Lời nói đầu 1
Phần thứ nhất: Đấu thầu phương thức lựa chọn đối tác kinh doanh tối ưu trong XDCB, bảo đảm sự thành công cho các nhà đầu tư 3
I. Xây dựng - ngành sản xuất vật chất đặc thù trong nền kinh quốc dân 3
II. Những vấn đề chung về đấu thầu xây dựng 8
III. Trình tự đấu thầu 12
Phần thứ hai: Phân tích tình hình thực hiện công tác đầu thầu ở Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp 23
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác đấu thầu của Công ty 24
III. Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây dựng của Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp trong những năm qua 31
IV. Đánh giá tình hình thực hiện công tác đấu thầu của Công ty xây lắp sản xuất công nghiệp 52
Phần thứ ba: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đấu thầu xây dựng ở Công ty xây lắp sản xuất công nghiệp 57
I. Những giải pháp đối với công ty 57
II. Kiến nghị với nhà nước 65
Kết luận 67
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu ở Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưỡng kiến thức là 160 người, tổ chức nâng bậc cho 20 chuyên viên chính, 86 chuyên viên - kỹ sư... Về phía lực lượng công nhân kỹ thuật, Công ty tổ chức thi nâng bậc thợ cho 543 người.
Hiện nay, Công ty là địa chỉ khá hấp dẫn thu hút đông đảo lao động ở khu vực Hà nội, Thái nguyên và các tỉnh khác. Đời sống CBCNV của Công ty từng bước được cải thiện.Từ năm 1993, mức lương bình quân tháng của Công ty tăng ổn định từ 15% đến 25% (năm 1997 mức lương bình quân đạt 601.000 đồng).
Với đặc điểm cơ cấu lao động như vậy, Công ty có nhiều thuận lợi trong việc quản lý sản xuất, thi công công trình. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh mà Công ty đạt được còn thấp, do đó Công ty cần phải không ngừng nâng cao trình độ CBCNV, đổi mới hoàn thiện hơn nữa trong việc điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
5. Đặc điểm của phương pháp tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty.
Phương pháp tổ chức sản xuất sản phẩm quyết định chất lượng, thời gian sản xuất sản phẩm. Phương pháp tổ chức sản xuất khoa học sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
ở Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp, ngay trong hồ sơ dự thầu, căn cứ vào đặc điểm của công trình, năng lực và kinh nghiệm của các đợn vị thành viên mà quyết định lựa chọn đơn vị thi công. Giám đốc của các đơn vị được lựa chọn thi công là người phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về toàn bộ quá trình thi công trong phạm vi phần việc của đơn vị mình. Thông thường, gói thầu mà Công ty nhận được thường được chia thành những gói nhỏ tuỳ theo tính chất và đặc điểm của từng phần việc cụ thể và mỗi gói thầu nhỏ này sẽ giao cho đơn vị có chuyên môn phù hợp đảm nhận thi công. Ví dụ như trong công trình Nhà máy hệ thống công nghiệp LGIS - VINA, gói thầu xây lắp được chia thành 3 gói nhỏ: kết cấu, xây dựng, lắp đặt điện nước. Phần kết cấu do Nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông anh thực hiện. Xí nghiệp Xây lắp 2 và Xí nghiệp Xây lắp 4 thực hiện phần xây dựng. Còn phần lắp đặt điện, nước do Xí nghiệp lắp máy điện - xây dựng đảm nhiệm. Như vậy, một gói thầu mà Công ty nhận được thường do nhiều đơn vị thành viên cùng thi công. Điều này sẽ đảm bảo được tiến độ thi công công trình và kỹ thuật, chất lượng của gói thầu.
