Đề tài Một số giải pháp marketing hoàn thiện quy trình dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm tại Việt Nam

CHƯƠNG I: HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI VÀ TỔ CHỨC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI 3

I. Hội chợ triển lãm thương mại - một hình thức xúc tiến quan trọng trong kinh doanh hiện đại 3

1. Khái niệm và bản chất của Hội chợ, triển lãm thương mại 3

2. Phân loại hội chợ triển lãm thương mại 4

2.1. Phân loại theo phạm vi địa lý 4

2.2. Phân loại theo nội dung của hội chợ triển lãm thương mại 5

2.3. Phân loại theo chu kỳ tổ chức hội chợ triển lãm 5

3. Các chủ thể của quy trình dịch vụ và lợi ích của từng chủ thể 5

3.1. Đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm thương mại 6

3.2. Đơn vị tham dự - khách hàng của dịch vụ 6

3.3. Khách tham quan 7

3.4. Đơn vị tài trợ 8

3.5. Các đơn vị có liên quan khác 9

II. Trình tự và nội dung quy trình dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm thương mại 9

1. Quy trình dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm thương mại 9

2. Nội dung cụ thể các bước trong quy trình dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm thương mại 10

2.1. Nghiên cứu thị trường 10

2.2. Lập kế hoạch tổ chức hội chợ triển lãm 11

2.3. Đánh giá tính khả thi của kế hoạch 11

2.4. Xin phép tổ chức 11

2.5. Soạn thư mời 11

2.6. Lựa chọn khách mời 13

2.7. Chuẩn bị gian hàng 13

2.8. Tiến hành hội chợ triển lãm thương mại 13

2.9. Kết thúc và đánh giá kết quả 13

3. Đánh giá hiệu quả của hội chợ triển lãm thương mại từ góc độ từng chủ thể 14

3.1. Đứng trên góc độ người tham dự 14

3.2. Đứng trên góc độ khách tham quan 15

 

