Tôi cũng như các giáo viên mĩ thuật khác không tránh khỏi các hạn chế đó. Do vậy chưa thể nói rằng mình đã hiểu biết một cách đầy đủ về nghệ thuật Việt Nam và thế giới. Hơn nữa, có những nền nghệ thuật cổ đã bị mai một hoặc chỉ còn tồn tại trên sách vở, thơ, văn.đó là một khó khăn rất lớn khi giảng dạy phân môn này.
- Cái hạn chế nữa của phân môn này là đồ dùng dạy học, tài liệu liên quan đến bài dạy. Đồ dùng dạy học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc dạy và học môn mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng. Bởi nó là sự hiện diện của kiến thức – các đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, màu sắc, bố cục, các công trình, các tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng của các họa sĩ. Nếu thiếu đồ dùng dạy học, học sinh khó có thể lĩnh hội đầy đủ kiến thức ngôn ngữ mĩ thuật nhất là phân môn này. Thế nhưng đây lại là mặt hạn chế lớn đối với các giáo viên khi giảng dạy phân môn này như việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học là rất khó và tốn kém. Bởi vì có rất nhiều công trình, tác phẩm mĩ thuật, kiến trúc chỉ còn lại trong sách vở nên việc cho học sinh xem các tranh ảnh liên quan là điều khó thực hiện. Ngay cả việc các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc còn tồn tại được in trên sách báo bán trong các nhà sách thì giáo viên cũng không dễ sưu tầm được bởi vì: Tài liệu được in một cách rải rác không tập, mỗi cuốn sách lại in một tác phẩm hay một công trình nào đó. Ví dụ: giáo viên muốn sưu tầm tài liệu tranh ảnh về nhà Lý thì phải tìm và mua tới hơn 10 cuốn sách, tranh mới đủ cho một tiết dạy. Mỗi cuốn chỉ nhắc tới một công tình hoặc một tác phẩm nghệ thuật trong một mục lục nhỏ còn lại là những tài liệu không liên quan. Chính vì thế nếu mua thì người giáo viên phải bỏ ra một số lượng tiền không nhỏ để có thể giảng một tiết dạy mĩ thuật thời Lý. Như vậy muốn giảng hay, tốt và đầy đủ của phân môn này trong trường THCS thì người giáo viên hay nhà trường đó phải bỏ ra một số tiền lớn. Hơn nữa, có những tài liệu được in từ rất lâu khiến cho việc sưu tầm trở nên khó khăn.
16 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Thường thức Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở Thắng Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Từ những văn hoá trang trí đơn sơ, mộc mạc, đến những hoạ tiết tinh vi, phong phú như trên mặt trống đồng Đông Sơn... Từ những công trình kiến trúc đơn giản đến những công trình kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp... Hay những tác phẩm nghệ thuật dân gian đến những tác phẩm hội hoạ hiện đại.... Trải qua nhiều thời đại cho ta thấy những nền nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của Mĩ thuật Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Ngày nay, theo đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thì nhu cầu của xã hội chúng ta về kiến thức văn hoá - nghệ thuật ngày càng trở nên cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn, nâng cao trình độ văn hoá - thẩm mĩ của học sinh, góp phần thực hiện đường lối giáo dục, đào tạo có hiểu biết rộng, tay nghề cao và đời sống tinh thần phong phú.
Nhưng hiện nay việc giảng dạy mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng chưa được phát huy bởi nhiều nguyên nhân đó là trình độ của giáo viên, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, trường lớp thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế và bất cập. Do vậy, tình trạng chung của giờ thường thức mĩ thuật là đơn điệu nhàm chán, học sinh thường có thái độ thờ ơ với giờ học này. Điều đó cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy – học trong trường THCS đối với phân môn này còn chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục đào tạo hiện nay.
Để khắc phục vấn đề này các giáo viên mĩ thuật cần phải đưa ra các phương án thích hợp làm cho giờ học thường thức mĩ thuật trở nên sinh động, tạo sự hứng thú cho học sinh khi học phân môn này. Muốn đạt được mục đích đó, trước hết những người làm công tác giảng dạy phải là những con người yêu nghề có tinh thần nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có lòng nhiệt huyết với thế hệ trẻ, quan tâm đến các em học sinh, bồi dưỡng cho học sinh tinh thần ham hiểu biết, đức tính hiếu học, ý thức trân trọng các tác phẩm công trình mĩ thuật.
