DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp 3
1. Khái niệm về vốn kinh doanh 3
2. Phân loại vốn kinh doanh 4
2.1.Đứng trên giác độ pháp luật 4
2.2.Đứng trên giác độ hình thành vốn gồm có 5
2.3.Đứng trên giác độ chu chuyển vốn 5
3.Đặc điểm của vốn 6
3.1.Đặc điểm của vốn lưu động 6
3.2.Đặc điểm của vốn cố định 6
4.Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 7
5. Đa dạng hoá các nguồn cung ứng vốn 8
5.1.Tự cung ứng 8
5.2.Các phương thức cung ứng vốn từ bên ngoài 10
II. Hiệu quả sử dụng vốn 17
1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn 17
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 18
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 19
2.3. Tỷ suất lợi nhuận 21
2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 21
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN 25
I. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 25
1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 25
2. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý của Nhà máy 28
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy 28
2.2. Năng lực về tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh 31
II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 34
1. Đặc điểm của nghành 34
2. Đặc điểm về mặt hàng và thị trường 34
3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị công nghệ 35
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu 38
5. Đặc điểm về lao động 39
III. Thực trạng về công tác sử dụng vốn tại Nhà máy thiết bị bưu điện 42
1.Về nguồn vốn của Nhà máy 42
2. Công tác sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Thiết bị Bưu Điện 45
2.1. Cơ cấu vốn lưu động 45
2.2. Nguồn vốn lưu động 47
2.3. Quản trị vốn lưu động 49
2.4. Sử dụng vốn lưu động ở Nhà máy 52
3. Công tác sử dụng vốn cố định của Nhà máy 55
3.1. Cơ cấu vốn cố định 55
3.2. Nguồn vốn cố định 56
3.2. Sử dụng vốn cố định ở Nhà máy 56
4. Công tác thanh toán của Nhà máy Thiết bị Bưu điện 57
5. Đánh giá chung về công tác sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 58
6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết bị Bưu Điện 59
6.1. Những kết quả đạt được trong việc sử dụng vốn của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 59
6.2. Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Nhà máy Thiết bị Bưu Điện 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN 63
I. Những căn cứ và định hướng chung của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 63
1. Dự đoán những thay đổi của thị trường 63
2. Mục tiêu, phương hướng của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện trong thời gian tới 64
II. Những giải pháp chủ yếu 65
1. Về vốn cố định 65
1.1. Sử dụng tiết kiệm, hợp lý, tận dụng công suất máy móc 65
1.2. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ khấu hao cơ bản 66
2. Về vốn lưu động 67
2.1. Xác định lượng vốn lưu động hợp lý cho năm kế hoạch 67
2.2. Nâng cao năng lực thu hồi nợ phải thu 68
2.3. Giảm lượng hàng tồn kho 70
2.4. Giảm chi phí nguyên vật liệu 73
2.5. Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính 75
III. Một số giải pháp khác 75
1. Mở rộng thị trường, chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định 75
2. Bảo toàn và phát triển vốn 76
3. Hoàn thiện nâng cao hơn nữa công tác Thống kê- Kế toán. 78
4. Nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên 78
IV. Kiến nghị 81
1. Kiến nghị đối với nhà nước 81
2. Kiến nghị đối với Bộ Bưu chính viễn thông 82
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
87 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian từ 4-5 năm, do vậy đến khi Việt nam thực hiện cam kết AFTA Nhà máy có thuận lợi cho việc hạ chi phí sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Năm 1999 Nhà máy đã ngừng việc nhập khẩu điện thoại (trừ điện thoại di động) và tung ra thị trường các sản phẩm mới của Nhà máy, hiện nay nhiều sản phẩm của Nhà máy đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
- Đặc điểm về máy móc thiết bị: Nhà máy có khoảng 170 chiếc máy khác nhau thuộc nhiều chủng loại như: máy đột, máy dập, máy khoan, máy ép... Trong đó, chủ yếu là các loại máy móc thiết bị được chế tạo tại Trung Quốc, Liên Xô (cũ) và Việt Nam chiếm tới 70% số lượng máy móc thiết bị của Nhà máy. Số máy móc thiết bị còn lại được nhập từ các nước như : Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Bỉ...Những năm trở lại đây, Nhà máy đã liên tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, Các loại máy móc thiết bị sản xuất sau năm 1980 chiếm tới 90%. Tuy nhiên cũng có một số máy móc thiết bị công nghệ sản xuất ra từ năm 1960, số máy móc thiết bị này tuy vẫn vận hành được nhưng cũng đặt ra yêu cầu phải thay thế bằng thiết bị công nghệ hiện đại hơn.
