Đề tài Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

 

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I

I. VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

1. Khái niệm Ngân hàng thương mại :

2. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường :

2.1. Nghiệp vụ huy động vốn :

2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn :

2.3. Nghiệp vụ trung gian :

3. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường:

II. MẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG:

1. Rủi ro trong kinh doanh nói chung :

1.1. Khái niệm rủi ro kinh doanh :

1.2. Phân loại rủi ro :

2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại :

2.1. Rủi ro hối đoái :

2.2. Rủi ro hoạt động ngoại bảng :

2.3. Rủi ro ứ đọng vốn :

2.4. Rủi ro tín dụng :

2.5. Rủi ro mất khả năng thanh toán :

2.6. Các rủi ro thuần túy khác :

III. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG.

1. Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng :

2. Anh hưởng của rủi ro tín dụng :

3. Kinh nghiệm các nước trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

3.1. Kinh nghiệm phòng chống rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đức :

3.2. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của Mỹ và một số nước Châu á.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI.

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI ( NHNo & PTNT HÀ NỘI).

1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Hà Nội.

1.1. Sự hình thành và phát triền của NHNo & PTNT Hà Nội.

1.2. Cơ chế hoạt động và bộ máy tổ chức.

1. Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội :

2.1. Công tác huy động vốn.

2.2. Tình hình sử dụng vốn:

II. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HÀ NỘI.

1. Thực trạng rủi ro tín dụng.

2. Nguyên nhân của thực trạng trên.

2.1. Nguyên nhân chủ quan.

2.2. Nguyên nhân khách quan.

II. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ KHÓ ĐÒI VÀ NỢ QUÁ HẠN MÀ NHNo & PTNT HÀ NỘI ĐÃ THỰC HIỆN.

1.1. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng:

1.2. Thẩm định tình hình họat động sản xuất kinh doanh.

1.3. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và dự án xin vay vốn:

1.4. Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng:

1.4. Đánh giá uy tín và năng lực kinh doanh của khách hàng:

1.5. Thẩm định đánh giá tài sản thế chấp:

2. Đảm bảo tín dụng và công tác quản lý đảm bảo tín dụng:

3. Đánh giá khả năng phát huy hiệu quả vốn vay.

4. Các biện pháp thu hồi các khoản nợ các khoản nợ quá hạn.

5. Các biện pháp khác.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT HÀ NỘI.

1. Định hướng chung :

2. Định hướng hoạt động tín dụng :

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHNo & PTNT HÀ NỘI

1. Hoàn thiện công tác đánh giá và nhận định khách hàng.

2. San sẻ rủi ro:

2.1. Tránh dồn vốn:

2.2. Liên kết đầu tư:

2.3. Bảo hiểm tín dụng:

3. Ngân hàng cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh cho khách hàng.

4. Thu thập thông tin về khách hàng để phòng ngừa rủi ro.

5. Các biện pháp về cán bộ.

5.1. Tiêu chuẩn hoá để nâng cao trình độ cán bộ.

5.2. Đánh giá sử dụng cán bộ.

