Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị 3
1. Quá trình đô thị hoá 3
2. Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá với việc sử dụng đất đô thị 4
a) Khái niệm đất đô thị 4
b) Đặc điểm 4
c)Phân loại đất đô thị 5
d) Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đối với việc sử dụng đất đô thị 6
3. Khái niệm và vai trò của quy hoạch sử dụng đất đô thị 7
a) Khái niệm 7
b) Vai trò quy hoạch sử dụng đất đô thị 7
4. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đô thị 10
a) Những căn cứ của quy hoạch sử dụng đất đô thị 10
b )Các bước tiến hành quy hoạch sử dụng đất đô thị 13
5. Những quy định pháp luật về quyền sử dụng đất đô thị 18
Chương II: Thực trạng của công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị tại Hà Nội 22
I. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến công tác quy hoạch sử dụng đất 22
1. Điều kiện tự nhiên 22
2.Điều kiện kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới công tác quy hoạch sử dụng đất tại Hà Nội 22
II.Thưc trạng công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị tại địa bàn Thành phố Hà nội 24
1. Quỹ đất đô thị 24
51 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần hoàn thiện và thúc đẩy công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị tại địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giới, chức năng sử dụng của từng lô đất trong khu vực quy hoạch, mối quan hệ đa phương giữa khu đất với vùng lân cận về: kinh tế, xã hội, cảnh quan đô thị, môi trường, tính chất hoạt động, mật độ xây dựng, quỹ đất, điều kiện kỹ thuật hạ tầng, những điều kiện thuận lợi, tiềm năng khai thác, những khó khăn... Cụ thể hoá những định hướng, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật cuả quy hoạch chung đô thị, đề xuất các phương án so sánh để lựa chọn, với nội dung xác định những khả năng tổ chức quy hoạch khác nhau. Từ đó quyết định phương án tối ưu nhất làm cơ sở để tiến hành triển khai chi tiết quy hoạch sử dụng đất
Phương pháp thông thường là phân tích so sánh trên cơ sở số liệu được thống kê. Và có nhiều phương án quy hoạch sử dụng đất đô thị, mỗi phương án phải được luận chứng xem tính khả thi của nó đến mức độ nào. Việc luận chứng chủ yếu dựa trên sự so sánh hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất đô thị giữa các phương án để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Để việc quyết định có tính chính xác cao có thể kiểm tra lại phương án chọn bằng các chương trình vi tính.
Sau khi lựa chọn được phương án quy hoạch sử dụng đất đô thị tối ưu, các nhà quy hoạch sử dụng đất đô thị phải kiến nghị đề ra các biện pháp chủ yếu để thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đô thị đã lựa chọn. Những biện pháp được kiến nghị gồm: Biện pháp kinh tế, biện pháp hành chính... Cụ thể hơn là những biện pháp: Quản lý Nhà nước về đất đô thị, các chính sách đầu tư, các giải pháp thị trường, các hình thức tổ chức sản xuất, giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
- Hình thành bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai là kết quả quan trọng thể hiện quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai, cụ thể ở đây là đất đô thị. Trên bản đồ phản ánh toàn bộ phương hướng và nội dung sử dụng đất đai đô thị trong tương lai. Trên bản đồ thể hiện: Ranh giới các loại đất, ranh giới hành chính các cấp, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất (công, nông trường, xí nghiệp, doanh trại quân đội...), mạng lưới giao thông thuỷ lợi và các mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác của đô thị, ghi chú địa danh và địa vật đặc trưng.
Cùng với bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị là hệ thống bảng biểu cần thiết như bảng bảng biểu về chu chuyển các loại đất theo quy hoạch, bảng biểu so sánh giữa hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất, các bảng biểu phải được thuyết minh rõ ràng: tên thành phố, thị xã quy hoạch, nêu rõ các loại đất, quy mô (m2, ha), tỉ lệ (%) các loại đất...
Để có được một đồ án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hiệu qủa cần phải thực hiện các bước đi nói trên đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp lý nhất định. Đây là một việc làm rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của nhiều mối quan hệ, tốn nhiều công sức và có tác động trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước và công dân, đòi hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia kinh tế, lịch sử, pháp lý, chính trị, xã hội... trong suốt quá trình lập quy hoạch sử dụng đất đô thị. Ngoài ra cần phải kết hợp, hợp tác với các hoạt động của các tổ chức xã hội để đảm bảo tính khoa học cao cho quy hoạch sử dụng đất đô thị.
