LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1
I. Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân. 1
1. Vài nét về mặt hàng cà phê và những lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu cà phê: 1
1.1. Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam 1
1.2. Chủng loại cà phê ở Việt Nam 1
1.3. Lợi thế so sánh trong sản xuất, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 2
1.3.1. Lợi thế so sánh trong sản xuất cà phê. 2
1.3.2. Lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê 4
2. Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân 6
2.1. Vị trí của cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta. 6
2.2. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân 7
3. Vai trò xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân. 7
3.1. Vai trò tích cực của xuất khẩu cà phê. 7
3.1.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước 7
3.1.2. Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển 8
3.1.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. 11
3.1.4. Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 11
3.2. Những vấn đề tiêu cực của xuất khẩu cà phê 11
II. Vài nét khái quát về thị trường EU 13
1. Vài nét về quá trình phát triển Liên minh EU 13
2. Đặc điểm của thị trường EU 13
2.1. Tập quán tiêu dùng và kênh phân phối: 14
2.1.1. Tập quán tiêu dùng 14
2.1.2. Kênh phân phối: 14
2.2. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU: 15
2.3. Chính sách thương mại chung của EU 16
2.3.1. Chính sách thương mại nội khối 16
2.3.2. Chính sách ngoại thương: 16
2.4. Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây 17
3. Các phương thức xuất khẩu cà phê vào thị trường EU 18
4. Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU 20
4.1. Những thuận lợi 20
4.2. Những khó khăn 21
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam 22
1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô. 22
1.1. Nhân tố pháp luật. 22
1.2. Yếu tố văn hoá, xã hội: 23
1.3. Yếu tố kinh tế. 24
1.4. Yếu tố khoa học công nghệ: 25
1.5. Nhân tố chính trị. 25
1.6. Yếu tố cạnh tranh quốc tế. 26
2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VINACAFE SANG THỊ TRƯỜNG EU 29
I. Thực trạng sản xuất xuất khẩu cà phê tại của Việt Nam 29
1. Thưc trạng sản xuất cà phê của Việt Nam. 29
1.1. Diện tích, sản lượng cà phê của Việt Nam. 30
1.2. Chế biến cà phê ở Việt Nam. 31
1.3. Năng suất cà phê của Việt Nam 35
1.4. Đánh giá tình hình sản xuất cà phê của nước ta mấy năm trở lại đây 35
1.4.1.Những mặt làm được trong sản xuất cà phê ở Việt Nam 35
1.4.2 Những hạn chế trong sản xuất cà phê 36
2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 37
2.1. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 37
2.2 Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam 39
2.3. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam 40
2.4. Thị phần xuất khẩu cà phê của Việt Nam 42
2.5 Giá cả cà phê xuất khẩu cà phê của Việt Nam 42
2.6. Về chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam 43
2.7. Các đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam 44
II. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam 44
1 Một số nét khái quát về Tổng công ty cà phê Việt Nam. 44
1.1.Sự hình thành và quá trình phát triên của tổng công ty. 44
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty 45
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của tổng công ty cà phê Việt Nam 46
2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam vào thị trường EU 48
2.1. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam 49
2.2. Cơ cấu sản phẩm cà phê. 50
2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Vinacafe trên thị truờng EU. 52
Mỹ 52
2.4. Thị phần xuất khẩu cà phê của Vinacafe 54
2.5. Giá cà phê xuất khẩu của Vinacafe 55
2.6. Chất lượng cà phê xuất khẩu của Vinacafe. 57
2.7. Thương hiệu cà phê của Vinacafe 59
3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Vinacafe trên thị trường EU 61
3.1. Những ưu điểm, thành quả cần phát huy 61
3.2. Những tồn tại cần khắc phục 63
4. Các biện pháp mà Vinacafe đã sử dụng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê vaò thị trường EU 64
4.1. Những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đối với các yếu tố trong nước của Vinacà phê. 64
4.2 Những biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bằng các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường bên ngoài. 66
