Mở đầu 1
Phần I : Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 3
I. Khái niệm, vai trò của chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp. 3
I.1. Khái niệm và phân loại chất lượng sản phẩm. 3
I.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm 5
II. Đặc điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 6
II.1. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm 6
II.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 7
III. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 9
III.1. Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm 9
III.2. Các biện pháp chủ yếu nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp 13
IV. Quản trị chất lượng sản phẩm một lĩnh vực quan trọng để bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm. 15
IV.1. Bản chất và đặc điểm của quản trị chất lượng sản phẩm. 15
IV.2. Những yêu cầu chủ yếu trong quản lý chất lượng 16
VI.3. Nội dung của công tác quản lý chất lượng 17
VI.3.1 Thực hiện vòng tròn Deming(PDCA) 17
VI.3.2. Quản trị chất lượng trong các khâu 20
VI.4. Vai trò của quản trị chất lượng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. 22
Phần II. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40. 24
I. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty. 24
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển : 24
I.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty. 28
I.2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm của sản phẩm. 28
I.2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ. 29
I.2.3. Đặc điểm về công nghệ. 30
I.2.4. Về phần máy móc thiết bị : 33
I.2.6. Đặc điểm về lao động . 35
I.2.7. Đặc điểm về tổ chức quản lý . 37
II. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40 trong thời gian qua. 39
II.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty. 39
II.2. Tình hình chất lượng sản phẩm của công ty 43
II. 2.1. Tình hình chất lượng sản phẩm bán thành phẩm ở phân xưởng cắt. 43
II.2.2. Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở phân xưởng thêu, in : 45
II.2.3. Chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng may. 46
II.3. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty. 54
III. Đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty May 40 trong một số năm qua. 59
III.1.Những thành tích : 59
III.2.Những tồn tại: 61
III.3.Nguyên nhân của những tồn tại trên: 63
III.3.1.Nguyên nhân khách quan: 63
III.3.2.Nguyên nhân chủ quan. 64
Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty May 40. 65
I. Giải pháp thứ nhất : 65
II. Giải pháp thứ hai : 67
III. Giải pháp thứ ba : 72
VI. Giải pháp thứ tư : 77
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 83
86 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn vị sản xuất.
- Phó giám đốc kĩ thuật chỉ đạo trực tiếp phòng kĩ thuật – công nghệ – KCS và các đơn vị sản xuất.
- Đặc biệt, hiện tại công ty thành lập một phòng mới “ Đại diện lãnh đạo về chất lượng ”
Bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty và có quan hệ chức năng với các phòng ban khác : Đây là bộ phận rất quan trọng, một hướng đi mới của công ty không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cụ thể :
+ Công ty bố trí một phân xưởng cắt và một phân xưởng thuê với nguồn nhân lực và máy móc thiết bị đủ để đáp ứng kịp thời, đầy đủ các bán thành phẩm cho năm phân xưởng may. Đứng đầu các phân xưởng là Quản đốc phân xưởng với hai phó quản đốc chịu trách nhiệm về dây chuyền sản xuất và phụ trách kinh tế. Mỗi phân xưởng lại chia làm ba tổ đều có một tổ trưởng và một tổ phó.
Sơ đồ 3. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty May 40
Tóm lại, mô hình tổ chức quản lý sản xuất của công ty đã được tổ chức một cách hợp lý và khoa học. Vấn đề chất lượng đã được đặt lên hàng đầu thể hiện rõ qua vai trò của bộ phận “Đại diện lãnh đạo chất lượng”. Việc tổ chức bộ máy quản lý như vậy đã ghóp phần làm cho công việc sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục ghóp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, ta có thể thấy qua sơ đồ, hiện nay công ty không có phòng Maketing. Chính điều này đã hạn chế công ty xâm nhập vào thị trường trong nước do không nghiên cứu thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng cho phù hợp với thời đại. Do đó, trong thời qian tới công ty cần thiết lập phòng Maketing để có thể hoàn thiện hơn bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa để có thể chiếm lĩnh thị phần trong nước mà vẫn làm tốt công việc gia công xuất khẩu.
II. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40 trong thời gian qua.
II.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty.
