Đề tài Một số giải pháp góp phần phụ đạo học sinh yếu phân môn học vần lớp 1

Theo cách dạy truyền thống các em đến trường chỉ nhận được lượng kiến thức duy nhất từ thầy cô. Những kết luận bài học đều do thầy cô cung cấp. Cách dạy học như thế tạo cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Chính vì thế chưa hình thành khả năng tự học ở học sinh.

Do đó, muốn hình thành cho học sinh kĩ năng tự học thì tôi phải lựa chọn, phối hợp nhiều hình thức giảng dạy như: cá nhân, nhóm, cả lớp. Tôi luôn nghiên cứu bài dạy đề ra mục tiêu cho sát, rõ về kiến thức, kĩ năng, thái độ không chung chung quá nặng so với trình độ học sinh.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần phụ đạo học sinh yếu phân môn học vần lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính xác Không đọc được viết được SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Trước khi áp dụng 21 2 9,5% 2 9,5% 2 9,5% 1 4,8% 14 66,7% Sau khi áp dụng 21 0 0% 1 4,8% 1 4,8% 0 0% 19 90,4% Năm học: 2004 – 2005. Năm học 2004-2005 Sĩ số Chưa đạt yêu cầu cơ bản Đạt yêu cầu cơ bản trở lên Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Học sinh lơ là trong giờ học Đọc được viết yếu Phát âm viết chưa chính xác Không đọc được viết được SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Trước khi áp dụng 16 1 6,3 2 12,5 1 6,3 2 12,5 10 62,4 Từ 2 bảng số liệu trên ta thấy: Năm học: 2003 – 2004 chỉ có 66,7% học sinh đạt yêu cầu cơ bản trở lên còn lại 33,3% chưa đạt yêu cầu cơ bản. Sau khi áp dụng đề tài này, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt tăng 23,7%. Đến năm học: 2004 – 2005 có 37,5% học sinh chưa đạt yêu cầu cơ bản còn lại 62,4% đạt yêu cầu cơ bản. Qua hai năm, trước khi áp dụng đề tài này, các em chưa đạt yêu cầu cơ bản rất cao nhưng sau khi áp dụng đề tài số học sinh chưa đạt yêu cầu cơ bản có giảm rõ rệt. Qua tìm hiểu thực tế ở lớp, ở gia đình các em cho thấy nguyên nhân dẫn đến hạn chế nêu trên là: Đây là những năm đầu thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới nên giáo viên còn không ít lúng túng, chưa có nhiều kinh nghiệm; một phần do giáo viên chưa nắm thật vững những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của bài dạy, giảng dạy còn mang tính dàn trải, chưa theo dõi sát sao, xử lý chưa kịp thời những biểu hiện sa sút của học sinh. Khi phát hiện học sinh hỏng kiến thức giáo viên không dám mạnh dạn dừng bài dạy để giúp các em nắm lại kiến thức. Vì vậy các em không hiểu bài, dễ mặc cảm, chán nản, không có hứng thú trong học tập. Đa số giáo viên khi đứng lớp có vận dụng đổi mới phương pháp nhưng chưa đạt hiệu quả cao vì giáo viên còn ảnh hưởng phần nào thói quen nói nhiều hay lặp lại câu trả lời của học sinh; nhận xét thay cho học sinh. Chính vì lẽ đó mà còn hạn chế khả năng phát triển của học sinh. Tổ chức phụ đạo còn chung chung không có biện pháp cụ thể cho từng đối tượng học sinh nên chưa hạn chế tối đa số lượng học sinh yếu phân môn học vần. Một số phụ huynh học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn; nhà xa hoặc thấy con mình học yếu còn tư tưởng: “ Năm nay học không nổi năm sau ở lại học lớp 1 cho cứng” Vì vậy họ không chịu khó dành thời gian đưa con đi học cũng như dạy con học ở nhà từ đó dần dần các em học yếu. Đa số cha mẹ các em học sinh đều làm nghề nông ít có thời gian quan tâm đến việc học hành của con em mình. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa nắm được nội dung chương trình sách giáo khoa mới đặc biệt là phương pháp hướng dẫn các em học ở nhà. Đa số nhà các em ở quá xa trường, đường đi lại khó khăn. Ngay từ đầu năm học hai bên đường đi đã bị xáng múc chuẩn bị làm lộ nên các em không thể tự đến trường được mà cha mẹ phải đưa đón các em hàng ngày. Một số gia đình thuộc diện nhà nghèo cha mẹ lo đi làm mướn đôi khi không đưa đón các em được dẫn đến các em phải nghỉ học . Lứa tuổi các em còn ham chơi hơn ham học, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học. Điều quan trọng hơn nữa một số em chưa qua lớp mẫu giáo nên muốn hòa nhập với các bạn của mình các em cũng phải cố gắng thật nhiều… Chỉ việc cầm phấn, bút chì, bảng con cũng mất không ít thời gian. Các em đang ở lứa tuổi hiếu động khả năng chú ý tập trung không lâu. Bên cạnh đó còn một số em hay quên, mới dạy thì đọc được, viết được nhưng khi về nhà hay qua một hôm sau thì không nhớ hoặc nhớ lẫn lộn dẫn đến trình trạng đọc sai, viết sai. Các em hay đọc vẹt, bắt chước rất tốt và nhanh. Các em có thể đọc lau làu hoặc nhìn tranh đọc nhưng chưa chắc các em nhớ được mặt chữ. Nếu giáo viên không phát hiện thì sau một thời gian các em sẽ hỏng kiến thức. Còn một số học sinh học khá do bệnh nghỉ học vài ngày cũng mất kiến thức căn bản. Một số em hay lơ là thiếu tập trung thường nhận dạng, phát âm lẫn lộn các âm, vần,… Có đặc điểm gần giống nhau về cách đọc, cách viết. PHẦN 2: GIẢI PHÁP: 2.1 Giúp các em khắc phục, vượt qua những khó khăn trở ngại về mặt tâm lí khi mới vào lớp 1. Sự chuyển tiếp từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi Mầm non sang hoạt động học là hoạt động chủ đạo của học sinh Tiểu học, làm cho các em gặp những khó khăn về mặt tâm lí. Khi đến tuổi đi học trẻ thường háo hức, chờ đợi, thích được làm “học sinh”, thích đến trường, đến lớp. Tuy nhiên tâm lí này chưa được bền vững khi gặp phải các khó khăn trong học tập, các em dễ chuyển sang chán học,…vv,…Vì vậy giúp các em khắc phục vượt qua các khó khăn trở ngại về tâm lí ở đầu lớp 1 sẽ tạo điều kiện cho các em vươn lên đạt kết quả trong học tập. Để làm tốt điều đó, tôi luôn gần gũi, chăm sóc uốn nắn các em, tạo cho các em cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Vì lứa tuổi các em là hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao. Thật là một cực hình nếu các em phải ngồi im không nói, chẳng cựa quậy, cấm động đậy. Vì cái miệng lúc nào cũng huyên thuyên, cái tay khó mà để yên một chỗ, cái óc chẳng thể thiếu điều để suy nghĩ. Vì vậy, tôi cần hướng tính năng động của các em vào hoạt động có mục đích để giờ học đạt hiệu quả. Trong giảng dạy trước đây, chủ yếu tôi đặt câu hỏi cho từng học sinh trả lời, không cho trả lời tập thể, hạn chế đồng thanh. Vì vậy một số em không được gọi thì không có việc để làm. Những em này không tập trung suy nghĩ, không khí lớp học không sôi nổi cho nên tôi nghĩ phải làm sao cho các em vui mà học, chơi mà học, vừa học vừa chơi. Chơi là hình thức, vui là tính chất, học là mục đích cuối cùng. Muốn được như vậy thì hình thức cung cấp kiến thức, kĩ năng cho học sinh phải phong phú không chỉ khô khan: cô giảng trò nghe, cô hỏi trò trả lời mà cần phải tổ chức cho từng học sinh được tham gia hoạt động. Cụ thể ở bài 55: Ôn tập các vần vừa học có kết thúc bằng âm n. Thay vì tôi đặt câu hỏi cho học sinh nêu những vần đã học có âm cuối là n thì tôi hình thành bảng ôn rồi cho học sinh luyện đọc. Tôi đã uyển chuyển biến cái mệnh lệnh khô khan ấy bằng trò chơi truyền điện: đầu tiên tôi nêu một vần có âm cuối n rồi gọi một học sinh khác em này có nhiệm vụ nêu tiếp một vần khác có âm cuối là n nhưng không được trùng với vần trước và không được chậm quá 5 giây. Nếu xong em có quyền gọi bạn khác nêu. Cứ như thế cho đến lúc tôi thấy đủ số vần thì dừng lại. Hình thức vui chơi này, tuy chỉ từng em nói nhưng vẫn gây được hào hứng và sôi nổi vì tất cả các em trong tư thế chuẩn bị đón nhận luồng điện truyền đến. Các em còn hứng thú vì đây không phải là lệnh của cô giáo mà là của bạn bè và bản thân các em được bạn gọi và sau đó em được gọi bạn. Để khuyến khích các em mạnh dạn phát biểu ý kiến ngoài việc khen ngợi tuyên dương những ý đúng, ý sáng tạo, tôi cũng không bát bỏ những ý kiến chưa hợp lí của các em một cách thô bạo mà tôi luôn nhẹ nhàng, hóm hỉnh dẫn dắt các em phát biểu vào trọng tâm vấn đề. Còn đối với những học sinh yếu hay nhút nhát tôi vẫn chấp nhận những ý kiến mà các em lặp lại của bạn hay của cô. Tôi thiết nghĩ từ từ động viên các em phát biểu một cách độc lập. Đối với học sinh lớp 1 giáo viên nên khen ngợi kịp thời khi các em hoàn thành nhiệm vụ đồng thời động viên các em chưa hoàn thành nhiệm vụ. Tránh việc đơn thuần chỉ dùng điểm để thưởng hay phạt các em mà cần động viên khuyến khích là chính. Tôi luôn suy nghĩ tìm ra nhiều cách tuyên dương, khen ngợi kịp thời khi các em có dấu hiệu tiến bộ; như tặng hoa mỗi khi các em ngoan hay học tiến bộ sau đó cuối tuần tổng kết lại, em nào có nhiều bông hoa tôi tuyên dương khen ngợi trước lớp nhiều lần như thế. Học sinh lớp tôi có tiến bộ rất nhiều trong học tập đặc biệt là những học sinh yếu. Việc tạo cho các em một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi thoải mái, cho các em cảm giác mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui với nhiều trò chơi học tập. Điều đó đã góp phần quan trọng giúp các em khắc phục vượt qua những khó khăn trở ngại về mặt tâm lí khi mới bước vào lớp 1. 2.2 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành khả năng tự học ở học sinh. Theo cách dạy truyền thống các em đến trường chỉ nhận được lượng kiến thức duy nhất từ thầy cô. Những kết luận bài học đều do thầy cô cung cấp. Cách dạy học như thế tạo cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Chính vì thế chưa hình thành khả năng tự học ở học sinh. Do đó, muốn hình thành cho học sinh kĩ năng tự học thì tôi phải lựa chọn, phối hợp nhiều hình thức giảng dạy như: cá nhân, nhóm, cả lớp. Tôi luôn nghiên cứu bài dạy đề ra mục tiêu cho sát, rõ về kiến thức, kĩ năng, thái độ không chung chung quá nặng so với trình độ học sinh. Xây dựng cho mình kế hoạch bài dạy sát với trình độ của học sinh, làm sao cho tất cả học sinh đều làm việc như vậy các em sẽ tập trung chú ý vào bài giảng của thầy cô. Tôi phải chăm chút từng đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém theo hướng cá thể hóa dạy học. Tôi thường xuyên đi đến từng nhóm, từng học sinh để giúp đỡ các em, mối thân thiện sẽ hình thành từ đây và các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ, hiểu biết của mình với giáo viên. Tôi luôn yêu cầu cao đối với bản thân và xác định các yếu tố quyết định sự thành công của giờ học là phương pháp dạy của người thầy và học của trò. Vì vậy, tôi luôn rèn luyện cho mình khi dạy không nói thừa cũng như không làm thừa thao tác, câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Muốn làm được điều này, trước tiên tôi xây dựng kế hoạch bài dạy, trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy tôi quan tâm nhất là xác định thật kĩ mục tiêu của bài(phạm vi kiến thức cần được cung cấp) tránh giảng thừa cũng như giảng thiếu kiến thức cho học sinh. Sau khi xác định được phạm vi kiến thức, để kiến thức bài giảng thành kiến thức của học sinh thì điều quan trọng thứ hai là phải lựa chọn phương pháp làm sao cho phù hợp để cho tất cả học sinh trong lớp hiểu được (đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh yếu). Ngoài ra, tôi cần phải tạo không khí lớp học sinh động từ khâu giới thiệu bài, hình thành bài mới như thế nào để lôi cuốn các em tham gia hoạt động một cách tích cực. Tôi cũng rèn cho các em biết cách sắp xếp và sử dụng đồ dùng học tập như thế nào cho nhanh, chính xác. Cụ thể ở Tiết 1 môn học vần tôi hướng dẫn cho các em cách sắp xếp đồ dùng học tập thế nào cho nhanh, chính xác: sách giáo khoa, bảng con, bảng cài để thành chồng. Vì đầu tiết học tôi kiểm tra kiến thức cũõ ở sách giáo khoa, rồi viết ở bảng con, khi sang bài mới giáo viên cho học sinh hình thành vần mới ở bảng cài. Sau đó viết bảng con và cuối cùng đến đọc sách giáo khoa. Sau mỗi lần sử dụng cho học sinh đặt xuống phía dưới cùng như thế tạo cho các em thói quen ngăn nắp sử dụng không mất thời gian. 2.3 Chia đối tượng học sinh yếu ra thành từng nhóm nhỏ có đặc điểm gần giống nhau. Ngay từ những ngày đầu năm học, tôi thường xuyên theo dõi kết quả học tập của các em với nhiều hình thức kiểm tra để nắm được số lượng học sinh yếu phân môn học vần. Từ đó có phương pháp phụ đạo cho thích hợp đối với từng đối tượng. Nếu giáo viên không phát hiện kịp thời thì các em dần dần hỏng kiến thức rồi các em sẽ chán học. Sau khi nắm được đối tượng học sinh yếu phân môn học vần, tôi không áp dụng phụ đạo một cách chung chung cho tất cả các đối tượng mà tôi tiến hành phân chia đối tượng học sinh yếu ra thành nhiều nhóm nhỏ có đặc điểm gần giống nhau và có phương pháp phụ đạo cho từng nhóm. - Nhóm 1: Học sinh lơ là thiếu tập trung trong giờ học. Các em này có khả năng tiếp thu được kiến thức. Nhưng các em còn ham chơi và hiếu động nên không tập trung trong giờ học dẫn đến các em chưa nắm được kiến thức. Cụ thể đối tượng này lớp tôi có em: Võ Văn Đại. - Nhóm 2: Đọc được nhưng viết yếu. Các em có khả năng đọc được nhưng do chưa nắm được qui trình, cách viết. Có khi các em nhìn chữ thì đọc được nhưng khi giáo viên đọc thì các em không nhớ cấu tạo, qui trình viết hoặc nhớ lẫn lộn nên không viết được hay viết sai đối tượng này có: Trần Văn Hoài Nguyễn Dương - Nhóm 3: Phát âm, viết chưa chính xác các âm, tiếng, từ địa phương. Đây là do ảnh hưởng chung lối phát âm của địa phương dẫn đến các em viết sai cụ thể là: r – g; tr – ch có em: Nguyễn Thị Kim Như. - Nhóm 4: Không đọc được, không viết được. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tư duy các em phát triển chậm chưa qua học lớp mẫu giáo, chưa được gia đình quan tâm cụ thể lớp tôi có: Lê Minh Luôn Nguyễn Thị Ngọt 2.4 Tiến hành phụ đạo từng nhóm nhỏ. 2.4.1 Đối với nhóm 1: Các em lơ là thiếu tập trung. Để các em có ý thức tốt tập trung nghe giảng. Ở giờ học trên lớp giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở quan tâm đến các em, gọi các em phát biểu, đọc bài với câu hỏi vừa sức với các em. Cần động viên khen ngợi khi thấy các em có tiến bộ. Bên cạnh đó giáo viên cần tạo cho không khí lớp học thoải mái bằng các hình thức trò chơi, câu đố có liên quan đến bài học. Khi dạy bài: O – C giáo viên có thể nêu câu đố nhỏ Nét tròn em đọc chữ O Khuyết đi một nữa sẽ cho chữ gì? (C ) Không dấu trời rét nằm cong (CO) Thêm huyền bay lả trên đồng cỏ xanh (CÒ) Có hỏi xanh tươi mượt mà Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn (CỎ) Học sinh suy nghĩ rồi ghi kết quả vào bảng con, giáo viên nhận xét khen ngợi những học sinh giải đúng. Hoặc trò chơi mà các em thích. Ví dụ: Trò chơi hái hoa Ở mỗi bông hoa giáo viên có ghi âm vần, tiếng, từ mới học hay đã học. Sau đó cho một số em lên bảng hái và đọc to cho cả lớp nghe. Giáo viên nhận xét khen ngợi những em đọc đúng động viên khuyến khích những em đọc chưa được cố gắng ở lần sau. Đến cuối tiết học tôi quan tâm đến đối tượng này xem các em có nắm được kiến thức hay chưa? Nếu chưa nắm được tôi cần chú ý nhiều hơn ở tiết phụ đạo cho đến khi các em nắm được kiến thức mới thôi. Dần dần sẽ thúc đẩy được động cơ học tập của các em, nếu chúng ta không quan tâm, các em sẽ chán học dẫn đến mất căn bản không nắm được kiến thức. b/ Đối với nhóm 2: Đọc được nhưng viết yếu. Để khắc phục được tình trạng này tôi cần phải lưu ý các em nhiều hơn trong tiết học vần lúc luyện viết ở bảng, vở tập viết. Ngay từ những bài đầu cần cho các em nắm vững thuật ngữ: “Dòng kẻ”; “Ô li” tên gọi các nét, cách viết các nét một cách chắc chắn thì khi vào dạy môn tập viết chữ cái rất thuận lợi. Một nét có độ cao mấy ôli bắt đầu và kết thúc ở dòng kẻ nào. Giáo viên chấm một chấm nhỏ ở điểm đặt bút và điểm kết thúc, chỉ đường lia bút để cho các em viết theo. Học sinh nắm được cách viết các nét thì dễ dàng nắm được cấu tạo chữ cái, viết tốt được chữ cái thì việc nối các chữ cái thành chữ thì không mấy khó. Chẳn hạn khi hướng dẫn học sinh viết chữ h, giáo viên chấm một chấm nhỏ lên bảng có kẻ sẵn ôli ở dòng thứ hai từ dưới đếm lên làm điểm đặt bút và chấm một chấm nữa ở dòng kẻ thứ 5 chỉ độ cao 5 ôli và chấm một điểm nữa ở dòng kẻ 2 chỉ điểm kết thúc. Giáo viên dùng viết chỉ đường lia bút cho học sinh, viết theo bắt đầu từ điểm đặt bút, viết nét khuyết trên 5 ôli sau đó viết nét móc 2 đầu kết thúc dòng kẻ thứ 2 Nguyên nhân dẫn đến các em viết yếu là do các em chưa nắm được cấu tạo và qui trình viết các nét mà tôi không thể hướng dẫn ở lớp vì không có thời gian cho đến khi phụ đạo tôi sẽ hướng dẫn lại cụ thể cho các em này. Vì có nắm được các nét cơ bản thì các em sẽ viết được các chữ rõ ràng, đúng trình tự