Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Mĩ thuật ở quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, người giáo viên cần vận dụng linh hoạt phương pháp và hình thức tổ chức tiết học nhất là tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động của quy trình.
a) Hoạt động 1: Vẽ theo quan sát.
+ Mục tiêu giúp học sinh biết cách quan sát và vẽ được nét chính để tạo dáng.
Ở hoạt động này học sinh quan sát, tìm hiểu và mô phỏng về hình ảnh con
người, đồ vật, con vật, quan sát tới đâu thực hiện vẽ các hình ảnh đã quan
sát để tạo kho hình ảnh.
Giáo viên cho học sinh tự nguyện làm mẫu một số dáng vận động của con người hoặc quan sát tư thế vận động của con vật theo chủ đề bài học.
Học sinh vẽ lại các dáng trên giấy A4 ( yêu cầu học sinh vẽ luôn, mỗi học sinh vẽ từ 3 đến 4 dáng khác nhau ).
Để hoạt động này diễn ra có hiệu quả giáo viên cần hưỡng dẫn học sinh cụ thể, khi quan sát giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từ tổng quát đến chi tiết, tìm hiểu về đặc điểm từng bộ phận để có định hướng trước khi vẽ. Đồng thời giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh để phát huy tính tích cực của từng em. Có em có thể vẽ được 3 đến 4 hình ảnh. Trên cơ sở đó giáo viên động viên khích lệ học sinh kịp thời.
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT QUY TRÌNH
VẼ CÙNG NHAU VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN.
( Tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp huyện năm học 2018 – 2019)
1. Họ và tên: Nguyễn Xuân Hạ
2. Chức vụ: Giáo viên mĩ thuật
3. Đơn vị công tác: Trường TH Tân Nghĩa 1
4. Lý do chọn đề tài:
Khi nhắc đến Mĩ thuật, trước hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vẻ đẹp và sự sáng tạo bởi đơn giản Mĩ thuật vốn là môn học đặc trưng của nghệ thuật sáng tạo. Để môn học này đến với học sinh một cách hấp dẫn mà vẫn phát huy được tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh, yêu cầu người thầy không ngừng đổi mới về hình thức, phương pháp và cả nội dung dạy học.
Thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Để đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh năm học 2018 – 2019, sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo triển khai dạy – học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở tất cả trường tiểu học trên toàn tỉnh. Trường tiểu học Tân Nghĩa I cũng là một trong những trường tiểu học áp dụng phương pháp dạy học mới vào trong dạy và học môn Mĩ thuật. Các quy trình mang tính ứng dụng cao để dạy học Mĩ thuật nói riêng và rộng hơn có thể áp dụng để dạy học các môn học sáng tạo khác. Người học thực sự hứng thú và thu hút khi khám phá những quy trình mới với các tên lạ mà quen, quen mà lạ như: quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. Vẽ biểu cảm, vẽ theo nhạc, điêu khắc, nghệ thuật tạo hình không gian Mỗi quy trình được sắp xếp, trình bày khoa học với các hoạt động chính phù hợp với từng quy trình trong mỗi tiết học.
Là năm học thứ 4 trường vận dụng phương pháp dạy học mĩ thuật theo
phương pháp mới. Trong quá trình dạy học, khi thực hiện vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện thầy và trò vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với phương pháp dạy và học mới. Khả năng thực hiện hoạt động sáng tác tranh theo chủ điểm, chia sẻ nội dung câu chuyện của học sinh còn hạn chế song làm thế nào để chất lượng dạy học đạt kết quả cao. Chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện”
5. Nội dung giải pháp
5.1. Những thuận lợi, khó khăn và sự cần thiết của đề tài
a. Thuận lợi
Giáo viên được tập huấn nội dung dạy học mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch do sở, ngành tổ chức và được tham dự tiết dạy chuyên đề do phòng tổ chức.
Nhà trường đã tổ chức thao giảng cấp trường giúp giáo viên nâng cao tay nghề.
Bản thân giáo viên khi áp dụng quy trình vẽ cùng nhau vào dạy học cũng cảm thấy thú vị, vui tươi, cảm thấy giờ học có ý nghĩa hơn khi chứng kiến học sinh từng ngày hoàn thành sản phẩm do chính các em tạo ra từ trong tư duy, cảm nhận, suy nghĩcủa học sinh.
