Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN CPH DNNN 4

I. Lao động và vai trò của lao động 4

1. Các khái niệm 4

2. Phân loại lao động 4

2.1 Lao động có việc làm 5

2.2 Lao động thiếu việc làm. 5

2.3 Lao động thất nghiệp. 5

3.Vai trò của lao động 5

II. Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN. 6

1. Những vấn đề chung về CPH DNNN 6

1.1 Khái niệm và mục tiêu của CPH DNNN 6

1.2 Ảnh hưởng của CPH dối với doanh nghiệp và người lao động 7

2. Lao động dôi dư và các chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 8

2.1 Lao động dôi dư 8

2.2 Các chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 10

2.3 Nguồn kinh phí giải quyết lao động dôi dư 17

3. Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 17

3.1 Thực trạng lao động trong các DNNN và sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động 17

3.2 Trình tự sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 19

III. Kinh nghiệm sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư của Bộ xây dựng 21

PHẦN II: THỰC TRẠNG VIỆC SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN CPH DNNN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 23

I. Đặc điểm tình hình hoạt động của Tổng công ty thép Việt Nam. 23

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam 23

2. Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản phẩm 25

2.1 Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh 25

1.2 Đặc điểm sản phẩm 27

3. Hệ thống tổ chức bộ máy 28

3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 28

3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 29

3.3 Mối quan hệ làm việc giữa các phòng chức năng Tổng công ty với các đơn vị thành viên 31

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam 31

4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và đầu tư phát triển 4 năm 2001 - 2004 31

4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 35

4.3 Đánh giá chung kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2005 37

5. Tình hình lao động và thu nhập của người lao động ở Tổng công ty thép Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 41

II. Đánh giá việc thực hiện công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. 44

1. Tiến trình CPH ở Tổng công ty thép Việt Nam 44

1.1 Giai đoạn 1998 - 2000: 44

1.2 Giai đoạn 2002 - 2004 45

1.3 Năm 2005 45

2. Tình hình sắp xếp lại lao động ở Tổng công ty thép Việt Nam 50

3. Thực trạng lao động dôi dư và công tác giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. 51

3.1 Thực trạng lao động dôi dư ở Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005 51

3.2 Nguyên nhân dẫn đến lao động dôi dư 52

3.3 Thực tế việc giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư ở Tổng công ty thép Việt Nam 53

4. Phương án sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư của công ty cổ phần kim khí Hà Nội 58

4.1 Quá trình hình thành phát triển, ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức. 58

4.3 Công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư ở Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội. 61

5. Đánh giá chung về công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư của Tổng công ty thép Việt Nam 62

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN CPH DNNN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM. 64

I. Những đổi mới và hướng phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 và trong tương lai. 64

1. Những thuận lợi và thách thức đối với Tổng công ty thép Việt Nam 64

2. Định hướng và chiến lược phát triển Tổng công ty giai đoạn 2006 - 2010 và trong tương lai. 65

2.1 Sản xuất kinh doanh 65

2.1 Công tác đầu tư phát triển 66

2.3 Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 67

II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN Tổng công ty thép Việt Nam. 69

1. Hoàn thiện phương án sắp xếp lại lao động 69

2. Thực hiện triệt để việc giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư 69

3. Các giải pháp giải quyết lao động dôi dư trong tương lai. 70

4. Nâng cao trách nhiệm của ban lãnh đạo Tổng công ty thép Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc sắp xếp lại lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với lao động dôi dư. 72

5. Nhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc giải quyết vấn đề lao động dôi dư. 73

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty thành lập. Các phòng, trung tâm Tổng công ty thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động của Tổng công ty. + Phòng tổ chức lao động Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quản lý điều hành lĩnh vực tổ chức bộ máy đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước, cán bộ và lao động tiền lương, đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách đối với người lao động, thanh tra quốc phòng và an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ và hoạt động xuất nhập cảnh. + Phòng Tài chính - kế toán Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quản lý điều hành lĩnh vực kế toán tài chính, đầu tư, kiểm toán nội bộ và thống kê ở cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty. + Phòng đầu tư phát triển Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty trong các lĩnh vực đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế, xây dựng cơ bản, theo dõi quản lý liên doanh của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty. + Phòng kế hoạch kinh doanh Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại chung nhằm nâng cao hình ảnh và thương hiệu của Tổng công ty. + Phòng kỹ thuật Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quản lý điều hành lĩnh vực công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, quản lý và khai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. + Văn phòng Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị theo dõi phối hợp các mặt hoạt động của Tổng công ty, công tác văn thư lưu trữ, thư viện, thi đua, khen thưởng, bảo vệ, y tế, tự vệ, phòng cháy chữa cháy và quan hệ với các phòng thông tin đại chúng, bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ cơ quan Tổng công ty. + Phòng hợp tác quốc tế và công nghệ thông tin Tham mưu giúp việc Tổng công ty, Hội đồng quản trị trong các lĩnh vực liên quan đến tin học, đánh giá hiện trạng công nghệ thông tin của cơ quan Tổng công ty. + Phòng thanh tra pháp chế Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. + Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài Nghiên cứu thị trường lao động trong và ngoài nước để tổ chưc đào tạo, tuyển chọn đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 3.3 Mối quan hệ làm việc giữa các phòng chức năng Tổng công ty với các đơn vị thành viên Mối quan hệ làm việc giữa các phòng chức năng của văn phòng Tổng công ty với các đơn vị thành viên là mối quan hệ giữa cơ quan tham mưu nghiệp vụ cấp trên với đơn vị cấp dưới Tổng công ty. Các đơn vị thành viên chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn theo từng lĩnh vực do các phòng chức năng Tổng công ty đảm nhận. Các đơn vị thành viên Tổng công ty có quyền kiến nghị với các phòng chức năng về chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết các công việc liên quan. Các phòng chức năng có trách nhiệm trả lời, phúc đáp các vấn đề về nghiệp vụ. Trong trường hợp có nhiều ý kiến khác nhau của các phòng về giải quyết một vấn đề thì phòng chủ trì báo cáo Tổng giám đốc hoặc phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực đó quyết định. 