tiến đến các em viết vần, tiếng, từ nhiều lần vào vở để các em ghi nhớ. c/ Đối với nhóm 3: Học sinh viết âm lẫn lộn: r – g; tr – ch. Để hạn chế phần nào tình trạng học sinh phát âm viết lẫn lộn tiếng từ có mang r – g; tr – ch đòi hỏi giáo viên phải phát âm chính xác. Ngoài ra trong lời nói hàng ngày chúng ta cũng không quên đảm bảo cho các em nghe những lời nói chuẩn mực. Trong các tiết học ở lớp giáo viên cần chỉnh sửa kịp thời khi các em phát âm cũng như khi các em viết. Nếu phát âm sai thì tôi cho em đó phát âm lại, khi học sinh phát âm đúng thì cho các em viết. Khi viết, giáo viên cần lưu cho các em qua giọng đọc. Nếu đọc các âm, tiếng, từ có mang r – tr thì giáo viên đọc nhấn giọng và uốn lưỡi lên, có thể lập lại nhiều lần cho học sinh khắc sâu. Ngoài ra giáo viên phân cho học sinh viết bằng cách nghe nhấn giọng và uốn lưỡi lên thì bắt đầu bằng nét xiên ( r - tr; rổ, trẻ, ….). Nếu giọng đọc bình thường thì bắt đầu bằng nét cong( g – ch; gỗ, chó ) Khi về nhà cho các em tìm thêm tiếng từ có mang r – g; tr – ch để hôm sau đọc lên cho cả lớp nghe giáo viên theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh. d/ Đối với nhóm 4: Đọc không được viết không được. Đây là một trong những đối tượng tương đối khó, giáo viên cần phải tốn nhiều thời gian và công sức nhất, khi học chính khóa cũng như lúc học phụ đạo. Giáo viên cần thường xuyên ôn tập và hệ thống hóa kiến thức kỹ năng cho các em. Khi chưa nắm rõ kiến thức các em thường ghi nhớ một cách máy móc. Bên cạnh đó giáo viên cần khéo léo sắp xếp cho các em học sinh yếu ngồi cạnh một học sinh khá tạo điều kiện cho các em có thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Sự có mặt kịp thời của giáo viên trước những khó khăn của học sinh yếu khi làm bài có tác dụng nâng cao niềm tin cho các em trong học tập. Trong tiết học, giáo viên cần cho các em phát âm nhiều lần để các em nhận dạng được âm cũng như vần mình đã học một cách chính xác rồi viết vào bảng. Khi đến tiết phụ đạo củng cố lại cho các em thuộc các nhóm âm vần có điểm giống nhau để các em dễ phân biệt. -Nhóm chữ cái có nét cong: e, o, a, ô, ơ, g, … -Nhóm có nét khuyết: h, y, k, l, b. Khi dạy giáo viên có thể dùng thẻ chữ để cho các em nhận dạng, phát âm. Nếu phát âm đúng âm nào thì cho viết ngay âm đó vài lần cho học sinh nắm. Ở tiết phụ đạo, tôi cho các em viết các nét có điểm giống nhau mỗi nét một dòng. -Nhóm có nét thẳng, nét đứng, nét xiên, nét ngang, nét hất : -Nhóm có nét móc: -Nhóm có nét khuyết: -Nhóm có nét thắt: Khi các em viết thành thạo các nét, các âm cơ bản, tiến hành cho các em viết các âm, vần có đặc điểm gần giống nhau mỗi âm, vần từ 1- 2 dòng vừa viết vừa đọc nhẩm cho ghi nhớ. Để tiết học đạt hiệu quả không mất nhiều thời gian, khi dạy tôi linh động ghép các nhóm có đặc điểm gần giống nhau để dễ theo dõi và sửa sai cho học sinh cũng như bao quát được các nhóm. Nhóm 1 ghép với nhóm 2. Nhóm 3 ghép với nhóm 4. Đối với các em học sinh yếu, khi viết tiếng thành chữ dễ sai phần vần. Do đó khi đánh vần các em chỉ đọc được tên âm đầu, tên vần, tên dấu thanh mà ít lập lại cấu tạo vần, giáo viên lầm tưởng các em đã nắm được cấu tạo vần. Ví dụ: bờ- ong- bong- sắc- bóng; sờ- an- san- huyền- sàn. Nhưng các em không biết phải viết