LỜI NểI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VAI TRề CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
CễNG NGHIỆP NễNG THễN 2
I. ĐỊNH NGHĨA CễNG NGHIỆP NễNG THễN 2
1.1. Định nghĩa: 2
1.2. Cỏc loại hỡnh tổ chức của CNNT Việt Nam 2
1.3. Cơ cấu ngành nghề của CNNT Việt Nam 3
1.4. Một số chỉ tiờu chủ yếu đỏnh giỏ hiệu quả của CNNT Việt Nam 3
II. VAI TRề CỦA CễNG NGHIỆP NễNG THễN TRONG QUÁ TRèNH CễNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ NễNG THễN VIỆT NAM 4
1. Cụng nghiệp nụng thụn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và phỏt triển nụng thụn. 4
2. Cụng nghiệp nụng thụn một số nước và lónh thổ trờn thế giới. 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIấU THỤ SẢN PHẨM CHO CNNT
Ở NƯỚC TA 10
I. THỰC TRẠNG TTSP Ở THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI. 10
1. Ngành cà phờ 11
2. Ngành dệt 15
II. THỰC TRẠNG TIấU THỤ SẢN PHẨM Ở THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA. 20
III. NGUYấN NHÂN 24
1. Nguyờn nhõn về phớa nhà nước. 24
2. Nguyờn nhõn từ phớa DN. 29
IV. THỰC TRẠNG CễNG NGHIỆP NễNG THễN VIỆT NAM. 32
1. Thực trạng kinh tế nụng thụn. 32
2. Thực trạng cụng nghiệp nụng thụn Việt Nam - đỏnh giỏ tổng quỏt 33
3. Khớa cạnh cụng nghệ - cụng nghiệp trong cụng nghiệp nụng thụn Việt Nam. 34
4. Doanh nghiệp - dịch vụ trong cụng nghiệp nụng thụn Việt Nam 35
5. Kết cấu hạ tầng trong cụng nghiệp hoỏ nụng thụn Việt Nam. 35
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIấU THỤ SẢN PHẨM
CHO CNNT 36
I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 36
1. Thị trường nội địa: 36
2. Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu. 37
II. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC. 38
1. Biện phỏp kớch cầu của nhà nước 38
2. Xỳc tiến thương mại 38
3. Chớnh sỏch bảo hộ hợp lý để thỳc đẩy sản xuất trong nước phỏt triển,
khuyến khớch người tiờu dựng dựng hàng nội địa. 40
4. Biện phỏp tài chớnh, giỏ cả 41
5. Xõy dựng hệ thống cơ sở chế biến nhỏ ở nụng thụn 43
III. BIỆN PHÁP TỪ PHÍA DN. 43
1. Nõng cao chất lượng sản phẩm. 44
2. Hoạt động dịch vụ trong tiờu thụ sản phẩm. 50
3. Mạng lưới bỏn hàng. 52
4. Thụng tin. 52
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIấU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CễNG NGHIỆP
NễNG THễN VIỆT NAM. 53
1. Một số phương hướng phỏt triển cụng nghiệp nụng thụn Việt Nam. 53
2. Mục tiờu phỏt triển cụng nghiệp nụng thụn Việt Nam. 53
3. Một số giải phỏp chủ yếu nhằm đẩy mạnh cụng nghiệp nụng thụn. 54
KẾT LUẬN 56
58 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp để đạt được các mục tiêu cho thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vật giá Chính Phủ, các phái đoàn ngoại giao của Việt Nam cung cấp nhưng những thông tin đó mang tính chất tổng hợp, không đầy đủ nên không đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của từng DN. Mặt khác việc thu thập thông tin về thị trường của DN từ “kênh này” cũng không dễ dàng và thuận tiện do trở ngại của thủ tục hành chính đối với DN có văn phòng đại diện hay trụ sở đóng tại thành phố lớn thì còn có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng đối với DN vừa và nhỏ và ở xa trung tâm lớn thì việc thu thập thông tin cực kỳ khó khăn, nếu họ có thông tin thì cơ hội kinh doanh cũng qua rồi. Còn “kênh” thông tin trực tiếp giữa DN và thị trường nước ngoài thì vượt xa khả năng của DN do “tài chính eo hẹp”.
