Đề tài Một số giải pháp góp phần xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

 

I. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

 

1. Các quan điểm về chiến lược

2. Các đặc trưng của chiến lược

3. Các loại chiến lược kinh doanh

3.1. Phân loại chiến lược kinh doanh theo theo cấp chiến lược

3.2. Phân loại chiến lược kinh doanh theo nội dung chiến lược

3.3. Phân loại chiến lược kinh doanh theo quá trình chiến lược

4. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện đại

 

II. NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

 

1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức

1.1. Xác định sứ mệnh của tổ chức

1.2. Xác định mục tiêu chiến lược

2. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

2.1. Tác động của môi trường bên ngoài đối với chiến lược kinh doanh

2.2. Đánh giá tác động của môi trường

3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp

3.1. Phân tích chuỗi giá trị của tổ chức

3.2. Phân tích tài chính

3.3. Phân tích văn hoá tổ chức và danh tiếng của doanh nghiệp

4. Xây dựng và lựa chọn chiến lược

5. Xây dựng chiến lược cấp

5.1. chiến lược cấp kinh doanh

5.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế

 

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC ĐÃ HÌNH THÀNH Ở CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

 

I . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP

1. Sự hình thành Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

2. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty ảnh hưởng tới đến việc xây dựng kế hoạch chiến lược trong thời gian qua

2.1. Đặc điểm về tổ chức

2.2. Đặc điểm về lao động của Công ty

2.3. Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty

2.4. Đặc điểm về cơ cấu quản lý của Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

 

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC ĐÃ HÌNH THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP

1. Xác định nhu cầu xây dựng chiến lược

2. Những căn cứ cơ bản xây dựng kế hoạch - chiến lược giai đoạn 2001-2003 tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

2.1. Định hướng phát triển kinh tế nói chung và của ngành nói riêng , định hướng phát triển kinh tế của Đảng và của nhà nước.

2.2. Chủ trương của giám đốc Công ty.

2.3. Kết quả phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong các giai đoạn trước.

3. Xác định và lượng hoá các chỉ tiêu cần tính toán

3.1. Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu

3.2. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu

3.2.1. Chỉ tiêu kinh doanh

3.2.2. Chỉ tiêu tổng doanh thu

3.3. Lượng hoá các chỉ tiêu

4. Thông qua ban giám đốc

5. Kết cấu của một bản kế hoạch tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

6. Đánh giá tình hình xây dựng chiến lược tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

6.1. Những kết quả đạt được

6.2. Một số tồn tại ở Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

6.3. Nguyên nhân

6.3.1. Về mặt khách quan

6.3.2. Về mặt chủ quan

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010

 

I. TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LÀM CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

 

1. Môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường vĩ mô

1.1.1. Nhân tố kinh tế

1.1.2. Nhân tố thể chế và pháp lý

1.1.3. Nhân tố công nghệ

1.1.4. Nhân tố xã hội

1.1.5. Nhân tố tự nhiên

 

2. Môi trường tác nghiệp

2.1. Các đối thủ cạnh tranh

2.2. Các đối thủ tiềm tàng

2.3. Khách hàng của Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

2.4. Nhà cung ứng

 

3. Hoàn cảnh nội tại của Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

3.1. Chuỗi giá trị của Công ty

3.2. Tình hình tài chính của Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

 

II. HÌNH THÀNH CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

 

1. Căn cứ hình thành mục tiêu chiến lược tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

2. Xác định các mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp

III. HÌNH THÀNH CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THÔNG QUA MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT

 

IV. XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN

 

1. Chiến lược cạnh tranh

2. Chiến lược kinh doanh quốc tế

3. Chiến lược đầu tư

4. Chiến lược nhân sự

5. Chiến lược Marketing

 

V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CẤP QUẢN LÝ VĨ MÔ

 

1. Cung cấp thông tin

2. Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp

3. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển quan hệ quốc tế

4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp

 

KẾT LUẬN

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang

 

1

3

 

 

 

 

3

 

 

 

3

4

6

6

7

7

 

7

 

 

9

 

10

10

11

13

13

 

16

16

17

17

18

 

20

21

21

21

 

