TÓM TẮT ĐỀ TÀI . 1
1. Mục đích nghiên cứu . 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 1
3. Phƣơng pháp nghiên cứu . 1
4. Kết cấu đề tài. 2
5. Đóng góp của đề tài . 2
6. Hƣớng phát triển của đề tài . 2
CHÖÔNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU MUA . 4
1.1 Khái niệm về thu mua . 4
1.2 Liên hệ đến các thành phần trong chuỗi thu mua xơ dừa: . 5
1.2.1 Nhà vƣờn: . 5
1.2.2 Thƣơng lái . 6
1.2.3 Vựa thu mua . 6
1.2.4 Công ty xuất khẩu . 7
CHÖÔNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU MUA XƠ DỪA Ở
HUYỆN MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE . 8
2.1 Giới thiệu chung về cây dừa . 8
2.2 Một số đặc điểm về cây dừa Bến Tre . 9
57
2.3 Phân tích thực trạng hoạt động thu mua xơ dừa ở huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến
Tre: 10
2.3.1 Chỉ xơ dừa ở huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre và triển vọng phát triển: . 10
2.3.2 Thực trạng hoạt động thu mua xơ dừa ở huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre 12
2.4 Những ƣu thế và tồn tại . 18
2.4.1 Ƣu thế . 18
2.4.2 Tồn tại . 19
CHÖÔNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG THU MUA
LƢỚI XƠ DỪA Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM – TỈNH BẾN TRE . 24
3.1 Nhà vƣờn . 24
3.1.1 Quy hoạch vƣờn dừa . 24
3.1.2 Thành lập các hiệp hội trồng dừa. . 25
3.1.3 Thiết lập một hệ thống trao đổi thông tin hiệu quả. . 25
3.2 Thƣơng lái . 25
3.3 Vựa thu mua . 26
3.3.1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng. 26
3.3.2 Hỗ trợ vốn: . 27
3.3.3 Nâng cao trình độ quản lý . 27
3.3.4 Giải quyết mụn dừa . 28
58
3.3.5 Thông tin kịp thời tình hình thị trƣờng . 28
3.3.6 Nghiên cứu việc sản xuất thành phẩm từ chỉ xơ dừa, xây dựng thƣơng hiệu
cho sản phẩm từ dừa của Bến Tre . 29
KẾT LUẬN . 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 31
PHỤ LỤC . 32
59 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đề xuất hỗ trợ hoạt động thu mua lưới xơ dừa ở huyện Mỏ Cày Nam - Tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp lực vì một trái dừa mang lại các giá trị khác
nhau và chỉ cần một trong các yếu tố có vấn đề thì giá dừa sẽ giảm. Nhìn chung giá bấp
14
bênh gây nhiều khó khăn cho ngƣời trồng dừa, cầu thị trƣờng biến động, phụ thuộc
nhiều vào tàu Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn các yếu tố cũng gây ảnh hƣởng tới việc
trồng dừa nhƣ thời tiết, sâu bọ, phân bón,…Sâu bọ phá hại nếu xuất hiện ở một cây
trong vƣờn có thể sẽ ăn hết vƣờn gây thiệt hại lớn cho ngƣời trồng. Mức độ phá hại của
chuột không bằng sâu bọ song cũng làm năng suất giảm đáng kể.
Nhà nƣớc ta có qui định trong công việc trồng dừa, một cây một tháng hái đƣợc
6 trái, nếu dừa công nghiệp (hay còn gọi là dừa ta/dừa bị): 10 trái/cây, 1 công dừa 19
cây thì chỉ đƣợc 15 cây thu hoạch. Từ đó ngƣời nông dân có thể so sánh đối chiếu với
kết quả thu hoạch của mình, để có kế hoạch trồng và chăm sóc vƣờn dừa tốt hơn. Các
hộ nông dân trồng dừa sẽ đƣợc tập huấn qua các hội thảo, chƣơng trình do phòng nông
nghiệp của huyện tổ chức. Nếu hộ nào nằm trong vùng dự án sẽ đƣợc tập huấn thƣờng
xuyên hơn, hình thành hợp tác xã, đƣợc hỗ trợ phân bón, tƣ vấn kĩ thuật. Tuy nhiên
miền Nam chƣa có các hợp tác xã, hội nông dân,…đa số nông dân tự phát, chỉ mới ở
Châu Thành có một hội nông dân đi vận động tỉa bớt dừa già, trồng xen ca cao vì loại
cây này phù hợp với bóng râm của dừa, bón phân cho ca cao dừa cũng có thể hấp thụ
đƣợc. Huyện Mỏ Cày Nam đang áp dụng và dần nhân rộng mô hình này song cũng gặp
nhiều khó khăn.
2.3.2.2 Thương lái
Thƣơng lái tới từng nhà dân thu mua dừa khô theo mùa thu hoạch dừa, thông
thƣờng là quanh năm, trung bình một tháng một lần do không có vùng trồng dừa
chuyên canh.
