Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chè ở công ty chè Mỹ Lâm – Tuyên Quang

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 5

Danh mục các từ viết tắt 6

Khái quát quá trình thực hiện chuyên đề thực tập 7

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 9

1. 1. Khái niệm và các vấn đề liên quan đến xuất khẩu 9

1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 9

1.1.2. Vai trò của xuất khẩu 9

1.1.2.1. Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân 9

1.1.2.2. Vai trò đối với nền kinh tế thế giới 12

1.1.2.3. Vai trò đối với doanh nghiệp 13

1.2. Các hình thức xuất khẩu 14

1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 14

1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp 15

1.2.3. Xuất khẩu gia công ủy thác 15

1.2.4. Xuất khẩu hàng đổi hàng 16

1.2.5. Tái xuất khẩu 17

1.3. Các nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu 17

1.3.1. Nghiên cứu thị trường 18

1.3.2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 20

1.3.3. Xây dựng kế hoạch và lập phương thức giao dịch 20

1.3.4. Giao dịch, đàm phán trước kí kết hợp đồng xuất khẩu 21

1.3.5. Kí kết hợp đồng 22

1.3.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 23

1.3.6.1. Kiểm tra L/C ( Letter of Credit) 23

1.3.6.2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 23

1.3.6.3. Thuê phương tiện vận chuyển 24

13.6.4. Kiểm nghiệm hàng hóa 25

1.3.6.5. Làm thủ tục hải quan 25

1.3.6.6. Giao hàng 26

1.3.6.7. Mua bảo hiểm 27

1.3.6.8. Thanh toán hợp đồng 28

1.3.6.9. Giải quyết tranh chấp 28

1.3.7. Đánh giá hiệu quả thực hiện 29

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nói chung 30

1.4.1. Nhóm các nhân tố bên trong – nhân tố chủ quan 30

1.4.1.1. Vốn 30

1.4.1.2. Con người 30

1.4.1.3. Bộ máy điều hành 31

1.4.1.4. Hệ thống cơ sở vật chât, giao thông vận tải 31

1.4.1.5. Tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp 31

1.4.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài – nhân tố khách quan 32

1.4.2.1 Môi trường kinh doanh xuất khẩu 32

1.4.2.2. Môi trường tự nhiên 32

1.4.2.3. Nhân tố chính trị – pháp luật, tập quán văn hóa 33

1.4.2.4. Nhân tố khoa học công nghệ 33

1.5. Giới thiệu về cây chè, ngành chè và hoạt động xuất khẩu

chè Việt Nam 33

1.5.1. Giới thiệu về cây chè Việt Nam 33

1.5.2. Giới thiệu về ngành chè Việt Nam và hoạt động xuất khẩu 35

1.5.3. Ý nghĩa của việc xuất khẩu chè 36

1.5.3.1. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm

nghèo cho đất nước 36

1.5.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất 38

1.5.3.3. Tăng giá trị kim nghạch xuất khẩu, thu ngoại tệ góp phần thực hiện

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước 38

1.5.3.4. Góp phần tạo cân bằng sinh thái 39

1.5.3.5. Thực hiện phân công lao động quốc tế 39

1.6. Cung cầu về sản phẩm chè và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

chè 41

1.6.1. Cung cầu về sản phẩm chè 41

1.6.1.1. Cung về sản phẩm chè 41

1.6.1.2. Cầu về sản phẩm chè 42

1.6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của nước ta 43

1.6.2.1. Chất lượng chè 43

1.6.2.2. Điều kiện tự nhiên 43

16.2.3. Thị trường và giá cả 43

1.6.2.4. Đối thủ cạnh tranh 44

16.2.5. Xu hương tiêu dùng, văn hóa quốc gia và thói quen sinh hoạt 44

16.2.6. Môi trường chính trị và chính sách quốc gia 44

16.2.7. Năng lực của đơn vị xuất khẩu 44

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT

KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY CHÈ MỸ LÂM – TUYÊN QUANG 45