23

 

 

 

 

 

 

23

 

23

24

 

24

27

27

29

 

 

30

 

 

 

30

31

 

 

31

 

 

31

31

 

32

32

33

33

34

35

36

37

 

38

 

38

39

 

40

40

41

 

42

 

 

 

 

42

 

 

42

42

42

44

44

45

45

 

45

45

46

46

 

47

 

47

 

47

48

 

 

49

49

 

49

 

50

 

 

 

 

53

 

53

54

55

55

56

 

56

 

57

57

58

 

58

 

60

 

61

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhau vì thế các chiến lược phát triển cho từng ngành là không thể giống nhau được. 5.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế: Nói đến chiến lược kinh doanh quốc tế, chúng ta thường đề cập tới hai vấn đề chiến lược xâm nhập, mở rộng thị trường ra nước ngoài và chiến lược cạnh tranh. Vấn đề cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng có những đặc điểm giống với cạnh tranh trong thị trường nội địa, tuy nhiên mức độ cạnh tranh và tính chất của chiến lược kinh doanh quốc tế phức tạp hơn nhiều so với thị trường trong nước. Về việc xâm nhập thị trường quốc tế chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn tới việc lựa chọn quốc gia, thời điểm xâm nhập và dạng sở hữu. Quyết định các vấn đề trên phụ thuộc nhiều vào điều kiện của môi trường, năng lực của công ty và mục tiêu mà công ty hướng tới. Chương ii Phân tích thực trạng xây dựng kế hoạch chiến lược và những tư tưởng chiến lược đã hình thành ở Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. I . Giới thiệu chung về Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp 1. Sự hình thành Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp Do nhu cầu bức thiết của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, do sự tác động của nhiều nhân tố trong Xã hội và nền kinh tế mở hiện nay; nhiều Công ty tư nhân, Liên doanh,... đã ra đời. Trong xu hướng phát triển chung đó, Ban lãnh đạo Công ty đã nắm bắt thời điểm này và quyết định thành lập một Công ty thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn hiện nay. Quyết định thành lập được thực hiện vào đầu năm 2001, Công ty Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp - được gọi tắt là Công ty BSS đã ra đời. Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSS Co., Ltd) là Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: Nghiên cứu và Phát triển thị trường. Thành lập, Quản lý và Phát triển dự án. Tư vấn Quản lý - Quản trị doanh nghiệp. Xây dựng Công ty dựa trên chất lượng dịch vụ và sự trung thực. Thực hiện công việc trên cơ sở cập nhật liên tục các biến động của thị trường và sử dụng các kinh nghiệm thực tiễn nhằm tối đa hoá lợi ích cho khách hàng. Là một thành viên của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HBA), BSS được chọn là nhà tư vấn chính thức và trở thành bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu Văn phòng Hội DNT Hà Nội. Ngoài ra, BSS còn là đối tác chiến lược của Công ty Tư vấn hàng đầu Đan Mạch DI - IC. Với sự hợp tác chặt chẽ với các Công ty Tư vấn nước ngoài như DI - IC, Asia-Base, MPDF và các Hội Doanh nghiệp trẻ, BSS tự hào cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp với mục tiêu hoạt động của Công ty. 2. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty ảnh hưởng tới đến việc xây dựng kế hoạch chiến lược trong thời gian qua 2.1. Đặc điểm về tổ chức Hiện tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp trong các lĩnh vực. Về tổ chức bộ máy hoạt động chính của cơ quan được phát triển chủ yếu nhờ bộ phận: Phòng Thị trường, Phòng Dự án, Phòng Pháp lý. Chức năng của các phòng cụ thể như sau: Phòng thị trường Phòng nghiên cứu và phát triển thị trường Dựa trên việc thu nhập và phân tích thông tin thị trường, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ nghiên cứu thị trường chất lượng cao và kế