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM 68
I. Dự báo thị trường cà phê thế giới . 68
1.Dự báo cung, cầu cà phê thế giới 68
1.1. Dự báo cung thế giới. 68
1.2. Dự báo nhu cầu cà phê thế giới. 70
2. Dự báo cung, cầu cà phê thị trường EU 72
2.1. Dự báo cung cà phê thị trường EU. 72
2.2. Dự báo cầu thị trường EU. 73
II. Phương hướng xuất khẩu cà phê năm 2005 của Việt Nam 74
1. Phương hướng xuất khẩu cà phê của nước ta. 74
1.1.Định hướng về dài hạn. 74
1.2. Định hướng về hiệu quả kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường . 74
1.3.Định hướng về hiệu quả xã hội. 74
1.4. Định hướng kết hợp nguồn lực trong nước tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài. 75
1.5. Cơ chế quản lý các doanh nghiệp sản xuất cà phê 75
2. Phương hướng phát triển cà phê của VINACAFE trên thị trường EU 76
2. Những kế hoạch của Tổng công ty. 77
2.1. Những kế hoạch và chiến lược dài hạn. 77
2.2. Những kế hoạch ngắn hạn của Tổng công ty 78
III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam. 80
1. Các quan điểm xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê có hiệu quả của Việt Nam. 81
1.1. Coi trọng hàng đầu các điều kiện và nhu cầu cụ thể của thị trường ngoài nước. 81
1.2. Vai trò của Chính phủ và chính sách phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu. 81
1.3. Nhà nước tạo hành lang pháp lý, thương nhân tự chủ trước hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật của mình. 81
1.4. Đảm bảo đồng thời tính khoa học và tính thực tiễn. 82
1.5. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và các thương nhân 82
1.6. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và hợp tác trong kinh doanh. 82
1.7. Xây dựng và phát triển Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam ngày càng lớn mạnh. 82
2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trưòng EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam. 82
2.1. Giải pháp vi mô 82
2.1.1. Các giải pháp về thị trường. 82
2.1.2. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê. 86
2.2. Một số kiến nghị với nhà nước. 88
2.2.1. Cần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường EU. 88
2.2.2. Xây dựng chính sách để phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực Cà phê sang thị trường EU. 89
2.1.3. Gắn nhập khẩu công nghệ thiết bị máy móc chất lượng cao với xuất khẩu cà phê . 89
2.2.4. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trường EU. 90
107 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
347000
(Tổng cục thống kê- Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam)
Như vậy năm 2001 sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất đạt 875 nghìn tấn. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây thì sản lượng lại giảm sút do hậu quả của hiện tượng Elnino từ năm 2000 để lại và hạn hán kéo dài trong 5 vụ cà phê liên tiếp từ năm 2001. Mặt khác do giá cà phê trên thế giới giảm một cách nhanh chóng từ năm 2001 do đó nhiều hộ nông dân không bù lỗ được do đó đã chặt cà phê đi trồng cây khác, làm giảm diện tích cà phê do đó cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của Việt Nam.
- Kim ngạch:Từ năm 2000 trở lại dây Việt Nam luôn đứng vị trí thứ 2 thế giới sau Indonesia về xuất khẩu cà phê Robusta, thứ 3 thế giới về xuất khẩu cà phê nói chung. Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng và giá cả cũng ngày càng tăng về nhiều mặt như : độ sạch, độ thơm, chủng loại đa dạng,Do vậy kim ngạch có xu hướng tăng dần.
Bảng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam
Năm
Kim ngạch (1000 USD)
Tốc độ tăng giảm
(%)
1996
560
1997
423
-24,4
1998
414
-2,12
1999
602
45,4
2000
555
8
2001
538
-3
2002
382
-28
2003
428
12
2004
510
19.2
(Hiệp hội cà phê Việt Nam )
Từ năm 1998 đến năm 2001 xuất khẩu hàng năm đạt từ 500-600 triệu USD. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây kim ngạch giảm sút ghê gớm. Điều này là do, giá cà phê thế giới giảm xuống tới mức thấp nhất từ trước đến nay, mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu tăng nhưng lượng tăng không đủ bù đắp giá, do vậy kim ngạch xuất khẩu giảm nhanh chóng. Cho dù vậy Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu cho ngành cà phê là đạt 650 triệu USD vào năm 2005. Điều này có xảy ra hay không thì như ta thấy mấy tháng đầu năm 2005, giá cà phê bắt đầu tăng, tuy nhiên sản lượng lại giảm. Nếu giá tăng bù đắp được sản kượng thì kim ngạch đó có thể đạt được.