Tóm lại, trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của dây chuyền điện thoại là một thế mạnh của Nhà máy, chúng sẽ đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc hạ giá thành và tăng năng suất lao động. Hơn nữa, do quy trình công nghệ khép kín nên Nhà máy có thể tiết kiệm thời gian của quá trình sản xuất, đưa nguyên vật liệu nhanh chóng chuyển thành bán thành phẩm, rồi sau đó chuyển thành sản phẩm ở các tổ, phân xưởng sản xuất, để tăng doanh thu và lợi nhuận. Đây là một điều kiện làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy.
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà máy phải chủ động tìm mua các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trên thị trường trong nước và cả quốc tế. Các đối tác cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu cho Nhà máy là:
Đối tác trong nước: Tổng công ty kim khí, Tổng công ty nhựa, Tổng công ty xăng dầu, công ty thiết bị văn phòng...
Các nhà cung cấp nước ngoài gồm có rất nhiều các công ty của các nước như: Công ty Siemen (Đức), Công ty Motorola, Công ty At&T (Mỹ), Công ty Hyndai corporation, Alanchia, Koken (Hàn Quốc), Full Rise Electronic(Đài Loan)...
Do tính đặc thù của sản phẩm,lại thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nên chủng loại nguyên vật liệu của Nhà máy rất lớn, khoảng từ 500 - 600 loại, chủ yếu là các loại kim khó, sắt thép bao gồm:
+ Kim khí đen : như tôn CT3, C45 dạng tấm dầy 1-5 mm, các loại thép phi tròn, thép dùng chế tạo khuôn mẫu dầy hàng trăm mm...
+ Kim khí màu: Đồng, chì, nhôm, kẽm, inox...
+ Các loại nhựa bao gồm: nhựa ABS, PP, PVC, PPMA, PA, PE, polycacbonat, PVC Compound...
+ Các loại linh kiện điện tử :linh kiện điện thoại (điện trở, bảng mạch...), đồng hồ, nguồn...
Do chủng loại nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú nên trong hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, Nhà máy phải quan tâm đến sự tương thích giữa công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu đưa vào, các nguồn cung cấp, giá thành nguyên vật liệu có được đảm bảo không... khi thực hiện đầu tư một thiết bị công nghệ hiện đại cũng như khi mất đi một nguồn cung cấp hay một loại nguyên liệu nào đó, Nhà máy luôn luôn phải chú ý đến mối quan hệ này. Hơn nữa, do nguồn cung cấp nguyên vật liệu phong phú nên Nhà máy cần chú ý lựa chọn nhà cung cấp cho phù hợp để có thể sử dụng được vốn của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
5. Đặc điểm về lao động
Với những máy móc và dây truyền Công nghệ hiện đại đã được trang bị cho Nhà máy thì yêu cầu tất yếu là đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý cao và lực lượng công nhân có tay nghề giỏi có trình độ kỹ thuật. Nhưng trong những năm đầu đổi mới Nhà máy có lực lượng công nhân quá đông (1200 người), trình độ không đồng đều gây nên tình trạng thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao và thừa lao động giản đơn dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ kém hiệu quả. Trước tình trạng đó Nhà máy đã chú trọng tới việc tuyển dụng lao động mới và bồi dưỡng lao động hiện có để có đội ngũ công nhân đủ trình độ làm việc với những máy móc và dây truyền hiện đại. Một thực tế là Nhà máy thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cho nên mỗi công nhân phải làm được nhiều công việc khác nhau cho nên tình trạng trình độ chuyên môn hoá không cao dẫn đến năng xuất lao động chỉ đạt ở mức trung bình. Ví dụ: Điện thoại Postef được sản xuất chủ yếu ở các phân xưởng 6 và phân xưởng 7 nhưng những công nhân ở đây sẵn sàng được điều đi các phân xưởng khác nếu sản xuất ít điện thoại.
