Đề tài Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Mục đích nghiên cứu . 1

3. Đối tượng nghiên cứu . 2

4. Phạm vi nghiên cứu . 3

4.1. Về không gian . 3

4.2. Về thời gian . 3

5. Phương pháp nghiên cứu . 3

6. Tính mới của đề tài . 4

7 Bố cục của đề tài . 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAO DỊCH HÀNG

HÓA THÔNG QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

1.1 Các phương thức giao dịch hàng hóa . 6

1.1.1 Khái niệm về giao dịch hàng hóa . 6

1.1.2 Các phương thức giao dịch hàng hóa . 6

1.1.2.1 Giao dịch trực tiếp . 6

1.1.2.2 Giao dịch qua trung gian . 6

1.1.2.3 Giao dịch đối lưu . 6

1.1.2.4 Đấu giá . 7

1.1.2.5 Đấu thầu . 7

1.1.2.6 Giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa . 7

1.2 Giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch . 7

1.2.1 Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa . 7

1.2.2 Các đối tượng hoạt động trên Sở giao dịch hàng hóa . 8

1.2.2.1 Các nhà đầu tư . 8

1.2.2.2 Thành viên môi giới . 8

1.2.2.3 Trung tâm thanh toán bù trừ . 8

1.2.2.4 Trung tâm giao nhận hàng hóa . 9

1.2.3 Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ của Sở giao dịch hàng hóa . 9

1.2.3.1 Các loại hợp đồng phổ biến giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa . 9

1.2.3.1.1 Hợp đồng giao sau . 9

1.2.3.1.2 Hợp đồng giao ngay . 9

1.2.3.1.3 Hợp đồng quyền chọn . 10

1.2.3.2 Các dịch vụ được cung cấp tại Sở giao dịch hàng hóa . 10

1.2.3.2.1 Dịch vụ thanh toán bù trừ . 10

1.2.3.2.2 Dịch vụ khác . 10

1.3 Hoạt động Marketing tại Sở giao dịch hàng hóa . 10

1.3.1 Khái niệm Marketing . 10

1.3.2 Vai trò của Marketing trong Sở giao dịch hàng hóa . 11

1.3.2.1 Marketing là cầu nối gắn kết hoạt động của Sở giao dịch với thị trường . 11

1.3.2.2 Marketing là công cụ thu hút các nhà đầu tư tham gia giao dịch trên sàn . 11

1.3.2.3 Marketing là công cụ nâng cao nguồn lực của Sở giao dịch . 12

1.3.3 Mô hình Parasuraman về sự thỏa mãn của khách hàng theo chức năng về quan hệ

áp dụng trong hoạt động Marketing của Sở giao dịch hàng hóa. . 12

1.3.3.1 Định nghĩa .

1.3.3.2 Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng quan hệ của Parasuraman . 13

Kết luận chương 1 . 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ HOẠT

ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT.