2.2 Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam
- Loại cà phê xuất khẩu
Việt Nam xuất khẩu 2 loại cà phê chủ yếu là cà phê Robusta và cà phê Arabica. Tuy nhiên Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất cà phê Robusta nên loại cà phê này chiếm đa số trong cơ cấu loại hàng cà phê xuất khẩu, (chiếm từ 80-90% ). Hiện nay cả nước có 520 ngàn ha, thì chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè có chưa đầy 30 ngàn ha. Điều này cũng ảnh hưởng đến cơ cấu loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng cơ cấu loại cà phê xuất khẩu của thế giới và Việt Nam
Sản xuất niên vụ
Xuất khẩu
01-02
02-03
03-04
2001
2002
2003
Thế giới
Tổng
110,46
171,48
121,32
90,3
88,6
89,74
Robusta
37,85
38,62
39,98
33,5
31,6
32,86
Arabica
72,61
78,86
81,34
56,7
56,9
57,18
Việt Nam
Tổng
12,25
10,30
11,5
13,9
11,8
12,9
Robusta
10,54
8,86
9,89
12,51
10,62
11,61
Arabica
1,71
1,44
1,61
1,39
1,18
1,29
(Nguồn của ICO)
Như vậy tính theo tổng lượng cà phê sản xuất thì cà phê Việt Nam có sản lượng khá cao chiếm 11-15% sản lượng cà phê thế giới. Tuy nhiên về lọai cà phê thì trên thế giới chủ yếu là cà phê chè trong khi đó ở Việt Nam thì chủ yếu là sản xuất cà phê vối. Trong điều kiện hiện nay các nước nhập khẩu ưa chuộng cà phê chè hơn. Vì thế cơ cấu loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn phù hợp nữa. Do đó cần phải thay đổi lại cơ cấu loại cà phê, muốn vậy cần có sự đổi mới ngay từ cơ cấu cây trồng. Hạn chế trồng cà phê vối, tăng cường trồng cà phê chè cho xuất khẩu.
Về sản phẩm cà phê xuất khẩu.
Nhu cầu sản phẩm cà phê thì phong phú và đa dạng. Do đó ta cũng phải đáp ứng nhu cầu đó. Nếu như trước kia Việt Nam chỉ xuất khẩu cà phê nhân, cà phê chưa qua chế biến thì ngày nay ta còn xuất khẩu cà phê đã qua chế biến được sử dụng ngay như cà phê sữa, cà phê tinh,.. ngoài ra ta còn xuất khẩu một số “sản phẩm có cà phê” như sữa cà phê, bánh kẹo cà phê,...
Bảng các phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
ĐVT :Số lượng ( Nghìn tấn)
Trị giá (Triệu USD)
2001
2002
2003
2004
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Tri giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Cà phê nhân
672,28
298,4
398,5
270,9
394
289,3
445
420
Cà phê thành phẩm
1,45
1,534
1,88
4,63
1,98
5.52
2,01
5,92
Cà phê hoà tan
1,42
5,39
1,18
4,59
1,34
5,91
5,62
6,01
(Nguồn ICO)
2.3. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có trên 95% sản lượng cà phê sản xuất ra là để xuất khẩu vì vậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam đã có một vị trí đáng kể trên thị trường cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam bao gồm nhiều nước, tiêu thụ trên khắp các châu lục.
- Về thị trường truyền thống
Trước thập kỷ 90 các nước SNG, Đông Âu, Singapo, Hồng Kông, Pháp... là những khách hàng thường xuyên của Việt Nam. Do những biến động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối thập kỷ 80 gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam làm cho sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường này giảm sút nhanh chóng. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay khi cuộc khung hoảng đã ổn định cà phê Việt Nam đã giữ được một vị trí xứng đáng trên thị trường này.
- Thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam
Do Việt Nam có sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu cà phê, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu trong các nước trung gian để tránh bị ép về giá xuất khẩu.
Thị trường EU luôn là thị trường được Việt Nam chú trọng. Tuy nhiên đây là thị trường hết sức khó tính do vậy mà ta mới chỉ xuất khẩu cà phê nhân, còn cà phê hoà tan, cà phê thành phẩm rất ít.
Singapo vẫn là một thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay.
Thị trường Đức có nhu cầu nhập khẩu cà phê từ 15 – 16 % sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường Mĩ cũng là một thị trường nhập khẩu cà phê lớn (từ 12 – 13%). Đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Mĩ được kí kết đã tạo điều kiện cho cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mĩ được thuận lợi và có triển vọng nhanh hơn.
Thị Trường châu Á cũng có một số thị trường rất hấp dẫn với cà phê Việt Nam như Nhật và Trung Quốc.
