Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
I. Khái niệm và tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh. 3
1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh. 3
2. Vai trò của chiến lược kinh doanh. 3
3. Phân loại các chiến lược kinh doanh ở doanh nghiệp. 4
II. Một số mô hình có thể sử dụng trong quá trình hoàn thiện chiến lược. 5
1. Chiến lược tổng quát 6
2. Các chiến lược bộ phận. 8
3. Phân đoạn chiến lược 15
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 16
1. Môi trường vĩ mô. 16
2. Môi trường tác nghiệp. 17
3. Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp. 18
4. Môi trường quốc tế. 19
IV. Quy trình hoàn thiện chiến lược. 20
1. Xây dựng chiến lược kinh doanh. 20
2. Thực hiện chiến lược kinh doanh. 22
3. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh. 23
Chương II: Phân tích chiến lược kinh doanh ở công ty xăng dầu quân đội 25
I. Giới thiệu khái quát về Công ty xăng dầu quân đội - Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng và các đặc điểm kinh tế kỹ thuật. 25
1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ. 25
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Công ty. 27
2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Công ty xăng dầu Quân đội. 27
2.2. Sản phẩm: 31
2.3. Thị trường và các đối thủ cạnh tranh: 32
2.4. Thị trường đầu ra: 34
2.5. Lao động trong Công ty 39
2.6. Đặc điểm về nguồn vốn. 41
II. Phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh ở Công ty XDQĐ. 41
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu Quân đội. 42
3. Chiến lược thị trường của Công ty XDQĐ. 44
4. Chiến lược sản phẩm của Công ty. 46
5. Chiến lược giá cả của Công ty Xăng dầu Quân đội. 47
6. Chiến lược phân phối của Công ty 49
7. Chiến lược giao tiếp và khuyếch trương ở Công ty Xăng dầu Quân đội. 51
III.Một số đánh giá khái quát rút ra từ chiến lược kinh doanh của Công ty. 52
1. Ưu điểm: 52
2. Nhược điểm: 53
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu quân đội 55
I. Điều chỉnh chiến lược. 55
1. Các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty XDQĐ 55
1.1. Căn cứ vào môi trường kinh doanh. 55
1.2. Căn cứ vào nội tại của Công ty. 56
2. Mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của Công ty Xăng dầu Quân đội. 57
3. Định hướng chiến lược tổng quát trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu Quân đội. 58
II. Những kiến nghị hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Xăng dầu Quân đội. 59
1. Thành lập thêm một bộ phận Marketing có tính chất chuyên môn hóa tại Công ty. 59
2. Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường. 59
3. Tiến hành phân đoạn chiến lược kinh doanh: 60
4. Xác định các biện pháp tạo vốn và quản lý vốn có hiệu quả. 60
5. Chiến lược giá cả và chiến lược phân phối hợp lý 61
6. Tăng cường xúc tiến hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình tới đông đảo khách hàng và người tiêu dùng trong và ngoài nước. 62
7. Tăng cường chiến lược con người. 64
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo 67
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh ở Công ty xăng dầu quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống hoặc nguồn lực hỗ trợ.
- Trong các biện pháp thực hiện đã thực hiện tốt và chưa tốt phương pháp nào để có phương án điều chỉnh.
Chương II
Phân tích chiến lược kinh doanh ở công ty xăng dầu quân đội
I. Giới thiệu khái quát về Công ty xăng dầu quân đội - Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng và các đặc điểm kinh tế kỹ thuật.
1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xăng dầu Quân đội có thể chia thành hai giai đoạn như sau:
a. Từ khi thành lập ngày 08/04/1965 đến ngày 22/04/1993
Theo Quyết định 54/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày 08/04/1965 Công ty mang tên: Xí nghiệp khí tài xăng dầu 165 trực thộc Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng, có trụ sở tại: thị trấn Bần - Yên Nhân huyện Mỹ Văn tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hưng Yên).Xí nghiệp là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chuyên ngành xăng dầu, các thiết bị xăng dầu phục vụ cho Quốc phòng.
+ Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp trong giai đoạn này là:
- Sản xuất và sửa chữa các sản phẩm của ngành xăng dầu Quân đội (như sản xuất, sửa chữa, lắp ráp trang thiết bị, bồn chứa, hệ thống dẫn xăng dầu...).