Mỗi sản phẩm đều chứa đựng trong nó một hệ thống những đặc điểm nội tại. Đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của sản phẩm. Các doanh nghiệp muốn sản xuất hàng hoá đều phải xây dựng những tiêu chuẩn nhằm đánh giá và đảm bảo đạt các chỉ tiêu trên. Để có được những chỉ tiêu đó, bộ phận kỹ thuật của công ty phải nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu trên cơ sở tiêu chuẩn quốc, ngành và các điều kiện của công ty. Sau đó, tập hợp lại thành một hệ thống các tiêu chuẩn. Hệ thống tiêu chuẩn này phải được trung tâm đo lường chất lượng nhà nước duyệt và cho phép tiến hành sản xuất. Dựa vào hệ thống tiêu chuẩn đã đăng ký này, cơ quan nhà nước và chất lượng có thể kiểm tra giám sát tình hình chất lượng của công ty, đồng thời cán bộ của công ty có cơ sở để đánh giá tình hình bảo đảm chất lượng của công ty mình. Sau khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, Công ty May 40 gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Công ty bị mất các bạn hàng lớn, truyền thống do tình hình chính trị thế giới thay đổi, các công cụ sản xuất, máy móc thiets bị cũ kỹ lạc hậu không còn đáp ứng được trong tình hình mới. Một số lượng lớn công nhân bậc cao, có kinh nghiệm đã đến tuổi về hưu nên tay nghề bình quân của công nhân giảm rõ rệt. Đứng trước tình hình như vậy, vào năm 1994 ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm. Phàng kỹ thuật đã nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành và các yêu cầu của khách hàng thuê gia công. Cùng với sự xem xét một cách toàn diênhrj thống sản xuất như máy móc thiết bị, năng lực làm việc của công ty đã đưa ra tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm may của công ty.
A. Yêu cầu chung đối với sản phẩm may.
+ Đảm bảo mật độ mũi chỉ may: 5 mũi/ 1 cm, đường may thẳng, đều, đẹp, không sùi chỉ, bỏ mũi, xểnh trượt.
+ Đầu và cuối đường may phải được lại mũi chắc chắn và trùng khít. Không nối chỉ tuỳ tiện ở các đường diềm ngoài.
+ Nhặt sạch các đầu chỉ, không để hở dấu đục.
+ Đảm bảo các thông số kỹ thuật.
+ Vệ sinh công nghiệp phải sạch sẽ.
B. Yêu cầu đối với các bán thành phẩm.
Các bán thành phẩm được kiểm tra kỹ càng trước khi chuyển đến các phân xưởng may để hoàn thiện sản phẩm. Các chỉ tiêu cần kiểm tra: vị trí, chất liệu, hình dáng, chủng loại. Những chi tiết đạt yêu cầu là những chi tiết đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
-Dán dựng.
+ Dựng không dính: phải phẳng, đúng kích thước.
+ Dựng dính: không được chảy nhựa sang mặt phải của vải, không bong dộp, phải phẳng, đúng kích thước.
-Sang dấu vị trí:
+ Đúng như mẫu: Nẹp, đai gấu, tra khoá, moi...
+ Đúng vị trí: Vị trí của chi tiết đúng như mẫu paton.
+ Túi: Sang dấu vào thân khớp với mẫu, với mẫu khoá, túi cần làm.
- Kiểm tra vắt sổ:
+ Màu chỉ vắt sổ phải đúng.
+ Độ mau thưa hợp lý (theo yêu cầu của khách hàng).
+ Đường vắt sổ không được lỏng, sùi chỉ.
+ Bờ vắt sổ: Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm tra đạt ở mức 0,7 ly hay 0,5 ly.
-May chi tiết rời.
+ May túi: Sao cho đúng kiểu túi, đúng chi tiết, vị trí, kích thước, may đều mũi chỉ, tránh sùi chỉ, đứt chỉ, đường lại chỉ phải trùng khớp với đường may thẳng không bị sóng, với các đường lượn phải tròn đều như mẫu.
+ May cổ: không được dúm, déo, vặn, độ tròn đều, đúng kích thước các điểm đối xứng.
-Công đoạn là: là phẳng, phải đảm bảo vải là vào mặt trái, dãn đường may.
-Dán dường may:
+ Kiểm tra trước khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không càn tạp chất trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy trình, đúng kích thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
+ Kiểm tra sau khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không còn tạp chất trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy trình, đúng kích thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
+ Kiểm tra sau khi dán: Phải đều, dính chặt, đường may giữa băng dán, đường dán không được chồng chéo, dúm, nhiệt độ vừa đủ.