2.1. Khái quát chung về tình hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm – Tuyên Quang 45

2.1.1. Giới thiệu về công ty và lịch sử hình thành phát triển của công ty 45

2.1.2. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty 47

2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm 48

2.1.3.1. Hội đồng quản trị 48

2.1.3.2. Ban giám đốc 49

2.1.3.3. Các phòng ban 49

2.1.3.4. Bộ phận nhà máy 50

2.1.4. Giới thiệu các sản phẩm của công ty 50

2.1.5. Phân tích SWOT của công ty 51

2.1.5.1. Điểm mạnh ( S – Strengths ) 51

2.1.5.2. Điểm yếu ( W – Weaknesses ) 51

2.1.5.3. Cơ hội ( O – Opportunities ) 51

2.1.5.4. Nguy cơ ( T – Thearts ) 52

2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh xuất khẩu chè của công ty cổ phầnhè Mỹ Lâm 52

2.2.1. Đặc điểm tình hình chung 52

2.2.2. Hiện trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ 53

2.2.2.1. Sản xuất nguyên liệu chè búp tươi 53

2.2.2.2. Chế biến 55

2.2.2.3. Tiêu thụ 63

2.3. Thực trạng xuất khẩu chè của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm 64

2.3.1. Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu 64

2.3.2. Thị trường xuất khẩu 66

2.3.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 69

2.3.4. Định giá xuất khẩu 69

2.3.5.Chất lượng của xuất khẩu chè 70

2.4. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu chè của công ty 70

2.4.1. Những chính sách đang được thực hiện 70

2.4.2. Những ưu điểm 70

2.4.3. Những tồn tại 70

2.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại 71

2.4.4.1. Nguyên nhân chủ quan 71

2.4.4.2 Nguyên nhân khách quan 73

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 74

3.1. Phương hướng phát triển chung 74

3.2. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 74

3.2.1. Nhóm các giải pháp duy trì và mở rộng thị trường 74

3.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường 75

3.2.1.2. Hoàn thiện quảng cáo, chào hàng và làm marketing xuất khẩu 75

3.2.1.3. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu chè 76

3.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao cạnh tranh 77

3.2.2.1. Hoàn thiện khâu chế biến, năng cao chất lượng chè xuất khẩu 77

3.2.2.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học

công nghệ 78

3.2.2.3. Tăng cường liên doanh với các đơn vị kinh tế, các bạn hàng lớn 79

3.2.2.4. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh và nghiệp vụ xuất khẩu cho CBCNV 80

3.2.3. Giải pháp về hợp tác quốc tế 81

3.3. Một số kiến nghị 82

3.3.1. Kiến nghị với địa phương 82

3.3.2. Kiến nghị với ngành chè Việt Nam 82

3.3.3. Kiến nghị với nhà nước 83

KẾT LUẬN 85

Danh mục các tài liệu tham khảo 86

 

 