Khi áp dụng một số quy trình mới theo phương pháp mới vào trong dạy học và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học các em học sinh rất hứng thú, tham gia hoạt động một cách tích cực (kể cả học sinh không có năng khiếu). Đặc biệt là học sinh có cơ hội được sáng tạo, vận động, chia sẻ với bạn bè và thầy cô, được cảm nhận, học hỏi rất nhiều điều thú vị và bổ ích, giờ học trở nên sôi động hơn.
Học sinh có đủ đồ dùng học tập, giấy vẽ phục vụ cho môn học.
b. Khó khăn
Khi bắt đầu thực hiện quy trình dạy học vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện theo phương pháp mới, bản thân giáo viên thực sự gặp nhiều khó khăn về phương pháp và việc nâng cao chất lượng.
Qua khảo sát chất lượng bài: “Vẽ con vật quen thuộc” tháng 9, kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vẽ hình ảnh
Học sinh trưng bày tranh theo chủ đề
Chia sẻ nội dung và tô màu
Trưng bày, thuyết trình
Tốt
Đạt
Chưa đạt
3A1
32
4
27
1
12
10
10
3A2
30
3
26
1
10
11
9
Qua bảng thống kê cho thấy chất lượng hiệu quả bài học của lớp chưa cao.
Một số học sinh thực hiện thao tác chậm khi vẽ hình ảnh. Việc xác định và ước lượng tỉ lệ khi vẽ hình ảnh của một số em còn hạn chế do đó không đảm bảo yêu cầu. Một số em chưa mạnh dạn thuyết trình trước lớp. Một số học sinh quên đồ dùng học tập mặc dù sau mỗi tiết giáo viên đã nhắc nhở học sinh nhiều lần nhưng vẫn quên. Một số do phụ huynh thiếu quan tâm không chuẩn bị tốt đồ dùng học tập cho con em mình.
Học sinh chưa mạnh dạn nhận xét đánh giá bài của nhóm mình, nhóm bạn.
Giáo viên nghiên cứu nội dung bài để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa hiệu quả. Việc vận dụng và phối hợp phương pháp trong giảng dạy còn lúng túng. Việc kiểm tra đôn đốc học sinh thực hiện các hoạt động còn hạn chế.
Cơ sở vật chất của trường còn hạn chế, phòng học còn chật hẹp không có phòng học chức năng riêng biệt. Trường học theo mô hình trường học mới nên việc sắp xếp bàn ghế theo nhóm thực hiện khi đến tiết Mĩ thuật. Hơn nữa trong trường vẫn còn một số lớp học bàn ghế chưa đúng quy cách (bàn dài và nặng, chiều rộng nhỏ) học sinh không đủ khoảng trống để đặt hết đồ dùng học tập, đặc biệt là quy trình vẽ cùng nhau, chưa có đầy đủ tủ để lưu bài học sinh.
c. Sự cần thiết của đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học môn mĩ thuật là nội dung quan trọng trong
việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc tiểu học.
Đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh là một nhiệm vụ
quan trọng của giáo viên. Tôi nhận thấy thực sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ hơn về nội dung, phương pháp giảng dạy để tạo cho các tiết học sinh động, giáo viên và học sinh không còn lúng túng trong việc vận dụng quy trình dạy học vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện của phương pháp mới vào dạy và học môn Mĩ thuật ở trường tiểu học.
Để tạo điều kiện tối đa cho học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo và học tập tích cực hơn nữa, mỗi tiết học của các em thật sự tạo nên một nốt nhạc mang âm hưởng của tư duy và sáng tạo, do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện có hiệu quả quy trình vẽ cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng môn Mĩ thuật.
5.2. Nội dung giải pháp
5.2.1. Tính mới của giải pháp
5.2.1.1. Nâng cao năng lực chuyên môn.
Muốn tiếp cận với phương pháp dạy học mới đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực nghiên cứu bồi dưỡng và học tập để bản thân có thể hiểu và vận dụng trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện. Khi học quy trình này người giáo viên không chỉ giúp học sinh vẽ được hình ảnh đơn giản mà thông qua hình ảnh ấy các em biết tạo ra một bức tranh sinh động để các em sáng tạo thành những câu chuyện riêng theo ý hiểu của các em. Do đó bồi dưỡng nâng cao tay nghề là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên.
Giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về dạy học mĩ thuật mới do ngành tổ chức. Giáo viên cần ghi chép cẩn thận, hiểu cặn kẽ để nắm bắt phương pháp dạy học mới.