(Chú ý: Muốn thử đường băng dán đảm bảo, người kiểm tra phải dùng máy áp lực kiểm tra độ nén, áp lực là bao nhiêu tuỳ theo chất vải quy định. Nừu có hiện tượng phun nước, đường dán không đúng nhiệt độ quy định, chưa đạt yêu cầu phải dùng máy dán tăng cường để sửa chữa.
C. Yêu cầu đối với thành phẩm may.
Khi sản phẩm đã được hoàn thiện, công đoạn kiểm tra thành phẩm phải được thực hiện kỹ trong từng chi tiết. Việc thực hiện tốt nội dung kiểm tra ở công đọan này ghóp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra và được giao cho khách hàng. Tránh hiện tượng để lọt vào các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vãn được xuất đi. Mỗi thành phần cần được kiểm tra kỹ cá chỉ tiêu như: Vị trí, kích thước, hình dáng, màu sắc, đường may. Giá trị cần đạt được là phù hợp với mẫu paton, phối màu, hướng dẫn tác nghiệp, mẫu gốc, thống kê chi tiết của phòng kỹ thuật và tài liệu khách hàng cung cấp. Những sản phẩm đạt yêu cầu cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
-Đường chỉ diễu: chỉ diễu không được sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, bỏ mũi, đúng chủng loại, màu sắc, diễu 2 kim phải đều.
-Vải ngoài không được loang màu, có lỗi sợi.
-Nhãn: đúng vị trí, chắc chắn, đúng chủng loại, kích cỡ.
-Đường chắp: phải đều, không bị xếp ly, bị dúm.
-Túi: thẳng, miệng cơi không hở, góc miệng túi vuông, khoá túi phẳng sóng.
-Cổ: Không được dúm, vặn, bùng, đúng khớp paton.
-Gấu: Không được vặn bùng, diễu gấu không đều.
-Khoá ngực: Đúng vị trí, kích thước.
-Dây co, gấu: Phải đi chặn cẩn thận.
-Moi quần: Đường may đều, không sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, không vặn bùng, không hở moi.
-Là: kỹ, cẩn thận, không được là bóng, là vào mặt phải của vải.
-Tán cúc: Chắc chắn, đúng vị trí, không xoay bẹp, chừ xuôi chiều.
-Đính cúc: Đúng màu chỉ, đúng chủng loại chỉ, chủng loại cúc không lỏng chân cúc.
-Thân khuyết: Đúng kích thước, bờ khuyết đều, không bỏ mũi, khi chém khuyết không được chạm vào bờ.
-Nút chặn: Đúng mặt phải, đúng hướng quay.
-Ô zê: Nằm đúng vị trí, đúng chủng loại, không bị méo khi tán, đòi hỏi chặt chân, đúng kích cỡ, có đệm nhựa hoặc đệm vải.
- Kiểm tra băng gai: May đúng vị trí quy định, đúng kích thước, độ mau thưa chính xác, không được sùi chỉ, đúng màu quy định.
Trong quá trình kiểm tra cần đo:
Đối với các loại quần:
Vòng cạp độ dung sai: 1 cm
Vòng mông độ dung sai: 1 cm
Vòng gấu độ dung sai: 0,5 cm
Đai quần tính theo đường dọc độ dung sai: 1 cm
Dài giàng. độ dung sai: 0,5 cm
Dài đũng trước độ dung sai: 0,5 cm
Dài đũng sau độ dung sai: 0,5 cm
Đối với các loại áo:
Dài áo sau độ dung sai: 1 cm
Vòng ngực độ dung sai: 1 cm
Vòng gấu độ dung sai: 1 cm
Ngang vai độ dung sai: 0,5 cm
Dài tay độ dung sai: 0,5 cm
Rộng nách độ dung sai: 0,5 cm
Vòng cửa tay độ dung sai: 0,5 cm
Khoá ngực độ dung sai: 0,5 cm
Rộng cổ độ dung sai: 0,5 cm
Đây là các chỉ tiêu công ty đặt và buộc công nhân sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoài ra, đối với từng mã hàng cụ thể, nếu khách hàng yêu cầu thêm một số chỉ tiêu khác không nằm trong hệ thống chỉ tiêu của công ty thì các chỉ tiêu này phải được mô tả rõ trong bảng dẫn tác nghiệp. Đối với cán bộ kiểm tra sản phẩm phải là thợ bậc bốn trở lên và có ít nhất 5 năm trong nghề. Nhìn chung, hệ thống chỉ tiêu về sản phẩm của công ty đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. So với các công ty may mặc có uy tín khác trên thị trường công ty cũng như các công nhân trực tiéep sản xuất sản phẩm. Trong những năm tới, với sự hiện đại hoá toàn bộ dây chuyền công nghệ, máy móc tiên tiến, công ty có chủ trương lập một hệ thống tiêu chuẩn mới, cách quản lý sản phẩm mới nhằm không ngừng nâng chất lượng sản phẩm.