Trong quá trình thi công, Công ty sẽ lập ra một Ban quản lý công trình với thành phần là các cán bộ kỹ thuật giỏi, có trình độ tổ chức quản lý tốt để điều hành và giám sát việc thi công với 2 chức danh chủ yếu là Tổng chỉ huy trưởng công trình (trụ sở) do Giám đốc kỹ thuật Công ty đảm trách và chỉ huy trưởng công trình (hiện trường) do cán bộ kỹ thuật có năng lực đảm nhiệm. Trên cơ sở thông tin phản hồi từ Ban quản lý công trình, Giám đốc kỹ thuật và Giám đốc kinh doanh sẽ chỉ đạo các phòng ban chuyên trách đảm bảo các nhu cầu về vốn, nguyên vật liệu, máy thi công... phục vụ cho thi công công trình. Diễn biến của quá trình thi công được báo cáo định kỳ lên Tổng Giám đốc Công ty để có điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Có thể nói, phương pháp tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty mang tính chuyên môn hóa và hiệp tác hóa cao, góp phần không nhỏ vào thành công của Công ty.
6. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu trong xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình thi công, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến độ thi công công trình. Nguyên vật liệu là một nhân tố hình thành đơn giá dự thầu, chiếm từ 60% đến 80% giá trị công trình. Do đó, nó cũng có tác động đến cơ hội thắng thầu của Công ty.
Trong thi công xây dựng, Công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu cần thiết, nhưng có 4 loại nguyên vật liệu chính là: xi măng, sắt thép, cát, sỏi, gạch. Các loại nguyên vật liệu chính và phụ của Công ty sử dụng trong thi công được khai thác từ hai nguồn: mua bán nội bộ và khai thác trên thị trường tự do.
Như đã biết, hoạt động của toàn Công ty được quy vào 3 hoạt động: xây lắp, sản xuất công nghiệp, dịch vụ và mỗi hoạt động đó do các nhóm đơn vị thành viên tương ứng phụ trách. Một số nguyên vật liệu phục vụ thi công là sản phẩm của các đơn vị thành viên mà đáp ứng được yêu cầu chất lượng, kỹ thuật của chủ công trình thì Công ty khai thác thông qua trao đổi nội bộ nhằm tiết kiệm chi phí và kiểm soát được chất lượng. Đặc biệt đối với nguyên vật liệu là các loại thép xây dựng, Công ty càng có lợi thế do là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty thép Việt nam. Công ty có thể sử dụng thép xây dựng lấy trực tiếp từ các tổng kho của Tổng Công ty Thép với giá ưu đãi hơn so với nhà xây dựng khác. Yếu tố thuận lợi này cũng có phần đóng góp vào công tác đấu thầu xây dựng và thi công hiệu quả của Công ty thời gian qua.
III. phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây dựng của Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp trong những năm qua.
1. Bối cảnh chung của hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay.
1.1. Đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước.
- Từ khi có Nghị định 43/CP ban hành Quy chế đấu thầu, công tác tổ chức đấu thầu diễn ra tốt hơn, các công trình đấu thầu đã tiết kiệm được chi phí đầu tư, công trình đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ quan, tính hữu dụng. Giá trúng thầu đa số là sát với giá dự toán đã đề ra. Song nhìn chung, công tác đấu thầu và giao thầu các công trình có vốn đầu tư trong nước vẫn còn nhiều điều bất cập, một số công trình còn chọn thầu, chỉ định thầu hoặc đấu thầu mang tính hình thức chiếu lệ, gây tốn kém cho các nhà thầu tham dự.
- Về phía các nhà thầu, nhìn chung đã có sự trưởng thành một bước trong công tác đấu thầu. Các nhà thầu đã dần dần tìm hiểu và làm quen với các quy tắc, chuẩn mực, thông lệ trong đấu thầu. Tuy nhiên, vẫn còn có hiện tượng các nhà thầu liên kết với nhau, hoặc liên kết với các tổ chức tư vấn của chủ đầu tư để tăng giá thầu. Cũng có trường hợp nhà thầu và chủ đầu tư móc ngoặc với nhau với điều kiện nhà thầu phải chi lại cho chủ đầu tư một tỷ lệ % theo giá trị công trình nếu được trúng thầu. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong cuộc chạy đua với các nhà thầu nước ngoài trong các dự án lớn các nhà thầu Việt nam thường gặp nhiều thiệt thòi.