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chè ở công ty chè Mỹ Lâm – Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm gần đây với việc triển khai giao đất và khoán vườn chè cho người lao động theo nghị định 01-CP của chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam để giải quyết đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên. Cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động, ngành chè đã tạo động lực khuyến khích người lao động phấn khởi chủ động đầu tư thâm canh vườn chè để đạt năng suất và chất lượng cao. Chè được trồng chủ yếu ở trung du và miền núi phía Bắc và khu vực tỉnh Lâm Đồng. Việc phát triển cây chè đã tạo việc làm cho hàng chục ngàn người lao động ở nông thôn và miền núi. Trước đây, vùng trung du và miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương, ngô, sắn… Với thu nhập lúa nương trung bình 2-3 triệu/ha, còn trồng 1 ha chè trên vùng đồi núi khô cằn thu được 10-12 triệu /ha, sau khi đã trừ đi các chi phí đầu tư ban đầu 1 ha chè thu hoạch được bằng 3 – 4 lần lúa nương. Nhờ vậy đời sống người làm chè được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân toàn ngành năm 1996 chỉ đạt 430.000 đồng/người/tháng, năm 1997 đã tăng lên 550.000đồng /người /tháng, năm 2000 đạt 850-900 nghìn đồng/người/tháng. Năm 2009 đạt 1,65 triệu đồng/ ng / tháng, trong năm 2011 dự kiến sẽ đạt ở mức 2 triệu đồng/ng/tháng. Việc mở rộng sản xuất và sự thành lập của các công ty sản xuất chế biến chè xuất khẩu đã thu hút hàng vạn lao động phổ thông, giải quyết được phần nào gánh nặng thất nghiệp cho Nhà Nước. 1.5.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Cây chè vốn rất thích nghi với các điều kiện đất đai đồi núi, đặc biệt là vùng trung du. Việc sản lượng chè xuất khẩu ngày càng tăng đã đặt ra yêu cầu về nguyên liệu lớn, các diện tích đất bỏ hoang, đồi tre nứa dại đã được quy hoạch, khai hoang để trồng chè. Nhờ trồng chè chúng ta đã đưa nhanh vòng quay sử dụng đất, không để đất hoang một cách lãng phí, nâng cao hệ số sử dụng đất. Diện tích đất trồng chè đã tăng lên rất nhanh, theo dự kiến thì đến năm 2015 cả nước sẽ có 150 ngàn ha chè. 1.5.3.3. Tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu và tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, hàng năm mang về cho đất nước rất nhiều ngoại tệ để thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước như: Năm 2001 đã xuất khẩu được 40 ngàn tấn tăng 9,94% so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu 70triệu USD, 5 tháng đầu năm 2002 đã xuất khẩu được 25 ngàn tấn đạt giá trị 28 triệu USD. Năm 2009, xuất khẩu chè đạt 117 ngàn tấn, giá trị kim ngạch 150 triệu USD. Chỉ trong tháng 1/2011 cả nước đã xuất khẩu 11,1 ngàn tấn chè các loại, trị giá 16,2 triệu USD, tăng 4,95 % về khối lượng và 11,9 % về giá trị so với tháng 1/2010. Tuy những con số này vẫn chưa thực cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của chúng ta nhưng xuất khẩu chè cũng đã đóng góp một nguồn vốn dáng kể cho đất nước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hiện nay chúng ta xuất khẩu chè sang hơn 110 quốc gia khác nhau. Từ đó tạo ra nhiều mối quan hệ kinh tế cho các doanh nghiệp trong ngành chè nói riêng và các doanh nghiệp trong cả nước nói chung, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp của chúng ta có thể tiếp thu được các thông tin nhanh hơn, và sáng tạo hơn. 1.5.3.4. Góp phần tạo cân bằng sinh thái Môi trường sinh thái của nước ta đang bị phá hoại nặng nề thể hiện ở những hiện tượng thiên tai dồn dập như lụt, lũ , đất sói lở, hạn hán. Nguyên nhân của những hiện tượng đó là do: Sự tàn phá rừng, sự lạm dụng phân bón hoá học và các hoá chất khác, sự tiêu diệt những vi sinh vật có ích. Nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là phải phủ xanh núi trống, đồi trọc, hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, trả lại độ phì nhiêu cho đất. Trước thực trạng của môi trường Việt Nam như vậy, hiện nay việc trồng chè đã góp phần giữ gìn môi trường với diện tích trên 140 ngàn ha chè cùng với hàng vạn vườn cây, ao cá của những người lao động ở các vùng chè khác nhau trên cả nước đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển rừng, giữ gìn môi trường. Với phương châm trồng chè kết hợp với nông –lâm nên chống được sói mòn đất, giữ được ẩm cho chè và giữ được cân bằng sinh thái. Trước khi trồng chè, trồng cây phân xanh, cây bóng mát họ đậu sẽ cho đạm và cho mùn, giúp cho cây chè phát triển tốt, Trên nương chè đào những dãy hào giữa các hàng chè để giữ mùn, giữ nước. Khi mùn đất lấp đầy hào này, sẽ đào hào khác, làm như thế vừa giữ được độ ẩm cho chè, vừa tạo được cân bằng sinh thái, và dùng để thả cá thêm thực phẩm cải thiện đời sống. Việc phòng trừ sâu bệnh được tiến hành theo phương pháp tổng hợp iPM, tạo điều kiện sinh thái mát ẩm, kết hợp với công tác đốn, hái, canh tác để giảm bớt sâu có hại, Qua đó hạn chế được việc sử dụng thuốc hoá học vừa lãng phí lại gây ô nhiễm môi trường. Về phân bón, các cơ sở trồng chè đã tận dụng tối đa nguồn cỏ rác tại chỗ, phân chuồng, bùn , rác thải… chế biến thành phân bón cho chè, giảm thiểu rác thải nông nghiệp và ô nhiễm môi trường. 1.5.3.5. Thực hiện sự phân công lao động quốc tế, Trong hơn 30 năm qua, cho đến năm 1991 ngành chè chủ yếu giao chè chủ yếu cho các nước Liên Xô cũ và khu vực Đông Âu để thực hiện các hiệp định được ký kết giữa chính phủ Việt Nam các nước thuộc khối SEV. Khối lượng chè giao hàng từ 12-14,000 tấn. Tuy nhiên, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1992 trở lại đây việc trao đổi hàng hoá để thực hiện các hiệp định được ký kết giữa các nước trong khối SEV không còn nữa, một số mặt hàng của Việt Nam trong đó có mặt hàng chè đã chuyển sang thị trường mới như Iraq, Angiêri. Từ năm 1993 đến nay, năm ngành chè đã xuất trả nợ sang irắc từ 5-7,000 tấn, Cộng hoà hồi giáo Iran cũng đặt vấn đề liên doanh với Việt Nam để mỗi năm có thể cung ứng sang thị trường này 30 tấn chè. Nhu cầu chè trả nợ của Lybia cũng khoảng 1000 tấn. Ngoài việc thực hiện cam kết trả nợ chè co chính phủ. Chè Việt Nam còn thực hiện hợp đồng bán hàng cho các nước như Nhật Bản, Anh, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Pháp. Đặc biệt năm 1997, Tổng Công Ty chè Việt Nam đã thắng thầu lô hàng 3000 tấn chè giao cho Irắc trong chương trình đổi dầu lấy lương thực của liên hợp quốc. Tính cho đến thời điểm này, ngành chè Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 30 nước. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu từ 13.000-17.000 tấn chè, Nộp ngân sách nhà nước trên 15 tỷ đồng. Về hợp tác quốc tế : ở Miền Bắc ngành chè Việt Nam đã có liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh với Bỉ, Nhật Bản, Đài Loan tại Phú Thọ , Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yêu Bái, ở Miền Nam tại Lâm Đồng có 6 liên doanh với Nhật Bản và Đài Loan, tại Cầu Đất, Lân Hà …thu hút hàng ngàn lao động vào làm việc cải thiện thu nhập. Giúp cho ngành chè đổi mới công nghệ và phương thức quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Tóm lại, ngành chè xuất khẩu đã góp phần thực hiện những cam kết mà nhà nước đã ký kết với nước ngoài theo sự phân công chuyên môn hoá sản xuất trên cơ sở nhu cầu và khả năng của từng nước. Mặt khác, qua việc mở rộng thị trường tiêu thụ chè, Nhà nước ta cũng mở rộng giao lưu quốc tế. Ở đây có một quan hệ biện chứng thể hiện ở chỗ : Cam kết quốc tế càng rộng, ngành kinh doanh chè càng có “đầu ra ” rộng rãi và “đầu ra ” càng rộng, thị trường tiêu thụ chè càng nhiều, giao lưu quốc tế càng phát triển , Xuất khẩu chè thì chúng ta đã tạo ra sự ổn định cho những người chồng chè về mặt tiêu thụ sản phẩn tư đó họ yên tâm hơn với công việc của mình. Do đó chất lượng chè cũng phần nào được cải thiện từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh chè của nước ta trên thị trường thế giới. Và khi có thị trường tiêu thị ổn định thì người chồng chè sẽ yên tâm và gắn bó với nghề của mình nhiều hơn. 1.6. Cung cầu về sản phẩm chè và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè 1.6.1. Cung cầu về sản phẩm chè 1.6.1.1. Cung về sản phẩm chè : Cung về sản phẩm chè là số lượng sản phẩm chè mà ngành chè có khả năng và sẵn sàng cung cấp ra thị trường ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, Cung về sản phẩm chè có thể do hai nguồn chủ yếu: Do sản xuất chè trong nước hoặc nhập từ nước ngoài. Tuỳ theo điều kiện của từng nước mà tỷ trọng của những sản phẩm chè lưu thông trên thị trường do nguồn nào chiếm bao nhiêu là không giống nhau, có thể nước này có nhiều điều kiện thuận lợi thì cung từ sản xuất trong nước nhiều hơn nhập khẩu, một số nước thì lại đáp ứng nhu cầu trong nước bằng cách nhập khẩu từ nước ngoài. Việc xác định số lượng cung dựa vào diễn biến tình hình của thị trường và số liệu thống kê hằng năm về diện tích, năng suất, sản lượng, và sản lượng hàng hoá hàng năm của ngành chè. Tuy nhiên việc xác định lượng cung thực tế cho thị trường người ta căn cứ vào số lượng sản phẩm chè hàng hoá hoặc tỷ trọng hàng hoá sản phẩm chè. Tỷ trọng hàng hoá sản phẩm chè có thể nghiên cứu thông qua tỷ trọng hàng hoá. Điều này sẽ cho ta biết được khối lượng sản phẩm hàng hoá chè trong tổng sản phẩm nông nghiệp và trong tổng sản phẩm sản xuất quốc dân. Đương nhiên khối lượng cung sản phẩm chè xuất khẩu lại phụ thuộc vào bộ phận sản xuất sản phẩm chè và tiêu thụ trong nước, cho nên tiết kiệm và tiêu dùng hợp lý bộ phận sản phẩm chè tiêu dùng nội bộ là biện pháp quan trọng bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất chè để tăng khối lượng sản phẩm chè cung ứng ra thị trường xuất khẩu. Khả năng cung thực tế của sản lượng chè hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau : - Giá cả sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường: Trong đại đa số trường hợp, giá cả đóng vai trò là tham số điều chỉnh quan hệ cung cầu và theo đó điều chỉnh dung lượng và nhịp độ tiêu thụ của thị trường. Về cơ bản, khi giá cao, lượng cung tất yếu sẽ tăng lên và ngược lại. - Giá cả của sản phẩm cạnh tranh: Sự xuất hiện các sản phẩm mới, sản phẩm thay thế, và giá cả của chúng sẽ ảnh tới lượng cung của sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường. - Giá cả các yếu tố đầu vào: bao gồm giá chè nguyên liệu, tiền lương, các loại vật tư máy móc, giá than điện, xăng dầu cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá cả và lượng cung chè. - Các yếu tố cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật, giao thông vận tải, trình độ lao động. - Trình độ chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất nông nghiệp. - Các nhân tố về cơ chế, chính sách lưu thông sản phẩm chè của chính phủ trong từng thời kỳ và hiệu lực của chúng. - Môi trường tự nhiên: đất đai, nguồn nước và khí hậu. Ngoài ra những giải pháp về thị trường, vốn, công nghệ cũng ảnh hưởng tới cung sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường. Sự phát triển của công nghệ chế biến và mức độ tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật chế biến tiên tiến trên thế giới để tạo ra những giá trị sử dụng mới, chất lượng cao hơn, tạo ra những quan hệ mới trong cung cấp, kích thích mở rộng và phát triển thị trường. 1.6.1.2. Cầu về sản phẩm chè Cầu về sản phẩm chè là số lượng sản phẩm chè mà thị trường tiêu thụ có khả năng và sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm chè ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Nhu cầu về sản phẩm chè của xã hội có rất nhiều loại khác nhau. Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thì có nhu cầu chè cho tiêu dùng trong nước và nhu cầu chè xuất khẩu… Về phương diện kinh tế mà xét chúng ta thấy có hai loại nhu cầu sau : - Một là nhu cầu tự nhiên mà thực chất là nhu cầu về sản phẩm chè của dân cư tính theo số lượng dân số. Đây là phương diện mà các nhà chính sách cần tính tới nhằm thiết lập giải pháp để cân bằng cung cầu trong phát triển. - Hai là nhu cầu kinh tế, được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán, hay là cầu về sản phẩm chè mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Xét về phương diện kinh tế của các nhà kinh doanh thì đây mới là điều đáng chú ý. Cầu về sản phẩm chè hàng hoá cũng có những nhân tố tác động sau : - Trước hết là giá cả sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường, chủng loại và chất lượng sản phẩm chè. Trong trường hợp giả định các yếu tố khác không đổi thì khi giá cả tăng sẽ làm lượng cầu giảm và ngược lại. - Sự phát triển của các sản phẩm thay thế: Đối