1.3. Do sự mất cân đối cơ cấu kinh tế giữa các khu vực, vùng trong cả nước.
Cơ cấu tăng trưởng giữa các khu vực của nền kinh tế không hợp lý làm cho thu nhập và theo đó là nhu câu của một bộ phận dân cư lớn nhất nước ta (khu vực nông thôn chiếm 76,5% dân số cả nước) không tăng lên được. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tương quan thu nhập của một lao động nông nghiệp với một lao động cong nghiệp như sau: năm 1996 – 65,95%, năm 1997 – 62,91%, năm 1998 – 56,69% mặc dù tương quan già giữa sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp trong những năm gần đây có lợi cho nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng của khu vực này thấp (đến cuối năm 1998 so với 1990 công nghiệp tăng 2,7 lần trong khi nông nghiệp tăng 1,4 lần), sự suy giảm về thu nhập đẫn đến sức mua ở khu vực nông thôn luôn duy trì ở mức thấp.
Tiền lương thực tế cúa cong nhân viên khu vực hành chính – sự nghiệp giảm do lạm phát. Tiền lương danh nghĩa kể từ năm 1993 đến nay về cơ bản không thay đổi, trong khi tỷ lệ lạm phát của 6 năm 1993 – 1999 gần 50%. Nhà nước mới bù trượt giá khoảng 20% ( năm 1995). Như vậy thu nhập thực tế của công nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp hiện nay chỉ còn 30% thu nhập danh nghĩa, ảnh hưởng đến sức mua của một bộ phận dân cư.
1.4. Sự phối hợp không đồng bộ của các cơ quản chức năng, hệ thống các văn bản của cơ quan nhà nước bị chồng chéo.
Tình hình sản xuất buôn bán hàng giả 6 tháng đầu năm 1999 có xu hướng ngày càng tăng. Hàng giả phổ biến là sử dụng nhãn mác bao bì của hang thật nhái theo kiểu dáng của hàng thật, cả hàng thật trong nước và ngoài nước hàng giả bao gồm hầu hết các chủng loại từ mặt hàng đơn giản rẻ tiền như nước giải khát,bánh kựo, đá quý ...hàng giả trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của con người và nguy hại hơn là làm cho uy tín của nhà sản xuất kinh doanh,hàng không bán được tồn kho.Sáu tháng đàu năm 1999bột ngọt AJINOMOTO giả chiếm 90%thị phàn.hàng rau câu của công ty đồ hộp Hạ Long bị nhái nhãn mác có thời diểm lên tới 90% thị phần khu vực mièn Tay Nam Bộ.Trong khi tệ nạn làm hàng giả ngày càng gia tăng thì việc phân công, phân cấp quản lý của các cơ quan quản lý Nhà Nước về chất lượng hàng hoá còn thiếu nhất quán, thhậm chí còn phủ định lẫn nhau.Điều 6 Nghị định 140HĐBT ban hành ngày 25/4/1991 quy định 7 cơ quan có thẩm quyền kiếm tra, xử lý việc sản xuât buôn bán hàng giả: Hệ thống cơ quan quản lý thị trường thuọc Bộ Thương Mại ;cơ quan Tiêu chuẩn đo lương chất lượng sở hữu công nghiệp,y tế,Thanh tra nhà nước, Công an hải quan.khi có nhiều người cùng chịu trách nhiệm làm một việc thì dễ dẫn đến mạnh ai nấy làm,dễ làm khó bỏ chồng chéo ‘lấn sân” nhau. Hiện nay, nhản hiệu sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường có nhiều văn bản điều tiết.Bộ Thương Mại có quyết định 636/TMQLCL ngày 26/7/1996 ban hành “quy chế nhãn sản phẩm đối vởi hàng hoá lưu thông trên thị trường”.Ba tháng sau, ngày27/2/1996 Bộ khoa học công nghệ và môi trường có quyết định 2576/QD-TDC cvề đăng ký chất lượng hàng hoá ... quy định về nhãn sản phẩm hàng hoá. Vậy cơ sở sản xuất, lực lượng kiểm tra kiểm soát phải tuân theo văn bản nào. Trong xử lý vi phạm có tới bốn nghị định 92/CP và 93/CP ngày 27/11/93; 46/CP ngày6/8/96 và 57/CP ngày 31/5/97. Cùng điều chỉnh xử lý đối với hành vi giả mạo nhãn sản phẩm theo tiết b, khoản 3, điều 15 nghị định 57/CP bị phạt từ 1—5 tr đồng. Nhưng đi vào cụ thể từng loại hàng hoá thì số tiền phạt cao nhất còn thấp hơn mức trần thấp nhất ở nghị định trên (VD:giả nhãn thuốc thú y đang lưu hành đã được đăng ký phạt 100.000-500.000đ theo tiết c, khoản 1 điều 5 nghị định 93/CP; giả mạo nhãn thuốc bảo vệ thực vật phạt 100.000-500.000đ theo tiết c, khoản 3 điều 5 nghị định 92/CP..). áp dụng văn bản nào trong 4 nghị định trên cho một hành vi vi phạm là điều băn khoăn của những người thực thi nhiệm vụ.