hoạch marketing phù hợp kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Các dịch vụ nghiên cứu và phát triển thị trường bao gồm: Phân tích dữ liệu theo ngành: Khối lượng tiêu thụ. Mức tăng trưởng hàng năm. Số lượng khách hàng hiện tại. Số lượng đối thủ cạnh tranh hiện tại. Khả năng sinh lời. Năng lực sản xuất. Phân tích đối thủ cạnh tranh: Xác định các cơ hội cạnh tranh. Các chính sách của những đối thủ cạnh tranh lớn ( 7P’s) ( sản phẩm, giá cả, khuyếch trương, địa điểm, nhân lực, quá trình phát triển và cơ sở vật chất). Phân tích khách hàng: Nghiên cứu quy mô và đặc tính của người tiêu dùng. Phân tích thống kê. Phân tích môi trường kinh doanh: Hệ thống luật và các quy định liên quan ở cấp độ khu vực và quốc gia. Các thủ tục hải quan và các rào cản thương mại. Ngoài ra, Phòng Nghiên cứu và Phát triển thị trường đã và đang triển khai rất hiệu quả hoạt động chắp nối doanh nghiệp và tìm kiếm đối tác đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hoạt động chắp nối doanh nghiệp: Nhận diện và lựa chọn các đối tác tiềm năng, định hướng mục tiêu và tìm kiếm các ứng viên phù hợp, soạn thảo bản giới thiệu doanh nghiệp được lựa chọn. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuẩn bị các hoạt động chắp nối doanh nghiệp. Tổ chức các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa các doanh nghiệp. Theo dõi hoạt động chắp nối giữa các doanh nghiệp và trợ giúp cho các đối tác trong việc hợp tác kinh doanh. Phòng dự án Thiết lập và phát triển dự án Với đội ngũ chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm, Phòng dự án cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ thiết lập, phát triển và quản lý dự án. Các dịch vụ tư vấn thiết lập dự án bao gồm: Xây dựng các dự án đầu tư cho doanh nghiệp để phục vụ sản xuất kinh doanh. Tiến hành các thủ tục thiết lập dự án. Tìm kiếm các địa điểm thực hiện dự án. Chuẩn bị các tài liệu cho dự án. Lên các phương án tiếp cận và thực hiện. Lập dự án và xin các giấy phép cần thiết cho hoạt động của dự án. Lập hồ sơ xin ưu đãi đầu tư cho dự án. Tư vấn triển khai thực hiện dự án và chuyển giao dự án. Đánh giá tác động của dự án. Các dịch vụ tư vấn phát triển và quản lý dự án bao gồm: Thiết kế dự án: + Soạn thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. + Thiết kế mẫu hệ thống của dự án. + Phân tích các kế hoạch thực hiện dự án. Thực hiện dự án: + Cơ cấu của dự án – các nhóm công tác và tổ chức. + Quản lý và lãnh đạo thực hiện dự án. + Giám sát dự án. + Giải quyết các vấn đề nảy sinh và ra các quyết định cần thiết liên quan đến dự án. Phòng Pháp lý Tư vấn quản lý, quản trị doanh nghiệp. Với đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tư vấn chất lượng cao liên quan đến vấn đề quản lý – quản trị doanh nghiệp phục vụ các hoạt động kinh doanh và đầu tư của khách hàng. Các dịch vụ này bao gồm: Tư vấn quản lý – quản trị doanh nghiệp, tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý và tư vấn sở hữu công nghiệp. Tư vấn quản lý - quản trị doanh nghiệp: Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch quản trị chiến lược như chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, đầu tư và phát triển kinh doanh. Tư vấn quản trị nguồn nhân lực để đảm bảo tính hiệu quả trong việc tuyển dụng nhân viên và tạo cơ hội cho nhân viên trong quá trình lao động. Xây dựng quy trình và các biểu mẫu tuyển dụng. Lập chương trình tài chính phát triển nhân lực. Xây dựng các quy chế, quy định cho hoạt động quản lý - điều hành doanh nghiệp. Tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý: Thành lập và tái cơ cấu doanh nghiệp, thay đổi và bổ xung đăng ký kinh doanh, mở chi nhánh và văn phòng đại diện. Tư vấn thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực hành chính, thuế, đầu