- Tổ chức đảm bảo công tác bảo quản nguyên vật liệu và các sản phẩm tại kho, thực hiện công tác thu mua, phân phối theo chế độ của nhà nước và Quân đội qui định.
- Được cấp vốn và chi phí thực hiện các nhiệm vụ trên, có con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng, được trích lập và sử dụng quĩ xí nghiệp theo chế độ hiện hành.
* Bộ máy tổ chức giai đoạn này:
Đứng đầu là giám đốc xí nghiệp, có hai phó giám đốc xí nghiệp giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và phó giám đốc phụ trách chính trị.
Có năm phòng nghiệp vụ đó là:
+ Phòng kế hoạch nghiệp vụ.
+ Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm.
+ Phòng kế toán tài vụ.
+ Phòng chính trị.
+ Phòng hành chính Hậu cần.
b. Giai đoạn từ ngày 22/04/1993 đến nay.
Thực hiện Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước.Theo Điều lệ xí nghiệp khí tài xăng dầu 165 được xác định là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập theo phân cấp tự chi, có tài khoản tiền Việt nam và ngoại trệ tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch mang tên Xí nghiệp khí tài xăng dầu 165.
Theo Quyết định số 569/QĐ-QD ngày 24/04/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc đổi tên và bổ xung ngành nghề kinh doanh.Xí nghiệp có tên mới là: Công ty khí tài xăng dầu 165 Bộ Quốc phòng.
Theo Quyết định 645/QĐ-QP ngày 15/05/1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng một lần nữa Công ty lại đổi tên thành Công ty Xăng dầu Quân đội Bộ Quốc phòng.
* Chức năng nhiệm vụ giai đoạn này là:
- Xuất nhập khẩu trực tiếp xăng dầu, mỡ phục vụ Quốc phòng và kinh tế.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp khí tài xăng dầu (máy móc trang thiết bị vật tư chuyên ngành xăng dầu) phục vụ Quốc phòng và kinh tế.
- Sản xuất và sửa chữa các sản phẩm thuộc ngành xăng dầu (sản xuất bể, lắp đặt xi-téc và các dụng cụ đựng xăng dầu...).
- Xây dựng các công trình xăng dầu (kho chính, trạm cấp phát, cửa hàng bán lẻ xăng dầu với hệ thống công nghệ hoàn chỉnh).
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Công ty.
2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Công ty xăng dầu Quân đội.
Công ty xăng dầu Quân đội - Bộ Quốc phòng được Tổng cục Hậu cần phê duyệt bộ máy lãnh đạo của Công ty gồm sáu phòng ban và ba xí nghiệp.
Sơ đồ hệ thống tổ chức Công ty
a. Bộ máy quản lý công ty:
Gồm 25 người chiếm 15.72% quân số toàn công ty.
Ban giám đốc gồm bốn người có nhiệm vụ ban hành các quyết định và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước bộ Quốc phòng về mọi hoạt động của Công ty.Trực tiếp phụ trách việc kinh doanh, tổ chức cán bộ, quyết định phân phối thu nhập, mức đầu tư, qui mô đầu tư, đó là:
- Giám đốc;
- Phó giám đốc kinh doanh;
- Phó giám đốc kỹ thuật;
- Phó giám đốc chính trị, bí thư Đảng ủy.
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Có sáu phòng ban, đó là:
+ Phòng kế hoạch tổng hợp;
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu;
+ Phòng tài chính kế toán;
+ Phòng kỹ thuật;
+ Phòng hành chính hậu cần;
+ Phòng chính trị.
Phòng kế hoạch tổng hợp là cơ quan tham mưu, kế hoạch của Công ty giúp cho Công ty về các lĩnh vực kế hoạch, sản xuất, tổ chức kinh doanh xăng dầu, khí tài xăng dầu, xuất nhập khẩu.
- Tham mưu giúp Giám đốc công ty xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh, xác định chiến lược sản phẩm, nguồn hàng và thị trường kinh doanh phù hợp với năng lực của Công ty.
- Chủ trì lập kế hoạch bao gồm kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn...Trong đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cùng với phòng tài chính xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm theo từng thời điểm và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
- Trường hợp tình hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của toàn thể Công ty để hạch toán, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh từng kế hoạch, nhiệm vụ.
- Xây dựng và lựa chọn mô hình tổ chức lao động sao cho phù hợp với các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của đơn vị.