Sự chồng chéo mà người sản xuất kinh doanh rất e ngại là chòng chéo trong hoạt động thanh tra kiểm tra hàng giả. Mặc dù điều 7 nghị định 140/HDBT nêu rất rõ ràng, một trong 7 cơ quan có chức năng chống hàng giả khi nhận được nguồn tin tố cáo thì phải phối hợp với cơ quan khác tiến hành kiểm tra xử lý.. song trên thực tế sự phối hợp ấy chẳng những hãn hữu mà nhiều khi còn hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. Tháng 3/1997 đội quản lý thị trường quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra phát hiện và lập biên bản đối với chi nhánh công ty đồ hộp Hạ Long tại TP Hồ Chí Minh vì vi phạm quy chế nhãn sản phẩm,cho công nhân bóc nhãn cũ có thời gian sử dung đến 1996, thay nhãn mới có thời hạn sử dụng đến năm 2000. Sau đó chi cục thú yTP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra, láy mẫu đồ hộp để kiểm nghiệm.Tiếp đến Bộ Y tế, Bộ Thuỷ Sản, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường lại phối hợp kiểm tra và đưa ra kết quả trái nghược với Chi cục thú y.Ai cũng nói mình có quyền, ngành thú y bảo đấy là sản phẩm động vật nên là đối tượng thanh tra của mình, ngành Thuỷ Sản bảo là sản phẩm thuỷ sản, ngành y tế cho rằng đây thuộc chức năng quản lý nhà nước về hàng thực phẩm, bộ KH-CN-MT bảo là thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá.. sự việc gây xôn xao dư luận và tốn không biết bao mực của các nhà bào và cuối cùng đi đên kết luận là “ chi nhánh Đồ hộp Hạ Long không vi phạm.
1.5. Nhà nước khống chế quảng cáo khuyến mại.
Trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, quảng cáo là một công cụ hữu hiệu góp phần TTSP của DN. Nhưng theo luật thuế thu nhập DN “chi phí quảng caó khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ vàg các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7% tổng số chi phí”.
Việc khống chế quảng cáo khuyến mại chỉ ở mức 7% chi phí đã làm sản xuất kinh doanh của ngành bia chững lại. Nếu như năm 1997 doanh thu của tổng công ty Rượi - bia- nước giải khát đạt 2.385,574 tỷ đ nộp ngân sách 1.232,714 tỷ đ. Năm 1998 doanh thu đạt 2.529,594 tỷ đồng nộp ngân sách 1.295,151 tỷ đồng. Nhưng bắt đầu từ cuối năm 1998 ngành bia đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu TTSP. Lượng bia tồn kho của 2 công ty bia Sài Gòn và bia Hà Nọi tính đến cuối tháng 5 năm 99 là khoảng 9 tr lít. Trong đó công ty bia Sài Gòn tồn 8tr lít, bia Hà Nội tồn 1tr lít. Theo báo cáo của Tổng công ty, tính đến tháng 6/1999, giá trị tổng sản lượng của tổng công ty ước đạt 1.055,876 tỷ đ bằng 93,5% so với cùng kỳ năm 1998 và bằng 45,31% so với kế hoạch. Do sản phẩm tiêu thụ chậm thị trường tiêu thụ khó khăn và ngày càng bị thu hẹp Tổng công ty đãc tăng cường công tác khuyến mại để hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Nhưng chi phí cho quảng cáo khuyến mại bị khống chế ở mức 7% giá thành. Với các ngành hàng sản xuất kinh doanh khác, tổng chi phí chiếm tới 80-90% doanh thu thì 7% chi phí là con số không nhỏ nhưng ngành bia thì do phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tới 60-70% doanh thu ( bia hơi chịu thuế TTĐB 50%, bia lon 65%, bia chai 75%), nên phần chi phí ngoài thuế thấp, 7% chi phí này là không đáng kể. Dự kiến nhu cầu chi phí riêng cho khuyến mại để hỗ trợ khach hàng của công ty bia Sài Gòn là 80 tỷ đ (khoảng 10% tổng chi phí) trong khi chi phí cho phép dùng trong khuyến mại là 22 tỷ đ, số còn lại của7% được dùng cho các chi phí hội họp, tiếp khách, quảng cáo. mặc dù rất nỗ lực giúp đỡ khách hàng nhưng do chi phí hạn hẹp, sự hỗ trợ không được bao nhiêu trong khi các hãng bia nước ngoài không bị hạn chế về quảng cáo, khuyến mại đã có đủ các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng với những quà tặng phần thưởng hấp dẫn.. khách hàng quen bắt đầu bỏ sản phẩm của tổng công ty để bán những sản phẩm nước ngoài thu lợi nhuận cao.
