Đề tài Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Vietsurestar

Mở đầu 1

chương I 3

hiệu quả sản xuất kinh doanh và vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp công nghiệp 3

I. Khái niệm, bản chất và vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. 3

1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với với doanh nghiệp 3

4. Phân loại hiệu quả kinh doanh 3

4.1. Hiệu qủa kinh tế của doanh nghiệp 3

4.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội 3

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3

1. Các nhân tố khách quan (nhân tố bên ngoài doanh nghiệp) 3

1.1. Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực 3

1.2. Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân. 3

1.3. Nhân tố môi trường ngành 3

2. Các nhân tố chủ quan ( nhân tố bên trong doanh nghiệp) 3

2.1. Bộ máy quản trị doanh nghiệp 3

2.2. Lao động tiền lương 3

2.3. Tình hình tài chính của doanh nghiệp 3

2.4. Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm 3

2.5. Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu 3

2.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp 3

2.7. Môi trường làm việc trong doanh nghiệp 3

2.8 Phương pháp tính toán của doanh nghiệp 3

III. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 3

IV. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp công nghiệp 3

1. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 3

1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận 3

1.2. Các chỉ tiêu về doanh lợi 3

1.3. Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ching của toàn bộ doanh nghiệp ta còn có thể dùng hai chỉ tiêu sau 3

2. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận 3

2.1. Hiệu quả sử dụng vốn 3

2.2. Hiệu quả sử dụng lao động 3

Chương II 3

Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty VIETSURESTAR 3

I. Quá trình thành lập và phát triển của công ty 3

1. Quá trình thành lập 3

2. Lịch sử phát triển 3

II. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty VietsureStar 3

1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 3

1.1. Đặc điểm về sản phẩm 3

1.2. Đặc điểm về thị trường 3

2. Đặc điểm về tổ chức nhân sự 3

2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 3

2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 3

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị 3

4. Đặc điểm về tổ chức sản xuất công ty 3

4.1. Quy trình công nghệ sản xuất Starter được mô tả theo sơ đồ sau 3

4.2. Sơ đồ bố trí dây truyền sản xuất 3

5. Đặc điểm về NVL 3

6. Đặc điểm về tài chính 3

III. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty liên doanh VietsureStar 3

1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 3

2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty VietsureStar 3

IV. Đánh giá tổng hợp về sản xuất kinh doanh của Công ty VietsureStar 3

1. Những kết quả đạt được 3

2. Những tồn tại và khó khăn chủ yếu 3

Chương III 3

Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty VIETSURESTAR 3

Giải pháp 1 : Tăng cường hoạt động Marketing

Giải pháp 2: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong xây lắp 3

Giải pháp 3 : Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị theo nguyên tắc công bằng và bình đẳng theo tỷ lệ góp vốn 3