Qui mô trồng của ngƣời dân nhỏ nên ở mỗi hộ thƣơng lái chỉ thu gom đƣợc
khoảng 10-50 trái. Chất lƣợng dừa tùy theo vùng khác nhau có nhiều loại giá khác
nhau. Trung bình 32000VNĐ/12 trái dừa khô. Thƣơng lái thu mua 8-10% ( không tính
công bẻ ) 27000VNĐ/chục (12 trái).
15
Do các vƣờn dừa trồng manh mún nên việc thu mua của thƣơng lái cũng rất đa
dạng: xe đạp, xe tự chế, ghe, xuồng, hoặc là dừa đƣợc kết thành bè thả trôi theo dòng
nƣớc... Nếu dùng xe đạp thu mua thì mỗi xe có thể chở đƣợc 50 trái dừa. Xe ba gác
nhỏ chở dừa mua đƣợc từ các hộ dân đƣợc tập trung tại một địa điểm gần ven sông sau
đó vận chuyển bằng ghe, thuyền dọc theo sông đến tận bãi dừa của các chủ vựa nằm
ven sông.
Giữa thƣơng lái và chủ vựa có mối quan hệ chặt chẽ, tuy không có hợp đồng
nhƣng ràng buộc về vốn (tiền bạc), các thƣơng lái có thể đăng ký với chủ vựa để ứng
trƣớc vốn cho thƣơng lái, thƣơng lái đi mua đâu không cần biết chỉ cần vận chuyển dừa
về đủ cho chủ vựa sơ chế chỉ xơ dừa rồi hƣởng chênh lệch giữa giá mua và bán. Trong
trƣờng hợp có sự ứng vốn nhƣ trên chủ vựa lấy giá thấp hơn thị trƣờng để trừ tiền lãi,
nếu chỉ quen biết làm ăn thông thƣờng chủ vựa sẽ lấy tiền ngang thị trƣờng.
2.3.2.3 Vựa thu mua
Từ Thành Thới B lên tới Mỏ Cày bảy cây số, 200 cơ sở lột dừa lấy vỏ làm tơ xe
sợi. Mỗi cơ sở đều tập trung ở ven sông, có 4 khu riêng, khu lột vỏ dừa ở ngay cạnh
sông, khu tƣớc chỉ xơ dừa, khu sân phơi và kho dự trữ. Nhờ nghề sản xuất chỉ xơ dừa,
mỗi lao động thu nhập thƣờng xuyên trên 50.000 đồng/ngày. Làng nghề này có gần
200 cơ sở, mỗi cơ sở giải quyết việc làm từ 18-20 lao động. Lột dừa khô 1 cò (200 trái)
tiền công là 8.000 đồng, trung bình một ngày một ngƣời lột từ 8-10 cò (1 thiên dừa
1.200 trái). Thảy dừa từ ghe lên bờ tiền công 7.000 đồng/thiên dừa. Đập vỏ dừa (bằng
máy) 50.000 đồng/tấn. Tƣớc chỉ xơ dừa (bằng máy) 120.000 đồng/tấn, bình quân 8
tiếng, 5 ngƣời tƣớc đƣợc ít nhất 2 tấn. Còn công đoạn phơi chỉ xơ dừa tuy nhẹ nhƣng
cực công, nhất là vào mùa mƣa. Nhƣng tiền công phơi 1 tấn chỉ xơ dừa cao, 120.000
đồng/tấn... Các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa hoạt động quanh năm, chỉ nghỉ mấy ngày
16
Tết. Với công suất 2-3 tấn chỉ/ngày, một chủ vựa có thể có thu nhập 400.000
đồng/ngày sau khi trừ hết chi phí.
Các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ dừa hiện nay tại Bến Tre đều chƣa hoạt
động hết công suất thiết kế. Qua điều tra 25 cơ sở sản xuất chế biến thì năng suất hoạt
động trung bình của các cơ sở này đều vào khoảng 60%, trong đó cơ sở hoạt động thấp
nhất là 40% và cơ sở hoạt động cao nhất là 70%. Có khoảng 45% cơ sở dự tính sẽ tăng
quy mô hoạt động của mình lên hơn 10%, và 35% cơ sở dự tính tăng hơn 50%, trong
khi số còn lại (khoảng 20%) không có ý định tăng quy mô hoạt động của cơ sở mình.
Điều này cho thấy các cơ sở sản xuất chế biến đang bị động về đầu ra, không có thị
trƣờng tiêu thụ nên việc tổ chức mạng lƣới marketing cho các sản phẩm ngành dừa vô
cùng cấp thiết và quan trọng.