6. Giải quyết, xử lý nợ quá hạn.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu

Năm 2001

Năm 2002

Chỉ tiêu

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trong những năm qua cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể trong công tác huy động vốn, công tác cho vay. Song sự chỉ đạo thường xuyên của NHNo & PTNT Hà Nội và nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đạt được những kết quả như sau: 2.1. Công tác huy động vốn. Đến cuối năm 2002 nguồn vốn huy động của toành thành phố là 6.151.984 triệu đồng, tăng 44,5% so với năm 2001. Trong năm 2002 một số chi nhánh đã quan tâm tạo nguồn vốn kinh doanh với lãi suất hợp lý nên đã tìm và huy động được một số doanh nghiệp, cơ quan, trường học về mở tài khoản và gửi tiền nên nguồn vốn tăng trưởng khá, tạo tiền đề thuận lợi cho kinh doanh như Ngân hàng Tam Trinh, Ngân hàng Tràng Tiền, tuy nhiên vẫn còn một số ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến công tác nguồn vốn kinh doanh. Bảng 1 : Tình hình biến động nguồn vốn của các Ngân hàng Quận Đơn vị: triệu đồng. Ngân hàng 31/12/2001 31/12/2002 % 2002/2001 Trung tâm 2.296.696 2.934.594 +28.8 Cầu Giấy 309.229 397.026 +28.4 Đống Đa 332.240 437.111 +31.6 Thanh Xuân 187.182 259.082 +38.4 Tây Hồ 256.354 354.470 +38.3 Ba Đình 371.480 406.537 +9.4 Tam Trinh 5.746 25.767 +348.4 Hai Bà Trưng 304.857 555.125 +82.1 Hoàn Kiếm 193.135 430.656 +122.9 Chương Dương - 264.194 - Tràng Tiền - 87.422 - Toàn thành phố 4.256.919 6.151.984 +44.5 Trong tổng nguồn vốn huy động thì tỷ trọng của các nguồn qua 2 năm 2001 và 2002 cũng có sự thay đổi khá lớn thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nguồn hình thành Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn hình thành 31/12/2001 31/12/2002 So sánh 2002/2001 ST %/åNV ST %/åNV ST %/åNV - Tiền gửi các TCKT 862 20,2 898 14,6 + 36 + 1,9 - Tiền gửi các TCTD 1.454 34,2 1.931 31,4 +477 +25,2 - Tiền tiết kiệm 640 15 972 15,8 +332 +17,5 - Kỳ phiếu 1.141 26,8 2.055 33,4 +914 +48,3 - Tiền gửi và vay khác 161 3,8 296 4,8 +135 +7,1 Tổng nguồn vốn 4.258 6.152 +1.894 Qua bảng 2 ta thấy giữa năm 2001 và năm 2002 có sự biến động khá lớn về cơ cấu nguồn vốn. Nhìn chung về mặt tuyệt đối, các nguồn hình thành vốn đều tăng, cụ thể: năm 2001 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 862 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20,2% tổng nguồn vốn huy động, năm 2002 là 898 tỷ đồng, tăng 1,9% so với năm 2001 với con số tuyệt đối là 36 tỷ đồng. Việc tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 36 tỷ đồng thể hiện uy tín cũng như chính sách chỉ đạo lãi suất phù hợp của NHNo & PTNT Hà Nội và các Ngân hàng Quận, từ đó thu hút khách hàng ngày càng đông và ổn định. Ngoài ra, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền tiết kiệm cũng tăng lên đáng kể, cụ thể là: năm 2002 tiền gửi các tổ chức tín dụng tăng 25,2 % và tiền tiết kiệm tăng 17,5% so với năm 2001. Tuy nhiên, về mặt cơ cấu thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng đều giảm từ 20,2% và 34,2% xuống còn 14,6% và 31,4%. Trong khi đó, tiền tiết kiệm và kỳ phiếu lại tăng từ 15% và 26,8% lên đến 15,8% và 33,4%. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có sự điều chỉnh về khách hàng. Thay vì tập trung vào các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng thì nay đã chuyển qua đối tượng khách hàng là tín dụng tiêu dùng cá nhân. Có được như vậy thì Ngân hàng đã chú trọng đến công tác huy động vốn của mình, thu hút được khá mạnh lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư vàthực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên Ngân hàng một cách linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức. Nếu như trước đây, nguồn vốn chính của Ngân hàng là lấy từ Ngân sách nhà nước và chỉ có một phần nhỏ huy động từ các tổ chức kinh tế, những khách hàng truyền thống quen thuộc thì bước sang giai đoạn mới theo pháp lệnh 90 được ban hành – chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đã thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng của mình kết hợp với việc tự huy động, tìm kiếm nguồn vốn để cho vay. Hoạt động huy động được mở rộng với các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Hình thức này đã có hiệu quả trong việc gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng, giảm tỷ trọng vốn ngân sách trong nguồn vốn của Ngân hàng. Cụ thể: trong năm 2002, nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu tăng 48,3% so với năm 2001, làm cho tổng nguồn vốn tăng thêm 914 tỷ đồng. Như vậy trong hai năm qua, bằng nhiều hình thức phong phú như cải tiến nghiệp vụ, đổi mới phong cách giao dịch, mở rộng mạng lưới giao dịch, trang bị máy tính, cải tiến mẫu mã giấy tờ giao dịch nên nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Hà Nội không ngừng tăng lên. Ngân hàng đã tập chỉ đạo các phòng ban tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân mở tài khoản và hướng dẫn thủ tục chu đáo. Đồng thời cử cán bộ tín dụng đến tận doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời tiền mặt, séc, ngân phiếu, không ngừng thu hút mọi khoản tiền nhà rỗi của khách hàng vào tài khoản. 2.2. Tình hình sử dụng vốn: Các Ngân hàng thương mại đều hoạt động theo phương thức “nhận gửi để cho vay” tức là huy động vốn từ các nguồn khác nhau và phải sử dụng vốn đó hoạt động kinh doanh có lãi, đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng khi có dòng tiền rút ra. Vì vậy, sử dụng vốn là khâu mấu chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Việc sử dụng triệt để có hiệu quả nguồn vốn sẽ dẫn đến tối đa hoá lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Diễn biến tình hình dư nợ của NHNo & PTNT Hà Nội qua hai năm 2001 và 2002 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Tình hình dư nợ của các Ngân hàng Quận. Đơn vị: triệu đồng. Ngân hàng Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2002/2001 Số tiền Tỷ lệ % Trung tâm 1.114.499 1.159.406 +44.907 +4,03 Cầu Giấy 70.404 123.298 +52.894 +75,13 Đống Đa 51.166 83.000 +31.834 +62,22 Thanh Xuân 40.360 87.651 +47.291 +177,17 Tây Hồ 108.836 191.725 +82.889 +76,16 Ba Đình 57.986 75.252 +17.266 +29,8 Tam Trinh 38 1.453 +1.415 +3723,7 Hai Bà Trưng 67.190 87.099 +19.909 +29,6 Hoàn Kiếm 57.375 113.000 +55.625 +96,9 Chương Dương 0 52.875 +52.875 - Tràng Tiền 0 27.947 +27.947 - Toàn thành phố 1.571.151 2.002.709 +431.558 +27,47 (Nguồn: Bảng kê tình hình sử dụng vốn tại NHNo & PTNT Hà nội) Qua bảng 3 ta thấy, dư nợ năm 2002 tăng so với năm 2001 là 431.558 triệu đồng. Nguyên nhân nhân chính là do các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân kinh doanh có hiệu quả, đồng thời các dự án mà Ngân hàng đã đầu tư tín dụng thực sự khả thi và tạo ra được nhiều lợi nhuận làm cho dư nợ trung và dài hạn của NHNo & PTNT Hà Nội chiếm 37,2 % trong tổng dư nợ. Qua số liệu của bảng tổng hợp (bảng 4) ta có thể thấy doanh số cho vay của NHNo & PTNT Hà Nội năm 2002 tăng 22,47% so với năm 2001 với con số tuyệt đối là 769.497 triệu đồng. Doanh số thu nợ cũng có cùng mức tăng với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2002 là 3.761.945 triệu đồng tăng 2,55% so với năm 2001 với con số tuyệt đối là 93.656 triệu đồng. Tổng dư nợ cũng tăng với tốc độ nhanh (27,47%) với mức tăng tuyệt đối là 431.558 triệu đồng. Trong năm 2002 Ngân hàng đã thu hút thêm 18 doanh nghiệp vay vốn tín dung tại Ngân hàng nên tổng dư nợ của năm 2002 tăng lên so với năm 2001, điều này thể hiện sự tín nhiện của khách hàng đối với NHNo & PTNT Hà Nội. Tuy nhiên nhìn vào cơ cấu doanh số cho vay, thu nợ và tổng dư nợ ta thấy tỷ trọng ngoại tệ được giao dịch năm 2002 lại tăng so với năm 2001, nguyên nhân chính là do trong năm 2002 hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, vì vậy để đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ tăng lên cho các doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu thì lượng giao dịch ngoại tệ phải tăng lên. Trong cơ cấu tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Năm 2001 dư nợ ngắn hạn là 70,6%, năm 2002 là 62,8%. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao như vậy là do việc cho vay của Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Tuy năm 2002 có xu hướng giảm hơn so với năm 2001 nhưng tổng dư nợ của Ngân hàng tăng chủ yếu vẫn do tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tăng. Lý do có tỷ lệ ngắn hạn cao như vậy là do các doanh nghiệp không có dự án vay trung hạn khả thi, tức là dự án không có tính thực tế, không đảm bảo trả nợ Ngân hàng. Bởi vì một dự án vay trung hạn đòi hỏi rất cao cả về vi mô và vĩ mô và phải trải một quá trình thẩm định khắt khe về nhiều mặt. Xét về cơ cấu dư nợ ngắn hạn, khu vực quốc doanh (các khách hàng chính của Ngân hàng) chiếm tuyệt đại đa số. Năm 2001 chiếm tỷ trọng 85,6% dư nợ ngắn hạn và sang năm 2002 giảm xuống còn 67,2%. Trong khi đó, dư nợ ngắn hạn của khu vực ngoài quốc doanh lại tăng. Năm 2001 là 99.875 triệu đồng chiếm 7,2% dư nợ ngắn hạn nhưng sang năm 2002 là 290.468 triệu đồng chiếm 19,2% dư nợ ngắn hạn, tăng 190,8% so với năm 2002 với con số tuyệt đối là 190.593 triệu đồng. Việc dư nợ của khu vực quốc doanh giảm và khu vực ngoài quốc doanh tăng là do chủ trương của Ngân hàng trong chính sách cho vay. Ngân hàng đã thực hiện quản lý chặt chẽ việc cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh, tăng cường quan hệ làm ăn với các khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả như các doanh nghiệp thuộc các tổng công ty 90-91 hoạt động tốt. Tuy vậy, dư nợ ngắn hạn của khu vực ngoài quốc doanh vẫn tăng là do cơ chế hiện nay, nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá doanh nghiệp của mình, do vậy từ việc cho các doanh nghiệp quốc doanh vay Ngân hàng chuyển sang cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay nên không tránh khỏi dư nợ ngoài quốc doanh tăng lên. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của hộ sản xuất và các đối tượng khác cũng khá lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn và đều tăng so với năm 2001 với con số là 105.953 triệu đồng. Về cơ cấu dư nợ trung-dài hạn, tỷ trọng của doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất và dư nợ khác đều tăng lên đáng kể. Có sự tăng lên như vậy là vì NHNo & PTNT Hà Nội đã mở rộng đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế, chú trọng mở rộng trung và dài hạn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Trong năm 2002 đã áp dụng phương thức đầu tư tín dụng đồng tài trợ cho các dư án lớn đó là Tổng Công ty sứ gốm vay 206 tỷ đồng để xây dựng nhà máy kính nổi Bình Dương, Công ty Bia Hà nội vay 10 triệu USD để nâng cao công suất lên gầp 2 lần hiện có, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp vay 12 triệu USD để đầu tư dự án xe BUS xuất khẩu sang Iraq. Ngoài hoạt động cho vay, NHNo & PTNT Hà Nội còn sử dụng vốn vào các loại hoạt động khác như mua tín phiếu kho bạc,góp vốn liên doanh, bảo lãnh dự thầu… các hoạt động này đem lại nguồn thu khá lớn cho Ngân hàng. Tóm lại,NHNo & PTNT Hà Nội luôn đặt ra mục tiêu là sử dụng nguồn vốn của mình một cách có hiệu quả nhất. Tính hiệu quả thể hiện ở chổ vốn cho vay phải được thu hồi về đầy đủ cả gốc và lải đúng hạn, lãi cho vay phải bù đắp được lãi huy động cùng các chi chi phí khác và tạo ra thu nhập cho Ngân hàng. Nhưng nếu chỉ nhìn vào tổng dư nợ mà cho rằng tình hình tín dụng tốt hay xấu thì chưa chính xác và không trọn vẹn. Và để đánh giá đúng trước hết cần xem xét khả năng thu hồi vốn vay. Tương tự như vậy việc dư nợ tăng hay giảm có phải là một dấu hiệu xấu khi phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng hay không? Điều này còn phụ thuộc vào việc dư nợ này có bao gồm cả dư nợ của các khoản nợ quá hạn, nợ khê đọng, nợ khó đòi… hay không? Để xem xét vấn đề này chúng ta tiếp tục tìm hiểu tình hình rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Hà Nội. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HÀ NỘI. Thực trạng rủi ro tín dụng. Các ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở các đảm bảo tín dụng (như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…) trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư và với cam kết là khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Song trên thực tế các hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc tín dụng vẫn luôn bị vi phạm bởi nhiều lý do mà hậu quả xấu nhất là khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ. Điều này bất kỳ một Ngân hàng nào cũng không muốn nó xảy ra đối với mình. Nhưng rủi ro mang tính tất yếu trong kinh doanh nói chung và trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng, nhất là rủi ro tín dụng. Dù là Ngân hàng mạnh hay yếu thì cũng phải đương đầu với rủi ro tín dụng ở một mức độ nào đó. NHNo & PTNT Hà Nội cũng vậy, mặc dù là một Ngân hàng lớn mạnh trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam cũng không tránh khỏi rủi ro tín dụng. Thực trang rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Hà Nội thể hiện ở một số vấn đề sau: Thứ nhất: phân tích nợ quá hạn theo loại hình kinh tế và thời hạn cho vay. Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn theo loại hình kinh tế và thời hạn cho vay (trang sau). Qua bảng tổng hợp trên (bảng 5) ta có thể thấy tổng dư nợ quá hạn cuối năm 2002 là 57.187 triệu đồng, chiếm 2,86% tổng dư nợ, tăng 40,6% so với năm 2001 với số tiền là 16.522 triệu đồng. Tỷ lệ nợ ngắn hạn của khu vực kinh tế quốc doanh ẩn chứa nhiều rủi ro và liên tục tăng trong 2 năm. Cụ thể, năm 2001 là 27.059 triệu đồng, chiếm 2,07% tổng dư nợ kinh tế quốc doanh, sang năm 2002 là 44.656 triệu đồng, chiếm 3,33% tổng dư nợ kinh tế quốc doanh tăng 19.597 triệu đồng. Trong khi đó,nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh lại có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2001 là 13.606 triệu đồng chiếm 5,15% tổng dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh, đến năm 2002 là 10.521 triệu đồng chiếm 1,74% tổng dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh và giảm 3.075 triệu đồng. Điều này rất có lợi cho Ngân hàng trong việc kinh doanh. Xét theo loại tiền vay và thời hạn cho vay ta thấy sự biến động nợ quá hạn không quá lớn giữa 2 năm, trong đó nợ quá hạn cho vay ngắn hạn và nợ quá hạn cho vay bằng ngoại tệ tăng đáng kể. Thứ 2: phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi Bảng 6: Phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi (trang sau) Nhìn chung nợ quá hạn của Ngân hàng chủ yếu là nợ quá hạn bình thường (<180 ngày). So sánh các chỉ tiêu về nợ quá hạn trong 2 năm 2001 và 2002 qua bảng 6 ta thấy, tỷ trọng nợ quá hạn bình thường và nợ quá hạn khó đòi tăng, nợ khê đọng giảm. Tốc độ tăng của nợ bình thường và nợ khó đòi cho thấy xu hương xấu đi của các khoản nợ này. Nợ quá hạn bình thường cao là do nợ tồn đọng của một số doanh nghiệp nhà nước được giãn nợ từ nhiều năm dồn lại đến nay không có khả năng trả nợ hoặc cố tình không chịu trả nợ, Ngân hàng buộc phải chuyển thành nợ quá hạn. Nợ khó đòi cao như vậy một phần là do khách hàng vay vốn gặp rủi ro trong cơ chế thị trường, nhưng một phần không nhỏ là do trách nhiệm của cán bộ tín dụng từ khâu nắm bắt thị trường, nghiên cứu và thẩm định dự