doc56 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp marketing hoàn thiện quy trình dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã đề cập trong phần “Khái quát các giai đoạn phát triển của thị trường kinh doanh dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm thương mại tại Việt Nam”, hiện nước ta chỉ có 4-5 “đại gia”có bề dày kinh nghiệm cũng như đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chuyên tổ chức hội chợ triển lãm. Dưới đây là cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của ba đơn vị tổ chức lớn và có uy tín là Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam, Công ty Quảng cáo và Hội chợ thương mại Việt Nam và Báo SGTT. a. Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC) Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC) được thành lập ngày 2/9/1975, tiền thân là Nhà triển lãm Giảng Võ, năm 1975 chuyển sang thành DN trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin. Đây là một trung tâm quốc gia hoạt động có tính chất tổng hợp về chính trị – kinh tế - kỹ thuật - văn hoá. VEFAC có chức năng tổ chức và thực hiện các cuộc hội chợ triển lãm thương mại, tổng hợp, chuyên ngành ở Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài, tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ trao đổi nhằm khuyến khích phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư. Mỗi năm VEFAC tổ chức thành công 20 đến 22 cuộc hội chợ, cuộc hội thảo lớn, ngoài ra còn phối hợp với các đơn vị khác tổ chức hàng chục buổi biểu diễn văn hoá nghệ thuật, thể thao. Cả năm 2001 trung tâm tổ chức 18 cuộc hội chợ tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Kết quả doanh thu ước đạt 111%, nộp ngân sách 104%, thu nhập bình quân người lao động bằng 106% so với năm 2000. So với các công ty cùng kinh doanh dịchvụtổ chức hội chợ triển lãm thương mại trên thị trường Việt Nam hiện nay, VEFAC có những điểm mạnh và điểm yếu sau: Điểm mạnh Điểm mạnh lớn nhất của VEFAC so với các đối thủ cạnh tranh là có địa điểm tổ chức hội chợ. Chính ưu thế này giúp cho trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam có thể chủ động cả về thời gian cũng như tiết kiệm được một phần lớn chi phí và nâng cao hiệu quả tổ chức hội chợ do thu hút được nhiều DN tham gia với mức giá thuê gian hàng thấp hơn , khả năng cạnh tranh về giá cả là cao hơn. VEFAC còn có thế mạnh khác đó là sự chuyên môn hoá, đầu tư có trọng điểm vào chỉ một lĩnh vực kinh doanh duy nhất là tổ chức hội chợ triển lãm trong khi nhiều công ty khác có kinh doanh dịch vụ này thì hoạt động tổ chức hội chợ chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong doanh số, điển hình là công ty Quảng cáo và Hội chợ thương mại Việt Nam (VINEXAD). VEFAC là công ty tổ chức hội chợ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm. Có thể thấy xét trong lĩnh vực tổ chức hội chợ triển lãm, VEFAC có tiềm lực về cơ sở vật chất và tài chính lớn hơn nhiều công ty khác Điểm yếu Các hội chợ triển lãm mà VEFAC tổ chức chưa phong phú và chất lượng chưa cao. Nhắc đến trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam, người ta chỉ mới nghĩ đến một địa điểm để tổ chức hội chợ triển lãm chứ chưa chú ý tới chính các hội chợ triển lãm do Trung tâm thực hiện. b. Công ty Quảng cáo và Hội chợ thương mại Việt Nam (VINEXAD) Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Việt Nam (VINEXAD) được thành lập từ năm 1991 trên cơ sở hợp nhất công ty Triển lãm Quảng cáo ngoại thương (thành lập 4/1975 thuộc Bộ Ngoại thương) và công ty Quảng cáo và Dịch vụ thương mại (thành lập 9/1989 thuộc Bộ Nội thương).Công ty kinh doanh trên các lĩnh vực rất đa dạng trong dó hoạt động quảng cáo và hội chợ đóng vai trò chủ đạo. Là nhà tổ chức Hội chợ hàng đầu ở Việt Nam, trong