5. Những quy định pháp luật về quyền sử dụng đất đô thị
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Vì vậy việc sử dụng tốt tài nguyên quốc gia này không chỉ sẽ quyết định tương lai của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển, thì giá trị đất đai sẽ càng cao và yêu cầu sử dụng đất phải tốt hơn với hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. Nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao sẽ gây áp lực mạnh đối với đất đai và dễ dẫn đến tình trạng rối loạn trong khai thác sử dụng đất nhất là ở những nơi “ đất chật người đông” kinh tế trù phú có nhiều cơ hội tiếp cận đầu tư, lao động như ở các đô thị. Để quản lý tốt đất đai trong khai thác và sử dụng, Hiến pháp nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nói chung đã được pháp luật ghi nhận là nội dung của chế độ quản lý sử dụng đất đai. Một trong những yếu tố quan trọng xây dựng đô thị là đất đô thị. Tuy nhiên trước năm 1993, nội dung quy hoạch sử dụng đất mới được đề cập rất sơ lược. Đến năm 1993, sau khi Nhà nước ban hành luật đất đai mới quy định về cơ chế lập xét duyệt quy hoạch sử dụng đất và nội dung quy hoạch sử dụng đất (Điều 16,17,18). Luật đất dai 1993 còn khẳng định quyền lợi, nghĩa vụ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, đồng thời khẳng định đất có giá đó là vấn đề mà quá trình quản lý Nhà nước về đất đai trong luật đất đai 1993 đã thể hiện nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật. Những quy định ấy cũng thể hiện nguyên tắc đất đai phải được sử dụng hợp lý và tiết kiệm bằng việc khẳng định: “ Việc sử dụng đất đai phải tuân theo quy hoạch ”. Nội dung quan hệ pháp luật đất đai cũng xác lập quy hoạch sử dụng đất đai là nghĩa vụ của Nhà nước (Điều 13) là căn cứ bắt buộc để Nhà nước tiến hành giao đất (điều 19)hoặc thu hồi đất (Điều 26,27,28). Những quy định đó đã thể hiện rõ quyền năng của chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai ở nước ta.
Sau luật đất đai được ban hành, Bộ xây dựng đã ban hành những yêu cầu nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch đô thị, trong đó quy hoạch sử dụng đất là nội dung của quy hoạch xây dựng đô thị góp phần cụ thể hoá chiến lược ổn định và phát triển các đô thị đạt hiệu quả cao về kinh tế- chính trị-xã hội và bảo vệ môi trường. Một số văn bản pháp luật của Nhà nước đã quy định việc sử dụng đất nói chung đất đô thị nói riêng phaỉ trả tiền, cơ sở của quy định này là việc xác định giá đất và thông qua các nghị định 87/CP, Nghị định 89/ CP của Chính Phủ và thông tư số 94/ TTLB liên bộ Tài chính-Xây dựng-Vật giá-Địa chính và thông tư 02/TTTC trên địa bàn cả nước.
Ngày 17/08/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 88/ CP quy định về chế độ quản lý sử dụng đô thị đồng thời với Nghị định 91/CP về chế độ quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.
Một nội dung của Nghị định 88/ CP là cụ thể hoá vai trò của quy hoạch đô thị trong đó có quy hoạch sử dụng đất đô thị. Quy hoạch sử dụng đất đô thị xác định đất ngoại thành, ngoại thị nào sẽ trở thành đất đô thị để quản lý như với đất đô thị. Việc giao đất đô thị phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đô thị (Điều 3,6). Quy hoạch xây dựng đô thị trong đó có quy hoạch sử dụng đất đô thị cho giai đoạn 5-10 năm và hàng năm (điều 14). Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất đô thị (Điều 33)
Nghị định 91/CP của Chính Phủ ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị. Nghị định đã quy định cụ thể những nội dung quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị gồm các quy định về:
Ban hành các quy định về quản lý đô thị, quy hoạch đô thị
Lập và xét duyệt các đề án xây dựng đô thị
Quản lý cải tạo và xây dựng các công trình xây dựng đô thị theo quy hoạch được duỵêt
Bảo vệ cảnh quan và môi trường sống đô thị
Quản lý về việc sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Giải quyết tranh chấp, thanh tra & xử lý vi phạm những quy định về quản lý đô thị.
