thống giao thông đô thị, môi trường, cấp thoát nước… là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, phát triển kinh doanh, giải quyết việc làm tăng phúc lợi xã hội.
Các số liệu cơ bản về tài trợ Phát triển chính thức giá trị ODA ký kết và giải ngân qua các giai đoạn
Giai đoạn
Nhóm nhà tài trợ (USD)
Giá trị tài trợ
Song phương
Đa phương
Ký kết
Giải ngân
1985-1990
88.5000.000
6.460.000
94.960.000
94.960.000
1991-1995
76.450.000
0
76.450.000
76.450.000
1996-2000
383.730.000
58.100.100
441.830.000
357.000.000
2001-2005
22.940.000
64.660.000
30.170.000
24.200.000
2006-2008
2.220.360
490.600.000
1.789.080.000
79.872.000
Tổng
2.193.630.000
2.387.000.000
2.432.490.000
548.219.000
Vốn ODA tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị (52%); lĩnh vực cấp thoát nước (41%); lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa (3%) và các lĩnh vực khác. Các dự án hoàn thành như Tăng cường quản lý giao thông đô thị Hà Nội ( 24 triệu USD – World Bank),dự án thoát nước giai đoạn I(130 triệu USD – JBIC)… đưa vào hoạt động đã cải thiện đáng kể hạ tầng đô thị của Thành phố. Hiện nay, một số dự án lớn đang triển khai như Dự án thoát nước nhàm cải tạo môi trường Hà Nội – dự án II (300 triệu USD – JBIC), Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội (400 triệu USD – World Bank)…
Nguồn vốn do hoạt động xúc tiến đầu tư đem lại không chỉ góp phần làm tăng GDP mà còn đem lại rất nhiều lợi ích khác như:
-Góp phần cải thiện công nghệ: ngoài việc tự nghiên cứu phát triển thì FDI còn là con đường để công nghệ có thể du nhập vào Hà Nội, khiến Hà Nội được tiếp cận với nhiều công nghệ mới hơn
- Giải quyết nâng cao chất lượng lao động, trình độ quản lý, tạo việc làm, thu nhập…
- Thúc đẩy tính cạnh tranh của ngành sản xuất trong nước.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hang hoá dịch vụ cả về số lượng và chất lượng.
- Công tác quy hoạch đô thị cũng đạt được nhiều chuyển biến. Hiện tượng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép giảm hẳn...
1.5.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư
1.5.3.1. Các nhân tố làm nên thành công của hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay tại Hà Nội
Cùng với các hoạt động tích cực cải thiện môi trường đầu tư, các hoạt động xúc tiến đầu tư cũng đã đóng góp không nhỏ vào những tiến bộ trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm gần đây. Có được kết quả này trước hết là nhờ những đổi mới tích cực về nội dung và phương thức thực hiện vận động xúc tiến đầu tư.
Thứ nhất, Thành phố đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện nhiều cơ chế, biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, triển khai xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
Quy trình thẩm định dự án, các thủ tục cấp giấy phép đầu tư được cải tiến mạnh mẽ theo hướng thuận lợi cho các nhà đầu tư. Công tác quản lý đầu tư nước ngoài được từng bước thống nhất theo hướng “một đầu mối”. Tổ chức nghiên cứu và ban hành các danh mục dự án kêu gọi đầu tư với địa chỉ và các thông số quy hoạch cụ thể, tạo làn sóng đầu tư trên địa bàn; triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách và các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích kịp thời.
Thứ hai là công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước được quan tâm, đẩy mạnh; Thành phố đã chuẩn bị nhiều tài liệu phong phú trong việc xúc tiến đầu tư ( in danh mục dự án kêu gọi đầu tư, tờ gấp, đĩa CD, trang web, báo, đài…).
Thứ ba, Thành phố đã xây dựng được một số khu, cụm công nghiệp tạo cơ sở vật chất, mặt bằng kinh doanh cho các nhà đầu tư.