Ngược lại khi có nhiều đơn đặt hàng sản xuất điện thoại thì Nhà máy có thể điều động nhân công từ các phân xưởng khác sang để tăng cường nhân lực. Chính sự linh hoạt trong điều hành lao động này cũng là ưu điểm của Nhà máy, tránh được tình trạng nơi thừa nơi thiếu lao động. Nhưng đó cũng là nguyên nhân làm trình độ chuyên môn hoá không cao làm công tác điều độ sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Việc làm thường xuyên của Nhà máy là tổ chức các lớp học, đào tại nâng cao tay nghề của công nhân, tuyển thêm lao động có trình độ kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu công việc để thay thế những người đã nghỉ. Đến nay số lượng cán bộ công nhân viên của Nhà máy đứng ở khoảng 518 người với trình độ chuyên môn đổng đều 100% đã qua các lớp đào tạo kỹ thuật hoặc tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Trong công tác quản trị nhân lực, Nhà máy rất chú trọng đến việc khen thưởng với những cá nhân và tập thể xuất sắc. Nhờ đó đã phát huy được sự hăng say và tính sáng tạo của mỗi người, đã có nhiều đề tài cấp ngành do cán bộ công nhân viên Nhà máy xây dựng được công nhận. Những đặc điểm về lao động nêu trên có rất nhiều thuận lợi cho việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Trước hết, đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật có trình độ, tay nghề cao của Nhà máy sẽ tự đánh giá được thực trạng về thiết bị công nghệ, từ đó có kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị công nghệ cho phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng vốn đúng mục đích, tránh gây những lãng phí không cần thiết. Hơn nữa, với trình độ của mình, đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường sẽ phân tích đúng sự biến động của thị trường, từ đó có những phương án sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của Nhà máy trên thị trường đầy biến động.
Số lượng cán bộ công nhân viên của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Số lượng cán bộ công nhân viên của Nhà máy năm 2002
Đơn vị : Người
Chức danh
Số lượng
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Trung học
Lãnh đạo
3
3
Trưởng, phó phòng
16
16
Quản đốc, phó quản đốc
12
8
3
1
Cán bộ, nhân viên
92
20
32
27
13
CNSX
395
54
52
152
77
60
Cộng
518
101
87
180
90
60
( Nguồn: Phòng tổ chức- Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện)
Tuy nhiên, căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy lao động của Nhà máy có đặc điểm sau: Lao động quản lý chiếm khá cao so với lao động của toàn Nhà máy. Điều này cho thấy số lao động quản lý của Nhà máy còn khá lớn, chưa đạt đến một tỷ lệ tối ưu. Điều này dù còn nhiều bất cập nhưng cũng là tình trạng chung của khối doanh nghiệp nhà nước hiện nay, do vậy làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy.
6. Đặc điểm về tài chính
Vốn cần cho sản xuất kinh doanh rất lớn, trong khi đó nhiều khách hàng thanh toán chậm dẫn tới Nhà máy bị thiếu vốn, phải đi vay của các tổ chức tín dụng, việc đi vay của các tổ chức này làm tăng chi phí dẫn tới giá thành sản phẩm cao.
Tỷ suất lợi nhuận của Nhà máy khá cao (trên dưới 6%), đây là tiền đề cho một số năm tới, và tỷ suất lợi nhuận cao nên tích luỹ và phúc lợi của doanh nghiệp cũng khá nhiều.
Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử - viễn thông, do vậy nhu cầu về vốn là thường xuyên và tương đối lớn. Để tồn tại và phát triển trong quá trình nền kinh tế hội nhập, một mặt Nhà máy kiện toàn bộ máy, mặt khác Nhà máy tăng cường đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Để đầu tư theo chiều sâu, mua sắm trang thiết bị công nghệ thì Nhà máy cần một lượng vốn tương đối lớn, Nhà máy đã huy động vốn cho sản xuất kinh doanh từ các nguồn sau:
Từ nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Hàng năm Nhà máy được ngân sách nhà nước cấp cho khoảng từ 4 - 8 tỷ đồng.