Bảng các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
STT
Tên nước
Số lượng
Trị giá (USD)
1
Bỉ
138.603
57.947.984
2
Mỹ
137.501
59.371.585
3
Đức
134.321
60.054.805
4
Tây Ban Nha
73.852
31.668.889
5
Ý
62.559
27.796.789
6
Pháp
45.998
20.147.381
7
Ba Lan
38.155
17.171.389
8
Anh
30.153
13.055.058
9
Nhật
26.905
13.274.686
10
Hàn Quốc
26.288
11.310.104
( Nguồn : Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam )
2.4. Thị phần xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn chiếm được thị phần lớn. Điều đó thể hiện được quy mô sản xuất và khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. Ở Việt Nam từ năm 1999 đến nay xuất khẩu cà phê luôn chiếm một thị phần khá lớn trong xuất khẩu cà phê thế giới chiếm từ 13-15 % thị phần thế giới. Trong đó niên vụ cao nhất là 2000/2001 chiếm 16,1% thị phần thế giới. Thị phần của Việt Nam chỉ đứng sau Brasin với 31,3% và vượt xa các nước Colombia 11% , Indonesia 7%.
Bảng thị phần một số nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới năm 2004
ĐVT :1000 tấn
Tiêu thụ thế giới
Nước
Sản lượng
Thị phần (%)
Nguồn cung cà phê
Brasin
2.123
31,3
Colombia
764
11
Việt Nam
1.22
18
Indonesia
475
7
(Ngân hàng thế giới)
2.5 Giá cả cà phê xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Do giá cà phê thế giới luôn biến động do vậy giá cà phê của Việt Nam cũng biến động theo và có xu hướng giảm sút trong nhiều năm.
Bảng giá cả cà phê xuất khẩu
Năm
2001
2002
2003
2004
Giá cà phê thế giới(USD/tấn)
900-1.200
980-1.200
990-1.210
1.040-1.300
Giá cà phê XK của VN(USD/ tấn)
820-1.000
816-1.010
920-1.200
980-1.120
Giá cà phê mua trong nước(1000/tấn)
7.000-9.000
9.000-12.000
10.500-14.000
11.500-16.000
(Nguồn :Tạp chí thị trường – giá cả )
Theo bảng trên ta thấy xu hướng giá giảm dần từ năm 1999-2002 do trên thị trường lúc đó cung vượt xa so với cầu.
Năm 2003 giá bình quân cả năm đạt 874 USD/ tấn tăng 15% so với năm 2002. Nếu tính theo giá/kg thì giá cà phê trong nước biến động từ 10.000-14.500VND/kg. Đến năm 2004 thì giá cà phê Việt Nam có tăng hơn một chút đạt từ 980-1.010 USD/tấn. Ba tháng đầu năm 2005 giá cà phê trên thế giới đã liên tục tăng lên những mức cao. Tại NewYork giá cà phê Arabica giao ngay ước đạt 2.895USD/ tấn, tăng 29% so với tháng 12 năm 2004.Tại Luân Don giá cà phê Robusta giao ngay tăng 33,4 % so với 2004. Ở Việt Nam giá chào bán cà phê Robusta loại 2 của Việt Nam lên 1.350USD/tấn. Giá thu mua có thời kỳ lên tới 17.100VND/kg. Nguyên nhân là do nguồn cung cà phê giảm mạnh ở Việt Nam và Brasin, đây là 2 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Sản lượng cà phê Brasin niên vụ 04-05 chỉ đạt 40,5 triệu bao, giảm 2,2 triệu bao so với dự đoán tháng 12 năm 2004. Dự báo niên vụ 05/06 cà phê chỉ đạt 30-31triệu bao giảm 23-26% so với vụ trứơc. Ở Việt Nam theo đánh giá của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì do hạn hán nặng nề ở Tây Nguyên làm giảm sản lượng cà phê vụ 04/05 xuống 30% so với vụ trước. Do đó giá cà phê thế giới có thể tăng lên.
2.6. Về chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam
- Trong điều kiện ta không chủ trương giữ diện tích và sản lượng cà phê ở mức hợp lý thì việc nâng cao chất lượng cà phê để qua đó tăng giá trị xuất khẩu là một định hướng quan trọng.
Trong mấy năm trở lại đây chất lượng cà phê nước ta tăng lên rõ rệt.