II.2. Tình hình chất lượng sản phẩm của công ty
II. 2.1. Tình hình chất lượng sản phẩm bán thành phẩm ở phân xưởng cắt.
Phân xưởng cắt là nơi tiến hành cắt bán thành phẩm theo định mức và kế hoạch cắt cụ thể bằng biểu cắt bán thành phẩm do phòng kỹ thuật chuyển cho kho phát nguyên phụ liệu theo định mức. Công việc cắt bán thành phẩm bao gồm các bước sau:
- Nhận nguyên phụ liệu từ kho về theo biểu cắt bán thành phẩm kiểm tra lại khổ vải và ký hiệu vài theo phối màu.
- Tiến hành trải vải theo chiều dài được quy định trong bản giác và biểu cắt bán thành phẩm.
- Xoa phấn lên bảng giác để in xuống bàn vải, sau đó dùng mẫu bìa vẽ lại cho chính xác rồi dùng máy động cắt phá thành từng mảng và đưa lên máy cắt tĩnh để pha thành các chi tiết bán thành phẩm.
- Bán thành phẩm được đưa xuống bàn thợ phụ để đánh số thứ tự tránh nhầm lẫn khi may.
- Sau khi đánh số bán thành phẩm được đóng gói và nhập kho bán thành phẩm, sau đó cấp phát lên phân xưởng may theo kế hoạch.
Công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng, bởi vì sản phẩm may có đẹp hay không một phần cũng là do chất lượng của khâu cắt bán thành phẩm. Quản lý tốt được khâu này sẽ tạo tiên đề tốt cho công đoạn may hoàn thiện sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao hơn. Hơn nữa, ở khâu này cần phải chú ý đến tính kế hoạch và tính đồng bộ. Bởi một sản phẩm may có nhiều chủng loại nguyên phụ liệu như vải chính, vải lót, vải phối và bông dựng ... do đó khi cắt phải đồng bộ cả chính, phụ và lót để phân xưởng may tiến hành sản xuất được trôi chảy.
Để đánh giá công việc cắt của phân xưởng cắt ta hày xem bảng tổng kết tình hình sản xuất trong 3 năm qua.
Bảng 4. Tình hình chất lượng tài chính doanh nghiệp ở phân xưởng cắt.
Năm
Cổ
Túi
Cạp quần
Tay
Thân áo
Thân quần
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Sửa chữa được
Sửa chữa được
1997
1998
1999
6.500
7.180
4.140
670
895
480
6.850
7.940
5.210
970
1.280
930
5.230
6110
4.080
1.050
980
840
5.270
6.340
4.060
3.890
4.550
3.160
5.570
6.890
4.150
Do đặc điểm của tài chính doanh nghiệp cắt là nếu tài chính doanh nghiệp cắt hỏng ở cỡ to thì có thể sửa chữa cắt lại để làm tài chính doanh nghiệp cho cơ nhỏ hơn. chỉ có những tài chính doanh nghiệp không thể cắt lại được do lỗi cắt quá nặng hoặc không thể chuyển sang cỡ nhỏ hơn thì mới cho vào loại phế phẩm. Số phế phẩm này sẽ được chuyển đổi ra mét để yêu cầu quản đốc phân xưởng lập biên bánai hỏng, sau đó trình bày với phó giám đốc kỹ thuật để yêu cầu thủ kho hợc khách hàng cung cấp vải mới thay thế. Đối với các tài chính doanh nghiệp như tay, thân áo, thân quần, bộ phận cắt luôn kết hợp và chuyển thành các bộ phận khác phục vụ công việc hoàn thiện sản phẩm. Do đó đối với những loại tài chính doanh nghiệp này hầu như không có phế phẩm hoặc nếu có là rất ít không đáng kể.
