Nói đến rủi ro đạo đức là nói đến những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên còn lại. Trong thời gian qua, khi mở L/C trả chậm, nhiều trường hợp các đơn vị này sau khi nhận hàng thì kinh doanh thua lỗ, cố tình không hoặc trì hoãn thanh toán cho ngân hàng mở L/C. Trong tình huống này, nếu BIDV Phú Tài đứng ra trả tiền thay cho đơn vị đó thì rủi ro mất vốn của ngân hàng rất cao vì khả năng thu hồi tiền rất mong manh. Nhưng theo qui định cuả L/C thì NH phát hành phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho người thụ hưởng ngay cả khi người mua mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ. Do vậy, để bảo vệ uy tín của mình và tuân thủ thông lệ quốc tế, BIDV Phú Tài đã phải đứng ra trả tiền cho một số L/C quá hạn và chịu rủi ro khá lớn.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư theo dõi chặt chẽ và tích cực đôn đốc tình hình thu hồi công nợ của các doanh nghiệp. Bằng biện pháp tích cực khơi tăng nguồn vốn, đẩy mạnh cho vay, tăng trưởng dư nợ lành mạnh, đa dạng hóa các nghiệp vụ, thực hiện tiết kiệm chi tiêu nên BIDV Phú Tài luôn kinh doanh có lãi, tạo nguồn tích lũy.
. Hoạt động khác
Trong những năm qua, BIDV Phú Tài đã không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Phát triển dịch vụ là xu hướng tất yếu ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Trong thời buổi kinh tế hội nhập dịch vụ càng được coi trọng, ngày càng góp phần cải thiện cơ cấu nguồn thu, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Tài
giai đoạn 2008 - 2009
Đơn vị: Tỷ Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển (%)
Tổng tài sản
1526,589
1783,056
16,80%
Lợi nhuận trước thuế
8,622
17,753
105,90%
Lợi nhuận sau thuế
5,038
14,690
191,60%
Tỷ lệ ROA
0,33%
0,83%
Tỷ lệ ROE
4,30%
13,28%
Nguồn: Phòng Kế toán
Năm 2009, BIDV Phú Tài đã được những thành quả khích lệ trong họat động kinh doanh, các mặt hoạt động đều ở mức cao so với 2008. Lợi nhuận trước thuế vượt 10% kế hoạch được giao, lợi nhuận sau thuế tăng 191,6%, các tỷ số hiệu quả (ROA và ROE) tăng lên đáng kể. Đây có thể nói là một năm khá thành công của ngân hàng.
II. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI
1. Tình hình TTQT bằng tín dụng chứng từ tại BIDV Phú Tài
Tại BIDV Phú Tài, ba phương thức TTQT được áp dụng chủ yếu là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ.
Bảng 2.1: Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV Phú Tài
giai đoạn 2007-2009
Phương thức
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền (Triệu USD)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (Triệu USD)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (Triệu USD)
Tỷ trọng(%)
T/T
34,91
27,86
43,66
29,28
32,69
23,72
Nhờ thu
1,6
1,28
4,08
2,74
5,14
3,73
L/C
88,8
70,86
101,37
67,98
99,99
72,55
Tổng
125,31
100
149,11
100
137,82
100
Nguồn: Phòng Thanh toán Quốc tế
Qua bảng số liệu trên, năm 2008, kim ngạch TTQT tăng so với năm 2007, tuy nhiên bước sang năm 2009, con số này lại giảm nhẹ. Sự sụt giảm này có lẽ vì hoạt động xuất nhập khẩu trong địa bàn bị ảnh hưởng bởi tàn dư của cuộc suy thoái kinh tế thế giới và cơn bão lũ kinh hoàng tại Bình Định 05/11/2009.
Phương thức T/T chiếm tỷ trọng khá cao nhưng lại có xu hướng giảm, thay vào đó là sự gia tăng tỷ trọng của hai phương thức còn lại. Tuy nhiên, bởi những ưu điểm và tính công bằng trong phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa người mua và người bán, tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh số TTQT luôn giữ vị trí cao nhất.