- Lập kế hoạch chi tiết bổ sung, bố trí nhân lực cho từng đơn vị chức năng.Xây dựng nội qui, qui chế hoạt động, nội qui lao động, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, đảm bảo mọi chế độ chính sách.
* Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Tham mưu giúp Giám đốc Công ty xác định chiến lược, chính sách kinh doanh, chính sách mặt hàng, giá cả, cơ chế hoạt động của các cơ sở trực thuộc.
- Tổ chức mạng lưới tiêu thu, các hoạt động xúc tiến bán hàng, các chính sách tiếp thị quản cáo.
- Soạn thảo và thương thảo các hợp đồng kinh tế mua bán, xuất nhập khẩu, hợp đồng xây dựng các trạm xăng dầu, các Công trình xăng dầu, khai thác thị trường, trực tiếp điều hành kinh doanh toàn Công ty.
- Đảm bảo nguồn hàng cho công việc kinh doanh từ các kho dầu đến các mạng lưới phân phối.
- Tìm đối tác xuất nhập khẩu xăng dầu, khí tài xăng dầu
* Phòng Tài chính Kế toán:
- Theo dõi việc bảo toàn, phát triển vốn sản xuất kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý vốn đúng với chế độ quản lý vốn của Nhà nước, phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn, mức quay vòng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán lỗ, lãi ...
- Mở tài khoản gửi ngân hàng, hàng tháng lên bảng cân đối kế toán, lập báo cáo định kỳ.
- Đảm bảo đủ đúng thời gian tiền lương cho cán bộ, công nhân viên và thanh toán các chế độ cho các bộ, công nhân viên toàn Công ty.
* Phòng Hành chính Hậu cần:
- Tổ chức công tác đối nội, đối ngoại, mua sắm các trang thiết bị, văn phòng phẩm, điều hành sinh hoạt thông tin, quan tâm đời sống cán bộ, công nhân viên toàn Công ty.Văn thư đánh máy, quản lý hồ sơ tài liệu đúng qui định.
- Điều hành phương tiện cho cán bộ đi công tác, tổ chức các công tác dịch vụ văn phòng, tổ chức chuẩn bị cho các cuộc họp của Công ty.
- Quản lý nhà khách, hội trường, công tác an toàn mọi mặt như an ninh, phòng cháy, chữa cháy...
* Phòng Chính trị:
Là đơn vị Quân đội cho nên công tác chính trị tư tưởng trong Công ty khá được đề cao.
- Phổ biến đầy đủ, chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước và Quân đội.
- Tổ chức các đợt học tập chính trị, nghị quyết, giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng cho cán bộ, công nhân viên Công ty.
- Quản lý hồ sơ Đảng viên, cán bộ, tham mưu cho Đảng uỷ kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm, thăng quân hàm sỹ quan và đề nghị kết nạp Đảng viên mới.
c. Chức năng nhiệm vụ các Xí nghiệp thành viên:
* Xí nghiệp cơ khí 651:
Một Giám đốc, một Phó Giám đốc, bốn ban (Kế hoạch tổng hợp, Kỹ thuật, Tài chính kế toán, Hành chính quản trị) và hai phân xưởng (phân xưởng cơ khí và phân xưởng gò hàn) Xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa, lắp xitéc chuyên ngành xăng dầu.
* Xí nghiệp xây dựng Công trình xăng dầu 652:
Chịu trách nhiệm xây dựng các công trình xăng dầu xây dựng các kết cầu thép, xí nghiệp chịu sự chỉ đạo của một Giám đốc và một Phó Giám đốc, ba ban (Kế hoạch, Kỹ thuật, Tài chính kế toán) với ba đội xây dựng.
* Xí nghiệp xăng dầu 653:
Có một Giám đốc, một Phó Giám đốc, ba ban (Kế hoạch, Tài chính, Kỹ thuật) đội xe vận tải xăng dầu và các trạm xăng dầu, các cửa hàng bán lẻ.
Nhiệm vụ của Xí nghiệp là đảm bảo xăng dầu cho quân đội, kinh doanh xăng dầu và khí tài xăng dầu.