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam 4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và đầu tư phát triển 4 năm 2001 - 2004 Trong 4 năm 2001 - 2004 mặc dù thị trường thép có nhiều biến động phức tạp khiến cho Tổng công ty gặp không ít khó khăn. Cùng với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng đến gần đòi hỏi Tổng công ty phải đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai. Với tinh thần đoàn kết, nhất trí, phát huy nội lực, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chương trình hành động cụ thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty đã triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. Những kết quả cụ thể mà Tổng công ty đạt được trong 4 năm 2001 - 2004: Về sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trong 4 năm là 18,2% (năm 2001 tăng 24,1%, năm 2002 tăng 14,9%, năm 2003 tăng 14,4% và năm 2004 tăng 19,5%) cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp (16%). Sản lượng thép cán trong 4 năm đạt 3,3 triệu tấn, tốc độ tăng sản lượng bình quân trong 4 năm là 18,5% (kế hoạch 5 năm là 18%), trong đó năm 2001 tăng 23,8%, năm 2002 tăng 15,7%, năm 2003 tăng 14,4% và năm 2004 tăng 19,9%. Sản lượng phôi thép trong 4 năm đạt 1,93 triệu tấn, tốc độ tăng sản lượng phôi thép bình quân 4 năm là 21,5% (năm 2001 tăng 4,1%, năm 2002 tăng 28,2%, năm 2003 tăng 23% và năm 2004 tăng 21%) đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sản xuất thép cán của Tổng công ty, đây là một cố gắng lớn trong điều kiện khó khăn của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên vẫn đạt thấp hơn mục tiêu 5 năm đề ra (30% /năm). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 4 năm 2001 - 2004 đạt 38,2 triệu USD, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu bình quân 4 năm là 46,5% (năm 2001 tăng 40%, năm 2002 tăng 47%, năm 2003 tăng 46,4% và năm 2004 tăng52,8%). Tổng doanh thu tăng bình quân trong 4 năm 2001 - 2004 là 22,3% (năm 2001 tăng 21%, năm 2002 tăng 8,7%, năm 2003 tăng 20,8% và năm 2004 tăng 36,8%). Nộp ngân sách Nhà nước trong 4 năm đạt 1727 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 4 năm là 30,4% (năm 2001 tăng 66,5%, năm 2002 tăng 27,5%, năm 2003 tăng 9,7% và năm 2004 tăng 18,5%). Về đầu tư phát triển: Trong 4 năm 2001 - 2004 Tổng công ty thép Việt Nam đã triển khai thực hiện 173 dự án với tổng vốn đầu tư là 5032,4 tỷ đồng (trong đó có 3 dự án nhóm A, 9 dự án nhóm B và 161 dự án nhóm C). Số dự án hoàn thành đưa vào sản xuất trong 4 năm gồm 1 dự án nhóm A (cải tạo mở rộng công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn I), 3 dự án nhóm B và hơn 100 dự án nhóm C. Ngoài ra Tổng công ty đã và đang làm công tác chuẩn bị đầu tư để chuyển sang giai đoạn đầu tư khi điều kiện cho phép và 1 dự án liên doanh giữa Trung quốc và tỉnh Lào Cai. Công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty trong 4 năm 2001 - 2004 nhìn chung đã được chú trọng đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng. Một số dự án trọng điểm đã hoàn thành và đi vào sản xuất bước đầu phát huy hiệu quả tốt góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng của Tổng công ty. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác đầu tư phát triển còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai dự án, nhất là vốn tiến độ. Một vài dự án trọng điểm bị chậm tiến độ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Trước tình hình đó Tổng công ty cũng đã điều chỉnh tiến độ, xác định thứ tự ưu tiên đối với một số dự án nhóm A giai đoạn 2001 - 2005, giãn tiến độ cho phù hợp với điều kiện triển khai và đảm bảo hiệu quả kinh tế. Nhìn chung trong 4 năm 2001 - 2004 Tổng công ty thép Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường tạo điều kiện cho Tổng công ty hoàn thành kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội IX đề ra, chuẩn bị điều kiện hội nhập kinh tế và bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo (2006 - 2010). Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2001- 2005. Chỉ tiêu ĐVT THỰC HIỆN Tăng BQ 5 năm % 2001 Tăng % 2002 Tăng % 2003 Tăng % 2004 Tăng % Ước 2005 Tăng % 1.Giá trị SXCN (giá CĐ 1994) tỷ đồng 2667.2 24,1 3063.4 14.9 3503.4 14.4 4187.4 19.5 4975.0 18.8 18.3 2. Sản lượng thép cán ng.tấn 649.2 23.8 750.9 15.7 859.1 14.4 1030.2 19.9 1200.0 16.5 18.0 3. sản lượng phôi thép ng.tấn 318.4 4.2 408.2 28.2 543.0 33.0 658.5 21.3 647.5 -1.7 16.2 4. Tiêu thụ thép cán ng.tấn 626.9 18.8 758.2 20.9 858.2 13.2 990.2 15.4 1056.0 6.6 14.9 5. Tổng doanh thu tỷ đồng 7666.0 20.0 8414.1 9.8 10366.9 23.2 14203.0 37.0 14200.0 0 17.3 6. Lợi nhuận tỷ đồng 46.1 -59.2 211.7 359.3 215.1 1.6 218.2 1.4 có lãi 7. Nộp ngân sách tỷ đồng 324.7 73.5 414.1 27.5 464.8 12.3 536.4 15.4 639.7 19.3 27.9 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty) 4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 4.2.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2005 Năm 2005 trong điều kiện thị trường thép thế giới và trong nước biến động không thuận lợi đối với ngành thép Việt Nam. Tổng công ty thép Việt Nam thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phải bình ổn giá thép xây dựng theo sự chỉ đạo của Chính phủ nhưng toàn thể đội ngũ cán bộ viên chức, công nhân lao động Tổng công ty đã quyết tâm phân đấu hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch đề ra, cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4970,2 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), bằng kế hoạch năm đề ra và tăng 18,7% so với năm 2004. là năm thứ 5 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm là 1632,8 tỷ đồng so với năm 2004 và cao hơn mức tăng chung của ngành công nghiệp (17,2%). Tổng doanh thu đạt 13662,6 tỷ đồng, bằng 87% kế hoạch năm và tăng 1,47% so với năm 2004, trong đó doanh thu sản xuất công nghiệp là 8343,9 tỷ đồng, tăng 9,3%, doanh thu thương mại là 5318,6 tỷ đồng, giảm 10%. Sản lượng thép cán đạt 1,203 triệu tấn bằng 100,2% kế hoạch Nhà nước giao và tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2004. Trong đó thép cán dài đạt 1,122 triệu tấn, tăng 8,9%, thép cán dẹt đạt 81 nghìn tấn. Sản lượng phôi thép đạt 660 nghìn tấn, bằng 97,8% kế hoạch năm và tăng 0,24% so với năm 2004 Tiêu thụ thép cán đạt 1,064 triệu tấn, bằng 88,5% kế hoạch năm và tăng 7,5% so với năm 2004. Đặc biệt lần đầu tiên Tổng công ty có sản phẩm thép lá cán nguội sản xuất trong nước tham gia thị trường gần 50 nghìn tấn. Lợi nhuận đạt 28115 triệu đồng, bằng 81,2% kế hoạch năm và giảm 87,3% so với năm 2004. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 607,7 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch năm và tăng 0,12% so với năm 2004. Tổng số lao động bình quân năm 2005 là 16588 người, giảm 3,4% so với năm 2004 (tăng 1600 người, giảm 2996 người). Thu nhập bình quân của người lao động năm 2005 đạt 2321 nghìn đồng/người/tháng, giảm 16,7% so với năm 2004 (2786 nghìn đồng/người/tháng). Năm 2005 sản lượng thép cán của hiệp hội thép Việt nam ước đạt 2,56 triệu tấn, tăng 10,1% so với năm 2004; trong đó Tổng công ty sản xuất 1,2 triệu tấn chiếm 45,4% tổng sản lượng của hiệp hội. Tiêu thụ của hiệp hội thép Việt Nam ước đạt 2,56 triệu tấn tăng 9,8% so với năm 2004. Tổng công ty tiêu thụ trên 1 triệu tấn, chiếm 41,6% (nếu tính cả liên doanh tiêu thụ 1,768 triệu tấn, chiếm 51,1% thị phần cả nước). Ước tiêu thụ thép cán cả nước