Giáo viên có ý thức tự học, tự nghiên cứu trên mạng Internet, tự nghiên cứu tài liệu có liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bởi vì đây là phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực cao của học sinh.
Giáo viên thường xuyên dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn tại các trường
trên địa bàn nhằm chia sẻ rút kinh nghiệm. Thông qua tiết dạy bản thân học hỏi rất nhiều về phương pháp giảng dạy, cách tổ chức lớp học để tiết học hiệu quả cao.
Bên cạnh đó giáo viên mạnh dạn thực hiện tiết dạy để giáo viên toàn trường dự giờ góp ý. Thông qua việc đánh giá góp ý của đồng nghiệp bản thân phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế một cách kịp thời.
Điều quan trọng để có tiết dạy hiệu quả người giáo viên cần xác định mục tiêu tiết dạy, chuẩn bị đồ dùng chu đáo đồng thời nghiên cứu và thiết kế bài giảng phù hợp với đối tượng học sinh.
Ví dụ: Thiết kế bài dạy mĩ thuật lớp 3 tuần 7
Chủ đề: CON VẬT QUEN THUỘC
(2 tiết – tuần 7)
I/ Mục tiêu:
- HS nhận ra và nêu được hình dáng, màu sắc, hoạt động,của một số con vật quen thuộc.
- Vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích bằng nét và màu, học sinh biết sắp xếp tạo bức tranh theo chủ đề con vật và chia sẻ nội dung câu chuyện. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
- Giáo dục học sinh yêu quý loài vật.
II/ Chuẩn bị: Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ,
III/ Nội dung:
Giáo viên
Học sinh
Tiết 1:
A/ Khởi động:
Học sinh hát bài hát về con vật và cho học sinh nêu tên con vật có trong bài hát.
B/ Nội dung chính:
Hoạt động 1: Vẽ theo quan sát.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được hình dáng, các bộ phận chính và màu sắc của con vật,
1/ Tìm hiểu: SGK
- Quan sát hình 3.1, thảo luận để tìm hiểu về các con vật quen thuộc:
+ Mỗi con vật có cấu tạo bên ngoài, hình dáng, màu sắc như thế nào?
+ Mỗi con vật có đặc điểm riêng gì?
+ Chúng thường sống ở đâu?
- Quan sát hình 3.2 để tìm hiểu cách vẽ và trang trí con vật:
+ Các con vật được vẽ như thế nào?
+ Đường nét và màu sắc trang trí ở mỗi sản phẩm như thế nào?
2/ Cách thực hiện:
- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS như: Để thực hiện chủ đề này em định sẽ làm gì?
- Cho HS quan sát hình 3.3 để nhận biết cách tạo dáng và trang trí con vật.
- Cho HS tham khảo hình 3.4 về cách vẽ và trang trí con vật bằng nét và màu sắc.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ của học sinh năm trước.
- Sau đó GV chốt lại nội dung thực hiện: vẽ và trang trí con vật.
. Vẽ hình ảnh con vật em đã quan đã quan sát.
. Trang trí màu sắc cho con vật đã vẽ.
3/ Thực hành:
- Hoạt động cá nhân: Tạo dáng và trang trí con vật theo ý thích.
Hoạt động 2: Trưng bày ngân hàng hình ảnh.
Mục tiêu: Học sinh sắp xếp các bước vẽ và diễn tả được tỉ lệ kích thước trên hình vẽ.
Giáo ciên cho học sinh trưng bày một số sản phẩm vẽ.
Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh bài làm của học sinh, hướng dẫn hỗ trợ cho học sinh. Nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét về sản phẩm: đặc điểm. màu sắc, hình dáng, bố cục,...
- Nhà em nuôi những con vật nào?
Giáo viên giáo dục học sinh.
Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương, nhắc nhở học sinh thu sản phẩm chuẩn bị cho tiết 2.
Tiết 2
A/ Khởi động:
Trò chơi nghe tiếng kêu đoán tên con vật.
B/ Nội dung chính:
Hoạt động 3: Sáng tác tranh theo chủ điểm.
Mục tiêu: Học sinh biết sắp xếp hình ảnh tạo thành một bức tranh về chủ đề con vật.
