Đề tài Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty dịch vụ du lịch và thương mại TST

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của nhập khẩu nói riêng đều nằm dưới sự kiểm soát và hướng dẫn của Nhà nước như: Các chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, mặt hàng nhập khẩu, các mức thuế. Để có thể làm tốt công tác nhập khẩu, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân Công ty thì Nhà nước cũng cần có những biện pháp, chính sách và cơ chế điều hành cho phù hợp, vận dụng quan điểm chung về kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước để chủ động cung cấp vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, phát triển kinh doanh, tạo điều kiện cho Công ty phát huy hết thế mạnh của mình. Cụ thể là một số biện pháp như sau:

 + Xoá bỏ những hạn chế bằng hạn ngạch hoặc thay hạn ngạch bằng thuế cho một số mặt hàng chọn lọc mà Nhà nước cần bảo hộ. Thuế vẫn phải được duy trì như một công cụ thực hiện mục tiêu kinh tế nhất định. Nhưng Nhà nước cần xây dựng một biểu thuế rõ ràng, phù hợp và đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý. Đồng thời đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong nhập khẩu tương tự như xoá bỏ thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu từng chuyến.

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty dịch vụ du lịch và thương mại TST, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động của Công ty như về vốn, cho phép mở rộng thêm ngành nghề, tạo điều kiện cho Công ty kinh doanh rộng hơn, đa dạng hơn. Đến này Công ty đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên được tuyển chọn, 80% quân số có trình độ đại học và trung cấp chuyên môn có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt với các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp, Singapore, Mỹ, ý, Đức... Đầu tư mở rộng hợp tác liên doanh và nâng cấp các cửa hàng bán lẻ, tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để thu ngoại tệ, áp dụng các biện pháp hữu hiệu để tổ chức nguồn hàng xuất nhập khẩu, định giá mua bán trên cơ sở căn cứ vào thị trường, thu thập thông tin, tham gia triển lãm hội chợ... để từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh: bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, từng bức nâng cao cơ sở vật chất của Công ty, dần dần nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên, tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, hướng nhập khẩu vào những nguồn hàng có nhiều triển vọng và mang lại nhiều lợi nhuận. 2. Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. 2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Công ty Dịch vụ du lịch và Thương mại TST Tên giao dịch là: Tourism Service and Trade Company. Địa chỉ: 1A Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam. Công ty trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia được Bộ Thương mại cấp giấy phép XNK trực tiếp số 1.251.012/GP ngày 22 tháng 1 năm 1994, phê duyệt điều lệ và tổ chức hoạt động của Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương mại (TST). Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về kinh tế, nhân sự, về các hoạt động và tài sản của mình. Công ty hoạt động theo luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật doanh nghiệp và các điều lệ của Bộ Thương mại. Chức năng hoạt động kinh doanh của Công ty: Mục đích thông qua các hoạt động của Công ty, thông qua các lĩnh vực hoạt động kinh doanh XNK và đầu tư liên doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước theo luật pháp Việt Nam để phát triển sản xuất, khai thác vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và tạo nguồn hàng xuất khẩu, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, lắp rát, kinh doanh thương mại, dịch vụ thương mại, du lịch, liên doanh liên kết đầu tư... trong và ngoài nước theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương mại. Xây dựng các phương án kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công ty. Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền, vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Thực hiện đầy đủ cam kết đã ký với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân viên theo pháp luật, chính sách hiện hành của Nhà nước và phân cấp quản lý của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện lao động cho người lao động và thực hiện vệ sinh môi trường, thực hiện phân phối lao động. Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật, thuộc phạm vi quản lý của Công ty. Công ty có quyền hạn sau: - Kinh doanh theo mục đích thành lập của Công ty và theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. - Chủ động trong sản xuất, kinh doanh, trong ký kết hợp đồng kinh tế với bạn hàng trong nước và nước ngoài về liên doanh hợp tác đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đúng chế độ chính sách của Nhà nước. - Được giao và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản, nguồn lực. Được huy động các nguồn vốn khác theo pháp luật hiện hành để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. - Được tiếp thị quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ, tham gia hội thảo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao và có hiệu quả cao. Quản lý và sử dụng đội ngũ lao động, áp dụng các hình thức trả công lao động khoán khen thưởng để làm đòn bẩy tăng năng suất lao động theo đúng pháp luật và chế độ của Nhà nước quy định, sự phân cấp quản lý của Bộ Thương mại. 2.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Đứng đầu Công ty là Giám đốc, Giám đốc điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật, Bộ Thương mại và tập thể công nhân viên của Công ty. Giám đốc Công ty được tổ chức máy quản lý và mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của Công ty và phân cấp quản lý của Bộ. Giúp việc cho Giám đốc là một phó Giám đốc mà Công ty lựa chọn và đề nghị Tổng Giám đốc bổ nhiệm. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo qui định hiện hành của Nhà nước. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng do Giám đốc quy định cụ thể Các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (chi nhánh, xí nghiệp, trung tâm, kho trạm, cửa hàng) thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc vào Công ty, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Giám đốc Công ty quy định quy chế tổ chức và hoạt động đối với từng đơn vị phụ thuộc theo phân cấp quản lý của Bộ. Thủ trưởng các đơn vị phụ thuộc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty có trách nhiệm điều hành theo đúng luật lệ của Công ty và pháp luật của Nhà nước. Công ty có bốn phòng ban chính, các chi nhánh và một số liên doanh như sau: - Phòng hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức nhân sự, chế độ chính sách đồng thời tổng hợp tình hình chung của Công ty, báo cáo thông tin chính xác kịp thời về khâu tổ chức hành chính quản trị giao dịch Quốc tế. - Phòng kế hoạch có chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính, quản lý bảo toàn và phát triển vốn hoạt động, tiền tệ của Công ty, đồng thời có nhiệm vụ thu thông tin về tài sản, công nợ, vốn phục vụ công tác quản lý kinh doanh của Công ty. - Phòng kinh doanh có chức năng mở rộng kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tổ chức thực hiện công tác Marketin, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị có nhu cầu. - Phòng du lịch có chức năng dẫn khách du lịch Quốc tế ra vào Việt Nam theo các tour mà Công ty ký hợp đồng. Tổ chức thực hiện nghiên cứu, đánh giá thị trường