2.2. Sản phẩm:
Công ty xăng dầu quân đội hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng khí tài xăng dầu.Do hoạt động có hiệu quả, đến nay Công ty đã được Bộ quốc phòng và các cơ quan Nhà nước bổ sung nhiều ngành nghề thuộc chuyên ngành xăng dầu của quân đội.Cụ thể là:
- Xuất nhập khẩu trực tiếp xăng dầu, mỡ phục vụ Quốc phòng và kinh tế;
- Xuất nhập khẩu khí tài xăng dầu (máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, vật tư ngành xăng dầu);
- Sản xuất, sửa chữa các sản phẩm của ngành xăng dầu; Xây lắp kho bể chứa xăng dầu và kết cấu thép; Sản xuất kinh doanh trang thiết bị phòng hộ lao động;
- Xây dựng hoàn chỉnh các công trình xăng dầu, trạm cấp phát, cửa hàng bán lẻ xăng dầu với hệ thống công nghệ hoàn chỉnh;
- Sản xuất sản phẩm công nghiệp chuyển ngành giao thông vận tải, lắp đặt xe xitec...;
Hiện nay Công ty tập trung sản xuất kinh doanh vào ba lĩnh vực kinh doanh:
+ Xây dựng hoàn chỉnh các công trình xăng dầu trong và ngoài quân đội.Công ty đã tiến hành và đang tiếp tục xây dựng một số các công trình trong thời gian vừa qua như: xây dựng kho xăng dầu cho Trung tâm Công nghiệp Long Bình, kho dầu FO, xây dựng kho bể chứa xăng dầu Tam Đảo - Cục xăng dầu - Tổng cục Hậu cần gồm bốn bể 1000 m3; xây dựng kho xăng dầu của học viện Chính trị Quân sự của Cục đối ngoại - Bộ quốc phòng, sửa chữa kho của bộ tư lệnh tăng thiết giáp; xây dựng kho xăng dầu nhà Bè...
+ Bảo đảm xăng dầu cho quân đội và kinh doanh xăng dầu, mỡ.Công ty ngoài nhiệm vụ đảm bảo xăng dầu cho nội bộ Tổng cục Hậu cần còn cung ứng xăng dầu cho một số đơn vị trong toàn quân theo kinh phí phân cấp tự chi.Việc Công ty có chức năng và đã tham gia cung ứng xăng dầu cho Tổng cục Hậu cần và một số đơn vị, đã tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần ổn định giá cả xăng dầu bán, đưa đến tiết kiệm cho quân đội một lượng ngần sách đáng kể.Hiện nay Công ty Xăng dầu Quân đội đang tích cực mở rộng đại lý bán lẻ xăng dầu, đưa hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng vơí doanh số hàng năm đạt tới hàng chục tỷ đồng.
+ Sản xuất bồn bể chứa nhiên liệu, bơm van, các trang thiết bị chuyên ngành xăng dầu và lắp đặt sitec chở xăng dầu.Đây là mặt hàng truyền thống Công ty cung cấp hầu hết các nhu cầu cho toàn ngành xăng dầu quân đội.
2.3. Thị trường và các đối thủ cạnh tranh:
1.Thị trường kinh doanh của Công ty được phân chia thành:
Công ty xăng dầu quân đội hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhập nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá được nhập vào thuộc nhiều chủng loại khác nhau.Về cơ bản được chia thành hai nhóm chính.
Nhóm I: Sản phẩm Quốc phòng, đây là nhóm sản phẩm Công ty có nhiệm vụ nhập về, sản xuất rồi cung ứng cho toàn quân.Các sản phẩm này được nhập dựa vào các chỉ tiêu do Bộ Quốc phòng và Tổng cục Hậu cần đưa ra, bao gồm:
Tổng nguồn khí tài: là những vật tư trang thiết bị máy móc thuộc ngành xăng dầu, mặt hàng này thường được Công ty mua về trong nước hoặc nhập khẩu.
Xăng dầu: là nhiên liệu lỏng, dễ bay hơi, dễ cháy, có nhiều màu sắc khác nhau, nhiều chủng loại, nhóm hàng này Công ty nhập toàn bộ rồi phân phối cho toàn quân theo chỉ tiêu đã định.
Sản xuất tại xưởng (các trang thiết bị cho ngành xăng dầu) là mặt hàng truyền thống của Công ty tiến hành mua các nguyên liệu sắt thép dây dẫn, vòi trục, và cấu thành nên các sản phẩm cho ngành xăng dầu.Các nguyên vật liệu này là những đầu vào của quá trình sản xuất .
Xây dựng kho bể, trạm xăng dầu: là hoạt động xây dựng lắp ghép các công trình như các kho xăng dầu của Bộ Tư lệnh Thiết giáp, Học Viện chính trị...theo kế hoạch cấp trên, Công ty nhập các cột tra, cột bản, bể các sản phẩm sản xuất tại xưởng dùng cho xây dựng kho bể trạm xăng.