Theo các số liệu nghiên cứu, chỉ có khoảng 5% các cơ sở sản xuất chế biến của
ngành dừa có máy móc tiên tiến, còn 62% có máy móc trung bình, trong khi 33% cơ sở
đang trong tình trạng sản xuất với các thiết bị máy móc lạc hậu, kho bãi còn hạn chế,
chƣa có hệ thống bảo quản đạt tiêu chuẩn, do đó chỉ thƣờng bị hao hụt, độ ẩm không
đạt chuẩn, không thể dự trữ lâu đƣợc. Điều này dẫn đến bị động cho các chủ vựa trong
việc tiêu thụ, họ phải tìm ngƣời tiêu thụ ngay trong 1 – 2 ngày sau khi chỉ đƣợc đóng
kiện.
Trƣớc đây khi công ty Trúc Giang hay công ty 26/8 của Bến Tre còn hoạt đông
kinh doanh trong lĩnh vực thu mua chỉ xơ dừa, tình hình khả quan hơn cho các chủ vựa
vì công ty thực hiện chế độ bao tiêu có nghĩa là bao giá dù thị trƣờng biến động, do đó
các vựa thu mua đỡ bị lỗ.
Năm 2005-2006 là thời hoàng kim của ngành sản xuất chỉ xơ dừa ở Bến Tre.
Hàng sản xuất ra luôn không đáp ứng đủ nhu cầu đặt hàng từ nƣớc ngoài. Giá chỉ xơ
dừa xuất khẩu tăng vọt từ 220USD/tấn vào năm 2003 lên đến 350USD/tấn năm 2006.
17
Còn giá vỏ dừa từ 200-250/cái có lúc lên đến 1.000-1.500 đồng/cái, nhƣng các cơ sở
cũng phải tranh mua vỏ dừa để sản xuất. Cả nông dân trồng dừa và ngƣời sản xuất chỉ
xơ dừa đều phấn khởi với những sợi “chỉ vàng” từ xơ dừa.
Nhƣng bƣớc vào đầu năm 2007 đến nay, giá chỉ xơ dừa xuất khẩu bắt đầu rớt
dài và hiện nay chỉ còn trên dƣới 200 USD/tấn. Trƣớc đây, các nƣớc trong khu vực có
nhiều dừa nhƣ: Indonesia, Malaysia, Philippines, Sri Lanka... chỉ chú trọng sản xuất
các sản phẩm từ cơm dừa nhƣ: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa... Còn phần vỏ dừa đƣợc xem
là phế phẩm, không ai mua. Trong khi tại Bến Tre, vỏ dừa đƣợc tận dụng tối đa để sản
xuất chỉ xơ dừa. Đến khi Trung Quốc, Đài Loan... có nhu cầu nhập chỉ xơ dừa với số
lƣợng lớn để làm nệm ô tô, nệm lót giƣờng ngủ, ghế sa lông... thì ngành sản xuất chỉ
xơ dừa của Bến Tre bắt đầu phát đạt. Nệm bằng nguyên liệu chỉ xơ dừa có ƣu điểm rất
thoáng hơi và không gây ô nhiễm môi trƣờng khi không sử dụng (chỉ xơ dừa rất dễ
phân hủy). Tại Trung Quốc, Đài Loan, hầu hết các doanh trại quân đội đều sử dụng
nệm làm từ chỉ xơ dừa... Vào mùa đông, nhu cầu nệm bán ra thị trƣờng tăng mạnh, nên
thƣờng từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm, các nƣớc này có nhu cầu nhập chỉ xơ dừa rất
lớn.
Để khắc phục tình trạng lệ thuộc nguồn cung chỉ xơ dừa độc quyền của Việt
Nam, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã đƣa ngƣời đến Bến Tre “tham quan” quy
trình sản xuất chỉ xơ dừa. Tất cả máy móc phục vụ các công đoạn sản xuất chỉ xơ dừa
do ngƣời dân Bến Tre tự chế đƣợc họ đặt hàng sản xuất và đƣa về Trung Quốc làm
hàng mẫu để sản xuất lại. Ngay sau đó, những loại máy móc này đƣợc Trung Quốc đƣa
đến những nƣớc có nhiều dừa nhƣng chƣa biết tận dụng vỏ dừa để sản xuất chỉ xơ dừa
nhƣ ở Bến Tre. Vì vậy, giá xuất khẩu chỉ xơ dừa trên thị trƣờng bị kéo xuống. Thêm
vào đó, những nƣớc mới tham gia sản xuất chỉ xơ dừa đã chủ động khống chế độ ẩm
đúng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, để cạnh tranh với nguồn hàng từ Việt Nam.
18
Lợi thế của chỉ xơ dừa sản xuất tại Bến Tre là trắng, mịn (một phần do trái to),
đƣợc khách hàng ƣa chuộng. Tuy nhiên, ngành sản xuất chỉ xơ dừa Bến Tre đang bị
thất thế do không giữ chất lƣợng từ đầu; lợi thế độc quyền không còn. Mặt khác, do chỉ
chú trọng xuất khẩu nguyên liệu nên các cơ sở sản xuất đang bị lệ thuộc vào đầu mối
tiêu thụ, các chủ vựa tƣớc chỉ đang bị các công ty Trung Quốc ép giá thu mua.