du lịch, tổ chức và xây dựng các dịch vụ kèm theo, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch. - Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh do một phó Giám đốc Công ty phụ trách có nhiệm vụ, chức năng là xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất (thiết bị phục vụ các ngành nông công nghiệp, hàng tiêu dùng...). Chi nhánh được xem như một bộ phận cơ sở của Công ty có khả năng tự kinh doanh, hạch toán lỗ lãi dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương mại (TST) tại Hà Nội. - Khách sạn Nam Đế: tuy mới chỉ đi vào hoạt động từ đầu năm 1996, song khách sạn thường xuyên khai thác được 46,3% số phòng. Hoạt động kinh doanh của khách sạn Nam Đế là phục vụ khách nghỉ ngơi, phục vụ các cuộc hội thảo, hội nghị. Trong thời gian tới, Công ty chủ trương mở rộng hoạt động khách sạn với nhiều dịch vụ vui chơi phong phú hơn. Ngoài ra, Công ty còn có các liên doanh tham gia là: - Ba Son Fitflex (Singapore) tập trung nghiên cứu chế tạo gioăng, sản xuất ống thuỷ lực cung cấp cho Quốc phòng. - Liên doanh thuốc Fine (Pháp): có chức năng giới thiệu, quảng cáo và bán hàng tại Hà Nội và một số vùng lân cận. - Điều hoà nhiệt độ (Malayxia- Nhật) có chức năng chủ yếu cung cấp trang thiết bị cho văn phòng làm việc và một số đồ gia dụng phục vụ cho người tiêu dùng. - Trung tâm bảo hành và sửa chữa xe gắn máy (Thái- Nhật): hiện nay bắt đầu đi vào hoạt động bảo hành, bảo dưỡng xe gắn máy. - Liên doanh nhà khách ở Đồ Sơn: với cơ sở vật chất và hệ thống phòng hiện đại, đội ngũ nhân viên phục vụ trẻ đẹp, tay nghề giỏi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách những ngày nghỉ sảng khoái. Liên doanh đang dần dần thu hút khách đến nghỉ ngơi ngày một đông. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty. Ban giám đốc Công ty Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh Phòng kinh doanh Phòng du lịch Phòng hành chính Phòng kế toán Bason Fitflex Thuốc lá Fine Điều hoà nhiệt độ Malayxia- Nhật Trạm dịch vụ Honda Thái- Nhật Khách sạn Nam Đế Liên doanh khách sạn tại Đồ Sơn Trung tâm bảo hành và sửa chữa xe gắn máy 3. Phân tích khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Biểu 1 : Phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST qua hai năm 1999 - 2000. Đơn vị : triệu đồng Các chỉ tiêu Thực hiện năm 1999 Thực hiện năm 2000 So sánh Chênh lệch Tỷ trọng (%) 1. Tổng doanh thu 79.506,361 91.183,754 11.677,393 114,68 2. Tổng số thuế nộp 15.299,958 18.159,35 2.859,392 118,69 Thuế xuất nhập khẩu 12.491,5 14.183,7 1.692,2 113,55 3. Doanh thu thuần 64.206,403 73.024,404 8.818,001 113,76 4. Giá vốn hàng bán 63.068,503 71.751,404 8.682,901 113,76 5. Lợi tức gộp 1.137,9 1.273 135,1 111,87 6. Tổng chi phí 1.102,5 1.234,3 131,8 112,00 - Chi phí bán hàng 498,83 593,72 99,98 119,00 - Chi phí quản lý DN 603,67 640,58 36,91 106,11 7. Tỷ suất phí 1,38 1,35 -0,03 8. Lợi tức ròng 35,4 38,7 3,3 109,32 9. Tỷ suất lợi nhuận 1,43 1,39 -0,04 97,2 * Phân tích : Căn cứ vào số liệu trong bảng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương mại (TST) ở trên, ta có thể rút ra một số kết luận như sau : - Nhìn một cách tổng quát thì tình hình kinh doanh của côngty là tốt. Tổng doanh thu thực hiện năm 2000 là tăng 114.68% so với năm 1999. Kết quả của tổng doanh thu tăng kéo theo các chỉ tiêu tiếp theo cũng tăng theo : - Tổng số thuế nộp tăng : 18.69%. Trong đó, thuế xuất nhập khẩu tăng 13.55% so với tiền tăng là 1.692.200.000đồng. Riêng về thuế lợi tức, Công ty trực thuộc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường quản lý vì vậy được ưu tiên miễn thuế lợi tức mà chỉ phải nộp thêm một khoản đóng góp cho Trung tâm gọi là khoản nộp cấp trên. - Doanh thu thuần tăng : 13.73% - Giá vốn tăng : 13.76% - Tổng chi phí tăng : 12% - Lợi tức ròng