Đề tài Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU

Từng thị trường Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do môi trường kinh tế hội nhập đem lại. Do ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thấp chất lượng chưa cao nên sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế bị ảnh hưởng mạnh đòi hỏi Việt Nam cần phải sẵn sàng chuyển sang sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao hơn đồng thời mở rộng các loại sản phẩm phong phú, mở rộng thị trường

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương đối nhanh, giải quyết lao động xã hội, phù hợp với bước đi ban đầu của các nước đang phát triển. Nhiều nước công nghiệp phát triển ngày nay đã đi lên từ ngành dệt may. Các nước NICS cũng là một điển hình của việc phát triển ngành hàng này. 3- Lợi thế của ngành Dệt may nước ta : Lợi thế đáng kể nhất của ngành Dệt may nước ta là giá nhân công rẻ, trình độ tay ngề của người lao động lại ở vào mức khá so với các nước khác. Điều này rất quan trọng vì nước ta hiện nay có một lực lượng lao động nhà rỗi khá lớn ( nhất là lao động nữ ) rất phù hợp với ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động này. Thêm vào đó, trong sản xuất hàng dệt may, chúng ta đảm bảo cung ứng được một phần nguyên phụ liệu do sản xuất trong nước, không phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Mặt khác, đây là ngành sản xuất hàng xuất khẩu đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu cho từng công đoạn lớn. Trong điều kiện thiếu vốn như nước ta hiện nay, có thể coi đây là một lợi thế của ngành. 4-Thị trường và sức cạnh tranh của sản phẩm. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhưng chủ yếu là phần kim ngạch may gia công xuất khẩu ( hàng năm chiếm trên 80% so với kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành) nên lợi nhuận thực tế thu được từ xuất khẩu không cao trong khi tiềm năng để phát triển ngành này ở nước ta còn to lớn. Đây là một lý do quan trọng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may trong thời gian tới. Chất lượng hàng hoá và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may việt nam trên thị trường thế giới còn thấp. Điều đó cho thấy cần có các biện pháp đầu tư thích đáng để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và uy tính của khách hàng dệt may trên thị trường. 2 - Thị trường EU một thị trường với tiềm năng: + EU là thị trường thống nhất và rộng lớn: Từ 1968 EU đã là 1 thị trường thồng nhất về hải quan, có định mức thuế hải quan chung cho tất cả các nước thành viên . Năm 1992 đã có hiệp ước về sự thống nhất chính trị, kinh tế tiền tệ, xã hội giữa các nước thành viên EU . cho đến nay EU đã là 1 thị trường rộng lớn bao gồm 15 quốc gia và 367 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu thông hàng hoá và vốn giữa các thành viên. Các số liệu thống kê cho biết nhập khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển vào EU đang gia tăng và có nhiều hàng nhập là hàng chế tạo nói chung và hàng dệt may nói riêng. 6 tháng đầu năm 2000 theo số liệu E/L cung cấp của phòng quản lý xuất nhập khẩu, ta giao trên 6.000.000 chiếc ( so với cùng kỳnăm 1999 là 5.300.000 chiếc ) tăng khoảng 13%. So với hạn ngạch chính thức năm 2000 là 15.766.000 chiếc đạt 38,1%. + EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò rất lớn trong nền kinh tế thế giới. Kinh tế của Liên minh Châu âu không chỉ lớn về qui mô (năm1999 GDP đạt 8,774 tỉ USD chiếm 20% GDP toàn cầu, Mỹ chiếm 20,4% , Nhật chiếm 2,2%) vững mạnh về cơ cấu, tăng trưởng ổn định, lắm giữ đồng tiền mạnh EURO có khả năng chuyển đổi trên toàn thế giới . EU không chỉ có nguồn nhân lực trình độ cao và lành nghề còn có thị trường nội địa với sức mua lón ( hơn 386 triệu người tiêu dùng, năm 1999 GDP bình quân đầu người đạt 23,354 USD , vào