Nhóm các sản phẩm cho Quốc phòng của Công ty được cấp vốn ngân sách để tự tìm nguồn hàng hoặc là Công ty nhận các sản phẩm này từ trên Bộ cấp rồi từ đó Công ty cung ứng theo kế hoạch.
- Nhóm 2: Sản phẩm kinh tế: cũng gồm xăng dầu, sản xuất tại xưởng, xây dựng trạm xăng dầu, kho bể.Tuy có sự khác biệt hơn nhóm sản phẩm quốc phòng đó là nhóm sản phẩm này phục vụ ra thị trường bằng các hợp đồng kinh tế, dựa theo nhu cầu và sự biến động của thị trường từ đó Công ty có kế hoạch nhập cụ thể.
Theo cơ cấu mặt hàng tình hình nhập nguyên liệu, vật tư, hàng hoá có thể diễn ra như sau:
Bảng 1: Tình hình nhập nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá phân theo mặt hàng.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện 2004
Thực hiện 2005
So sánh 05/04
Tổng giá trị mua
38.156, 580
45.268, 450
119, 5
Theo mặt hàng:
I- Sản phẩm Quốc phòng
17.763, 840
14.603, 450
82, 2
1.Khí tài
8.005, 450
4.105, 700
51, 28
2.Xăng dầu
7.807, 000
3.820, 500
48, 93
3.Sản xuất tại xưởng
1.511, 390
2.480, 450
164, 11
4.Xây dựng Công trình
440, 000
4.196, 800
953, 81
II- Sản phẩm kinh tế:
20.392, 740
30.665, 000
150, 37
1.Sản xuất tại xưởng
2.581, 840
3.665, 000
141, 95
2.Xăng dầu
16.563, 660
24.500, 000
147, 91
3.Xây dựng Công trình
1.247, 240
2.500, 000
200, 44
Theo nguồn mua:
- Các tỉnh
16.469, 650
17.215, 400
104, 52
- Các Công ty liên doanh
8.019, 040
8.706, 340
108, 57
- Nhập khẩu
6.970, 600
12.0, 500
172, 86
Nguồn trích: Báo cáo của phòng Hành chính quản trị
2.4. Thị trường đầu ra:
Mặt hàng bán ra của Công ty xăng dầu quân đội được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm I:
Sản phẩm quốc phòng: đây là nhóm sản phẩm mà Công ty có nhiệm vụ bảo đảm cho Quốc phòng theo chỉ tiêu đề ra.Việc cung ứng này thường là do Bộ Quốc phòng cấp ngân sách để Công ty tự tìm nguồn hàng cho quốc phòng theo cơ chế kinh phí phân cấp tự chi bao gồm các sản phẩm.
- Nguồn khí tài: là các loại máy móc thiết bị ngành xăng dầu Công ty mua về cho Bộ Quốc phòng và cung ứng trực tiếp theo kế hoạch nhiệm vụ .
- Xăng dầu: là loại sản phẩm tiêu dùng cuối cùng Công ty phải đảm bảo cho toàn quân.Việc cung ứng này là một nhiệm vụ , tính kinh doanh không cao.
- Sản xuất tại xưởng: sản phẩm này được sản xuất tại xưởng của Công ty như bồn, bể...
Xây dựng kho bể: trạm xăng dầu, là hoạt động xây dựng lắp ghép các Công trình Quốc phòng như các kho chứa xăng dầu, trạm xăng của Quân đội.
- Nhóm II:
Nhóm sản phẩm kinh tế: Cũng bao gồm xăng dầu sản xuất tại xưởng, xây dựng kho bể, trạm xăng dầu, giống như nhóm sản phẩm quốc phòng về đặc tính sản phẩm, những nhóm này hoạt động chỉ phục vụ cho thị trường trên các cơ sở các hợp đồng kinh tế dựa vào nhu cầu và sự biến động của thị trường đó.Công ty có kế hoạch tiêu thụ cụ thể.
Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của Công ty thể hiện:
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện 2004
Thực hiện 2005
So sánh 05/04
Tổng giá trị mua
44.829, 600
56.773, 600
126, 64%
Theo mặt hàng:
I- Sản phẩm Quốc phòng
19.438, 000
16.899, 600
86, 94%
1.Khí tài
8.534, 240
4.376, 000
51, 22%
2.Xăng dầu
8.135, 740
3.994, 000
.08%
3.Sản xuất tại xưởng
2.187, 320
3.329, 600
152, 22%
4.Xây dựng Công trình
580, 700
5.200, 000
895, 47%
II- Sản phẩm kinh tế:
25.391, 600
39.874, 000
157, 03%
1.Sản xuất tại xưởng
3.840, 500
4.774, 000
124, 30%
2.Xăng dầu
19.331, 700
31.600, 000
163, 46%
3.Xây dựng Công trình
2.619, 400
4.500, 000
171, 79%
Theo nguồn mua:
- Các tỉnh
3.884, 903
6.9, 950
178, 89%
- Các Xí nghiệp Sản xuất
1.923, 580
2.115, 940
110, 00%
Bộ Quốc phòng
19.438, 000
16.899, 600
86, 94%
Bán lẻ
20.906, 697
30.808, 110
147, 36%
Nguồn trích: Báo cáo của phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 3: các sản phẩm cơ khí chủ yếu của công ty
Tên sản phẩm
ĐVT
2003
2004
2005
2006 (KH)
1.Bể Sắt 20 m3
Cái
174
174
181
212
2.Bể Sắt 15 m3
Cái
227
228
231
243
3.Bể Sắt 10 m3
Cái
70
71
74
90
4.Bể thép không rỉ 10 m3
Cái
115
170
180
228
5.Bơm quả nén F 100
Cái
130
140
143
200
6.Bơm dầu nhờn G25
Cái
67
69
75
150
7.Van hô hấp
Cái
204
210
220
145
8.Clê mở phuy
Cái
65
69
71
9.Thước đo phuy
Cái
61
68
71
10.Súng tra Dầu
Cái
100
100
100
11.Phuy 200 lít
Cái
1184
1200
1200
1700
12.Dụng cụ lấy mẫu thử XD
Bộ
500
500
600
610
13.Họng nhập kín
Cái
12
13
16
40
14.Lắp sitec 5, 3 m3 trên ZIL
Xe
110
110
130
15.Lắp sitec 8, 5 m3 trên ZIL
Xe
150
150
160
235
16.Giường Sắt 2 tầng
Cái
157
183
165
1300
17.Khuôn cột điện 10-12m
Cái
2000
2400
2500
2500
18.Khuôn đúc Bê tông trụ đứng
Cái
2500
2500
2600
2600
19.Khuôn ống cống F1500
Cái
3
4
5
20.Khung nhà bạt
Bộ
441
457
460
21.Tủ tài liệu
Cái
500
22.Gia công thép hình các loại
Tấn
3
5
7
21
23.Kết cấu thép
Tấn
9
30
30
24.Lắp đặt trạm xăng dầu
Trạm
30
25
32
35
25.Sửa chữa xe bồn hàng không
17
29
Nguồn trích: Báo cáo của phòng Kinh doanh
- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường của công ty
Là một doanh nghiệp của Quân đội, những mặt hàng kinh doanh của Công ty cũng có nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh.Đặc biệt là các mặt hàng giành cho Quân đội mà các đơn vị được phép tự tạo nguồn để trang bị, do vậy tính độc quyền của Công ty trước đây không còn nữa.Có thể liệt kê một số doanh nghiệp vừa là bạn hàng vừa là đối thủ cạnh tranh của Công ty hiện nay là: Công ty thiết bị chuyên dùng của Nhà nước: Công ty Xuân mai (XUMACO); Công ty Vạn xuân (VAXUCO); Công ty GAET của bộ Quốc phòng.Ngoài vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các trang thiết bị khí tài dùng cho Quân đội thông qua uỷ thác của các Cục chuyên ngành như xăng dầu và vật tư, vấn đề cạnh tranh còn diễn ra gay gắt trong khâu sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng của Công ty như: dụng cụ chứa đựng xăng dầu, các dịch vụ xây dựng kho bể xăng dầu ....bởi vì hiện nay các dịch vụ này không chỉ có công ty là người thực hiện duy nhất, mà còn có một loạt các nhà máy xí nghiệp lớn nhỏ trong cũng như ngoài Quân đội thực hiện.
