MỤC LỤC
Lời mở đầu .1
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại . 2
1.1.Nguồn vốn của ngân hàng thương mại . .2
1.1.1.Nguồn vốn chủ sở hữu 3
1.1.2. Nguồn tiền gửi 5
1.1.3. Nguồn vốn đi vay 5
1.1.4. Các nguồn khác .5
1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại .6
1.2.1.Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn .6
1.2.2.Các hình thức huy động vốn 8
1.2.2.1. Theo đối tượng huy động .8
1.2.2.2. Theo loại tiền huy động .9
1.2.2.3. Theo thời gian huy động 11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại .13
1.3.1. Các nhân tố khách quan 13
1.3.2. Các nhân tố chủ quan .15
Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn từ hộ gia đình và doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Kĩ thương Techcombank 18
2.1.Khái quát về ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank 18
2.2. Thực trạng về hoạt động huy động vốn từ hộ gia đình và doanh nghiệp của ngân hàng Techcombank 34
2.2.1. Huy động vốn từ hộ gia đình .34
2.2.1.1 Huy động vốn theo kì hạn .34
2.2.1.2. Huy động vốn theo loại tiền .38
2.2.2. Huy động vốn từ doanh nghiệp .41
2.2.2.1. Huy động vốn theo kì hạn 41
2.2.2.2. Huy động vốn theo loại tiền .42
2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Techcombank .44
2.3.1. Thành tựu đạt được 44
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại 44
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 45
Chương 3: Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP Kĩ Thương Techcombank .48
3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng Techcombank 48
3.1.1. Quan điểm phát triển nguồn vốn 48
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn 49
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Techcombank 50
3.2.1. Mở rộng mạng lưới thu hút vốn .51
3.2.2. Tạo môi trường huy động có hiệu quả .51
3.2.3. Nâng cao năng lực hoạt động .56
3.2.4. Phát triển và hình thành sản phẩm mũi nhọn 61
3.3. Kiến nghị .64
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước .65
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước .67
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng Techcombank .68
Kết luận .69
72 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp huy động vốn từ hộ gia đình và doanh nghiệp của ngân hàng Tthương Mại Cổ Phần Kĩ Thương Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am gia với tổng giá trị giao dịch thực hiện qua F@st i-bank là 155 tỷ đồng.
Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ thanh toán qua tin nhắn di động,qua đó khách hàng có thể mua hàng hoá, thanh toán hoá đơn điện thoại, phí bảo hiểm qua một bước nhắn tin đơn giản. Các sản phẩm thương mại điện tử này (F@st Mobipay – giao dịch qua tin nhắn điện thoại, Cổng thanh toán điện tử F@st VietPay) đã giúp khai thác không những khách hàng cá nhân mà cả các đối tác lớn như FPT, Bảo hiểm BảoMinh, PacificAirlines,
VinaPhone
Trong năm 2008, các sản phẩm mới lần lượt được giới thiệu và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng như các sản phẩm tiết kiệm trúng thưởng, Tiết kiệm bội thu, linh, Tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm internetbanking – F@st i bank, F@st E-Bank, thẻ đồng thương hiệu TECHCOMBANK – VISA – VIETNAM AIRLINES.... được nâng cấp hoàn thiện và phục vụ rộng rãi các đối tượng khách hàng. Các sản phẩm mới ra mắt được đánh giá là đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được khách hàng đón nhận. Đặc biệt sản phẩm internet banking F@st I-bank/F@st E-Bank tạo rất nhiều thuận tiện cho khách hàng trong việc quản lý tài khoản, thanh toán, kiểm soát các giao dịch với ngân hàng đem lại nhiều tiện lợi hơn cho khách hàng. Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên và là ngân hàng có nhiều nhất số lượng các khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam.
Năm 2008, Techcombank phát hành gần 300 000 thẻ các loại trong đó có gần 100000 thẻ VISA debit và credit, trở thành ngân hàng có số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam, và là 1 trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành ở Việt Nam.