Giải pháp 4 : Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn 3

Kết luận 3

Tài liệu tham khảo 3

Mục lục 3

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Vietsurestar, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y) Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh, doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tức DVKD càng cao càng tốt. * Doanh lợi vốn chủ sở hữu (vốn tự có) PR DVCSH = = CCSH DVCSH : Doanh lợi vốn chủ sở hữu PR: Lợi nhuận (trước hoặc sau thuế) CCSH : Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có của doanh nghiệp) Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế. * Doanh lợi doanh thu bán hàng DTR : Doanh lợi doanh thu bán hàng Psản xuất : Lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tác thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp TR : Tổng doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế lơị tức. 1.3 Chỉ tiêu khác H : Hiệu quả kinh tế của sản xuất Q : Sản lượng sản xuất tính theo giá trị C : Chi phí tài chính (chi phí xác định trong kế toán tài chính) CTT : Chi phí kinh doanh thực tế CPĐ : Chi phí kinh doanh phải đạt (chi phí kinh doanh là chi phí được xác định trong quản trị chi phí kinh doanh, nó khác với chi phí tài chính). Hai chỉ tiêu này còn được dùng để đánh giá tính hiệu quả ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. 2. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận cho phép ta đánh giá được hiệu quả của từng mặt, từng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. 2.1. Hiệu quả sử dụng vốn Sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện theo các chỉ tiêu sau : * Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh và số ngày của một vòng quay. - Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh (n) n : càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. - Số ngày một vòng quay (s) Chỉ tiêu này cho biết số ngày công cần thiết để doanh nghiệp có thể thu hồi được toàn bộ vốn kinh doanh. S càng nhỏ thì càng tốt. * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (tài sản lưu động) - Doanh lợi vốn lưu động DVLD : Doanh lợi vốn lưu động VLD : Vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động doanh nghiệp tạo ra mấy đồng lợi nhuận. - Số vòng quay vốn lưu động (nLD) - Số ngày một vòng quay vốn lưu động (Slđ) - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HLD) HLD : cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng vốn lưu động HLD càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và số tiền tiết kiệm càng nhiều. * Hiệu quả sử dụng vốn cố định (tài sản cố định) Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho ta biết khả năng khai thác và sử dụng các loại tài sản cố định của doanh nghiệp. - Sức sinh lợi của tài sản cố định DVCD : Doanh lợi vốn cố định TSCĐ : Giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biếy cứ một đồng vốn cố định tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. DVCD càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả. - Sức sản xuất của tài sản cố định (N) N càng lớn càng tốt - Hệ số đảm nhiệm vốn cố định ( HCD) HCD : Càng nhỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. 