2.4 NHỮNG ƢU THẾ VÀ TỒN TẠI
2.4.1 Ƣu thế
Bến Tre có lợi thế sản xuất dừa so với các tỉnh khác trong đồng bằng sông Cửu
Long cũng nhƣ các tỉnh khác trong cả nƣớc nếu xét về sản lƣợng. Dừa là cây công
nghiệp thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre. Hiện nay, diện tích
dừa đang thu hoạch ổn định.
Ngoài sản phẩm chính là chế biến dầu dừa, chỉ xơ dừa, các sản phẩm khác từ
dừa đang đƣợc thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế ƣa chuộng. Tỉnh có chủ trƣơng phát
triển diện tích dừa gắn liền với các cơ sở công nghiệp chế biến nhƣ tập trung cho dự án
xây dựng nhà máy than hoạt tính, các cơ sở chế biến chỉ, thảm xơ dừa có chất lƣợng
cao... nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Quý 1/2009, kim
ngạch xuất khẩu đạt 21,7 triệu USD, tăng 12,5% so với kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ
năm trƣớc. Theo UBND tỉnh Bến Tre, giá trị xuất khẩu các sản phẩm dừa năm 2009 dự
kiến đạt trên 66 triệu USD trong tổng số 170 triệu USD giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh.
Hiện các doanh nghiệp trong tỉnh đang tập trung XK khoảng 23 loại sản phẩm khác
nhau từ cây dừa, trong đó nhiều nhất là cơm dừa nạo sấy và chỉ xơ dừa. Bến Tre có
diện tích trồng dừa lớn nhất nƣớc với hơn 40.000 ha, sản lƣợng trên 300 triệu trái dừa
mỗi năm.
19
2.4.2 Tồn tại
2.4.2.1 Nhà vườn
Mùa vụ không ổn định
Đôi ba tháng dừa treo trong năm cũng là mặt hạn chế khách quan về sản lƣợng
chung của trái dừa Bến Tre. Trong năm, nếu vào thời điểm mùa khô mà dừa ra bông,
kết trái thì trái non sẽ rụng rất nhiều so với dừa ra bông khi trời sa mƣa.
Dừa từ kết trái đến khi trở thành dừa khô khoảng 8 tháng. Nhƣ vậy, nếu dừa ra bông
vào tháng 3 (mùa khô) thì vào tháng 11, trái dừa còn lại trên cây để trở thành dừa khô
rất ít, nông dân gọi đó là “dừa treo”.
Hiện tại, các nhà khoa học, nhà vƣờn có thể cho cây chôm chôm, sầu riêng… ra
trái mùa nghịch nhƣng với cây dừa, khắc phục yếu tố tự nhiên để cây dừa cho trái đều
đặn quanh năm thì chƣa thể đƣợc. Bến Tre hiện có khoảng 37.500 ha dừa, tổng sản
lƣợng khoảng 230 triệu trái/năm. Nhƣ vậy ƣớc tính, mùa dừa treo trong năm đã làm
Bến Tre mất đi không dƣới 50 triệu trái. Do đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế đƣợc
“nhƣợc điểm” này hiện đang là nhu cầu cấp thiết.
Diện tích manh mún chưa quy hoạch,
Số hộ sở hữu 1 ha (10.000m2) vƣờn dừa rất ít, đại trà là mỗi hộ chỉ 2-3 công đất
vƣờn dừa (2.000-3.000m2) và ngƣời trồng dừa cũng không quan tâm nhiều đến kĩ thuật
trồng dừa sao cho có năng suất tốt. Nhƣ vậy gây khó khăn trong công tác qui hoạch,
tập huấn cũng nhƣ việc thu mua, vận chuyển, tập trung về nơi sản xuất chế biến.
Thông tin thị trường không ổn định ảnh hưởng đến tâm lý nhà vườn
Trong khi ngƣời nông dân phải mất khoảng 5 năm để có thể thu hoạch đƣợc dừa
thì khi giá dừa sụt giảm, ngƣời trồng dừa phải chặt bỏ hàng dừa để trồng loại cây khác
20
trong một thời gian ngắn. Việc phá bỏ dừa hàng loạt đã dẫn đến những bất ổn trong đời
sống của ngƣời dân từ trƣớc đến nay vẫn quen canh tác dừa. Hậu quả của việc chặt phá
dừa không chỉ giới hạn ở sức khoẻ kinh tế của hộ trồng dừa nữa mà ảnh hƣởng mạnh
đến cơ cấu sản xuất và sức khoẻ kinh tế của cả một tỉnh, của các cụm tiểu thủ công
nghiệp và vấn đề giải quyết công ăn việc làm tại các tỉnh trồng dừa và các tỉnh lân cận.