Công tác quản lý chất lượng dịch vụ cũng được tăng cường mạnh mẽ với phương châm đem lại sự hài lòng cho khách hàng, Techcombank đã liên tục tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt của đội ngũ cán bộ giao dịch khách hàng.
2.1.2.4 Công nghệ của Techcombank
Năm 2007 là năm bản lề trong đó Techcombank đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ đa đề ra từ năm 2005. Với những khái niệm và yêu cầu quản trị mới, công nghệ phải chuẩn bị để đáp ứng và thậm chí phải đi tiên phong trong việc thực hiện những yêu cầu này. T24 phiên bản mới cho phép tích hợp các module phục vụ mô h́inh ngân hàng bán lẻ như đánh giá chấm điểm khách hàng (Customer Scoring), quản lư nhắc nợ tập trung (Debt Collection). Hai phân hệ này đa được TTCN triển khai thành công và đi vào hoạt động kịp thời phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của ngân hàng trong quý II và III năm 2007.
Phát triển sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ cao luôn là ưu tiên hàng đầu của Techcombank trong việc tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường ngân hàng. Với hệ thống ngân hàng lơi phiên bản T24R6 mới nhất, TTCN đã cùng các pḥòng ban nghiệp vụ liên tiếp cho ra các sản phẩm mới như: Tiết kiệm Tài lộc Đón xuân (1/07), Tiết kiệm gửi Techcombank trúng Mercedes (QIII/07), Cho vay Tiêu dùng trả góp, Cho vay liên kết với Nguyễn Kim, Nhà Xinh, Bảo Việt, cải tiến các sản phẩm thẻ (Fast Access I), quản lư tập trung quy tŕnh phát hành thẻ (Debit và Credit), Sản phẩm tài khoản đầu tư của Pacific Airlines
Đa dạng các kênh bán hàng, mở rộng việc tiếp cận với khách hàng qua các kênh phi truyền thống như Hệ thống tin nhắn nhanh (SMS), Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking), Cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway) không chỉ là chiến lược kinh doanh ngân hàng hiện đại mà c̣òn là thước đo năng lực các hệ thống công nghệ của một ngân hàng. Techcombank tự hào là một trong những ngân hàng tiên phong và dẫn đầu trong việc áp dụng các thành tựu kỹ thuật tiên tiến này.
Tháng 4/2007 đánh dấu một bước tiến mới trong việc ứng dụng Internet vào giao dịch ngân hàng khi Techcombank là ngân hàng tại Việt Nam đầu tiên tung ra sản phẩm F@st I Bank, một sản phẩm ngân hàng trực tuyến trọn gói đầy đủ, cho phép khách hàng giao dịch chuyển khoản trực tuyến qua mạng internet. Với sản phẩm này, lần đầu tiên công nghệ bảo mật hai yếu tố, mật khẩu sử dụng một lần của hăng bảo mật hàng đầu thế giới RSA Mỹ được áp dụng cho khách hàng của một ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Thanh toán qua SMS banking là một kênh giao dịch trực tuyến đa được Techcombank triển khai từ năm 2006. Hàng loạt dịch vụ giá trị gia tăng trên kênh thanh toán này đa được Techcombank phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ triển khai năm 2007. Điển h́nh là các thỏa thuận hợp tác Báo cáo thường niên 2007 với VTC, FPT, Bảo Minh, Viettel, Vinaphone, Goldmart cho phép khách hàng của Techcombank thanh toán dịch vụ của các nhà cung cấp thông qua tin nhắn.
Việc sử dụng hạ tầng Internet để thanh toán các dịch vụ trực tuyến sử dụng thẻ quốc tế như Visa, Master đã trở nên phổ biến tại các nước phát triển nhưng c̣òn mới lạ tại thị trường Việt Nam do chưa có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trong khi đa có nhu cầu nhất định của những khách hàng sở hữu thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế. Một lần nữa Techcombank lại là một trong những ngân hàng đầu tiên cung cấp giải pháp cổng thanh toán điện tử (payment gateway) cho khách hàng của ḿnh, những nhà cung cấp dịch vụ mua bán trực
tuyến mà 123
Mua là một ví dụ. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử khác được Techcombank triển khai thành công trong năm 2007 có thể kể đến như sản phẩm F@st Sbank cung cấp cầu nối cho nhà đầu tư với các công ty chứng khoán, sản phẩm Telebank cho Prudential, thẻ Metro gift, giải pháp thanh toán cho Pacific Airline.
