Đề tài Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ viết

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU . 02

I. Lý do chon đề tài . 02

1. Cơ sở lý luận . 02

2. Cơ sở thực tiễn . 03

II. Mục đích nghiên cứu. 03

III. Đối tượng nghiên cứu . 03

IV. Nhệm vụ nghiên cứu . 04

V. Phương pháp nghiên cứu . 04

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 04

Chương I. Những vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết . 04

Chương II.Thực trạng của vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết. 04

1. Về cơ sở vật chất. 05

2. Đội ngũ giáo viên. 05

3.Thực trạng địa phương. 05

4. Nhận thức của trẻ. 05

5. Bản thân giáo viên. 05

Chương II. Biện pháp thực hiện. 06

1. Tạo môi trường cho trẻ thực hiện. 06

2. Tổ chức tiết học cho trẻ. 08

3. Tạo điều kiện giúp trẻ mạnh dạn tự tin để học tốt môn làm quen với chữ viết. 14

4.Tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái qua các chò chơi, đồ vật đồ chơi ở các góc. 14

VI. Kết luận và khuyến nghị. 15

1. Kết luận. 15

2. Bài học kinh nghiệm . 16

2. Khuyến nghị. 16

 

 

 

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19787 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................... 02 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 02 2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 03 II. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 03 III. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 03 IV. Nhệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 04 V. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 04 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 04 Chương I. Những vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết ....................... 04 Chương II.Thực trạng của vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết.......... 04 1. Về cơ sở vật chất...................................................................................... 05 2. Đội ngũ giáo viên..................................................................................... 05 3.Thực trạng địa phương.............................................................................. 05 4. Nhận thức của trẻ..................................................................................... 05 5. Bản thân giáo viên.................................................................................... 05 Chương II. Biện pháp thực hiện............................................................... 06 1. Tạo môi trường cho trẻ thực hiện............................................................ 06 2. Tổ chức tiết học cho trẻ........................................................................... 08 3. Tạo điều kiện giúp trẻ mạnh dạn tự tin để học tốt môn làm quen với chữ viết......................................................................................................... 14 4.Tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái qua các chò chơi, đồ vật đồ chơi ở các góc....................................................................................................... 14 VI. Kết luận và khuyến nghị..................................................................... 15 1. Kết luận.................................................................................................... 15 2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 