Trước những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài "Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Thường thức Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở Thắng Quân”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Thường thức mĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng của môn học.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này có áp dụng cho học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Thắng Quân huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.
4. Kế hoạch nghiên cứu.
TT
Thời gian
Nội dung công việc
Sản phẩm
1
Từ 02/5 đến 25/5/2017
Chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu
Bản đề cương chi tiết
2
Từ 25/5 đến 30/5/2017
- Đọc tài liệu lý thuyết về cơ sở lý luận
- Khảo sát thực trạng, tổng hợp số liệu thực tế
- Tập tài liệu lý thuyết
- Số liệu khảo sát đã xử lý
3
Từ 30/5/2017
đến 10/10/2017
- Trao đổi với đồng nghiệp đề xuất các biện pháp, các sáng kiến.
- Áp dụng thử nghiệm
- Tập hợp ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
- Hoạt động cụ thể
4
Từ 10/10 đến 14/10/2017
- Hệ thống hóa tài liệu, viết báo cáo
- Xin ý kiến của đồng nghiệp
Bản nháp báo cáo
5
Từ 14/10 đến 15/10/2017
Hoàn thiện báo cáo, nộp Sáng kiến tại trường THCS Thắng Quân
Bản báo cáo chính thức
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài
- Phương pháp thực hành: Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, xử lý số liệu.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Mĩ thuật ở trường phổ thông nói chung và trung học cơ sở nói riêng chủ yếu là giáo dục thẩm mĩ; tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người tạo ra. Qua đó vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt và học tập hàng ngày. Phân môn thường thức mĩ thuật ở trung học cơ sở cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơ bản nhất định giúp các em hiểu được cái đẹp của đường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc và bố cục thông qua các tác phẩm, các công trình mĩ thuật. Yêu thích phân môn này các em sẽ tìm thấy vai trò to lớn của mĩ thuật trong đời sống và xã hội.
Để đạt được mục đích trên, người dạy mỹ thuật cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nhằm chuyển tải nội dung, ý nghĩa của các tác phẩm mỹ thuật đến với học sinh để học sinh biết rung động, cảm xúc trước cái đẹp. Qua đó tạo cho học sinh sự phát triển cân đối, toàn diện về tâm hồn, trí tuệ, óc thẩm mỹ, sự hiểu biết để đạt đến mục đích cuối cùng là hoàn thiện nhân cách con người.
2. Thực trạng chất lượng học sinh học phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường trung học cơ sở Thắng Quân cuối năm học 2016-2017.
2.1. Thuận lợi:
Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn cho việc giảng dạy bộ môn, bản thân luôn tìm tòi nghiên cứu tài liệu tự nâng cao trình độ chuyên môn, luôn cố gắng đầu tư soạn giảng theo phương phương pháp mới để hướng học sinh học một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Sau đó tự rút kinh nghiệm của bản thân để có giải pháp thích hợp cho tiết dạy sau được tốt hơn.
2.2. Những hạn chế khi giảng dạy phân môn thường thức mĩ thuật.
- Lịch sử Việt Nam và thế giới vô cùng phong phú và đa dạng. Từ xã hội nguyên thuỷ cho đến ngày nay, mĩ thuật phát triển liên tục, không ngừng, loài người đã chứng kiến sự ra đời của nhiều trào lưu, nhiều phong cách nghệ thuật trải qua các thời kỳ khác nhau. Các tác phẩm mĩ thuật đa dạng được lưu giữ rất nhiều ở các bảo tàng mĩ thuật trên thế giới. Phần lớn chúng ta mới chỉ đựơc xem tranh, tượng đó qua các phiên bản, các ảnh chụp đen trắng hoặc màu rất nhỏ bé trong các tuyển tập tranh tượng ( ví dụ: tác phẩm Mô - na – li – da của Lê - ô – na đờ – Vanh xi).
Tôi cũng như các giáo viên mĩ thuật khác không tránh khỏi các hạn chế đó. Do vậy chưa thể nói rằng mình đã hiểu biết một cách đầy đủ về nghệ thuật Việt Nam và thế giới. Hơn nữa, có những nền nghệ thuật cổ đã bị mai một hoặc chỉ còn tồn tại trên sách vở, thơ, văn.....đó là một khó khăn rất lớn khi giảng dạy phân môn này.
- Cái hạn chế nữa của phân môn này là đồ dùng dạy học, tài liệu liên quan đến bài dạy. Đồ dùng dạy học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc dạy và học môn mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng. Bởi nó là sự hiện diện của kiến thức – các đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, màu sắc, bố cục, các công trình, các tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng của các họa sĩ...... Nếu thiếu đồ dùng dạy học, học sinh khó có thể lĩnh hội đầy đủ kiến thức ngôn ngữ mĩ thuật nhất là phân môn này. Thế nhưng đây lại là mặt hạn chế lớn đối với các giáo viên khi giảng dạy phân môn này như việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học là rất khó và tốn kém. Bởi vì có rất nhiều công trình, tác phẩm mĩ thuật, kiến trúc chỉ còn lại trong sách vở nên việc cho học sinh xem các tranh ảnh liên quan là điều khó thực hiện. Ngay cả việc các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc còn tồn tại được in trên sách báo bán trong các nhà sách thì giáo viên cũng không dễ sưu tầm được bởi vì: Tài liệu được in một cách rải rác không tập, mỗi cuốn sách lại in một tác phẩm hay một công trình nào đó. Ví dụ: giáo viên muốn sưu tầm tài liệu tranh ảnh về nhà Lý thì phải tìm và mua tới hơn 10 cuốn sách, tranh mới đủ cho một tiết dạy. Mỗi cuốn chỉ nhắc tới một công tình hoặc một tác phẩm nghệ thuật trong một mục lục nhỏ còn lại là những tài liệu không liên quan. Chính vì thế nếu mua thì người giáo viên phải bỏ ra một số lượng tiền không nhỏ để có thể giảng một tiết dạy mĩ thuật thời Lý. Như vậy muốn giảng hay, tốt và đầy đủ của phân môn này trong trường THCS thì người giáo viên hay nhà trường đó phải bỏ ra một số tiền lớn. Hơn nữa, có những tài liệu được in từ rất lâu khiến cho việc sưu tầm trở nên khó khăn.
Vì vậy giáo viên thường bỏ qua, coi nhẹ phân môn này. Giáo viên thường cho rằng các phân môn trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh mới thực sự quan trọng, giúp cho các em cảm thụ thẩm mĩ và vẽ đựơc một bức tranh đẹp. Còn phân môn thường thức mĩ thuật chỉ nhằm giới thiệu một số công trình, tác phẩm mĩ thuật cho học sinh. Do vậy tình trạng chung hiện nay của giờ thường thức mĩ thuật là đơn điệu nhàm chán, học sinh thường có thái độ thờ ơ với giờ học này. Với những giờ học, giáo viên chỉ cung cấp một số lượng kiến thức bằng lý thuyết mà không cho học sinh xem hay chỉ xem một số ít hình ảnh nhỏ bé trong sách giáo khoa nên đa số học sinh sau khi học thường không nhớ đựơc những tác phẩm, công trình mĩ thuật của Việt Nam và thế giới. Nhưng cũng có rất nhiều giáo viên chịu khó quan tâm và sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Tuy nhiên đa phần là những tranh ảnh trong sách báo, tạp chí có khung hình nhỏ bé chỉ phù hợp cho giáo viên tham khảo còn nếu dùng làm trực quan giảng dạy thì không phù hợp. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển internet hỗ trợ rất nhiều cho việc tìm kiếm tài liệu minh họa nhưng một số tranh lại không có trên mạng hoặc là do trình độ sử dụng của giáo viên còn hạn chế hoặc là nếu tìm có thì cũng khó bởi giáo viên không thể in tranh màu khổ lớn để dạy được vì rất tốn kém.