ra sao, các em còn lúng túng ở chỗ này. Vậy khi đọc cho các em viết tiếng “ Toán” học sinh có thể viết thành toa hay tón. Để khắc phục chỗ này tôi cho các em yếu đánh vần tờ-o-a-nờ-oan; tờ- oan – toan – sắc – toán. Vì thế khi các em viết các em không viết sai phần vần nữa. 2.6 Kết hợp với cha mẹ học sinh. Sau một tháng giảng dạy, tôi nắm được một số học sinh yếu môn Tiếng Việt của học sinh lớp mình nói chung phân môn học vần nói riêng. Ngoài việc họp tất cả cha mẹ phụ huynh học sinh, tôi tiến hành mời cha mẹ học sinh theo từng thời điểm của từng nhóm để trao đổi cặn kẽ về đặc điểm của từng nhóm học sinh. Từ việc trao đổi từng nhóm riêng lẻ tôi và phụ huynh học sinh có điều kiện bàn bạc để tìm ra nhiều biện pháp khắc phục những hạn chế của các em. Hàng tháng giáo viên cần đến thăm gia đình học sinh để báo cáo kết quả học tập cũng như những biểu hiện thất thường của học sinh để cho phụ huynh nắm mà có biện pháp cụ thể đối với các em. PHẦN 3: KẾT QUẢ Qua hai năm nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp để phụ đạo học sinh yếu phân môn học vần lớp 1 vào lớp mình phụ trách. Tôi nhận thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em biết đọc các âm, vần, tiếng, từ và biết tìm tiếng mới, từ mới. Những em hay lơ là thiếu tập trung trong giờ học nay các em đã hào hứng tham gia một cách sôi nổi, càng ngày các em yếu kém thể hiện rõ nét tiến bộ của mình. Theo thống kê kết quả 2 năm thực hiện. Năm học 2003 – 2004 Năm học 2003-2004 Sĩ số Chưa đạt yêu cầu cơ bản Đạt yêu cầu trở lên Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Học sinh lơ là trong giờ học Đọc được viết yếu Phát âm viết chưa chính xác Không đọc được viết được SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Trước khi áp dụng 21 2 9,5% 2 9,5% 2 9,5% 1 4,8% 14 66,7% Sau khi áp dụng 21 0 0% 1 4,8% 1 4,8% 0 0% 19 90,4% Năm học: 2004 – 2005 Năm học 2004-2005 Sĩ số Chưa đạt yêu cầu cơ bản Đạt yêu cầu trở lên Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Học sinh lơ là trong giờ học Đọc được viết yếu Phát âm viết chưa chính xác Không đọc được viết được SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Trước khi áp dụng 16 1 6,3% 2 12,5% 1 6,3% 2 12,5% 10 62,4% Sau khi áp dụng (GKHII) 16 0 0% 1 6,3% 0 0% 0 0% 15 93,7% Từ các bảng số liệu trên cho ta thấy qua hai năm nghiên cứu và thực hiện số học sinh đạt yêu cầu cơ bản tăng, số học sinh chưa đạt yêu cầu cơ bản giảm. - Số học sinh đạt yêu cầu cơ bản tăng. Năm học: 2003 – 2004 tăng 66,7% -> 90,4%. Năm học: 2004 – 2005 (tính đến giữa học kì II) tăng 62,4 -> 93,7%. - Số học sinh chưa đạt yêu cầu cơ bản giảm. Năm học: 2003 – 2004. - Học sinh lơ là trong giờ học giảm từ: 9,5% -> 0%. - Học sinh đọc được viết yếu giảm từ: 9,5% -> 4,8%. - Học sinh phát âm, viết chưa chính xác giảm từ: 9,5% -> 4,8%. - Học sinh không đọc được viết được giảm từ:4,8 -> 0%. Năm học : 2004 – 2005 (Tính đến giữa học kì II). - Học sinh lơ là trong giờ học giảm từ: 6,3% -> 0%. - Học sinh đọc được viết yếu giảm từ: 12,5% -> 6,3%. - Học sinh phát âm, viết chưa chính xác giảm từ: 6,3% -> 0%. - Học sinh không đọc được viết được giảm từ:12,5 -&g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp góp phần phụ đạo học sinh yếu phân môn học vần lớp 1.doc