tư trong và ngoài nước, luật lao động và các vấn đề liên quan đến lao động, xây dựng và đấu thầu xây dựng. Chuẩn hoá tính pháp lý của hồ sơ doanh nghiệp, hợp đồng và các văn bản, tài liệu khác liên quan đến hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Tư vấn giải quyết các xung đột về lao động, các tranh chấp kinh tế và các vấn đề cụ thể của từng khách hàng. Đăng ký lưu hành mỹ phẩm/ dược phẩm. Tư vấn quyền sở hữu công nghiệp: Đăng ký bảo hộ quyền nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích. Đăng ký mã số, mã vạch quốc tế cho các sản phẩm. Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho các phát minh, sáng chế. Địa điểm giao dịch của Công ty:: Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp - BSS. Toà nhà Haseco, 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 7196513/ 7196931. 2.2. Đặc điểm về lao động của Công ty Hiện nay Công ty có một đội ngũ lao động có tuổi đời tương đối trẻ, bình quân là 25 tuổi, đội ngũ lao động được kèm cặp tại chỗ, theo kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình thực hiện công việc, và theo sự hướng dẫn của các chuyên gia trong cung như chuyên gia nước ngoài. Mỗi năm Công ty đều cử nhân viên tham gia vào các khoá đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Đây là khoá học nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng làm việc của các nhân viên trong công ty, đặc biệt là nhân viên tư vấn càng cần phải nắm bắt tốt nhất, chính vì vậy thu hút được sự quan tâm chú ý của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Một thực trạng đối với Công ty là số lao động mới tuyển thường rất biến động, nguyên nhân chính là họ chưa ý thức được tương lai phát triển của ngành thương mại, cộng thêm nguyên nhân chủ quan trong khâu kiểm soát và tạo hợp đồng lao động. Tình trạng này gây khó khăn cho Công ty trong khâu hoạt động và quản lý lao động ở Công ty. 2.3. Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty Như ta đã biết thì vốn là yếu tố cần thiết quan trọng để tiến hành kinh doanh đồng thời nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường. Việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải có những năng lực về tài chính và kế toán nhất định, có như vậy nguồn vốn mới thực sự phát huy tình hiệu quả của nó. Đối với Công ty TNHH dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp một doanh nghiệp vừa mới thành lập thì việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả là vô cùng cần thiết đối với các nhà lãnh đạo của Công ty vì đó sẽ là lòng tin của toàn bộ cổ đông vào đội ngũ quản lý của Công ty. Bảng 4: tổng hợp các nguồn vốn thực hiện của Công ty (Thời kỳ 2001- 2003) Giá trị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Vốn cố định Vốn lưu động Vốn ĐT XDCB Vốn khác 3455.44 1286.82 50.41 4218.75 3339.93 1626.82 60.61 5015.37 3700 2665.98 - 4566.22 Tổng cộng 9011.42 10042.73 10932.2 Vòng quay của vốn (l)* 5 7 6 l được tính theo công thức sau: l = G : V( G là tổng doanh thu, V là giá trị tài sản lưu động) Hình 3: Cơ cấu vốn tại công ty TNHH dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Cơ cấu vốn 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2001 2002 2003 năm VCĐ VLĐ VĐTXDCB VK triệu VNĐ Qua hình trên có thể thấy tài sản cố định của Công ty không ngừng tăng, chứng tỏ Công ty có đầu tư mở rộng công ty cũng như mua máy móc thiết bị. Tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm, đặc biệt vốn đầu tư xây dựng cơ bản không tăng nhiều . Vốn của Công ty được huy động dưới các dạng sau đây: Nguồn vốn chủ yếu từ phía nước ngoài đặt hoạt động (75%), phần còn lại là đóng góp của các cổ đông của Công ty. 2.4. Đặc điểm về cơ cấu quản lý của Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp Công ty có mô hình quản lý kiểu trực tuyến chức năng. Tham gia vào bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý của công ty, trong đó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm luôn giám đốc công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trước hội đồng quản trị và các cổ đông, giám đốc giữ vai trò điều hành hoạt động của Công ty. Giúp việc cho giám đốc có 1 phó giám đốc kinh doanh. Ngoài ra còn có các phòng ban chức năng giúp việc và tham mưu cho giám đốc. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Phòng Thị trường Phòng Pháp lý Phòng Dự án Phó Giám đốc Giám đốc Phòng Kế toán Mũi tên hai chiều - Đường nét đứt biểu thị mối quan hệ phối hợp. Mũi tên một chiều - Đường nét liền biểu thị mối quan hệ chỉ đạo. Nhận xét về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty mỗi nhân viên chỉ chịu một sự chỉ đạo của một người duy nhất. Trong hình trên, phòng Thị trường chỉ chịu sự chỉ đạo của phó giám đốc và phó giám đốc chỉ chịu sự chỉ đạo của giám đốc, chứ không chịu sự chỉ đạo của phòng Kế toán Sự bất lợi lớn nhất của mô hình này đó là tốc độ lưu thông của thông tin, sự phối hợp giải quyết các xung đột là rất khó khăn. Vì các phòng ban có chức năng như nhau, không có sự phân quyền giữa các phòng ban. Ưu điểm của hệ thống này đó là sự phân công trách nhiệm cao giữa các bộ phận trong Công ty. Tuy nhiên giám đốc công ty phải là người có trình độ cao mới có khả năng bao quát được tất cả hoạt động của Công ty. II. Phân tích thực trạng xây dựng chiến lược và những tư tưởng chiến lược đã hình thành tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp mặc dù là một Công ty mới hình thành, tuy nhiên trong suốt thời kỳ hoạt động Công ty chủ yếu là kinh doanh thương mại, chính vì vậy Công ty không cần phải định hướng chiến lược, chỉ cần thực hiện kế hoạch theo đồng ký kết là đủ. Trong xu thế đổi mới của nền kinh tế thị trường, Công ty đã không ngừng từng bước đổi mới. Công ty đã bắt đầu quan tâm đến thị trường, đến nhu cầu của khách hàng, tự vạch định riêng cho mình những kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn mang tính định hướng chiến lược. Đối với các kế hoạch mang tính chiến lược Công ty chỉ xác định số kế hoạch cho các chỉ tiêu có tính tổng hợp và có tầm quan trọng đối với các hoạt động của Công ty. Dưới đây ta sẽ nghiên cứu chi tiết về quy trình và nội dung của từng bước trong quy trình hình thành kế hoạch chiến lược tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp. Hình 4: quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược tại công ty TNHH Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Xác định nhu cầu xây dựng KH-CL Trình Công ty phê duyệt Thông qua ban giám đốc Xác lập các căc cứ (1) ( (2) ) (4) (3) (5) Xác định và lượng hoá các chỉ tiêu cần tính toán 1. Xác định nhu cầu xây dựng chiến lược Đối với các kế hoạch ngắn hạn Công ty thường xây dựng vào các thời điểm chuyển đổi có tính chu kỳ như hàng quý, hàng năm. Nhưng đối với các kế hoạch dài hạn mang tính định hướng chiến lược, do tính phức tạp của việc xây dựng nên chúng không thường xuyên được xây dựng. Các kế hoạch dài hạn và định hướng chiến lược chỉ được xây dựng vào các thời điểm có tính bước ngoặt đối với Công ty nói riêng, ngành hàng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hơn nữa thời hạn của các kế hoạch dài hạn và định hướng chiến lược cũng luôn gắn liền với các thời điểm đã được nhà nước xác định, là cái mốc xác định sự chuyển đổi của nền kinh tế. Đó là các năm 2000, 2005, 2010. Vì vậy, thời điểm Công ty xác định là chỉ cần xây dựng kế hoạch - chiến lược là: khi Công ty chuyển đổi thời điểm kinh doanh từ nay tới năm 2010. 