loại cao nhất thế giới ). Từ đó ta thấy, quan hệ thương mại Việt nam - EU được mở rộng, Việt nam có điều kiện đẩy mạnh XNK, trao đổi hàng hoá với nước ngoài, đặt biệt là hàng Dệt may và với thị trường tiềm năng EU hàng Dệt may có nhiều cơ hội phát triển cao hơn cả về số lượng và chất lượng. + EU có nền ngoại thương phát triển lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ,hàng năm EU nhập một khối lượng lớn hàng hoá từ khắp thế giới, trong đó hàng Dệt may chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có với nội dung nổi bật các ngành như : điện tử , tin học, tự động hoá, vật liệu mới , công nghệ sinh học. Cuộc cách mạng này làm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở hầu hết các nước trong EU diễn ra nhanh hơn theo hướng chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng trí tụê và dịch vụ, còn các tỷ trọng nông nghiệp và khai thác khoáng giảm dần và đặc biệt là các ngành cần nhiều nhân công đang có xu hướng chuyển dịch ra khỏi Châu âu. Tình hình ngành công nghiệp Dệt may ở Châu âu: năm 1999 , sản xuất hàng Dệt may đã giảm 5% về giá trị thực tế so với năm 1998 ( năm 1998 giảm 1,5% so với năm 1997 ), đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 1993, giảm mạnh nhất là tại Đức ( giảm 8% ) sản xuất tại Italia và Pháp cũng giảm sút. Tại tất cả các nước sản xuất chính, tình hình ngành Dệt may đều sấu đi đáng kể. Theo dự báo, trong năm 2000 sản xuất hàng Dệt may tại EU sẽ giảm khoảng 1%. Ngay trong điều kiện cạnh tranh tăng lên trên thị trường thế giới, việc tiếp tục chuyển cơ sở sản xuất Dệt may sang các nước khác đối với EU được coi là cần thiết. Việc di chuyển này chủ yếu liên quan đến ngành may mặc- nơi có chi phí cho lao động khá cao và ngành dệt - nơi có dung lượng vốn cao. Quá trình chuyển dịch cơ cấu này được đẩy mạnh đáng kể tại Đức, pháp và Italia . Nắm bắt được qui trình đó, ngành Dệt may Việt nam không bỏ lỡ thời cơ đẩy mạnh và tăng tốc xuất khẩu hàng Dệt may sang thị trường EU Chương II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU I – TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM NÓI CHUNG: Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu nhưng chỉtừ thập niên 90 trở lại đây nó mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kih tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Trong 5 nămqua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đạt trên 1 tỷ USD/ năm và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam. 1- Về qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may. Từ năm 1991 đến nay , kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may nước ta không ngừng tăng. Năm 1991 tổng giá trị xuất khẩu hàng Dệt may chỉ đạt 158 triệu USD , đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần, đạt 1450 triệu USD , tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5 % tức khoảng 160 triệu USD / năm. Bên cạnh đó tỷ trọng hàng đệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng, từ 7,6 % năm 1991 lên 15 % năm 1998 . Đến nay hàng dệt may đứng thứ nhất trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tình hình xuất khẩu hàng Dệt may của Việt nam trong 10 năm qua được thể hiện trong bảng sau: Nguồn ở báo Kinh tế và Phát triển số 33 Hai năm gần đây tốc độ tăng trưởng hàng Dệt may xuất khẩu đã chững lại. Điều này đòi hỏi cần phải có sự phân tích và điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới để ngành Dệt may đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mặc dù hàng dệt may Việt Nam là một mặt hàng xuất khẩu trọng yếu, nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được còn khiêm tốn. Năm 1994, riêng Trung Quốc cũng đã xuất khẩu được 15 tỷ USD hàng dệt may, ấn Độ là 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD. 2- Về cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may: So ngành may thì công nghiệp dệt của Việt nam còn rất hạn chế. Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ và tốn kém . Do vậy , ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước. Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của ta chủ yếu vẫn phải nhập ngoại, như vậy, kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chưa tương ứng. Hiện có tới gần 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là để chi trả cho việc mua nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài. Về sản phẩm : Một vấn đề đáng lưu ý là giá trị gia công chiếm tới 80 % kim ngạnh xuất khẩu hàng may mặc. Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên vật liệu đã kiến không ít doanh nghiệp may mặc nước ta lúng túng, bị động trong hoạt động SXKD. Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo veston chiếm tỷ lệ nhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng yêu câù sản xuất. các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo Jacket , áo váy , sơ mi đơn giản . Đến nay những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch, nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện. Về thị trường : Duới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nhiều nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản ... phá giá tiền tệ làm giá xuất khẩu hàng Việt Nam đắt tương đối trên thị trường thế giới, kiến sự cạnh tranh vốn còn yêú của Việt Nam lại giảm xuống . Hơn nữa cơn lốc khủng hoảng làm cho sức mua của dân chúng giảm đáng kể, kết quả là thị trường tiêu thụ của nước ta gặp nhiều khó khăn . Hiện nay , phần lớn hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường có hạn ngạch , như EU , Thổ Nhĩ Kỳ , Canada ... Trong đó EU là thị trị trường trọng điểm . Với 360 triệu dân có mức tiêu dùng vải cao hàng đầu thế giới (17 kg/người/năm), đây là một thị trường tốt để Việt Nam khai thác. Tuy vậy , đòi hỏi lớn không thế đáp ứng ngay là yêu cầu về chất lượng , mẫu mã sản phẩm dệt may của người dân EU rất cao . Trong tổng số 63 tỷ USD quần áo nhập khẩu vào EU hàng năm chỉ có khoảng 9 tỷ USD quần áo tiêu dùng bình thường số còn lại khoảng 87 % là sủ dụng theo mốt. Vì vậy , giá trị hàm lượng chất xám trong sản phẩm cao hơn rất nhiều so với giá trị vật liệu cấu thành lên nó . Điều này giải thích tại sao giá xuất khẩu giữa 2 loại sản phẩm tương đồng của Việt Nam và Thái Lan lại có sự chênh lệch khá cao. Đây là một thiệt thòi không nhỏ do ngành tạo mốt Việt Nam còn non trẻ. Trong thời gian tới, nhờ một số thay đỏi trong hiệp định buôn bán hàng dệt may EU - Việt Nam giai đoạn 1998 - 2000 ký ngày 17/11/1997, ngành may mặc của nước ta sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ sang EU. Theo hiệp định này, từ năm 1998, Việt Nam được phép tự do chuyển đổi quota giữa các mặt hàng một cách rộng rãi hơn (17 % so với trước kia là 12 %).Hơn nữa , Việt nam còn được hưởng qui chế tối huệ quốc và qui chế ưu đãi phổ cập của EU. Như vậy, một số mặt hàng của Việt nam sễ được hưởng thuế quan nhập khẩu 0%, làm khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu nước ta nói chung, trong đó có hàng dệt may. C Bên gạnh trị trường xuất khẩu có hạn nghạch, Việt Nam còn thâm nhập đươc một số thị thị trường không hạn ngạch như Nhật Bản, Mỹ… Hình thức xuất khẩu : Các nhà xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam đến nay vẫn phải thông qua nước thứ 3 như Đài loan và Đức… Để vào thị trường nước ngoài.Đó làthiệt thòi và trởngạilớn cho Việt nam Cho tới nay tỷ lệ hàng xuất khẩu trựctiếp là ít phần lớnlà qua trung gian 70% . 3- Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu: Đối thủ cạnh tranh ở từng thị trường: Ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu chuyển sang các thị trường như: EU, Mỹ, Nhật, Đông á và một số nước khác . Chung ta vào thị trường nhưngười đến trợ trễ , quầy sạp an bài, mốiláichưa từng quen,hàng họ chưa có ấn tựng đậm nét. Từđó cho thấy khảnăngcạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam còn nhiều khó khăn. Được thể hiện trong bảng sau về đối thủ cạnh tranh ở các thị trường. Bảng : Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của 1 số nước Đông á Đơn vị ( % trong tổng số ) Năm Mỹ EU Nhật Đông á Các nước khác Tổng số Việt nam 1996 2,2 43,3 42,2 8,8 3,5 100 1985 28,2 12,6 12,3 36,8 10,1 100 Trung 1990 11,3 10,9 18,6 49,2 14,6 100 Quốc 1996 12,7 10,7 32,9 30,5 13,3 100 1985 57,7 12,7 0,5 10,0 19,0 100 Inđonexia 1990 38,1 35,6 6,5 6,4 13,5 100 1996 34,1 32,0 8,4 5,2 20,4 100 Thai lan 1985 41,1 27,3 1,2 5,3 26,9 100 1990 19,3 34,1 7,9 5,9 32,7 100 1996 44,1 29,9 16,9 4,5 4,7 100 Nguồn: Phòng Thươngmại và công nghiệp Việt Nam Nhìn vàg bảng trên ta thấy tỷ lệ phần trăm trong tổng số hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường là rất thấp cho đến năm 1996 hầu như mới đang bước đầu thâm nhập thị trường còn các đối thủ của chúng ta như : Trung quốc, Indonêxia, thái lan, và hầu hết trên các thị thị trường chính : mỹ, EU, Nhật . Ta đều phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh, lợi thế so sánh nghiêng về các đối thủ Trung quốc , Thái lan, Indonêxia… Từng thị trường Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do môi trường kinh tế hội nhập đem lại. Do ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thấp chất lượng chưa cao nên sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế bị ảnh hưởng mạnh đòi hỏi Việt Nam cần phải sẵn sàng chuyển sang sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao hơn đồng thời mở rộng các loại sản phẩm phong phú, mở rộng thị trường … Đánh giá điểm mạnh yếu của từng đối thủ. Trung quốc là đối thủ mới phất lên nhưng ngành dệt may của Trung qốc tăng trưởng rất nhanh, và hiện nay đang là đối thủ lớn nhất của ta. Từ những năm trước năm 1985 xuất khẩu vào Mỹ 28,2 % trong tổng số và vào Nhật, EU hơn 12,5 %. Trungquốc có nguồn nhân công dồi dào , cơ sở máy móc hiện đại, quan trong hơn là sản phẩm của trung quốc đã chiếm được uy tín từ người tiêu dùng tự cung tự cấp. Trung quốclà đối thủ mạnh, gây cản trở nhiều cho dệt may Việt Nam Trong cả hiện tại và tương lai. Thái lan với lợi thế không kém gì trung quốc và indonêxia máy móc hiện đại , thị trường đã quen khác hàng đã tỏ chỉ có giá lao động cao trong hiện tại và tăng cao trong tương lai. Indonêxia xâm nhập vào các thị trường sớm hơn ta rất nhiều, có khoa học công nghệ máy móc trang bị hiện đại và các thị trường EU, Nhật, Mỹ gần như đãlà thị trường truyền thống. Bên cạnh đó Indonêxia có những khó khăn về nguyên vật liệu phụ, phụ liệu. Kết quả cạnh tranh của dệt may Việt nam: Việt nam nằm ở khu vực vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế nói chung và buôn bán hàng dệt may nói riêng. Có hơn 1300 km bờ biển và nhiều cảng nước sâu, nằm trong tổng thể quy hoạch đường bộ , đường sắt xuyên á của ADB giúp các Doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phi vận chuyển hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh. Việt nam có nguồn lao động dồi dao, cần mẫn, sáng tạo phù hợp vớinghành dệt may, giá nhân công rẻ là nhân tốhấp đẫn thu hút được nhiều hợp đồng gia công maymặccũng như tiếp nhận sự chuyểndịchngành dệt may từ các nước phát triển . Tuy vậy, giá laođộng rẻ chỉ là lợi thế nhất thời , không ổn định trong khi khoa học kỹ thuật phát triển cao thì nhân công rẻ không còn là yếu tố hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài nữa. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm , mưa nhiều là lợi thế để phát triển nghề trồng bông, trồng đay. Nhờ vậy ngành dệt may nước ta có ưu thế lớn về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào rẻ và ổn định. Điều này góp phần không nhỏ vào lỗ lực giảm giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn yêu cầu về công nghệ không quá hiện đại và có tỷ lệ xuất khẩu lớn được đánh giá là có tính phù hợp cao trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của Việt nam. Chính phủ Việt nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ ngành công nghiệp mới này như miễn thuế 0% để được hoàn thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu , Nhà nước cũng thực hiện cho vay ưu đãi đối với một số doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, mặc dù có nhiều lợi thế song do hạn chế về kỹ thuật, thông tin thi trường, tay nghề nên cho đến nay các doanh nghiệp dệt may việt nam vẫn chưa có trỗ đứng ổn định trên thị trương théegiới. Về cơ bản hàng dệt may xuất khẩu của ta mới chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bình thường nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Kết quả năm 2000 vừa qua, ngành dệt may Việt nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 1,815 tỷ USD đứng thứ 2 sau dầu khí, phấn đấu năm 2001 trở đi đạt từ 2,25 tỷ USD. II - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU 1- Về kim nghạch xuất khẩu : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Eu Đơn vị : Triệu USD 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Thị trường EU 250 285.50 350.44 420.52 450.55 563.68 Nguồn : Tổng cục Hải quan. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch chủ yếu của Việt Nam là các nước thuộc khối EU . EU được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm của nước ta và đang được tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng của thị trường này. Hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại và trong đó chỉ khoảng 10 – 15 % là tiêu dùng còn lại 85 – 90% là sử dụng theo mốt. Từ năm 1980, Việt nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang 1 số nước EU như Đức , Pháp ... Nhưng do thay đổi về chính trị thế giới nên quan hệ buôn bán đã bị hạn chế . Từ năm 1991, xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã có những bước tiến mới, đặc biệt phát triển mạnh từ sau hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt nam và EU ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ ngay 1/1/1993 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 23% trong thời kỳ 1993 – 1997 .Mặt hàng áo Jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta với con số khiêm tốn 250 triệu USD năm 1993, đã lên tới 2499 triệu USD năm 1999, tốc độ tăng trungbình mỗinăm là 27,5%/năm của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Và đến năm 1999 – 2000 kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vớimức tăng trưởng bình quân 13%/năm. Bên cạnh đó tỷ trọng hàng dệt may tổng kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng từ 7,6% năm 1991 lên tới 13,7% năm 1994 và15,5% năm 1998, khiến cho kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của nước ta đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Theo hiệp định mới Việt Nam còn được tự do chuyển đổi quata giữa các mặt hàng 1 cách rộng rãi và dễdàng hơn , đồng thời EU cũng dành cho Việt Nam qui chế tối huệ quốc (MFN) nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưoửng thuế quan với mức 0% theo chế độ ưu đãi phổ cập. 2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Trong các chủng loại hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp may mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm dễ làm các mã hàng nóng như áo Jacket hai hoặc ba lớp, áo váy sơmi… Đặc biệt đối với mặt hàng áo Jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang EU. Năm 1997 Việt Nam xuất khẩu sang EU gần 11,7 triệu chiếc tăng gần 5 triệu chiếc ( hay 72%) so với năm 1993 chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay sang EU. Bộ Thương mại vừa ra thôngbáo cấp giấy phép xuất khẩu vào EU (E/L) cho 13 mặt hàng dệt may xuất khẩu . Theo đó gồm : cat9,cat10 cat13, cat14, cat18, cat20, cat21,cat 28, cat39, cat68 , cat 118, cat 161.Gat 21 áo Jacket luôn là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào thị trường EU, thường chiếm 50% kinm ngạch, 6 tháng đầu năm 2000 theo số liệu E/L đã cungcấp , Việt Nam giao trên 6 triệu chiếc tăng trưởng khoảng 13%. Những sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao đang còn bị bỏ trống hạn ngạch được cấp. Thực tế cho thấy, cònnhiều chủngloại mặt hàng có hạnngạch nhưnghiệnnay vẫn chưa có doanh nghiệp nào sản xuất , đó là những mặt hàng yêu cầu phải có trangthiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, mà các doanh nghiệp của Việt Nam chưa đáp ứng được. 3 – Về cơ cấu hình thức xuất khẩu : Hiện nay các Doanh ngiệp Việt nam mới chỉ tận dụng được 40 % năng lực của mình tại thị trường EU, 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta vào EU được thực hiện thông qua các nhà trung gian như Hồng Kông, Đài loan, Hàn quốc và Đức. Thực tế cho thấy còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng hiện nay chưa có doanh nghiệp nào sản xuất. Đó là những mặt hàng yêu cầu phải có trang thiết bị kỹ thuật cao , công nhân lành nghề có tay nghề cao nhưng các doanh nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được.Vấn đề đặt ra làm sao chúng ta có thể tếp cận thị trường và xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường EU, giámự phụ thuộc và không thông qua các nhà đặt hàng trung gian,gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam . 4 – Về cơ cấu thị trường xuất khẩu : Liên minh Châu âu có 1 thị trường thôg nhất, hàng hoá , vốn, dịch vụ và con người có thể giao dịch tự dỏtong 15 nước thành viên. Số lượng người tiêu dùng lên tới 375 triệu người, hàng dệtmay Việt Nam xuất khẩu sang EU với khối lượnglớn tiêu bểu: Các nước trongkhối EUnhập khẩu hàng dệt may lớnnhất của Việt Nam là Đức ( 40 – 42 % ) ,đén Pháp (13 – 15 %) , Hà lan ( 10 – 13 % ) … Ngoài ra Việt Nam còn mở rộng quan hệ buôn bán với các nước EU khác gồm Phần lan, thuỵ điển, Đan mạch,Anh, Italia…Tỉ trọng nhập khẩu của các nước này đang tăng lên. 5 – Về cạnh tranh vào thị trường EU: Liên minh châu âu EU có một thị trường hấp dẫn, là một thị trường thống nhất, hàng hoá ,vốn và dịch vụ và con người có thể giao dịch tự do trong 15 nước thành viên số lượng người tiêu dùng lên tới 375 triệu người, tăng trưởng GDP cao hơn Mỹ, Nhật, Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ… Nên không riêng gì Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển tăng cuờng tạo ra lợi thế cạnh tranh nghiêng về mình trên thị trường EU. Các số liệu thống kê cho biết nhập khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển vào EU đang ra tăng,và có chiều hướng nhập nhiều hàng chế tạo.như trung quốc, các thị trường mới nổi ở châu á và Mỹ la tinh. Ngoài một số rào cản chính khiến nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển khó có thể vào được thị trường EU : thị trường đa dạng- tuy là một thị trường thống nhất về mặt kỹ thuật song thị trường này thực tế là nhóm các thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc và đặc điểm riêng mà các nhà xuất khẩu không chú ý tới.Mỗi nước trong EU sẽ tạo ra các cơ hội khác nhau và yêu câù của họ cũng khác. Hơn nữa thị trường EU có đặc tính cạnh tranh mạnh mẽ, bắt buộc các công ty phải tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ khác, có nghĩa là chất lượng sản phẩm phải liên tục được cải thiện, mẫu mã, kiểu dáng, phải được đổi mới nhanh hơn trước… Khắc khe trong việc đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế ký mã hiệu, nhãn mác, chứng chỉ. Vì vậy, tuy kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch của toàn ngành nhưng chủ yếu là mặt hàng đơn giản, đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bỏ không những hạn ngạch đòi hởi kỹ thuật cao,tay nghề cao. Như vậy, xuất khẩu vào thị trường EU thật không rễ và ngày càng khó khăn. III - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU: 1 - Những ưu điểm: Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đã đem lại cho ngành Dệt may nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng Dệt may sang EU nói riêng những phương hướng và động lực phát triển mới Các đại hội VI , VII ,VIII của Đảng đã xác định chiến lược " sản xuất hướng về xuất khẩu " , " sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là những mục tiêu quan trọng trong các chiến lược đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kính tế hướng về xuất khẩu " chính là cơ sở và điều kiện tiền đề cho các chính sách thương mại và đầu tư có lợi cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và ngành dệt may nói riêng. Qua phân tích về thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU,cho thấy kết quả đạt được nhờ nỗ lực nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may có thể được đánh giá trên các khía cạnh sau: Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký ngày 15- 12 –1992, có hiệu lực từ ngày 1-1 1993. Theo tinh thần hiệp định này, hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu vào EU 21938 tấn hàng dệt may với 106 nhóm hàng (cat). Hiệp định khung về hợp tác kinh tế Việt Nam – EU được ký kết trong đó quy định hai bên cho nhau hưởng đãi ngộ tối huệ quốc. Hiệp định này nâng giá trị xuất khẩu theo hạnngạch vào thị trường EU lên khoảng 25%. Và đến tháng 11 – 1997 hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam EU được ký kết tại Brusseles thay thế cho hiệp định cũ và có hiệu lực từ ngày 1- 1- 1998 đến năm 2000. Đã mở ra một thuận lợi lớn cho ngành dệt may trong những năm tới. Ngày 10- 10 – 2000 tại trụ sở liên minh châu âu ký tiếp hiệp định về việc EU tăng bình quân 26 % hạn ngạch hàng may mặc cho Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU sớm hơn thời hạn 1 năm. Kết quả thực hiện hạn ngạch của năm 2000 riêng thị trường EU đạt 700 triệu USD tăng 16% và chiếm 36,8 %. Nỗ lực trong sản xuất sản phẩm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho đất nước, làm giầu cho doanh nghiệp, ổn định và nâng cao đời sống người lao động. 2 - Tồn tại: Bên cạnh những mặt tích cực với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU , vẫn còn những tồn tại cần nhanh chóng khắc phục để đem lại ưu điểm đối với hoạt động này. Mặt hàng xuất khẩu hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam mới dành được số mặt hàng ít (cat 9,10,12,13,14,20,21,39,118,18,28,68 và 161…) Một số mặt hàng dệt may bị hạn chế xuất khẩu vào EU vì những sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao đang còn bị bỏ trống hạn ngạch đươc cấp. Trong hình thức xuất khẩu, phần lớn là qua trung gian (70%) và phần kim ngạch may ra công xuất khẩu (hàng năm chiếm trên 80% so với kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành ) nên lợi nhuận thực tế thu được từ xuất khẩu không cao so với kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu EU là một thị trường thống nhất giữa các nước trong khu vực nên rất phức tạp về thị hiếu tiêu dùng càng phức tạp hơn khi thị trường càng mở rộng gây khó khăn cho bên xuất khẩu. Bên cạnh sự cạnh tranh của các đối thủ mạnh như : Trung quốc, Thái lan… thị trường EU đặt ra những tiêu chuẩn về sản phẩm cao đòi hỏi phải có máy móc hiện đại, công nhân lành nghề và có tay nghề cao nhưng các doanh nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được … Những tồn tại trên, các doanh nghiệp xuất k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.doc
Tài liệu liên quan