Càng ứng dụng công nghệ hiện đại th́ ngân hàng càng phải đối mặt với những vấn đề “hậu cần”như đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm máy chủ, máy trạm, đường truyền, và cuối cùng,nhưng không kém phần quan trọng là an ninh bảo mật hệ thống.
Năm 2007, Techcombank đa xây dựng và đưa vào vận hành một trung tâm dữ liệu (Data Center)hoàn toàn mới với các trang thiết bị hiện đại như hệ thống sàn nâng, hệ thống chống cháy tự động bằng khí Nitrogen, hệ thống điều ḥòa đa điểm tại chỗ. Theo kịp sự phát triển về mạng lưới của ngân hàng, năm 2007 TCCN đa triển khai hạ tầng cho hàng chục chi nhánh pḥòng giao dịch mới, nâng cấp hệ thống đường truyền công nghệ mới như cáp quang, megawan, đảm bảo liên lạc giữa từng chi nhánh với trung tâm dữ liệu ở mức cao nhất.
Nhận thức rõ rủi ro về bảo mật thông tin luôn song hành cùng sự phát triển của các hệ thống công nghệ, Techcombank đã thành lập một pḥòng chuyên biệt phụ trách công tác bảo mật. Bên cạnh đó bộ phận kiểm toán IT độc lập cũng được thành lập nhằm đảm bảo các hoạt động IT phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quản lư công nghệ quốc tế như Cobit, Iso 270001.Có thể nói trong năm 2007, Techcombank đã tiến một bước dài về công nghệ, giữ vững vị thế là một ngân hàng hiện đại, đi đầu trong việc áp dụng các thành tựu công nghệ vào chiến lược kinh doanh của ḿình. Techcombank nói chung và TTCN nói riêng cũng nhận rơ các thách thức mới đang ở phía trước trên con đường phát triển và đội ngũ cán bộ, chuyên viên TTCN cần không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tinh thần làm việc chuyên nghiệp để chinh phục những đỉnh cao mới mà trước hết là hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm 2008 do Ban Tổng Giám đốc giao.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Techcombank giai đoạn 2005 - 2008
Đơn vị (tỉ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Kế hoạch
Thực hiên
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Tổng vốn thu hút hút
8500
9238,05
13056
14932,67
25630
35197,81
55000
50000
Bảng 2.1 Tổng nguồn vốn thu hút của ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Techcombank giai đoạn 2005 – 2008
Cùng với sự phát triển vượt bậc, quy mô huy động vốn của Techcombank tăng dần theo từng năm và luôn vượt chỉ tiêu đề ra, chỉ trong 4 năm đã tăng từ 9238,05 lên 50000 tỷ đồng, gấp 5,41 lần, duy chỉ có năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thề giới gây hàng loạt khó khăn cho các hoạt động doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng nên mục tiêu đề ra đã không thực hiện được, tuy vậy đây không phải là một tín hiệu đáng lo ngại vì việc gặp khó khăn là xu hướng chung của tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ riêng Techcombank.
Theo cơ cấu của Techcombank, hoạt động huy động vốn có thể chia theo đối tượng: Huy động vốn từ hộ gia đình và từ doanh nghiệp, trong mỗi đối tượng lại có thể chia nhỏ theo kì hạn và theo loại tiền.
2.2.1. Huy động vốn từ hộ gia đình
Huy động vốn từ hộ gia đình luôn là 1 chính sách ưu tiên hàng đầu trong công tác huy động vốn của Techcombank.
2.2.1.1 Huy động vốn theo kì hạn
Huy động vốn theo kì hạn chia theo không có kì hạn, ngắn hạn (dưới 12 tháng), trung và dài hạn ( từ 12 tháng đến 60 tháng).