2.2. Hiệu quả sử dụng lao động Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất, hiệu quả sử dụng lao động góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động bao gồm : - Sức sinh lời bình quân của lao động Pbq : Lợi nhuận bình quân một lao động L : Số lao động bình quân trong kỳ - Năng suất lao động W : năng suất đơn vị lao động, W càng cao càng tốt Q : Sản lượng sản xuất ra (đơn vị có thể là hiện vật hoặc giá trị) L : Số lao động bình quân trong kỳ hoặc tổng thời gian lao động (tính theo giờ, ca, ngày lao động) - Hiệu suất tiền lương ( HTL) TL : Tổng tiền lương chỉ ra trong kỳ HTL : Càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng chi phí lao động hợp lý. Chương ii Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty VIETSURESTAR I. Quá trình thành lập và phát triển của công ty 1. Quá trình thành lập Là sản phẩm của công cuộc cải tổ nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được sự quan tâm không chỉ từ phía các doanh nghiệp mà còn là chủ trương lớn Chính phủ trong sự nghiệp Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất nước. Song song với việc xây dựng phát triển nguồn điện năng và mạng lưới điện quốc gia của ngành năng lượng, nhu cầu về bóng đèn chiếu sáng trong các lĩnh vực: công nghiệp, hành chính sự nghiệp, ytế, giáo dục và dân dụng... ngày càng cao. Công ty liên doanh Vietsurestar ra đời từ phương châm đó. Thành lập ngày 12/03/1993 theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Công ty liên doanh Vietsurestar có trụ sở chính tại Xí nghiệp khoa học sản xuất quang học, Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Công ty lúc bấy giờ là sản xuất starter cho bóng đèn huỳnh quang, thời gian hoạt động là 20 năm Các bên tham gia xí nghiệp liên doanh gồm có: * Bên Việt nam: Công ty bóng đèn Điện Quang - Trụ sở chính tại: 125 Hàm Nghi Quận I – Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 290135 - 225265 - Telex: 811259 HOTDLVT - Fax: 84.8.299902 – 84.8.299746 - Hoạt động trong lĩnh vực: sản xuất bóng đèn và đèn huỳnh quang các loại. - Quyết định thành lập số: 157 CNN – TCLD ngày 29/12/1983 do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ Vũ Tuân ký. - Người đại diện: Ông Nguyễn Nhật – Tổng giám đốc lầm đại diện. * Bên Hàn Quốc: Seoul Sure Star Co. - Trụ sở chính tại: 216 - 1SAYANG - DONG, SUNG - DONG - KU, SEOUL. - Tel: 453 – 5811/2. - Telex: Sure DGK34356 - Đại diện: Ông CHANG HYUN SUH – Chủ tịch. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 428.400USD, trong đó bên Việt nam góp 30%, bên Hàn Quốc góp 70%. Tỉ lệ chia lợi nhuận và rủi ro tương ứng với tỷ lệ góp vốn. Sau khi được cấp giấy phép thành lập, bắt đầu từ năm 1994 Công ty Vietsurestar chính thức đi vào hoạt động sản xuất. 2. Lịch sử phát triển Thời kỳ đầu (1993) Công ty VIETSURESTAR có cơ cấu tổ chức tương đối khoa học và gọn nhẹ, phương thức hạch toán đơn giản, quy mô nhỏ và chỉ hoạt động trên thị trường Hà nội và các khu vực lân cận. - Tổng vốn đầu tư ban đầu: 428.400 (USD) - Vốn pháp định: 428.400 (USD) Với tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia như sau: + Bên Việt Nam góp 30%: 128.520 USD Gồm: Nhà xưởng: 76.000 USD Tiền mặt: 53.520 USD + Bên Hàn Quốc 70%: 299880 USD Gồm: Dây chuyền thiết bị: 272.890 USD Tiền mặt: 26.990 USD - Phân bổ nguồn vốn A. Vốn cố định 378.400 USD Trong đó: + Thiết bị sản xuất chính: 272.890 USD + Nhà xưởng : 76.000 USD + Thiết bị động lực : 12.000 USD + Thiết bị văn phòng : 4.500 USD + Ô tô : 13.000 USD B. Vốn lưu động: 50.000 USD - Kế hoạch khấu hao Nhà xưởng: 20 năm Thiết bị: 10 năm Biểu 1: Tổng doanh thu của giai đoạn 1993 - 1995 Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Tổng Doanh thu 280.000 350.000 490.000 Doanh thu từ Starter 20W 108.000 141.000 190.000 Doanh thu từ Starter 40W 167.000 200.000 288.000 Doanh thu khác 5.000 9.000 12.000 Biểu 2: Tổng doanh thu của giai đoạn 1998 – 2000 Đơn vị:USD Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tổng doanh thu 548.000 525.000 626.000 Doanh thu từ Starter 20W 206.000 197.000 250.000 Doanh thu từ Starter 40W 312.000 318.000 331.000 Doanh thu khác 30.000 20.000 45.000 Như vậy mới 9 năm thành lập Công ty đã có những bước phát triển khá nhanh chóng. Hiện nay Công ty đang có kế hoạch mở rộng quy mô phục vụ cho những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao. II. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty VietsureStar 1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 1.1. Đặc điểm về sản phẩm Bóng Starter là sản phẩm phóng điển, loại sản phẩm điện chân không cao, phức tạp, dùng để khởi động thắp sáng đèn huỳnh quang, là sản phẩm để bồng bộ với đèn huỳnh quanh, có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của đèn huỳnh quang. Do tầm quan trọng của sản phẩm mà các tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra khá cao. Dự án được nghiên cứu cho các sản phẩm Starter phóng điện dùng để thắp sáng đèn huỳnh quang đèn huỳnh quang có công suất từ 4W đén 80Watt bao gồm các chủng loại - FS-2 dùng cho đèn huỳnh quang 10Watt và 20Watt - FS-4 dùng cho đèn huỳnh quang 30W và 40W - FS-U dùng cho đèn huỳnh quang 4W đến 80W Sản phẩm của Công ty phải phù hợp với những tiêu chuẩn sau: Biểu3: Các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm Điện áp nguồn (V) Điện áp thí nghiệm (V) Thời gian phát sáng (S) Điện áp thí nghiệm (V) Thời gian phát sáng (S) Thời gian dự nhiệt (S) Công tắc nhỏ nhất (V) Không công tắc nhỏ nhất (V) Điện áp xung (V) 94 dưới 8 sec dưới 10 sec trên 0,5 sec 70 trên 700 110 100 94 100 dưới 7 sec dưới 10 sec trên 0,5 sec 65 trên 600 180 220 200 dưới 10 sec trên 0,75 sec 180 134 trên 800 200 Ngoài những chỉ tiêu về các tham số điệu và thời gian ghi ở bảng trên Starter phải thoả mãn các yêu cầu sau đây: (1) Độ gắn chặt của đế và vỏ phải chịu được lực xoắn 0,3N (2) Độ cách điện của vỏ nhựa và chân nhôm (đồng) phải đạt được 2 (3) Tiêu chuẩn về kích thước phải phù hợp với số đo trong bản vẽ. 1.2. Đặc điểm thị trường - Nhu cầu thị trường Starter là sản phẩm đồng bộ của đèn huỳnh quang, căn cứ vào kế hoạch sản xuất bóng đèn huỳnh quang của Công ty bóng đèn Điện quang, từ nay cho đến 2005, căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng của các bên liên doanh như sau: Tiêu thụ nội địa: 30-50% Xuất khẩu: 50-70% Biểu 4: Thực tế tiêu thụ trong 3 năm 98, 99, 2000 Đơn vị: cái Loại SP Năm 1998 1999 2000 Starter 20W 1.605.000 1591861 2.156500 Starter 40W 8384.000 9.923.000 10.327.000 Tổng số 9.989.000 11514.861 12.483.500 - Biện pháp thị trường Về sản phẩm: Liên doanh xác định phải giữ vững chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn quốc tế, bất kể là hàng sử dụng trong nước hoặc xuất khẩu để tạo ra uy tín đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, với nhịp độ tiến chung của Thế giới, Liên doanh sẽ cố gắng theo kịp tiến bộ KHKT để giữ vững uy tín trên thị trường. 2. Đặc điểm về tổ chức nhân sự Là công ty liên doanh, ngoài những đặc điểm chung của doanh nghiệp công nghiệp, công ty còn có những đặc điểm mang tính đặc thù 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty VietsureStar có cơ cấu tổ chức quản lý như sau: Chủ tịch HĐQ Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Bảo vệ Quản đốc phân xưởng Vănphòng Công ty Lắp ghép máng đèn Kế toán XNK Thư ký VP, KH, LĐ, VTư Lái xe cơ quan Bộ phận lắp ghép Starter Dây chuyền SX Wire-bwb 2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - Hội đồng quản trị (HĐQT) + hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên doanh. Công ty sẽ được điều hành theo đường lối nguyên tắc mà hội đồng quản trị nêu ra hoạt động theo các quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều lệ của Liên doanh có nhiệm kỳ là 3 năm. + Thành viên của hội đồng quản trị do các bên tham gia liên doanh chỉ định gồm 5 người * Bên Việt Nam: 2 người * Bên Hàn Quốc: 3 người + Chủ tịch có quy chế hoạt động phù hợp với lợi ích của công ty liên doanh và luật pháp nhà nước Việt Nam. + hội đồng quản trị ra quyết định trong các kỳ họp của mình. Hội nghị thường kỳ của hội đồng quản trị được tổ chức tuỳ thuộc vào mức độ cần thiết nhưng ít nhất là 2 lần trong một năm. + Các thành viên của hội đồng quản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản cho một người đại diện tham gia cuộc họp biểu quyết thay mình. Các cuộc họp đột xuất được chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của giám đốc, nhưng phải thông báo cho các thành viên biết trước ít nhất 15 ngày. +Hội đồng quản trị sẽ bầu chủ tịch theo chế độ luân phiên. Chủ tịch hội ddồng quản trị của nhiệm kỳ đầu tiên là người Hàn Quốc và Phó chủ tịch là người Việt Nam. + Giám đốc, phó giám đốc và các cán bộ chủ chốt gồm: kế toán trưởng, quản đốc phân xưởng... sẽ được hội đồng quản trị chỉ định trên cơ sở những hợp đồng tuyển dụng để quản lý và điều hành công ty liên doanh. - Ban giám đốc +Hội đồng quản trị cử nhiệm ban giám đốc gồm 2 người; 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Giám đốc là người Hàn Quốc và phó giám đốc là người Việt Nam, nhiệm kỳ là 3 năm và có thể tái tục. Ban giám đốc phải báo cáo hoạt động của mình theo định kỳ 6 tháng và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi hoạt động của công ty. + Giám đốc và phó giám đốc có chức năng và nhiệm vụ sau: * Đại diện cho công ty liên doanh quan hệ với các cơ quan nhà nước, toà án và các tổ chức kinh tế trong các công việc liên quan đến các hoạt động của công ty. * Thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị và báo cáo kết quả thực hiện. * Thay mặt cho công ty liên doanh ký kết và thực hiện các hợp đồng trong phạm vi quyền hạn mà hội đồng quản trị giao phó. * Tuyển dụng nhân viên cho công liên doanh thông qua hợp đồng lao động và quyết định thưởng phạt, các biện pháp kỷ luật hoặc sa thải nhân viên phù hợp với các quy chế lao động áp dụng cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và quy chế của công ty liên doanh do hội đồng quản trị quy định. - Văn phòng công ty: Có chức năng quản lý con dấu công ty, lưu trữ, thu phát công văn, tài liệu đúng nguyên tắc bảo mật, quản lý vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng, tổ chức thực hiện đón tiếp khách, tổ chức hội họp, tổ chức đánh máy, in ấn, gửi tài liệu theo yêu cầu, quản lý hoạt động đội xe văn phòng và quản lý cán bộ công nhân viên khu nội trú. Ngoài ra ở công ty VietsureStar, Văn phòng công ty còn trực tiếp quản lý các công việc: kế toán xuất nhập khẩu, thư ký văn phòng, kế hoạch, lao động, vật tư. - Quản đốc phân xưởng: Là người được hội đồng quản trị chỉ định và làm việc dưới sự điều hành của ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về những lĩnh vực hoạt động của mình. Tại công ty liên doanh VietsureStar, quản đốc phân xưởng được quyền trực tiếp quản lý các xưởng: Lắp ghép máng đèn, dây chuyển sản xuất Wire-buld, lắp ghép Starter. - Bảo vệ phòng bảo vệ có chức năng và nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực công ty. 3. Đặc điểm máy móc thiết bị Biểu 5: Danh mục và giá thiết bị Tên thiết bị Số lượng (chiếc) Đơn giá (USD) Thành tiền (USD) 1. Máy lắp ráp điện cực 2 59.000 118.000 2. Máy hàn và kéo ống 1 22.500 3. Máy rút khí 1 64.000 4. Máy luyện nghiệm 1 6.000 5. Máy nén gió 3HP 2 8.445 16.890 6. Khuôn (24 cái) 1 bộ 15.000 