- Về phía học sinh đa phần là con em nhà nông kinh tế gia đình còn khó khăn, chưa có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin nhiều, sách báo còn hạn chế nên không có cơ hội tìm hiểu sâu hơn các tác phẩm, tác giả trong phân môn thường thức mĩ thuật nên khó khăn trong tiết học thường thức mĩ thuật.
Trước tình trạng trên, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thật để thực hiện một tiết dạy Thường thức mĩ thuật và học sinh thích học phân môn Thường thức mĩ thuật là điều quan trọng.
2.3. Định hướng chung của đề tài.
Sau khi học xong phân môn Thường thức mĩ thuật năm học 2016-2017 tôi làm trắc nghiệm nhỏ như sau:
* Em hãy nêu suy nghĩ của mình qua tiết học vừa rồi?
* Em có thích học phân môn này không?
* Hãy nêu tên một số công trình tiêu biêu hoặc tác giả tác phẩm tiêu biểu của Việt Nam và thế giới đã được học?
Đa số các em không thích học phân nôn này, với các em thích học chỉ khoảng 40% học sinh. Bảng khảo sát trắc nghiệm kết quả cuối năm học 2016-2017 cụ thể như sau:
Khối lớp
Tổng số học sinh
Hứng thú học tập (tỷ lệ %)
Đạt yêu cầu (tỷ lệ %)
Chưa đạt (tỷ lệ %)
Ghi nhớ các nội dung bài học
Ghi nhớ 60% đến dưới 80% bài học
Ghi nhớ 50% đến dưới 60% bài học
Ghi nhớ 30% đến dưới 50% bài học
Ghi nhớ dưới 30% bài học
6
94
34
(36,3)
5
(5,1%)
12
(12,9%)
72
(75,3%)
4
(5,1%)
1
(1,2%)
7
94
40
(42,2)
8
(7%)
16
(15,4%)
66
(71,8%)
3
(4,2%)
1
(1,4%)
8
102
40
(39,1)
7
(7,2%)
15
(13,1%)
76
(75,3%)
3
(4,3%)
1
(1,4%)
9
92
39
(42)
8
(8,4%)
12
(11,8%)
70
(76,2%)
2
(3,3%)
0
(0%)
Với kết quả như thế tôi quyết định thử áp dụng một vài giải pháp để giúp học sinh học tốt hơn phân môn này. Cuối cùng lấy kết quả điều tra so sánh với kết quả ban đầu.
3. Các giải pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường trung học cơ sở Thắng Quân năm học 2017-2018.
Nội dung cơ bản của phân môn thường thức mĩ thuật: Giới thiệu, phân tích tác phẩm mĩ thuật Việt Nam, thế giới: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại, thời Lý, thời Trần, thời Lê, thời Nguyễn và thời hiện đại, mĩ thuật thế giới thời cổ đại (Ai Cập, Hy Lạp, La Mã); Mĩ thuật thời Phục hưng , mĩ thuật hiện đại phương tây, mĩ thuật một số nước ở vùng Châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia), Các bài thường thức mĩ thuật SGK thường tập trung vào giới thiệu các nền mĩ thuật tiêu biểu, nêu những đặc điểm cơ bản.
Để bài dạy có hiệu quả tôi thực hiện một số giải pháp sau:
3.1. Đổi mới phương pháp dạy:
Đổi mới là một khái niệm dễ hiểu mà khó làm, mỗi một giáo viên phải tự tìm ra cho mình một cách dạy như thế nào để phù hợp với điều kiện, khả năng của mình mà vẫn tạo ra được một giờ học sôi nổi thiết thực? Trong quá trình giảng dạy tại trường trung học cơ sở tôi đã tự rút ra một số giải pháp mà giáo viên mĩ thuật có thể thực hiện đựơc trong điều kiện hiện nay đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục và đào tạo.
- Sử dụng tốt đồ dùng dạy học: Đối với phân môn thường thức mĩ thuật việc sử dụng đồ dùng dạy học là một phần quan trọng trong một tiết dạy. Vì ngôn ngữ của mĩ thuật là hình ảnh, là trực quan sinh động cụ thể. Do đó phát huy tối đa hiệu quả đồ dùng dạy học là một trong những phương pháp đổi mới tốt nhất.