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Tổng vốn thu hút
5400
5738,05
9300
10052
14050
22634,81
37770
33834
Không kì hạn
1000
1300
1200
1500
1450
2730
2300
1150
Ngắn hạn
3250
3286,05
6000
6200
9500
12904,01
26020
25050
Trung và dài hạn
1150
1152
2100
2352
3100
7000,8
9450
7634
Bảng : Quy mô vốn huy động theo kì hạn với đối tượng hộ gia đình
Biểu đồ : Quy mô vốn huy động của các loại kì hạn theo đối tượng hộ gia đình trong giai đoạn 2005-2008
Nhìn vào bảng có thể thấy, vốn huy động đã tăng lên rất nhanh, năm 2005 mới chỉ là 5738,05 tỷ thì sang năm 2006 đã tăng lên 10052 tỷ đồng, tăng 75%, đặc biệt trong năm 2007 khi nền kinh tế phát triển vượt bậc, vốn huy động đã đạt 22634,81 tỷ tăng hơn 125% so với 2006, sang đến năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên quy mô vốn đã không đạt được như kế hoạch ban đầu, tuy vậy so với năm 2007 vẫn có sự bứt phá đáng kể, tăng hơn 49%. Trong 3 loại kì hạn thì vốn huy động không có kì hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất do tính chất của loại này là khách hàng có thể rút tiền ra bất kì lúc nào khiến ngân hàng khá bị động trong việc hoạch định kế hoạch cho loại này nên lãi suất rất thấp. Vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỉ lệ cao nhất, điều này cũng dễ hiểu, lượng tiền nhàn rỗi được hộ gia đình gửi trong thời gian ngắn hạn nhằm mục đích sinh lời và sau 1 năm có thể rút tiền ra để sử dụng cho các hoạt động của mình. Đây cũng là nguồn tiền chủ yếu để các ngân hàng có thể thực hiện hoạt động cho vay của mình. Trong 4 năm, vốn huy động ngắn hạn đã tăng từ 3250 lên 25050 tỷ đồng, gấp 7,7 lần. Còn vốn huy động không có kì hạn thì có tỷ trọng thấp nhất do loại này khách hàng có thể rút tiền ra bất kì lúc nào nên lãi suất rất thấp. Tỷ trọng của vốn ngắn hạn bình quân giai đoạn này chiếm 74% trong tổng cơ cấu thu hút vốn và tỷ trọng vốn trung, dài hạn chiếm 22.56 % trong tổng cơ cấu thu hút vốn. Xu hướng dịch chuyển là tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn thu hút như trên là khá hợp lý vì các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Bất kì một ngân hàng nào trong quá trình hoạt động cũng đều có xu hướng tăng loại hình tiền gửi trung, dài hạn cũng như tiền gửi có kì hạn, do loại tiền gửi này sẽ làm cho ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời vẫn phải giảm tỷ trọng thu hút vốn ngắn hạn đến một tỷ trọng hợp lý nhưng vẫn phải giữ tỷ trọng tuyệt đối trong tổng vốn huy động.
Thứ hai: Do có một thực tế là lãi suất của các khoản tiền gửi ngắn hạn luôn thấp hơn lãi suất của các khoản vay dài hạn chính vì vậy mà để thu được lợi nhuận cao trong hoạt động thì ngân hàng thường lấy các khoản gửi ngắn hạn cho vay dài hạn. Nhưng đồng thời các ngân hàng cũng nhận thấy nếu như người gửi các khoản tiền ngắn hạn đến thời điểm đáo hạn thì sẽ khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động tiền trả nợ. Chính vì vậy mà ngân hàng luôn hi vọng rằng trong khoảng thời gian đáo hạn của khoản này thì dứt khoát sẽ có nhiều người tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng và ngân hàng có thể dùng những khoản này để trả nợ cho các khoản đến hạn. Như vậy ngoài việc thiết lập uy tín vững chắc thì ngân hàng cũng cần phải tiến hành các biện pháp cũng như hình thức quảng cáo, khuyến mại nhằm giữ vững tỷ trọng tuyệt đối của các khoản tiền gửi ngắn hạn trong tổng vốn thu hút.