- Học sinh dựa vào ngân hàng hình ảnh, nghiên cứu hình ảnh con vật đã vẽ, sắp xếp và thảo luận về câu chuyện của nhóm cho phù hợp. Giáo viên tư vấn thêm cho học sinh để học sinh bổ sung thêm hình ảnh.
- Học sinh có thể mượn hình ảnh của các nhóm khác để sao chép lại dáng và, bổ sung hình ảnh vào nhóm mình cho hoàn chỉnh hơn.
- Cho HS quan sát cách trưng bày sản phẩm của cả chủ đề.
- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS như: Em giới thiệu chủ đề của nhóm em bằng hình thức nào?
Trưng bày như thế nào? Nhóm em lựa chọn hình thức nào?
- Sau đó GV mới chốt lại nội dung thực hiện như: thuyết trình, kể chuyện,...
Hoạt động 4,5: Chia sẻ câu chuyện và tô màu
Mục tiêu: Học sinh trao đổi và trình bày câu chuyện của mình thông qua lời nói và tranh ảnh trong tranh, tô màu bức tranh làm phong phú thêm câu chuyện.
- Giáo viên tổ chức học sinh trao đổi nội dung câu chuyện trong bức tranh của nhóm và cho học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh nhận xét bổ sung
- Giáo viên nhận xét tư vấn thêm
- Học sinh phân công tô màu tạo vẻ đẹp nổi rõ câu chuyện
- Học sinh sắp xếp bức tranh
- Chuẩn bị nội dung để giới thiệu
Hoạt động 6: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh.
Mục tiêu: Học sinh thuyết trình về bức tranh
- Giáo viên cho các nhóm trưng bày thuyết trình
- Các nhóm khác nhận xét, phỏng vấn
- HS nhận xét về sản phẩm về cách sắp xếp bố cục, hình dáng, màu sắc.
H: Em hãy nêu cảm nghĩ về bức tranh?
- Giáo viên nhận xét tổng hợp chủ đề.
- Giáo viên giáo dục học học sinh.
Khởi động: hát
Quan sát, trả lời câu hỏi
Nêu cách thực hiện
Quan sát, nhận biết
Tham khảo
Lắng nghe
Thực hành cá nhân
Học sinh trưng bày sản phẩm
Tham gia nhận xét
Học sinh chơi trò chơi
Tìm hiểu, quan sát và lựa chọn tranh
Học sinh trả lời
Học sinh trao đổi
Học sinh tham gia nhận xét
Học sinh thuyết trình
Học sinh trả lời
5.2.1.2. Đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh.
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Mĩ thuật ở quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, người giáo viên cần vận dụng linh hoạt phương pháp và hình thức tổ chức tiết học nhất là tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động của quy trình.
Hoạt động 1: Vẽ theo quan sát.
+ Mục tiêu giúp học sinh biết cách quan sát và vẽ được nét chính để tạo dáng.
Ở hoạt động này học sinh quan sát, tìm hiểu và mô phỏng về hình ảnh con
người, đồ vật, con vật, quan sát tới đâu thực hiện vẽ các hình ảnh đã quan
sát để tạo kho hình ảnh.
Giáo viên cho học sinh tự nguyện làm mẫu một số dáng vận động của con người hoặc quan sát tư thế vận động của con vật theo chủ đề bài học.
Học sinh vẽ lại các dáng trên giấy A4 ( yêu cầu học sinh vẽ luôn, mỗi học sinh vẽ từ 3 đến 4 dáng khác nhau ).
Để hoạt động này diễn ra có hiệu quả giáo viên cần hưỡng dẫn học sinh cụ thể, khi quan sát giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từ tổng quát đến chi tiết, tìm hiểu về đặc điểm từng bộ phận để có định hướng trước khi vẽ. Đồng thời giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh để phát huy tính tích cực của từng em. Có em có thể vẽ được 3 đến 4 hình ảnh. Trên cơ sở đó giáo viên động viên khích lệ học sinh kịp thời.
Đối với hoạt động này, giáo viên cần bao quát học sinh để tất cả học sinh
đều tích cực thực hiện tránh tình trạng không kiểm tra, đôn đốc, tư vấn sẽ ảnh hưởng học tập của từng em nhất là học sinh học còn hạn chế.
Ví dụ: Khi vẽ con gà giáo viên cho học sinh quan sát tranh, hướng dẫn cụ thể cho học sinh, đặt câu hỏi như:
H: Con gà có những bộ phận nào?
H: Các bộ phận đó có đặc điểm, hình dáng như thế nào?