những năm gần đây, VINEXAD đã gặt hái được nhiều thành công và khẳng định được uy tín của mình thông qua việc tổ chức các sự kiện trong nước và quốc tế đạt hiệu quả cao. Về giá trị tuyệt đối, doanh thu từ dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm qua các năm không ngừng tăng, năm 2000 đạt 15.100 triệu đồng, chiếm 17,7% trong tổng doanh thu của cả công ty, năm 2001 là 16.000 triệu đồng, tương ứng 17,9%, năm 2002 là 16.500 triệu đồng, tương ứng 17,9%. VINEXAD đã tài trợ và tổ chức hơn 80 sự kiện hằng năm cả trong nước và nước ngoài, đóng vai trò là chiếc cầu nối quan trọng cho các DN Việt Nam và nước ngoài, tạo ra các cơ hội hợp tác kinh doanh, trao đổi thương mại, liên doanh và đầu tư. So với các đối thủ cạnh tranh, VINEXAD có những điểm mạnh và yếu sau: Điểm mạnh Bộ chủ quản của VINEXAD là Bộ Thương mại. Đây là một cơ hội lớn cho công ty dễ dàng tiếp xúc và nắm bắt các thông tin về các DN, các cơ hội kinh doanh. VINEXAD là công ty tổ chức hội chợ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tổ chức hội chợ. Sự đa dạng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của VINEXAD tạo nên một thể thống nhất, nâng cao sức mạnh tổng hợp của công ty. Các hoạt động bổ trợ lẫn nhau cho phép VINEXAD có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ trọn gói đa dạng và trợ giúp cho việc kinh doanh hội chợ và triển lãm thuận tiện hơn. Ví dụ: công ty có thể giảm tối đa các chi phí về in ấn, quảng cáo, trang trí gian hàng nhờ tự thực hiện thay vì phải thuê ngoài. Điểm yếu Chính sự đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh đồng thời cũng là điểm yếu của VINEXAD. Nguồn vốn hạn chế nhưng phải đầu tư cho nhiều lĩnh vực dẫn đến không tập trung vào phát triển riêng lĩnh vực thế mạnh là tổ chức hội chợ triển lãm. Công ty chưa có địa điểm riêng để tổ chức hội chợ và triển lãm, do vậy vẫn phải đi thuê địa điểm. Điều này làm tăng chi phí và tăng giá của dịch vụ mà công ty cung cấp đồng thời giảm khả năng cạnh tranh về giá cả dịchvụ của công ty. Báo Sài Gòn tiếp thị (SGTT) Ra đời 15/04/1995, đến tháng 10/1996, theo nhiều thư yêu cầu của bạn đọc, Báo SGTT đã phát động một chương trình dài 6 tháng với chủ đề: “Nâng cao chất lượng hàng Việt Nam”. Từ một cuộc vận động bằng các loại hình báo chí như cuộc thi trên báo, giao lưu bàn tròn, toạ đàm..., SGTT đã tiến đến một hoạt động không hề dự định ban đầu là tổ chức thăm dò người tiêu dùng về hàng Việt Nam chất lượng cao và tổ chức HCHVNCLC do người tiêu dùng bình chọn kể từ 1997. Sau đó, TP.HCM đã chọn chương trình xúc tiến Hàng Việt Nam chất lượng cao là một chương trình xúc tiến thương mại của thành phố qua chỉ thị 31/199/CT-UB-KT ngày 13/10/1999 để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt Nam. Qua 7 năm thực hiện, HCHVNCLC ngày càng phát triển về quy mô và chất lượng, không ngừng đổi mới về nội dung, đã và đang trở thành một trong số ít các hội chợ lớn, có uy tín được tổ chức thường niên tại Việt Nam. Một số điểm mạnh và điểm yếu của nhà tổ chức này: Điểm mạnh Tiềm lực tài chính, uy tín và khả năng kêu gọi tài trợ để thực hiện cuộc bình chọn này vào mỗi năm đồng thời tổ chức công bố thông qua các hội chợ HVNCLC là ưu thế vô cùng mạnh mẽ của Tạp chí Sài Gòn tiếp thị Có sự hỗ trợ to lớn của UBND TP.HCM, Sài Gòn Tiếp thị được các Sở, ngành, đoàn thể, các Hội và các quận huyện TP.HCM phối hợp để giúp đỡ các DN về kinh nghiệm quản lý, tiếp thị, bán hàng, thiết lập cầu nối bền vững với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Điểm yếu Kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tổ chức hội chợ triển lãm chưa nhiều. Sài Gòn Tiếp thị mới được thành lập từ năm 1995 và HCHVNCLC tổ chức lần đầu là năm 1997. So với hai công ty trên thâm niên của Sài Gòn Tiếp thị trong lĩnh vực này còn hạn chế. Chức năng chính của nhà tổ chức này là một cơ quan ngôn luận, một toà báo do vậy trong hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm, Sài Gòn Tiếp thị sẽ không có những lợi thế của một đơn vị tổ chức chuyên nghiệp. 