Thứ tư, Thành phố xây dựng, ban hânh và thực hiện một số cơ chế tài chính để khuyến khích đầu tư phát triển: cấp bổ sung vốn cho các doanh nghiệp chủ lực, hỗ trợ chênh lệch lãi suất đẩu tư, khuyến khích vay vốn ưu đãi tại quỹ hỗ trợ phát triển…
1.5.3.2.Hạn chế trong công tác thực hiện xúc tiến đầu tư
nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:
a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, môi trường đầu tư của Hà Nội vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư:
+ Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường chính trị ổn định, đây là thuận lợi rất lớn cho việc kêu gọi đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí đầu tư, đặc biệt là giá thuê hạ tầng ở Hà Nội còn cao so với một số thành phố khác trong khu vực.
+ Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thật sự thông thoáng.
+ Công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết các thủ tục sau cấp phép chậm. Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cao so với các địa phương khác; một số đơn vị đưa ra yêu cầu hỗ trỡ quá mức gây khó khăn cho các nhà đầu tư triển khai dự án.
Có thể nói công tác giải phóng mặt bằng hiện nay vẫn rất phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư và tạo hình ảnh không tốt về Thành phố trong con mắt của các nhà đầu tư.
+ Cơ sở hạ tầng kĩ thuật ngoài hàng rào hoặc vùng xung quanh chưa đồng bộ đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài.
+ Công tác giám định, đánh giá hiệu quả đầu tư chưa được coi trọng đúng mức. Việc theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa kịp thời, sát thực.
+ Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp bổ trợ ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung không thể cung cấp cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài các nguyên liệu thô phục vụ sản xuất đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Đặc biệt là các ngành cơ khí chính xác, ngành điện tử, hóa dầu và công nghiệp sản xuất nhựa. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư trực tiếp vào Việt Nam phải nhập nguyên vật liệu sản xuất của họ từ bên ngoài vào thị trường Việt Nam . Nhược điểm này làm tăng them chi phí vận tải, giá thành sản phẩm và góp phần giảm tính hấp dẫn đầu tư ở Hà Nội.
Thứ hai, hoạt động xúc tiến đầu tư còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu mục tiêu dài hạn; còn dàn trải, chưa tập trung vào một số ngành, lĩnh vực, đối tác tiềm năng.
+ Số lượng dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn có vai trò chuyển dịch căn bản cơ cấu ngành, sản phẩm của Hà Nội còn không nhiều.
+ Số lượng các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc xúc tiến đầu tư còn ít.
+ Hiệu quả của các cuộc hội thảo về đầu tư nước ngoài chưa cao, chủ yếu trao đổi, tọa đàm, giải quyết vướng mắc cho các nhà đầu tư đã tham gia đầu tư, kêu goi được ít các nhà đầu tư tiềm năng.
Thứ ba, trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội mới được thành lập (năm 2007), điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ tư, các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch của Thành phố chưa thực sự gắn kết với nhau, công tác trao đổi thông tin giữa các chương trình thiếu thường xuyên. Sự phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư giữa Hà Nội với các Bộ, Ngành, cơ quan Trung ương và các Sở, Ngành, đơn vị của Thành phố chưa đồng bộ, chặt chẽ.
Thứ năm, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xúc tiến đầu tư của Thành phố còn hạn chế; chưa triển khai thực hiện các đề án đăng kí kinh doanh, quản lý doanh nghiệp qua mạng, chưa xây dựng được trang thông tin chuyên trách nhằm kêu gọi xúc tiến đầu tư vào Thành phố.
Thứ sáu, xét trên bình diện chung, hoạt động này nhiều năm qua Hà Nội cũng như các địa phương khác thực hiện rời rạc, phân tán, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu mục tiêu dài hạn. Việc lồng ghép các dự án đầu tư của từng địa phương với Bộ, ngành TW và các địa phương khác còn hạn chế.