Nhà vườn chưa được hỗ trợ kỹ thuật trồng dừa
Miền Nam chƣa có các hợp tác xã, hội nông dân,…đa số nông dân tự phát, chỉ
mới có ở Châu Thành có 1 hội nông dân đi vận động tỉa bớt dừa già, trồng xen ca cao,
ca cao phù hợp bóng râm của dừa, bón phân cho ca cao. Nếu có chƣơng trình tập huấn
về kĩ thuật trồng dừa chỉ có trƣởng ấp, phó ấp đƣợc mời sau đó mới phổ biến lại cho
các hộ nông dân.
2.4.2.2 Thương lái
Tổ chức hệ thống thu mua dừa của các thƣơng lái hiện nay tuy có nhiều thay đổi
nhƣng năng lực kinh doanh và tổ chức phối hợp còn bộc lộ nhiều yếu kém. Các thƣơng
lái kinh doanh lấy công làm lời là chính, chƣa có đầu tƣ đầy đủ vào phƣơng tiện vận
chuyển để làm cho việc thu mua trở nên chuyên nghiệp. Giữa các thƣơng lái với nhau
chƣa có sự phối hợp, thu mua không hiệu quả, tình trạng lƣu thông chồng chéo, tranh
mua tranh bán gây tổn hại đến lợi ích chung của ngƣời trồng dừa.
Các thƣơng lái chƣa đƣợc hỗ trợ vốn để thu mua dừa, họ thƣờng phải vay mƣợn
vốn từ các chủ vựa cho nên thu nhập bấp bênh.
2.4.2.3 Vựa thu mua
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu:
Kho bãi dự trữ:
21
Các cơ sở chế biến và các vựa thu mua do hạn chế về vốn và kho tàng bảo quản
nên họ chỉ thu mua đủ với khả năng của mình, hoặc vận chuyển thẳng từ nơi thu mua
đến cảng xuất khẩu, nên thời gian bảo quản của các cơ sở này từ 15-20 ngày. Tuy vậy,
hệ thống kho và các phƣơng tiện bảo quản dừa đang trong tình trạng vừa thiếu, vừa lạc
hậu, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng xơ dừa, tăng độ ẩm hay hao hụt làm
giảm doanh thu cho các vựa thu mua.
Nguồn điện chưa ổn định, chưa đủ cung cấp
Mỗi ngày một cơ sở tƣớc chỉ chỉ đƣợc chạy máy 4 tiếng đồng hồ theo ca đã
đƣợc điện lực huyện phân sẵn. Việc này làm giảm công suất hoạt động của vựa, cũng
nhƣ khiến cho vựa bị động về thời gian sản xuất đặc biệt vào những lúc cao điểm, dừa
về nhiều nhƣng phải đợi đến ca mới đƣợc chạy máy.
Chưa được hỗ trợ vốn
Từ trƣớc đến nay ở Việt Nam ít quan tâm đến các biện pháp đầu tƣ và tín dụng
cho khâu bảo quản nông sản nói chung và các sản phẩm của cây dừa nói riêng mà chỉ
chú ý đến công đoạn sản xuất. Các cơ sở thu mua rất cần thêm vốn để đầu tƣ nâng cấp
cơ sở vật chất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Trình độ quản lý của các cơ sở còn yếu kém
Trình độ quản lý của các chủ vựa thu mua chƣa cao, chủ yếu làm việc dựa trên
tập quán, kinh nghiệm, chứ không có đủ kiến thức kinh tế.
Mụn dừa gây ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để
Thống kê sơ bộ, tỉnh Bến Tre có hơn 300 cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa thì Mỏ Cày
có tới hơn 240 cơ sở, mỗi ngày xả xuống kênh rạch trên 500 tấn phế phẩm mụn dừa.
Sản xuất chỉ xơ thải ra lƣợng mụn dừa giao động từ 300-500 tấn/ngày, tập trung nhiều
22
nhất vào khoảng tháng 4-9 hằng năm. Phần lớn mụn dừa không có bãi chứa hoặc có bãi
chứa khi quá tải thì chủ cơ sở thải đổ trực tiếp xuống sông Thom gây ô nhiễm môi
trƣờng và lan rộng ra các nhánh của sông Thom, ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc sinh
hoạt của ngƣời dân và huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sinh vật.
Hiện tại ở Bến Tre có một số công ty sử dụng mụn dừa để chế biến nhƣ Công ty
Covina (Hàn Quốc) xây dựng nhà máy ép mụn dừa xuất khẩu, công ty Công ty TNHH
SX TM Phú Hoà sử dụng mụn dừa để sản xuất bao bì... Tuy nhiên tại Bến Tre chƣa có
nhiều doanh nghiệp đầu tƣ chế biến mụn dừa, dù nguồn phế phẩm này rất lớn. Đa số
ngƣời dân phải dùng ghe chở mụn lên thành phố Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản
xuất đất sạch ở Bình Chánh, giá bán không cao nhƣng lại tốn công chuyên chở. Mỗi
ngày các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa của tỉnh thải ra gần 500 tấn mụn dừa nhƣng chỉ có
một vài cơ sở ép mụn dừa xuất khẩu, công suất nhỏ.