2.1 Tổng quan về tình hình thị trường cà phê Việt Nam và Đắc Lắc . 17

2.1.1 Tình hình thị trường cà phê Việt Nam . 17

2.1.1.1 Tình hình sản xuất . 17

2.1.1.1.1 Diện tích, năng suất . 17

2.1.1.1.2 Sản lượng . 17

2.1.1.2 Tình hình tiêu thụ . 18

2.1.1.2.1 Trong nước . 18

2.1.1.2.2 Xuất khẩu . 18

2.1.1.3 Giá cả . 19

2.1.2 Khái quát về thị trường cà phê Đắc Lắc . 20

2.1.2.1 Tình hình sản xuất . 20

2.1.2.2 Tình hình xuất khẩu . 20

2.2 Các phương thức giao dịch cà phê trong nước . 21

2.2.1 Phương thức giao dịch truyền thống . 21

2.2.2 Phương thức giao dịch hiện đại . 23

2.3 Thực trạng hoạt động tại Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột. . 25

2.3.1 Giới thiệu về BCEC . 25

2.3.1.1 Vai trò của BCEC . 25

2.3.1.2 Các đối tượng tham gia hoạt động giao dịch tại BCEC . 27

2.3.1.2.1 Trung tâm thanh toán bù trừ . 27

2.3.1.2.2 Trung tâm giao nhận hàng hóa . 27

2.3.1.2.3 Các thành viên của Trung tâm . .28

2.3.1.3 Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tại BCEC . 28

2.3.1.3.1 Sản phẩm giao dịch cà phê giao ngay . 28

2.3.1.3.2 Sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn . 29

2.3.2 Thực trạng hoạt động tại BCEC . 29

2.3.2.1 Thị trường giao dịch giao ngay . 29

2.3.2.2 Thị trường giao dịch kỳ hạn . 30

2.3.2.3 Hoạt động đào tạo . 31

2.3.2.4 Hoạt động truyền thông . 31

2.3.2.5 Các hoạt động khác nhằm hỗ trợ việc phát triển thị trường . 32

2.3.3 Đánh giá vị thế và tiềm năng của BCEC . 33

2.3.3.1 Đặc điểm mua bán cà phê qua phương thức truyền thống của đối tượng được

khảo sát . 33

2.3.3.1.1 Đặc điểm nơi bán cà phê của nông dân . 33

2.3.3.1.2 Đặc điểm nơi thu mua và bán lại của các đại lý . 35

2.3.3.1.3 Đặc điểm mua của các công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu . 37

2.3.3.2. Các yếu tố tác động đến quyết định nơi mua bán cà phê của các đối tượng. . 37

2.3.3.2.1 Các yếu tố tác động đến quyết định nơi bán cà phê của đối tượng bán . 37

2.3.3.2.2 Các yếu tố tác động đến quyết định nơi mua cà phê của đối tượng mua . 39

2.3.3.3 Đánh giá của nông dân về mức độ thỏa mãn khi giao dịch qua phương thức

truyền thống và giao dịch qua BCEC . 40

2.3.3.3.1 Các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của nông dân trong quá trình giao dịch 40

2.3.3.3.2 Đánh giá của nông dân chưa tham gia giao dịch về mức độ thỏa mãn khi giao

dịch qua phương thức truyền thống . 41

2.3.3.3.3 Đánh giá của thành viên bán về mức độ thỏa mãn khi giao dịch qua phương

thức truyền thống và khi giao dịch qua BCEC . 43

2.3.3.4 Đánh giá của công ty thu mua về mức độ thỏa mãn khi giao dịch qua phương

thức truyền thống và khi giao dịch qua BCEC . 45

2.3.3.4.1 Các yếu tố chủ yếu tác động đến sự thỏa mãn của công ty thu mua trong quá

trình giao dịch . 45

2.3.3.4.2 Đánh giá của công ty thu mua về mức độ thỏa mãn khi giao dịch qua phương

thức truyền thống và qua BCEC . 46

2.3.3.5 Mức độ nhận biết của các đối tượng về BCEC . 47

2.3.3.5.1 Mức độ nhận biết của nông dân về BCEC . 47

2.3.3.5.2 Mức độ nhận biết của đại lý thu mua về BCEC . 47

2.3.3.5.3 Mức độ nhận biết của công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu về BCEC . 48

2.3.3.5.4 Mức độ nhận biết của các đối tượng đầu tư tài chính về BCEC . 48

2.3.3.6 Nhận thức về lợi ích của BCEC mang lại cho các đối tượng . 49

2.3.3.6.1 Nhận thức của nông dân chưa tham gia . 49

2.3.3.6.2 Nhận thức của thành viên bán . 50

2.3.3.6.3 Nhận thức của công ty chế biến, kinh doanh, xuất khẩu cà phê . 51

2.3.3.6.4 Nhận thức của nhà đầu tư tài chính . 51

2.3.3.7 Tiềm năng của BCEC . 52

2.3.3.7.1 Đối với nông dân . 52

2.3.3.7.2 Đối với đại lý . 52

2.3.3.7.3 Đối với công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê . 53