với sản phẩm chè, cầu sẽ giảm đi khi người ta xu hướng chuyển dịch sang tiêu dùng các sản phẩm tương tự mang tính chất thay thế như cà phê, ca cao, nước khoáng, nước giải khát, nước trái cây,,, - Mức thu nhập của người tiêu dùng: Sức mua hay nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng là yếu tố quyết định qui mô và dung lượng thị trường và ở mức độ nhất định đóng vai trò điều tiết sản xuất. - Tại mỗi mức giá, nhu cầu có khả năng thanh toán về sản phẩm chè sẽ phụ thuộc vào qui mô nhân khẩu tiêu dùng sản phẩm chè. - Các yếu tố thuộc về khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng đối với từng sản phẩm chè hàng hoá. - Các kỳ vọng của người tiêu dùng: Cầu sẽ thay đổi phụ thuộc vào kỳ vọng ( sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng giá cả của sản phẩm hàng hoá sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại về sản phẩm của họ sẽ giảm xuống và ngược lại. 1.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của nước ta 1.6.2.1 Chất lượng chè Chất lượng là một trong những yêu cầu hàng đầu của một sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt đối với những mặt hàng tiêu dùng như chè. Người tiêu dùng nước ngoài luôn quan tâm đến mức độ “ sạch “ hay độ an toàn vệ sinh thực phẩm của chè. Nếu các công ty chè Việt Nam đáp ứng được tốt các yêu cầu về chất lượng sẽ có cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. 1.6.2.2 Điều kiện tự nhiên: khí hậu, đất đai Chè là một mặt hàng nông sản, ở nước ta cây chè chủ yếu thích hợp cho vùng núi, trung du, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên liệu chế biến chè xuất khẩu, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho cây chè phát triển tốt, đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu chế biến cho các nhà máy, đơn vị chế biến kinh doanh xuất khẩu chè. 1.6.2.3 Thị trường và giá cả Bất kì một mặt hàng xuất khẩu nào cũng cần có thị trường, thị trường chè của Việt Nam chủ yếu là Nga và các nước Trung Đông, một số nước châu Âu. Hàng năm chúng ta xuất khẩu sang các thị trường này một lượng chè tương đối lớn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao phải mở rộng thêm thị trường, nếu không mở rộng được thị trường sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mở rộng thị trường sẽ tăng khối lượng sản phẩm xuất khẩu. Giá cả chè cũng ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu, hiện tại giá chè của Việt Nam chỉ bằng 50 -60% so với giá chè chung trên thế giới. Giá chè tăng giảm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu chè. Nếu giá chè quá thấp, các doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ, do vậy mà các đơn vị xuất khẩu luôn tìm cách tăng chất lượng để giá chè Việt Nam theo kịp giá của thế giới. 1.6.2.4 Đối thủ cạnh tranh Xuất khẩu là một hoạt động mua bán trên phạm vi quốc tế, các đối thủ cạnh tranh không đơn thuần là các doanh nghiệp nhỏ lẻ mà còn có cả sự tham gia của nhà nước quốc gia, chè Việt đang phải cạnh tranh với các chè các nước như Kenya, Ấn Độ … đây là các nước có khả năng cạnh tranh thị trường xuất khẩu rất mạnh của chè Việt Nam. 1.6.2.5 Xu hướng tiêu dùng, văn hóa quốc gia và thói quen sinh hoạt Chè là thức uống hàng ngày, tốt cho sức khỏe, có thể thay thế cafe và một số thức uống khác. Tuy nhiên không phải ở quốc gia nào người dân cũng ưa chuộng và dùng chè làm thức uống hàng ngày. Việc tìm hiểu kĩ lưỡng xu hướng tiêu dùng và thói quen sinh hoạt sẽ giúp cho việc tìm kiếm thị trường trường xuất khẩu chè hiệu quả hơn, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu chè. 1.6.2.6 Môi trường chính trị và các chính sách quốc gia Việc xuất khẩu chè ra nước ngoài cũng bị ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước hai bên trong nước và nước ngoài. Cụ thể là các chính sách thuế, các thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan… Nhưng nhìn chung ở nước ta thuế xuất khẩu chè đang được miễn thuế ở mức 0%, tạo cơ hội cho ngành chè phát triển, còn ở một số nước là bạn hàng tiêu thụ chè thì thuế đánh vào chè cũng rất được ưu đãi. 1.6.2.7 Năng lực của đơn vị xuất khẩu Bao gồm khả năng tài chính, cơ sở hạ tầng, trình độ nhân lực của đơn vị xuất