Thị trường không ổn định
Giá dừa khô không ổn định
Giá dừa khô giảm mạnh vào thời điểm nghịch mùa, cho thấy sự bất ổn về giá do
đầu ra của trái dừa đang còn phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung
Quốc dƣới dạng chỉ xơ dừa thô, không để lâu đƣợc.
Thông tin về thị trường chưa đầy đủ
Thông tin về giá cả, dự báo về khả năng cung cầu của tỉnh còn chƣa đƣợc quan
tâm và khai thác đúng mức. Các vựa thu mua chỉ mua bán chỉ xơ dừa theo mối quen
chứ chƣa chủ động đƣợc về nhu cầu mở rộng mạng lƣới tiêu thụ.
Chưa sản xuất dừa thành thành phẩm cũng như chưa xây dựng được thương
hiệu cho các sản phẩm từ chỉ xơ dừa
23
Chúng ta chỉ tập trung vào sản xuất, xuất khẩu nguyên liệu thô mà chƣa chú
trọng đến việc sản xuất chế biến thành thành phẩm. Hiện nay, chỉ xơ dừa chủ yếu đƣợc
xuất khẩu thô sang Trung Quốc vẫn còn rất ít các công ty sản xuất và xuất khẩu đƣợc
các sản phẩm từ xơ dừa nhƣ thảm, nệm,…
24
CHÖÔNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ HOẠT
ĐỘNG THU MUA LƢỚI XƠ DỪA Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM –
TỈNH BẾN TRE
3.1 NHÀ VƢỜN
Hỗ trợ giống dừa mới năng suất hơn, hƣớng dẫn cho nông dân cách ƣơm giống
đúng kĩ thuật hiệu quả hơn thay vì chỉ tiến hành lựa chọn trong vƣờn cây nào tốt, giống
tốt để ƣơm dừa con theo cảm tính. Trồng dừa con xen trƣớc khi thấy dừa gần già, năng
suất yếu để dừa trƣởng thành ổn định rồi đốn những cây già, đảm bảo luôn luôn có dừa,
tiết kiệm thời gian và thu hoạch quanh năm.
Hiện tại thu nhập của nông dân Bến Tre là 5 triệu đồng/ ngƣời hƣởng từ sản
phẩm nông nghiệp mà đa số là dừa. Cần có chính sách trợ giá cây giống ca cao cho các
hộ trồng dừa ở huyện Mỏ Cày Nam, hƣớng dẫn nông dân trồng xen ca cao với dừa
nhằm đạt kết quả nhiều hơn, tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân từ các sản phẩm nông
nghiệp, nhân rộng mô hình này ra toàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung nhằm
mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống nông dân.
3.1.1 Quy hoạch vƣờn dừa
Trƣớc hết cần đề ra các vùng dự án của huyện, nhóm nghiên cứu xin đề xuất ba
xã có năng suất trồng dừa cao trong huyện là xã Định Thủy, xã Phƣớc Hiệp, xã Bình
Khánh, ba xã sẽ đƣợc tập huấn thƣờng xuyên hơn, hình thành hợp tác xã, đƣợc hỗ trợ
phân bón, tƣ vấn kĩ thuật trồng và chăm sóc dừa. Đa số mỗi hộ chỉ có 2-3 công đất
vƣờn dừa (2.000-3.000m2), khi tập họp lại trong một hợp tác xã sẽ có cách chăm sóc
thống nhất và thƣờng xuyên mang lại số lƣợng dừa lớn với chất lƣợng tốt, đồng nhất.
Từ đó giúp cho việc thu mua dừa của thƣơng lái tiến hành nhanh hơn, tiết kiệm hơn,
thậm chí hợp tác xã có thể liên hệ trực tiếp với chủ vựa đến lấy dừa vào các thời điểm
25
thu hoạch, bỏ qua đƣợc một khâu trung gian, giảm bớt chi phí, tạo mối quan hệ chặt
chẽ và lâu dài giữa ngƣời trồng và ngƣời chế biến .
3.1.2 Thành lập các hiệp hội trồng dừa.
Do đặc trƣng của ngành trồng dừa là trồng trên quy mô nhỏ nên tính tổ chức
chƣa cao, dẫn đến kết quả là chất lƣợng trái không đồng đều tại các vƣờn dừa khác
nhau. Đây chính là nguyên do khiến tƣ thƣơng có cớ ép giá. Nếu thành lập đƣợc các
hiệp hội trồng dừa đƣợc tổ chức chặt chẽ, có khoa học, đi sâu đi sát gắn với tập thể
ngƣời trồng dừa thì họ sẽ có cơ hội tiếp cận các đầu vào, bán sản phẩm, trao đổi thông
tin, kinh nghiệm có hiệu quả cao hơn.