2. Nguyên nhân từ phía DN.
2.1. Công nghệ lạc hậu nên chất lượng hàng hoá, hiệu quả sản xuất, năng xuất thấp.
Ngành cà phê: chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thu hoạch và công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm. Thu hoạch quả chín tươi, chế biến kịp thời và đúng quy trình công nghệ là yếu tố quan trọng giữ được phẩm chất, vốn có của hạt cà phê. Mặc dù trong thời gian qua, cà phê Việt Nam được các nhà cung ứng Mỹ và Châu Âu đánh giá cao về chất lượng cà phê xuất khẩu mới chỉ là bước đầu, còn chưa ổn định điển hình là số lượng hạt lỗi, vỡ, đen còn khà lớn làm cho chất lượng nước uống bị ảnh hưởng. Hiên nay Việt Nam đang sử dụng hai phương pháp chế biến: phương pháp chế biến kho và phương pháp chế biến ướt nên mặc dù ngành cà phê đã nỗ lực đầu tư vaò thiết bị chế biến để hạn chế tối đa sự mất cân đối giữa sản lương thu hoạch và khả năng chế biến nhưng nhìn lại hệ thống thiết bị hiện có từ máy móc có công suất lớn đến bán cơ khí và thủ công phần lớn còn lạc hậu, chắp vá, không đồng bộ, chất lượng kém. Trên thực tế trừ một số công ty, nông trường lớn là có sân phơi, còn phần lớn nông dân phơi trên đất, khá lắm là phơi trên bạt. phơi gặp mưa cũng không thềm chạy, họ không biết “mùi đất” thấm vào hạt cà phê vị chát là do thu hái cả trái xanh, có nơi cà phê xanh chiếm 15-20% lượng thu hoạch trong khi sản phẩmcà phê của hội nông đân chiếm 85% sản lượng cả nước.
2.2. Trình độ quản lý yếu kém, lạc hậu, chất lượng lao động thấp.
Theo nghiên cứu tổ chức BFRI về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam đứng thứ 48/59 Quốc gia được kiểm sát. lao động Việt Nam đạt 32điểm/100, thuộc vào nhóm yếu kém trong khi Singapore và các quốc gia được kiểm sát đạt 84 điểm.
Biểu 16: Bảng đánh giá chất lượng lao động một số nước.
Quốc gia
Năng suất
Lao dộng
Trình độ
Lao động
Kỹ năng
Nghề nghiệp
Đánh giá
Chất lượng LĐ
Singapore
Thuỵ sỹ
Nhật Bản
Bỉ
Mỹ
Việt Nam
85(1)
64(4)
68(3)
72(2)
20
83(3)
92(2)
97(1)
40
95(8)
100(1)
100(1)
100(1)
16
84(1)
75(1)
73(3)
73(3)
70(5)
32(48)
Ghi chú: số ngoài dấu ( )- số điểm trên thang 100.
số trong dấu ( )- thứ hạng về khả năng cạnh tranh
trên 59 Quốc gia được kiểm sát.
Qua đó ta thấy chất lượng lao động của Việt Nam quá kém dẫn đến mất khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Về trình độ quản lý king tế, sản xuất kinh doanh tuy đã được tăng lên một bước thaeo quy chế mới, song nói chung còn yếu kém tư duy và hành dộng chưa bắt kịp với tốc độ thay đổi của tình hình đâts nước nhiều mặt quản lý nhất là quản lý tài chính còn lỏng lẻo, sơ hở gây lãng phí và thất thoát, có những cơ hội có thể phát triển lại rụt rè, có những lúc mạnh dạn đầu tư lại không gặp vận may do đánh giá tình hình biến động trên thị trường không chính xác, đôi lúc chưa quán triệt sâu sắc mục tiêu hàng đầu của sản xuất kinh doanh là hiệu quả kinh doanh.