khẩu ảnh hưởng đến khối lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thục của đơn vị. Các đơn vị xuất khẩu chè hiện nay không ngừng cải tiến kĩ thuật, đầu tư máy móc thiết bị, nghiên cứu thâm canh, lai tạo các giống chè năng chất lượng tốt PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM - TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát tình hình tổ chức và kinh doanh của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm 2.1.1. Giới thiệu về công ty và lịch sử hình thành công ty cổ phần chè Mỹ Lâm Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm Tên giao dịch quốc tế: My Lam Tea Joint Stock Company Tên giao dịch viết tắt: MSC Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cổ phần hóa Địa chỉ: xã Mỹ Bằng, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam SĐT: (84-027) 3875110-3875111     Fax: (84-027) 3875112-3875619 Website: mylamtea.com.vn Email: che_ml@hn.vnn.vn Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm được hình thành từ việc cổ phần hóa Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty Chè Mỹ Lâm, dựa trên cơ sở tự nguyện góp vốn cổ đông, Công ty được thành lập ngày 15 tháng 4 năm 2009. Tiền thân của công ty chè Mỹ Lâm là Nông trường chè Tháng Mười,được thành lập năm 1958 do trung đoàn bộ đội Hạ Sao thành lập, Sau đó được chuyển thành xí nghiệp Nông Công Chè Tháng Mười, trực thuộc tổng công ty chè Việt Nam. Thực hiện đề án tổ chức lại sản xuất vùng chè Tháng Mười theo chỉ đạo của ban thường vụ tỉnh ủy tại thông báo số 68/TB ─ TU ngày 29 tháng 03 năm 1999 và chỉ đạo của UBND Tỉnh, xưởng chè Tháng Mười được thành lập là đơn vị thành viên của công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, Xưởng chè Tháng Mười được tổ chức theo mô hình khép kín giữa sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến, gồm 14 đội sản xuất, quản lý 472,09 ha chè. Trong quá trình sản xuất kinh doanh xưởng chè Tháng Mười gặp không ít khó khăn trong việc vay vốn, liên doanh, liên kết với các đối tượng trong và ngoài nước, việc tiếp cận với thị trường tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mở rộng sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế quốc doanh đối với vùng nguyên liệu chè phía tây huyện Yên Sơn,Công ty chè Mỹ Lâm được hình thành theo quyết định số 400/QĐ – UB ngày 11/04/2000 của UBND Tỉnh Tuyên Quang, có số đăng ký kinh doanh 112736 và mã số thuế là 5000193784. Căn cứ vào : - Luật doanh nghiệp đã được kỳ họp thứ VIII Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005. - Nghị Định số: 109/2007/NĐ – CP ngày 26/06/2007 của Chính Phủ về việc chuyển hóa vốn doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành lập Công ty cổ phần. - Quyết định số 591/QĐ – CT ngày 04/03/2009 của chủ tịch UBND Tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển công ty chè Mỹ lâm thành công ty cổ phần. Với ngành nghề kinh doanh chính là trồng và chế biến chè xanh,chè đen xuất khẩu cùng các loại chè xanh phục vụ nội tiêu trong nước, mua nguyên liệu chè búp tươi của các hộ đân trong vùng. Với thế mạnh của một vùng chè truyền thống, cây chè đã trở thành cây công nghiệp Tuyên Quang. Hiện tại công ty đang quản lý 504,5 ha chè kinh doanh tại 10 đội sản xuất nông nghiệp, chức năng nhiệm vụ của các đội sản xuất nông nghiệp là trồng, chăm sóc, thâm canh cải tạo chè, thu hái nguyên liệu chè búp tươi đạt tiêu chuẩn bán cho nhà máy để sản xuất chế biến chè xanh,chè túi lọc, chè đen phục vụ cho xuất khẩu và nội tiêu, công nhân trồng và thu hái chè được trả lương theo hình thức lương sản phẩm, kế hoạch chăm sóc và thu hái chè do Công ty quy định với diện tích chè trên, với mỗi đội sản xuất có một trạm thu mua chè búp tươi riêng và tiến hành thu mua theo giá mà công ty quy định ở mỗi thời điểm, sau đó lượng chè thu mua được chuyển về nhà máy chế biến. Ngoài vùng nguyên liệu do công ty quản lý, công ty còn tiến hành thu mua nguyên liệu chè búp tươi của các hộ chè dân (không thuộc vùng nguyên liệu quản lý của công ty) thuộc các xã xung quanh công ty như: Phú Lâm, Nhữ Khê, Nhữ Hán, Mỹ Bằng nằm trong dự án thâm canh cải tạo vùng nguyên liệu bổ sung cho công ty. Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm ra đời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đóng góp thêm cho ngân sách nhà nước. Công ty luôn chủ động nghiên cứ thị trường, định hướng cho phát triển sản xuất kinh doanh,lựa chọn những phương án tổ chức sản xuất gọn nhẹ, thông thoáng tiết kiệm chi phí nhất. Vốn điều lệ của Công ty khi được thành lập là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng chẵn). Trong đó: Cổ phần của pháp nhân và thể nhân là: 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng chẵn). Năm 2009, công ty đã đầu tư dây truyền công nghệ mới nên sản phẩm của công ty rất đa dạng với số lượng lớn, chất lượng cao. Bởi vậy tổng doanh thu năm 2009 tăng 5.382.680.000 đồng tương ứng với 121,43% so với năm 2008. Do đó lợi nhuận gộp của công ty cũng tăng lên là 541.468.000 đồng, tăng 33,04% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thị trường do chất lượng sản phẩm tốt. Được như vậy là nhờ sự nỗ lực và cố gắng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty với sự giúp đỡ của UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp phần đưa Công ty ổn định sản xuất và kinh doanh, doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên. Cụ thể là kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây như sau: Bảng1: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM 2008 – 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009/2009 Năm 2010/2009 ( % ) ( %) Tổng doanh thu Tr.đ 24.447 38.47 44.473 157,3 115,6 Lợi nhuận gộp Tr.đ 1.76 2.341,468 2.624,886 130,03 112,1 Nộp NSNN Tr.đ 1.173,240 1.505,211 2.393 128,2 158,9 Tổng vốn kinh doanh Tr.đ 19.28 23.816 25.432 123,5 106,7 TNBQ/ người/tháng Tr.đ 1,8 2,5 2,7 138,8 108,0 ( Nguồn: P.Kinh Doanh – Công ty CP chè Mỹ Lâm tháng 1/2011) 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm là một doanh nghiệp với mô hình khép kín từ sản xuất chè búp tươi đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nên hoạt động sản xuất của công ty chia làm 2 ngành chính đó là: sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. - Sản xuất công nghiệp: Công ty có một nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu và một nhà máy chế biến chè xanh. Nhà máy chế biến chè đen đang hoạt động 3 ca (8h/ca) liên tục với công suất 48 tấn chè búp tươi/ngày, với thiết bị của Nga. Sản xuất chế biến chè xanh theo công nghệ truyền thống với thiết bị chủ yếu là của Trung Quốc và Đài Loan, công suất máy đạt 30 tấn chè tươi/ngày. Hiện nay công ty đã nhập khẩu thêm dây truyền sản xuất chè đen CTC hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức với công suất 60 tấn/ngày để phục vụ sản xuất chè đen xuất khẩu. -Sản xuất nông nghiệp: Là bộ phận quan trọng trong sản xuất của công ty, đóng vai trò chủ đạo trong việc cũng cấp chè búp tươi cho nhà máy chế biến. Năng suất bình quân chè Trung Du đạt 10 – 12 tấn/ha, chè lai PH đạt 16 – 18 tấn/ha. Sản xuất nông nghiệp đều có nhà làm việc cho bộ phận quản lý, trạm thu mua chè, kho vật tư. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN Phòng. KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH Phòng. KINH DOANH Phòng. TC - HC Phòng. KĨ THUẬT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN Các Đội Sản Xuất Xưởng Chè *TC-HC: Tổ chức – Hành chính 2.1.3.1. Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty theo Hiến pháp và Pháp luật, chịu trách nhiệm trước các cơ quan Nhà Nước. Hội đồng quản trị (HĐQT) bao gồm: - Chủ tịch hội đồng quản trị: Do HĐQT bầu ra, có quyền và nghĩa vụ lập các chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT và công ty, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, triệu tập và chủ tọa các cuộc họp của HĐQT, chủ tọa họp Đại hội cổ đông. - Phó chủ tịch HĐQT: Do HĐQT bầu ra,có nhiệm vụ thực hiện sự phân công của chủ tịch HĐQT, thay mặt chủ tịch HĐQT trong thời gian chủ tịch HĐQT vắng mặt để duy trì hoạt động của HĐQT. - Thành viên HĐQT: tham mưu và tham dự đóng góp ý kiến, biểu quyết thực hiện các quyết định của HĐQT. 2.1.3.2. Ban giám đốc: - Giám đốc: Phụ trách chung là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chè ở công ty chè Mỹ Lâm – Tuyên Quang.DOC
Tài liệu liên quan