Trong ba năm qua, tình hình thanh toán quốc tế L/C hàng xuất nhập khẩu cũng có nhiều chuyển biến.
Bảng 2.2: Tình hình thanh toán quốc tế L/C hàng xuất tại BIDV
Phú Tài giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Thông báo L/C
Số lượng (Món)
564
624
488
Trị giá (Triệu USD)
48,66
63,33
55,06
2. Thanh toán L/C
Số lượng (Món)
747
864
702
Trị giá (Triệu USD)
58,37
60,08
41,95
3. Chiếu khấu Bộ chứng từ
Số lượng (Món)
18
32
56
Trị giá (Triệu USD)
0,72
3,8
8,08
Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế
Rõ ràng, năm 2009, cả số lượng và trị giá TTQT L/C hàng xuất đều giảm và thấp hơn cả năm 2007. Năm 2008, với tốc độ tăng 30,15% và 3% về trị giá thông báo và thanh toán L/C và 428% về chiết khấu bộ chứng từ, tuy không phài là những con số quá ấn tượng nhưng nó phản ánh tình hình khá khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, trong năm 2009, tín hiệu lạc quan này không còn khi hai cả chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn sụt giảm mạnh 13,06% và 20,19%. Trong ba năm qua, giá trị chiết khẩu bộ chứng từ tăng lên và tăng với tốc độ khá cao, chỉ trong vòng hai năm con số tăng đến hơn mười lần (11,22 lần).
Về tình hình TTQT L/C hàng nhập, mọi diễn biến có phần khác đi.
Bảng 2.3: Tình hình thanh toán quốc tế L/C hàng nhập tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Mở L/C
Số lượng (Món)
212
166
217
Trị giá (Triệu USD)
32,48
41,89
75,15
2. Thanh toán L/C
Số lượng (Món)
268
298
299
Trị giá (Triệu USD)
30,39
41,29
58,04
Nguồn: Phòng Thanh toán Quốc tế
Mặc dù, số lượng có giảm trong năm 2008 nhưng giá trị đều tăng. Trong hai năm qua, trị giá mở L/C hàng nhập cũng tăng liên tục 28,97% trong năm 2008 và 79,4% trong năm 2009. Tương tự, trị giá thanh toán L/C hàng nhập cũng tăng 35,87% và 40,57%. Sở dĩ, có những kết quả này là vì BIDV Phú Tài đã thực hiện chính sách hỗ trợ công tác thanh toán L/C giúp các doanh nghiệp có điều kiện nhập được máy móc thiết bị cũng như nguyên vật liệu để tái cơ cấu và đẩy mạnh sản mạnh sau suy thoái kinh tế và thiên tai.
2. Tóm tắt quy trình thanh toán L/C tại BIDV Phú Tài
Như những NH khác, quy trình thanh toán L/C tại BIDV Phú Tài gồm các bước:
NGƯỜI
XUẤT KHẨU
NGÂN HÀNG
THÔNG BÁO
NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH
NGƯỜI
NHẬP KHẨU
Hợp đồng ngoại thương
4
6 5 3 1 9
2
7
8
Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà NK chủ động viết đơn và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH phát hành L/C), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng những điều kiện nêu trong đơn, để trả tiền cho nhà XK.
Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH phục vụ nhà NK sau khi đã đồng ý, và nhà NK đã thực hiện ký quỹ, thì sẽ mở một L/C với một số tiền nhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH phục vụ nhà XK (NH thông báo).
Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NH phát hành, NH thông báo phải xác thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho nhà XK.
Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK.
Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho NH thông báo/NH thanh toán để xin thanh toán.
Bước 6: NH thông báo/ thanh toán nhận được bộ chứng từ từ nhà XK phải kiểm tra thật kỹ, nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn với nhau thì sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó.
Bước 7: NH thông báo L/C chuyển bộ chứng từ cho NH phát hành L/C và yêu cầu NH này trả tiền cho bộ chứng từ đó.
Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, NH phát hành phải kiểm tra kỹ, nếu các chứng từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NH phát hành trích tiền từ tài khoản ký quỹ mở L/C đứng tên nhà NK để chuyển trả cho NH thông báo/ thanh toán L/C.