7. Máy in 2 1.000 2.000 8. Máy dập 1 500 9. Phụ tùng thay thế và thiết bị kiểm tra 28.000 Tổng số 272.890 - Mô tả thiết bị chính + Máy lắp ráp điện cực: Máy tự động 24 đầu có công suất 1920 cái/giờ. Kích thước máy: Đường kính 1100mm Chiều cao 1700mm Công suất điện: 0,5HP Những tính năng cơ bản của máy * Nạp dây dẫn 2 đoạn * Nạp hạt cườm * Hàn kim loại kép * Sơn bột nhôm * Hiệu chỉnh khoảng cách điện lực + Máy hàn và kéo ống: Máy tự động 22 trục quay có công suất 3840 cái/giờ Kích thước máy: dài 2400mm rộng 700mm cao 850mm Công suất điện: 0,5 HP Những tính năng cơ bản * Hàn miệng * Kép bóng + Máy rút khí: Máy tự động 128 đầu có công suất 48000 cái/giờ kích thước máy: đường kính 1200mm chiều cao: 1500mm Công suất điện: 1 HP Những tính năng cơ bản * Rút khí * Sấy nóng * Nạp khí * Cắt bóng + Máy luyện nghiệm: Máy bán tự động 45 vị trí có công suất 2000 cái/giờ kích thước máy: dài 600mm rộng 600mm cao 1100mm 4. Đặc điểm về tổ chức sản xuất công ty 4.1. Quy trình công nghệ sản xuất Starter được mô tả theo sơ đồ sau Cung cấp vỏ nhựa Đế Bakelite Tụ điện Cắt ống thuỷ tinh Lắp trụ vào ống thuỷ tinh đã cắt Hạt cườm Dây dẫn Kim loại thép Đóng gói Kiểm tra cuối cùng Lắp starter vào vỏ nhựa Kiểm tra Lắp bóng và tụ điện và đế Bakelite Luyện nghiệm và kiểm tra bóng Rút khí tự động Hàn miệng và kéo bóng Máy lắp ráp điện cực Chuẩn bị nguyên liệu 4.2. Sơ đồ bố trí dây truyền sản xuất Kho 11 10 2 3 4 5 8 9 7 6 1 1: Bàn cắt trụ: Cutting 2,3: Máy mounting: Lắp điện cực 4: Máy sealing: Hàn miệng và kéo ống 5: Máy Mounting và Sealing: Lắp điện cực, hàn miệng, kéo ống. 6: Exhauting: Máy rút khí, bơm chân không. 7: Máy Aging: Luyện bóng. 8: Bàn thao tác Clipping: Lắp ghép Capless 9: Bàn thao tác Capping: Lắp vỏ nhựa Cap. 10: Bàn kiểm tra sản phẩm Testing. 11: Bàn đóng hộp. 4.3. Quy trình sản xuất phân phối sản phẩm chủ yếu Bao gồm 9 bước: -Dây chuyền sản xuất Cắt trụ(Cutting) Ráp dây(Mounting) Kéo ống(Sealling) Rút khí(exhauting) Luyện bóng(Aging) Lắp ghép (Clipping) Đóng vỏ nhựa(Capping) Kiểm tra (Testing) Đóng hộp(Packing) Bước 1: Cắt trụ( Cutting) -ống thuỷ tinh hình trụ dài là nguyên liệu đầu vào được đưa vào máy cắt, cắt thành đoạn nhỏ có kích thước chuẩn là 7cm. -Yêu cầu của công đoạn cutting: ống trụ được tạo ra không được vỡ, mặt cắt của ống trụ phải đều, đúng kich thước tiêu chuẩn. -Hoạt động: Chủ yếu là lao động thủ công. Có hai công nhân đảm nhận và một dao cắt chuyên dụng. Bước 2: Ráp dây( Mounting) Mounting là công đoạn lắp ráp dây dẫn và Bimetal sau đó lồng cả 2 chi tiết này vào ống truk thuỷ tinh(sản phẩm đầu ra của công đoạn cutting) - Đầu vào: + Trụ thuỷ tinh được tạo ra từ công đoạn cutting + Bimetal + Dây dẫn bằng đồng + Hạt thuỷ tinh -Nhiên liệu: gaz đốt -Năng lượng: điện cho động cơ hoạt động -Đầu ra: Trụ thuỷ tinh đã được lồng dây dẫn có gắn bimetal. -Số lượng công nhân: Mỗi máy do một công nhân đảm nhận. Máy hoạt động theo cơ chế tự động cơ học. công nhân có nhiệm vụ đứng theo dõi hoạt động của máy, cung cấp nguyên liệu đầu vào, xếp chuyển đầu ra và khắc phục sự cố của máy. -Công suất: Hiện tại có hai máy mounting hoạt động với công suất thiết kế 30-40 sản phẩm/phút. Bước 3: Kéo ống Sealling Máy mounting hoạt động theo nguyên tắc dùng nhiệt đốt nóng. Dưới tác dụng của nhiệt trụ thuỷ tinh đã lồng dây dẫn có gắn bimetal (sản phẩm đầu ra của công đoạn mouting) dễ dàng được kéo dài hình chày và bịt kín một đầu. -Đầu vào: Trụ thuỷ tinh đã được llồng dây đồng có gắn bimetal (sản phẩm đầu ra của công đoạn mounting). Nhiên liệu +Khí hoá lỏng LPG +Điện năng giúp môtơ hoạt động. - Đầu ra: Trụ thuỷ tinh lồng dây đồng có gắn