Để hạn chế được những vấn đề nêu trên, Nhà nước cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác đấu thầu.
1.2. Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Trước đây, mặc dù Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ba hành Quy chế đấu thầu xây lắp, nhưng trong thực tế hầu hết các dự án đầu tư có vón nước ngoài (kể cả dự án liên doanh) đều do phía nước ngoài đứng ra đấu thầu hoặc chọn các nhà thầu từ tư vấn, tổng thầu dự án...Các nhà thầu Việt nam khi được chọn chỉ là những nhà thầu phụ cho các tổng thầu là các nhà thầu nước ngoài đối với từng gói thầu hoặc từng phần việc...
Từ sau khi Chính phủ ban hành các Nghị định 42/ CP về Điều lệ Quản lý đầu tư xây dựng, Nghị định 43/CP về Quy chế đấu thầu (những sửa đổi bổ sung theo NĐ 92/CP và nghị định 93/CP ngày 23/08/1997) và các Thông tư liên bộ hướng dẫn thực hiện thì các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã phải thực hiện việc đấu thầu tại Việt nam. Các nhà thầu nước ngoài tham dự đấu thầu Quốc tế tại Việt nam phải có cam kết liên doanh với một nhà thầu Việt nam hoặc sử dụng thầu phụ là các nhà thầu Việt nam... Song để đánh giá, nhận xét được tình hình đấu thầu, nhận thầu các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua, cần phân loại rõ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và phụ thuộc và bị chi phối chủ yếu vào tính chất và nguồn gốc của vốn đầu tư như sau:
- Công trình 100% vốn nước ngoài: Chủ đầu tư thường chỉ định nhà thầu của chính nước mình. Riêng công trình thuộc vốn Nhà nước của nước ngoài (như công trình ngoại giao) thường vẫn có đấu thầu tại chính quốc và do cơ quan quản lý nguồn vốn của nước đó chủ trì và chỉ gọi thầu là các công ty của nước có công trình đầu tư.
- Các công trình viện trợ không hoàn lại: Tuy Nhà nước ta coi vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc hệ thống vốn ngân sách Nhà nước, nhưng việc chi tiêu lại theo quy định của nước ngoài viện trợ, vì vậy thường vẫn có đấu thầu xây dựng nhưng tổ chức đấu thầu tại nước bỏ tiền viện trợ và dự thầu và các nhà thầu của nước họ.
- Công trình bằng vốn viện trợ cho vay dài hạn với lãi suất thấp: Tuy Nhà nước ta coi là vốn ngân sách (nếu Nhà nước cho vay) hoặc vốn Nhà nước quản lý (nếu Nhà nước bảo lãnh vay) nhưng phương thức đấu thầu thường bị các điều kiện của bên cho vay khống chế. Các điều kiện này gây bất lợi cho các nhà thầu trong nước và ngược lại tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu nước ngoài nói chung, đặc biệt là các nhà thầu của các nước cho vay vốn.