2.3.3.7.4 Đối với nhà đầu tư tài chính . 53

2.4 Những thuận lợi và khó khăn của BCEC . 55

2.4.1 Thuận lợi . 55

2.4.2 Khó khăn . 56

2.5 Bài học kinh nghiệm từ các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới . 58

2.5.1 Sở giao dịch các công cụ phái sinh Bursa Malaysia . 58

2.5.2 Sở giao dịch hàng hóa Singapore ( SICOM) . 61

Kết luận chương 2 . 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT

3.1 Mục đích xây dựng giải pháp: . 64

3.2 Căn cứ xây dựng giải pháp . 64

3.3 Giải pháp Marketing mix . 64

3.3.1 Sản phẩm dịch vụ . 64

3.3.1.1 Dịch vụ vận chuyển . 64

3.3.1.1.1 Nội dung thực hiện . 64

3.3.1.1.2 Kế hoạch thực hiện . 65

3.3.1.1.3 Tính khả thi của giải pháp . 66

3.3.1.2 Dịch vụ cho vay và hỗ trợ thanh toán . 66

3.3.1.3 Dịch vụ cung cấp thông tin . 67

3.3.2 Giá cả . 68

3.3.3 Phân phối . 68

3.3.4 Truyền thông, cổ động . 69

3.3.4.1 Quảng cáo . 70

3.3.4.2 Quan hệ công chúng . 71

3.3.4.2.1 Thông qua phương tiện truyền thông . 71

3.3.4.2.2 Tổ chức hội thảo . 71

3.3.4.2.3 Tổ chức hội nghị . 73

3.3.4.2.4 Tổ chức cuộc thi “Sàn giao dịch cà phê ảo” . 73

3.4 Giải pháp hỗ trợ . 74

Kết luận chương 3 . 76

KẾT LUẬN . 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf165 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố. Trong 11 công ty khảo sát có 4 công ty là thành viên kinh doanh của BCEC nhưng chỉ có 2 công ty đã tham gia giao dịch qua BCEC. Khi hỏi 2 công ty này về mức độ thỏa mãn đối với các yếu tố trên thì nhận được kết quả cả 2 công ty đều khá thỏa mãn với yếu tố chất lượng, thời gian giao hàng và thái độ phục vụ của nhân viên khi giao dịch qua BCEC. Riêng các loại phí thu của BCEC thì có 1 công ty mua cà phê chủ yếu qua Trung tâm không hài lòng và cho rằng việc thu các loại phí này là chưa hợp lý mà trong đó có phí lưu gửi cà phê tại kho. Vì công ty này ngoài việc thực hiện mua qua sàn còn tiến hành gửi cà phê tại kho của Trung tâm. Công ty còn lại Giá cả Chất lượng sản phẩm Thời gian giao hàng Sự thỏa mãn Trang 47 không có ý kiến gì về các loại phí thu của Trung tâm vì chỉ mua cà phê với số lượng không đáng kể. Do đó, giá cả tại Trung tâm là yếu tố không gây thỏa mãn nhiều nhất cho 2 công ty này. 2.3.3.5 Mức độ nhận biết của các đối tượng về BCEC 2.3.3.5.1 Mức độ nhận biết của nông dân về BCEC (Xem thêm phụ lục 44) Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 100 đối tượng nông dân tại bốn huyện trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc là: huyện Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Pắk và thị xã Buôn Hồ. Những huyện này có đặc điểm nằm giáp với tp. Buôn Ma Thuột, có diện tích trồng cà phê lớn, và đặc biệt là Trung tâm đã từng tổ chức các buổi hội thảo thu hút thành viên tại đây. Nhưng có đến hơn 60% số nông dân được hỏi trả lời là chưa biết đến Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, chỉ có gần 40% là có biết đến Trung tâm. Nông dân biết đến Trung tâm chủ yếu qua ti vi, radio (trên 50%). Hơn 15% biết đến qua người quen giới thiệu, 10% biết đến qua Internet. Rất ít người biết đến Trung tâm qua cán bộ tuyên truyền của Trung tâm (5%). Đặc biệt có hơn 15% nông dân biết đến Trung tâm qua cách khác mà chủ yếu là tình cờ đi ngang qua Trung tâm. Trong số những nông dân biết đến Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột thì hầu như chưa ai từng tham gia hội thảo do Trung tâm tổ chức. Vì không có nông dân nào tham gia vào buổi hội thảo nên nhóm nghiên cứu không thể