Hoạt động xúc tiến đầu tư mới chỉ chú trọng xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, chưa tập trung xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư ở trong nước. Quan hệ hợp tác, liên kết cần thiết trong đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển giữa các địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Công tác xúc tiến đầu tư thường được tiến hành riêng rẽ, thiếu sự chỉ đạo thống nhất làm giảm hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư. Tình trạng cạnh tranh lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút đầu tư vẫn còn tồn tại, gây thiệt hại không nhỏ cho chính các Tỉnh, Thành phố.
b. Nguyên nhân khách quan
Do kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, nhiều sự kiện chính trị - kinh tế - xã hội diến ra không theo như những dự đoán, phân tích của của các chuyên gia nên các nhà đầu tư trong giai đoạn này thường không dám mạo hiểm, phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài không dám đem tiền ra nước ngoài trong khi tại mỗi quốc gia, địa phương thì lại dang có chính sách thu hút các nguồn vốn ngay trong nước, với rất nhiều ưu đãi nhằm kích thích nền kinh tế.
Bên cạnh đó trong thời gian qua Hà Nội cũng đã cung cấp cho các nhà đàu tư rất nhiều ưu đãi và giờ là lúc hạn chế nó thì các đại phương khác giờ mới có cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài nên đưa ra những ưu đái hấp dẫn hơn và hiển nhiên các nhà đầu tư mới sẽ chọn nơi có nhiều ưu đãi hơn. Do đó lượng vốn đàu tư nớ ngoài có phần suy giảm.
Mặt khác, Hà Nội ngày càng phát triển trong khi đó một số địa phương vẫn trong hoàn cảnh khó khăn mà Chính phủ hướng tới là sự đồng bộ giữa các địa phương nên một điều hiển nhiên là lượng vốn ngân sách cho Hà Nội sẽ không còn nhiều như trước.
Cũng chính vì lý do đó mà các khoản cho vay viện trợ hay viện trợ không hoàn lại (ODA) cũng ngày càng giảm, bởi mục đích của nó là giúp các địa phương, các nước thoát khỏi khó khăn, đầu tư vào những ngày các doanh nghiệp tư nhân không muốn đầu tư trong khi Chính Phủ không đủ sức thực hiện hết.
CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Định hướng thu hút đầu tư của Hà Nội giai đoạn 2008-2015
Thành phố thực hiện phưong châm “Hãy làm hết sức mình để giành sự thuận lợi cao nhất cho nhà đầu tư” và quán triệt các đặc điểm sau:
- Thực hiện nhất quán, ổn định, lâu dài các chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi xây dựng và triển khai các kế hoạch, quy hoạch, đề án phát triển kinh tế đất nước và địa phương, vĩ mô và vi mô, ngắn trung và dài hạn cần coi nguồn vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hữu cơ cấu thành, không thể tách rời của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ, phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư: Nhà nước- ngoài Nhà nước, trong nước – ngoài nước, đầu tư trực tiếp – gián tiếp…
- Đồng bộ hóa các giải pháp thu hút đầu tư, tạo thuận lợi và bình đẳng tối đa, đồng thời đáp ứng cao nhất các yêu cầu hội nhập đã cam kết, tạo những ưu đãi mọi mặt không thua kém mức cao nhất của các nước trong khu vực về môi trường đầu tư. Dành sự quan tâm và ưu tiên đối với các dự án lớn, nhà đầu tư lớn có tiềm lực về tài chính, nắm công nghệ nguồn và phù hợp với định hướng phát triển.
- Cần kết hợp chặt chẽ, hiệu quả dòng đầu tư nước ngoài với các nguồn vốn đầu tư phát triển khác, nhất là nguồn vốn trong nước. Để phát triển kinh tế xã hội, đất nước cần nhiều vốn để hợp lưu từ các dòng chuyển khác nhau: nhà nước – ngoài nhà nước, đầu tư gián tiếp – đầu tư trực tiếp… song không thể tách rời chức năng và môi trường hoạt động của từng loại vốn mà cần hòa nhập chúng một cách hài hòa đem lại hiệu quả cao.
Cần định hướng, khuyến khích và chủ động tổ chức gắn kết, hợp tác, hỗ trợ kinh tế lẫn nhau giữa các loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế, trong từng ngành, từng địa phương, từng dự án đầu tư phát triển, cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
- Đề cao phát triển bền vững trong thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài càng nhiều càng tốt nhưng không phải bằng mọi giá mà cần gắn với quy hoạch, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế; giữ vững độc lập tự chủ, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm sự lành mạnh xã hội và môi trường sinh thái.
- Đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn và các hình thức đầu tư nước ngoài. Xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước chú trọng đến các lĩnh vực ưu tiên, có tính đến sự liên quan hữu cơ với các chính sách và sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh, Thành phố trong cả nước.
- Với mục tiêu thu hút đầu tư giai đoạn 2008 – 2010 khoảng 215.000 tỷ đồng ( 83% vốn xã hội ), vốn nước ngoài 37.000 tỷ đồng ( 17% vốn đầu tư xã hội – tươg đương 2,3 tỷ USD ). Giai đoạn 2011 – 2015 cần thu hút khoảng 620.000 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước khoảng 520.000 tỷ đồng và vốn ngoài nước 100.000 tỷ đồng ( tương đương 6 tỷ USD ).
Giai đoạn 2008-2010, cần tích cực đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển Thủ đô hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
- Xúc tiến đầu tư cần tập trung vào đối tác là các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng về công nghệ nguồn và dồi dào về vốn như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật… và các tập đoàn kinh tế mạnh (500 tập đòan lớn nhất thế giới) có tiềm lực trong các lĩnh vực điện, điện tử, vật liệu xây dựng…, xúc tiến đầu tư theo danh mục cụ thể..
2.2 Thuận lợi và khó khăn Hà Nội gặp phải trong công tác xúc tiến đầu tư
2.2.1 Những cơ hội và thuận lợi trong quá trình xúc tiến đầu tư của Hà Nội
Thứ nhất, sự ổn định chính trị - xã hội được giữ vững trên cơ sở nền kinh tế đạt được tỉ lệ tăng trưởng cao, liên tục chính là môi trường thuận lợi nhất để quảng bá hình ảnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hà Nội là Thủ đô – thành phố quan trọng nhất của nước, được Trung ương coi là địa bàn trọng điểm đầu tư và đảm bảo an ninh mọi mặt, đồng thời được phép có cơ chế phân cấp quản lý kih tế - xã hội nói chung và quản lý đầu tư đặc thù nói riêng.
Đây là nơi tập trung những cơ quan đầu não của Đảng, Nhà Nước, các Bộ, Ngành, các cơ quan Trung ương, hiệp hội, đoàn thể, các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện, các trung tâm dịch vụ tài chính – ngân hàng, thương mại, thông tin – bưu chính viễn thông. Hà Nội với vị thế là thủ đô của Việt Nam luôn có được môi trường chính trị - xã họi ổn định lâu dài cho các hoạt động đầu tư.
Thứ hai: Chúng ta đã có được những kế hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Xác định được xúc tiến đầu tư cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các Bộ, ngành, các tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, chúng ta đã thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Bộ, ngành, Tổng công ty và đặt các cơ quan đại diện nước ta tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động thu hút đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ ngoại giao, Bộ thương mại đã tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước và các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn và công ty lớn và đề ra chính sách vận động thu hút đầu tư phù hợp cho giai đoạn hiện tại và kịp thời điều chỉnh các đối sách trong quá trình nghiên cứu luật pháp, chính sách và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực.
Trên cơ sở quy hoạch ngành, sản phẩm, lãnh thổ và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư được phê duyệt, các ngành, các địa phương đã chủ động tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng.
Các Bộ, ngành, cơ quan đã có sự tập trung chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư hiện đang có dự án hoạt động giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng để vận động có hiệu quả và có sức thuyết phục nhất đối với các nhà đầu tư mới.
Các cơ quan xúc tiến cũng đã đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư, lập các Website, tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba là với cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng đồng bộ, hiện đại, hạ tầng giao thông vận tải khá phát triển, có mặt và có điều kiện phát triển đủ loại hình, phương thức giao thông đối nội, đối ngoại ( đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không ) nối với các cửa khẩu quốc tế, đã có sự phát triển bước đầu liên thông, hình thành các mạng lưới, tuyến giao thô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc