LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG 3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 3
II. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC. 9
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 9
2. VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC. 15
2. NGUỒN HÌNH THÀNH CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC. 27
2.1. NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC. 27
2.2 NGUỒN VỐN TỪ DÂN CƯ. 29
III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỐN ĐẦU TƯ 30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 32
I. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC 32
1. TRƯỚC NĂM 1986 32
2. GIAI ĐOẠN 1986-1990. 38
3. GIAI ĐOẠN 1991-1995. 44
3. GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY. 54
II. CÁC ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU TRONG THỜI GIAN TỚI. 64
CHƯƠNG III . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC. 71
I. VỐN ĐẦU TƯ TỪ VỐN NHÀ NƯỚC. 71
1. VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH. 71
2. NGUỒN VỐN CỦA DNNN. 78
3. NGUỒN VỐN QUA KÊNH NGÂN HÀNG TÍN DỤNG. 84
II. VỐN ĐẦU TƯ TỪ KHU VỰC TƯ NHÂN. 88
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
94 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp để tăng cường huy động và sử dụng các nguồn vốn trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ cấu đầu tư còn nhiều vânds đề phải bàn. theo số liệu của năm 1986, nếu tổng số vốn đầu tư của nước ta là 100% thì xây lắp chiếm 73,9%, trong khi đó thiết bị chỉ là 14,4%, và cơ bản khác 12,7%. Như vậy, “ruột”, tức là máy móc, trang bị, bộ phận tạo ra “máu” để nuôi xí nghiệp, nuôi nền kinh tế, để tái tạo phát triển chỉ có 14,4%. Về tài sản lưu động đánh giá theo kết quả kiểm kê ngày 1-1-1990 thì vốn lưu động hiện có so với tổng sản phẩm xã hội trong khu vực KTQD là quá thừa. Nếu vòng quay vốn lưu động ở mức thấp nhất là 2-3 vòng thì cũng chỉ cần 1/3 số vốn lưu động ấy.
Vốn ngoài quốc doanh trông giai đoạn này đã có sự tiến bộ vượt bậc. Nguồn trong dân phần nào đã huy động vào đầu tư sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm công nghiệp và tích luỹ cho xã hội, tạo ra thu nhập cho người có vốn và người có sức lao động, giải quyết được nhiều việc làm. Theo số liệu tổng hợp trên thì trong năm 1989 có 646 tỷ đồng vốn ngoài QD. Trong tổng số này, vốn doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể chiếm tới 63%, riêng vốn doanh nghiệp tư nhân tăng 5,3 lần. Tuy nhiên trong việc huy động và sử dụng ở khu vực này còn chưa hiệu quả. Tiền nhàn rỗi trong dân chưa được huy động còn khá lớn như những người đi lao động ngoại quốc về có dư hàng chục lạng vàng nhưng không biết làm gì, chỉ biết dành dụm trong khi người khác lại đang khan hiếm. Các doanh nghiệp này còn thiếu vốn một cách trầm trọng, nhất là các HTX. Máy móc đầu tư về đã quá lạc hậu hoặc không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bản thân các doanh nghiệp thì không đủ khả năng tự tạo, vốn vay ngân hàng còn quá khó khăn, vốn cổ phần thì chưa đang kể…
Vốn ở trong DNNN thì vấn đề lớn nhất vẫn là việc quản lý vốn sau khi nhà nước giao vốn. Nhà nước không nắm được một cách kịp thời chính xác số vốn hiện có, cơ cấu và tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong kinh tế QD. Công tác thông tin kinh tế, kế toán, thống kê chưa được tổ chức khoa học, chặt chẽ và chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Do đó, trong quản lý nhà nước chưa có được những thông tin tổng hợp, chính xác theo hệ thông chỉ tiêu phục vụ cho việc quản lí vốn. Đặc biệt, trong những năm lạm phát cao, giá cả biến động lớn, việc kiểm kê và đánh giá lại vốn SXKD chưa được thường xuyên. trong nhiều năm giá tài sản vật tư vẫn giữ ở mức thấp, dẫn đến tình trạng phản ánh sai lệch thực lực SXKD.
Trao quyền chủ động điều hành SXKD và hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN cho cacs XNQG là hướng đi đúng, có thể và cần thiết nhằm chấm dứt căn bản tình trạngbao cấp, ỷ lại vào nhà nước. Nhưng vì chưa xác định rõ nội dung và phạm vi quyền sở hữu của nhà nước nên phần nào nhà nước khoán trắng cho GĐ và tập thể xí nghiệp. Việc quy định quá rộng rãi quyền tự chủ kinh doanh, tự cấp phát tài chính không gắn liền với các điều kiện, với kiểm tra kiểm soát của nhà nước và không ràng buộc trách nhiệm vật chất của xí nghiệp đã dẫn đến sai phạmvà hậu quả không tốt trong việc quản lý và sử dụng vốn.
Xí nghiệp chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức với tư cách như một chủ thể sản xuất hàng hoá đến việc khai thác sử dụng vốn có hiệu quả, trong thức tế nhiều nơi vốn khe đọng, mất vốn, vòng quay và hệ số sinh lợi của đồng vốn thấp. Nhiều đơn vị đã dùng vốn sai mục đích, thậm chí dùng vốn nhà nước đẻ kinh doanh riêng vì lợi ích cục bộ. Mặt khác vì chưa có cơ chế bắt buộc việc tính đúng, tính đủ chi phí và bảo toàn vốn cho nen tình trạng phổ biến là lãi giả lỗ thật ăn vào vốn. Nhiều địa phương số nộp tích luỹ vào NSNN thấp hơn số tiền NS cấp ra để bù giá, bù lương, bù lỗ cho XNQD. Các xí nghiệp QD hoạt động thì không đúng định hướng, chạy theo lợi nhuận thuần, liên doanh liên kết không đúng nguyên tắc với các thành phần kinh tế ngoài QD làm lợi cho tư nhân, thiệt hại cho nhà nước. Nhiều đơn vị vay nước ngoài không tính kĩ khả năng trả nợ gây ra tình trạng nhà nước phải gánh chịu các khoản nợ nước ngoài ở những xí nghiệp quốc daonh thua lỗ, sản xuất bị đình đốn phải đóng cửa. Phân phối thu nhập bất hợp lí, nhièu trường hợp trả lương thưởng vượt khả năng thu nhập thực tế của xí nghiệp, có những xí nghiệp làm ăn thua lỗ dùng cả vốn lưu động và bán tài sản cố định để trả lương, thưởng.
Mỗi quan hệ giữa quyền chủ sở hữu của nhà nước và quyền sử dụng vốn SXKD của xí nghiệp chưa được thể chế hoá thành luật pháp cho nên thực tế quản lí các chế độ, thể lệ không được chấp hành đầy đủ hoặc là vận dụng tuỳ tiện, việc xử lí các sai phạm không nghiêm minh, do đó trách nhiệm quản lí đối với các tài sản của xí nghiệp, vốn của nhà nước không được tăng cường.
Công tác quản lí vĩ mô của nhà nước đối với vốn SXKD trong KTQD phần nào bị buông lỏng. Trong hệ thống quản lý nhà nước chưa quy định cụ thể cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lí tổng họp, tổ chức quản lí chưa đi vào nề nếp, còn phân tán, không đồng bộ, thống nhất. Hởu quả là không có cơ quan nhà nước nào làm chức năng là người chu sở hữu đích thực đối với vốn SXKD thuộc sở hữu nhà nước. Chế đọ báo cáo, kiểm tra, duyệt quyết toán hàng năm về những biến động và hậu quả sử dụng vốn không được coi trọng và không duy trì thường xuyên.
Đây là những bìa học để những năm sau này tiếp tục kế thừa cũng như rút ra những sai lầm cho sau này.
3. giai đoạn 1991-1995.
Trong giai đoạn này Đảng và Nhà Nứơc tiếp tục chủ trương chính sách đổi mới và phát huy tối đa những kết quả bước đầu của giai đoạn trước (1986-1990), do đó Đại Hội lần thứ VII(1991) đã nhẫn mạnh: “ Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường XHCN, điều quan trọng nhất là phải tiến hành căn bản tình kinh tế xã hội kém phát triển…, phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển nền công nghiệp toàn diện là một nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”(1). Trước phương hướng đó Đại hội đã xác định mục tiêu kinh tế kế hoạch 5 năm (1991-1995) là:” Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế”(2).
Các mục tiêu đó chỉ thực hiện khi có đủ vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong nước. Bước vào giai đoạn này việc huy động và sử dụng vốn trong nước có nhiều thuận lợi. Tuy đã bị cắt mất phần viện trợ lớn từ các nước Đông Âu và Liên Xô và tình hình kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn như: sản xuất chưa ổn định, ngân sách nhà nước vẫn thâm hụt tổng thâm hụt giai đoạn này là 4,3, nguồn bù đắp đã vay được trong nước tới 2,7, vay nước ngoài để bù đắp là 1,6. Cơ chế quản lí cũ còn ảnh hưởng trong tư tưởng của mỗi người dân cũng như các nhà doanh nghiệp, lạm phát còn ở mức cao bình quân 16,2%. Trong khi cơ chế mới chưa hình thành đồng bộ, hệ thống các công cụ quản lí vĩ mô còn chưa hoàn thiện, nhiều mặt còn bị buông lỏng, vốn của nhà nước bị thất thoát dướu nhiều hình thức, đầu tư còn chưa đúng hướng, còn tràn lan dây dưa quá lâu, tích luỹ nội bộ còn thấp. Một loạt cơ sở tín dụng đổ vỡ ở giai đoạn trước cùng với đội ngũ cán bộ kém am hiểu về kinh tế thị trường…điều này đã gây trở ngại cho việc huy động cũng như là sử dụng vốn.
Có thể nói nét nổi bật nhất ở giai đoạn này cho việc huy động cũng như phân bổ các nguồn vốn hợp lí là sự đổi mới trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, xuất hiện một số trung gian tài chính như: công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… Đặc biệt là nghành ngân hàng ở nước ta có sự chuyển biến để thích nghi với cơ chế mới, hệ thống ngân hàng được đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, đặt nền móng cho chức năng là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, trong các thành phần kinh tế được nhiều hơn, thúc đẩy mạnh mẽ nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định giá trị tiền tệ.
Ngân hàng đã tiến hành một chương trình huy động vốn trong nền kinh tế và trong tầng lớp dân cư bằng việc khuyến khích những người có vốn mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng. Đã tổ chức, cải tiến dịch vụ thanh toán với tốc độ nhanh, giảm bớt các thủ tục phiền hà và chi phí giảm. Cố gắng thu hút thêm được một lượng tiền gửi khá lớn của dân cư. Triển khai rộng rãi hình thức huy độnh vốn bằng các hình thức dài hạn có mục đích. Đặc biệt là phục vụ xây dựng nhà ở đã thu được những kết quả đáng kích lệ. Mở rộng hình thức huy động vốn bằng kì phiếu ngân hàng, làm số dư tiết kiệm dưới hình thức tiết kiệm tăng lên nhanh chóng. Năm 1992 số dư kì phiếu này là 533 tỷ đồng đã tăng lên 2.467 tỷ đồng vào năm 1993. Cũng trong giai đoạn này, ngân hàng đã triển khai và khuyến khích mạnh mẽ hình thức gửi tiết kiệm gửi một nơi lấy ở nhiều nơi giúp cho người gửi thuận tiện trong gửi và rút tiền.
Quỹ tín dụng nhân dân cũng được triển khai theo mô hình mới hơn ở 14 tỉnh, đã thu được một khối lượng tiền mặt khá lớn. Lượng vốn huy động được cho vay kịp thời đã đáp ứng yêu cầu tiền mặt của nền kinh tế. Ngân hàng cũng đã triển khai thực hiện pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh NHTM và các tổ chức tín dụng làm phân định rõ chức năng của NHNN và NHTM. điều đó làm cho công tác huy động vốn càng thêm đa dạng và sôi động hơn thông qua các NHTM, các công ty tài chính…Bắt đầu từ năm 1991, ngân hàng đã triển khai xây dựng đề án đào tạo cán bộ để thiết lập thị trường tài chính nước ta, xây dựng đề án hình thành trái phiếu chính ở nước ta, đã xây dựng đề án phát hành trái phiếu ở NHTM, trái phiếu kho bạc, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu công ty cổ phần tham gia và xúc tác tiến trình cổ phần hoá các DNNN vừa đẩy mạnh tích tụ và tập trung vốn ở các thành phần kinh tế khác.
Điều này đã thể hiện rõ trong việc huy động của các nguồn tăng lên một cách nhanh chóng:
Năm
Tổng số (tỷ.đ)
Trong đó:
(%)
Vốn nhà nước
Vốn ngoài QD
Vốn nước ngoài
1991
13.470,6 (100%)
5.114,6 (38%)
6.430 (48%)
1.926 (14%)
1992
24.736,8 (100%)
8.687,8 (36%)
10.864 (44)
5.185 (20)
1993
42.176,3 (100)
18.555,5 (44)
13.000 (30)
10.621 (26)
1994
54.296,3 (100)
20.796,3 (38)
17.000 (31)
16.500 (31)
1995
68.047,6 (100)
26.047,8 (38)
20.000 (29)
22.000 (33)
Nguồn: niên giám thống kê
Trong năm 1991 chỉ huy động đựoc khoảng 13.500 tỷ đồng thì đến năm 1995 đã là 68.047,6 tỷ đồng trong đó nguồn vón nước ngoài tăng lên một cách nhanh chóng từ gần 2.000 tỷ đồng thì đã lên tới 22.000 tỷ đồng chiếm tới 33% trông cơ cấu vốn đầu tư. Điều đó đã tác động vào sự tăng trưởng kinh tế một cách bất ngờ: năm 1991 chỉ là 5,8% thì năm 1992 là 8,7%, năm 1993 là 8,1%, năm 1994 là 8,9%, đặc biệt năm 1995 tốc độ tăng GDP lên tới 9,54%.
Lượng vốn huy động từ dân cư tăng lên khá : năm 1994 đạt tới 176% so với năm 1993 chiếm trên 65% tổng nguồn vốn huy động. Chính nhờ các biện pháp huy đọng vốn có hiệu quả mà theo thống kê xăm 1993, toàn ngành công nghiệp có trên 377.000 cơ sở sản xuất với trên 2,1 triệu lao độngvà sử dụng khoảng 30.000 tỷ đồng vốn kinh doanh( gồm 25.994 tỷ đồng vốn tự có và gần 4000 tỷ đồng vốn tín dụng từ các nguồn). Trong khu vực QD có 2.268 xí nghiệp, chiếm 35,5% lao động và 78,9% tổng số vốn toàn ngành. Thành phần kinh tế tập thể có 5.723 hợp tác xã và tổ sản xuất, chiếm 10,1% lao động và 2% vốn. Thành phần kinh tế tư nhân có 1.114 xí nghiệp chiếm 2,3% lao động và 3% về vốn. Các hộ cá thể có 368.000 cơ sở, chiếm 55,1% lao động và 16,1% vốn.
Tỷ lệ động viên GDP vào NSNN cũng khá cao, theo thống kê bình quân giai đoạn này có khoảnh 21% thì riêng thuế là 20,1%, thu ngân sách từng ngành riêng công nghiệp là 27,6% so với GDP của ngành công nghiệp, dịch vụ là 32,2% và nông nghiệp chỉ chiếm 3,5%, còn theo thành phần kinh tế giai đoạn này bình quân chung cho khu vực kinh tế nhà nước là 28,4%, khu vực Liên Doanh Nước ngoài là 16,1%, khu vực ngoài Quốc Doanh là 9,3%, và khu vực nông nghiệp là 3,8%. Điều đó đã nói lên rằng việc thu vào giai đoạn này tiến bộ và có bước đột phá riêng.
Tuy đã đạt được những thành tựu vượt bậc nhưng trong giai đoạn này cũng không phải là không có những yếu kém. Thứ nhất tỷ lệ tích luỹ từ GDP còn quá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới:
Tên nước
Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP (%)
Việt Nam
7
Campuchia
8
Philippin
15
Nhật
34
Indônêxia
38
Nga
32
Hồng kông
30
Malaixia
34
Pháp
21
Hàn Quốc
35
Thái Lan
37
Singapo
48
Trung Quốc
36
Đài Loan
27
Nguồn: thời báo Tài Chính 1995,
Mặt khác, nhu cầu về vốn nói chung trong giai đoạn này vấn thiếu gay gắt không những về vốn đầu tư mà còn thiếu cả vốn kinh doanh khoảng từ 30-60% so với yêu cầu, công tác thu ngân sách vẫn chưa thật vững chắc, chưa đáp ứng cân đối thu chi một cách triệt để huy động vốn cho đầu tư phát triển, chi cho công tác nghiên cứu khoa học cũng như đầu tư công nghệ mới chỉ khoảng 1%, cho giáo dục là 3%. Chính sách thếu vẫn chưa bao quát hết các nguồn thu trong nền kinh tế. Nhiều hoạt động vẫn chưa làm nghĩa vụ đối với nhà nước như thu cổ phiếu, trái phiếu, thu nhập do chuyển nhượng tài sản, các loại chứng khoán. Tình trạng thất thu vẫn còn lớn nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Các hộ gia đình hộ kinh doanh nhỏ mà đôi khi doanh thu không kém gì với một số DNNN loại vừa. Thuế thực hiện các chức năng kinh tế, vừa thực hiện chức năng xã hội.
Hệ thống thuế còn phức tạp chồng chéo, chưa hợp lý lại chưa khuyến khích sản xuất, và còn nhiều kẽ hở dễ bị lợi dụng. NSNN thường xuyên căng thẳng, còn bội chi lớn; năm 1992 là 1,7%; năm 1993 là 4,7%, năm 1994 là 5,3%. Tài sản quốc gia, tài chính công và tài chính doanh nghiệp nhà nước chưa được quản lí chặt chẽ, còn sơ hở để nhiều thất thoát, lãng phí, tư lợi cho cá nhân nhiều…nếu sử dụng nguồn này có hiệu quả hơn thì lúc này sẽ có thêm nhiều vốn huy động cho nền kinh tế.
Đặc biệt, đầu tư ngoài ngân sách tăng nhanh chóng trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng với mức tăng vốn đầu tư của toàn xã hội, trong việc giải quyết việc làm, góp phần ổn định nền kinh tế xã hội. Trong nguồn vốn đầu tư ngoài quốc doanh, thì nguồn vốn tự có là chủ yếu theo thống kê năm 1992 chiếm gần 90%, và vốn vay chỉ có 6,5% trong 10.864,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư theo nhành không đều và xây dựng nhà ở chiếm 65,2% tổng số vốn đầu tư, còn các khu vực khác nhất là những ngành trực tiếp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì rất ít. Chẳng hạn công nghiệp chỉ đạt 13%, nông lâm ngư nghiệp có 9,55 tổng số vốn ngoài quóc doanh.
Nét đáng chú ý về huy động vốn trong nước trong giai đoạn này là việc thúc đẩt thêm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh mới. đây là hướng huy động nhanh và có hiệu quả, vì theo quy định của nhà nước muốn tổ chức thành lập, doanh nghiệp pa\hải có một lượng vốn điều lệ cần thiết. Tính đến tháng 12/1993 nhà nước công nhận 11.738 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần với tổng số vốn 3959,4 tỷ đồng. Trong đó, xí nghiệp tư nhân chiếm 71%, công ty cổ phần chỉ chiếm rất ít khoảng 1%. Hơn nữa, khu vực đầu tư không đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn còn các vùng núi và Tây Nguyên thì rất ít.
Năm 1992 nguồn vốn ngoài quốc doanh huy động là 10.864,3 tỷ đồng, trong đó vốn doanh nghiệp tư nhân chiếm 32%, hộ gia đình là 86,7%, còn tập thể, xã, phường là 10,1%. Số vốn đầu tư kinh doanh được phân theo nguồn lực trong giai đoạn này như sau: Hỗ trợ NSNN 191,1 tỷ đồng, vốn vay trong nước 703,2 tỷ đồng (6,5%0, vay từ nước ngoài 205,7 tỷ đồng, vốn tự có chiếm phần chủ yếu chiếm 89,87%. Với số vốn đầu tư đó, kinh tế ngoài quốc doanh có giá trị tài sản 94.555 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm 3,4%: hộ gia đình chiếm 94%. So với năm 1995, riêng kinh tế tư nhân đầu tư 8.200 tỷ đồng, các hộ cá thể đầu tư 9.600 tỷ đồng.
Ngoài vốn đầu tư do ngân sách cấp, còn có vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp, vốn vay, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả ngày càng nhiều , đó là điều kiện để đồng vốn đầu tư ngày càng có hiệu quả trong khu vực này. Từ ngày 8/6/1992 nhà nước có chỉ thị 202 thí hành thí điểm cổ phần hoá doánh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định thành lập tổng công ty theo các quyết định 90, 91 đẩy mạnh quá trình huy đọnh cũng như sử dụng vốn một cách hiệu quả, đây là một giải pháp đổi mới hoạt động DNNN, đồng thời cũng là giả pháp huy động và sử dụng vốn để điều tiết vĩ mô của nhà nước.
Cùng với quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp, DNNN đã khẩn trương sắp xếp lại theo hướng tập trung ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế. Nó sẽ huy động cho vốn ngân sách lớn hơn để đầu tư cho các nghành kinh tế trọng điểm phục vụ cho CNH-HĐH đất nước. Điều này đã làm cho NSNN tăng liên tục, năm 1991là15,17%, năm 1992 là 20,64%GDP,năm 1993 là 23,31%, năm 1994 là 23,32% và năm 1995 là 25,78%. Quy mô vón đầu tư toàn xã hội tăng lên khá(đầu giai đoạn này), các hình thức ngân sách cấp thì nay chuyển sang hình thứctín dụng đầu tư, đó là một điều khả quan cho việc phân bổ đồng vốn.
Với tổng số vốn đầu tư tăng lên nhanh chóng, cơ cấu nguồn vốn có nhiều chuyển biến tchs cực đã giúp cho chính phủ tập trung hơn số vốn từ NSNN cho các việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. đầu tư nhân dân đã dân tới nhiều cơ sở tư nhân được hình thành và hoạt động có hiệu quả hơn( phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Tuy nhiên , theo đánh giá của các chuyên gia về công nghệ và môi trường thì thì chúng ta đầu tư công nghệ mà chủ yếu là nhập quá lạc hậu, các công nghệ cữ khác thì không phải bàn: sự đóng góp công nghệ trong giá trị gia tăng của sản phẩm chế biến còn quá thấp (10-20%), mức tiêu hao nhiên liệu và nguyên liệu quá cao gấp 3 lần mức chhung của thế giới, trình độ hiện đại của trang thiết bị chỉ vào khoảng 15-20%…Điều đó đòi hỏi chúng ta phải đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực công nghệ, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
Trong lĩnh vực ngân hàng và các tổ chưc tín dụng đã cải tiến nhiều như trên, nên huy động dược lượng vốn khá lớn, ở ngân hàng thương mại huy động được khoảng 1.600 tỷ đồng vào năm 1995. Và huy động vốn trong nước của toàn ngành ngân hàng năm 1994 chiếm tỷ trọng 20% GDP. Khai thác được lượng vốn nhàn rỗi trong dân khá lớn. Mở tài khoản cá nhân thí điểm ở hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và thu được khoảng 20.000 tài khoản cá nhân được mở.
Trong khi đó hệ số ICOR cũng đang đần chuyển lên từ 1,8 năm 1989 lên 2,9 năm 1994. Mà theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, khi nền kinh tế chuyển sử dụng lao động và ít vốn sang một nền kinh tế nhiều vốn thì hệ số ICOR sẽ tăng lên. Việt Nam cũng đang giai đoạn như vậy, và hệ số ICOR cũng tăng lên nhịp độ tương ứng.
Bên cạnh, cơ cấu vốn đầu tư của NSNN cho ngành công nghiệp cũng tăng mạnh , đó là một xu hướng hợp lí để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp góp phần sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (bảng số liệu dưới đây):
(%)
1991
1992
1993
1.khu vực sản xuất vật chất
Trong đó:*nông lâm và thuỷ sản
15,1
18,8
18,8
* công nghiệp và xây dựng
21,9
50,6
50,6
2. khu vực dịch vụ cơ bản:
* giáo dục đào tạo
6
2,6
2,6
* khoa học công nghệ
1,6
0,6
0,7
* y tế cứu trợ xã hội
5,6
2,6
2,6
* văn hoá thể thao
3,4
2,2
2,2
* phục vụ cánhân,công cộng
46,6
22,5
22,6
Nguồn; niên Giám Thống Kê năm 1994.
Chính nhờ quy mô vốn đầu tư tăng lên, phân bổ ngầy càng hợp lí hơn, nên một loạt các công trình trọng điểm như: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Thác Mơ, đường dây tải 500 kv, đường ống dẫn khí ngoài khơi vào đất liền, đường cao tốc, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao…các công trình cơ sở đang đi vào hoạt động, tạo rá cho tốc độ tăng trưởng cao cho đất nước hiện tại. đến năm 1995 tổng vốn đăng kí của các dự án đầu tư nước ngoài lên tới 18 tỷ USD, 1/3 vốn đăng kí trên đã được thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thì giai đoạn này việc huy động và sử dụng vốn còn yếu kém như: Chính Phủ quá ưu tiên cho công nghiệp nặng ở giai đoạn đầu, chỉ quan tâm huy động qua kênh ngân hàng mà không quan tâm đến việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác, do chậm áp dụng chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần. Hệ thống ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa tích cực đóng vai trò trung gian trong việc huy động vốn cho phát triển công nghiệp, hệ thống hành chính còn lắm thủ tục phiền hà, vì thế người dân chưa hăng hái bỏ tiền ra đầu tư sản xuất kinh doanh. Các trung gian tài chính nói chung chưa phát triển như: các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ… thị trường chứng khoán chưa hoạt động nên chưa góp phần tích cực vào việc huy động vốn. Hệ thống thị trường chưa hoàn chỉnh, chúng ta còn thiếu nhiều thị trường như: thị trường sức lao động, thị trường đất đai, thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường thông tin…
Hiệu quả sử dụng đồng vốn vẫn đang còn thấp, phân bố vẫn chưa hợp lí: như giáo dục và đào tạo còn quá thấp trong cơ cấu vốn đầu tư (số liệu bảng trên), các công ty cổ phần chỉ mới hình thành nên đồng tiền đầu tư cho các DNNN còn bị chiếm dụng nhiều, muốn xin giấy phép kinh doanh hay đầu tư thêm còn qua quá nhiều cửu nên lượng hao hụt là rất lớn…
3. GIAI ĐOạN 1996 ĐếN NAY.
Đây là giai đoạn nước ta nói riêng cũng như các nước trong khu vực nói chung có nhiều thăng trầm, khủng hoảng khu vực, khủng hoảng tiền tệ Châu á, chính sách kích cầu… nên nền kinh tế phát triển không ổn định, do đó cơ cấu các nguồn vốn trong giai đoạn này cũng có nhiều biến động, tuy nhiên năm 2001 vừa qua trong môi trường kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng nước ta vẫn có tốc phát triển đứng thứ hai trên thế giới với GDP tăng 6,81% sau Trung Quốc. Các năm trớc đó thì phát triển bấp bênh hơn.
Như vậy, cùng đà phát triển của năm 1994-1995, năm 1996-1997 tổng số vốn đầu tư đã tăng khá nhanh nhưng sau đó tốc độ chậm lại, tới năm 2000 bắt đầu tăng mạnh , ước tính năm 2001 đạt khoảng 150.000 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2000. Và những tháng đầu năm 2002 vẫn đang có xu hướng tăng lên. Trong giai đoạn 1996-2000 chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn đạt gần 37 tỷ USD gấp 21,75 lần giai đoạn 1991-1195. Trong đó ngân sách chiếm 21,5%, vốn tín dụng NN 17,5% ,DNNN chiếm 16% dân cư 22% và Fdi là 23%.
Như vậy , sự gia tăng vốn đầu tư là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế và ngược lại sự tăng trưởng kinh tế dẫn đến có tích luỹ tức là có sự đầu tư táưng thêm. sở dĩ 1998-1999 tốc độ gia tăng vốn có xu hướng giảm vì lí do chủ yếu là ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và Châu á làm cho đầu tư nước ngoài giảm một cách đáng kể (số liệu trên). mạt khác cơ chế quản lí cũng như các cơ chế về đầu tư vẫn chưa thông thoáng, chính sách kích cầu của nhà nước rất đồng bộ nhưng chưa phù hợp nên làm giảm phát 0,1% năm 1999.
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
1. tổng GDP (tỷ)
272.636
313.623
361.486
399.942
440.000
2. Tổng đầu tư toàn xã hội
79.367
96.870
96.400
103.900
107.400
Trong đó:
2.1 vốn nhà nước
35.894
46.570
51.600
64.000
67.900
- vốn NSNN
16.544
40.570
20.700
26.000
27.000
- vốn DNNN
8.030
12.700
14.800
19.000
21.000
2.2 vốn đầu tư ngoài QD
11.078
13.300
16.100
19.000
20.000
2.3 vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
20.700
20.000
20.500
21.000
22.000
2.4 vốn ODA
22.700
30.300
24.300
18.900
17.500
3. vốn đầu tư/GDP(%)
29,1
30,8
26,6
25,9
24,4
4. tốc độ tăng trưởng GDP (%)
9,3
8,2
5,8
4,8
6,7
5. chỉ số lạm phát(%)
4,5
3,7
9,2
0,1
Dk 2
6. hệ số ICOR
3,1
3,8
4,6
5,4
4,06
Nguồn: thời báo kinh tế.
Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư năm 2000 đã tăng một cách khả quan. Tổng số vốn đầu tư so với GDP đạt 27,2%, và năm 2001 tỷ lệ này là 30,5%. Nguyên nhân chính là chúng ta bắt đầu có những chính sách cũng như quy chế về đầu tư khá thông thoáng và đa dạng về hình thức như công ty TNHH một thành viên ra đời, thị trường chứng khoán bắt đầu đi vào hoạt động, các quy chế về ưu đãi…thực hiện luật doanh nghiệp vào 1/1/2000 và quy chế về đấu thầu cũng được áp dụng vào tháng 9 năm 1999… bên cạnh đó nền kinh tế khu vực sôi động nhất thế giới này đang dần khôi phục sau thời kì khủng hoảng. Quan trọng nữa là nhà nước luôn ổn định được vĩ mô nền kinh tế, sử dụng tốt các nguồn vốn trong nước, nhất là nguồn vốn ngân sách đã đóng vai trò bà đỡ để thúc đẩy đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển.
Về các nguồn vốn trong giai đoạn này thì nguồn vốn nhà nước đóng vai trò rất quan trọng chiếm khoảng 60% tổng các nguồn vốn, đã góp phần hình thành nên một số chương trình trọng điểm của đất nước giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành , vùng. đầu tư vào những lĩnh vực then chốt, những lĩnh vực cần vốn lớnmà các thành phần kinh tế khác không tham gia được. đây là nguồn vốn theo kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đề ra.
Nguồn vốn nhà nước là nguồn thuộc sở hữu của nhà nước hoặc nhà nước huy động và trực tiếp quản lí vốn. Trong nguồn này hiện nay vốn tín dụng Nhà Nước đóng một vai trò quan trọng, phát triển đúng với nhu cầu thị trường và cơ chế kinh tế tự do, trong năm 2000 vốn này chiếm 17%, năm 2001 giảm xuống nhưng dự tính năm 2002 nguồn vốn này se tăng lên 20%. Sự gia tăng này là do sự hoạt động của các công ty CPH làm ăn có hiệu quả nên tốc độ cổ CPH nhanh hơn, sự hoạt động thí điểm thị trường chứng khoán và đang dần mở rộng làm cho thị trường tài chính sôi động hơn, các quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0138.doc