- Sử dụng tranh ảnh minh hoạ: Việc sử dụng tranh ảnh minh hoạ trong giờ thường thức mĩ thuật là thường xuyên và không thể thiếu. Tuy nhiên bộ đồ dùng dạy học trong các trường trung học cơ sở mới chỉ có một số ít tranh, ảnh của lớp 6 và lớp 8 ( thậm chí lớp 8 chỉ có một bài thường thức mĩ thuật). Tất cả những tranh ảnh trên chỉ là hình ảnh phóng to trong sách giáo khoa. Nên tính hiện thực và trực quan cụ thể là không cao. Giáo viên cần phải sưu tầm các tài liệu có liên quan tới tiết dạy có thể sưu tầm trong sách báo, tuyển tập hay tạp chí .... Từ đó tập hợp thành quyển, bộ theo trình tự cho từng tiết dạy và từng thời kỳ lịch sử mĩ thuật
Ví dụ: Mĩ thuật Việt Nam có thể chia thành Mĩ thuật cổ đại và Mĩ thuật hiện đại như: - Mĩ thuật thời nguyên thuỷ - Mĩ thuật thời Lý - Mĩ thuật thời Trần - Mĩ thuật thời Lê – Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Việc sưu tầm tranh ảnh và tập hợp thành bộ, quyển cho riêng mình giúp giáo viên cung cấp được nhiều kiến thức mĩ thuật cho học sinh mà không cần phải thuyết trình giảng giải quá nhiều, hơn nữa còn giúp giáo viên định lượng được thời gian cho tiết học một cách khoa học và hợp lý. Ngoài ra tập hợp thành bộ, quyển giáo viên có thể bổ sung theo từng năm và sử dụng được nhiều năm liên tiếp.
- Tận dụng tối đa các phương tiện hiện đại: Đổi mới trong dạy - học bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng có một phần được nhắc tới rất nhiều đó là việc hiện đại hoá trong giảng dạy. Như đã phân tích ở phần II, việc sưu tầm tranh ảnh đối với giáo viên là rất khó nhưng sử dụng nó như thế nào để phát huy hết tác dụng của những tài liệu đó lại khó hơn. Vì tranh ảnh sưu tầm có nhược điểm chung là rất bé chỉ phù hợp cho giáo viên tham khảo còn nếu cho học sinh xem thì cần hỗ trợ rất nhiều các phương tiện hiện đại đó là máy chiếu (máy lập thể Projector cùng với việc khai thác hình ảnh trên mạng Internet). Sử dụng nó giáo viên có thể cho các em thấy rõ hơn, chính xác hơn về vẻ đẹp của từng công trình nghệ thuật, tác phẩm mĩ thuật. Tận dụng tối đa các phương tiện này giáo viên sẽ bớt đi rất nhiều những hoạt động không cần thiết trong giờ dạy.
- Sử dụng và khai thác có hiệu quả mạng Internet của nhà trường vào phân môn thường thức mĩ thuật: Sử dụng và khai thác mạng Internet trong dạy học mĩ thuật là một phương tiện ít người nhắc tới do nhiều nguyên nhân đó là để thực hiện được trước hết phải có đủ phương tiện vật chất (máy tình xách tay có kết nối wifi tốc độ ổn định, điện thoại thông minh, máy chiếu, ...) và người sử dụng phải thành thạo, linh hoạt trong mở hình ảnh trên mạng Internet hoặc có thể lưu hình ảnh về máy tính trước khi sử dụng. Sự hiện diện hình ảnh trực tiếp trên mạng Internet giúp cho học sinh và giáo viên gần như trực tiếp quan sát các công trình, tác phẩm nghệ thuật nên tạo được hứng thú cho học sinh.
+ Kết quả: Nếu giáo viên biết sử dụng phương pháp đổi mới kết hợp đồ dùng dạy học mĩ thuật phong phú và đa dạng sẽ tránh được việc học một chiều nghĩa là giáo viên thuyết trình học sinh nghe và tưởng tượng một cách mơ hồ về kiến thức đã học, không tạo được giờ học sôi nổi và hứng thú cho học sinh. Ngược lại nếu có nhiều đồ dùng dạy học, học sinh sẽ phát huy tính tích cực, tự giác có thể đưa ra nhận xét, cảm xúc của mình về từng giai đoạn mĩ thuật, cuộc đời sáng tác và các tác phẩm nghệ thuật một cách khách quan và tổng hợp.