đánh giá hiệu quả tổ chức buổi hội thảo; chỉ biết có một nông dân tham gia vào buổi hội thảo nhưng vì nông dân này tham gia theo phong trào chứ không vì mục đích tìm hiểu về Trung tâm nên cũng không nhận thức được lợi ích, cũng như cách thức giao dịch của Trung tâm. Lý do nông dân không tham gia vào buổi hội thảo do BCEC tổ chức chủ yếu là vì không được thông báo. Đa số nông dân còn lại không tham gia vì không có thời gian. Có một nông dân nêu lý do vì địa điểm tổ chức hội thảo quá xa và một nông dân nhận thấy hội thảo không mang lại lợi ích gì nên đã không tham gia. 2.3.3.5.2 Mức độ nhận biết của đại lý thu mua về BCEC ( Xem thêm phụ lục 45) Cũng tại các huyện trên, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát những đại lý, cơ sở thu mua cà phê thì có khoảng 55% không biết đến Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, chỉ có khoảng 45% là biết đến Trung tâm. Trong số những đại lý biết đến Trung tâm, có 41% biết đến thông qua ti vi, radio, 29% thông qua internet, số còn Trang 48 lại biết đến thông qua báo chí hoặc đi ngang qua nên biết. Tất cả những đại lý khảo sát biết đến Trung tâm đều chưa từng tham gia buổi hội thảo do Trung tâm tổ chức. Giống với nông dân lý do chủ yếu là đại lý không được thông báo về hội thảo, phần còn lại vì cảm thấy buổi hội thảo không mang lại lợi ích gì cũng như không có thời gian để tham gia. 2.3.3.5.3 Mức độ nhận biết của công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu về BCEC Thông qua khảo sát định tính 15 công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc cho thấy 100% các công ty được hỏi đều biết đến BCEC. Đa số biết đến do cán bộ tuyên truyền của sàn hoặc người quen giới thiệu (trên 80%) Tất cả các công ty đều biết đến hội thảo do Trung tâm tổ chức. Nhưng chỉ có trên 50% công ty được khảo sát đã tham gia vào hội thảo. Mục đích tham gia hội thảo của các công ty này là mong muốn tìm hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như cách thức giao dịch qua sàn. Qua buổi hội thảo, các công ty đều đã nhận biết rõ hơn về những điều họ mong muốn tìm hiểu, nhưng vẫn chưa có công ty nào hiểu sâu về những điều này. Các công ty còn lại không tham gia vào hội thảo với lý do không thấy được lợi ích của buổi hội thảo cũng như của sàn giao dịch. 2.3.3.5.4 Mức độ nhận biết của các đối tượng đầu tư tài chính về BCEC (Xem thêm phụ lục 46) Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán để tìm hiểu mức độ nhận biết của họ về sở giao dịch hàng hóa nói chung cũng như về BCEC nói riêng. Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 50% các nhà đầu tư đồng ý với nhận định “ đầu tư vào thị trường hàng hóa là hình thức đầu tư mới mẻ” và 33.3% đưa ra ý kiến trung lập. Việc kiểm định mẫu độc lập với độ tin cậy 95% cũng cho ra kết quả không có sự khác biệt đáng kể giữa những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm và có nhiều kinh nghiệm; hay giữa thu nhập cao và thu nhập thấp hơn khi đánh giá nhận định “đầu tư vào thị trường hàng hóa là hình thức đầu tư mới mẻ”. Họ đều có thái độ trung lập đối với nhận định trên. Cho thấy, đầu tư vào thị trường hàng hóa vẫn còn là hình thức mới mẻ đối với các nhà đầu tư tài chính. Mặc dù từ trước đến nay tại Việt Nam đã có nhiều sàn giao dịch các loại hàng hóa bên cạnh sàn cà phê như thép, đường, cao su…nhưng Trang 49 vẫn chưa thật sự thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư, chỉ có khoảng 23% cho rằng thị trường hàng hóa không mới