2.3. DN chưa xây dựng chiến lược kinh doanh(CLKD)
Hiện nay, ở hầu hết các DN chưa xây dựng cho mình một CLKD, mà làm ăn theo từng “ thương vụ” kiểu làm ăn “chụp giựt”. Phải chăng tư tương “ mì ăn liền này” cần phải bổ sung tư tương CLKD tính đến con đường làm ăn lâu dài.Cái lối làm ăn dựa vào các “lợi thế” nhất thời, các thủ thuật “mánh vặt” khai thác kẽ hở của pháp luật, của cô quan Nhà nước ..cần phải được thay thế bằng cung cách kinh doanh chân chính, có “ bài bản”và hiện đại. Điều này một phần do việc nghiên cứu, hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược trong hoạt động kinh doanh của các DN chưa có được sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu. Nền kinh tếViệt Nam chưa hội đủ các yếu tố, các điều kiện cần thiết để các DN có thể xây dựng và thực hiện quản lý theo chiến lược. Việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô chưa ổn định và chưa đáp ứng kịp thời sự chuyển biến của nền kinh tế -xã hội mà nhất là trong lĩnh vực kinh doanh XNK. Nhưng nhuyên nhân chủ quan là do sự nhận thức lý luận và thực tiễn về vai trò của công tác Kế hoạch hoá và quản lý chiến lược trong cơ chế thị trường của các DN chưa được nhất quán, nên việc xây dựng và thực hiện CLKD còn là một công việc khá mới mẻ đối vối các DN, điều này làm hạn chế việc sử dụng những phương pháp công cụ xây dựng CLKD mang tính khoa học và làm cho quá trình xây dựng CLKD của các DN chưa tuân theo một quy trình hợp lý
2.4 Quảng cáo chưa được chú trọng, nhiều DNNN còn có quan niệm sai lầm về quảng cáo.
Hiện nay, đa số các DN Việt Nam chỉ dành một số vốn rất hạn hẹp cho quảng cáo (một phần do quy định của Nhà nước: chi phí cho quảng cáo không quá 7% tốngố chi phí –theo luật thuế thu nhập DN) vá DN chưa hiểu biết cách sử dụng ngân sách cho quảng cáo. Theo thống kê của IAA (Hiệp hội quảng cáo Quốc tế ) đưa ra trong hội thảo sáng ngày 24/11/99 tại TP Hồ Chí Minh thì doanh số quảng cáo ở Việt Nam năm 1998là 110 tr USD. Bình quân 1,4USD / người trong khi ở Đài Loan là 10,6 USD/ người, ở Châu mĩ là 6-7 USD/ người. Hiện nay, trên các mặt báo chúng ta dễ dàng thấy tràn ngạp kiểu quảng cáo giới thiệu tên trụ sở công ty, lĩnh vực hoạt động và ảnh giám giám đốc.. một kiểu quảng cáo đơn điệu kém hiệu quảvà người đọc thường quyên ngay sau khi rời mắt khỏi trang quảng cáo bởi vì mục tiêu của quảng cáo là để khách hàng biết đến các thông tin về sản phẩm, dịch vụ là chính:chất lượng bao bì, thông số kỹ thuật, công dụng sản phẩm..từ đó có quyết định mua hàng ?Vậy thì sản phẩm ở đây là gì ? là ông giám đốc hay là những ngô nhà cao tầng không có một điểm gì nổi bật, ấn tượng. Còn quảng cáo trên ti vi của các công ty Việt Nam thì sao? Sau một cơn sốt “Phim thương mại” mà đi cùng với nó là điểm quảng cáo của các “ngôi sao” và “người đẹp” không biết họ định giới thiệu sản phẩm là các “ngôi sao” “người đẹp” hay là sản phẩm vì người xem đã bị cuốn vào “ngôi sao”và “người đẹp mất rồi”. Hiện nay công ty Việt Nam đã nhận thức được kiểu quảng cáo không hiệu quả đó thì vẫn rơi vào tình trạng quảng cáo dài,không ấn tượng, không có tính sáng tạo,thông điệp quảng cáo thì ghi hết huy chương này đến huy chương khácmà không đề cập đến “cái cần bán”và quảng cáo được xem như là một phương tiện để khoe trương. Các DN không thể đổ lỗi cho khách hàng là không hiểu được thông điệp quảng cáo bởi một chương trình quảng cáo hấp dẫn gợi được trí tò mò,khám phá của khách hàng của DNVN quá hiếm hoi.