- Công trình có vốn liên doanh theo luật đầu tư phải tổ chức đấu thầu : Do tỷ lệ vốn của bên chủ đầu tư nước ngoài thường chiếm khá cao (70%) so với tổng vốn đầu tư của dự án và họ là người chủ động đề xướng dự án liên doanh. Vì vậy, họ thường là lãnh đạo của liên doanh và điều hành liên doanh phải đấu thầu hạn chế. Đa số các trường hợp này chủ đầu tư chỉ gọi dự thầu là các nhà thầu nước ngoài. Có trường hợp các nhà thầu Việt nam cũng tham dự nhưng ngay trong giai đoạn sơ tuyển tổ chức tư vấn về đấu thầu cuả chủ đầu tư đã tìm mọi cách loại bỏ nhằm không cho nhà thầu xây dựng Việt nam lọt vào vòng sau.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến nay đã có hơn 50 Công ty nước ngoài của 25 nước được cấp giấy phép nhận thầu xây dựng hoặc quản lý xây dựng gần 90 công trình có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam. Đánh giá của các chuyên gia xây dựng Việt nam đều cho rằng các nhà thầu nước ngoài đều có điểm nổi trội hơn hẳn các nhà thầu trong nước. Phần lớn các nhà thầu nước ngoài có tiềm lực về tài chính, có thiết bị và công nghệ thi công hiện đại, có kinh nghiệm và dầy dạn trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, các công ty này có những ý tưởng kiến trúc linh hoạt cùng khả năng quản lý điều hành hoạt động một cách hoàn hảo.
Một lợi thế khác là các nhà thầu nước ngoài, nhất là các nhà thầu đã có văn phòng đại diện tại Việt nam, có thể dễ dàng đưa ra bản dự toán sơ bộ ở từng địa phương của Việt nam bằng cách nhờ bất kỳ một nhà thầu trong nước nào giúp gần như không công chỉ với lời hứa hẹn sẽ nhận làm thầu phụ. Ngoài ra, họ còn có thể mua được thông tin từ các công ty tư vấn Việt nam và các văn phòng đại diện của các công ty tư vấn nước ngoài tại Việt nam. Chính những điều này đã làm mất đi những hợp đồng xây dựng đẩy các công ty xây lắp trong nước ra chầu rìa trong các cuộc đấu thầu, mặc dù họ có ưu thế là nước chủ nhà.
Vì vậy, các nhà thầu trong nước hầu hết bị thua thiệt trong các cuộc đấu thầu và đành “ngậm ngùi” nhận thầu lại cho các nhà thầu nước ngoài. Điều đó chưa hẳn đã phản ánh đúng thực chất của vấn đề. Trên thực tế, có không ít các cuộc đấu thầu trong xây dựng để lại ấn tượng không đẹp cho những người dự thầu và cả trong dư luận như: đấu thầu không công khai, thiếu sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng, thậm chí lẫn lộn, nhập nhèm giữa đấu thầu và chào giá. Đó là chưa kể đến việc một số chủ đầu tư nước ngoài cung cấp cho nhau các thông tin để làm tài liệu thầu từ trước vì thế mà có những tài liệu thầu từ thiết kế, tính toán khối lượng lập dự toán cả cho một nhà máy chỉ được thực hiện trong 2 đến 3 tuần đã xong.
Mặt khác, việc để cho các cơ quan tư vấn nước ngoài đề ra các tiêu chuẩn dự thầu quá khắt khe đối với các nhà thầu xây dựng Việt nam cũng góp phần để các nhà thầu của ta đến các thua thầu. Một ví dụ minh hoạ điển hình là Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã từng làm tổng B xây dựng công trình thủy điện Hoà Bình công suất 1920 MW, đang là tổng B xây dựng thủy điện YALY công suất 720 MW mà lại không đủ tư cách vào đấu thầu nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa My chỉ có công suất 300 MW vì tiêu chuẩn doanh thu hàng năm của Tổng Công ty không đạt 200 triệu USD (ở Việt nam hiện nay chưa có nhà thầu xây lắp nào đạt được).
Từ thực tế trên cho thấy, công tác quản lý của Nhà nước trong hoạt động đấu thầu còn nhiều điều chưa hợp lý cần phải điều chỉnh bổ sung các quy định để bảo đảm sự công bằng và bảo trợ ưu đãi cho các nhà thầu Việt nam.
2. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua.
Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp có sản phẩm truyền thống là các công trình xây lắp công nghiệp và xây dựng dân dựng. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty đã tiến hành đầu tư đa dạng hoá sản phẩm của mình. Ngoài khối lượng xây lắp đạt được, hàng năm giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty không ngừng tăng mạnh và hiện nay đã lớn hơn giá trị xây lắp. Tuy nhiên về cơ cấu lợi nhuận của Công ty thì lợi nhuận do hoạt động xây lắp đem lại vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Chính vì vậy, Công ty vẫn xác định xây lắp là hoạt động chiến lược của mình và công tác đấu thầu xây lắp của Công ty được đặc biệt quan tâm. Công ty đang tìm mọi biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác đấu thầu của mình. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua.
Biểu 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty từ 1995á1997.
(Đơn vị tính: triệu đồng).
Stt
Chỉ tiêu
Năm 1995
Năm 1996
Năm 1997
%
(97/96)
1
2
3
4
5
6
Giá trị tổng sản lượng
- Giá trị xây lắp
- Giá trị SXCN
- Giá trị dịch vụ vật tư
Tổng doanh thu
- Doanh thu xây lắp
- Doanh thu SXCN
- Doanh thu dịch vụ vật tư
Nộp ngân sách
- Thuế doanh thu
- Thuế lợi tức
- Thuế khác
Lợi nhuận
- Lãi xây lắp
- Lãi SXCN
- Lãi dịch vụ
Thu nhập bình quân
(nghìn đồng)
Giá trị tài sản đầu tư trong năm
242.961
112.252
110.209
20.500
198.500
88.500
95.000
15.000
4.990
3.900
800
290
2.000
1.200
780
20
480
15.263
336.084
130.489
174.373
31.212
283.409
98.911
156.365
28.133
9.039
6.898
1.539
602
2.650
1.385
1.237
28
560
22.737
515.143
168.663
233.773
112.707
461.668
163.274
190.509
107.885
14.231
11.441
684
2.100
2.217
1.084
1.025
108
601
11.525
153,28
129,25
134,06
361,10
162,90
165,07
121,84
383,48
157,44
165,86
44,44
349,83
83,66
78,27
82,86
385,71
107,32
50,69
Từ năm 1995 trở về trước, giá trị xây lắp trong cơ cấu giá trị tổng sản lượng của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sang năm 1996, đặc biệt năm 1997, Công ty đầu tư mới thêm một nhà máy sản xuất xi măng và đầu tư mở rộng 2 xí nghiệp sản xuất tấm lợp, đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất kết cấu thép, thiết bị nâng hạ của Nhà máy kết cấu thép cơ khí xây dựng Đông anh, đầu tư liên doanh với Trung Quốc sản xuất cốp pha thép và kết cấu nên hiện nay giá trị sản xuất công nghiệp đã vượt trội hơn so với giá trị xây lắp. Mặc dù vậy, lợi nhuận do xây lắp công trình đem lại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận của Công ty. Năm 1997, hầu hết các chỉ tiêu của Công ty đều vượt so với mức thực hiện năm 1996 và so với kế hoạch. Một số chỉ tiêu như doanh thu sản xuất công nghiệp, lợi nhuận không đạt được như kế hoạch đã đề ra, đòi hỏi trong thời gian tới Công ty cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Năm 1996, toàn Công ty có 14/23 đơnvị đạt giá trị tổng sản lượng từ 10 tỷ đồng trở lên, thì năm 1997 đã có 19/26 đơn vị, cụ thể là:
- 2 đơn vị có giá trị tổng sản lượng trên 60 tỷ đồng (trong đó có 1 đơn vị sản xuất và 1 đơn vị kinh doanh).
- 8 đơn vị có giá trị tổng sản lượng từ 20 tỷ đến 40 tỷ đồng (trong đó có 1 đơn vị sản xuất và 2 đơn vị kinh doanh).
- 9 đơn vị đạt giá trị tổng sản lượng từ 10 tỷ đến 20 tỷ đồng (trong đó có 5 đơn vị sản xuất và 4 đơn vị kinh doanh).