2.4 Công nghệ và thiết bị của Công ty
Công ty chú ý đến việc thay thế các trang thiết bị máy móc hiện tại.Vì một thời gian quá dài Công ty phải sử dụng những bộ máy cũ kỹ của Trung quốc dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ, năng suất lao động thấp.Năm 2005 công ty đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng mua máy miết, máy xén góc phục vụ cho xưởng sản xuất bể thép, si-téc lắp đặt cho xe và hệ thống sơn tĩnh điện....Chính từ mạnh dạn đầu tư công nghệ tiên tiến dẫn đến năng suất lao động tăng, giá thành hạ, tiết kiệm được thời gian, nhân công, chi phí.Hàng sản xuất ra đẹp về mẫu mã tốt về chất lượng được khách hàng trong và ngoài Quân đội mến mộ.
Ngoài thay thế công nghệ cho xưởng sản xuất Công ty còn đầu tư lắp đặt mới các cột bơm điện tử LG cho các trạm cấp phát, cửa hàng bán lẻ xăng dầu có độ chính xác cao, dễ thao tác, giảm được lao động...
Công nghệ và một số trang thiết bị cơ bản:
- Dây chuyền công nghệ:
+ 01 dây chuyền sản xuất phuy 200 lít của Trung quốc;
+ 01 dây chuyền thiết bị lốc đáy bể chỏm cầu của Trung quốc;
+ 01 dây chuyền thiết bị sấn góc của Tây Ban Nha;
+ 01 dây chuyền thiết bị miết đáy bể đường kính lớn nhất 4m của Italia.
- Các trang thiết bị khác:
+ 02 máy cắt tôn của Trung quốc;
+ 04 máy dập 63-160 tấn của Tiếp khắc;
+ 02 máy búa 160 tấn của Rumani;
+ 08 máy nén khí của Liên xô;
+ 10 máy hàn tyôzin của Đức;
+ 06 máy phay của Đức;
+ 08 máy mài 2 đá, máy mài tròn, máy mài phẳng của Việt nam và Trung quốc;
+ 02 máy cắt Plasma của Pháp;
+ 06 máy tiện T616 của Việt nam;
+ 02 máy cắt đồng bộ của Nhật;
+ 02 máy khoan của Trung quốc;
+ 02 máy cắt đột liên hợp của Ba lan;
+ 06 máy tiện ren vít của Trung quốc;
+ 10 xe ôtô các loại, 10 cột tra nhiên liệu.
2.5. Lao động trong Công ty
Khi chưa có chế độ lao động hợp đồng, lao động trong Công ty đều nằm trong biên chế Nhà nước, việc tuyển dụng lao động đều do cấp trên quyết định.Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu về lao động theo biên chế, Công ty tổ chức tiếp nhận lao động do Tổng cục Hậu cần phân bổ.Chính vì vậy nguồn lao động còn bị nhiều hạn chế về tay nghề cũng như trình độ quản lý.
Từ khi có chế độ lao động hợp đồng, Tổng cục Hậu cần cho phép Công ty được quyền tuyển dụng lao động vào làm việc tại Công ty.Điều này đã làm tăng rõ rệt số lượng và trình độ lao động trong Công ty.Để đánh giá kỹ hơn ta xem xét qua số liệu sau:
Bảng 4: Lao động và trình độ
Đơn vị tính: người
Các chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng số cán bộ công nhân viên
1.390
1.790
2.292
2.361
- Lao động gián tiếp
140
175
182
193
- Công nhân trực tiếp
1.250
1.615
2.110
2.168
Nguồn trích: Báo cáo của phòng Hành chính quản trị
Qua số liệu biểu trên ta thấy:
- Số lượng lao động của Công ty đã không ngừng tăng lên qua các năm.Điều này phù hợp với việc mở rộng sản xuất của Công ty.Bậc thợ bình quân toàn Công ty: 3/6.
- Số lao động gián tiếp của Công ty trong những năm qua vẫn còn cao.tỷ lệ lao động gián tiếp trong tổng số lao động năm 2004: 8, 4%; năm 2005: 7%; năm 2006 là 7, 3%.Tỷ lệ này ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh do chi phí quản lý lớn làm giá thành sản phẩm tăng cao.
Ngoài ra, lao động trong Công ty còn có đặc điểm.
- Số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn 76% trong tổng số CBCNV.Đặc điểm này ảnh hưởng bất lợi cho Công ty về mặt bảo đảm ngày công lao động thực tế.Bởi vì số lao động nữ phải có thời gian nghỉ đẻ, thai sản, con ốm...