3.4. Quan hệ công chúng Những công ty tổ chức hội chợ triển lãm có uy tín tại Việt Nam hiện nay hầu hết đều có mối quan hệ rất tốt với các cơ quan thông tin, báo chí,phát thanh, truyển hình. Mối quan hệ này là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng uy tín và công tác truyền thông cho công ty cũng như cho các hội chợ triển lãm do công ty tổ chức. Trước mỗi kỳ hội chợ triển lãm, đại diện có uy tín của các báo, đài đều được nhà tổ chức gửi giấy mời tham dự . Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đơn vị tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về dịch vụ của mình rất có hiệu quả. 4. Môi trường marketingvĩ mô 4.1. Môi trường Kinh tế Trong báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) và ngân hàng Thế giới (WB) ngày 11/11/2002 đã đánh giá, năm 2002 kinh tế Việt Nam rất khả quan. GDP tăng 7%, thu ngân sách tăng 12% so với năm 2001 vượt dự toán 8%. Đầu tư cũng là một nguồn tăng trưởng quan trọng. Trung bình mỗi tháng trong năm qua có tới 1.600 DN ra đời. Đến tháng 7 năm 2002, riêng đầu tư của những DN vừa và nhỏ mới trong khu vực kinh tế chính thức đã là khoảng 40.000 tỷ đồng (2,7tỷ USD) tức là gần 9% GDP. Tổng đầu tư của khu vực nhà nước, kể cả nguồn ngân sách và vốn DN dự kiến sẽ ở mức 18% GDP năm nay. Luồng vốn từ nước ngoài đưa vào ổn định, thậm chí có chiều hướng gia tăng. Năm 2002, số vốn mới cấp kể cả các dự án tăng vốn ước đạt trên 2 tỷ USD. Thu nhập của người dân tăng lên, nhất là ở khu vực thành thị. Khu vực nông thôn cũng có mức tăng thu nhập cao: 10%. Lạm phát được kiềm chế, giảm phát bị đẩy lùi. Với tình hình kinh tế khả quan như trên đồng thời với xu hướng giao lưu, hội nhập mạnh mẽ, cơ hội cho các công ty tổ chức hội chợ triển lãm thương mại là vô cùng to lớn. Số lượng các DN tăng lên và mức đầu tư của mỗi DN cũng tăng thúc đẩy các DN tìm kiếm bạn hàng mới, liên doanh, liên kết đầu tư, mở rộng thị trường... Đó chính là mục đích mà họ tham gia vào các kỳ hội chợ. Môi trường kinh tế tăng trưởng cũng thu hút các công ty nước ngoài tham gia kinh doanh ở thị trường trong nước. Hội chợ chính là con đường ngắn nhất và rất hiệu qủa giúp họ tiếp cận được các đối tác, đại lý trong thời gian ngắn, đặc biệt là các hội chợ, triển lãm chuyên đề. Việc mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và quốc tế của các DN ngày càng phổ biến, kể cả các DN vừa và nhỏ đã làm nảy sinh nhu cầu đi tham quan, khảo sát, bán hàng thử nghiệm tại thị trường nước ngoài. Thông qua các hội chợ Việt Nam tại nước ngoài hoặc hội chợ của nước ngoài, nhu cầu này có thể được thoả mãn một cách hiệu quả nhất. Mức sống của nhân dân tăng lên làm các nhu cầu mua sắm, giải trí tăng theo và đi tham quan hội chợ triển lãm cũng được coi như một hình thức giải trí. Việc có nhiều khách đến tham quan góp phần nâng cao hiệu quả của hội chợ triển lãm được tổ chức. Cơ hội là rất lớn song do còn hạn chế về tiềm lực và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt nên các công ty tổ chức hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam phải không ngừng đổi mới theo hướng hiện đại và từng bước hoàn thiện, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của các DN trong và ngoài nước. 4.2. Môi trường chính trị - luật pháp Những quyết định kinh doanh nói chung và những quyết định marketing nói riêng chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị. Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước, các nhóm xã hội gây ảnh hưởng... Về vấn đề luật pháp, do tác động tích cực của Luật DN, nét mới của năm 2002 là cả 3 khu vực kinh tế đều tăng trưởng khá trong đó cao nhất là công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,1%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,9%, công nghiệp khu vực nhà nước tăng 11,7%. Đó là một phần trong sự tăng trưởng kinh tế đã tạo nên những cơ hội cũng như thách thức cho các công ty tổ chức hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam như đã phân tích ở nội dung môi trường kinh tế. Bên cạnh những tác động tích cực, luật pháp còn nhiều tồn tại khác như vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết và có hiệu quả về các vấn đề bức xúc như: thương hiệu và bảo vệ thương hiệu, hàng giả, hàng nhái chưa được khống chế một cách hữu hiệu, thủ tục xuất nhập cảnh còn phức tạp... Trước ngưỡng cửa của hội nhập khu vực và toàn cầu sắp tới, mỗi DN phải có đối sách và tầm nhìn chiến lược để tự bảo vệ mình trước những thách thức của cạnh tranh. Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc đầu tư cho thương hiệu nhưng ngân sách dành cho hoạt động này còn quá khiêm tốn. Nguyên nhân một phần là do các quy định về quản lý tà chính của nhà nước còn quá chặt chẽ (chỉ cho phép chi cho quảng cáo, khuyến mại từ 5 –7% chi phí hợp lý). Các công ty tổ chức hội chợ triển lãm thương mại không nằm ngoại lệ với các DN này. Trong tương lai, khi có nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ tổ chức hội chợ thì việc có một thương hiệu mạnh, uy tín là một điều kiện cần thiết mang tính sống còn đối với các công ty này. Nhìn chung, môi trường chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được củng cố và nâng cao là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các DN trong nước trong đó có các công ty tổ chức hội chợ triển lãm thương mại. 4.3. Môi trường Công nghệ Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đồng thời với nhu cầu của con người ngày càng đa dạng làm cho danh mục các mặt hàng kinh doanh ngày càng gia tăng, sự xuất hiện các sản phẩm mới trên thị trường ngày càng nhiều, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn lại làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các DN. Việc giới thiệu, quảng bá về sản phẩm, tiếp cận và thuyết phục khách hàng đối với các DN trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong đó, tham gia hội chợ triển lãm thương mại là một cách rất hiệu quả để thực hiện mục tiêu này. Do nhu cầu tham gia hội chợ triển lãm của các DN tăng lên làm cho số lượng các hội chợ triển lãm thương mại gia tăng. Với sự phát triển nhanh tới mức chóng mặt của Công nghệ thông tin, của Internet..., mọi thông tin đều có thể công bố, tiếp cận và thu nhận được một cách nhanh chóng. Một mặt điều này giúp cho công tác quảng bá, giới thiệu và thu hút các DN tham gia hội chợ của từng công ty tổ chức hội chợ triển lãm thương mại thuận lợi và tiết kiệm thời gian nhưng mặt khác chính nó lại làm giảm cơ hội của các công ty khi cũng giúp các DN, công ty khác tìm được bạn hàng phù hợp hoặc gửi thông điệp quảng cáo tới các khách hàng mục tiêu thông qua mạng thông tin này. 4.4. Môi trường văn hoá Hoạt động tổ chức hội chợ của các công ty Việt Nam hiện nay diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước và cả ở nước ngoài do đó chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố văn hoá tại mỗi địa phương, mỗi nước. Tuỳ thuộc vào các giá trị văn hoá cốt lõi, những nhánh văn hoá, những giá trị văn hoá thứ yếu của từng địa phương, từng quốc gia mà nhà tổ chức có các hình thức tuyên truyền, tổ chức hội chợ, bài trí, trang trí cũng như quảng cáo trong hội chợ theo những cách phù hợp. Ví dụ tại các hội chợ Việt Nam ở nước ngoài, cần trang trí thể hiện được bản sắc văn hoá truyền