khoảng 3,46 triệu tấn, tăng 3,85% so với năm 2004. Tình hình nhập khẩu tính chung các mặt hàng kim khí và nguyên liệu sản xuất chính thì lượng nhập khẩu năm 2005 đạt 744 nghìn tấn, tăng 7,95 so với năm 2004, tỷ trọng chiếm 13,95 so với nhập khẩu cả nước (5350 nghìn tấn), Kim ngạch nhập khẩu đạt 349,5 triệu USD, tăng 12% so với năm 2004. Nhập khẩu phôi thép đạt 541,4 nghìn tấn, bằng 90,2% kế hoạch và giảm 8,2% so với năm 2004, tỷ trọng chiếm 25,2% so với nhập khẩu cả nước (2150 nghìn tấn), nhập khẩu thép thành phẩm (tấm, lá, hình cỡ lớn) đạt 202,6 nghìn tấn, giảm 17,8% kế hoạch và tăng 74,7% so với năm 2004. Nhập khẩu thép phế liệu đạt 33,5 nghìn tấn tăng 7,7% so với năm 2004. Tình hình xuất nhập khẩu mặc dù còn nhiều khó khăn song các đơn vị thành viên tiếp tục duy trì và phát triển tốt thị trường xuất khẩu thép thành phẩm, góp phần chủ vào tăng sản lượng tiêu thụ năm 2005. kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty năm 2005 đạt 25,5 triệu USD vượt 27,6% kế hoạch và tăng 58,8% so với năm 2004. Nhìn chung năm 2005 tình hình thị trường thép trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp khiến Tổng công ty gặp không ít khó khăn nhưng với những cố gắng trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện triệt để tiết kiệm chi phí trong sản xuất, quản lý và lưu thông Tổng công ty đã phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao, không để xảy ra thua lỗ và đảm bảo mức thu nhập hợp lý cho người lao động. 4.2.2 Tình hình và kết quả hoạt động của các đơn vị năm 2005 a. Khối sản xuất Năm 2005 các đơn vị đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh và tăng trưởng khá so với năm 2004, phát huy tốt năng lực sản xuất đảm bảo cung cấp đủ thép cho thị trường và thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia bình ổn giá. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18,7% so với năm 2004; sản lượng thép cán tăng 16,8%; doanh thu sản xuất công nghiệp tăng 9,1%; sản lượng phôi thép đạt kế hoạch, tăng 0,24%; tiêu thụ thép cán tăng 7,5% so với năm 2004. b. Khối thương mại Năm 2005 do diễn biến thị trường thép thế giới và trong nước không thuận lợi, giá cả liên tục giảm hàng tồn kho giá cao lớn, lại thực hiện nhiệm vụ cổ phần hoá nên tổng mua vào và bán ra đạt thấp so với kế hoạch và giảm nhiều so với năm 2004. Tổng lượng mua vào đạt 573 nghìn tấn, bằng 86,5% kế hoạch, giảm 10% so với năm 2004. Nhập khẩu phôi thép đạt 184,2 nghìn tấn, bằng 76,7% kế hoạch và giảm 16,5% so với năm 2004. Nhập khẩu thép tấm, lá đạt 114,8 nghìn tấn, bằng 63,7% kế hoạch và tăng 40,2% so với năm 2004. Mua thép sản xuất trong nước đạt 115,2 nghín tấn, bằng 66,6% kế hoạch và giảm 21,6% so với năm 2004. Tổng lượng bán ra đạt 546,2 nghìn tấn, bằng 82,1% kế hoạch và giảm 16,3% so với năm 2004.Lượng bán ra giảm chủ yếu do các tháng cuối năm giá thép trên thị trường thế giới và trong nước liên tục giảm, tiêu thụ chậm. Tổng doanh thu của các đơn vị thương mại năm 2005 đạt 5333,1 tỷ đồng, bằng 80% kế hoạch và giảm 9% so với năm 2004. Nộp ngân sách Nhà nước 187,1 tỷ đồng và bị lỗ 7,8 tỷ đồng c. Khối liên doanh với nước ngoài. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các liên doanh cũng gặp nhiều khó khăn do thị trường biến động.Sản lượng thép cán không đạt kế hoạch năm và hiệu quả thấp, hầu hết các liên doanh sản xuất thép cán bị lỗ. Năm 2005 các liên doanh thép cán sản xuất 685 nghìn tấn, bằng 76,4% kế hoạch và tương đương năm 2004; tiêu thụ 703,7 nghìn tấn thép cán, bằng77,9% kế hoạch và tăng 6,7% so với năm 2004DNNN doanh thu đạt 5221,1 tỷ đồng. 4.3 Đánh giá chung kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2005 Năm 2005 là năm cuối Tổng công ty thép Việt Nam triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức. Tình hình chính trị trong nước ổn định, nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2005 đạt 8,4%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 17,2%, vượt kế hoạch đề ra. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao và trở thành động lực phát triển của nền kinh tế. Nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội ngày càng lớn, nhu cầu tiêu dùng thép trong nước ngày càng tăng, tạo thị trường thuận lợi và ổn định cho ngành thép Việt Nam phát triển. Năm 2005 tổng công ty thép Việt Nam triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đồng thời với việc thực hiện công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo chỉ đạo của chính phủ, Bộ công nghiệp và tham gia bình ổn giá thép theo chỉ đạo của Thủ tướng. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Về tình hình thị trường, năm 2005 thị trường thép thế giới có nhiều biến động phức tạp và khó lường. Nhất là từ quý II đến nay thị trường thép thị trường thép thế giới có nhiều biến động bất lợi cho sản xuất kinh doanh thép. Trong nước giá thép xây dựng tăng giảm bất thường, phôi thép và sản phẩm tồn kho giá cao nhiều, tiêu thụ chậm, hầu hết các nhà sản xuất trong nước đều lỗ. Cung vượt cầu (công suất cán gần 6 triệu tấn trong khi nhu cầu năm 2005 chỉ khoảng 3,2 triệu tấn) vì vậy cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà sản xuất thép trong nước làm cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất kinh doanh thép trong nước vẫn chủ yếu phụ thuộc vào phôi thép, than cốc, thép tấm lá, thép đặc chủng, thép chất lượng cao nhập khẩu nên ảnh hưởng làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tuy nhiên với cố gắng, nỗ lực của công nhân viên chức, lao động và sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Tổng công ty nên hoạt động sản xuất kinh doanh được giữ vững. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,7% so với năm 2004. Sản xuất kinh doanh của Tổng công ty vẫn có hiệu quả nhưng không cao, đời sống vật chất tinh thần của người lao động tiếp tục được giữ vững, nội bộ ổn định, công nhân viên chức làm việc tích cực. Công tác đầu tư phát triển được triển khai theo kế hoạch, hoàn thành các dự án trọng điểm và tiếp tục triển khai các dự án nhóm A, B, C chuyển tiếp từ năm 2004. Tuy nhiên các dự án lớn đều chậm tiến độ, điều này đã ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh khi thị trường thuận lợi. Công tác đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp cũng được triển khai theo đúng kế hoạch. Tổng công ty đã thực hiện sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc theo hướng gọn nhẹ, tạo sự chủ động và phát huy tính năng động sáng tạo của đơn vị. Năm 2005 Tổng công ty đã hoàn thành việc cổ phần hoá 5 đơn vị thành viên góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và đa dạng hoá sở hữu tại Tổng công ty thép Việt Nam. Bảng 2: Báo cáo nhanh ước thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tháng 12 và cả năm 2005 Chỉ tiêu ĐVT KH 2005 (Bộ giao) KH 2005 (Giao đơn vị) Thực hiện 11 tháng Ước tháng 12 Ước 2005 Tỷ lệ So KH Bộ giao So KH giao đơn vị So 2004 1. Giá trị SXCN tỷ đồng 4975.0 4975.0 4446.9 523.3 4970.2 99.9 99.9 118.7 2.Doanh thu SXCN tỷ đồng 9050.0 7493.3 830.1 8329.5 92.0 109.1 3. Sản lượng thép cán ng.tấn 1200.0 1200.0 1073.4 129.8 1203.1 100.2 