16 2. Khuyến nghị............................................................................................. 16 NỘI DUNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẤU GIÁO 5 - 6 TUỔI ------&œ------ PHẦN I : MỞ ĐẦU Lý do chọn đề 1. Cơ sở lý luận Ba Vì là một xã vùng núi, đa phần là người dân tộc Hre sống rải rác ở trong xóm bản, không tập trung. Nên trẻ em không được viu chơi, chia sẻ và giao lưu lẫn nhau. Chính vì vậy khả năng nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng bị hạn chế. Để giúp trẻ có được vốn từ, ngôn ngữ phong phú giúp trẻ học tốt các môn học khác và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày thì ngay ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là ở lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trẻ sẽ được làm quen, nhận biết 29 chữ cái. Nên việc cho trẻ làm quen với với chữ viết là rất quan trọng. Vì lên lớp 1 trẻ sẽ phải học kết hợp giữa chữ cái và âm, vần... Nếu ở mẫu giáo trẻ không nắm vững được 29 chữ cái thì trẻ sẽ không tự tin và lúng túng, không đạt được kết quả tốt. Để giúp trẻ học tốt môn làm quen với chữ viết và tạo tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Là một giáo viên tôi lôn suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ học tốt môn làm quen với chữ viết một cách tốt nhất, từ đó giúp trẻ lĩnh hội, ghi nhớ và khắc sau chữ cái, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Một số phương pháp làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”. Cơ sở thực tiễn Việc cho trẻ làm quen với chữ viết giúp trẻ nhận và phát âm 29 chữ cái tiếng việt, trẻ nhận biết chữ cái thông qua tri giác bằng các giác quan, nhận biết các chữ in thường, viết thường, in hoa, viết hoa. Trẻ biết liên hệ các chữ cái vừa học với các chữ cái trong từ và tìm ra những chữ cái trong từ, cụm từ đó, biết các kỹ năng ban đầu như tư thế ngồi viết, cách cầm bút, biết cách tô viết chữ, mở, xem từng trang sách... Luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập chung lắng nghe, tiếp nhận, biểu lộ cách đọc, tô viết. Mở rộng vốn hiểu biết để hình thành 4 kỹ năng nghe , nói, đọc, viết cho trẻ. Thông qua các buổi tham quan (trường tiểu học), sinh hoạt, lao động, thông qua các trò chơi, giáo viên khuyến khích trẻ dùng câu nói một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói giọng nói lắp, nói lý nhí, phát âm đúng, chuẩn xác. Việc tăng cường cho trẻ nắm vững chữ cái và học đọc, tô chữ góp phần kích thích phát triển tư duy thể hiện trên trẻ qua các hoạt động học, hoạt động chơi bằng các phương tiện như tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi. Ngoài ra trẻ còn được học làm quen với chữ cái qua những hoạt động như tạo hình, kể chuyện, hoạt động vui chơi, khám phá khoa học, không gian lớp học... để tạo môi trường hoạt động giúp cho trẻ nắm vững được chữ cái và học đọc, học tô viết được tốt. Đây là cơ sở quan trọng để trẻ tiếp nhận tri thức khi bước vào lớp 1. II. Mục đích nghiên cứu : Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn đưa ra cách tổ chức phương pháp giảng dạy trẻ làm quen với chữ viết để học sinh tiếp thu và làm quen, ghi nhớ môn chữ cái một cách tốt nhất. III. Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp cho trẻ làm quen với chữ viết. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Tìm hiểu lý luận về phương pháp cho trẻ làm quen với chữ viết. 2. Tìm hiểu thực tế về phương pháp cho trẻ làm quen với chữ viết. 3. Đề xuất cách tổ chức phương pháp làm quen với chữ viết cho trẻ 5 – 6 tuổi V. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp trực quan 2. Phương pháp trò chuyện, hỏi đáp. PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I Những vấn đề về việc cho trẻ làm quen với chữ viết Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, việc giao tiếp được mở rộng, trẻ được thường xuyên tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người xung quanh nói. Mặt khác cơ quan phát âm đã trưởng thành nên trẻ có thể phát ra những âm tương đối chuẩn kể cả những âm khó trong tiếng mẹ đẻ. Vì vậy cần day trẻ phát âm đúng hệ thống ngữ âm và dạy trẻ biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp. Trẻ ở tuổi lên năm có thể tích lũy được vốn từ khá lớn nên giáo viên khuyến khích động viên trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, qua các trò chơi, các buổi tham quan, các câu truyện hoặc các bài thơ có ý nghĩa và tác dụng lớn trong việc phát triển vốn từ và kỹ năng nói cho trẻ. Vì thế cần tăng cường các hoạt động phát triển ngôn ngữ mang tính thích hợp nhằm tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc viết để bước vào lớp 1. Chương II Thực trạng của vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết Về cơ sở vật chất Là một xã 135, cơ sở hạ tầng kinh phí trang thiết bị còn nghèo nàn, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công việc giảng dạy còn sơ sài, môi trường cho trẻ hoạt động, tranh ảnh còn thiếu thốn, do đó việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên Hầu hết đội ngũ giáo viên trong trường đã đạt chuẩn và trên chuẩn, hiện nay còn rất nhiều đồng chí đang theo học các lớp các đại học. Nhưng do điều kiện trường ở vùng sâu xa nên giáo viên ít có cơ hội đi thăm quan học tập. Thực trạng địa phương Ba Vì là một xã thuần nông, cha mẹ trẻ đều làm nghề nông nghiệp, đời sống kinh tế gia đình còn khó khăn, do vậy họ chỉ chú trọng đến công việc nên chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em mình. 4. Nhận thức của trẻ Hầu hết trẻ lớp tôi là người dân tộc, giao tiếp của mọi người trong gia đình trẻ là tiếng Hre, nên trẻ ra lớp còn rụt rè, ngại giao tiếp phần nào ảnh hưởng đến việc đọc và phát triển ngôn ngữ của trẻ. 5. Bản thân giáo viên Luôn ý thức việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, song vẫn còn có những hạn chế và cần cố găng nhiều hơn nữa để thực tốt chuyên đề và việc chăm sóc giáo dục trẻ. Chương III : Biện pháp thực hiện 1. Tạo môi trường cho trẻ thực hiện Đối với việc trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một việc làm hết sức quan trọng vì theo tôi nghĩ môi trường có gần gũi, có thân thiện thì học sinh mới hứng thú tham gia vào các hoạt động, Chính vì vậy nên tôi rất chú ý đến phần trang trí môi trường lớp học. Việc trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn so với việc trang trí ở lớp bé và nhỡ, đó là trên mỗi góc đều có hình ảnh gợi mở và có chữ viết để tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái. Ngoài ra trên mỗi đồ dùng, đồ chơi hay bức tranh ,viết, dán , gắn những chữ hoặc từ chỉ tên của đồ dùng, đồ chơi đó nhằm kích thích trẻ quan sát và tìm ra các chữ cái vừa mới được làm quen. Ví dụ : Góc phân vai viết tên