tăng : 9.32% Đi sâu vào xem xét cốt lõi của vấn đề, ta nhận thấy : Về tỷ suất phí giảm 0.03% chứng tỏ tình hình quản lý chi phí của Công ty rất tốt. Bên cạnh đó tốc độ tăng của tổng chi phí (12%) thấp hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu (14.68%) càng chứng minh điều đó. Tổng chi phí tăng là do hai yếu tố : - Chi phí bán hàng tăng 19% ứng với số tiền tăng là : 94.890.000đồng - Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6.11% ứng với số tiền tăng là 36.910.000đồng. Tổng chi phí tăng không phải là xấu bởi nó ứng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh, mà trên thực tế trong năm 2000 Công ty TST đã nâng tổng doanh thu lên 91.183.754.000.000đồng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, công ty cần phải chú ý đến một số vấn đề : trước hết là nói đến chỉ số tỷ suất lợi nhuận, sở dĩ phải nhấn mạnh tỷ suất lợi nhuận của công ty là do năm 2000 so với năm 1999 lợi nhuận thu được từ một đồng vốn bỏ ra ở năm 2000 này giảm 30.000 đồng tức là chỉ số này giảm 2.8%. Đó là do năm 2000 giá vốn hàng bán là tăng 13,76%. Vấn đề là tốc độ tăng của tổng doanh thu lại không cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là mấy. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn của Công ty chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, Doanh nghiệp cần phải có các biện pháp nhằm giảm bớt chi phí, tăng mức lưu chuyển hàng hoá, mức lưu chuyển vốn, tìm cách giảm bớt vốn hàng bán bằng cách tìm kiếm và phát hiện những nguồn hàng đảm bảo thuận lơị về giá cả cũng như chất lượng. Mặt khác kết quả cuối cùng, lợi tức ròng của Công ty năm 2000 là 38.700.000 đồng tăng về số tuyệt đối là 3.300.000 đồng, về số tương đối là 9,32%. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tốc độ tăng của lợi tức ròng thấp hơn hẳn so với tốc độ tăng của các chỉ tiêu khác. Mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp đã, đang và sẽ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều có thể nói chính xác, ngắn gọn là lợi nhuận. Nếu như các mặt chi tiêu khác như : Tổng doanh thu, tổng giá vốn, tổng chi phí đều tăng mà chỉ tiêu lợi nhuận không tăng hoặc tăng ít không đủ đảm bảo cho sự mở rộng và phát triển của doanh nghiệp, thì sớm hay muộn doanh nghiệp cũng đi đến sụp đổ. Đây cũng là một vấn đề mà Công ty Dịch vụ Du lịch & Thương mại (TST) đang phải đối mặt, nếu tình trạng này còn tồn tại trong thời gian tiếp theo thì hậu quả sẽ là : doanh nghiệp không mở rộng được quy mô kinh doanh, hoạt động đình trệ... nhất là Công ty lại đang hoạt động kinh doanh trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Nói tóm lại, kết quả kinh doanh các mặt tuy có một số chỉ tiêu hiệu quả đạt chưa cao, song Công ty TST đã có những cố gắng nhất định nhằm đưa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày một lên cao. Trong thời gian sắp tới, Công ty cần tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được, nhanh chóng khắc phục những mặt còn yếu kém, những khó khăn chủ quan và khách quan, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty mình. 3.2. Hoạt động nhập khẩu những mặt hàng chủ yếu kinh doanh của Công ty : Biểu 2 : Phản ánh tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu Đơn vị : 1000USD. Hàng hoá NK 1998 1999 2000 So sánh 2000/1999 Chênh lệch % * Tổng giá trị NK 5350 5433 5470 37 100,68 1. Ô tô 715 527 341 -186 64.7 2. Linh kiện xe máy 2480 2326 2269 -57 97.55 3. Hoá chất 533 679 813 134 117.73 4. Nguyên liệu, vật tư 984 1384 1642 258 118.64 5. Hàng tiêu dùng 638 517 405 -112 78.34 Năm 1998, tổng số kim ngạch nhập khẩu của Công ty là 5350 ngàn USD. Trong đó nhập khẩu ôtô là 715 ngàn USD, nhập linh kiện xe máy là 2480 ngàn USD, nhập hoá chất 533 ngàn USD, nhập khẩu nguyên vật liệu vật tư là 984 ngàn USD, nhập khẩu