Từ đó các em hiểu được vẽ như thế nào cho phù hợp.
b) Hoạt động 2: Trưng bày ngân hàng hình ảnh.
+ Mục tiêu: Học sinh sắp xếp các bức vẽ theo chỉ dẫn, so sánh, nhận biết và diễn tả được mỗi quan tâm về tỉ lệ và kích thước trên hình vẽ.
Để thực hiện hoạt động này giáo viên hướng dẫn học sinh diễn tả tỉ lệ giữa
các phần của đồ vật, con vật,... Bức tranh nào vẽ có tỉ lệ tốt, bức vẽ nào nhìn hài hước, buồn vui, ngộ nghĩnh...
Để hoạt động này thực sự có hiệu quả giáo viên cần yêu cầu học sinh hoàn
chỉnh sản phẩm cá nhân và hướng dẫn học sinh, nhóm trình bày theo từng khu vực đã được phân chia trên bảng, để tất cả học sinh có thể quan sát nhận xét sản phẩm của mình và của bạn từ đó nhận xét đánh giá cụ thể hơn.
- Học sinh sắp xếp các bài vẽ theo thứ tự và trưng bày theo nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát và thảo luận về hình vẽ của nhóm mình và nhóm bạn ( Hình dáng, tỉ lệ, tư thế, vị trí các bộ phận ....) và nhận xét cụ thể.
c) Hoạt động 3: Sáng tác tranh theo chủ điểm
+Mục tiêu: Học sinh biết cách sáng tác bức tranh đơn giản theo chủ điểm.
Học sinh biết hợp tác theo nhóm, tạo một câu chuyện từ các phác thảo trong ngân hàng hình ảnh, tạo được một nhóm các bức tranh từ ngân hàng hình ảnh. Muốn vậy giáo viên cần:
- Giới thiệu học sinh nắm chắc chủ đề của bài học chính
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nội dung câu chuyện dựa trên cơ sở như:
+ Quan sát hình vẽ của nhóm
+ Chọn nội dung câu chuyện (Chuyện vui, chuyện buồn, chuyện ở trường, lớp).
+ Lựa chọn hình dáng phù hợp với câu chuyện, có thể mượn hình dáng của nhóm khác.
+ Sắp xếp hình dáng phù hợp với nội dung của câu chuyện
+ Vẽ lại hoặc đồ lại hình vẽ lên khổ giấy lớn, vẽ thêm hình ảnh phụ.
Đây là hoạt động mà các em gặp nhiều khó khăn vì các em mới là học sinh lớp 3. Để các em có thể sáng tạo được một bức tranh theo chủ điểm dựa trên các hình ảnh bạn đã vẽ, giáo viên cần kịp thời tư vấn để các em có tư duy sáng tạo hơn.
d) Hoạt động 4: Chia sẻ nội dung câu chuyện
+ Mục tiêu: Giúp học sinh mạnh dạn chia sẻ nội dung câu chuyện mà mình đã sáng tạo theo tranh.
Để học sinh khám phá nội dung câu chuyện, nghe và tham gia vào các tác
phẩm của các bạn khác, phát triển kĩ năng giao tiếp, xã hội.
Giáo viên hướng dẫn các nhóm treo bài của nhóm mình và lần lượt các nhóm chia sẻ với cả lớp về nội dung câu chuyện các nhóm khác có thể bổ sung cho bạn để bức tranh sinh động và có ý nghĩa hơn.
Trong hoạt động này giáo viên cần giúp học sinh dựa trên ý tưởng của các
em để xác định để kể một câu chuyện theo ý diễn đạt của các em. Giáo viên cần cho các nhóm nhận xét bổ sung để cho nhóm bạn hoàn chỉnh hơn, nội dung câu chuyện phong phú hơn.
e) Hoạt động 5: Tô màu làm phong phú câu chuyện
+ Mục tiêu: Hiểu và tô màu cho bức tranh của nhóm, nhận biết được hiệu ứng màu theo chủ đề, ngữ cảnh, phát triển kĩ năng xã hội khi làm việc theo nhóm, cặp. Các nhóm chỉnh sửa bài và vẽ màu vào bức tranh, có thể thêm, bớt hình ảnh tùy theo ý kiến của cả nhóm.
Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng phân công bạn trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ tô màu để bức tranh đẹp và có nội dung phong phú hơn.