thống độc đáo của mình nhưng cũng phải phù hợp để bạn có thể hiểu được các ý đồ trưng bày thông qua sự hướng dẫn trực tiếp hoặc các bảng hướng dẫn, diễn giải bằng ngôn ngữ quốc tế thông dụng và bằng ngôn ngữ của nước sở tại. Vấn đề quan niệm về màu sắc, về các điều cấm kỵ, các phong tục tập quán giữa các vùng, quốc gia khác nhau cũng vô cùng quan trọng. Nắm bắt được những vấn đề này một cách đầy đủ và thấu đáo không phải là đơn giản song lại rất cần thiết và có ảnh hưởng tới thành công của từng hội chợ , triển lãm thương mại. 4.5. Môi trường nhân khẩu học Với quy mô dân số trên 80 triệu người trong đó tỷ lệ dân cư ở độ tuổi lao động chiếm 50,5%, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn để đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết thu hút các DN nước ngoài tham gia kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam, cũng là nhân tố thúc đẩy sự ra đời của các DN trong nước. Hội chợ triển lãm thương mại chính là nơi mà các DN này có thể tự giới thiệu và tìm kiếm bạn hàng rất hiệu quả. Một khía cạnh khác của môi trường nhân khẩu là quá trình đô thị hoá, sự phát triển các vùng ven đô, ven thị, các khu trung tâm kinh tế mới cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hội chợ triển lãm tại các địa phương chứ không chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Điển hình trong các hội chợ này là Hội chợ hàng xuất khẩu, tiêu dùng và du lịch EXPO Đà Nẵng đã tổ chức được 2 năm 2001, 2002, Hội chợ thương mại du lịch quốc tế Hà Giang, Hội chợ thương mại Yên Bái... III. Mô hình phổ biến về áp dụng các biến số marketing mix trong dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm tại Việt Nam 1. Sản phẩm - dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thoả mãn được một mong muốn hay nhu cầu Quản trị Marketing – Philip Kotler . Với các công ty tổ chức hội chợ triển lãm thương mại, dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm chính là sản phẩm mà họ cung cấp nhằm đem lại cho khách hàng những cơ hội tiếp cận, tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng, giao lưu trực tiếp với người tiêu dùng... Dưới đây là tình hình thực hiện dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm thương mại tại Việt Nam hiện nay: 1.1. Hội chợ triển lãm thương mại tổ chức trong nước Hội chợ triển lãm thương mại phạm vi địa phương Nhìn chung, chủ đề các hội chợ triển lãm thương mại địa phương do các công ty tổ chức hội chợ triển lãm kết hợp với Sở Thương mại và Cục xúc tiến thương mại của một số tỉnh tổ chức đều dựa trên các ngành có tiềm năng phát triển hay các ngành mũi nhọn của địa phương đó. Có thể nêu ra một số hội chợ triển lãm tiêu biểu như: Hội chợ Thương mại Lai Châu, Hội chợ Hàng xuất khẩu, tiêu dùng và du lịch Đà Nẵng, Hội chợ Thương mại Yên Bái, Hội chợ Thương mại - Du lịch quốc tế Hà Giang (do VINEXAD tổ chức). Các hội chợ triển lãm này đã mang lại rất nhiều cơ hội kinh doanh, quảng bá cho các DN tại địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển và thu hẹp khoảng cách giữa địa phương với các tỉnh, thành phố lớn. Tuy nhiên, việc tổ chức hội chợ triển lãm thương mại tại các địa phương ỏ Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa khẳng định được vị trí tương xứng với tầm quan trọng vốn có của nó. Thứ nhất, do hầu hết các địa phương nhỏ đều chưa có Trung tâm triển lãm chính thức nên việc tổ chức tại các công viên, quảng trường ngoài trời gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vào lúc thời tiết xấu. Ngoài ra do cơ sở hạ tầng của địa điểm tổ chức tại địa phương hầu hết đều chưa tốt nên công tác an ninh và vệ sinh cũng bị hạn chế. Thứ hai, do trình độ phát triển và thiếu kinh nghiệm tham gia hội chợ, nhiều DN chưa ý thức rõ ràng về đặc trưng của một