- 5 đơn vị có giá trị tổng sản lượng từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng.
- 2 đơn vị có giá trị tổng sản lượng dưới 5 tỷ đồng (trong đó có 1 đơn vị sản xuất).
Những chỉ số trên chưa đủ thể hiện rõ tăng năng suất lao động mà chủ yếu do quy mô sản xuất của mỗi đơn vị đã được nâng lên, tăng giá trị, tăng số lượng hợp đồng thể hiện do việc tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị có tiến bộ song độ chênh lệch lại thể hiện rõ hơn ở từng đơn vị. Năm 1997, giá trị sản xuất, xây lắp bình quân đầu người ở đơn vị đạt thấp nhất là 250 triệu đồng và đạt cao nhất là 550 triêụ đồng so với chỉ tiêu tương ứng này của năm 1996 là 12 triệu đồng và 155 triệu đồng.
Năm 1997, tuy giá trị đầu tư của các đơn vị trong Công ty không lớn (xấp xỉ 50% so với năm 1996) nhưng chủ yếu được tập trung để đầu tư bổ xung một số máy móc thiết bị cho Nhà máy xi măng Lưu xá, đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất kết cấu thép, thiết bị nâng hạ của Nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông anh, bổ xung trang thiết bị phương tiện vận tải phục vụ công tác quản lý, thi công... Giá trị đầu tư này đã góp phần đưa sản lượng và chất lượng sản phẩm của Công ty lên một mức đáng kể.
Đáng lưu ý là năm 1997, lực lượng xây lắp của Công ty đã có bước trưởng thành vững chắc thông qua thi công một số công trình đòi hỏi kỹ thuật cao như: Nhà điều hành Tổng Công ty Thép Việt nam, Nhà máy chế biến lông vũ Việt - Pacific, Nhà máy lắp ráp HONDA, FORD, Nhà máy gia công thép VINANIC (Hải phòng)... và đang thực hiện hợp đồng thi công công trình mở rộng Nhà máy đường Lam sơn (Thanh hoá).
Năm 1997, việc đào tạo bồi dưỡng, kèm cặp nâng bậc cho lực lượng công nhân vẫn được tiến hành theo định kỳ (543 người). Công ty đã tập trung mở nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt và nghiệp vụ, kỹ thuật của Công ty và các đơn vị (160 người), đồng thời tổ chức xét nâng bậc cho 431 người, tổ chức khám sức khỏe, gửi đi điều dưỡng cho rất nhiều lao động. Song song với các biện pháp khuyến khích vật chất, Công ty tổ chức các chuyến tham quan, du lịch, nghỉ mát, tổ chức sinh hoạt văn nghệ, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho CBCNV thúc đẩy mọi lao động trong Công ty đoàn kết, phấn đấu làm tốt nhiệm vụ được giao, góp phần đưa Công ty phát triển vững mạnh.
Có thể nói, về cơ bản, năm 1997 Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra mặc dù còn một số hạn chế: hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao đọng chưa cao, tình trạng nộp nghĩa vụ với ngân sách ở một số đơn vị còn chậm... Để có được thành công này là có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động đấu thầu xây lắp. Sau đây là tình hình cụ thể của công tác đấu thầu xây lắp của Công ty.
3. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp.
Là một doanh nghiệp Nhà nước với quá trình hình thành và phá triển hơn 30 năm, Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp có đầy đủ các điều kiện để tham gia đấu thầu các công trình trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới chung của nền kinh tế, công tác đấu thầu của Công ty vẫn còn nhiều vấn đề cần đổi mới, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu.