Nhà máy còn vay của các tổ chức tín dụng là chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình, Ngân hàng ANZ, đây là hai tổ chức tín dụng đã cung cấp một lượng vốn khá lớn cho Nhà máy.
Nguồn vốn từ tiết kiệm trong sản xuất, từ sáng tạo cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nguồn vốn này không nhỏ khi chính sách tiết kiệm được thực hiện có hiệu quả. Đây chính là nội lực của Nhà máy, nó không những làm tăng nguồn vốn kinh doanh mà còn góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm làm tăng khả năng cạnh tranh của Nhà máy trên thị trường.
Ngoài ra, Nhà máy còn vay của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy. Đây là nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, góp phần không nhỏ trong thành công của Nhà máy.
III. thực trạng về công tác sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy thiết bị bưu điện
1.Về cơ cấu vốn và nguồn vốn của Nhà máy
Tính đến cuối năm 2002, tổng số nguồn vốn của Nhà máy là 155.977 Triệu đồng. Số vốn này được hình thành từ hai nguồn:
Vốn chủ sở hữu: 52.735 Triệu đồng
Nợ phải trả : 103.242 Triệu đồng
Qua đó, ta thấy Nợ phải trả của Nhà máy gấp 1.96 lần so với Vốn chủ sở hữu. Đây là đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp thường chiếm dụng vốn để sản xuất kinh doanh.
Vậy ta hãy xem xét về vốn kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy qua các bảng sau.
Bảng 4: Kết cấu vốn kinh doanh của Nhà máy năm 2002
Tài sản
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Chênh lệch
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
1.Tài sản cố định
2.Tài sản lưu động
-Vốn bằng tiền
-Vốn dự trữ
3.Tài sản thanh toán
-Phải thu
-Tài sản lưu động khác
35.459
52.537
3.382
49.155
52.979
50.553
2.426
25,15
37,27
2,4
34,87
37,58
35,86
1,72
42.659
54.434
3.109
51.325
58.884
57.654
1.230
27,35
34,9
2
32,9
37,75
36,96
0,709
7.200
1.897
-273
2.170
5.905
7.101
-1.196
20,3
3,61
-8,07
4,41
11,15
14,04
-49,29
Tổng
140.977
100
155.977
100
15.000
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002 của Nhà máy Thiết bị bưu điện)
Qua bảng phân tích trên ta có một số nhận xét sau:
+ Vốn tài sản cố định:
Vốn này cuối kỳ tăng 7.200 triệu đồng. Cho thấy sự đổi mới, trang bị thêm về tài sản cố định, tạo điều kiện tốt hơn cho sản xuất kinh doanh.
Đầu năm số vốn này chiếm tỷ trọng 25,15% nhưng cuối năm tăng lên 27,35%. Điều đó chứng tỏ sự nhìn nhận đúng đắn của ban lãnh đạo, tiếp cận với công nghệ hiện đại. So với đầu kỳ về tương đối tài sản cố định tăng 20,3%.
+ Vốn tài sản lưu động:
Đối với một Nhà máy chuyên kinh doanh trong lĩnh vực điện tử viễn thông thì tổng giá trị tài sản lưu động là rất lớn.
Số vốn lưu động đầu năm 2002 chiếm tỷ trọng37,27% nhưng đến cuối năm còn chiếm 34,9% chứng tỏ năm 2002 lượng vốn lưu động hoạt động khá mạnh trong khi việc thu hồi các khoản nợ diễn ra chậm dẫn tới tình trạng vốn lưu động có tỷ trọng thấp ở cuối năm do đó ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đầu năm sau.
Số vốn lưu động trong năm 2002 tăng 1.897 triệu đồng tức là tăng 3,61% trong đó vốn bằng tiền giảm 8,07%, vốn dự trữ tăng 4,41%.
+ Tài sản phải thanh toán:
Các khoản phải thu của Nhà máy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, điều đó chứng tỏ việc vốn của Nhà máy bị chiếm dụng lớn. Đầu năm các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 35,86% và cuối năm tăng lên 36,96%. Vậy Nhà máy cần phải xem xét lại công tác thu hồi nợ nhằm bổ xung thêm nguồn vốn cho Nhà máy.