Nhìn vào bảng tổng kết, ta thấy tỷ lệ sản phẩm hỏng phải sửa chữa cũng như tỷ lệ phế phẩm là chấp nhận được. theo như đánh giá của phó giám đốc phân xưởng may I thì tình hình chất lượng phân xưởng cắt trong một vài năm gần đây được cải thiện. tuy nhiên, về chất lượng bán thành phẩm cắt để phục vụ tốt cho công đoạn may thì lại chưa được nâng cao. Các bán thành phẩm vẫn chưa được cắt chính xác thường cắt quá rộng hặc quá hẹp so với paton ( mẫu ). Các bán thành phẩm này, tuy không bị coi là phế phẩm nhưng đã gây không ít khó khăn cho phân xưởng may. Thậm chí còn làm giảm chất lượng thành phẩm may.
Số lượng vải cắt theo qui định đối với từng loại vải đã được ghi rõ theo như hướng dẫn tác nghiệp của phòng kỹ thuật. Thông thường, đối với loại vải khó cắt thì 1 máy cắt có thể cắt 30 – 40 lớp vải, còn vải dễ cắt 80 –100 lớp. Các lô vải thường dài 20m với khổ rộng 1,5m. Tuy nhiên, do nhu cầu của tiến độ công việc cần gấp cũng như thói quen làm ẩu của một số công nhân đã không tuân thủ về số lượng cắt, đã cho cắt với quá nhiều lớp vải dẫn đến bán thành phẩm cắt bị xô lệch, nhăn dúm, đường cắt không đảm bảo canh sợi. Số lượng công nhân cắt các năm gần đây thường vào khoảng 40 – 50 người với bậc thợ trung bình 2,8. Phân xưởng cắt luôn có quản đốc là người có kinh nghiệm, có bậc thợ từ bậc 4 trở lên.
Năm 1997 và 1998, chất lượng bán thành phẩm ở phân xưởng cắt vẫn không được nâng cao. Chủ yếu là do máy móc công nghệ vẫn còn lạc hậu, chưa có hệ thống trải vải tự động. Do đó, toàn bộ công việc đo vải, trải vải đều phải tiến hành làm bằng tay khiến độ chính xác không cao, mất nhiều công sức thời gian, nhiều khi do số lượng vải cần cắt quá lớn dẫn đến việc trải vải bị xô lẹch nhiều và sau đó là cắt không chính xác.
Thêm vào đó, ý thức làm việc của công nhân sản xuất chưa được tốt hay lơ là công việc dẫn đến đánh nhầm số thứ tự sản phẩm hoặc cắt hỏng, cắt sai ... Có những công nhân mới vào nghề cắt những bán sản phẩm đơn giản nhưng vẫn không đạt yêu cầu. Đến cuối năm 1998, nhận thấy tình hình chất lượng ở phân xưởng cắt có phần kếm đi, cũng như tỷ lệ bán thành phẩm sai hỏng không giảm xuống, năng suất lao động thấp. Kết hợp với công ty được một tổ chức phi chính phủ của Đan Mạch viện trợ không hoàn lại 1 triệu đô la cho doanh nghiệp may mặc có triển vọng nhất miền Bắc nên ban giám đốc của công ty đã nghiên cứu tìm hiểu thị trường công nghệ cắt vải tự động và quyết định mua về hệ thống cắt trải vải tự động của Pháp với số tiền lên đến 3,7 tỷ đồng. Đây là hệ thông cắt trải vải tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới, có khả năng tăng cao năng suất cắt với độ chính xác cao. Đồng thời, công ty tiến hành chọn lựoc 5 công nhân cắt vải có trình độ, kinh nghiệm đẻ các chuyên gia người Pháp tiến hành đào tạo, hướng dẫn một cách tỷ mỉ cách sử dụng cũng như bảo quản sửa chữa hệ thống cắt trải vải trên.
Chính nhờ sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty, phân xưởng cắt đã có được công nghệ cắt hiện đại và đã nâng cao chất lượng bán thành phẩm, điều này thể hiện rõ trong năm 1999 tỷ lệ bán thành phẩm cắt hỏng giảm xuống còn 0,92%, phế phẩm 0,084%. Đây là thành tích cao nhất mà phân xưởng cắt đạt được trong nhiều năm qua.