Do áp dụng được quy trình đảm bảo chất lượng từ khâu chọn giống đến khâu bao gói xuất khẩu. Đặc biệt trong quy trình chế biến cà phê xuất khẩu đã có bước tiến bộ rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp có sân phơi tiêu chuẩn và thiết bị để sơ chế cà phê chất lượng cao cho xuất khẩu. Tỷ lệ cà phê chất lượng cao được nâng lên góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu thu hẹp phần chênh lệch giữa giá xuất khẩu của ta so với giá ở Luân Đôn. Đáng chú ý là đa số máy móc trong ngành cà phê, đã tự sản xuất được trong nước, kể cả dây chuyền chế biến ướt, máy xát tươi, làm sạch tiết kiệm nước. Hiện nay chỉ còn máy bán màu là phải nhập khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu áp dụng TCVN 4193 do đó chất lượng cà phê được cải thiện rõ rệt.
Các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng dựa trên các định chuẩn sau : Vinacontrol, CF control, SGS, FCC,
2.7. Các đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam
Tổng công ty cà phê Việt Nam(VINACAFE) ( thị phần xuất khẩu chiếm 20-30% của cả nước)
Công ty XNK dịch vụ – TM (INTIMEX)
Công ty XNK2/9 Đăk lăk
Công ty ĐT XNK Đăk lăk
Công ty cà phê Phước An Đăk lăk
Công ty TMKT& ĐT(PECTEC)
Công ty XNK Tín Nghĩa Đồng Nai
Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận Tp Hồ Chí Minh
Công ty thực phẩm miền bắc
Công ty TNHH Thái Hoà.
II. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam
1 Một số nét khái quát về Tổng công ty cà phê Việt Nam.
1.1.Sự hình thành và quá trình phát triên của tổng công ty.
Tổng công ty cà phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tế la Vinacafe phê ( Vietnam National Coffee Corpration). Căn cứ vào quyết định 91 TTG ngày 7/3/1994 của Thủ Tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và nghị định 44/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ phê chuẩn “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cà phê Việt nam”.Tháng 9/1995 liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt nam bắt đầu đi vào hoạt động dưới hình thức Tổng công ty.
Tổng công ty cà phê Việt Nam được thành lập với mục đích nhằm xoá bỏ tình trạng phân tán, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh của ngành, hàng cà phê. Nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung tài chính, sản phẩm để xây dựng một ngành kinh tế thực sự lớn mạnh mà Tổng công ty làm nòng cốt để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tạo điều kiện khả năng trong hợp tác, đầu tư, thu hút vốn, tranh thủ công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, chế biến cà phê cả về chiều rộng và chiều sâu để ngày càng nâng cao khả năng khai thác tiềm năng của từng vùng trong cả nước.
Tổng công ty cà phê Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước thành lập trên cơ sở các thành viên là các doanh nghiệp nhà nước, sản xuất, chế biến, dịch vụ kinh doanh, xuất nhập khẩu và các tổ chức sự nghiệp, nghiên cứu khoa học kỹ thuật có mối liên hệ tác động lẫn nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ nhằm liên kết thành một tổt chức kinh tế mạnh, qui mô lớn, thúc đẩy tập trung vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty
Với mục đích thành lập của Tổng công ty cà phê Việt Nam là nhằm xây dựng một ngành kinh tế có qui mô, tổ chức lớn mạnh để có đủ khả năng khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả những tiềm năng của đất nước trong giai đoạn mới. Tổng công ty Cà phê Việt Nam được coi là đơn vị nòng cốt của ngành cà phê Việt Nam do đó tổng công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Tổng công ty trực tiếp nhận vốn của nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước. Tổ chức phân bổ vốn và giao vốn cho các đơn vị thành viên.