các mặt hàng, viết tên một số thực phẩm, cây ăn quả,rau ăn lá,... Trong các góc hoạt động của trẻ đặc biệt là góc học tập tôi chú ý để đồ dùng, đồ chơi, phụ liệu cho trẻ dễ lấy, dễ cất. Ví dụ : Góc học tập tôi để các loại bút, vở phấn, bảng, que, hột hạt, thẻ chữ. Mảng tường dưới tôi xây dựng bài tập mở cho trẻ chơi vào giờ hoạt động góc, chơi tự do. Ví dụ : Chủ điểm thế giới động vật, trẻ được làm quen với nhóm chữ i, t, c tôi treo tranh cá chép, con tôm, con cua... có từ bên dưới. Dưới mỗi bức tranh tôi làm thêm phần để cài chữ dời. Đến giờ chơi trẻ sẽ tìm chữ cái (có sẵn trong rổ) rồi ghép giống từ trong tranh và tìm ra chữ cái vừa học khi bạn hoặc cô yêu cầu. Bên cạnh đó tôi còn làm thêm một bảng các ô vuông có tiêu đề “ Hôm nay bé học chữ gì ? ” để khi trẻ học đến chữ cái nào cô cho trẻ sưu tầm cắt dán những chữ cái, hình ảnh có chứa chữ cái vừa học để dán vào ô vuông tiếp theo. Qua các chủ điểm. các tiết học làm quen chữ cái trẻ sẽ làm đầy dần các ô vuông đó theo thứ tự bảng chư cái. Thêm vào đó tôi sưu tầm những bài thơ, câu truyện và viết thành tranh chữ to, sau khi trẻ học song tôi treo vào góc học tập, đến giờ chơi trẻ có thể chỉ và đọc theo rồi tìm ra chữ cái giống nhau và dùng bút để khoanh tròn hoặc gạch chân những chữ chữ cái vừa học. Ngoài ra tôi còn xây dựng góc thư viện với những cuốn truyện tranh để trẻ xem, một số cuốn sách đen trắng để trẻ tô màu, sưu tầm các loại sách trò chơi nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ . Trong giờ chơi, hoạt động của trẻ cô luôn quan tâm, hướng dẫn gợi ý giúp đỡ nhắc nhở trẻ về cách mở từng trang sách , xem từ đầu đến cuối, hay những giờ cô đọc truyện cho trẻ nghe, cô cho trẻ cùng cầm những quyển sách giống cô và theo dõi hình ảnh trong tranh, nhằn rèn kỹ năng quan sát, giúp trẻ ghi nhớ, khả năng hiểu biết của trẻ và sau đó cô cho trẻ kể theo ý hiểu của trẻ, gợi ý hỏi trẻ về nội dung câu truyện cô vừa kể qua các dấu hiệu của tranh. Luôn thay đổi hình thức cho trẻ hoạt động như dạo chơi thăm quan vườn trường, các con vật nuôi và gọi tên các con vật nuôi, biết được các hiện tượng thiên nhiên, thăm quan trường tiểu học nhằm tạo môi trường để mở rộng thêm hiểu biết cho trẻ. Thông qua việc phát âm đúng chữ cái tiếng việt, các từ nếu chỉ cho trẻ làm quen với các chữ cái bằng cách nhận mặt chữ thì trẻ mới chỉ cảm nhận thông qua các cơ quan cảm giác, tri giác (cảm nhận ở mức cảm tính). mà cần phải cho trẻ làm quen với các chữ cái đặc biệt là các chữ khó nhớ, là âm đầu của tiếng, từ giúp cho trẻ phát triển kỹ năng phát âm một cách dễ dàng hơn. Tạo môi trương hoạt động cho trẻ thông qua học mà chơi, chơi mà học, đặc biệt là các trò chơi học tập đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ. Sử dụng trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học cho trẻ làm quen các kỹ năng đọc, tô, tư thế ngồi, cách cầm bút mở sách. thông qua các trò chơi giúp trẻ tiếp thu củng cố những tri thức và kỹ năng một cách nhanh nhất. Ví dụ: Thông qua hình vẽ, đồ dung, đồ chơi cho trẻ điền thêm các chữ cái trong từ bằng cách phát âm, gọi tên những đồ dùng con vật đó như “Hòn ...i” trẻ điền thêm chữ cái b, từ “Con ...