2. Những căn cứ cơ bản xây dựng kế hoạch - chiến lược giai đoạn 2001-2003 tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp Khi xây dựng kế hoạch dài hạn và định hướng chiến lược, Công ty thường dựa vào các căn cứ chủ yếu sau: 2.1. Định hướng phát triển kinh tế nói chung và của ngành nói riêng , định hướng phát triển kinh tế của Đảng và của nhà nước. Dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội Công ty tiến hành phân tích sự biến đổi nhu cầu sản phẩm, dịch vụ và các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước. Trên cơ sở đó, Công ty đánh giá tốc độ xu hướng phát triển nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Công ty và đề ra kế hoạch đáp ứng nhu cầu đó. 2.2. Chủ trương của giám đốc Công ty. Hội đồng quản trị, ban giám đốc là những người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất tại Công ty, chính vì vậy chủ trương của hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc luôn chi phối toàn bộ quá trình hoạt động của Công ty. Do vậy khi xây dựng kế hoạch, phòng kế hoạch - bộ phận trực tiếp xây dựng kế hoạch rất quan tâm tới chủ trương của các nhà lãnh đạo này. 2.3. Kết quả phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong các giai đoạn trước. Kết quả này cho biết được nhu cầu của thị trường, khả năng của Công ty có thể cung cấp được bao nhiêu. Hơn nữa kết quả phân tích này còn cung cấp các thông tin về kết quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động chung của Công ty. Đây là căn cứ cơ bản nhất, phổ biến nhất được sử dụng để lập kế hoạch tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp. Tuy nhiên căn cứ này chứa đựng những nhân tố lạc hậu dễ làm sai lệch kế hoạch so với thực tiễn. 3. Xác định và lượng hoá các chỉ tiêu cần tính toán Khi xây dựng các kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược, Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào việc xây dựng các chỉ tiêu tổng hợp có tầm quan trọng lớn và có tính chất quyết định đến sự phát triển của Công ty. Các chỉ tiêu được Công ty lựa chọn để tính toán khi xây dựng kế hoạch dài hạn là: Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng. Chỉ tiêu sản lượng sản phẩm, dịch vụ chủ yếu. Chỉ tiêu tổng doanh thu. Chỉ tiêu lợi nhuận. Việc lựa chọn số ít các chỉ tiêu cho phép Công ty tập trung nguồn lực đánh giá và dự báo chính xác sự vận động của ngành và của thị trường quốc tế cũng như đối với Công ty nói riêng. Việc dự báo chính xác sẽ cho phép lập ra một kế hoạch có tính khả thi cao. 3.1. Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu * Phương pháp chung Phương pháp chung nhất được tiến hành xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tại Công ty là phương pháp cân đối. Phương pháp này này thực hiện việc cân đối giữa nhu cầu và khả năng để đưa ra số kế hoạch sao cho Công ty vừa có khả năng hoạt động vừa có khả năng phát triển đạt hiệu quả cao nhất. Khi xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược, Công ty xác định khả năng của mình thông qua việc tổng hợp khả năng về: Máy móc thiết bị: Công ty tính toán chính xác công suất tối đa của các loại máy móc thiết bị hiện có. Bên cạnh đó, khi lập kế hoạch dài hạn, Công ty thường tính đến năng lực đầu tư mới trong thời kỳ kế hoạch. Nguồn nhân lực: Công ty xác định khả năng về nhân lực thông qua việc tính toán số lượng lao động hiện có, trình độ và năng xuất lao động bình quân. cùng với nó là dự đoán số lượng lao động sẽ thu hút trong kỳ. Nguồn vốn: dự tính nguồn vốn trong kỳ, nguồn vốn dành cho đầu tư và vốn lưu động. Từ đó xác định khả năng đảm bảo vốn cho kinh doanh. Để xác định khả năng kinh doanh của mình, Công ty chọn năng lực nhỏ nhất trong số các khả năng của nguồn lực trên. Về mặt nhu cầu, Công ty thực hiện dự đoán thông quan việc phân tích tình hình thị trường trong các giai đoạn trước, xác định quy luật phát triển của nhu cầu và dự đoán xu hướng biến động của nó. Tuy vậy, với mỗi chỉ tiêu kế hoạch cụ thể Công ty thường sử dụng các phương pháp nghiệp vụ cụ thể khác nhau nhưng vẫn tuân thủ phương pháp chung nhằm đảm bảo tính chính xác và thống nhất của hệ thống các chỉ tiêu. 3.2. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu 3.2.1. Chỉ tiêu kinh doanh Xác định các chỉ tiêu kế hoạch đã đang và sẽ đạt được của Công ty. Chỉ tiêu này được xác định dựa vào sự phân tích nhu cầu thị trường đặt trong mối quan hệ cân đối với năng lực kinh doanh của Công ty. Đối với Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp, hiện nay năng lực kinh doanh là: 25 dự án một năm, doanh thu bình quân 500.000.000đ. Do đó khi xây dựng chỉ tiêu kế hoạch này, Công ty thường quan tâm tới vấn đề dự đoán nhu cầu thị trường sản phẩm, dịch vụ. Việc dự đoán nhu cầu sản phẩm, dịch vụ thường được thực hiện theo các phương pháp sau: + Xác định số lượng sản phẩm, dịch vụ của các hợp đồng trong kỳ kế hoạch đã được ký kết. + Phân tích tình hình cung cầu của sản phẩm, dịch vụ trong các thời kỳ kế hoạch trước và tốc độ phát triển của nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời kỳ kinh doanh trên phạm vi thị trường trong nước và các thị trường nước ngoài của Công ty. + Phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu sản phẩm, dịch vụ với sự phát triển kinh tế, tình hình chính trị, xã hội trên các thị trường trong nước và ngoài nước. + Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố như: sự biến động của tỷ giá, giá cả, sự cạnh tranh của các công ty trong ngành, các sản phẩm, dịch vụ thay thế tới nhu cầu. + Phân tích định hướng phát triển của Công ty, các kế hoạch kinh doanh và mở rộng hơn là kế hoạch phát triển của Công ty đều phải có sự đồng ý của Ban giám đốc Công ty. Vì vậy, khi thành lập kế hoạch Công ty phải chú ý tới định hướng phát triển chung của Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp . 3.2.2. Chỉ tiêu tổng doanh thu Là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp doanh thu của Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp là doanh thu kinh doanh thương mại sản phẩm - dịch vụ. Doanh thu được xác định bằng công thức sau: DTKH = SGKH x SLKH (Trong đó: DT là tổng doanh thu kế hoạch trong kỳ) GKH giá thành kế hoạch từng loại sản phẩm - dịch vụ. SLKH Sản lượng hoàn thành và thực hiện theo kế hoạch của từng loại sản phẩm, dịch vụ. Sản lượng kế hoạch đã được xác định theo phương pháp trình bày ở phần trên. Giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở sau: Giá thành bình quân của từng loại sản phẩm, dịch vụ giai đoạn trước . Dự báo tình hình cung cầu sản phẩm - dịch vụ kỳ kế hoạch, từ đó xác định xu hướng ổn định hay tăng giảm của sản phẩm - dịch vụ. Chất lượng sản phẩm - dịch vụ của Công ty trong kỳ. Bảng 5: Giá trị tổng doanh thu năm 2002 (Đơn vị tính: USD) Bộ phận Thu Chi Cân đối (lãi/ lỗ) Dịch vụ lao động 50870 57099 - 6229 Tư vấn pháp lý 19861.5 8987.8 10873.7 Nghiên cứu thị trường 11239 10390 849 Phát triển dự án 6477.7 8705.7 - 2228 Quản lý - Hành chính 53771.8 56331.5 -2559.7 Tổng cộng 142220 141514 706 Tồn 2001 6501.2 Giám đốc góp vốn lần 2 7565 Tổng tiền tồn 2002 14772.2 Nguồn: Phòng kế hoạch Trong số các căn cứ trên, đối với Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp, giá thành bình quân từng loại sản phẩm - dịch vụ giai đoạn trước là yếu tố quan trọng nhất để xác định giá thành trong kỳ. Trên đây là một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản nhất của Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty còn xác định các chỉ tiêu khác như: các khoản nộp ngân sách nhà nước, số lao động bình quân 3.3. Lượng hoá các chỉ tiêu Trên cơ sở phân tích các căn cứ Công ty tiến hành lượng hoá