- Hạch toán chiến lược phát triển kinh doanh của tổng công ty, xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm của tổn công ty
- Tổ chức, chỉ huy, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường cung ứng tiêu thụ, xuất nhập khẩu giữa các thành viên trong Tổng công ty nhằm đạt được mục đích, chiến lược chung của Tổng công ty
- Thực hiện kế hoạch của nhà nước giao hoặc tham gia đấu thầu trong và ngoài nước để giao hoặc đấu thầu lại cho các đơn vị thành viên, phân công chuyên môn hoá sản xuất giữa các đơn vị thành viên
- Thực hiện điều hoà phân phối vốn do tổng công ty quản lý tập trung
- Thông qua phương án đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng tận các đơn vị thành viên, thực hiện đầu tư thành lập các đơn vị thành viên mới của tổng công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của tổng công ty cà phê Việt Nam
Bảng 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty:
Chính phủ
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Tài chính
Bộ kế hoạch và đầu tư
Hội đồng quản trị
Tổng giám đ ốc
Ban kiểm soát
Phó Tổng giám đốc xây dựng cơ bản
Phó Tổng giám đốc khoa học NÔNG NGHIỆP
Phó Tổng giám đốc phụ trách tại Tây Nguyên
Văn phòng
Ban tổ chức cán bộ thanh tra
Ban tài chính kế toán
Ban kinh doanh tổng hợp
Ban kế hoạch và đầu tư
Ban khoa học và công nghệ
- Đơn vị sự nghiệp
- Trường
- Trung tâm thương mại
Doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp kinh doanh XNK
- Đơn vị hạch toán phụ thuộc
- Chi nhánh
- Văn phòng đại diện
- Hội đồng quản trị có 5 thành viên do thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là các thành viên chuyên trách trong đó có chủ tịch hội đồng quản trị, một phó chủ tịch, một thành viên chuyên kiêm trưởng ban kiểm soát, một thành viên kiêm tổng giám đốc, một thành viên là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh và pháp luật. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty , thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, đưa ra những quyết định về sản xuất kinh doanh và phê duyệt những phương án hoạt động do tổng gíam đốc đệ trình.
- Ban kiểm soát: do hội đồng quản trị lập ra để giúp hội đồng quảng trị thực hiện việc kiểm tra giám sát tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong các hoạt động. Ban kiểm soát có 5 thành viên trong đó trưởng ban kiểm soát là thành viên của hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do họi đồng quản trị miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật gồm 1 thành viên là chuyên môn kế toán, một thành viên cho đại hội công nhân viên chức, một thành viên do trưởng quản lý ngành giới thiệu và một do tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu. Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ Tổng công ty và các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị.
- Hội đồng giám đốc: Có 1 Tổng giám đốc và 3 Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiêm, khen thưởng kỷ luật do hội đồng quản trị đề nghị bộ trưởng quản lý và bộ trưởng, trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ trình. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Thủ tướngChính phủ và pháp luật điều hành hoạt động của công ty. Tổng giám đốc được trợ giúp bởi 3 Phó tổng giám đốc và ban tham mưu
+ Một Phó tổng giám đốc phụ trách việc xây dựng cơ bản, một Phó tổng giám đốc khoa học nông nghiệp, một phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất tại Tây Nguyên.
+Ban tham mưu gồm:
Văn phòng: Chuyên tổng hợp tình hình chung của Tổng công ty
Ban tổ chức cán bộ thanh tra: Tiến hành sắp xếp và bố trí tổ chức bộ máy sản xuất hoạt động kinh doanh, xây dựng quy chế và quản lý nội bộ.
Ban tài chính kế toán: Quản lý nguòn tài chính và quản lý nguồn thu chi, tổng hợp phân tích hoạt động kinh tế tài chính trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và các định mức trong sản xuất kinh doanh.
Ban kinh doanh tổng hợp: Điều hành công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Phụ trách về các quan hệ quốc tế, khai thác khả năng đầu tư nước ngoài.
Ban khoa học và công nghệ:
Ban kế hoạch và đầu tư: Xây dựng các kế hoạch sản xuất và kinh doanh, các dự án đầu tư, thu mua cà phê ở các tỉnh phía Bắc để kinh doanh xuất khẩu. Tập hợp tình hình về sản xuất và kinh doanh cây cà phê.
2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam vào thị trường EU
EU là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của cà phê Việt Nam. Điều này được thể hiện ở chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới, có nhu cầu đa dạng về mặt hàng này. Hơn nữa EU là một khu vực kinh tế phát triển ốn định, có đồng tiền chung Euro, mức tiêu thụ ở thị trường này lớn. Vì thế vị thế của EU ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế. Đăc biệt khi EU mở rộng thêm 10 thành viên đã tác động tích cực về quan hệ kinh tế thượng mại giữa EU và các nước đang phát triển. Việc hoà nhập các tiêu chuẩn chung trên khắp châu Âu như việc giảm thuế nhập khẩu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng những quy định chung về thuế quan, cạnh tranh đã tạo điều kiện cho hàng hoá các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng vào thị trường EU thuận lơi hơn.Tuy nhiên EU là thị trường khó tình, yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Nếu đảm bảo yêu cầu trên thì sản phẩm đẽ dàng vào thị trường EU cũng như sản phẩm mặc nhiên đạt được những sản phẩm quốc tế và dễ dàng nhập khẩu vào thị trường khó tính khác.