Giáo viên cần tư vấn thêm để giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, vốn kiến thức từ đó tạo bức tranh hoàn thiện với nội dung câu chuyện hấp dẫn.
f) Hoạt động 6: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh.
Mục tiêu: Giúp học sinh mạnh dạn thuyết trình sản phẩm trước lớp.
Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm
Giáo viên mời nhóm trưởng của từng nhóm trình bày tác phẩm của nhóm
Các nhóm lần lượt lên trình bày và sắm vai các nhân vật trong câu chuyện.
Giáo viên có thể phỏng vấn, tìm hình ảnh trừu tượng, thay đổi nhân vật, bố cục, gợi ý học sinh điều gì sẽ diễn ra tiếp theo.
Giáo viên mời học sinh đặt câu hỏi thắc mắc cho nhóm bạn
Giáo viên mời lớp trưởng điều khiển bình bầu cho tác phẩm được nhiều học sinh yêu thích nhất bằng cách giơ tay.
Để giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, việc sử dụng hình ảnh giúp học sinh hiểu cảm nhận cụ thể hơn bài vẽ đồng thời phát huy tính tích cực của học sinh trong từng hoạt động để các em tích cực tham gia chiếm lĩnh kiến thức, rèn kĩ năng bài học.
Tùy từng chủ đề 2 tiết hoặc 3 tiết giáo viên có thể chia hoạt động cho phù hợp.
Ví dụ: Tuần 7. Chủ đề “Con vật quen thuộc” 2 tiết; Tiết 1 gồm 2 hoạt động; Tiết 2 gồm 4 hoạt động.
5.2.1.3. Tạo niềm tin cho học sinh:
Môn mĩ thuật là một môn năng khiếu do đó để giúp học sinh phát triển toàn diện yêu cầu giáo viên cần phải quan tâm đối tượng học sinh nhất là học sinh
chưa hoàn thành.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học sinh trong học tập, giáo viên cần xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình, biết giúp nhau, chia sẻ học hỏi để cùng nhau chiếm lĩnh kiến thức rèn luyện kĩ năng nâng cao chất lượng học tập.
Ví dụ: Khi vẽ để vẽ được hình ảnh giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cách vẽ cho học sinh từ các bước đơn giản nhất như:
Trong tiết học giáo viên cần phát huy tính tích cực của các em học sinh giúp các em năng động sáng tạo hơn trong học tập. Các em có thể thực hiện hết khả năng của mình trong từng hoạt động.
Ngoài ra giáo viên cần tuyên dương, khuyến khích học sinh kịp thời. Trong quá trình đánh giá nhận xét sản phẩm, giáo viên cần động viên, khuyến khích giúp học sinh tự tin hoàn thiện bài làm. Đồng thời khuyến khích sản phẩm sáng tạo của học sinh nhằm tạo hứng thú cho các em trong học tập.
5.2.1.4. Công tác kiểm tra.
Môn mĩ thuật là một môn học đòi hỏi học sinh phải có đồ dùng và dụng cụ học tập do vậy giáo viên cần:
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh vào đầu mỗi tiết học. Giáo viên
cần kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh để giúp học sinh có thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập tránh tình trạng học sinh ngồi chơi trong tiết học. Đối với những em thiếu đồ dùng giáo viên cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nhắc nhở học sinh thêm.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên bao quát học sinh từng nhóm và sửa sai kịp thời cho học sinh. Việc kiểm tra tư vấn hỗ trợ cho học sinh là yêu cầu quan trọng giúp các em hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Do đó giáo viên cần chú ý tất cả đối tượng học sinh giúp các em mạnh dạn tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Ví dụ: Khi học sinh thực hành sáng tác bức tranh giáo viên kiểm tra tư vấn sắp xếp hình ảnh ở các vị trí xa gần tạo ra không gian ba chiều hoặc kiểm tra việc thực hiện chia sẻ câu chuyện của học sinh từng nhóm.
5.2.1.5. Công tác phối hợp.
Để nâng cao chất lượng môn học ngoài việc giảng dạy của giáo viên trên lớp giáo viên cần thực hiện tốt công tác phối hợp để nâng cao chất lượng.
Phối hợp với cha mẹ học sinh để giúp học sinh có đủ đồ dùng học tập, hoàn thành sản phẩm về nhà và có thể kể cho cha mẹ câu chuyện em sáng tác trên lớp. Phụ huynh cần giúp học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng để các em rèn luyện kĩ năng và phát triển năng khiếu của mình.