Tài sản lưu động khác của Nhà máy chủ yếu là Tạm ứng và Chi phí trả trước, khoản này cũng giảm mạnh vào cuối năm được thể hiện qua bảng số liệu: Đầu năm chiếm tỷ trọng 1,72%,cuối năm chiếm tỷ trọng 0,709% giảm 49,29%.
Qua bảng trên ta thấy, các khoản vốn của Nhà máy bị chiếm dụng quá lớn. Muốn có thêm vốn để hoạt động, Nhà máy lại phải đi vay và chịu lãi suất. Khoản phát sinh chủ yếu ở các khoản phải thu là do ứng trước cho người bán và người mua trả chậm dẫn tới tình trạng vừa thiếu vốn kinh doanh, vừa bị chiếm dụng vốn. Đây là điểm bất hợp lý trong sử dụng vốn của Nhà máy. Nhà máy cần có biện pháp nhằm thúc đẩy việc thu hồi nợ.
Để xem xét vốn của Nhà máy được hình thành từ đâu ta có bảng sau:
Bảng 5: Bảng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy năm 2002
Nguồn vốn
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Chênh lệch
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
1.Nguồn vốn CSH
NVKD
NV quỹ
2.Nguồn vốn tín dụng
Vay DHNH
Vay NHNH
Vay đối tượng khác
3.Nguồn vốn thanh toán
- Phải trả
46.235
46.101
134
75.034
23.120
51.914
-
19.707
19.707
32,8
32,7
0,1
53,2
16,4
36,8
-
14
14
52.735
52.549
186
75.996
21.150
54.846
-
27.246
27.246
33,81
33,69
0,12
48,72
13,56
35,16
-
17,47
17,47
6.500
6.448
52
962
-1.970
2.932
-
7.539
7.539
14,05
14
38,8
1,28
-8,52
5,65
-
38,26
38,26
Tổng
140.977
100
155.977
100
15.000
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002 của Nhà máy Thiết bị bưu điện)
Qua bảng kết cấu vốn kinh doanh của Nhà máy, ta có một số nhận xét sau:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu của Nhà máy tăng 6.500 triệu đồng đạt 14,05%. Trong đó nguồn vốn kinh doanh tăng 6.448 triệu đồng, nguồn vốn quỹ tăng 52 triệu đồng, chứng tỏ các quỹ của Nhà máy khá ổn định.
Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm tăng 14,05% cũng thể hiện phần nào sự phát triển của Nhà máy.
+ Nguồn vốn tín dụng: Nhà máy vay ngắn hạn tại ngân hàng với tổng số tiền cuối năm 2002 là 54.846 triệu đồng tăng so với đầu năm là 2.932 triệu đồng. Số nợ dài hạn của Nhà máy giảm 1.970 triệu đồng. Tuy nhiên, tốc độ giảm của số nợ dài hạn không bằng tốc độ tăng của số nợ ngắn hạn. Chính vì vậy, vốn lưu động của Nhà máy tăng nhẹ trong năm 2002 như đã nói ở trên.
+ Nguồn vốn thanh toán: Đầu năm, số vốn này chiếm 14%, cuối năm con số này tăng lên 17,47%. Con số này nói lên việc chiếm dụng vốn khá lớn của Nhà máy, số vốn này tăng thêm 7.539 triệu đồng. Đây có thể là hệ quả của việc muốn tự chủ về tài chính nhưng lại đi chiếm dụng vốn của người khác của Nhà máy, hoặc có thể do phương thức thanh toán mà Nhà máy thoả thuận với nhà cung cấp,... nên dẫn tới việc nợ khách hàng quá nhiều.
2.Công tác sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Thiết bị Bưu Điện
2.1.Cơ cấu vốn lưu động
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử viễn thông, cho nên nguồn vốn của Nhà máy dùng để tài trợ cho tài sản lưu động hay còn gọi là vốn lưu động là khá lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn lưu động của Nhà máy phần lớn là trong ngắn hạn, thường xuyên biến động, nên Nhà máy chủ yếu sử dụng nợ vay ngắn hạn và tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho nó.
Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn lưu động của Nhà máy ta có bảng sau:
Bảng 6: Cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
1.Tiền mặt
2.Phải thu
3.Tồn kho
4.TSLĐ khác
5.707
57.735
36.797
1.331
5,6
56,8
36,3
1,3
4.890
39.753
52.016
504
5,0
40,9
53,5
0,6
3.382
50.553
49.155
2.426
3,2
48
46,6
2,2
3.109
57.654
51.325
1.230
2,7
50,9
45,3
1,1
Tổng VLĐ
101.570
100
97.208
100
105.518
100
113.318
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 1999-2002 của Nhà máy Thiết bị bưu điện)
Qua bảng số liệu ta có một số nhận xét sau:
+ Quy mô của vốn lưu động biến đổi phức tạp trong cả thời kỳ. Năm 2000 giảm so với năm 1999 là 4.362 triệu đồng, chủ yếu là do giá trị TSLĐ khác và lượng tiền mặt giảm mạnh. Nhưng năm 2001 so với năm 2000 lại tăng 8.310 triệu đồng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng mạnh, đồng thời giá trị TSLĐ khác và tồn kho có tăng nhưng với tốc độ chậm, lượng tiền mặt cũng giảm nhẹ so với tốc độ tăng của các khoản phải thu. Năm 2002, quy mô vốn lưu động tăng so với năm 2001 là 7.800 triệu đồng tương đương tăng 7,4% chủ yếu là do các khoản phải thu tăng 7.101 triệu đồng (14%), tồn kho tăng 2.170 triệu đồng (4,4%). Giá trị TSLĐ khác giảm 1.196 triệu đồng (49,3%), tiền mặt giảm 273 triệu đồng (8%). Nhưng tốc độ giảm của tiền mặt và TSLĐ khác không bằng tốc độ tăng của các khoản phải thu và tồn kho, nên quy mô của vốn lưu động tăng .
+ Tiền mặt của Nhà máy năm 2000 giảm so với năm 1999 là 817 triệu đồng (14,3%), năm 2001 giảm so với năm 2000 là 1.508 triệu đồng (30,8%), năm 2002 giảm so với năm 2001 là 273 triệu đồng (8%). Từ đó có thể nói rằng, Nhà máy có xu thế giảm dự trữ tiền mặt.
+ Nếu khoản phải thu năm 2000 giảm mạnh so với năm 1999 là 17.982 triệu đồng (31,1%), thì năm 2001 lại tăng so với năm 2000 là 10.800 triệu đồng (27,17%), năm 2002 tăng so với năm 2001 là 7.101 triệu đồng (14%), ta thấy tốc độ tăng năm 2002 chậm hơn so với năm 2001 chứng tỏ Nhà máy đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ.
+ Ta thấy giá trị hàng hoá tồn kho của Nhà máy chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ, đây cũng là đặc thù của nghành bưu chính viễn thông, do vậy Nhà máy cần có biện pháp để giảm bớt lượng hàng tồn kho tránh cho việc vốn bị ứ đọng.
+ TSLĐ khác của Nhà máy năm 2001 tăng mạnh chủ yếu là do việc tạm ứng tăng, vì vậy Nhà máy cần có biện pháp để giảm các khoản tạm ứng.
Qua số liệu về vốn lưu động ta thấy năm 2002 Nhà máy bị chiếm dụng vốn là 57.654 triệu đồng, trong khi đó Nhà máy đi chiếm dụng vốn là 103.242 triệu đồng. Trong thực tế số vốn của Nhà máy đi chiếm dụng nhiều hơn số vốn của Nhà máy bị chiếm dụng. Tuy nhiên, Nhà máy cần có những biện pháp nhằm tránh bị phụ thuộc vào số vốn này.
2.2.Nguồn vốn lưu động
Cơ cấu của vốn lưu động của Nhà máy trong mối quan hệ với cơ cấu nguồn năm 2002
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
=
Phải thu
+
Tồn kho - Nợ ngắn hạn
= 57.654 + 51.325 - 82.092
= 26.887
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên >0 chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn không đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động. Nhà máy cần có thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho vốn lưu động.
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn lưu động của Nhà máy
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
1.Nợ phải trả
2.Vốn CSH
98.530
3.040
97
3
77.205
20.003
79,4
20,6
94.741
10.777
89,8
10,2
103.242
10.076
91
9
Tổng VLĐ
101.570
100
97.208
100
105.518
100
113.318
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 1999-2002 của Nhà máy Thiết bị bưu điện)
Qua số liệu ta thấy:
Tỷ trọng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu dùng để tài trợ cho vốn lưu động biến động không ổn định, về quy mô thì nguồn nợ phải trả giảm mạnh trong năm 2000, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh trong năm này.