3.1.3 Thiết lập một hệ thống trao đổi thông tin hiệu quả.
Mặc dù Hiệp hội dừa thế giới đã có một mạng lƣới thông tin rộng khắp nhƣng
ngƣời trồng dừa vẫn còn khó tiếp cận thông tin của ngành. Tỉnh nên thiết lập một kênh
thông tin riêng về cây dừa cho những ngƣời trồng dừa trong tỉnh, có thể thông qua hiệp
hội nông dân trồng dừa, cung cấp thƣờng xuyên, cập nhật thƣờng xuyên các thông tin
về kỹ thuật, giống, nhu cầu, giá cả thị trƣờng hiệu quả và nhanh chóng thì ngƣời trồng
dừa có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn thông tin hiệu quả hơn để hoạch định cho hoạt
động sản xuất của mình.
3.2 THƢƠNG LÁI
Nghiên cứu các điểm tập trung dừa có lợi nhất và các phƣơng thức vận chuyển
phù hợp là cách để thƣơng lái có thể tiết kiệm chi phí và thu đƣợc nguồn lợi nhiều nhất.
Hiện nay, do tình hình các vƣờn dừa trồng chƣa đƣợc qui hoạch hợp lý nên việc thu
mua của thƣơng lái cũng phải linh động để thích ứng với các điều kiện khác nhau,
thƣơng lái có thể sử dụng xe đạp, xe tự chế, ghe, xuồng, hoặc dừa đƣợc kết thành bè
thả trôi theo dòng nƣớc…Tất cả dừa mua đƣợc từ các hộ dân đƣợc tập trung lại tại một
26
địa điểm gần ven sông sau đó vận chuyển bằng ghe thuyền dọc theo sông đến tận bãi
dừa của các chủ vựa nằm ven sông, đó là cách tiết kiệm đƣợc chi phí nhiều nhất hiện
nay mà thƣơng lái có thể sử dụng.
Thƣơng lái cần tạo lâp mối quan hệ quen biết, làm ăn lâu dài với các nhà vƣờn
và chủ vựa để luôn đảm bảo thu mua đủ số lƣơng dừa, chất lƣợng phù hợp với yêu cầu
của chủ vựa. Từ đó mới có thể nâng cao chất lƣợng đầu ra cho chỉ xơ dừa, lấy lại vị thế
cạnh tranh nhƣ trƣớc, ổn định đƣợc phần nào giá cả trên thị trƣờng. Thực tế hiện nay
cho thấy giữa thƣơng lái và chủ vựa có mối quan hệ chặt chẽ, tuy không có hợp đồng
nhƣng ràng buộc về vốn (tiền bạc), các thƣơng lái có thể đăng ký với chủ vựa để ứng
trƣớc vốn cho thƣơng lái, thƣơng lái đi mua đâu không cần biết chỉ cần vận chuyển dừa
về đủ cho chủ vựa sơ chế chỉ xơ dừa rồi hƣởng chênh lệch giữa giá mua và bán. Trong
trƣờng hợp có sự ứng vốn nhƣ trên chủ vựa lấy giá thấp hơn thị trƣờng để trừ tiền lãi,
nếu chỉ quen biết làm ăn thông thƣờng chủ vựa sẽ lấy tiền ngang thị trƣờng. Nhƣ vậy
cần đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ giữa chủ vựa và thƣơng lái nhằm tạo lập cơ sở thu
mua dừa trái ổn định và hiệu quả hơn.
Tỉnh nên có các chính sách hỗ trợ vốn cho các thƣơng lái thu mua dừa, thƣờng
xuyên thông tin về giá dừa trên thị trƣờng, việc phân bố và trồng dừa ở các địa phƣơng
để thƣơng lái có kế hoạch thu mua phù hợp.
3.3 VỰA THU MUA
3.3.1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng
Kho bãi dự trữ:
Diện tích kho bãi dự trữ của các vựa sản xuất hiện nay rất nhỏ hẹp. Chủ vựa nên
đầu tƣ nâng cấp kho bãi, trang bị thêm các thiệt bị chiếu sáng, kiểm soát độ ẩm trong
kho và thƣờng xuyên chăm sóc các kiện hàng trong kho dự trữ.
27
Nguồn điện:
Cần chú trọng nâng cấp mạng lƣới điện của tỉnh, nghiên cứu chính sách phân
bổ điện hợp lý cho các cơ sở sản xuất, phát huy tối đa năng suất làm việc.