mẻ đối với họ. Do đó, khi được hỏi về Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột chỉ gần một nửa các nhà đầu tư chứng khoán (48.7%) biết đến Trung tâm. Hơn phân nửa còn lại thì chưa từng biết đến. Tóm lại, ngoại trừ các công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê thì hơn một nửa các đối tượng còn lại đều không biết đến BCEC. Mặc dù Trung tâm đã tổ chức nhiều buổi hội thảo thu hút thành viên hướng đến nông dân và đại lý nhưng công tác tuyên truyền cho buổi hội thảo không được chú trọng nên hầu như không ai biết đến để tham gia. Trung tâm chỉ chú trọng đến công tác tuyên truyền tại các doanh nghiệp chứ chưa thật sự chú trọng đến những đối tượng quan trọng nhất đó là nông dân. Do đó, cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng cáo, tuyên truyền về Trung tâm và về hội thảo do Trung tâm tổ chức, đặc biệt là hướng đến đối tượng nông dân trước tiên, để gia tăng mức độ nhận biết về lợi ích, hiệu quả mà Trung tâm đem lại cho mỗi đối tượng. 2.3.3.6 Nhận thức của các đối tượng về lợi ích của BCEC 2.3.3.6.1 Nhận thức của nông dân chưa tham gia (Xem thêm phụ lục 47) Để đánh giá mức độ nhận thức của nông dân về những lợi ích khi giao dịch qua sàn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những lợi ích cụ thể để nông dân lựa chọn. Hơn một nửa nông dân (51%) biết đến Trung tâm đồng ý rằng bán cà phê qua sàn mang lại độ an toàn cao. Số nông dân còn lại thì chưa xác định được và không ai khẳng định bán cà phê qua sàn là không an toàn. Đối với những nhận định là bán cà phê qua sàn được thanh toán nhanh, không bị ép giá, cân đo chính xác thì người nông dân có mức độ đồng ý tương tự nhau. Trên 46% nông dân bày tỏ thái độ đồng tình, chỉ có đến 3% không đồng ý, và một tỷ lệ tương đối lớn (hơn 48%) nông dân chưa xác định được cụ thể lợi ích vì chưa được hiểu rõ về Trung tâm. Khi hỏi ý kiến đánh giá của nông dân về việc Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột đem lại lợi ích cho đối tượng nào nhận được kết quả như sau: BCEC mang lại lợi ích cho đối tượng nông dân được lựa chọn nhiều nhất (hơn 56%), tiếp theo là Trang 50 cho chính Trung tâm ( hơn 50%), cho công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê (gần 50%), cho Nhà nước (21%) và cuối cùng là cho đối tượng đại lý (13%). Tuy chưa hiểu rõ về lợi ích của Trung tâm cũng như quá trình giao dịch tại Trung tâm nhưng phần đông nông dân đều nhận biết được Trung tâm lập ra nhằm đem lại lợi ích cho chính đối tượng này. Số lượng nông dân chưa xác định được ý kiến Trung tâm đem lại lợi ích cho đối tượng nông dân và chưa xác định được lợi ích cụ thể của Trung tâm chiếm số lượng lớn hơn rất nhiều so với số nông dân không đồng ý ( hơn 40% so với 3%). Như vậy, những thông tin về BCEC tiếp cận đến nông dân tuy còn hạn chế nhưng theo chiều hướng tốt, Trung tâm nên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền hơn nữa, đưa hình ảnh của mình đến với nông dân một cách sâu rộng hơn để mọi nông dân đều nhận thấy được lợi ích cụ thể của mình khi tham gia qua sàn. 2.3.3.6.2 Nhận thức của thành viên bán ( Xem thêm phụ lục 48) Thành viên bán được khảo sát những câu hỏi giống như nông dân chưa tham gia qua sàn về lợi ích của những đối tượng mà BCEC mang lại, thì có đến hơn 83% trong tổng số cho rằng BCEC không đem lại lợi ích gì cho nhà nước, chỉ chưa đến 17% xác định BCEC có đem lại lợi ích cho nhà nước. Đa số các thành viên này (75%) đồng ý rằng BCEC đem lại lợi ích cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu; đặc biệt có đến 90% thành viên bán khẳng định BCEC đem lại lợi ích cho chính Trung tâm. Thành viên bán cũng đánh giá hoạt động của Trung tâm hầu như không đem lại lợi ích cho các đại lý (có đến 83% không lựa chọn đáp án này). Và chỉ hơn một nửa trong số này (57%) cho là trung tâm có đem lại lợi ích cho nông dân, đây có thể là lý do khiến cho sau một thời gian giao dịch thì các thành viên này không muốn bán cà phê qua sàn nữa. Gần như tất cả số thành viên bán (29/30) được khảo sát đều đồng tình với nhận định rằng bán cà phê qua sàn có độ an toàn cao. Tuy nhiên chỉ hơn một nửa thành viên cho rằng bán cà phê qua sàn được thanh toán nhanh và không bị ép giá. Việc cân đo chính xác của Trung tâm có 87% thành viên đồng ý. Thành viên bán đã tham gia qua sàn nên cũng ít nhiều biết đến quá trình giao dịch cũng như lợi ích mà BCEC mang lại. Nhưng sau khi giao dịch, phần đông thành viên bán chỉ nhận thức được lợi ích BCEC mang lại cho các công ty tham gia mua qua sàn và Trung tâm là chủ yếu, chứ không nhiều thành viên nhận thức được lợi ích Trang 51 mang đến cho họ. Hầu hết thành viên đều nhận thức được lợi ích cụ thể của Trung tâm là đem lại mức độ an toàn cao khi tham gia giao dịch; nhưng vẫn còn nhiều thành viên thấy rằng mua bán qua sàn có thời gian thanh toán tiền chậm và còn xảy ra hiện tượng bị ép giá; một số ít nhận thấy việc cân đo, kiểm tra chất lượng tại Trung tâm chưa chính xác. Những nhận thức này của thành viên bán bị tác động bởi hoạt động thực tiễn của Trung tâm cũng như hoạt động hội thảo tuyên truyền chưa hiệu quả khiến cho họ chưa nhận thức đúng và đủ đối với vai trò, lợi ích cụ thể của Trung tâm. 2.3.3.6.3 Nhận thức của công ty chế biến, kinh doanh, xuất khẩu cà phê Trong số 11 công ty khảo sát thì phần lớn các công ty cho rằng hoạt động của BCEC nhằm mang lại lợi ích cho chính tổ chức này và cho nông dân; chỉ có 7 công ty cho rằng lợi ích BCEC mang đến cho chính đối tượng công ty kinh doanh cà phê và nhà nước; một số lượng ít các công ty cho rằng BCEC mang lại lợi ích cho các đại lý và các nhà đầu cơ. Đối với công ty đã tham gia giao dịch qua BCEC có 1 công ty cho rằng lợi ích chỉ dành cho BCEC và nông dân, và 1 công ty cho rằng lợi ích dành cho cả 4 đối tượng: nhà nước, BCEC, nông dân, công ty kinh doanh cà phê, còn với đối tượng nhà đầu tư tài chính thì vẫn chưa xác định đươc. Khi được hỏi về lợi ích cụ thể cho chính đối tượng công ty khi giao dịch qua BCEC thì đa phần các công ty đều đồng ý về việc sàn giao dịch thanh toán và giao nhận hàng nhanh chóng, giúp công ty có đủ nguồn hàng có chất lượng tốt. Đối với lợi ích giúp công ty bảo hộ khi giá cả biến động và giảm chi phí, thời gian thu gom cà phê thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp không đồng tình với ý kiến này. Số còn lại thì chưa xác định được lợi ích cụ thể vì chưa hiểu nhiều về BCEC. Trong số những ý kiến đánh giá của 11 công ty thì có 1 công ty đã tham gia vào BCEC không đồng ý với lợi ích giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian thu gom cà phê vì lượng cà phê bán qua sàn hiện tại vẫn rất thấp không đủ để thu mua nên vẫn phải thu mua từ đại lý, nông dân. 2.3.3.6.4 Nhận thức của nhà đầu tư tài chính (Xem thêm phụ lục 49) Để đánh giá nhận thức của các nhà đầu tư tài chính về lợi ích của thị trường hàng hóa giao sau nói chung và BCEC nói riêng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nhận thức chung của các