2.1. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam
Tổng công ty cà phê Việt Nam là một doanh ngiệp nhà nước lớn, đứng đầu trong ngành cà phê. Hàng năm Tổng công ty đã thực hiện sản xuất tạo nguồn hàng, kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cà phê. Tổng công ty đã đạt được những thành công lớn, hàng năm thu về một nguồn ngoại tệ khá lớn chiếm từ 20-30% kim ngạch cả nước.
Bảng kim ngạch xuất khẩu của VINACAFE
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Kim ngạch xuất khẩu của Vinacafe (Triệu USD)
72,2
106.7
114
89
94,5
96
Mức độ tăng giẩm( %)
47,8
6,8
-21,9
6,18
1.59
( Nguồn của ICO)
Từ năm 1999-2001 kim ngạch xuất khẩu của Vinacafe luôn tăng. Đặc biệt vào niên vụ 1999-2000 kim ngạch cà phê của Vinacafe tăng đột biến với 47,8% so với niên vụ trước. Nguyên nhân là do năm 1999 cà phê thế giới chịu ảnh hưởng của hạn hán kéo dài. Việt Nam lại ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng này nên xuất khẩu tăng lên, do đó kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt.Tuy nhiên năm 2002 thì do tình hình cung cầu cà phê thế giới có sự chênh lệch khá lớn, trong đó cung lớn hơn rất nhiều so với cầu dẫn đến khủng hoảng thừa đẩy giá xuống thấp. Vì thế kim ngạch cà phê bắt đầu có xu hướng giảm xuống. Năm 2004 thì giá cà phê thế giới đi vào ổn định hơn do vâỵ kim ngạch cũng tăng khá và ổn định.
Đối với thị trường EU là thị trường lớn của Vinacafe nên mang lại cho Tổng công ty một lượng ngoại tệ khá lớn. Điều này thể hiện bằng chỉ tiêu kim ngạch của Vinacafe trên thị trường EU như sau .
Bảng kim ngạch xuất khẩu của Vinacafe vào thị trường EU.
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Kim ngạch (1000USD)
18.997
26.675
28.522
22.235
26.224
28.3400
Mức độ tăng giảm(%)
40,4
6,9
-22
18
8,08
(Báo cáo xuất khẩu hàng năm của Tổng công ty)
Năm 2001 được coi là năm thành công nhất của cà phê Việt Nam nói chung Vinacafe của Vinacafe nói riêng. Kim ngạch của Vinacafe đạt 28.522.000 USD tăng 6,9 % so với năm 2000. Tuy nhiên kim ngạch cà phê xuất khẩu luôn phụ thuộc Vinacafe vào giá cả cà phê. Năm 2002 do có sự giảm sút về giá dẫn đến kim ngạch giảm –22% so với năm trước. Năm 2003 do nhu cầu tiêu thụ cà phê của EU tăng lên vinacafe vì thế xuất khẩu vào thị trường này tăng lên 18% so với năm trước. Điều này là tín hiệu đáng mừng cho ngành cà phê nước ta.
2.2. Cơ cấu sản phẩm cà phê.
Loại cà phê xuất khẩu của Vinacafe.
Việt Nam nói chung và Vinacafe nói riêng đều xuất khẩu 2 loại cà phê chính đó là cà phê Robusta và cà phê Arabica.Trong đó cà phê Robusta là chủ yếu, chiếm khoảng 80% trong tổng cà phê xuất khẩu.