3.2. Đưa ra cách thức tổ chức một tiết dạy:
Có nhiều cách dạy, cách học thường thức mĩ thuật nhưng “Dạy học như thế nào để có hiệu quả” là câu hỏi luôn đặt ra cho người giáo viên nói chung và giáo viên mĩ thuật nói riêng. Trước hết, phải xác định rõ công việc của giáo viên và học sinh.
- Vai trò của giáo viên khi dạy thường thức mĩ thuật: Chuẩn bị tranh ảnh, mẫu, băng hình. Nghiên cứu chương trình môn lịch sử, tìm ra những nội dung có liên quan về hoàn cảnh lịch sử, về sự phát triển kinh tế, văn hoá, các công trình, các tác phẩm mĩ thuật. Chuẩn bị trước những tài liệu có liên quan đến các tác phẩm mĩ thuật, tìm xuất xứ – tác phẩm – tác giả, hoàn cảnh ra đời, sự nghiệp sáng tác..., tìm những tư liệu địa phương có liên quan đến bài học. Hình dung cách tổ chức bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị phiếu học tập cho các nhóm theo từng nội dung cụ thể.
- Nhiệm vụ của học sinh: Sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học. Đọc bài ở sách giáo khoa, xem các hình minh hoạ trước để nắm sơ bộ nội dung bài. Chuẩn bị những ý kiến cá nhân về nội dung tác phẩm, hình thức thể hiện Xác định nhóm cùng học.
- Sử dụng các phương pháp dạy và học: Chúng ta đã biết mỗi tác phẩm nghệ thuật là tổng hợp các kiến thức của nhiều phân môn, trong đó có cả âm nhạc, thơ ca, văn học, lịch sử Vì vậy phương pháp dạy học hiệu quả tốt nhất là:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp gợi mở
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tích hợp
- Phương pháp làm việc theo nhóm
- Phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
Những phương pháp này sẽ có lợi thế hơn vì nó đảm bảo cho học sinh được thảo luận trên cơ sở hiểu biết riêng của mình, vận dụng các kiến thức liên môn đồng thời tiếp nhận ý kiến của học sinh làm cho nhận thức của các em sâu rộng hơn, kiến thức không rời rạc, được móc nối liên kết giữa các môn học với nhau, giữa kiến thức sách vở và thực tiễn sinh động bên ngoài. Đây chính là tinh thần cơ bản của dạy tích hợp mà chúng ta đang đề cập. Dùng các phương pháp này, giáo viên sẽ là người tổ chức điều hành, học sinh vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện. Ví dụ: Giáo viên chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung cùng câu hỏi gợi ý. Học sinh đọc tài liệu, xem hình ảnh minh hoạ sau đó các nhóm thảo luận tìm ra kiến thức, tìm ra cách giải quyết bài tập, cử người ghi chép và thảo luận trước lớp. Các nhóm khác trao đổi tiếp. Giáo viên tóm tắt bổ sung vừa có tính chất nhắc lại, gói lại, vừa mở rộng thêm làm cho nhận thức của học sinh sâu sắc và phong phú hơn. Ngoài tranh ảnh giới thiệu ở sách giáo khoa, ở bộ đồ dùng dạy học, giáo viên còn yêu cầu học sinh sưu tầm thêm và gợi ý học sinh phân tích, tự ghi chép nội dung theo cảm nhận riêng.
+ Kết quả: Cách học này có nhiều điều bổ ích vì:
- Học sinh có ý thức tìm tòi tự nhiên để học tập, gắn kết giữa học và hành, nhà trường và xã hội.
- Hình thành ở học sinh tính tự giác trong học tập, phát triển khả năng độc lập tư duy, suy nghĩ sáng tạo.
- Bồi dưỡng năng lực ghi chép theo cảm nhận riêng không quá lệ thuộc vào sách và các tài liệu có sẵn. Tự học, tự tìm tài liệu, tự tìm phương pháp học và tổ chức học tập, đánh giá dưới sự điều hành của giáo viên.