Từ những năm 1996 trở về trước, Công ty đã tham gia đấu thầu hàng chục công trình xây dựng với tỷ lệ thắng thầu là 55% đến 60%, trong đó có rất nhiều công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như: Khu công nghiệp Gang thép Thái nguyên, Đường dây tải điện 500KV Bắc - Nam, Mỏ thiếc Tĩnh túc (Cao bằng), Trung tâm công nghệ quốc tế Hà nội, Nhà máy ống thép VINAPIPE (Hải phòng)... Năm 1997, cạnh tranh trong đấu thầu đã trở lên khốc liệt hơn với sự góp mặt của nhiều nhà thầu quốc tế, đặc biệt là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu á đã làm cho tỷ lệ thắng thầu của Công ty giảm xuống. Nhất là đối với công trình có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty rất khó chen chân được với các nhà thầu lớn trong nước và các nhà thầu nước ngoài mà thường chỉ trở thành nhà thầu phụ cho họ. Số lượng các công tình mà Công ty tham gia đấu thầu trong năm 1997 như sau:
Biểu 3: Danh mục các công trình Công ty tham gia đấu thầu năm 1997
Stt
Tên công trình
Địa điểm
Giá trị
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
- Không trúng thầu:
Nhà máy lắp ráp xe máy HONDA
Nhà máy lắp ráp ô tô FORD
Nhà kỹ thuật phát thanh 41-43 Bà Triệu
Công trình VINATAKAOKA
Nhà máy may bao Thanh Hoá
- Đã trúng thầu:
Nhà máy lắp ráp ô tô MECEDES-BENZ
Công ty YONGHO
Nhà máy hệ thống CN LGIS - VINA
Dãy nhà ở đường Chùa Bộc
Nhà máy sứ Thanh Hà
Vĩnh Phúc
Hải Dương
Hà Nội
Hà Nội
Thanh Hoá
Hải Phòng
Hà Nội
Hà Nội
Phú Thọ
16 tr USD
1,205 tr USD
20 tỷ VND
6 tỷ VND
2,15 tỷ VND
3 tr USD
0,675 tr USD
0,6 tr USD
18 tỷ VND
5,4 tỷ VND
Bước sang năm 1998, Công ty tham dự đấu thầu 4 công trình và đã trúng thầu 2 công trình: Mở rộng nhà máy đường Lam sơn 4000 tấn mía/ ngày trị giá 20 tỷ đồng; Khu căn hộ độc thân của Công ty giấy Bãi bằng trị giá gần 2 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty đang khẩn trương tổ chức thi công 2 công trình này với hiệu quả cao nhất.
Như vậy, tỷ lệ trúng thầu trong đấu thầu của Công ty trong năm 1997 vừa qua là 50%. Tỷ lệ này không phải là thấp lắm so với tình hình đấu thầu hiện nay của Công ty xây lắp trong nước. Nhưng trong đấu thầu các công trình có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị lớn, Công ty lại tỏ ra yếu thế và chỉ được nhận là thầu phụ thi công một phần nhỏ công việc. Trong các công trình Công ty thắng thầu, trừ công trình Nhà máy lắp ráp ôtô MECEDES - BENZ, các công trình khác đều có giá trị không lớn lắm, nhất là công trình có vốn đầu tư nước ngoài.
Để đánh giá được đúng thực trạng công tác đấu thầu của Công ty cần phải đi sâu vào tìm hiểu quá trình thực hiện công tác đấu thầu, những thành tựu, vấn đề còn tồn tại và những nguyên nhân của tồn tại ở Công ty. Trong công tác đấu thầu của Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp thường bao gồm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
- Giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu.
- Giai đoạn thi công theo hợp đồng (khi đã trúng thầu).
3.1. Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
Sau khi nhận được thông báo mời thầu (qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư mời thầu trực tiếp... ), bộ phận đấu thầu thuộc Phòng Xây lắp của Công ty cử người có năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tới thăm thực địa công trình để tìm hiểu các vấn đề như địa hình, mặt bằng thi công, nguồn nguyên vật liệu có thể khai thác tại chỗ đơn giá xây dựng tại địa phương, khối lượng công việc của công trình sau đó, trên cơ sở báo cáo thực tế của cán bộ khảo sát và bản thiết kế công trình mà bên chủ đấu thầu lập sẵn, Công ty tiến hành bóc tách khối lượng và tính toán giá dự toán, dự thầu.