100.3 116.8 4. Sản lượng phôi thép ng.tấn 665.0 675.0 596.9 63.2 660.1 99.3 97.8 100.3 5. Tiêu thụ thép cán ng.tấn 1150.0 1202.0 952.5 111.9 1064.4 92.6 88.6 107.5 6. Tổng doanh thu tỷ đồng 15700.0 15700.0 12443.3 1219.3 13662.7 87.0 87.0 96.9 7. Lãi lỗ tỷ đồng 34.6 35.1 (12.0) 23.1 66.8 10.6 8. Nộp ngân sách tỷ đồng 639.7 639.7 505.8 47.3 553.1 86.5 86.5 103.1 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty) Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005 Đơn vị: Tỷ đồng STT Đơn vị Doanh thu thuần Doanh Thu HĐTC Thu nhập khác LN từ hoạt động SXKD Lợi nhuận khác Ước lợi nhuận 2005 1 Văn phòng Tổng công ty 1083.9 92.0 10.7 43.8 10.7 54.5 2 CTy kim khí Hà Nội 770.9 3.7 0.5 -7.9 -0.05 -7.9 3 CTy kim khí Miền Trung 1481.2 5.2 1.7 -1.2 1.3 0.1 4 CTy kim khí TP HCM 2025.0 10.6 0.9 -4.3 0.7 5.0 5 CTy thép Miền Nam 4389.5 37.7 25.3 -18.8 23.8 5.01 6 CTy gang thép Thái Nguyên 3049.3 4.3 10.7 5.7 9.3 15.0 7 CTy thép Đà Nẵng 216.6 0.4 0.6 -10.0 0.6 -9.4 8 CTy thép tấm lá Phú Mỹ 475.6 0.52 0 -24.6 0 -24.6 9 CTy VLCL Truc Thôn 91.9 0.51 0.4 -9.7 0.1 -9.6 10 Viện luyện kim đen 3.2 0.1 0 0.01 0 0.01 Tổng 13588.2 154.9 50.8 -18.4 45.5 28.1 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty) 5. Tình hình lao động và thu nhập của người lao động ở Tổng công ty thép Việt Nam từ năm 2001 đến nay. Từ năm 2001 đến năm 2005 là giai đoạn Tổng công ty thép Việt Nam thực hiện quán triệt Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 - 2005. Tổng công ty đã phát huy tốt mọi nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư, hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra, nhất là mục tiêu tăng trưởng và công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Điều này đã có ảnh hưởng đến tình hình lao động và thu nhập của Tổng công ty. Sự lớn mạnh và phát triển của Tổng công ty trong những năm qua đã làm cho thu nhập của người lao động được cải thiện đáng kể. Tiền lương bình quân liên tục tăng qua các năm (năm 2001 là 1475 nghìn đồng/người/tháng, năm 2002 là 1925 nghìn đồng, năm 2003 là 2331 nghìn đồng và năm 2004 là 2586 nghìn đồng). Riêng năm 2005 tiền lương bình quân của người lao động giảm xuống là 2256 nghìn đồng/người/tháng, làm cho thu nhập của người lao động năm 2005 giảm so với năm 2004 là 465 nghìn đồng/người/tháng. Lao động của Tổng công ty thép Việt Nam bao gồm cả lao động có trình độ Đại học và trên đại học, cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông. Lao động là công nhân trực tiếp sản xuất ở tất cả các đơn vị sản xuất lớn, riêng ở cơ quan văn phòng Tổng công ty hầu hết là lao động quản lý. Số lao động của Tổng công ty biến động qua các năm là không đáng kể do khi thực hiện sắp xếp lại lao động làm cho số lao động giảm nhưng bên cạnh đó các đơn vị lại tiến hành tuyển dụng thêm lao động mới. Tổng số lao động năm 2005 là 16588 giảm 3,4% so với năm 2004 (trong đó lao động tăng là 1600 người, lao động giảm là 2996 người). Bảng 4: Tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động của Tổng công ty thép Việt Nam. Đơn vị: 1000 đồng/người/tháng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số lao động: - Cơ quan văn phòng TCTy - Tổng công ty 125 17827 117 17467 120 17631 135 17058 140 16588 Thu nhập bình quân tháng: - Cơ quan văn phòng TCTy - Tổng công ty 1997 1483 2658 1825 3468 2472 4665 2786 4454 2321 Tiền lương bình quân tháng: - Cơ quan văn phòng TCTy - Tổng công ty 1527 1007 2050 1699 2869 2306 4007 2606 4050 2256 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty) Bảng 5: Tình hình sử dụng