án hời hợt, thiếu kiểm tra, kiểm soát để xử lý kịp thời khi khách hàng vay vốn có dấu hiệu khó trả nợ. Đây là một khó khăn rất lớn của ngành Ngân hàng vì vậy Ngân hàng cần sớm có biện pháp xử lý. Thứ 3: Ngoài các khoản nợ quá hạn nêu trên tính đến 31/12/2002 trong dư nợ của Ngân hàng còn có các khoản nợ chờ hạch toán giảm dư nợ, đó là các khoản dư nợ có tài sản xiết nợ, gán nợ và các khoản có liên quan đến vụ án chờ xét xử. Các khoản nợ này theo đánh giá chủ quan thì việc thu hồi còn gặp nhiều khó khăn và khả năng thu hồi đủ là rất khó. Đối với các khoản nợ đã có tài sản xiết nợ, gán nợ, trong tình hình hiện nay việc phát mại tài sản là một việc rất phức tạp. Một mặt quá trình phát mại tài sản kéo dài, mặt khác với những tài sản là bất động sản, thời điểm hiện nay giá có xu hướng càng ngày càng lên cao, ít người có tiền lại dám bỏ tiền ra mua đất vì bị ép giá không thể mua đúng giá trị của tài sản thế chấp. Đối với các khoản nợ liên quan đến vụ án chờ xét xử, Ngân hàng vừa tốn kém nhiều chi phí vừa không chắc chắn là thu được nợ. Khách hàng có những khoản nợ này là những khách hàng không có thiện chí trả nợ lại cố tình lừa đảo, tẩu toán tài sản hoặc mưu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ, do đó rất khó khăn cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Có những khách hàng có hành vi lừa đảo thế chấp tài sản để vay vốn ở nhiều Ngân hàng nên trong việc xét xử, tuy Ngân hàng là chủ nợ được ưu tiên nhưng còn có những Ngân hàng khác được ưu tiên, như vậy Ngân hàng chỉ thu hồi được một phần khoản nợ. Đó là chưa kể đến việc Ngân hàng không được hưởng lãi, treo lãi từ khi khởi kiện và còn phải chịu nhiều chi phí cả về thời gian cũng như tiền bạc trong quá trình từ khi khởi kiện cho đến khi kết thúc vụ án. Nguyên nhân của thực trạng trên. Thực trạng rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Hà Nội như xem xét ở phần trên thể hiện nợ quá hạn diễn biến theo chiều hướng xấu và khó khăn trong việc xử lý nợ quá hạn, vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Qua nghiên cứu xem xét có thể thấy những nguyên nhân này bao gồm cả hai nguyên nhân chủ quan và khách quan thuộc về Ngân hàng và các khách hàng của Ngân hàng cùng với các nguyên nhân khác. Bảng 7: Thực trạng nợ quá hạn theo nguyên nhân đến 31/12/2002. (trang sau) 2.1. Nguyên nhân chủ quan. Về phía Ngân hàng: NHNo & PTNT Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh khó khăn về nhiều mặt, cán bộ công nhân viên được tập trung từ nhiều nơ khác nhau, trình độ còn yếu kém và không đồng đều, Ngân hàng phải vừa vận hành, vừa rút kinh nghiệm để định hình,cộng với tình hình kinh tế biến động trong nhiều năm, do đó không tránh khỏi những hạn chế dẫn đến tín dụng. Khi xem xét cho vay, cán bộ tín dụng đã quá coi trọng việc thế chấp tài sản, không xem xét đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực ra rằng thế chấp mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đảm bảo an toàn cho khoản vay. Nó mang tính chất răn đe nhiều hơn là một biện pháp đảm bảo. Đây chỉ nên coi là bước cuối cùng để góp phần nhắc nhở doanh nghiệp có trách nhiệm với Ngân hàng, không thể coi đó là điều kiện hàng đầu khi xét duyệt cho vay. Mặt khác, Ngân hàng cho vay là để giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu qủa và đó cũng là mong muốn của Ngân hàng nham duy mối quan hệ lâu dài cùng có lợ giữa Ngân hàng và khách hàng chứ không phải là để bắt nợ. Do đó nếu chỉ nhìn vào tài sản thế chấp thì rủi ro của các khoản vay này là rất cao, nhất là khi giá trị của tài sản thế chấp thay đổi theo chiều hướng xấu do biến động của thị trường. Việc xemxét và quản lý tài sản thế chấp cũng có nhiều sơ hở, không kiểm soát nổi dẫn đến việc khách hàng làm nhiều bộ hồ sơ thế chấp cho cùng một tài sản để thế chấp ở nhiều Ngân hàng