II.2.2. Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở phân xưởng thêu, in :
Khi tiến hành xong công việc cắt nguyên liệu tạo ra bán thành phẩm, nếu mẫu mã hàng có yêu cầu thêu hay in thì phân xưởng cắt sẽ đánh số thứ tự rồi chuyển sang cho phân xưởng thêu, in. Hiện nay, phân xưởng thêu được trang bị 2 giàn máy thêu của Đức, mỗi giàn máy có 10 đầu máy. Về lực lượng công nhân đứng máy có 12 người. Nếu có nhiều hàng thêu, phân xưởng sẽ bố trí chia làm 3 ca sản xuất . Ngoài ra còn 6 người nhặt chỉ thêu, bóc dựng thêu và 1 phó giám đốc phụ trách phân xưởng thêu. Đây là người am hiểu máy móc thiết bị cũng như kỹ thuật thêu. Các mẫu hình cần theo thường là con giống, biểu tượng, chữ. Nhìn chung, tình hình chất lượng ở phân xưởng thêu là rất tốt. Do tính chất công việc là sử dụng các giàn máy thêu tự động nên tỷ lệ sai hỏng là rất ít hầu như không có. Nếu có những bán thành phẩm thêu không đẹp, hình hay chữ nhỏ hơn mẫu, hay thêu ngược chiều, nhầm mẫu chỉ đầu có thể tháo chỉ là thêu lại. Nhưng nếu mật độ chỉ thêu quá dày, việc tháo chỉ sẽ làm rách vải thì cần thoả thuận thương lượng với khách hàng những bán thành phẩm có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thuế sản phẩm và bóc dựng thêu, do tổ chức làm không tốt nên đã nhiều lần xẩy ra tình trạng có những bàn hàng lấy lên trước nhưng phân xưởng thêu không làm theo thứ tự đã bỏ qua để làm những mặt hàng lấy lên sau. Do vậy, những bán thành phẩm cần làm ngay để lắp ráp hoàn thiện sản phẩm thì phân xưởng thêu làm sau, những bán thành phẩm chưa cần làm ngay thì lại dược làm trước. Việc làm này đã gây ách tắc cho sản xuất, làm chậm tiến độ giao cho khách.
Trước đây, khi có những bán thành phẩm cần thêu, phòng kĩ thuật chỉ đưa sản phẩm mẫu để xem và hướng dẫn cách phối mầu. Bây giờ, phòng kĩ thuật muốn khắc phục tình trạng thêu không đúng vị trí, kích thước, mẫu hình cần thêu nên đối với mỗi mặt hàng đều có quy trình kỹ thuật hướng dẫn thêu, hướng dẫn tỷ mỷ mẫu thêu, mẫu chỉ, kích thước chữ hoặc mấu hình cần thêu. Đồng thời, phó quản đốc phân xưởng cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như trách nhiệm của từng công nhân thêu để cuối mỗi quý có xét thưởng thi đua. Nhờ những biện pháp tích cực như vậy mà phân xưởng thêu dần dần đi vào ổn định và luôn đảm bảo chất lượng những bán thành phẩm xuất cho phân xưởng may hoàn thiện.
II.2.3. Chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng may.
Phân xưởng may là nơi sản xuất chính của công ty, bao gồm cả may và hoàn thiện sản phẩm khép kín một công đoạn sản xuất. Trong Công ty May 40 có 5 phân xưởng may với khoảng 10000 công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện nay, trang thiết bị máy móc phục vụ công đoạn may đang dần được hiện đại hoá với nhiều loại máy tiên tiến như : máy bổ cơi, máy di bo, máy ép mex...công việc chính của phân xưởng may bao gồm : Phó quản đốc phân xưởng đi lĩnh hàng bán thành phẩm theo tiến độ kế hoạch, phụ trách kỹ thuật của phân xưởng đi lấy mẫu paton và quy trình may ở phòng kỹ thuật, sau đó về kiểm tra khớp lại paton lần nữa và phát mẫu cho công nhân may. Người công nhân may lấy dấu và kiểm tra bán thành phẩm theo mẫu này rồi dựa vào áo mẫu và quy trình may để hoàn thiện sản phẩm . Trong quá trình sản xuất, thường thì một phân xưởng chia ra làm 3 tổ với mỗi tổ là một dây chuyền sản xuất bao gồm khoảng 50 máy may và hơn chục máy chuyên dùng với số công nhân khoảng 65 nguời. Người phụ trách dây chuyền là tổ trưởng quản lý tổ sản xuất chịu trách nhiệm phân chuyền, bố trí lao động sao cho phù hợp với từng mã hàng. Do vậy, người tổ trưởng có kinh nghiệm quản lý , có tay nghề chuyên môn cao, có nhiệt tình công tác thì sẽ quản lý tốt dây chuyền sản xuất đạt năng suất cao. Khi sản phẩm mat xong, được làm vệ sinh công nghiệp và được kiểm tra chất lượng của tổ kiểm tra dây chuyền. Mỗi sản phẩm lại được kiểm tra lần nữa bởi bộ phận KCS của công ty. Có nhiều mã hàng còn có cả người đại diện khách hàng kiểm tra trực tiếp tại phân xưởng. Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được bao gói, đóng thùng nhập kho.