Bước 9: NHNK thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà NK, đồng thời NH chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà NK để người đó có căn cứ đi nhận hàng.
Như vậy, tùy tư cách tham gia khác nhau, là NH phát hành hay NH thông báo, mà BIDV có nghĩa vụ và tham gia vào các bước khác nhau.
3. Thực trạng rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài
Trước khi đi vào phân tích những rủi ro trong TTQT TDCT, chúng ta cần hiểu khi nói đến rủi ro cho ngân hàng nói chung và rủi ro thanh toán TDCT nói riêng, đó không chỉ sự mất vốn mà nó còn được biểu hiện trên các nội dung khác như đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, uy tín bị giảm sút... Các rủi ro này có thể phát sinh từ bất cứ giai đoạn nào trong quy trình thanh toán kể từ khi phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận cho đến giai đoạn thanh toán trong đó rủi ro trong giai đoạn thanh toán là rủi ro chủ yếu và dễ xảy ra nhất đối với ngân hàng.
Trong thời gian thực tập tại BIDV Phú Tài, được sự giúp đỡ và cung cấp thông tin nhiệt tình từ các anh chị phòng Thanh toán quốc tế, tôi xin rút ra nhận định rằng “Bên cạnh những rủi ro như các biến động kinh tế, chính trị, xã hội, rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn… rủi ro đạo đức, rủi ro kỹ thuật và rủi ro ngoại hối là mối đe dọa thường xuyên nhất trong TTQT TDCT”.
3.1. Rủi ro đạo đức
Nói đến rủi ro đạo đức là nói đến những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên còn lại. Trong thời gian qua, khi mở L/C trả chậm, nhiều trường hợp các đơn vị này sau khi nhận hàng thì kinh doanh thua lỗ, cố tình không hoặc trì hoãn thanh toán cho ngân hàng mở L/C. Trong tình huống này, nếu BIDV Phú Tài đứng ra trả tiền thay cho đơn vị đó thì rủi ro mất vốn của ngân hàng rất cao vì khả năng thu hồi tiền rất mong manh. Nhưng theo qui định cuả L/C thì NH phát hành phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho người thụ hưởng ngay cả khi người mua mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ. Do vậy, để bảo vệ uy tín của mình và tuân thủ thông lệ quốc tế, BIDV Phú Tài đã phải đứng ra trả tiền cho một số L/C quá hạn và chịu rủi ro khá lớn.
Ngoài ra có nhiều trường hợp khách hàng yêu cầu BIDV Phú Tài phát hành thư bảo lãnh nhận hàng do hàng về trước bộ chứng từ, đồng thời cam kết thanh toán tiền hàng và không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của khách hàng. Nhưng khi bộ chứng từ về ngân hàng yêu cầu thanh toán thì doanh nghiệp đã bội ước, không thực hiện cam kết với ngân hàng. Sự bội ước này có thể do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của khách hàng như: sự biến động của thị trường tiêu thụ trong nước nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp, do đó khi NK hàng về không tiêu thụ được làm doanh nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Sự vi phạm đó cũng có thể do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng, khách hàng cố tình trì hoãn thanh toán.