- Tuổi đời bình quân của lao động trong Công ty khoảng 32 tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.Đây là một điều thuận lợi cho Công ty.
2.6. Đặc điểm về nguồn vốn.
Nguồn vốn của Công ty bao gồm:
- Nguồn vốn do Tổng cục hậu cần - Bộ quốc phòng cấp.
- Nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp.
- Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của Công ty.
Nguồn vốn của Công ty đã tăng lên liên tục trong những năm qua.Điều đó được thể hiện qua số liệu ở bảng 5:
Bảng 5: Tổng nguồn vốn của Công ty trong 4 năm gần đây.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Vốn cố định
15.434
19.230
33.555
40.269
Vốn lưu động
4.230
6.390
7.390
7.695
Tổng nguồn vốn
19.664
25.620
40.945
47.964
Nguồn trích: Báo cáo của phòng Tài chính kế toán
Qua biểu ta thấy: Vốn năm 2004 tăng so với năm 2003 là 5.956 triệu đồng với tỷ lệ tăng 1, 3%, chủ yếu là do tăng thêm vốn cố định: 3.796 triệu đồng, vốn lưu động tăng 2.160 triệu đồng.Đến năm 2006 tổng nguồn vốn tăng so với năm 2003 là: 28.300 triệu đồng so với năm 2003 với tốc độ tăng: 2.43% trong đó tăng cả vốn cố định và vốn lưu động.
II. Phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh ở Công ty XDQĐ.
Giai đoạn 2002-2006 vừa qua là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ có tính chất quan trọng đối với Công ty Xăng dầu Quân đội.Đây cũng là thời kỳ việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty mới bước đầu được quan tâm.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, Công ty chưa có một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh dài hạn và hợp lý.Hơn nữa trên giác độ kế hoạch thì chiến lược kinh doanh của Công ty chưa được xây dựng và thực hiện một cách đầu đủ.
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu Quân đội.
Công ty Xăng dầu Quân đội đang từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường hàng xăng dầu và khí tài xăng dầu, từng bước thích nghi với cơ chế mới.Điều đó cho ta thấy được giá trị của các thành tựu đã đạt được trong sản xuất kinh doanh cũng như sự cần thiết phải nhanh chóng khắc phục những vấn đề còn tồn tại của Công ty Xăng dầu Quân đội, giúp Công ty xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn để Công ty không ngừng phát triển đi lên.
Từ năm 2002 đến năm 2006, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được là rất khả quan.Công ty liên tục làm ăn có lãi, nộp ngân sách Nhà nước tăng đều hàng năm đồng thời thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên.Điều đó thể hiện qua bảng 6:
Bảng 6: Kết quả doanh thu của Công ty.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Tổng doanh thu
Tỉ lệ % hoàn
Tỉ lệ so với
KH
TH
Thành kế hoạch
Năm trước
2003
86.432, 000
86.454, 922
100, 02%
107, 5%
2004
118.530, 000
137.148, 000
115, 70%
158, 6%
2005
140.102, 500
150.183, 000
107, 19%
109, 5%
2006
170.000, 000
201.391, 304
118, 47%
134, 1%
Nguồn trích: Báo cáo của phòng Kinh doanh
Qua số liệu của bảng 6 ta thấy:
- Năm 2003, doanh thu của Công ty đạt 86.454, 922 triệu đồng, trong đó doanh thu hàng quốc phòng là 64.480 triệu đồng, doanh thu hàng kinh tế là: 21.974, 922 triệu đồng.Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 100, 02%
- Năm 2004, doanh thu của Công ty lại tiếp tục tăng và là năm Công ty có doanh thu cao nhất kể từ ngày thành lập, đạt 137.148 triệu đồng, vượt 15, 7% so với kế hoạch đề ra với mức vượt là 18.618 triệu đồng tăng hơn so với năm 2003là 58, 6% với con số tuyệt đối 50.694 triệu đồng.Năm 3005 doanh thu đạt và vượt so với yếu cầu đề ra.Năm 2006 đạt doanh thu trên 201.391, 304 triệu đồng trong đó mặt hàng quốc phòng là 117.523, 516 triệu đồng, doanh thu mặt hàng kinh tế là: 83.867, 788 triệu đồng.Đây là một thắng lợi lớn của Công ty Xăng dầu Quân đội, một thành quả quan trọng để Công ty khẳng định chỗ đứng của mình trên thị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36680.doc