Hiện tại, công ty phân chia chất lượng sản phẩm hoàn thiện ra làm 3 loại :
+ Sảm phẩm loại I : là sản phẩm đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu về kỹ thuật và đạt được những tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật và quy trình công nghệ về quy cách, kích thước, màu sắc...
+ Sản phẩm loại II : là những sản phẩm chưa đạt yêu cầu, cần phải sửa chữa lại. Nếu sửa chữa xong mà vẫn không thoả thuận được với khách hàng để xuất khẩu thì công ty sẽ dùng để tiêu thụ trong nước.
+ Phế phẩm : là những sản phẩm hỏng do rách, lỗi sợi nhiều, dầu máy nhiều không tẩy sạch, thông số kích thước bị âm quá nhiều dẫn đến không thể sửa chữa được.
Những năm gần đây, công ty đã cố gắng để khống chế sản phẩm phải sửa chữa ( tức loại II ) xuống dưới 3,5% nhưng những sản phẩm sửa lại vẫn đảm bảo chất lượng giao cho khách hàng. Tuy nhiên, đây là cái đích mà công ty cần phải đến. Tỷ lệ phế phẩm vẫn còn vào khoảng 0,6% toàn bộ các phân xưởng sản xuất. Để có thể tìm hiểu cụ thể về tình hình chất lượng sản phẩm của công ty, ta cũng xem xét và đánh giá chất lượng của một số mã hàng trong các năm gần đây
Bảng 5. Tình hình chất lượng sản phẩm một số sản phẩm chủ yếu sản xuất năm 1997.
Mặt
hàng
Kế hoạch
Mã hàng
Số lượng
Thực hiện
Loại
I
Loại
II
Phế phẩm
Loại I
Loại II
Phế phẩm
%
%
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
áo Jacket 3 lớp
94,6
4,5
0,9
323J
325J
1300
1700
1230
1610
94,6
94,7
58
75
4,46
4,4
12
15
0,93
0,88
áo Jacket 2 lớp
95,8
3,5
0,7
252
255
257
1500
1850
1750
1445
1776
1675
96,3
96
95,7
45
92
63
3
3,35
3,6
10
12
12
0,67
0,65
0,69
Quần áo trượt tuyết
95
4
1
990T
966T
1100
860
1048
820
95,27
95,3
42
32
3,8
3,72
10
8
0,91
0,93
Quần áo thể thao
95,6
3,7
0,7
8086
8090
2550
2080
2441
1993
95,7
95,8
92
73
3,6
3,5
17
14
0,66
6,7
Váy các loại
97
2,5
0,5
4600
4426
96,2
147
3,2
27
0,59
áo sơ mi
96
3,4
0,6
Sơ vim
9511
600
750
570
706
95
94,4
25
39
4,2
5,2
5
5
0,83
6,66
Theo như đánh giá của bộ phận KCS công ty thì năm 1997 là năm chất lượng sản phẩm của công ty đã đi vào ổn định. Đó là kết quả của sựi đổi mới từ hai năm trước ( 1995 – 1996 ) với sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại với tổng số vốn đầu tư là 2,466 tỷ đồng. Nhì vào bảng tổng kết, ta thấy mặt hàng áo Jacket là sản phẩm truyền thống của công ty gia công cho các nước EU như Anh, Đức ... và một số nước Châu á như Nhật, Hàn Quốc. Với số lượng hàng năm tương đối lớn khoảng gần 50% tổng sản lượng của công ty ( cho cả 2 loại Jacket 3 lớp và 2 lớp ). Theo như kế hoạch dự đoán của công ty thì đối với áo Jacket 3 lớp sản xuất phấn đấu để tỷ lệ sản loại II chiếm 4,5% còn phế phẩm là 0,9%. Mặc dù tay nghề của đội ngũ công nhân sản xuất đã được đào tạo khá kỹ càng về mặt hàng chủ yếu này nhưng do tính chất của áo Jacket 3 lớp là to, bùng nhùng rất khó may, vải bóng phổi nhiều màu, nhiều công việc phụ trợ nên công việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. thêm