bimetal được kéo hình theo hình vẽ và được bịt kín một đầu. - Công suất: Hiện tại có một máy mounting có công suất thiết kế 60-80 sản phẩm/phút tương đương 13000-14000 cái/ngày. Năm 1998 công ty đã đầu tư thêm 01 máy có cơ chế hoạt động tự động cơ học và máy này có chức năng bằng cả 2 máy mounting và sealling tức là: -Đầu vào +Trụ thuỷ tinh +Dây dẫn đồng +Bimetal +Que thuỷ tinh(thay cho hạt thuỷ tinh ở công đoạn mouting) - Đầu ra: Trụ thuỷ tinh đã được lồng dây dẫn gắn bimetal và được kéo hình chày. Bước 4: Rút khí( Exhouting) Bóng starter hoạt động theo nguyên tắc phóng điện trong môi trường khí trơ do vậy công đoạn exhauting là việc rút khí trơ và bít kín ống tạo thành bóng đèn của starter. - Nguyên liệu đầu vào: +Trụ thuỷ tinh đã được lồng dây dẫn gắn bimetal và được kéo hình chày có bịt kín một đầu (sản phẩm của công đoạn sealling). +Hỗn hợp khí trơ. - Đầu ra: Bóng đèn của starter đã được bít kín. - Công suất: 120-140 sản phẩm/phút. Hiên tại có một máy Exhauting do một công nhân đảm nhiệm. Bước 5: (Luyện bóng starter) Aging Đây là bước kiểm tra đầu tiên chất lượng độ bóng đồng thời luyện cho bóng có độ bền nhất định theo yêu cầu. -Đầu vào: Bóng đèn của starter (sản phẩm đầu ra của công đoạn 4 - Exhauting). -Đầu ra: Những bóng đèn starter đủ tiêu chuẩn. Bước 6: Lắp ghép (Clipping) Lắp ghép billbase, wirebuld và condeser(tụ điện) với nhau để tạo thành capless. -Đầu vào: + Wirebuld(đầu ra của công đoạn 5) + Billbase + Condeser -Đặc điểm: Đây là công đoạn gia công thủ công trong dây chuyền. Năng suất trung bình: 4000-5000 sản phẩm/ngày/công nhân. -Đầu ra: Sản phẩm đầu ra của công đoạn 6 là bộ capless -Số lượng công nhân: từ 4-8 người /ca Bước 7: Đóng vỏ nhựa (Capping) Lắp ghép capless vào vỏ nhựa cap để tạo thành starter hoàn chỉnh. -Đầu vào: +vỏ nhựa cap +capless(sản phẩm đầu ra của công đoạn 6) -Đặc điểm: Đây là công đoạn gia công thủ công thuần tuý. -Năng suất: 9000-10000 sản phẩm/ngày/công nhân. -Số lượng công nhân: 6-10 công nhân/ca. -Bước 8: Kiểm tra(Testing.) Sau khi có được sản phẩm starter hoàn chỉnh của công đoạn 7 tới đây sản phẩm starter được kiểm tra chất lượng hoàn chỉnh 1 lần nữa. -Bước 9: Đóng hộp(Packing.) Công đoạn cuối cùng của dây chuyền sản xuất starter là đóng hộp và nhập kho. 5. Đặc điểm về nguyên vật liệu Là doanh nghiệp công nghiệp, hơn nữa, do tính chất đặc thù của sản phẩm mà công ty luôn có những nhu cầu vật tư nguyên liệu sau: - ống thuỷ tinh - Dây dẫn 2 đoạn - Bi metal - Hạt cườm (Thuỷ tinh hạt) - Bột nhôm - Khí Argon - Chân nhôm (đồng) - Đế Bakelite - Vỏ nhựa - Tụ điện - Mực in - Bao bì Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và nhanh chóng tạo hiệu quả kinh doanh cho liên doanh, bước đầu liên doanh chủ trương nhập p hần lớn các vật tư chủ yếu để đưa vào sản xuất, tuy nhiên sau đó liên doanh đã có phương án thay thế dần các nguyên phụ liệu có sẵn và có khả năng chế tạo trong nước nhằm giảm giá NVL góp phần hạ giá thành sản phẩm (giá trị NVL chiếm từ 65 đến 70% giá thành sản phẩm). - Nguồn cung cấp trong nước hiện tại gồm: * ống thuỷ tinh * Mực in * Bao bì - Khả năng thay thế nguyên liệu nhập ngoại * Hạt cườm * Chân nhôm * Vỏ nhựa * Tụ điện Chủ trương của liên doanh là đưa ra giá bán thấp hơn so với sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng của các đơn vị khác nhằm tạo được khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Điều này có thể thực hiện do chi phí thấp (kể cả chi phí nhân công lẫn chi phí NVL). 