+ Năm 2000/1999 Vốn chủ sở hữu tăng 16.963 triệu đồng (558%)
Nợ phải trả giảm 21.325 triệu đồng (21,6%)
+ Năm 2001/2000 Vốn chủ sở hữu giảm 9.226 triệu đồng (46,2%)
Nợ phải trả tăng 17.536 triệu đồng (22,7%)
+ Năm 2002/2001 Vồn chủ sở hữu giảm 701 triệu đồng (6,5%)
Nợ phải trả tăng 8.501 triệu đồng (8,97%)
Điều đó chứng tỏ:
Năm 2000, Nhà máy đã dùng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho vốn lưu động nhưng đến năm 2001,2002 thì nguồn vốn lưu động chủ yếu được lấy ra từ vốn vay và vốn chiếm dụng.
Để xem xét việc tăng quy mô vốn lưu động vào cuối năm 2002 có hiệu quả hay không ta hãy phân tích chỉ số sinh lời doanh thu và doanh lợi trên vốn tự có.
Bảng 8: Hệ số sinh lời DT và doanh lợi trên vốn tự có
Chỉ tiêu
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
2001/2000
2002/2001
Lượngg
%
Lượng
%
LNST
DT thuần
Vốn CSH
7.393
143.708
37.250
5.793
148.621
41.064
6.768
152.082
46.235
7.755
199.425
52.735
975
3.461
5.171
16,8
2,32
12,6
987
47.343
6.500
14,6
31,1
14,1
Hệ số
SLDT(%)
5,14
3,9
4,45
3,9
DL/VCSH
(%)
19,85
14,1
14,64
14,7
Qua bảng trên ta thấy:
+ Năm 1999,2001,2002 thì quy mô của vốn lưu động phù hợp với sự thay đổi của doanh thu, còn năm 2000 thì có sự biến động trái ngược: quy mô vốn lưu động giảm so với năm 1999 nhưng doanh thu vẫn tăng. Cụ thể :
Năm 2001: Vốn lưu động tăng so với năm 2000 dẫn tới doanh thu thuần của năm 2001 cũng tăng so với năm 2000 là 3.461 triệu đồng (2,32%).
Năm 2002 vốn lưu động tăng so với năm 2001 là 7.800 triệu đồng (7,4%), trong khi doanh thu thuần tăng 47.343 triệu đồng (31,1%), chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả.
+ Hệ số sinh lời của doanh thu biến động không ổn định. Đó là do: Tốc độ tăng của LNST không bằng tốc độ tăng của doanh thu, Nhà máy cần xem xét lại những khoản phát sinh đột biến cụ thể là khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, và hoạt động tài chính làm cho lợi nhuận sau thuế tăng không bằng tốc độ tăng của doanh thu.
+ Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh vào năm 2000, nhưng sau đó cũng có sự tăng trưởng đều đặn . Điều này là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu.
Vậy việc tăng vốn lưu động năm 2002 đem lại hiệu quả chưa như mong muốn của tập thể cán bộ công nhân viên của Nhà máy Thiết bị Bưu Điện. Do vậy, Nhà máy cần tìm ra cách giải quyết làm giảm các khoản chi phí tăng đột biến để tốc độ tăng của LNST cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động.
2.3.Quản trị vốn lưu động
Việc quản trị vốn lưu động tập trung vào 3 vấn đề :
Quản trị tiền mặt
Quản trị dự trữ tồn kho
Quản trị các khoản phải thu
2.3.1 Quản trị tiền mặt
Tiền mặt của Nhà máy bao gồm : Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Các khoản tiền mặt tại quỹ Nhà máy phục vụ cho việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, thanh toán đột xuất khi cần thiết, tạm ứng,...
Tiền gửi ngân hàng chính là tiền gửi thanh toán, phục vụ mục đích chi cho sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm ngành nghề và đặc thù của Nhà máy nên Nhà máy quan hệ với hệ thống các khách hàng và ngân hàng nên việc quản lý tiền mặt rất phức tạp, nó đòi hỏi phải được theo dõi từng ngày.