3.3. Giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức:
Như chúng ta đã biết, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự giàu có kiến thức, vào nghệ thuật truyền đạt của giáo viên. Việc nâng cao và tự bồi dưỡng trình độ của giáo viên là việc làm cần thiết và phải được làm liên tục có hệ thống. Trước hết giáo viên phải hiểu sâu về mĩ thuật Việt Nam và thế giới, đánh giá các tác phẩm một cách khách quan và chính xác tự tìm được đối với phân môn này. Muốn vậy người giáo viên phải tìm hiểu kỹ hơn qua các tài liệu có liên quan như:
- Lược sử mĩ thuật học (Chu Quang Trứ – Phạm Thị Chỉnh – Nguyễn Thái Lai) giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ cao đẳng sư phạm, NXB Giáo dục năm 1998;
- Phương pháp giảng dạy mĩ thuật (Nguyễn Quốc Toản) – NXB Giáo dục tái bản năm 2001. - Nét đẹp đình làng (Lê Thanh Đức) – NXB Giáo dục năm 2001;
- Giáo trình lịch sử mĩ thuật thế giới (Nguyên Trân) – NXB Mỹ thuật 1996;
- Lịch sử mĩ thuật thế giới (Phạm Thị Chỉnh) – 1998;
- Nghệ thuật phục hưng – NXB 1998 - Mĩ thuật thời Lê – NXB 1998 - Mĩ thuật của người Việt (Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng) – NXB Mĩ thuật 1989;
- Tạp chí mĩ thuật (Hội mĩ thuật Việt Nam). - Hội họa ấn tượng – NXB Giáo dục 2001;
- Danh nhân thế giới (Tủ sách nghệ thuật) – NXB Kim Đồng 2001
Người giáo viên phải nắm bắt một cách sâu rộng kiến thức lịch sử mĩ thuật Việt Nam và thế giới, hiểu rõ được giá trị nghệ thuật của các tác giả, tác phẩm từ đó xây dựng cho mình một tiết dạy phong phú, sinh động tạo sự tin tưởng và ngưỡng mộ của học sinh đối với giáo viên.
Giáo viên phải biết đặt học sinh vào vị trí trung tâm của giờ học, phải hướng cho các em những hoạt động cụ thể.
Ví dụ: Trong giờ học "Một số công trình tiêu biểu của Mĩ thuật thời Lê" tôi đã xây dựng một tiết học như sau:
* Chuẩn bị ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về sơ lược Mĩ thuật thời Lê. Do vậy ngoài việc chuẩn bị của mình giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước các tài liệu nói về các công trình liên quan đến bài học. Giáo viên có thể giới thiệu học sinh tìm tài liệu trên mạng Internet:
+ Hình tượng con rồng qua các giai đoạn thời kỳ nhà Lê
+ Hình ảnh về tổng thể kiến trúc chùa Keo
+ Hình ảnh về tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
+ Hình ảnh các hoa văn chạm khắc khác nhau trên bia đá
* Xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài học để các em tìm hiểu, giáo viên làm mẫu bài thường thức mĩ thuật đầu tiên sau đó những bài tiếp theo giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện và trong quá trình học giáo viên xây dựng thêm câu hỏi để mở rộng kiến thức cho học sinh.
3.4. Sử dụng có hiệu quả phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn thường thức mỹ thuật.
Trong phân môn này, giáo viên cần tạo cho các em có thêm những hiểu biết về Mỹ thuật của Việt Nam và trên thế giới, tuỳ thuộc vào từng nội dung bài học mà giáo viên có thể chọn những hình thức chơi phù hợp.
Ví dụ như trong bài 8 lớp 7: “Giới thiệu về một số công trình tiêu biểu của Mĩ thuật thời Trần”. Mục tiêu của bài học là giúp các em có thêm những hiểu biết về những công trình tiêu biểu của Mĩ thuật thời Trần, cùng với những đóng góp to lớn của triều đại nhà Trần với nền nghệ thuật ở nước ta.