Nói tóm lại, các văn bản pháp luật chậm ban hành. Đến ngày 14/07/1993 luật đất đai mới có định nghĩa về đất đô thị, các chính sách tiếp theo tuy được xây dựng một cách rất khẩn trương nhưng cũng gần 1 năm sau mơí được hình thành: Nghị định 60/ CP ngày 5/7/94 của Chính Phủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đô thị, Nghị định 67/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất, Nghị định 88/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định quản lý sử dụng đất đô thị, Nghị định 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ về tổ chức thực hiện một số việc cấp bách trong quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị theo đúng tinh thần cuả Nghị định 60/CP (5/7/94) làm còn chậm. Đây là một việc rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của mối quan hệ sử dụng đất và bất động sản (lịch sử, pháp lý, kinh tế, chính trị, xã hội) tốn nhiều công sức và có tác động trực tiếp đến lợi ích Nhà nước và công dân nên cần có một tổ chức đủ mạnh để điều hành và huy động được nhiều lực lượng không chỉ là công tác quản lý của Nhà nước mà còn là hoạt động của các tổ chức xã hội cùng tham gia.
Chương II: Thực trạng của công tác quy hoạch
sử dụng đất đô thị tại Hà Nội
Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến công tác quy hoạch sử dụng đất
Điều kiện tự nhiên
Hà nội là thủ đô của cả nớc, đã tồn tại gần 1000 năm. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển về địa lý thông thường các đô thị có khu vực nội thành và khu vực ngoại thành. Quy mô diện tích của khu nội thành và khu ngoại thành thường thay đổi tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của từng thời kỳ.
Ngày 20/4/1961 Nghị quyết của Quốc hội và quyết định số 78CP ngày 31/5/1961 của Hội đồng Chính Phủ mở rộng Thành phố Hà nội thêm một phần diện tích của các tỉnh Hà đông, Bắc Ninh, Vĩnh phúc, Hưng Yên tạo thành 4 quận huyện Thanh Trì , Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh.
Kỳ họp thứ I Quốc hội khoá VI ngày 29/12/1978 quyết định Hà nội được mở rộng thêm các huyện Mê Linh , Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, Phú Thọ , Đan Phượng, Thạch Thất, Thị xã Sơn Tây và một số xã khác của các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín ...Nâng ngoại thành lên 12 huyện với tổng diện tích tự nhiên 2131,5 km2.
Năm 1991 do yêu cầu tập trung điều tra, đầu tư và tăng cường phát triển quản lý Thủ đô, Hà nội được điều chỉnh lại với quy mô 4 quận và 5 huyện với diện tích tự nhiên 927,4 km2.
Căn cứ thực trạng đô thị hoá ngày 28/10/1995 Chính phủ có nghị định số 69/CP về việc thành lập quận Tây Hồ. Ngày 22/11/1996 có nghị định 74/CP về việc thành lập quận Thanh Xuân và Cầu Giấy. Do đó hiện nay Thành phố Hà nội có 7 quận và 5 huyện.
Điều kiện kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới công tác quy hoạch sử dụng đất tại Hà Nội
Theo biểu đồ niên giám Thống kê từ 1986-2003 thì tốc độ tăng trưởng của Hà Nội như sau:
Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các thời kỳ.
Năm
1986-1991
1991- 1992
1993-1994
1995-1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tốc độ tăng trưởng
(%)
8
9
12,6
13,4
15
13
6,5
7
10.3
9
9,3
Nguồn: Niên giám thống kê năm 1986-2003
Từ biểu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng giảm mạnh từ 1998-1999. Nguyên nhân là do sự thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn 1995-1999 giảm mạnh. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng khu vực. Nhưng hiện nay đang phục hồi và phát triển. GDP năm 2003 là 9,3% hiện tại cơ cấu kinh tế là Thương mại - Dịch vụ- Công nghiệp - Xây dựng- Nông lâm nghiệp.