vào đó khách hàng đề nghị với mã hàng 323J phải được kiểm tra kỹ lưỡng với yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật cao hơn do vậy trong kỳ thực hiện chỉ có mã hàng 325J là hoàn thành kế hoạch đã đề ra với tỷ lệ sản phẩm loại II chiếm 4,4%, phế phẩm 0,88%. Còn mã hàng 323J có tỷ lệ phế phẩm coa hơn dự kiến là 0,93%. Với áo Jacket 2 lớp công việc sản xuất được thuận tiện hơn và trong năm 1997, công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra với cả 3 mã hàng. Điều này đòi hỏi ban giám đốc đi sâu nghiên cứu nguyên nhân cũng như nâng cao trình độ tay nghề cho bộ phận sản xuất các loại áo Jacket 3 lớp để tìm ra hướng khắc phục và rút kinh nghiệm cho mã hàng sau.
Quần áo trượt tuyết và quần áo thể thao là 2 loại sản phẩm công ty bắt đầu sản xuất năm 1995 sau khi đã nâng cấp hai phân xưởng may là phân xưởng may I và phân xưởng may II với trang thiết bị cũng như tay nghề công nhân đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Công ty đã nhận hợp đồng sản xuất với các nước úc, Anh, Nhật bản ... Nhìn chung từ năm 1995 trở lại đây thì chất lượng sản phẩm của 2 loại sản phẩm này ngày càng được cải thiện. Năm 1997, cả hai mặt hàng này đều hoàn thành kế hoạch được giao về cả tỷ lệ sản phẩm loại II lẫn tỷ lệ phế phẩm. Đây có thể coi là thành công bước đầu của công ty sau 2 năm sản xuất loại hàng mới.
Đối với sản phẩm áo sơ mi, đây là sản phẩm công ty vừa sản xuất để xuất khẩu vừa mở của hàng đại lý tạo công ty để bán cho người tiêu dùng trong nước. Sản phẩm áo sơ mi bán trong nước thì yêu cầu kỹ thuật, chất liệu vải không cao lắm nhưng để xuất khẩu ra nước ngoài thì khách hàng đòi hỏi rất cao từ vệ sinh công nghiệp đến các đường may, cách gấp áo, nhãn hiệu, làm bao gói sản phẩm đều được kiểm tra kỹ càng. Theo kế hoạch đề ra sản phẩm Sơvim sẽ được làm để xuất khẩu nhưng đã không hoàn thành kế hoạch đề ra với tỷ lệ phế phẩm lên đến 0,83%, còn tỷ lệ sản phẩm loại II là 4,2%. Đối với mã hàng 9511 dùng để tiêu thụ trong nước cũng không hoàn thành kế hoạnh. Đối với sản phẩm dùng để phục vụ trong nước, công ty tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất cũng như hệ thống chỉ tiêu chất lượng. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm được tiêu thụ vẫn còn hạn chế là do công ty phải cạnh tranh mạnh mẽ với những công ty lớn có uy tín và chuyên sâu về mặt hàng này.
Đối với áo váy các loại, năm 1997 là năm công ty sản xuất với số lượng lớn nhất từ trước đến nay. Đây là sản phẩm được tiêu thụ hoàn toàn trong nước. Năm 1997 do nhu cầu của thị trường lên cao, do vậy công ty đã dự định sản xuất 4500 sản phẩm với tỷ lệ sản phẩm loại II 2,5% còn phế phẩm là 0,5%. Nhưng do tâm lý của công nhân sản xuất không thực sự chú trọng trong công việc, làm ẩu, làm vội vàng để lấy số lượng vì coi đây là hàng trong nước nên kết quả là tỷ lệ phế phẩm tăng lên 0,586%.
Năm 1998 là năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0047.doc