2.5. Thiếu thông tin thị trường đặc biệt là thị trường XK và DNVN chưa có kinh nghiệm kinh doanh trên trường Quốc tế.
Trước đây khi nghị định 33/CP của Chính Phủ ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) còn hiệu lực, đa số các DN thường phàn nàn rằng có quá nhiều thủ tục hành chính, những điều kiện gây khó khăn, hạn chế khả năng kinh doanh XNK của DN. Nhưng đến khi Nghị định 57/NĐ-CP của Chính Phủ ra đời ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động XNK đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn taọ điều kiện thông thoáng về thủ tục pháp lý cho các DN chủ động trong kinh doanh XNK nhưng đến cuôí năm 1998 theo ông Đỗ Xuân Thuỷ - Giám đốc công ty XNK SIMEX- cho biết: có nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn không tăng, nhiều DN có hàng trong tay nhưng không biết XK sang thị trường nào. các DN hoàn toàn thiếu thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tập quán, sở thích, thị hiếu, thông lệ buôn bán ở nước sở tại. Chính vì sự eo hẹp về tài chính mà không thể lúc nào DN cũng cử cán bộ đi khảo sát và đặt văn phòng đại diện ở thi trường nước ngoài, thậm chí việc tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ tổ chức tại nước ngoài giới thiệu sản phẩm là điều xa xỉ với nhiều DN còn khả năng DN tự nối mạng Internet nhằm khai thác thông tin cũng như quảng cáo sản phẩm lại càng xa vời.
Hiện nay, ở nước ta có hãng kinh doanh thông tin REUTER LTD VIET NAM, nếu DN truy nhập 5 giờ /tháng với giá 250 USD, truy nhập 10 giờ /tháng giá là 400 USD, còn 20 giờ /tháng là 600 USD phương tiện truy nhập đơn giản chỉ cần một chiếc máy tính, một môden và một đường dây địên thoại. Mỗi lần truy nhập DN có thể thu thập rất nhiều thông tin cập nhật hoặc bất kỳ một sự quan tâm về thị trường giá cả, mặt hàng nào đó. Tuy nhiên hiện nay khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài còn các DN Việt Nam thì rất hiếm. Chính vì sự thiếu thông tin thị trường này mà ngành dệt may và giầy da tuy KNXK đạt trên 1tỷ USD nhưng chủ yếu là làm gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên giá trị thực thu ngoại tệ mới chiếm 20% KNXK.
2.6 Thiếu vốn.
Vốn luôn là vấn đề nóng bỏng của các DNVN tình trạng thiếu vốn là vấn đề nan giải của hầu hết các công ty Việt Nam vì thiếu vốn mà VINACAFE không thể duy trì tồn kho, chờ giá cao để xuất khẩu. Theo VINACAFE, để VINACAFE xuất khẩu đươc 70.000 tấn cà phê, cần tới trên 1000 tỷ đồng vốn. Trong khi đó vốn của VINACAFE chỉ có hơn 10 tỷ đồng còn lại phải vay ngân hàng 150 tỷ đồng, quay vòng 9 tháng,lãi xuất phải trả hơn 1,1 tỷ/tháng. Thiếu vốn, lãi xuất trả ngân hàng lớn đã buộc VINACAFE không thể tăng mua cà phê vào mùa thu hoạch rộ, không thể gom hàng chờ giá cao mới xuất khẩu. Ngược lại phải nhanh chóng bán hàng ra, quay vòng vốn nhanh, nên thua thiệt trong xuất khẩu là điều khó tránh khỏi đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm gía cà phê trong nước xuống thấp trong mùa thu hoạch gây thua thiệt cho người trồng. Theo một quan chức của hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam (VICOFA) đã tính Việt Nam có thể thu hoạch thêm 40 tr USD trong xuất khẩu hơn 404.000 tấn cà phê 98/99. Nếu bán được giá như Inđônêxia (90 USD/tấn) cũng do thiếu vốn mà cho đến nay Việt Nam chưa thể tham gia hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC). Vì Việt Nam khó có thể thực hiện được nguyên tắc cơ bản của (ACPC) là:khi giá cà phê thế giới xuống thấp ACPC sẽ hạn chế xuất khẩu, tăng dự trữ chờ tăng giá đảm bảo quyền lợi chung cho cả người sản xuất và xuất khẩu.