Chính từ bài học này, học sinh sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của những công trình Mĩ thuật thời Trần, xây dựng thái độ, tình cảm yêu mến, trân trọng những giá trị của lịch sử của nền mỹ thuật Việt Nam.
3.5. Khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa và sách giáo viên:
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, xem tranh trong sách giáo khoa và thảo luận theo phiếu bài tập mà giáo viên đã chuẩn bị, sau đó học sinh trình bày kết quả thảo luận, giáo viên chốt lại phần học sinh vừa trình bày, cuối giờ học yêu cầu học sinh thi vẽ hoặc viết, ví dụ:
+ Em hãy vẽ lại mặt trống đồng Đông Sơn (bài 2 lớp 6)
+ Em hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả vẻ đẹp của tượng phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (bài 5 lớp 8)
Như vậy giờ học không kém phần hấp dẫn đối với học sinh mà giáo viên thoát ra khỏi tâm lí nặng nề về thiếu tranh ảnh tài liệu minh họa. Tóm lại nếu giáo viên biết sử dụng sách giáo khoa và sách giáo viên chúng ta vẫn có thể có giờ học tích cực và hiệu quả.
4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua quá trình nghiên cứu và dạy thử nghiệm áp dụng giải pháp, bản thân tôi nhận thấy sự phù hợp và mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể đó là:
- Giờ học phân môn Thường thức mĩ thuật đã không gây nhàm chán cho học sinh do các em đã có được hứng thú hơn trong việc khai thác những nội dung mới của bài học qua sự chuẩn bị chi tiết của giáo viên.
- Thông tin tiếp nhận được của học sinh về bài học phong phú, đa dạng và hình thành ghi nhớ rõ hơn về lượng kiến thức đã nhận được.
- Học sinh thích thú và tích cực tham gia các hoạt tìm hiểu động chung về nội dung bài học, không còn chán nản, mệt mỏi và mất tập trung vào bài học.
Bằng phương pháp điều tra thông qua bảng tổng hợp tình hình học tập học sinh trong nhà trường sau khi áp dụng sáng kiến vào đầu năm học 2017-2018 đã thu được kết quả khả quan. Có thể thấy rõ điều này qua những số liệu như sau:
Khối lớp
Tổng số học sinh
Hứng thú học tập (tỷ lệ %)
Đạt yêu cầu (tỷ lệ %)
Chưa đạt (tỷ lệ %)
Ghi nhớ các nội dung bài học
Ghi nhớ 60% đến dưới 80% bài học
Ghi nhớ 50% đến dưới 60% bài học
Ghi nhớ 30% đến dưới 50% bài học
Ghi nhớ dưới 30% bài học
6
96
63
(61,6)
17
(12,3%)
33
(19,1%)
46
(76,7%)
3
(4,1%)
1
(1,3%)
7
94
57
(61,2)
12
(12,5%)
22
(22,5%)
57
(61,2%)
2
(2,5%)
1
(1,2%)
8
94
57
(60,8)
12
(11,5%)
22
(23,1%)
58
(62,3%)
2
(2,8%)
0
9
102
67
(65,7)
17
(17,1%)
36
(34,2%)
49
(48,5%)
0
0
Qua kết quả điều tra (sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm) học sinh thích học phân môn Thường thức mĩ thuật lên đến trên 60% học sinh.
So sánh kết quả của 2 lần khảo sát ta thấy rõ ngay sự tiến bộ. Qua thời gian áp dụng sáng kiến cho thấy đó là một tín hiệu đáng mừng, khẳng định rằng: Giải pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Thường thức mĩ thuật trong môn Mĩ thuật tại trường trung học cơ sở Thắng Quân là giải pháp tiến bộ, phù hợp và đúng đắn. Hy vọng đây sẽ là một giải pháp được áp dụng lâu dài và sâu rộng. Giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện và tổ chức giờ học thường thức mĩ thuật học có hiệu quả, giảm bớt gánh nặng nhàm chán của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy, đúng với tinh thần về việc đổi mới mà Bộ Giáo dục đã đề ra.
* Bài học kinh nghiệm:
Với một số giải pháp trên, n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SKKN MOI NHAT 2018_12308729.doc