Qua bảng số liệu ta thấy thu hút vốn năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 vì năm 2007 có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà lại ổn định, là năm mà nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO nên đã tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đất nước. Nền kinh tế tăng trưởng cao kéo theo các ngành khác phát triển đặc biệt là ngành tài chính – ngân hàng. Năm 2005 tỷ trọng vốn trung, dài hạn giảm là do năm 2005 có sự biến động về chỉ số giá liên tục tăng, chỉ số lạm phát tương đối cao, làm cho người gửi tiền thận trọng nên không muốn gửi tiền với kì hạn dài và những ảnh hưởng đó cũng đôi chút ảnh hưởng đến năm 2006. Như đã phân tích ở trên năm 2008 bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế kinh tế trên toàn cầu nên mọi người cảm thấy không an tâm khi gửi tiền bằng hình thức trung và dài hạn làm cho vốn thu hút bằng hình thức này không cao. Giai đoạn này Techcombank quan tâm hơn đến việc huy động tiết kiệm bằng các hình thức phát hành kì phiếu, chứng chỉ các loại tiền gửi với lãi suất cao. Chính vì vậy mà mức độ chênh lệch giữa thu hút vốn ngắn hạn và trung, dài hạn ngày càng rút ngắn lại.
Tuy nhiên trong giai đoạn này vốn huy động ngắn hạn vẫn duy trì vai trò chủ đạo của mình trong tổng vốn thu hút của ngân hàng Techcombank. Thể hiện ở việc nó luôn chiếm tỷ trọng 60-74% trong vòng 4 năm qua. Tiền gửi ngắn hạn thường của các khách hàng lớn có mối quan hệ truyền thống với ngân hàng nên có xu hướng ổn định những khoản tiền gửi này qua các năm đồng nghĩa với việc loại tiền này còn tiếp tục tăng và ổn định trong giai đoạn tiếp theo do kì hạn thực tế của các loại tiền gửi này thường kéo dài nhiều năm (hết kì hạn này khách hàng sẽ rút cả lãi và gốc, sau đó sẽ rút cả lãi và gốc sau đó tiếp tục gửi vào kì tiếp theo). Tuy nhiên sự chiếm tỷ trọng lớn của vốn ngắn hạn cũng như vốn không kì hạn cũng là một vấn đề mà Techcombank cần tiếp tục chuyển dịch hơn nữa để có thể có hiệu quả kinh doanh và an toàn trong năm tới.
Kết quả của cơ cấu này cho thấy giai đoạn 2005 – 2008 chất lượng nguồn vốn theo kì hạn của Techcombank có chiều hướng được nâng lên do lãi suất các khoản tiền gửi là thấp, mặt khác cũng phản ánh tính chất nguồn vốn từ dễ biến động sang ổn định dần, do nguồn tiền gửi không kì hạn và ngắn hạn thường chịu ảnh hưởng về những biến động như lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kì chi tiêu
Huy động vốn theo loại tiền
Huy động vốn theo loại tiền có thể chia thành huy động theo nội tệ và ngoại tệ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Tổng vốn
thu hút
5400
5738,05
9300
10052
14050
22634,81
37770
33834
Nội
tệ
4220
4350
6750
7450
8250
12904,81
21560
16584
Ngoại tệ
(đã quy đổi ra VND)
1180
1388,05
2550
2575
5800
9730
16210
17250
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy về mặt giá trị thu hút vốn của cả loại tiền đều tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng của đồng nội tệ năm sau so với năm trước là 170% và của đồng ngoại tệ là 210%. Đồng thời cũng có sự chuyển dịch trong cơ cấu của vốn thu hút xét theo loại tiền. Cụ thể là tăng dần về tỷ trọng của tiền ngoại tệ trong cơ cấu thu hút vốn. Từ 2035,37 tỷ đồng năm 2005 lên 20040 tỷ đồng năm 2008, tức là gấp 9,8 lần. Tuy nhiên tỷ trọng của đồng nội tệ đang có xu hướng giảm dần. Đây là sự chuyển dịch hợp lý dần tiến đến thế cân bằng của hai loại tiền gửi này để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.