Để đánh giá tình hình tiền mặt ta có một số thông tin sau:
Bảng 9:Tình hình quản lý tiền mặt tại Nhà máy:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi ngân hàng
Tiền đang chuyển
Tiền vay ngân hàng
352
5.355
-
39.808
273
4.616
-
52.028
208
3.074
-
75.033
193
2916
-
75.996
( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 1999-2002 của Nhà máy Thiết bị bưu điện)
Qua bảng trên ta thấy :
Lượng tiền mặt của Nhà máy giảm đều trong năm, lượng tiền gửi ngân hàng của Nhà máy cũng giảm liên tục trong toàn thời kỳ đặc biệt giảm mạnh vào năm 2001. Đó có thể là do các nguyên nhân như việc xuất hiện các khoản phải tạm ứng, trả lương,... tất cả đều cần tiền mặt.
Nhưng đối với bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào trong đó có Nhà máy Thiết bị bưu điện thì công tác ngân quỹ đều được coi trọng nhằm đưa ra các biện pháp giữ số dư tiền mặt tại quỹ ở một mức độ an toàn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động của bộ máy Nhà máy.
2.3.2. Quản trị dự trữ tồn kho
Với đặc thù là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị bưu điện, dự trữ tồn kho của Nhà máy hầu hết là thành phẩm tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, hàng gửi đi bán với số liệu cụ thể :
+ Năm 1999 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 36.797 triệu đồng.
+ Năm 2000 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 52.016 triệu đồng.
+ Năm 2001 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 49.155 triệu đồng.
+ Năm 2002 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 51.325 triệu đồng
Ta thấy trong các năm qua hàng tồn kho ở cuối năm tăng mạnh vào năm 2000, sau đó giảm nhẹ vào năm 2001 nhưng lại có xu hướng tăng trở lại vào năm 2002 chứng tỏ sự quản trị kém hiệu quả các khoản chi phí này, việc tồn đọngvốn lưu động ở các khâu như nguyên vật liệu tồn kho, thành phẩm tồn kho, hàng gửi đi bán là rất lớn . Vì vậy, ban giám đốc Nhà máy cần có những biện pháp cụ thể như nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến công tác Marketing,...để giảm lượng hàng tồn kho và lượng hàng gửi đi bán.
2.3.3.Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của Nhà máy. Hơn thế nữa, nó lại liên quan trực tiếp tới chu kỳ vận động của vốn lưu động và ảnh hưởng tới lợi nhuận của Nhà máy .
Qua số liệu cho thấy tổng các khoản phải thu có quy mô tăng dần với tốc độ khá cao.
Năm 2001 so với năm 2000 tăng 10.798 triệu đồng (27,17%)
Năm 2002 so với năm 2001 tăng 7.121 triệu đồng (14,09%)
Bảng 10: Tình hình quản trị các khoản phải thu
Chỉ tiêu
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm 2002
2001/2000
2002/2001
Lượng
%
Lượngggg
%
1.Phải thu của KH
2.Trả trước
3.Thuế GTGT được khấu trừ
4.Phải thu nội bộ
5.Phải thu khác
6.Dự phòng phải thu khó đòi
57.232
-
1.392
-
-
(889)
38.617
415
109
-
678
(84)
48.076
1.800
378
-
486
(187)
54.132
2.300
1.120
-
325
(223)
9.459
1.385
269
-
-192
-103
24,5
333,7
246,8
-
-28,3
122,6
6.056
500
742
-
-161
-36
12,6
27,8
196,3
-
-33,2
19,3
Tổng
57.735
39.735
50.533
57.654
10.798
7.121
( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 1999-2002 của Nhà máy Thiết bị bưu điện)
Khoản phải thu của Nhà máy khá lớn nên chúng ta cần xem xét chi tiết ở các khoản mục chính :
-Khoản phải thu của khách hàng: Qua các năm ta thấy có sự biến động không đồng đều, năm 2000 có sự sụt giảm mạnh nhất so với các năm 1999, 2001, 2002 cả về số tương đối và tuyệt đối :
Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 9.459 triệu đồng (24,5%)
Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 6.056 triệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0059.doc