IV. Thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam.
1. Thực trạng kinh tế nông thôn.
- Nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân hàng năm 4,7%, đây là tốc độ cao và tương đối liên tục nhưng do khởi điểm thấp nên giá trị tuyệt đối tăng chưa cao.
- Năng suất đất đai, năng suất lao động còn thấp do dân số vẫn giữ tỷ lệ cao trong nông thôn.
- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế còn chậm: trồng trọt chiếm 75 giá trị nông nghiệp, lương thực chiếm 75% giá trị trồng trọt, chăn nuôn chưa là ngành sản xuất chính, nghề rừng và nuôi trồng thuỷ sản tỷ trọng nhỏ bé.
- Phát triển ngành nghề công nghiệp và dịch vụ nông thôn gặp nhiều khó khăn: nghề cổ truyền trong kinh tế nông thôn với số lượng nhỏ bé, hàng hoá nông thôn còn thấp chưa có các nhân tố kích thích.
- Kinh tế nông thôn phát triển dựa nhiều vàotài nguyên và sức lao động chưa có sự chiếm lĩnh của khoa học công nghệ.
- Lực lượng lao động nông thôn dồi dào, sẵn sàng cung cấp cho công nghiệp nông thôn.
2. Thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam - đánh giá tổng quát
- Công nghiệp nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực thực sự, sự quản lý xơ cứng gò bó trước đây đã được xoá bỏ về cơ bản những chủ trương, chính sách hoá đời sống kinh tế đã dần dần thấm vào mỗi người dân, cơ cấu vốn đầu tư ở nông thôn đã chuyển theo hướng giành cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhiều hơn.
- Cơ cấu công nghiệp nông thôn đã thay đổi theo hướng thích ứng với cơ chế kinh tế mới trong những điều kiện mới. Sự thay đổi rõ nhất là trong cơ cấu thành phần kinh tế. Kinh tế hộ và các doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn tăng lên một cách nhanh chóng trong khi các hợp tác xã và kinh tế Nhà nước, giảm đi rõ rệt. Ngành nghề, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển nhanh chủ yếu phục vụ trực tiếp đời sống tại chỗ, khai thác nguồn lực tại chỗ (kể cả truyền thống sản xuất, tay nghề và kỹ năng kinh doanh của người lao động) hoặc có quan hệ liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, có thị trường tương đối ổn định, như chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường, chế biến gỗ và lâm sản, dệt may...
- Nhiều ngành nghề, sản phẩm truyền thống từng bị mai một đã dần dần được khôi phục lại do yêu cầu khách quan của nền kinh tế, của thị trường trong nước và quốc tế.
* Tuy nhiên, hiện nay công nghiệp nông thôn đang đứng trước những khó khăn:
- Kinh tế nông thôn thu nhập thấp, kém phát triển, cây lúa chiếm tỷ lệ tuyệt đối, sức mua còn yếu.
- Công nghiệp nông thôn rất nhỏ bé, chiếm 2% lao động ở nông thôn, giá trị xấp xỉ 7% giá trị sản lượng nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Trình độ kỹ thuật của công nghiệp nông thôn còn thấp cả về sản phẩm, thiết bị lẫn công nghệ.
- Công nghiệp nông thôn phát triển không đồng đều.
- Thị trường nông thôn chậm phát triển với cơ cấu manh mun, phân tán, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá thấp.
- Kinh nghiệm người nông dân trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn hạn chế, chưa dám chấp nhận rủi ro và mạnh dạn kinh doanh, đầu tư.
- Điều kiện cơ sở vật chất xã hội cho kinh doanh chưa được chú trọng.
- Cơ chế quản lý tập trung bao cấp vẫn tồn tại ở nông thôn.
- Trình độ sản xuất không đồng đều, có sự khác nhau giữa các vùng, các ngành.
3. Khía cạnh công nghệ - công nghiệp trong công nghiệp nông thôn Việt Nam.
* Công nghiệp nông thôn Việt Nam còn quá nhỏ bé, trang thiết bị đơn giản, công nghệ lạc hậu, lãng phí nguyên liệu, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao công nghệ của công nghiệp nông thôn được thể hiện ở ba mặt chính.