6. Đặc điểm về tài chính - Tổng vốn đầu tư ban đầu: 428.400 (USD) - Vốn pháp định: 428.400 (USD) Biểu 6: Cơ cấu vốn ban đầu của Công ty Đơn vị: USD Loại vốn Giá trị Vốn cố định 378.400 Thiết bị sản xuất chính 272.890 Nhà xưởng 76.000 Thiết bị động lực 12.000 Thiết bị văn phòng 4.500 Ô tô 13.000 Vốn lưu động 50.000 Tổng vốn đầu tư 428.400 Biểu 7: Cơ cấu vốn góp của các bên liên doanh Loại tài sản Giá trị Tỷ lệ Vốn góp của Việt Nam 128.520 30% Nhà xưởng 76.000 Tiền mặt 53.520 Vốn góp của Hàn Quốc 299.880 70% Dây chuyền thiết bị 272.890 Tiền mặt 26.990 Tổng vốn pháp định 428.400 - Kế hoạch khấu hao Nhà xưởng: 20 năm Thiết bị: 10 năm Biểu 8: Giá trị nhà xưởng và thiết bị ban đầu Đơn vị: USD Loại tài sản Giá trị Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao (năm) Mức khấu hao (1000 SP) 1. Nhà xưởng 76.000 0,5% 3.800 0,95 2. Thiết bị 302.400 10% 30.240 5,04 Biểu 9: Tình hình tài chính của giai đoạn1998 - 2000 Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1. Doanh thu 548.000 525.000 626.000 2. Thuế VAT 21.920 52.500 62.600 3. Tổng chi phí 411.000 423.150 504556 4. Lợi nhuận gộp 115.080 49.350 58.844 5. Thuế lợi tức (20%) 23.016 9.870 11.768,8 6. Lợi nhuận thuần 92.064 39.480 47.075,2 7. Trích các quỹ (25%) 23.016 9.870 11.768,8 8. Lợi nhuận để chia 69.048 29.610 35.306,4 * Bên Việt Nam (30%) 20.714,4 13.059 18.282,60 * Bên Hàn Quốc 70% 48.333,6 20.727 24.714,48 Biểu 10: Các tỷ suất tài chính Tỷ xuất tài chính Năm 1 Năm 2 Năm 3 Lợi nhuận thuần /vốn đầu tư 10,83% 13,54% 18,96% Lợi nhuận thuần /doanh thu 16,58% 16,58% 16,58% III. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty liên doanh VietsureStar 1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 1.1. Kết quả SXKD năm 1999 Năm 1999 là năm làm ăn tồi tệ nhất kể từ khi ra đời của liên doanh. Cụ thể là đã từ công ty làm ăn có lãi chuyển sang lỗ 64.502.459 (VNĐ). Trong khi đó lợi nhuận của 5 năm trước từ 1994 đến 1998 là: + Tổng lợi nhuận thu được để chia: 454.131,6USD + Viện khoa học: 1.320.427.300 (VNĐ) + Điện quang: 264.086.867 (VNĐ) + Korea: 317.892,17 USD Khấu hao luỹ kế: 3.374.117.128 (VNĐ) Đã mua sắm thiết bị: 1.347.013.874 (VNĐ) Năm 1999 cũng là năm Công nghiệp cho ra đời một số loại sản phẩm mới nhằm thực hiện chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt hoá sản phẩm, nhưng chất lượng kém. Tuy nhiên, không thể không kể đến những cố gắng của công ty. - Giảm chi phí đến tối thiểu - Giảm giá NVL mua vào - Mở rộng sản xuất máng đèn 1.2. Kết quả SXKD năm 2000 Sản phẩm Starter SX ra: 12.483.500 (cái) Gồm: Starter 20W: 2.156.500 (cái) Starter 40W: 10.327.000 (cái) Năm 2000 là năm khó khăn nhất trong suốt 7 năm vận hành của liên doanh, biểu hiện: (1) Trên thị trường có rất nhiều Starter của tư nhân nhập từ nhiều nguồn khác nhau - chất lượng kém, không ổn định và giá cả không thống nhất (2) Công ty phải giảm giá để tăng khả năng cạnh tranh bằng chiến lược giá thấp, thị phần không giảm nhiều, nhưng lãi giảm đáng kể. (3) Tốc độ sản xuất vượt cao hơn tốc độ tiêu thụ gây khó khăn về tài chính. Hàng lưu kho nhiều là điều phải tính toán lại, phải có phương pháp tối ưu để khắc phục. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trên, năm 2000 Công ty đã có một số thuận lợi đáng kể. (1) Đội ngũ công nhân kỹ thuật đã lành nghề hơn, sản xuất nói chung ổn định, giữ được chất lượng sản phẩm. (2) Năm 2000 được giảm thuế 10 tháng với tổng số tiền được giảm là: 134.911.000(đ) (3) Được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, nhất là Bộ Công nghiệp, nhờ vậy mà Công ty đã tháo gỡ được một số khó khăn và đạt được kết quả cụ thể sau: Năm 2000: 1. Lợi nhuận trước thuế: 1.005.144.174 (VNĐ) 2. Lãi thuần:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0583.doc
Tài liệu liên quan