các chỉ tiêu cần thiết. Trong giai đoạn này, Công ty đưa ra các con số cụ thể về các chỉ tiêu, những con số này là kết quả của việc xây dựng kế hoạch. Ví dụ về việc xây dựng kế hoạch tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp. Để lượng hoá được các chỉ tiêu kế hoạch Công ty thường áp dụng phương pháp ngoại suy xu thế để dự đoán. Xuất phát từ báo cáo thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm từ 2001 đến 2003 Công ty có thể dự đoán được chỉ tiêu doanh thu trong tương lai. Bảng 6: báo cáo thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Doanh thu 64128 142220 322123 2 Lợi nhuận 501.2 706 1512.7 3 Thu nhập bình quân/ người (1000 USD) 1900 3050 3090 Nguồn: Trích từ báo cáo tổng hợp Một phương pháp công ty thường áp dụng để dự đoán đó là phương pháp ngoại suy xu thế, một phương pháp khoa học của lý thuyết thống kê. Mô hình có dạng tổng quát như sau: Y(t)=f(t) +ả(t) (trong đó f(t) là hàm dự báo, ả(t) là sai số) để đơn giản ta chọn f(t) =a.t như vậy các thông tin ban đầu có thể được bảng diễn ở dạng sau: ti t1 t2 t3.... tn Y(i) f(i) y1 y2 y3 .... yn Thay các giá trị của ti và yi đã biết vào phương trình ta tìm được giá trị của tham số a và b. Ti 2001 2002 2003 Dti 67128 142220 579180 Theo công thức D DT(i) = DT(ti +1) - DT(ti), thay số ta có : Năm 2002 2003 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 78092 167800 Vậy mức doanh thu trung bình hàng năm là: (78092 + 167800)/ 2 = 122946 Vậy trong 5 năm nữa công ty có thể đạt doanh thu là: Theo công thức f(t) = a(t) + b hay f(t) = 579180 + 5 * 122946 = 1193910 USD 4. Thông qua ban giám đốc Sau khi cụ thể hoá các chỉ tiêu cần thiết, phòng kế hoạch lập thành kế hoạch dạng bảng (có thể kèm theo phần giải trình), sau đó trình lên ban giám đốc xin ý kiến. Một bản kế hoạch bao gồm nhiều phần khác nhau, nó bao gồm các kế hoạch về sản phẩm, về thị trường, về nguồn nhân lực, tài chính ... Ban giám đốc xem xét bản kế hoạch được lập, nếu thấy không có vấn đề gì ban giám đốc sẽ ký duyệt, nếu có gì chưa đạt ban giám đốc sẽ trực tiếp đưa ý kiến để phòng kế hoạch chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. 5. Kết cấu của một bản kế hoạch tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp: Một bản kế hoạch tại Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp bao gồm các phần sau: công ty tnhh dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Kính gửi: Ban kế hoạch Công ty TNHH Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp 1. Lịch sử hình thành 1.1.Tên và địa chỉ doanh nghiệp 1.2. Năm bắt đầu hoạt động 1.3. Các sản phẩm dịch vụ chính 1.4. Hiện trạng cổ phần hoá cơ cấu sở hữu DNNN (NN sở hữu toàn bộ nay là cổ phần hoá) 2. Quy mô doanh nghiệp 2.1. Tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp DNNN và giá trị tài sản của DNNN tính theo giá mua trong 3 năm trở lại đây. 2.2. Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm 3. Doanh thu 3.1. Giá trị và sản lượng xuất khẩu hàng năm của từng sản phẩm dịch vụ của DNNN 3.2. Giá trị và sản phẩm tiêu thụ nội địa của từng sản phẩm dịch vụ của DNNN 4. Đầu vào sản xuất 4.1. Chi phí sản lượng và nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm/ dịch vụ chính của DNNN 4.2. Chi phí sản lượng nguyên vật liệu mua trong nước để sản xuất các sản phẩm/ dịch vụ chính của DNNN 4.3. Chi phí lao động hàng năm (lương và các thu nhập khác gồm hưu trí, nhà cửa, chi phí đi lại.... và các loại tiền thanh toán các hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cán bộ, công nhân viên trong DNNN) 4.4. Chi phí tiêu thụ năng lượng và các chi phí khác ngoài chi phí nguyên vật liệu thô 4.5. Phương pháp đo lường năng suất và sử dụng tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0417.Doc
Tài liệu liên quan