á” điền chữ C để cho trẻ biết những chữ các vừa học. Ngoài ra tạo môi trường phong phú và phù hợp với trẻ như chơi xếp hình, xâu hạt, lắp ghép, nặn...Giúp cho trẻ phát triển các kỹ năng tập viết sau này. Tổ chức tiết học cho trẻ Ngoài việc tạo môi trường lớp học cho trẻ hoạt động, tôi đặc biệt quan tâm đến hoạt động chính đó là các tiết học dạy trẻ làm quen với chư viết. Vì qua tiết học trẻ được làm quen, nhận biết và phát âm chữ các một cách chính xác và hiệu quả nhất. Để đạt được kết quả cao thì trước hết cô phải tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi vào tiết học đó là: Hoạt động 1: Trò chuyện Cô gọi trẻ đến gần và trò chuyện về nội dung chủ điểm đang học Ví dụ: Tiết làm quen với chữ i- t- c (Chủ điểm thế giới động vật) Cô hỏi : Các con đang học ở chủ điểm gì ? Trong chủ điểm Thế giớ động vật có rất nhiều con vật đáng yêu, bây giờ cô và các con cùng chơi một trò chơi, trò chơi có tên “Tai ai tinh” Cô nói: Gà gáy - Trẻ làm động tác gà gáy ò ó o Vịt kêu - Trẻ làm động tác vịt kêu cạp cạp cạp Mèo kêu - Trẻ làm động tác mèo kêu meo meo meo Mèo thích ăn gì nhất ? Cá, chuột Vậy tại sao mèo lại bắt được chuột ? Cô có thể giải thích Vì dưới chân mèo có nệm thịt nên đi rất nhẹ vì vậy mèo mới bắt được chuột. Bây giờ chúng mình cùng đi nhẹ nhàng giống những chú mèo đến gần cô nào. Cô nói tiếp thế giới động vật còn rất nhiều điều điều kỳ diệu, muốn biết chúng mình cùng khám phá tiếp qua các tập tranh. Cô cho trẻ xem từng tranh về chủ điểm động vật. Trẻ xem song cô giới thiệu hình ảnh con vật có tên chữ cái mà cô xắp giới thiệu. Hay với tiết làm quen với chữ u- ư ( Chủ điểm ngành nghề) Cô và trẻ cùng hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày” Cô hỏi: Bài hát nói về nông cụ (đò dùng) gì? Của nghề nào ? Máy cày, của nghề nông. Ngoài máy cày ra nghề nông còn có những nông cụ gì nữa? Cày bừa cuốc xẻng... Nghề nông gồm có những công việc gì ? Nghề nông làm ra sản phẩm gì ? Lớp mình có bạn nào bố mẹ làm nghề nông ? Trẻ kể Cô cho trẻ xem tranh về công việc và đồ dùng của nghề nông Trẻ lớp tôi đa phần bố mẹ đều làm nghề nông nên trẻ rất hiểu về công việc này. Sau đó cô giới thiệu bức tranh cấy lúa để cho trẻ làm quen với chữ u, tranh tát nước để cho trẻ làm quen vơi chữ ư. Với mỗi tiết học tôi suy nghĩ tìm tòi sáng tạo ra các cách vào bài khác nhau, nhằm hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và không nhàm chán. Chỉ qua phần trò chuyện này tôi đã lồng ghép và tích hợp được một số môn học như: Toán, âm nhạc, KPKH... Hoạt động 2: Nội dung tiết học Sau khi trẻ đã được trò chuyện về chủ điểm qua phần gây hứng thú, tôi cho trẻ hát hoặc đọc một bài thơ có nội dung liên quan đến tiết học mà trẻ xắp làm quen hoặc tạo tình huống đưa ra các con vật, đồ vật,bức tranh... để trẻ được quan sát làm quen. Ví dụ: Tiết làm quen với chữ h – k (Chủ điểm thực vật) Tôi chuẩn bị một lọ hoa thật, một tranh vẽ cây lựu có hoa và quả (có từ). Sau khi trẻ đọc bài thơ "Hoa kết trái" và trò chò chuyện song cô nói : Có những loại hoa thì kết thành quả, còn có những loại hoa thì không kết thành quả, vậy những loại hoa đó để làm gì ? Để cắm vào lọ tranh trí, để tăng người thân... Các con xem hôm nay cô mang gì đến lớp mình ? Lọ hoa Trong lọ hoa có những loại hoa gì ? Trẻ kể tên và đếm số lượng hoa. Trong lọ hoa tôi chuẩn bị có có rất nhiều loại hoa để trẻ có thể đếm số hoa được biết về tên và đặc điểm một số loại hoa. Qua phần này tôi đã tích hợp thêm về toán, môi trường. Khi trẻ được quan sát trò chuyện về lọ hoa , tôi không chọn tên một loại hoa nào