- Trình độ kỹ thuật và công nghệ của công nghiệp nông thôn đang ở mức thấp: các thiết bị chuyển giao bị thải loại của công nghiệp quốc doanh, công nghiệp đô thị.
- Yếu tố an toàn lao động, bảo vệ môi trường thường ít chú ý trong công nghệ và thiết bị chuyển giao cho khu vực nông thôn: chất thải công nghiệp, ô nhiễm ồn, nóng, bụi.
- Hiệu quả và trình độ sử dụng thiết bị của công nghiệp nông thôn còn thấp.
* Bên cạnh đó, việc đổi mới và chuyển giao công nghệ và thiết bị trong công nghiệp nông thôn gặp phải một số hạn chế:
- Đội ngũ thanh niên nông thôn kém về tay nghề, thiếu năng lực quản lý, vận hành doanh nghiệp theo tình hình mới.
- Yếu kém công nghệ ở nông thôn vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của tình trạng nghèo nàn ở nông thôn.
- Thiếu vốn dẫn đến khó đầu tư, cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động.
- Cơ sở hạ tầng ở nông thôn kém phát triển, đồng bộ, không thích hợp với trang bị các công nghệ hiện đại, đắt tiền.
4. Doanh nghiệp - dịch vụ trong công nghiệp nông thôn Việt Nam
* Doanh nghiệp trong công nghiệp nông thôn.
- Quy mô sản xuất.
- Trình độ cơ khí hoá.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Dịch vụ trong công nghiệp nông thôn được hình thành bởi các loại sau:
- Dịch vụ về vốn ở nông thôn.
- Dịch vụ cơ khí.
- Dịch vụ thương nghiệp.
Trong ba loại dịch vụ trên thì dịch vụ về vốn đối với công nghiệp nông thôn là quan trọng nhất nhưng lại gặp không ít khó khăn: thiếu vốn, mạng lưới tín dụng nông thôn chưa phát triển, tín dụng ngoài quốc doanh nông thôn chưa nhiều, cơ sở vật chất hệ thống tín dụng nông thôn thô sơ, nghèo nàn, trình độ cán bộ thấp...
5. Kết cấu hạ tầng trong công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam.
* Xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn.
- Kết quả của xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn.
- Mật độ đường thấp kém chất lượng.
- Công nghệ làm mặt đường thô sơ đơn giản, chủ yếu là dân tự làm.
* Xây dựng mạng lưới điện:
- Kết quả của xây dựng mạng lưới điện.
- Sự phát triển chưa đồng bộ của các ngành hạ tầng cơ sở nông thôn.
* Phát triển mạng lưới giáo dục y tế nông thôn.
Chương III
Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho CNNT
I. Định hướng chung
1. Thị trường nội địa:
Tập chung tổ chức tốt thị trường và các kênh lưu thông hợp lý, hướng mọi hoạt động thương mại theo Luật Thương Mại phối hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ thông qua hệ thống chính sách đồng bộ của nhà nước để khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hàng cho dân. Có chính sách, cơ chế mạnh dạn để bảo hộ có điều kiện cho sản xuất trong nước. Đối với sản xuất công nghiệp được bảo hộ một phần đầu vào trên cơ sở chất lượng và giá cả Quốc tế, bảo hộ giá TTSP hàng hoá cho nông dân và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, ngăn chặn triệt để nhập lậu.
Tổ chức tốt thu mua sản phẩm hàng hoá của các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp đặc biệt là hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và XK, trực tiếp góp phần kích cầu thông qua tăng quỹ mua và mua cho dân cư. Kích thích nông nghiệp và thị trường nông thôn phát triển kể cả nghề phụ. Đề nghị nhà nước có chính sách bán hàng trả góp trả chậm chủ yếu và trước hết đối với các máy móc thiết bị, vật tư hàng hoá sản xuất trong nước và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kết hợp chặt chẽ với các ngành thu nợ để nông dân bán được nông sản vào thời điểm và giá cả thích hợp, không để tư thương ép giá. Khuyến khích các cơ sở chế biến công ty kinh doanh cùng với người sản xuất lập quỹ bảo hiểm thiên tai đối với những cây chủ lực. Kết hợp chặt chẽ với các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải...trên nguyên tắc gắn kế hoạch với thị trường chủ động điều hành các kế hoạch sản xuất
Lưu thông đảm bảo hoạt động có hiệu quả ngay từ đầu năm k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0613.doc