Giáo viên phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong tổ chức các hoạt động ngoài giờ như thi vẽ tranh theo chủ đề: Vui chơi, mẹ của em, cô giáo của em...thông qua hoạt động đó giáo viên rèn luyện cho học sinh ý thức hợp tác trong hoạt động, tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân tích cực tham gia để kịp thời khích lệ các em trong học tập.
5.2.2. Khả năng áp dụng.
Giải pháp được bản thân áp dụng từ năm học 2016 – 2017 đến nay. Kết quả đạt được hết sức khả quan, học sinh có ý thức tự học và hợp tác, các em biết dựa vào nội dung bức tranh sáng tạo thành câu chuyện sinh động. Giải pháp có thể áp dụng khi dạy học quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện ở các trường tiểu học trong toàn huyện.
5.2.3 Kết quả thực hiện.
Qua quá trình thực hiện giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em đã vẽ được hình ảnh và biết trao đổi, trưng bày bức tranh theo chủ đề cụ thể. Các em đã biết trưng bày và mạnh dạn thuyết trình. Kết quả chủ đề Trái cây bốn mùa tháng 2 khi áp dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện, chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt.
Kết quả bài làm như sau:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vẽ hình ảnh
Học sinh trưng bày tranh theo chủ đề
Chia sẻ nội dung và tô màu
Trưng bày, thuyết trình
Tốt
Đạt
Chưa đạt
3A1
35
10
25
0
15
12
8
3A2
29
5
24
0
8
14
7
Qua bảng thống kê chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt, 100% học sinh đã vẽ được hình ảnh về trái cây của từng mùa, đa số các em đã biết sắp xếp tranh theo chủ đề, biết chia sẻ nội dung. Tuy nhiên bài thuyết trình vẫn chưa thật sinh động.
6 Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình dạy học áp dụng các phương pháp dạy học mới bản thân tôi cũng nhận thấy rằng với cách học và thực hành mới này sẽ giúp các em ngày càng tiến bộ hơn trong việc phát triển khả năng tư duy sáng tạo và hợp tác nhóm. Đặc biệt các em có được một sân chơi vừa chơi vừa học, được giao tiếp và mở mang tầm quan sát của bản thân. Các tiết học không còn trở thành khô cứng, nhàm chán. Kích thích sự tò mò mong muốn được tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, những điều mà trước đây các em chưa được tham gia hay chưa nghĩ tới.
Để dạy học có hiệu quả quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, giáo viên cần phải có những định hướng cụ thể rõ ràng dễ hiểu hơn để các em dễ tiếp thu, nhất là khi liên hệ với thực tế mọi vật xung quanh càng chi tiết càng rõ thì học sinh sẽ càng hình dung ra cái mà các em muốn thể hiện.
Giáo viên cần tăng cường học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài, chuẩn bị chu đáo đồ dùng phục vụ bài dạy cần đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp học sinh thấy được hình ảnh đẹp qua bài vẽ, qua các bức tranh.
Giáo viên tăng cường công tác kiểm tra, tư vấn giúp học sinh hoàn thành bài vẽ và phát huy hết khả năng của từng em nhất là các em có năng khiếu môn mĩ thuật.
Bên cạnh đó giáo viên cần thực hiện tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, với đoàn thể trong nhà trường giúp các em hoàn thiện bài học và yêu thích môn học.
7. Kết luận:
Trên đây là một số giải pháp thực hiện quy trình dạy học vẽ cùng nhau mà tôi vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế của trường. Tuy kết quả bước đầu chưa cao, nhưng với sự nhiệt tình và nỗ lực của bản thân truyền đạt cho học sinh, với những kinh nghiệm tích lũy theo thời gian, tôi hy vọng trong thời gian tới, học sinh sẽ có tiến triển tốt về tư duy, sáng tạo và học tập tốt hơn hứng thú hơn trong việc học môn Mĩ thuật.
Là một giáo viên mĩ thuật tiếp cận với phương pháp dạy học mới, kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều nên giải pháp không tránh khỏi hạn chế. Tôi rất mong sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp, của ban giám khảo để giải pháp được hoàn thiện mang lại hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Tân Nghĩa, ngày 10 tháng 10 năm 2018
Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN
..
..
.. . Nguyễn Xuân Hạ
.
.
.
............................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tong hop_12531367.doc