Đầu tiên nguồn nội tệ là nguồn chủ yếu của ngân hàng Techcombank chiếm 65% tổng nguồn vốn, có xu hướng giảm dần qua các năm. Đến cuối năm 2008 vốn nội tệ thu được là 29960 tỷ đồng gấp 4,15 lần so với năm 2005 (năm 2005 vốn nội tệ thu hút được là 7202,68 tỷ đồng). Nguyên nhân của sự chuyển dịch này nằm trong chiến lược điều chỉnh cơ cấu vốn theo chương trình hoạt động của Techcombank, phù hợp với hoạt động tín dụng. Vốn huy động VNĐ vẫn tăng về mặt giá trị cho dù tỷ trọng trong tổng vốn có xu hướng giảm dần, đây là kết quả của hoạt động đa dạng hóa sản phẩm của Techcombank trong thời gian qua đã áp dụng nhiều biện pháp như triển khai các loại kì phiếu với nhiều kì hạn khác nhauđẩy mạnh thu hút qua hình thức tài khoản cá nhân cùng với các dịch vụ thẻ đồng thời các phòng ban cũng có sự phối hợp tích cực để đưa ra các giải pháp tổng thể cho khách hàng là các tổ chức kinh tế, xã hội lớn.
Thứ hai nguồn ngoại tệ quy đổi có tỷ trọng khá cao, bình quân giai đoạn này là 25%. Năm 2006 vốn ngoại tệ là 5500,17 tỷ đồng gấp 2,7 lần so với năm 2005. Năm 2007 vốn ngoại tệ là 16232,25 tỷ đồng cao gấp 2,9 lần so với năm 2006. Riêng năm 2008 vốn ngoại tệ là 20040 tỷ đồng cao gấp 1,24 lần so với năm 2007. Do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế năm 2008 nên lượng vốn thu hút được giảm so với kế hoạch đặt ra dẫn đến lượng ngoại tệ này giảm đáng kể. Năm 2007 kinh tế có nhiều ổn định và việc gia nhập WTO tạo điều kiện cho vốn ngoại tệ có xu hướng tăng nên nó đã tăng đến 2,9 lần so với năm 2006. Đây thực sự là con số kỉ lục và có dấu hiệu đáng mừng. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc tăng giảm lượng vốn nội tệ và ngoại tệ như kết quả đã chỉ ra ở bảng.
Với nhiều chính sách mở cửa của nhà nước và việc hội nhập kinh tế thế giới xu hướng lượng kiều hối để vào trong nước ngày càng nhiều và thời điểm hiện tại giá đồng USD đang ở mức cao và ổn định đồng thời cùng với sự tích lũy kinh nghiệm qua nhiều năm thì xu hướng thu hút vốn ngoại tệ sẽ hoàn toàn có khả năng tăng trở lại trong thời gian tới đúng với khả năng vốn có của Techcombank.
Tuy nhiên nếu định hướng tiếp tục cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Techcombank cần tiếp tục duy trì tỷ trọng của nó trong tổng vốn thu hút đầu tư và tiếp tục khai thác cơ hội của nguồn vốn ngoại tệ đem lại. Cho dù kết quả đạt được cũng tương đối cao trong giai đoạn 2005 – 2008 nhưng cũng không thể dự đoán được do yếu tố khách quan của thị trường vốn ngoại tệ.