hội chợ triển lãm thương mại chủ yếu là tạo cơ hội cho DN tự quảng cáo, giới thiệu về mình, tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng, đầu tư, mở rộng thị trường. Họ đơn thuần tham gia hội chợ với mục đích bán lẻ, tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị tổ chức hiện vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu để tuyên truyền cho các DN về vấn đề này. Thứ ba, do phương tiện liên lạc tại các địa phương còn thiếu thốn và lạc hậu, cộng thêm khoảng cách địa lý giữa các DN tham dự và nhà tổ chức nên thường thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong thời gian chuẩn bị cho hội chợ. Điều này dẫn đến tình trạng có khi các hội chợ triển lãm đã sát ngày khai mạc nhưng vẫn còn thừa nhiều gian hàng do các DN không nắm được thông tin hoặc đổi ý không tham gia mà không báo kịp để nhà tổ chức mời DN khác. Sự phối hợp giữa đơn vị tổ chức và sở Thương mại, cục xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố còn nhiều chồng chéo trong việc phân chia thực hiện các nhiệm vụ. 1.1.2. Hội chợ triển lãm thương mại phạm vi quốc gia Các hội chợ triển lãm thương mại phạm vi quốc gia được tổ chức tại Việt Nam thường là các hội chợ triển lãm chuyên đề. Tiêu biểu như: Hội chợ triển lãm về thực phẩm và đồ uống Việt Nam (VIETFOOD), Hội chợ đá quý và hàng trang sức Việt Nam... Ngoài ra, phải kể đến là HCHVNCLC do Báo SGTT tổ chức hàng năm ở một số tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, An Giang. HVNCLC lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1997 và đều đặn hằng năm tiếp theo, thường trong khoảng từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5 lần lượt tại các thành phố trên. Đây là sự kiện chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động hội chợ của cả nước. Trong năm 2001, số DN đạt danh hiệu HVNCLC là 372. Con số này năm 2002 là 422 và năm 2003, theo số liệu mới công bố trên Thời báo Sài Gòn là 447 DN. Phương pháp tiến hành điều tra người tiêu dùng ngày càng được nâng cao về tính chuyên nghiệp. Cỡ mẫu của cuộc điều tra là 16.000 người tiêu dùng cư trú tại 14 tỉnh, TP - đại diện cho các trung tâm mua sắm tiêu dùng trên cả nước được chọn ngẫu nhiên để điều tra theo cơ cấu dân số, phân tầng theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp và địa bàn cư trú. Thời gian và địa bàn điều tra được triển khai hàng ngày cho các phỏng vấn viên, không phát phiếu tràn lan để tránh tình trạng chuyển cho người tiêu dùng tự ghi, số lượng phiếu giao nộp hàng ngày được các giám sát viên kiểm tra ngay từng phiếu về độ trung thực và tính chính xác. Trong năm 2001, hơn 540 phỏng vấn viên được tuyển chọn và tập huấn nghiêm túc để trực tiếp đến gặp người tiêu dùng giới thiệu về chương trình và xuất xứ của logo HVNCLC, mời trả lời bảng câu hỏi khá chi tiết về 25 ngành hàng, trao đổi, góp ý về những ưu, khuyết điểm của hàng Việt Nam. Trong khi thiết kế Bảng câu hỏi, có những câu hỏi chéo được đưa ra kiểm tra chéo để loại bỏ những bất hợp lý, công tác mã hoá được thực hiện với hơn 3000 mã công ty, sản phẩm. Tổng chi phí cho cuộc nghiên cứu lên tới gần 500 triệu năm 2001. Con số này lên tới 1 tỷ đồng năm 2003. Một điểm mới nữa, để tăng cường tính đại diện và độ tin cậy của cuộc điều tra, trong năm 2003, ngoài việc điều tra trực tiếp người tiêu dùng theo bảng câu hỏi soạn sẵn nhà tổ chức còn áp dụng thêm hai phưong pháp điều tra khác (với một tỷ lệ phiếu thấp hơn): điều tra gián tiếp qua thư tín và chuyên gia. Phụ san thời báo Sài Gòn tháng 3/2001 và tháng 3/2003 Với quy mô, mức độ chuyên nghiệp như vậy, kết quả bình chọn sản phẩm Việt Nam chất lượng cao được người tiêu dùng ủng hộ nhiệt tình và có độ tin cậy cao. Hạn chế lớn nhất trong việc tổ chức hội chợ triển lãm thương mại phạm