Song song với việc lập giá dự toán dự thầu, bộ phận đấu thầu kết hợp với phòng Tài chính - kế toán của công ty tiến hành soạn thảo bản báo cáo về năng lực của Công ty phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu và đặc điểm của công trình mà Công ty tham gia đấu thầu. Thông thường bản cáo cáo về năng lực của Công ty bao gồm các nội dung sau:
- Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty.
- Phạm vi hoạt động và năng lực thi công của Công ty.
- Thể thức hợp pháp của Công ty.
- Tình hình tài chính của Công ty.
- Cơ cấu lao động của Công ty.
- Danh mục, máy móc thiết bị phục vụ thi công.
- Danh mục các công trình đã thi công trong thời gian gần đây.
- Giấy bảo lãnh dự thầu.
Đối với việc lập giá dự toán, dự thầu, về hình thức, các bước tiến hành giá dự toán, xây lắp công trình được tuân theo một trình tự nhất định như các doanh nghiệp xây dựng khác. Phương pháp tính toán chi tiết sẽ được trình bày ở phần sau.
3.2. Quá trình nộp hồ sơ dự thầu.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu có liên quan đến hồ sơ dự thầu, Công ty tiến hành nộp hồ sơ dự thầu cho chủ đầu tư. Trong khi chờ đợi kết quả đấu thầu, Công ty tiến hành công tác Marketing. Thực chất của công tác marketing trong giai đoạn này là tăng cường các mối quan hệ giữa Công ty và chủ đầu tư, với các cơ quan có thẩm quền ảnh hưởng tới việc ra quyết định đối với kết quả đấu thầu. Quan hệ đó sẽ làm tăng thêm uy tín, độ tin cậy của Công ty, cũng là tăng khả năng thắng thầu cho Công ty, nhất là trong trường hợp giá dự toán, dự thầu mà Công ty đưa ra gần giống vơí giá của một hoặc nhiều đối thủ khác, do đó trong quá trình này đòi hỏi phải có một số biện pháp mang tính ngoại giao nhiều hơn nhằm tạo được những mối quan hệ tốt, không chỉ phục vụ cho ngay công trình đó mà còn là tiền đề thuận lợi cho các công trình trong tương lai của Công ty. Tuy nhiên về vấn đề này, Công ty cũng chưa phát huy hết lợi thế của nó.
3.3. Quá trình thực hiện thi công theo hợp đồng.
Giai đoạn này được thực hiện sau khi có kết quả thông báo trúng thầu. Trong giai đoạn này nhìn chung Công ty đã thực hiện khá tốt, chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thi công của công trình được bảo đảm đúng như cam kết của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công, Công ty đã linh hoạt đề ra các biện pháp khuyến khích lực lượng thi công, nâng cao năng suất lao đọng, đẩy nhanh quá trình hoàn thành công trình, thực hiện kiểm tra giám sát chặt chẽ chất lượng, kỹ thuật công trình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xẩy ra. Mặc dù giai đoạn này không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đấu thầu của công trình đó, nhưng nó để lại ảnh hưởng tới việc đấu thầu các công trình tiếp theo của Công ty. Vì vậy, thực hiện tốt giai đoạn này phần nào nói lên năng lực của Công ty, đồng thời nâng cao uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
4. Đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đấu thầu của Công ty.
4.1. Về năng lực tài chính của Công ty.
Trong hồ sơ dự thầu của mình, Công ty phải chứng tỏ tiềm lực về vốn của mình, đáp ứng được các nhu cầu của chủ đầu tư, năng lực tài chính của Công ty mạnh sẽ tạo được sự tin tưởng với chủ đầu tư trong việc bảo đảm tiến độ thi công công trình cũng như chất lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0103.doc