Biểu đồ : Quy mô vốn huy động theo loại tiền với đối tượng hộ gia đình trong giai đoạn 2005-2008
2.2.2- Huy động vốn từ doanh nghiệp
2.2.2.1. Huy động vốn theo kì hạn
Bảng: Quy mô huy động vốn theo kì hạn của doanh nghiệp ( Đơn vị: tỉ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Tổng
3100
3500
3750
4880,07
11580
12363
17230
16166
Không kì hạn
500
700
600
850
750
970
1200
950
Ngắn hạn
1900
1950
2232
2506,21
8860
9340
12480
12111
Trung và dài hạn
700
850
924
1524,46
1970
2250
3550
3105
Nhìn vào bảng và biểu đồ có thể thấy, quy mô huy động vốn theo kì hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn hộ gia đình khá nhiều. Các doanh nghiệp gửi tiền vào vào ngân hàng với mục đích chủ yếu là thanh tóan cho các hoạt động kinh doanh của mình và có thể nhằm để sinh lời khi nguồn vốn nhàn rỗi chưa cần sử dụng đến. Vì thế tài khoản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất luôn trong khoảng 61- 75% trong tổng huy động vốn. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp, quy mô lớn, sử dụng tuy linh hoạt nhưng lại không phụ thuộc vào nhiều vào quyết định của đối tượng gửi tiền do tác động của lãi suất cạnh tranh. Do đó, nguồn tiền này có thể được dùng để tài trợ cho các dự án ngắn hạn.
Biểu đồ : Quy mô vốn huy động theo kì hạn của đối tượng doanh nghiệp trong
giai đoạn 2005 – 2008
Huy động vốn theo loại tiền
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Tổng vốn
thu hút
3100
3500
3756
4880,07
11580
12363
17230
16166
Nội
tệ
2500
2750
2900
3370
7850
8343
10000
9553
Ngoại tệ
(đã quy đổi ra VND)
600
750
856
1510,07
3730
4020
7230
6613
Có thể thấy tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ đang tăng dần theo từng năm kể từ khi VN gia nhập WTO, từ 19,35 % trong năm 2005 lên 41,9 % trong năm 2008. Năm 2008 tuy chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng quy mô vốn huy động vẫn lớn hơn rất nhiều so với năm 2007, vốn nội tệ tăng 14,3%, còn ngoại tệ tăng 64,5% .
2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Techcombank
2.3.1 Thành tựu đạt được
Thứ nhất, tổng vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng trưởng với tốc độ nhanh và luôn vượt chỉ tiêu đề ra.
Thứ hai, các sản phẩm huy động vốn ngày càn được nâng cao vè chất lượng và số lượng. Ngoài hình thức huy động truyền thống thì ngân hàng đã bổ sung thêm nhiều hình thức như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm khuyến mãi bằng hiện vật, phát hành các giấy tờ có giá với các phương thức trả lãi trước, trong và sau, kỳ hạn đa dạng, phong phú.
Thứ ba, cơ cấu nguồn huy động ngày càng hợp lý. Ngân hàng đã linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế thị trường, hoạt động không chỉ hướng tới khối công thương nghiệp mà đã phát triển theo hướng đa năng, chủ trương liên kết, hợp tác với tất cả các thành phần kinh tế. Do vây, chiến lược huy động cũng có từng bước chuyển dịch. Vốn huy động của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, tiền gửi ngắn hạn với chi phí lãi thấp có tỷ trọng ngăy càng cao, phát hành giấy tờ có giá ngày càng thu hút được nhiều hơn nữa sự quan tâm của khách hàng.
Thứ tư, các chi nhánh trong hệ thống đều chủ động và tích cực huy động nguồn vốn tại chỗ.
2.3.2 Hạn chế còn tồn tại
Mặc dù ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế.
Thứ nhất, nguồn vốn tuy tăng trưởng cao nhưng các hình thức huy động vốn vẫn tăng trưởng chưa ổn định.
Thứ hai, cơ cấu vốn có sự chuyển dịch tốt nhưng chưa thực sự hợp lý. Nguồn tiền gửi từ dân cư mặc dù chiếm tỷ trọng khá cao nhưng vẫn chưa đạt đến độ phù hợp với nhu cầu sử dụng, Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động còn nghiêng về nguồn vốn ngắn hạn. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động rẻ song lại đưa ra áp lực lớn đối với các khỏan cho vay trung và dài hạn, khiến ngân hàng không thể cân bằng giữa huy động và cho vay, từ đó có thể gây ra rủi ro thanh khoản.