Bảng loại cà phê xuất khẩu của Vinacafe vào EU
Loại cà phê
Arabica
Robusta
Loại 1
Loại 2
Loại 1
Loại 2
Độ ẩm
12.5 %
12.5 %
12.5 %
13 %
Hạt đen vỡ
3 %
5 %
3 %
5%
Tạp chất
0.3%
0.5 %
0.5 %
1 %
Hạt cỡ N.16
90 %
90 %
Hạt cỡ N.13
90%
90 %
( Nguồn Europe)
Sản phẩm cà phê xuất khẩu
Từ trước năm 200 thì Vinacafe hầu hết chỉ xuất khẩu cà phê nhân. Loai cà phê này không qua chế biến do đó giá trị xuất khẩu không cao. Mấy năm trở lại đây do nhu cầu tiêu dùng cà phê của EU tăng lên, hơn nữa chủng loại cũng như cơ cấu sản phẩm cũng đòi hỏi đa dạng hơn. Do đó Tổng công ty cũng đã tìm mọi cách đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài cà phê nhân còn có cà phê hoà tan, cà phê thành phẩm. Loại cà phê hoà tan này còn chưa chiếm được thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng EU nên lượng cà phê này xuất khẩu vào thị truờng EU chiếm một tỉ lệ thấp chỉ khoảng 4-5%. Ngoài ra cũng có cà phê thành phẩm nhưng tỉ lệ này cung không cao, chỉ khoảng 7-9%. Sản phẩm này chủ yếu được Vinacafe xuất khẩu vào thị trường dễ tính như Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Nhật, Malaysia,.. Vì vậy trong vòng vài năm tới Vinacafe cần phải tăng khối lượng 2 loại cà phê xuất khẩu là cà phê hoà tan và cà phê thành phẩm. Có như vậy mới nâng cao được gí trị xuất khẩu cho Việt Nam nói chung cũng như Vinacafe nói riêng. Ngoài ra cũng cần đa dạng hoá sản phẩm bằng cách tăng các mặt hàng chứa cà phê như bánh kẹo cà phê, sữa cà phê ,Nếu tính theo sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU, thì Tổng công ty có cơ cấu xuất khẩu từng loại sản phẩm như sau.
Bảng sản phẩm cà phê xuất khẩu vào EU
Sản phẩm cà phê
Số lượng
Trị giá (USD)
Cà phê Mix (3 in 1)
1.600 Bao
1.520.000
Cà phê hoà tan
800 Hộp
940.000
Cà phê bột
1100 Hộp
1.105.600
Cà phê rang xay
600 Kg
620.000
(Nguồn của ban XNK- Tổng công ty)
Như vậy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU Vinacafe mới chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân, cà phê hoà tan, cà phê bột, cà phê rang xay rất ít. Mà chính sản phẩm cà phê này đem lại giá trị lớn hơn rất nhiều cà phê nhân.Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang EU các doanh nghiệp nên chú ý đến việc đa dạng hoá sản phẩm cà phê mà cần chú trọng đến cà phê chế biến.
2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Vinacafe trên thị truờng EU.
EU là thị trường có nhu cầu tiêu thụ cà phê khá lớn, tương đối ổn định. EU với dân số 455 triệu người, thu nhập cao.Tuy nhiên đây là thị trường rất khó tính do đó để chiếm lĩnh thị truờng này không phải đơn giản.
Năm 2003 nước ta xuất khẩu được 352 nghìn tấn cà phê vào EU chiếm 47% và 109 nghìn tấn vào thị trường Hoa kỳ chiếm 14,6%.
Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Vinacafe
Nước
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Mỹ
9729
3416
2512
3546
3674
Pháp
1264
1275
84
950
1000
Hà Lan
4467
2771
1001
535
637
Singapore
2373
778
590
697
672
Thuỵ Sỹ
6713
1284
581
797
790
( Nguồn của hiệp hội cà phê- ca cao Việt Nam)
Mấy năm gần đây Việt Nam xuất khẩu cà phê đến hơn 60 nước, vùng lãnh thổ, thu về 400-600 triệu USD. Việt Nam có quan hệ thương mại với tất cả các hãng cà phê lớn trên thế giới. Khối lượng cà phê xuất khẩu ngày càng lớn mà Việt Nam tiêu dùng rất ít chỉ khoảng 5% sản lượng sản xuất ra chính vì vậy cần phải tìm cách mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Ở Việt Nam với sản lượng khá lớn không thể thụ động ngồi chờ ai đến mua thì bán mà cần chủ động tạo thị trường, mở cơ quan đại diện và sử dụng các phương thức thương mại khác như đổi hàng, trả nợ Nhà nước và các hiệp định Chính phủ.
EU có nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn, qua bảng sau ta có tình hình các nước hàng đầu nhập khẩu cà phê của Vinacafe:
STT
1999
2000
2001
2002
Tên nước
%
Tên nước
%
Tên nước
%
Tên nước
%
1
Đức
25,58
Anh
24,29
Anh
21,15
Anh
24,5
2
Anh
11,92
Hà Lan
15,73
Hà Lan
17,74
Hà Lan
16,4
3
Pháp
6,59
Pháp
7,11
Pháp
8,81
Pháp
8,2
4
Hà Lan
5,88
Đức
6,82
Đức
7,04
Bỉ
7,5
5
Bỉ
5,51
Italia
5,57
Bỉ
6,86
Đức
6,0
(Nguồn: Ban XNK-Tổng công ty cà phê Việt Nam )
Từ năm 1999 trở về trước, thị trường Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0035.doc