hàng tiêu dùng là 638 ngàn USD. Năm 1999 tổng số kim ngạch nhập khẩu của Công ty là 5433 ngàn USD. Trong đó nhập khẩu ôtô là 527 ngàn USD, nhập linh kiện xe máy là 2326 ngàn USD, nhập hoá chất 679 ngàn USD, nhập khẩu nguyên vật liệu vật tư là 1384ngàn USD, nhập khẩu hàng tiêu dùng là 517 ngàn USD. Năm 2000 tổng số kim ngạch nhập khẩu của Công ty là 5470 ngàn USD. Trong đó nhập khẩu ô tô là 341 ngàn USD giảm 35.3% so với năm 1999, nhập linh kiện xe máy là 2269ngàn USD, giảm 2.45% so với năm 1999, nhập hoá chất 813 ngàn USD tăng 17.73% so với năm 1999, nhập khẩu nguyên vật liệu vật tư đạt 1642 ngàn USD tăng 18.64% so với năm 1999 cuối cùng là nhập khẩu hàng tiêu dùnglà 405 ngàn USD giảm 21.66% so với năm1999. Nhận xét : Qua phân tích ở trên, có thể nhận thấy rằng tình hình kim ngạch nhập khẩu tại Công ty có xu hướng biến động tăng giảm khác nhau theo từng năm. Sở dĩ có sự biến động này là do trong mấy năm gần đây nhà nước đang dần có những thay đổi về chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách XNK. Đồng thời hoàn thiện dần để sự mở cửa về kinh tế của nước ta phát triển theo hướng có lợi nhất. Vì vậy, Công ty TST phải luôn luôn có sự điều chỉnh hoạt động XNK của mình cho đúng đắn hợp lý, từ đó làm cho không những tổng kim ngạch nhập khẩu tăng giảm khác nhau mà cả cơ cấu tỷ trọng các mặt hàng NK cũng tăng giảm khác nhau. Các mặt hàng phục vụ cho sản xuất như mặt hàng hoá chất, vật tư thiết bị cho công nghiệp, nông nghiệp có xu hướng tăng, còn các hàng hoá như linh kiện xe máy, ô tô có xu hướng giảm. Nguyên nhân của tình hình trên còn là do sự thay đổi nhu cầu khác nhau của mỗi loại hàng hoá ở thị trường trong nước. Những năm gần đây, nhu cầu hàng tiêu dùng đã được sản xuất trong nước đáp ứng tương đối đầy đủ chỉ còn một lượng rất nhỏ cần bổ sung và thay thế. Bên cạnh đó lại có rất nhiều liên doanh sản xuất với nước ngoài được thành lập, các doanh nghiệp khác cũng kinh doanh nhập khẩu đẩy mạnh kim ngạch nhập khẩu làm thị trường tràn ngập hàng hoá gây ra một sự cạnh tranh khốc liệt, giá cả hàng hoá thì biến động lớn, mất ổn định và có xu hướng bị ép xuống. Ngược lại nhu cầu về nguyên vật liệu vật tư thiết bị cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đặc biệt là ngành xây dựng lại có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển của ngành kinh tế. Vì thế giá trị và cơ cấu những mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng lên theo từng năm. Nguyên nhân của xu hướng tăng hàng hoá về nguyên vật liệu, vật tư thiết bị, của mặt hoá chất và xu hướng giảm của tình hình NK ô tô linh kiện xe máy và hàng tiêu dùng cũng là do Nhà nước có chính sách khuyến khích nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, hạn chế nhập khẩu ô tô, xe máy và hàng tiêu dùng. 3.3. Kết quả các hình thức nhập khẩu a. Hình thức nhập khẩu trực tiếp. Đây là hình thức nhập khẩu chủ yếu chiếm 80% trong các hợp đồng nhập khẩu của công ty. Mặc dù nhập khẩu theo hình thức này đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn lớn trong một thời gian tương đối dài nhưng công ty có thể huy động được ở các bạn hàng (như tiến hành các hoạt động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để nhập khẩu trực tiếp) hay vay của ngân hàng. ở hoạt động này, công ty chủ động tính toán, trực tiếp tìm nguồn hàng, ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu và công ty sẽ tự bỏ vốn ra để nhập khẩu rồi phân phối cho các đơn vị thực hiện hoặc các cửa hàng của công ty tiêu thụ. Khi tiến hành nhập khẩu theo hình thức này phòng kinh doanh sẽ phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trong nước để biết được họ cần nhập khẩu mặt hàng gì sau đó tiến hành xem xét nguồn hàng và thị trường cung cấp. Sau khi lựa chọn đúng chủng loại mặt hàng cần nhập