để ghép thành từ cho trẻ làm quen với chữ h chẳng hạn như từ (Hoa hồng). Mà tôi dùng luôn thẻ chữ rời để ghép thành từ lọ hoa để giới thiệu chữ h. Trẻ được làm quen, nhận biết, phát âm, tri giác về chữ h như được nhìn, sờ, di theo nét, đường bao của chữ h, được phát âm tập thể, theo tổ, theo nhóm, cá nhân, nhận biết chữ qua những cụm từ, tên đồ vật, đồ chơi, tên bạn, tên cô có chứa chữ h. Với chữ k tôi cho trẻ xem tranh vẽ về cây lựu. Cô hỏi trẻ đây là cây gì? Trên cây có những gì ? Hoa, quả Hoa lựu kết thành quả gì, dưới bức tranh có từ Hoa kết trái, sau đó cô giới thiệu và cho trẻ làm quen với chữ k. Với mỗi tiết đạy cho trẻ làm quen, tôi có thể chuẩn bị đồ dùng, con vật thật, tranh ảnh, có những tiết học tôi không dùng tranh hoặc đồ vật hay con vật mà tôi tìm và sưu tầm những hình ảnh từ trên mạng để đưa vào bài dạy. Những tiết học như vậy trẻ sẽ rất vui và hứng thú khi được tiếp cận với những hình ảnh vừa sinh động ngộ nghĩnh Ví dụ: Tiết làm quen với chữ i- t-c (Chủ điểm thế giới động vật) Phần chuẩn bị của cô tôi sử dụng hoàn toàn tranh minh hoạ cụ thể, đồ dùng của trẻ có thẻ chữ. Vào bài tôi cùng trẻ trò chuện về chủ điểm động vật và cho trẻ xem tranh về động vật trong nhà, động vật dưới nước. Từ những hình ảnh trong tranh đó, tôi cho trẻ trò chuyện kỹ về con vịt rồi giới thiệu và cho trẻ làm quen với chữ i. Trẻ được làm quen, nhận biết, phát âm với đặc điểm của chữ khi cô đưa chữ vào bằng các hiệu ứng. Sau khi cho trẻ làm quen song mỗi chữ cái tôi không quên cho trẻ đứng dậy làm những động tác chống mệt mỏi. Ví dụ: Làm quen song chữ i cô cho trẻ đứng dậy cô nói: “Cô làm vịt mẹ, các con làm vịt con cùng đi thật thẳng hàng ra ao nào” Trẻ để hai tay ra sau lưng, cúi khom người, đi lạch bạch hát bài “ Đàn vịt con” đi một vòng rồi về chỗ ngồi. Cô hỏi trẻ Vịt ra ao để làm gì ? Kiếm thức ăn Chúng mình xem vịt kiếm được gì này, cô đưa hình ảnh con tôm ra để giới thiệu chữ t. Sau khi trẻ làm quen thêm chữ t , cô cho trẻ so sách giữa hai chữ i và t. Ngoài cách đặt câu hỏi cô còn đưa ra những câu đố để kích thích trẻ tư duy, tìm tòi và đưa ra câu trả lời phù hợp. Để giới thiệu với chữ c cô đố trẻ: “Con gì có vẩy có vây Không đi trên cạn mà bơi dưới hồ” ? Con cá Cô cho trẻ xem hình ảnh con cá vàng và giới thiệu với trẻ về chữ c Qua tiết làm quen với chữ cái, trẻ không chỉ được làm quen với chữ cái in thường, viết thường, mà còn được làm quen với chữ in hoa và viết hoa mà sau này lên lớp một trẻ sẽ được học. Hoạt động 3: Trò chơi Để giúp trẻ củng cố và ghi nhớ và khắc sâu các chữ cái, nên tôi rất chú ý đến việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, thẻ chữ... cho tiết học và các trò chơi. Ví dụ: Tiết làm quen với chữ h-k (Chủ điểm thực vật- Chủ đề nhánh: Hoa) Để cho tiết học được xuyên suất theo chủ điểm, chủ đề tôi chuẩn bị những cây hoa, bông hoa, cánh hoa đều có chữ cái h - k ở giữa mà trẻ xắp được học và 1-2 chữ cái mà trẻ đã được học trước đó để chuẩn bị cho ba trò chơi: Trò chơi: Tết trồng hoa Trò chơi: Ai giỏi nhất Trò chơi: Chắp cánh cho hoa Sau khi cô cho trẻ làm quen song hai chữ h – k cô nói: Mùa xuân là tết trồng cây, để cho vườn hoa của lớp mình có nhiều hoa đẹp các con sẽ làm gì ? Trồng thật nhiều hoa. Các con ạ chợ hoa có rất nhiều hoa đẹp (Các cây hoa chữ cái được gắn xung quanh lớp), các con hãy đi chợ và chọn cho mình một cây hoa thật