Hiện nay Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá cao, các nhu cầu ở mọi lĩnh vực đều rất lớn. Đặc biệt trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Nhu cầu cho khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, khu thể thao, những dự án liên doanh với nước ngoài. Hầu hết các nhu cầu được đáp ứng bằng đất nông nghiệp. Chỉ tính riêng đất trồng lúa của các huyện ngoại thành từ năm 1995-2003 giảm 3250 ha trung bình giảm gần 400 ha/năm. Mặc dù vậy dân số nông nghiệp mỗi năm tăng là 2%. Số lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ ở các huyện ngoại thành ít và mang tính tự phát. Đất nông nghiệp hiện tại là 43612 ha dự kiến đến năm 2005 còn lại 38370 ha, năm 2010 còn lại 33000 ha, giảm 10000 ha so với năm 2000.
Năm 2001 Hà nội có 273 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và liên doanh nước ngoài. Nhu cầu đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng là rất lớn. Để đáp ứng thu hút vốn đầu tư thì UBND Thành phố phải tạo mọi điều kiện về đất đai, chính sách về kinh tế. Các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn trong quá trình phát triển kinh tế và đặc biệt là trong công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Nó đảm bảo cho các cấp quản lý về đất đai một cách hợp lý và hiệu quả nhất việc bố trí các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất ở những nơi xa dân cư, gần một số trục giao thông lớn để đảm bảo vệ sinh môi trường cho người dân, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Đất đô thị ở Hà Nội hiện nay chủ yếu dùng để xây dựng các công trình công cộng, các văn phòng đại diện và các khu nhà ở. Hiện nay Hà Nội đang dần phát triển về hướng Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu được chuyển về các vùng trên.
Đời sống nhân dân ở Hà nội theo thống kê thì đa số là cán bộ công chức, vì vậy đời sống ở đây cao hơn ở các vùng lân cận, thể hiện sức mua lớn hơn. Khả năng có việc làm và thu nhập cao dẫn đến nhu cầu về chỗ ở tăng. Một nguyên nhân nữa là sự di dân nông thôn ra thành thị là rất lớn. Việc định cư tự phát của số người này gây ra cho các cấp có thẩm quyền gặp rất nhiêu khó khăn.
II. Thưc trạng công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị tại địa bàn Thành phố Hà nội
1. Quỹ đất đô thị
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Hà nội năm 2000 là 92097,5 ha tăng so với năm 1995 là 290,8 ha và tăng so với năm 1990 là 40,8 ha.
a) Quỹ đất và cơ cấu đất đô thị
Trong đó diện tích đất tự nhiên của 7 quận nội thành là 8430 ha bằng 9,15% diện tích tự nhiên toàn Thành phố.
Biểu 2: Cơ cấu các loại đất đô thị trên địa bàn Thành phố Hà nội năm 2003
STT
Loại đất
Diện tích
(ha)
Chiếm % diện tích
1
Đất nông nghiệp
1816
21,15
2
Đất lâm nghiệp
3
0,0355
3
Đất chuyên dùng
3263
38,7
4
Đất ở
2442
28,96
5
Đất chưa sử dụng
906
10,74
6
Tổng cộng
8430
100
Nguồn: Niên giám thống kê 1991 - 2003 Cục thống kê Thành phố Hà nội.
Từ biểu trên ta thấy đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng rất ít và đang có xu hướng giảm dần. Đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỉ trọng rất cao và đang tăng lên thể hiện quá trình đô thị hoá rất nhanh chóng
b) Quỹ đất và cơ cấu đất đô thị theo địa giới hành chính
Biểu3: Cơ cấu quỹ đất đô thị của 7 quận nội thành năm 2003 nh sau:
Đơn vị: ha
Quận
Loại đất
Tổng số
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa sử dụng
Hoàn Kiếm
15
0
256
163
95
529
Ba Đình
20
0
537
323
45
925
Cầu Giấy
395
0
458
315
33
1204
Đống Đa
38
0
511
445
2
996
Hai Bà Trưng
107
0
683
565
110
1465
Tây Hồ
1118
0
381
293
609
2401
Thanh Xuân
123
0
437
338
12
910
Tổng số
1816
0
3263
2442
906
8430
% so với tổng số
21,15
0
38,7
28,96
10,74
100
Nguồn: Niên giám thống kê năm 1991-2003, Cục Thống kê Thành phố Hà nội
2. Biến động của quỹ đất đô thị trên địa bàn Thành phố Hà nội
Biểu 4: Biến động của quỹ đất đô thị trên địa bàn Thành phố Hà nội
Đơn vị: ha
Loại đất
Năm
Tăng
Giảm
Tăng giảm thực tế
1990
1995
2003
1995/1990
2000/1995
Đất nông nghiệp
1887,18
1186,82
934
-700,36
-252,82
- 955,18
Đất lâm nghiệp
4,3
3,6
3
- 0,7
- 0,6
- 1,3
Đất chuyên dùng
2332,54
3263
+ 903,46
+ 903,96
Đất ở
2002,65
2445
+442,35
+ 442,35
Đất chưa sử dụng
2904,39
906
- 1998,39
- 1998,39
Nguồn: Báo cáo tổng kết tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của Thành phố Hà nội
Trong những năm qua diện tích đất đô thị thay đổi chủ yếu là do có sự sát nhập các huyện khác vào các quận như quận Tây Hồ là đơn vị hành chính mới được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1996 được tách ra từ các phường của huyện Từ Liêm và quận Đống Đa.
Quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy là 2 đơn vị hành chính mới được thành lập từ ngày 01/01/1997 tách ra từ các quận Đống Đa, Từ Liêm, Thanh Trì. Sự sai lệch về tổng diện tích tự nhiên của các quận do chất lượng thống kê.
Nhìn chung quỹ đất của 7 quận nội thành hầu như không thay đổi. Diện tích tự nhiên trong từng loại loại đất có sự biến động mà sự biến động này chủ yếu do sự chuyển từ các loại đất cho nhau. Đặc biệt hiện nay đất nông nghiệp, lâm nghiệp của khu nội thành đang giảm mạnh đất chưa sử dụng giảm, đất ở và đất chuyên dùng ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng.
3. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nghĩa vụ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định thì tất cả các tổ chức cá nhân đóng trên địa bàn Thành phố đều phải đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả nghiên đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính đến tháng 12/2003 như sau.
Biểu 5: Kết quả đăg ký chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị trên địa bàn Thành phố Hà nội. (năm 2003)
STT
Quận
Số hộ, tổ chức cần đăng ký
Số hộ, tổ chức đã đăng ký
%đăng ký so với số cần đăng ký
Hộ gia đình
Tổ chức
Hộ gia đình
Tổ chức
Hộ gia đình
Tổ chức
1
Hoàn Kiếm
3806
1787
3603
1700
94,66
95,13
2
Hai Bà Trng
39497
8087
37400
6000
94,69
74,19
3
Ba Đình
14521
3625
10521
2652
72,45
72,41
4
Đống Đa
24130
8870
21036
6870
87,17
77,45
5
Tây Hồ
12122
6024
12000
4050
99,0
67,23
6
Cầu Giấy
10799
7045
80790
7000
74,8
99,36
7
Thanh Xuân
11042
6802
9016
4079
81,65
59,69
Tổng cộng
115917
75387
108375
33324
Nguồn: Báo cáo kết quả đăng ký thống kế đất đai của phòng đăng ký thống kê đất thuộc Sở Địa chính Nhà đất Hà nội.
Như vậy trong những năm qua trên địa bàn Thành phố đã có 108375 hộ gia đình và 33324 tổ chức tiến hành kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 74,07% trong đó hộ gia đình chiếm 44,89%, tổ chức chiếm 29,08%.
Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà diễn ra như sau.
Năm 2002 toàn Thành phố cấp được 37001/35000 tại khu vực đô thị đạt 106,24% kế hoạch.
Năm 2003 toàn Thành phố cấp được 40664/40000 giấy chứng nhận. Tại khu vực đô thị đạt 102,2%. Kế hoạch dự kiến đến hết năm 2003, toàn Thành phố sẽ cấp được 40664 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 102,5%.
Kế hoạch 2003 cụ thể như sau
Biểu 6: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị đến hết năm 2003.
STT
Quận
Số GCN cần cấp
Số GCN đã cấp
%so với số GCN cần cấp
đến năm 2002
2003
Tổng cộng
1
Hoàn Kiếm
5593
3178
1500
4637
83.55
2
Hai Bà Trng
47548
13253
3711
22344
46,99
3
Ba Đình
18011
7625
3693
11318
62,84
4
Đống Đa
33000
12809
6301
19110
57,91
5
Tây Hồ
18146
7613
1218
11141
61,40
6
Cầu Giấy
16924
7311
3728
11039
65,23
7
Thanh Xuân
17844
7045
3515
10560
59,18
Nguồn: Báo cáo kết quả đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất của Sở địa chính Hà nội.