khác nhau mà các Ngân hàng không biết hoặc tài sản đã thế chấp để vay vốn nhưng khi người vay vốn bán được tài sản lại không nộp tiền giải chấp, không thông báo cho Ngân hàng. Cán bộ tín dụng xác định kỳ hạn cho vay hoặc kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp với phương án vay vốn của khách hàng. Kiểm tra, kiểm soát vốn vay không hiệu chặt chẽ, không theo phương thức Tiền – Hàng - Tiền dẫn đến khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, không tư vấn cho khách hàng cách luân chuyển vốn một cách hợp lý làm cho hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng thấp. Trong phân tích tài chính của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, có trường hợp khách hàng lập số liệu giả nên nắm tình hình kinh doanh không sát dẫn đến những rủi ro cho khoản vay. Thông thường thì khả năng không trả nợ được của khách hàng đều ít nhiều bộc lộ trước khi nó bắt đầu xảy ra nhưng do việc theo dõi, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng chưa thật sát sao nên không phát hiện kịp thời nguy cơ rủi ro để có biện pháp xử lý thích hợp. Tuy nhiên, trong năm 2002, số nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan về phía Ngân hàng là không có so với tổng nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác cho vay, thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay, song do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân chủ yếu là về phía khách hàng nên tổng nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn cao. Nguyên nhân về phía khách hàng vay vốn: Do kinh doanh thua lỗ, phá sản dẫn đến không trả nợ đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng là 13.725 triệu đồng chiếm 24% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh không lường trước được một số yếu tố biến động như thuế VAT của nhà nước, tỷ giá ngoại tệ tăng, nghị định của Chính phủ như NĐ 36 CP về đảm bảo trực tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, nghị định xe chở quá khổ, quá tải do một số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu lốp ô tô bị lỗ, hàng không bán được và phải nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT(chỉ cho nộp chậm một tháng). Một số doanh nghiệp làm hàng thủ công mỹ nghệ, liên quan đến gỗ và những sản phẩm liên quan đến gỗ dẫn đến tồn kho không bán được, không tiêu thụ trong nước được, hơn nữa một số doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu như tinh dầu… thì bị nước ngoài ép giá do không đạt chất lượng cao, nếu để tồn kho thì lại càng mất giá hơn nữa. Sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo là 709 triệu đồng chiếm 1,24% tổng nợ quá hạn, nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài quốc doanh. Trên thực tế, việc quản lý vốn vay của khách hàng ngoài quốc doanh khó hơn nhiều so với các doanh nghiệp quốc doanh. Việc mua bán kinh doanh của khu vực này đặc biệt là các cá nhân kinh doanh thường không có sổ ghi chép theo dõi một cách khoa học như ở các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay là rất khó khăn. Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như cam kết nhận nợ và giấy phép hành nghề kinh doanh, lúc đầu cũng chỉ do nhận định sai, đầu tư sai nên không thu hồi vốn kịp thời dẫn đến quá hạn không trả được nợ. Nhiều khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn vào công trình đầu tư mang tính chất trung và dài hạn (kinh doanh khách sạn, mua sắm tài sản cố định…). Nhiều khách hàng dùng một tài sản thế chấp để vay nhiều nơi, làm tăng giá trị của tài sản thế chấp để vay được tiền của Ngân hàng sau đó thì trốn nợ. Cũng có trường hợp khách hàng vay vốn có thế chấp tài sản nhưng sau đó đã bán tài sản thế chấp rồi bỏ trốn. Khách hàng chiếm dụng vốn là 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0175.doc
Tài liệu liên quan