đẹp đem về trồng vào hai bồn của lớp (Bồn hoa là hai tờ bìa có gắn sẵn xốp và được trang trí xung quanh). Các bạn tổ Hoa hồng sẽ chọn mua những cây hoa có chứa chữ h, các bạn tổ Hoa sen sẽ chọn mua nhưng cây hoa có chứa chữ k. Kết thúc bài hát “Hoa trong vườn” tổ nào trồng được nhiều cây hoa đúng sẽ dành phần thắng. Sau trò chơi cô kiểm tra kết quả. Trò chơi của trẻ phải được xắp xếp va thay đổi heo hình thức động tĩnh để tránh làm cho trẻ bị mệt mỏi. Vì vậy sau khi chơi trò chơi Tết trồng hoa cô nói: Để cảm ơn các con cô tặng cho mỗi con một món quà, trẻ lấy rổ và đi về chỗ (Trong rổ là những bông hoa chữ cái thay cho thẻ chữ). Cô cũng chuẩn bị hai bông hoa có chữ giống trẻ, kích thước lớn hơn có nịt để cài vào ngón tay. Cô và trẻ cùng hát bài “Tay thơm tay ngoan”, ứng với mỗi câu hát cô quay lật một chữ cái rồi dừng lại cho trẻ đọc chọn chữ giống cô đọc và dùng tay đi theo nét chữ đó. mỗi chữ cái cô cho trẻ chơi 2-3 lần và chuyển trò chơi “Chắp cánh cho hoa” Hay tiết: Làm quen với chữ i - t - c (Chủ điểm động vật) Với tiết làm quen với nhóm ba chữ cái, tôi chỉ chọn và đưa vào hai trò chơi. Một trò chơi “Chữ gì biến mất” cô chuẩn bị thẻ chữ i - t - c - u - ư Chơi lần thứ nhất cô đưa ra những chữ cái giống như trong rổ của trẻ. Khi cô cho 1 chữ cái biến mất, trẻ đọc chữ cái vừa biến mất và chọn chữ trong rổ đưa lên rồi đặt ra ngoài. Lần 2 trẻ chọn những chữ cái giống chữ đã biến mất đọc và cất vào rổ. Cuối cùng là trò chơi Tạo dáng chữ i, t, c 3.Tạo điều kiện giúp trẻ mạnh dạn tự tin để học tốt môn làm quen với chữ viết. Qua thực tế của lớp, tôi đã nắm được tâm lý và đặc điểm của từng trẻ luân gần gũi và quan tâm hơn đối với những trẻ cá biệt. trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi. Thông qua các đồ dùng, đồ chơi để hỏi trẻ và cho trẻ phát âm tên những đồ dùng đồ chơi để tạo sự tư tin của trẻ khi có cô cùng tham gia. Trong khi trẻ hoạt động co phải tạo cho trẻ cảm xúc thoải mái để cho trẻ hứng thú tham gia. Thay vì yêu cầu trẻ xếp 2 que tính thành chữ x, cô nói con đặt 2 que tính chéo lên nhau, cô hỏi trẻ để trẻ đọc. Hay cô nói con vẽ cho cô 1 quả trứng ( chữ O), 1 cái gậy ( chữ l )... Từ bất kỳ đồ vật, sự vật nào trẻ quan sát và ghi nhớ được đều có liên quan đến sự liên tưởng đến những chữ cái trẻ học giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn. Luôn giúp đỡ, khuyến khích động viên trẻ tham gia tích cực khi trẻ đã phát âm đúng chữ, rõ ràng, mạch lạc và khi ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách để tô đúng chữ, tô đúng nét ... giúp trẻ mạnh dạn hơn trong khi học Đối với những trẻ nói lý nhí, nói ngọng, nói lắp chưa mạch lạc, rõ ràng phát âm chưa chuẩn, chưa chính xác cô luôn chú ý sửa sai và hướng dẫn trẻ phát âm cùng cô nhiều lần thông qua mọi lúc, mọi nơi để trẻ phát âm đúng và nhận được mặt chữ giúp trẻ ghi nhớ hơn. 4.Tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái qua các chò chơi, đồ vật đồ chơi ở các góc. Chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phong phú ở các góc chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương do cô, trẻ, phụ huynh sưu tầm. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm hàng ngày cho trẻ làm quen với việc đọc theo những câu chuyện tranh ( kể chuyện sáng tạo), bài thơ chữ to, tên các đồ vật, đồ chơi, câu truyện... Tổ chức môi trường chữ viết phong phú giúp trẻ dần dần nhận thức về chữ viết, về sự liên quan giữa những gì trẻ được học, được biết. Luôn thay đổi nội dung, hình thức như cho trẻ xem, nghe, các loại tranh, sách, truyện, thơ chữ to theo chủ điểm. Các đồ dùng, đồ chơi có thể viết bằng chữ to theo nhiều kiểu chữ để giúp trẻ làm quen và nhận ra các kiểu chữ đa dạng và phong phú. Cho trẻ làm quen với các từ, tiếng, cụm từ, câu có nghĩa đặc biệt đối với cá nhân trẻ, Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng quy cách, đúng tay bên phải. Thông qua các trò chơi : “ Đồng hồ kỳ diệu, Tìm đúng nhà, Thi xem ai nhanh, Xếp đúng thứ tự, Tìm bạn, Tìm chữ cái qua tranh, Tai ai tinh, Chọn chữ cái cho tranh, Xếp chữ bằng hột, hạt, bằng que, vẽ nét trên không...” Qua những trò chơi đó giúp cho trẻ rất nhiều, trong quá trình chơi trẻ sẽ nắm vững chữ cái và ghi nhơ sâu hơn VI. Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận Với những biện pháp tôi đã thực hiện trên đây, đến cuối năm đã đem lại cho lớp tôi những kết quả như sau : Những cháu thiếu tự tin, chưa nhận được mặt chữ, phát âm chưa rõ ràng đến nay đã mạnh dạn và nắm được 29 chữ cái đạt 95 %. Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, biết tô màu, tô chữ thành thạo và đẹp đạt 98 %. Trẻ nhận biết được các chữ in hoa, viết hoa đạt 60 %. Trẻ hứng thú và nhận dạng tìm kiếm các chữ cái ở mọi luc, mọi nơi qua sách báo, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi. In và tô màu được rất nhiều bảng chữ cái. Sưu tầm được nhiều câu truyện, bài thơ chữ to 2. Bài học kinh nghiệm: Quá trình thực hiện bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau : Để thực hiện tốt chuyên đề làm quen với chữ viết. Đặc biệt xác định rõ tầm quan trọng của môn học đối với việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Từ đó tôi không ngừng tìm tòi sáng tạo, thực hiện tốt một cách linh hoạt tạo ra những cái hay, cái mới để đưa vào bài dạy sao cho phù hợp với nội dung chủ đề nhằm giúp trẻ học tốt và nắm vững chữ cái. Mỗi người giáo viên cần phải dựa vào các nguyên tắc dạy học để tổ chức tốt các hoạt động, đảm bảo tính vừa sức, tính phát triển, tính hệ thống liên tục và chú ý đến trẻ cá biệt, nhằm hình thành ở trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ và vận động, kích thích trẻ nỗ lực khám phá và hoạt động. Thông qua việc tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, hiểu biết về trường tiểu học để trẻ có tâm lý tốt để chuẩn bị vào lớp một. Không ngừng nâng cao học tập trong sách báo, chuyên môn đồng nghiệp. Tích cực tham gia các lớp sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn Thường xuyên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ có thể học ở mọi lúc mọi nơi. Động viên khuyến khích kịp thời, nhằm giúp trẻ phấn khởi trong khi chơi khi học. Đầu tư đồ dùng đồ chơi cho các góc nhất là góc học tập. Chuyên đề Làm quen với chữ viết đã qua nhưng sau chuyên đề này tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu để cho trẻ học tốt môn học này và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa để góp phần nâng cao việc chăm sóc,giáo dục trẻ. 3. Khuyến nghị Các cấp tạo điều kiện về kimh phí để mua sắm thêm tranh ảnh, truyện tranh, thơ chữ to. Cung cấp thêm tài liệu và điều kiện hỗ trợ học tập và nghiên cứu về chuyên đề Làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ viết.doc