Như vậy đến hết năm 2002 trên địa bàn Thành phố Hà nội đã cấp được 90115/157066 GCN đạt 62,44% số GCN cần cấp,
Kết quả năm 2004:
Biểu 7: Kế hoạc cấp GCN quyền sử dụng đất đô thị năm 2004(Đơn vị: Hồ sơ)
STT
Quận,huyện
Kế hoạch cấp GCN
1
Hoàn Kiếm
500
2
Hai Bà Trng
600
3
Ba Đình
2000
4
Đống Đa
4000
5
Tây Hồ
3000
6
Cầu Giấy
1500
7
Thanh Xuân
1500
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở địa chính Nhà đất Hà nội
4. Giao đất và cho thuê đất.
Thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đợc Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt từ năm 1996-2002, Hà nội đã giao và cho thuê được 5227,58 ha đất để thực hiện 1904 dự án phát triển công nghiệp và đô thị phát triển kinh tế xã hội trong đó có 1832,6 ha đất cho 494 dự án đầu tư phát triển sản xuất phi nông nghiệp. Kinh doanh dịch vụ gồm 1016,9 ha đất cho 141 dự án có nguồn vốn nước ngoài trong đó có 13 dự án 100% vốn nớc ngoài đợc thuê diện tích đất là 52,2 ha. 128 dự án liên doanh với nớc ngoài được thuê 964,7 ha. Có 4 dự án đầu tư nước ngoài sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp tập trung: khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Hà nội đầu tư khu công nghiệp Sài đồng A, khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
Đã có 815,7 ha đất được giao để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước. Trong đó chủ yếu khu công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp và làng nghề truyền thống, các nhà máy nhỏ lẻ, các công trình thương mại dịch vụ.
Còn lại 3394,98 ha đất được giao để thực hiện 1410 dự án sử dụng vào các mục đích:
- 919,97 ha xây dựng các trụ sở cơ quan
- 479,94 ha đất ở đô thị
- 754,5 ha đất giao thông
- 979,16 ha đất thuỷ lợi
- 45,84 ha đất an ninh quốc phòng
- 880,85 ha đất nghĩa địa
-66,77 ha đất chuyên dùng khác
Tính đến đầu năm 2002 toàn địa bàn thành phố có 141 doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và 100% vốn nước ngoài ký hợp đồng thuê đất với tổng diện tích là 12668,737 m2 đất; 353 doanh ngiệp trong nước ký hợp đồng thuê đất có tổng diện tích 3231858 m2trong đó :
242 doang nghiệp trong nớc thuê 1582437 m2đất
71 doanh nghiệp TNHH thuê 1147442 m2đất
21 doanh nghiệp cổ phần thuê 457500,8 m2 đất
3 doanh nghiệp tư nhân thuê 15325 m2 đất
17 hợp tác xãthuê 29153,2 m2
Trong năm 2001 sở địa chính thành phố đã thụ lý 380 hồ sơ trình cấp có thẩm quyền giao đất và cho thuê đất với tổng diên tích 91233 ha đạt 93,1% kế hoạch về diện tích đất, tạm giao 203 ha đất để bồi thờng công tác giải phóng mặt bằng. Thu tiền thuế đất năm 2001 và nộp ngân sách 183,7 tỷ đạt 146,7% kế hoạch.
Năm 2002, sở đã trình cấp có thẩm quyền giao đất và cho thuê đất với diện tích 1278 ha, đạt 10,8% kế hoạch; nộp ngân sách 635,3 tỉ đồng đạt 167,8% kế hoạch, năm 2001và năm 2002 uỷ ban nhân dân thành phố đã giao và cho thuê được 2180 ha đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trong đó đã giao 165,6 ha đất để phát triển công nghiệp, 201 ha để xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng đầu mối. Các dự án phát triển nhà ở và khu tái định cư, 5,2 ha để xây dựng quỹ nhà phục vụ cho các vị lãnh đạo cách mạng cải thiện nhà ở; giao đất xây dựng các công trình trọng điểm công trình phục vụ SAEGAME 22...