lao động của Tổng công ty thép Việt Nam Chức danh Năm 2003 2004 2005 (9 tháng đầu) I. Số lao động đầu kỳ 17584 16968 II. Số lao động tăng giảm trong kỳ 1. Số lao động tăng Trong đó: Nữ Trình độ trên đại học Trình độ đại học và cao đẳng Trình độ trung cấp Công nhân kỹ thuật 2. Số lao động giảm Hưu trí Thôi việc Sa thải do kỷ luật lao động 752 137 205 64 106 763 325 231 4 203 1377 180 1 283 172 458 1958 610 285 1 1203 292 1 202 135 344 1668 237 327 4 III. Tổng số lao động có mặt cuối kỳ Trong đó: Nữ Hợp đồng lao động vụ việc Số lao động không có việc làm Trong đó: Nữ 17573 4481 1095 310 94 16968 3999 1117 151 40 16503 3859 1449 - - (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty) Bảng 6: Tình hình lao động và thu nhập của Tổng công ty thép Việt Nam trong 4 năm 2001 - 2004 Năm Lao động (người) Thu nhập (triệu đồng) Lao động tăng trong kỳ Lao động giảm trong kỳ Lao động không có nhu cầu sử dụng Có đến cuối kỳ báo cáo Trong đó Bình quân trong kỳ Trong đó Bình quân người tháng Nữ Hợp đồng Tiền lương BHXH Thu nhập khác 2001 17543 4571 1208 17826 295615 2105 19619 1.483 483 1079 823 2002 17560 4533 1576 17467 356265 1755 24651 1.825 829 711 398 2003 17573 4481 1095 17631 487947 2743 32393 2.472 752 763 310 2004 16968 3999 1117 17058 533471 2492 34253 2.786 1377 1958 151 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty) II. Đánh giá việc thực hiện công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. 1. Tiến trình CPH ở Tổng công ty thép Việt Nam Tổng công ty thép Việt Nam là một Tổng công ty Nhà nước, có vị trí vô cùng quan trọng, đảm nhận trách nhiệm lớn lao của ngành thép Việt Nam: là ngành công nghiệp cơ bản tạo ra nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của mọi quốc gia, là “lương thực” của ngành công nghiệp. Nhận thức được vai trò to lớn của ngành thép đối với thị trường trong nước và khu vực nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự trưởng thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam. Do đó Tổng công ty thép Việt Nam có điều kiện để phát triển về mọi mặt đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Tổng công ty đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để nâng cao hiệu quả hoạt động từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như khu vực và thế giới. Tuy nhiên vì là một Tổng công ty Nhà nước nên Tổng công ty thép Việt Nam không tránh khỏi việc hoạt động không hiệu quả. Chính vì vậy cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường cũng như việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN Tổng công ty thép Việt Nam cũng đã tiến hành sắp xếp lại Tổng công ty theo hướng CPH. Với mục tiêu chuyển Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, thực hiện CPH các đơn vị thành viên tiến tới CPH hoàn toàn Công ty mẹ nên Tổng công ty luôn coi công tác CPH là nhiệm vụ trọng tâm. Tính đến thời điểm hiện nay Tổng công ty đã CPH được 17 đơn vị (bao gồm 7 công ty thành viên và 10 bộ phận doanh nghiệp), cụ thể: 1.1 Giai đoạn 1998 - 2000: Trong giai đoạn này Tổng công ty bắt đầu nghiên cứu, và triển khai CPH 3 đơn vị bộ phận (bộ phận doanh nghiệp trực thuộc công ty thành viên Tổng công ty): Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hải Phòng (năm 1999) Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Kim khí (năm 2000) Công ty cổ phần lưới thép Sài Gòn (năm 2000) Kết cấu ngành nghề: Kinh doanh thép và gia công chế biến sản phẩm sau cán như dây, lưới thép, đinh;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3553.doc
Tài liệu liên quan