3.3.2 Hỗ trợ vốn:
Nhà nƣớc cần quan tâm đến các biện pháp đầu tƣ và tín dụng hỗ trợ vốn cho các
cơ sở thu mua sản xuất chỉ kinh doanh. Ngoài ra cần thiết lập tổ chức kinh tế hƣớng
dẫn bà con, thông báo những quyết định ƣu đãi, khuyến khích hay cắt bỏ ƣu đãi, thông
báo những thông tin chính xác của thị trƣờng để ngƣời dân có kế hoạch nhằm thích ứng
với những thay đổi trên. Chẳng hạn nhƣ đến thời điểm hiện nay, ngƣời dân vẫn còn
hoang mang vì quyết định thay đổi của Nhà nƣớc không tiếp tục thực hiện ƣu đãi miễn
thuế 3 năm cho cơ sở chế biến chỉ xơ dừa nữa, sự xuất hiện tràn lan các công ty xuất
khẩu Trung Quốc, không hiểu rõ về nguyên nhân giá sụt giảm nhanh chóng,… cũng là
những nguyên nhân gây tâm lý bất ổn cho ngƣời chế biến chỉ, khiến năng suất sụt
giảm, chất lƣợng chỉ không tốt, chấp nhận ở mức giá thấp.
3.3.3 Nâng cao trình độ quản lý
Một điều quan trọng cần kể đến là việc quản lý các cơ sở sản xuất chế biến này.
Trình độ quản lý của các ông chủ, các giám đốc, chủ cơ sở sản xuất cần phải đƣợc
nâng cao thông qua các khoá đào tạo chuyên ngành trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài. Các
cuộc hội thảo cần phải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên ở các địa bàn tập trung đông cơ sở
thu mua sản xuất nhằm cập nhật thông tin về thị trƣờng, giá cả, công nghệ…Các
phƣơng hƣớng cụ thể cần phải đƣợc nghiên cứu nhằm mục đích cao nhất là phát triển
ngành dừa Việt Nam và tăng thu nhập cho ngƣời nông dân, trồng và chế biến dừa.
28
3.3.4 Giải quyết vấn đề mụn dừa gây ô nhiễm:
Hiện nay có rất ít các cơ sở chế biến mụn dừa đặt ngay tại tỉnh Bến Tre. Tỉnh
nên có thêm chính sách khuyến khích thành lập các công ty sản xuất mụn dừa ngay tại
Bến Tre.
Có rất nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Châu Âu, Hàn Quốc… có nhu
cầu về mụn dừa nhƣng những ngƣời sản xuất chỉ vẫn chƣa nắm đƣợc những thông tin
này, giá mụn dừa trên thế giới khoảng 315USD/tấn tăng 11,8% so với giá quý 1/2008.
Cho nên để giải quyết rốt ráo vấn đề mụn dừa, không nên chỉ tập trung vào việc phạt
các cơ sở thải mụn dừa xuống sông mà nên thành lập một đội thông tin thành viên là
những ngƣời sản xuất chỉ, các công ty chế biến mụn dừa, cán bộ tỉnh thƣờng xuyên tìm
hiểu thông tin về thị trƣờng, giá cả tiêu thụ mụn trong nƣớc và thế giới, thông tin về số
lƣợng mụn dừa thải ra hàng ngày ở các cơ sở sản xuất để tìm ra hƣớng vận chuyển mụn
dừa đi tiêu thụ.
3.3.5 Thông tin kịp thời về tình hình thị trƣờng
Giá dừa khô không ổn định do chúng ta còn bị lệ thuộc quá nhiều vào nguồn
tiêu thụ. Hiện tại các cơ sở thu mua tƣớc chỉ xơ dừa còn rất bị động trong khâu tìm đối
tác tiêu thụ. Các công ty Trung Quốc cử ngƣời xuống thu mua trực tiếp tại các xƣởng
do đó các chủ vựa thƣờng bị ép giá. Muốn giải quyết vấn đề này thì phải tìm cho đƣợc
đầu ra ổn định cho nguồn nguyên liệu. Để thực hiện điều này đầu tiên cần sự hỗ trợ từ
các cấp chính quyền tỉnh, có các mối quan hệ, nghiên cứu tìm hiểu thông tin về thị
trƣờng tiêu thụ cho sản phẩm dừa xuất khẩu. Ngoài ra, nên thành lập một hiệp hội hoặc
hợp tác xã những cơ sở thu mua sản xuất dừa để trao đổi thông tin về thị trƣờng, nhu
cầu, giá cả, hỗ trợ nhau tránh tình trạng bị ép giá. Hợp tác xã này sẽ xây dựng một kho
dự trữ chung, rộng rãi với các trang thiết bị bảo quản đạt chuẩn để lƣu trữ dừa khô
cũng nhƣ xơ dừa nhằm duy trì nguồn cung và nguồn cầu ổn định.
29
3.3.6 Nghiên cứu việc sản xuất thành phẩm từ chỉ xơ dừa, xây dựng thƣơng
hiệu cho sản phẩm từ dừa của Bến Tre
Hiện nay xơ d