Sáu tháng đầu năm 2003 sở địa chính trình cấp có thẩm quyền giao đất và cho thuê đất với diện tích khoảng 957 ha đạt 46% kế hoạch phục vụ cho các dự án trên địa bàn
Kết quả giao đất và cho thuê đất đô thị từ năm 1996 đến 2002
Biểu 6: Công tác giao đất và cho thuê đất qua các năm
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Diện tích giao đất và cho thuê đất(đơn vị ha)
969,9
1231,85
480,23
892,27
741
912,3
1267,7
% so với kế hoạch
48,1
47,75
19,93
49,5
55,3
82,9
101,33
Nguồn: báo cáo kết quả thực hiện nghị định 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ Tướng Chính phủ về việc kiểm tra quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Biểu 7: Kết quả giao đất đô thị đến năm 2002
Loại đất
Đối tợng được giao đất và cho thuê đất
Đơn vị (ha)
Hộ gia đình cá nhân
Tổ chức kinh tế
Tổ chức nhà nước
An ninh quốc phòng
UBND phường quản lý
Tổng số
1 Đất đô thị
479,94
0
0
0
0
479,94
2 Đất chuyên dùng
0
1832,6
919,97
0
66,77
2752,57
3 Đất N-L-N
0
0
0
0
979,16
979,16
4 đất giành cho các công trình công cộng
0
0
0
0
754,5
754,5
5 đất an ninh quốc phòng
0
0
0
45,84
0
45,84
Tổng cộng
479,94
1832,6
919,97
45,84
1758,43
4969,94
% so với tổng số
9,65
36,87
18,5
0,922
35,38
100%
5. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất đai ở Hà Nội
a. Các nhân tố ảnh đến quy hoạch sử dụng đất:
* Dự báo về xu thế đô thị hóa:
- Tác động tích cực: sự gia tăng đô thị hóa trong những năm tới sẽ thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hà Nội theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trong nông nghiệp cho nên công tác quy hoạch sử dụng đất đòi hỏi các công cụ quản lý và các mục đầu tư phát triển đều phải tăng yêu cầu sử dụng. Sự gia tăng đô thị hóa trong tương lai còn tạo điều kiện thuận lợi cho quận phátử triển một cách đồng đều và từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế, tăng nguồn thu, tạo thêm việc làm.
- Tác động tiêu cực: quá trình đô thị hóa trong tương lai sẽ làm cho Hà Nội một thách thức to lớn trong đó nhu cầu về vốn đầu tư, việc làm, nhà ở.
* Dựa báo về quy mô dân số:
-Dân số trên địa bàn Thành phố Hà Nội dự báo khoảng 3-3,5 triệu người vào năm 2005 và 3,5-4 triệu người vào năm 2010. Tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần qua các năm từ 2001-2005, sau đó ổn định vào khoảng 1% vào giữa giai đoạn 2006-2010. Quy mô dân số và nguồn lao động trên địa bàn Thành phố chủ yếu tăng là do tăng tỉ lệ cơ học. Nhằm hạn chế tỷ lệ tăng cơ học, chúng ta cần áp dụng biện pháp hành chính và kinh tế chặt chẽ. Song xu hươngkhông thích hợp với xu thế đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố trong tương lai.
- Dân số trên địa bàn Thành phố đạt 3,5-4 nghìn vào năm 2010. Tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần và ổn định. Còn tỉ lệ và tốc độ tăng cơ học sẽ tăng nhanh với sự kết hợp hài hòa quyền tự do di chuyển, c trú, tìm việc làm của người dân, đảm bảo trật tự an ninh trong quá trình đô thị hóa .
b. Kế hoạch sử dụng đất đô thị
Căn cứ tình hình kế hoạch giao đất để xây dựng đô thị phát triển nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 1996-2000 các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội kế hoạch từ năm 2000-2005 của thành phố, chương trình 12/CTr-TƯ về phát triển nhà ở Hà nội. Nội dung quy hoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2010, chỉ tiêu cơ bản về phát triển đất xây dựng, nhà ở đô thị của kế hoạch sử dụng đất 10 năm 2001-2010 của Thành phố dự kiến là 587 ha
Biểu 8: Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đô thị năm 2002 đến năm 2010
Đơn vị: ha
Khu phát tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT147.doc