và bạn hàng cung cấp, phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh và đệ trình lên ban giám đốc để phê duyệt. Nếu phương án được chấp thuận thì phòng kinh doanh sẽ bắt đầu tiến hành nhập khẩu. Đây là hình thức mang lại hiệu quả cao vì lợi nhuận đạt được thường cao hơn phí uỷ thác, hơn nữa công ty còn nắm quyền chủ động về nguồn hàng và bạn hàng trong kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ rủi ro của hình thức này cũng cao hơn vì có nhiều khả năng hàng hoá nhập về không bán được hoặc phải bán với giá thấp. b. Hình thức nhập khẩu uỷ thác. Đây là hình thức nhập khẩu những hàng hoá mà các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh khác ở trong nước có nhu cầu, nhưng vì một lý do nào đó, họ không có khả năng tổ chức nhập khẩu như không có hạn ngạch, không liên hệ đầu tư được với các doanh nghiệp, bạn hàng nước ngoài, không có kinh nghiệm nhập khẩu, nên phải uỷ thác cho Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST đứng ra đàm phán ký kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu, sau đó giao hàng lại cho đơn vị uỷ thác và hưởng % hoa hồng theo thoả thuận được ghi trong hợp đồng nhận uỷ thác. Như vậy, sau khi nhận được đơn đặt hàng và các văn bản, tài liệu cần thiết có liên quan từ phía các doanh nghiệp trong nước, công ty sẽ tiến hành công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Trước hết công ty sẽ tiến hành nghiên cứu, thu thập các thông tin về tình hình giá cả của hàng hoá cùng loại ở thị trường trong nước cũng như mã số thuế, thuế suất và phụ thu của mặt hàng đó. Sau đó, công ty sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn đối tác kinh doanh, lập phương án cụ thể và tiến tới ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Trong quá trình này chủ đầu tư sẽ phải chuyển tiền vào tài khoản của công ty để công ty thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu. Mục đích cuối cùng là công ty phải nhập khẩu được máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư và nhận được phí uỷ thác. Hiện nay công ty vẫn áp dụng hình thức nhập khẩu uỷ thác này là do: Thứ nhất nó giúp công ty có thêm thu nhập cho công nhân viên. Thứ hai thời gian để có và thực hiện được một hợp đồng nhập khẩu trực tiếp là tương đối lâu, do đó công ty có thể tiến hành nhập khẩu uỷ thác để tạo thêm công ăn việc làm. Bên cạnh đó nhờ hoạt động này công ty sẽ duy trì được các bạn hàng cũ, quen được những đối tác mới, có được những kinh nghiệm làm ăn mới giúp phần nào cho hoạt động nhập khẩu trực tiếp của công ty. c. Phân tính kết quả các hình thức nhập khẩu Biểu 3 : Phản ánh kết quả nhập khẩu theo hình thức Đơn vị : 1000USD Hình thức NK 1998 1999 2000 So sánh 2000/1999 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Chênh lệch % * Tổng giá trị NK 5350 100 5433 100 5470 100 37 100,68 1. NK trực tiếp 3654 68,3 3895,5 71,7 4036,9 73,8 141,4 103,63 2. NK uỷ thác 1696 31,7 1537,5 28,3 1433,1 26,2 -104,4 93,2 Năm 1998 Công ty thực hiện kim ngạch nhập khẩu đạt 5350 ngàn USD. Trong đó nhập khẩu trực tiếp là 3654 ngàn USD chiếm 68,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Công ty nhận uỷ thác cho các đơn vị uỷ thác khác là 1696 ngàn USD chiếm 31.7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 1999, Công ty thực hiện kim ngạch nhập khẩu đạt 5433 ngàn USD. Trong đó nhập khẩu trực tiếp là 3895,5 ngàn USD chiếm 71.7% giá trị, nhập khẩu uỷ thác có tỷ trọng là 28.3% ứng với số tiền đạt được là 1537,5 ngàn USD. Năm 2000, Công ty thực hiện kim ngạch nhập khẩu đạt 5470 ngàn USD, tăng 0.68% so với năm 1999 với giá trị tăng 37 ngàn USD. Trong đó nhập khẩu trực tiếp là 4036,9 ngàn USD tăng 3.63% so với năm 1999 với trị giá tăng là 141.4ngàn USD chiếm tỷ trọng 73.8% trong tổng kim ngạch NK. Công ty nhận uỷ thác cho