Vào thời điểm tháng ba cho đến nửa đầu tháng tư năm 2010, giá thép liên tục tăng trên thị trường Việt Nam. Điều này khiến không ít các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép tận dụng việc nhập giá thép từ các thị trường giá rẻ tương đối hòng kiếm lời từ chênh lệch. Ngày 10/04/2010, công ty TNHH Bảy Thiểm (KCN Phú Tài, Bình Định), ký kết hợp đồng mua một lô hàng thép trị giá 30000 USD với công ty ThyssenKrupp AG của Đức. Ngày 14/04/2010, tại BIDV Phú Tài, công ty TNHH Bảy Thiểm đã mở L/C không huỷ ngang, trả sau với người hưởng lợi là công ty ThyssenKrupp AG. Ngày 27/04/2010, công ty ThyssenKrupp AG thông báo cho công ty TNHH Bảy Thiểm hàng đã xếp lên tàu, vận đơn lập 26/04/2010. Dự kiến khởi hành ngày 28/04/2010 và ngày12/05/2010 thì tới cảng Quy Nhơn. Tuy nhiên, ngày 10/05/2010 hàng đã đến cảng Quy Nhơn (Bình Định), BIDV Phú Tài vẫn chưa nhận được bộ chứng từ. Nhận được giấy báo hàng về của công ty vận chuyển hàng hải ở Quy Nhơn, công ty TNHH Bảy Thiểm đã đến yêu cầu NH phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và cam kết thanh toán tiền hàng mà không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của công ty. Ngày 11/05/2010 bộ chứng từ về đến BIDV Phú Tài, sau khi kiểm tra, ngân hàng phát hiện bộ chứng từ có lỗi và đã gửi thông báo cho công ty TNHH Bảy Thiểm về tình trạng của bộ chứng từ, yêu cầu công ty thực hiện cam kết nhưng công ty này đã xin trì hoãn thanh toán với nhiều lý do không thỏa đáng. Tại thời điểm đó và kéo dài đến tận tháng 06/2010, dường như đối lập hoàn toàn với cảnh dồn dập tăng giá hồi tháng 3, nửa đầu tháng 4, giá thép liên tục giảm. Lý do cho sự đảo chiều này là bởi tiêu thụ thép đã lắng xuống khi mùa mưa - mùa thấp điểm của xây dựng đang đến gần và giá nguyên liệu phôi, thép phế NK giảm. Vì vậy, sau khi nhận hàng về công ty TNHH Bảy Thiểm kinh doanh thua lỗ và tạm thời mất khả năng thanh toán tiền cho ngân hàng. Chính vì điều này, sau khi BIDV Phú Tài yêu cầu NH phía bên Đức lập lại bộ chứng từ cho đúng và yêu cầu công ty TNHH Bảy Thiểm thực hiện cam kết thì công ty này vẫn cố tình trì hoãn và không thực hiện thanh toán. Và theo qui định trong L/C thì BIDV Phú Tài vẫn phải thanh toán cho ngân hàng của Đức vì bộ chứng từ là hoàn hảo.
3.2. Rủi ro kỹ thuật
Rủi ro kỹ thuật là rủi ro do những sai sót mang tính chất kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C, thường do các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán. Tại BIDV Phú Tài không ít những bộ chứng từ gửi đến thanh toán hàng XK mắc sai sót, từ những sai sót giản đơn như sai tên, địa chỉ, số lượng… đến những sai sót lớn như thiếu số loại chứng từ, chứng từ sai khác với L/C, chứng từ không thống nhất với nhau hay hối phiếu ghi sai tên người ký phát… Như ta đã biết, nếu bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì việc thanh toán không thể thực hiện được. Do vậy, thời gian thanh toán luôn bị kéo dài do chứng từ phải sửa chữa lại nhiều lần, thậm chí đối với những lỗi không thể sửa chữa được thì phải chờ sự đồng ý của bên mua. Thông thường các đơn vị XK của nước ta rất eo hẹp về vốn, vì vậy họ thường sử dụng L/C trả ngay. Nhưng nhiều khi phải mất một, có khi vài tháng từ khi BIDV Phú Tài đòi tiền, đơn vị mới nhận được tiền mà nguyên nhân là do bộ chứng từ thanh toán có sai sót, phải chờ người mua chấp nhận. Bên ngân hàng nước ngoài thường mở L/C cho nhà XK nước ta với qui định họ chỉ thanh toán khi nhận được bộ chứng từ hoàn hảo, do vậy thời gian thanh toán bị kéo dài. Việc này làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Hơn nữa, các đơn vị XK này còn chịu phạt do sai sót chứng từ theo qui định của L/C, và sai sót dù nhỏ trong chứng từ cũng có thể làm cơ sở để người mua giảm giá hoặc từ chối thanh toán. Trong trường hợp này người bán chịu rủi ro lớn nhất song trên thực tế nó lại ảnh hưởng nhiều đến uy tín của ngân hàng với tư cách là người cố vấn bảo vệ khách hàng..