vi quốc gia tại Việt Nam hiện nay chính là vấn đề địa điểm tổ chức. Với các hội chợ triển lãm chuyên đề, số lượng khách tham quan không nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của công ty tổ chức hội chợ. Chỉ có một số đơn vị tổ chức là có sẵn địa điểm còn hầu hết đều phải đi thuê. Chi phí thuê địa điểm cao trong khi chỉ có một nguồn thu là các khoản phải nộp cho nhà tổ chức của DN tham dự đã dẫn đến tình trạng giá thuê các gian hàng trong hội chợ triển lãm cũng bị đội lên khá cao, tính hấp dẫn của hội chợ theo đó có phần sút giảm. Với các các hội chợ quy mô lớn như HCHVNCLC thì cơ sở hạ tầng, tính hiện đại, khả năng đáp ứng nhu cầu về địa điểm tổ chức của cả DN tham dự và khách tham quan từ phía đơn vị có địa điểm cho thuê còn hạn chế. Tuy số lượng hội chợ triển lãm trong nước (gồm cả phạm vi địa phương và phạm vi quốc gia) có giảm song hiệu quả lại được nâng cao. Hiệu quả ở đây gồm cả hiệu quả của nhà tổ chức và của các DN tham dự. Số lượng các DN lớn tham dự ngày càng đông hơn, doanh thu của nhà tổ chức, số lượng và giá trị các hợp đồng cũng tăng lên... 1.1.3. Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế trong nước Sự kiện hội chợ triển lãm thương mại lớn nhất được tổ chức trong nước chính là Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam EXPO. Do đã tổ chức thành công Việt Nam EXPO 1991, VINEXAD được Bộ thương mại chỉ định là đơn vị chính thức sẽ đứng ra tổ chức Hội chợ EXPO vào tháng 4 hằng năm. Đây là sự kiện thương mại quan trọng nhất Việt Nam mà Bộ thương mại tổ chức với sự hợp tác của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các Bộ, ban, ngành có liên quan. Bảng 1. Hội chợ thương mại quốc tế EXPO hằng năm do VINEXAD tổ chức Năm SL Công ty Số gian hàng Diện tích trưng bầy Doanh thu (Tỷ đổng) So sánh % Việt Nam Nước ngoài Việt Nam Nước ngoài 1997 210 150 250 170 11.200 m2 2,3 127,8 1998 192 120 224 161 10.800 m2 2,1 91,3 1999 165 135 205 157 10.200 m2 1,98 94,3 2000 287 184 264 207 15.000 m2 2,65 133,8 2001 300 218 285 221 20.000 m2 3,58 135,1 2002 330 300 - - 22.000 m2 - - ( Nguồn: Công ty Quảng cáo và hội chợ thương mại - VINEXAD ) Việt Nam EXPO đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư trong những năm vừa qua. Nhờ đó nó đã hấp dẫn được các DN trong và ngoài nước, các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh, nhà phân tích kinh tế đến và tham gia kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Qua hội chợ và triển lãm này nhiều mối quan hệ kinh tế đã được thiết lập giữa các DN trong và ngoài nước. Theo tổng kết EXPO Việt Nam năm 2002 của VINEXAD, 85% DN tham dự hài lòng với dịch vụ của nhà tổ chức, 78% tổng kết có kết quả rất tốt, 60% bày tỏ mong muốn tiếp tục tham dự EXPO 2003. Ngoài Việt Nam EXPO, hàng năm còn có nhiều hội chợ triển lãm thương mại quốc tế khác được tổ chức tại Việt Nam, chủ yếu mang tính chất chuyên đề. Đó là những hội chợ triển lãm về các lĩnh vực được xã hội và các DN quan tâm như: Hội chợ triển lãm quốc tế về mỹ phẩm, thời trang và quà tặng, triển lãm Quốc tế về đo lường, kiểm nghiệm và tự động hoá, triển lãm Quốc tế về Công nghệ vật liệu, triển lãm Quốc tế về thiết bị Y khoa (MEDICAL EXPO), triển lãm Quốc tế về giao thông, vận tải và năng lượng (AUTOPETRO), triển lãm Quốc tế về viễn thông, vi tính, công nghệ truyền hình... Số lượng các hội chợ triển lãm đựoc tổ chức tại Việt Nam năm sau nhiều hơn, phong phú hơn năm trước. Các hội chợ truyền thống được duy trì và phát huy. Các hội chợ mới được đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai tổ chức. Doanh thu từ hội chợ triển lãm qua các năm cũng tăng lên đáng kể. 1.2. Hội chợ triển lãm thương mại tổ chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37138.doc
Tài liệu liên quan