các đơn vị uỷ thác là 1433.1 ngàn USD giảm 6.8% so với năm 1999 với trị giá giảm là 104.4 ngàn USD chiếm tỷ trọng 26.2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhận xét : Qua phân tích số liệu ở trên, có thể nhận thấy rằng giá trị nhập khẩu của Công ty theo hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm từ 60 - 70% và tăng theo từng năm, nhập khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng từ 20 - 30% và giảm theo từng năm. Nguyên nhân là do Công ty đẩy mạnh nhập khẩu theo phương thức trực tiếp vì phương thức này mang lại hiệu quả cao hơn còn phương thức nhập uỷ thác chỉ được hưởng lợi nhuận % hoa hồng. Vì vậy giá trị kim ngạch nhập khẩu uỷ thác ngày càng giảm cả về khối lượng và giá trị hàng hoá. Nguyên nhân của việc giảm giá trị nhận nhập khẩu uỷ thác là do bắt đầu từ mấy năm trở lại đây tình hình tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa gặp nhiều khó khăn do cạnh trạnh và do sản xuất trong nước đã phần nào thay thế được các mặt hàng nhập khẩu, chính sách của Nhà nước nhằm quản lý điều hành tác động đến công tác nhập khẩu đã gây ra nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, nhà nước lại ban bố ra hạn ngạch hàng hoá, xuất nhập khẩu, quy định những mặt hàng nằm trong định hướng của mình... làm cho số lượng đơn đặt hàng của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước đối với Công ty giảm xuống. Đồng thời nhập khẩu theo phương thức uỷ thác giảm xuống cũng là do hiệu quả kinh doanh mà nó mang lại không cao. Tuy nhiên sớm dự đoán được tình hình biến động của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước cùng với sự ảnh hưởng của các chính sách nhà nước tới nhập khẩu, công ty đã thay đổi cơ cấu mặt hàng phù hợp, do đó tình hình nhập khẩu của công ty đã đi vào ổn định, thu được lợi nhuận cao, phát huy hết thế mạnh của nó đem lại một kết quả kinh doanh đáng mừng. II. Phân tích quy trình nhập khẩu tại Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST. 1. Công tác nghiên cứu thị trường: Ngay sau khi thành lập theo nghị định 388 của thủ tướng Chính phủ, Công ty dịch vụ du lịch và thương mại TST đã tiến hành thiết lập và dần dần mở rộng thị trường, mạng lưới kinh doanh và mặt hàng kinh doanh. Về thị trường kinh doanh, Công ty dịch vụ du lịch và thương mại có một hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu thương mại vì vậy công ty không chỉ quan hệ và chịu ảnh hưởng của thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Trong những năm gần đây điều kiện quốc tế đang tạo ra một thị trường quốc tế thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Bên cạnh đó, sự kiện Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, sự kiện nước ta tham gia các hiệp ước liên minh thế giới, khu vực và các nước láng giềng, chính sách đối ngoại mở rộng của nhà nước đã mở ra một thị trường rộng lớn. Qua xem xét, ta có thể dễ dàng nhận thấy công ty có rất nhiều mối liên hệ với bạn hàng và các nước trên thế giới, chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam á, đây là thị trường có triển vọng, chất lượng hàng hoá tốt, kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất đang phát triển mạnh. Vì vậy đây sẽ là một khu vực thị trường trong dự án cần khai thác và phát triển hơn nữa của công ty trong tương lai. Về thị trường nhập khẩu, công ty luôn duy trì và phát triển các nguồn hàng từ thị trường Đông Nam á, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Kông, Đài Loan, thị trường Đông Âu trước đây là thị trường cung cấp hàng hoá khá lớn cho công ty, đấy là thị trường truyền thống, làm ăn lâu dài và đáng tin cậy. Nhưng gần đây sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm công ty mất đi một thị t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0027.doc
Tài liệu liên quan