Thứ ba, các sản phẩm huy động vốn trong năm tuy có triển khai được nhiều nhưng vẫn chưa đủ và chưa tương xứng với sự phát triển của ngân hàng. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi đã áp dụng, ngân hàng chỉ mới có tiết kiệm bậc thang lãi suất chứ chưa có bậc thang về số tiền gửi, chưa có các gói tiết kiệm hay như rút gốc linh hoạt, chưa có các kì hạn ngắn như ngày, tuần , chưa triển khai phát triển nhiều loại thẻ dùng cho thanh tóan phù hợp với từng lọai đối tượng.
Để nguồn vốn có thể phát triển một cách ổn định, bền vững và đem lại hiệu quả thì tất cả các hạn chế nói trên của ngân hàng cần phải được xem xét và đưa ra những biện pháp kịp thời để khắc phục nhanh chóng.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Môi trường tồn tại xung quanh ngân hàng có thể thúc đẩy ngân hàng phát triển nhưng ở một khía cạnh nào đó, nó lại đang kìm hãm sự phát triển của ngân hàng,
Thứ nhất, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn bất ổn với lạm phát tăng cao. Điều này làm cho người dân không muốn gửi tiền vào tiết kiệm mà phải dùng tiền cho hoạt động tiêu dùng hàng hóa,
Thứ hai, nguyên nhân từ phía hệ thống cơ chế, chính sách. Hiện nay, chúng ta có nhiều văn bản pháp luật quy định về hoạt động của các NHTM cũng như các văn bản liên quan khác chưa được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Các văn bản này còn thiếu đồng bộ, nhiều khi thừa rắc rối lại thiếu chặt chẽ, chồng chéo lên nhau khiến cho các ngân hàng thương mại nói chung ngân hàng Techcombank nói riêng còn lúng túng trong việc áp dụng.
Thứ ba, thị trường ngân hàng phải chịu sự cạnh tranh từ các thị trường khác như thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi từ đầu năm 2007, thị trường chứng khoán với sự bùng nổ trong năm 2006
Thứ tư, ngành ngân hàng trong những năm gần đây đang có sự phát triển vũ bão với ra đời va phát triển mạnh mẽ của hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần trong và ngòai nước, các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng. Điều này đặt ngân hàng vào một môi trường cạnh tranh gay gắt, làm cho thị phần của chi nhánh bị thu hẹp.
Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh các yếu tố khách quan bên ngoài, bản thân ngân hàng còn tồn tại một số nguyên nhân chủ quan cần khắc phục.
Thứ nhất, hoạt động Marketing, tuyên truyền quảng bá hình ảnh, các sản phẩm nghiệp vụ tuy đã có nhiều cố gắng và mang lại hiệu quả nhất định song vẫn còn hạn chế về chất lượng, mẫu mã, phương thức quảng bá, quảng cáo, tiếp thị ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, ngân hàng chưa thực hiện hiệu quả chính sách khách hàng trong huy động tiền gửi, các dịch vụ sau khi huy động vốn hầu như không có, đặc biệt khách hàng sau khi gửi tiền vào ngân hàng hoàn tòan không được cập nhập thêm những thông tin như sự biến động về số dư, lãi suất, tỷ giá
Thứ ba, Chi nhánh còn chủ yếu sử dụng các hình thức huy động vốn truyền thống, cạnh tranh chủ yếu bằng lãi suất, cách thức gửi và rút tiền còn rườm ra, gửi đâu rút đó, chưa có những dịch vụ hỗ trợ khách hàng thuận tiện hơn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU HÚT VỐN CỦA TECHCOMBANK NĂM 2009
3.1. Quan điểm và định hướng thực hiện mục tiêu thu hút vốn của Techcombank năm 2009
3.1.1. Quan điểm phát triển nguồn vốn của Techcombank
Từ mục tiêu thu hút vốn được xác định trong kế hoạch thu hút vốn năm 2009 và căn cứ vào thực trạng thu hút vốn của Techcombank thời gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2510.doc