Theo ví dụ trên, ThyssenKrupp AG đã lập sai bộ chứng từ, lẽ ra, toàn bộ thiệt hại phải do chính công ty này chịu. Tuy nhiên, ban đầu công ty Bảy Thiểm muốn nhận được hàng nên đã cam kết với BIDV Phú Tài sẽ thanh toán hết dù bộ chứng từ có sai sót hay không; sau đó, công ty này lại trì hoãn việc thanh toán đối với ngân hàng mở vì tình hình tài chính lâm nguy. Có thể nói, ThyssenKrupp AG an toàn tuyệt đối trong tình huống trên dù đã mắc phải sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C. Rủi ro kỹ thuật này do ThyssenKrupp AG gây ra nhưng BIDV Phú Tài lại là phía duy nhất bị thiệt hại. Trong thực tế, không phải chỉ các doanh nghiệp XNK mà cả ngân hàng cũng có thể thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán.
3.3. Rủi ro ngoại hối
Phương thức thanh toán TDCT thường gắn với đồng tiền khác nhau nên rủi ro do thay đổi tỷ giá cũng là một rủi ro rất lớn tuy không xuất phát từ quá trình thanh toán. Một ngân hàng có thể bị thiệt hại khi cho khách hàng vay để mở L/C hoặc chiết khấu chứng từ khi tỷ giá thay đổi. Trong các giao dịch, người ta thường dùng các ngoại tệ mạnh hơn để làm đơn vị tiền tệ, mà chủ yếu là USD. Thông thường, BIDV Phú Tài cho khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán L/C, và có thể phải mua ngoại tệ này ở nơi khác. Khi người mua trả tiền cho ngân hàng, nếu tỷ giá tăng thì ngân hàng thu được một khoản chênh lệch tỷ giá bổ sung. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm thì khoản phí thu được chưa chắc đã bù đắp được khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá gây ra. Ngoài việc ngân hàng buộc khách hàng phải ký quỹ mở L/C bằng ngoại tệ mạnh sẽ không chỉ gây thiệt hại cho khách hàng trong giai đoạn tỷ giá không ổn định mà nhiều khi còn tiềm ẩn những rủi ro đối với ngân hàng. Vì ngân hàng nhà NK không thể lường trước được mức độ trượt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh nên khi hàng nhập về, tỷ giá trượt mạnh, đối với những mặt hàng bán giá cạnh tranh không thể tăng giá được, nhà NK không muốn nhập hàng vì sợ bị lỗ. Trong trường hợp đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp tỷ lệ trượt giá nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng phát hành.
4. Nguyên nhân và tồn tại
Thứ nhất, do bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng còn một số tồn tại như: căn cứ trả tiền duy nhất là bộ chứng từ nhưng nhiều khi bộ chứng từ không phù hợp, không thống nhất. Điều này dễ dẫn đến tranh chấp, hiểu lầm giữa các ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ, gây ra rủi ro cho chính các ngân hàng và cả hai bên xuất nhập khẩu. Ngân hàng tiến hành thanh toán dựa trên sự phù hợp về bề mặt của các chứng từ chứ không dựa vào tình hình giao hàng thực tế và tính chân thực của bộ chứng từ. Điều này đã và đang tạo ra kẽ hở cho việc thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, gây rủi ro cho ngân hàng và người nhập khẩu. Ngoài ra, do có liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia nên phương thức này đòi hỏi các bên tham gia đặc biệt là thanh toán viên phải có trình độ nghiệp vụ cao.
Thứ hai, sai sót từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Phú Tài cũng như tại nhiều ngân hàng khác. Những sai sót đó hầu hết đều bắt nguồn từ trình độ yếu của khách hàng.
Thứ ba, khả năng thu thập thông tin, đánh giá tình hình doanh nghiệp của BIDV Phú Tài còn nhiều bất cập. Do đó, việc phân loại khách hàng chưa được đầy đủ và thiếu chính xác. Có khách hàng có hiện tượng vi phạm cam kết với ngân hàng hoặc tình hình tài chính không lành mạnh nhưng vẫn được thực hiện bảo lãnh. Các quy định an toàn trong ký quỹ đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, cam kết của ngân hàng chưa được áp dụng chặt chẽ.
Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động này ở nước ta còn hẹp, bất cập và chưa đồng bộ. Bởi vậy, rất khó cho các đối tác Việt Nam khi có sự khác biệt giữa luật quốc gia với các điều kiện và thông lệ quốc tế nếu có tranh chấp.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI
1. Định hướng phát triển của BIDV Phú Tài trong thời gian tới
. Định hướng phát triển chung của BIDV Phú Tài trong giai đoạn 2010-2015
Với phương châm "Hiệu quả kinh doanh của bạn hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng", BIDV Phú Tài luôn hướng tới mục tiêu phát triển trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu trong khu vực. Theo bảng phương hướng hoạt động giai đoạn 2010-2015 cung cấp bởi phòng Tổ chức Hành chính, BIDV Phú Tài đã đề ra các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh (con số cụ thể được quy định cho từng năm) như sau:
Nhóm chỉ tiêu quy mô
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản: 15% - 16%.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân: 17% - 20%.
Kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đảm bảo tuân thủ theo đúng định hướng của NHNN (< 25%), trong đó dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng tối thiểu 35%.
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả và cơ cấu chất lượng
Chỉ tiêu
Tỷ lệ(%)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ(%)
ROA
> 1%
CAR
> 9%
ROE
> 15%
Tỷ lệ nợ xấu
< 3%
. Định hướng phát triển phương thức thanh thanh toán bằng tín dụng chứng từ trong thời gian tới
Nhìn nhận phương thức thanh toán L/C vẫn là nguồn thu chủ yếu trong nghiệp vụ TTQT, BIDV Phú Tài đã có những định hướng phát triển chung loại hình dịch vụ này trong thời gian tới như sau:
Tăng khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C, nhằm cân bằng thu chi ngoại tệ, thông qua các chính sách hợp lý.
Phát triển chính sách Marketing tốt thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ này của ngân hàng.
Mở rộng cung cấp các hình thức L/C khác nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Cố gắng trở thành NH hàng đầu, uy tín trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán L/C chất lượng cao.
2. Cơ hội và thách thức
2.1. Cơ hội
Năm 2010, nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi, giúp các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng có thể ổn định, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong ba năm qua, tuy trải qua nhiều thăng trầm nhưng kinh tế Bình Định cũng đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt là sự tiến bộ trong đời sống kinh tế của người dân và phát triển sản xuất của các khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ. Điều này mang lại cho BIDV Phú Tài một thị trường đầy tiềm năng. Ngân hàng không chỉ có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi dồi dào từ nhân dân mà còn có thể tăng trưởng hoạt động tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác nói chung và thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nói riêng trong những năm tới. Vì vậy, để phát triển hơn nữa nghiệp vụ thanh toán L/C ngân hàng cần có những biện pháp, chính sách cụ thể và phù hợp hơn.
2.2. Thách thức
Trong những năm qua, mặc dù, còn non trẻ nhưng BIDV Phú Tài đã đạt được không ít thành tích đáng kể. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ và phát triển hơn nữa thương hiệu, ngân hàng cần có cái nhìn đúng đắn về những thách thức cũng như khó khăn trước mắt và lâu dài. Một trong những mối lo ngại hàng đầu của ngân hàng là sự cạnh tranh khốc liệt hiện tại và sự gia nhập của các đối thủ tiềm năng. Bên cạnh đó, cuộc chiến công nghệ cũng đang diễn ra từng phút từng giây, ngân hàng phải nắm bắt và kịp thời có chính sách chuyển đổi phù hợp tránh tụt hậu.
3. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài
3.1. Những giải pháp tầm vĩ mô
3.1.1. Tạo môi trường pháp lý tốt cho hoạt động TTQT
Trước thực trạng hệ thống pháp luật nước ta còn chưa đồng bộ, hoàn chỉnh, các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại sẽ phải đối mặt không ít rủi ro. Chính vì vậy, việc cụ thể hoá các quy chế, ban hành văn bản hướng dẫn về TTQT TDCT là cần thiết. Để đạt được hiệu quả trong toàn nền kinh tế, sự phối hợp và thực hiện đồng bộ, nhất quán của các bộ ngành có liên quan như Tổng cục hải quan, Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam là không thể thiếu.
Khi đề cập hành lang pháp lý hay các văn bản luật điều chỉnh thanh toán TDCT không đơn thuần chỉ nói đến một văn bản cụ thể quy định hướng dẫn về nghiệp vụ này mà còn bao gồm rộng hơn các văn bản luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan hoặc hỗ trợ khác như quy chế quản lý ngoại hối hay việc chiết khấu bộ chứng từ hàng XNK... Vì vậy, việc quan tâm đến những quy định này, đảm bảo phù hợp và tạo điều kiện cho công tác thanh toán TDCT cũng là một đòi hỏi bức thiết.
3.1.2. Tạo điều kiện cho thị trường hối đoái, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phát triển
Nguồn dự trữ ngoại tệ hợp lý luôn là một điều kiện cần không thể thiếu để ngân hàng có thể thực hiện tốt chức năng trung gian trong TTQT nói chung và TTQT TDCT nói riêng. Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trường hối đoái, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những đòi hỏi bức thiết. Thông qua việc đa dạng hoá các loại ngoại tệ được trao đổi và các hình thức giao dịch như: mua bán trao ngay (Spot), mua bán kì hạn (Forward), quyền chọn (Option), tương lai (Future); mở rộng đối tượng tham gia… Chính phủ có thể giúp thị trường hối đoái sôi động hơn, tỷ giá giao dịch sát với thực tế hơn. Bên cạnh đó, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, vốn là thị trường trao đổi, mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau cũng cần cơ chế, quy định điều tiết linh hoạt hơn vì thông qua thị trường này, Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất. Như vậy, thực hiện tốt giải pháp này cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, góp phần nâng cao chất lượng thúc đẩy thanh toán quốc tế phát triển.
3.2. Những giải pháp tầm vi mô
3.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán viên
Là trung gian trong TTQT cụ thể hơn trong TTQT TDCT, hệ thống ngân hàng nói chung hay BIDV Phú Tài nói riêng, đóng góp không nhỏ vào việc tăng cường quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với các nước, đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế tế giới. Chính vì vai trò quan trọng này, ngân hàng cần tự xây dựng những chiến lược tối ưu để phát huy hết tiền năng, thế mạnh của mình. Một trong những chiến lược này chính là chiến lược phát triển con người. Trong thời gian thực tập tại BIDV Phú Tài, tôi nhận thấy phòng Thanh toán quốc tế vẫn còn thiếu nhân lực. Điều này làm hạn chế khả năng tư vấn, liên hệ, thường xuyên theo dõi thông tin từ khách hàng giúp tránh được những rủi ro đạo đức và rủi ro nghiệp vụ. Vì vậy, trong thời gian tới, BIDV Phú Tài cần có kế hoạch bổ sung nhân lực hợp lý. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần mở thêm nhiều khóa học nghiệp vụ để nâng cao trình độ nhân viên.
3.2.2. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
Trong thời gian thực tập, tôi nhận thấy nhược điểm chủ yếu trong quy trình thanh toán L/C tại BIDV Phú Tài là quá trình giải quyết các thủ tục theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đặc biệt là đối với L/C nhập còn chưa nhanh; khách hàng phải tiếp xúc với nhiều phòng ban như phòng giao dịch, phòng thanh toán, phòng kinh doanh ngoại hối...; thời gian thanh toán cho bộ chứng từ hoàn hảo còn chậm bởi thông thường ngân hàng không thanh toán luôn, thậm chí đó là hối phiếu trả tiền ngay. Trong thời gian tới, ngân hàng cần cố gắng đưa ra một quy trình nghiệp vụ hợp lý, phải đảm bảo làm sao giảm thiểu phiền hà cho khách hàng, rút ngắn thời gian làm thủ tục song vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và an toàn, không trái với các văn bản pháp luật quốc tế cũng như trong nước. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên tăng cường sự phối hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài.doc