nhà đầu tư tài chính đối với thị trường này. Trang 52 Khi được hỏi ý kiến của các nhà đầu tư về nhận định “ đầu tư vào thị trường hàng hóa có mức độ rủi ro cao” có sự đánh giá khác nhau của các nhà đầu tư. Số lượng giữa các nhà đầu tư đồng ý hay không đồng ý hay tỏ thái độ trung lập với nhận định này là như nhau. Đa số các nhà đầu tư đều có thái độ trung lập đối với những nhận định “ đầu tư hàng hóa có tỷ suất sinh lời cao”, “thị trường hàng hóa có thông tin minh bạch”, “thị trường hàng hóa có tính thanh khoản cao” . Với nhận định “ đầu tư vào thị trường hàng hóa phải có vốn lớn” thì có trên 50% nhà đầu tư đồng ý với nhận định này, 15.4% đưa ra ý kiến trung lập và trên 33% các nhà đầu tư là không đồng ý. Tiến hành kiểm định mẫu độc lập với độ tin cậy 95% cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhà đầu tư chứng khoán có thu nhập cao (lớn hơn 10 triệu đồng/tháng) và những nhà đầu tư có thu nhập thấp hơn ( dưới 5 triệu đồng/tháng) với nhận định “ đầu tư vào thị trường hàng hóa cần phải có vốn lớn”. Những người có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng thì ở gần mức đồng ý với nhận định này hơn (trị trung bình 3.64). Những người có thu nhập lớn hơn 10 triệu đồng/tháng thì ở giữa mức không đồng ý và trung lập (trị trung bình 2.77) Những nhà đầu tư chứng khoán vẫn chưa có sự am hiểu nhất định về thị trường hàng hóa cũng như những lợi ích nhận được khi đầu tư vào loại thị trường này. 2.3.3.7 Tiềm năng của BCEC 2.3.3.7.1 Đối với nông dân (Xem thêm phụ lục 50) Tuy chỉ có gần 40% số nông dân được hỏi biết đến Trung tâm nhưng khi được giới thiệu về lợi ích của BCEC thì có tới 46% mong muốn tìm hiều về BCEC cũng như cách thức tham gia qua sàn. Chỉ có hơn 10% khẳng định là không muốn tham gia. Số còn lại thì chưa xác định được có mong muốn tham gia giao dịch hay không. Nếu Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng này trong việc tìm hiểu thông tin về sàn và nhận thức được lợi ích của sàn thì sẽ gỡ bỏ được phần nào những khó khăn gặp phải khi thu hút các đối tượng bán tham gia 2.3.3.7.2 Đối với đại lý (Xem thêm phụ lục 51) Tất cả đại lý biết đến BCEC đều cho rằng sự ra đời và phát triển của BCEC không ảnh hưởng gì đến hoạt động thu mua của đại lý, tức là theo quan điểm của đại lý BCEC không phải là nơi cung cấp nguồn hàng cho mình và sự phát triển của BCEC Trang 53 cũng không ảnh hưởng gì đến lượng cà phê của nông dân bán qua cho đại lý. Như vậy, mức độ sẵn sàng tham gia qua sàn của các đại lý còn thấp, hiện tại họ không có nhu cầu mua bán hàng hóa giao ngay qua sàn. Để đánh giá khả năng đầu cơ của các đại lý từ đó rút ra được tiềm năng của sản phẩm cà phê kỳ hạn tại BCEC, nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi nhằm thăm dò mức độ chấp nhận rủi ro của đối tượng này và nhận được kết quả như sau: có 76% đại lý chỉ muốn đầu tư vào những nơi có mức độ rủi ro thấp nhất như gửi tiền vào ngân hàng hơn là đầu tư vào các kênh rủi ro khác, khoảng 13% chấp nhận rủi ro ở mức vừa phải, còn lại hơn 10% chấp nhận rủi ro cao để được sinh lời nhiều. Như vậy, 23% đại lý dám chấp nhận rủi ro này chính là những đối tượng mua bán tiềm năng hợp đồng kỳ hạn tại BCEC. Nhưng điều này không có nghĩa là số lượng các đại lý tiềm năng tham gia đầu cơ thông qua sản phẩm kỳ hạn của BCEC sẽ dừng lại ở mức này, vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tính thanh khoản của hợp đồng, cũng như hỗ trợ của BCEC trong việc trang bị kiến thức cho họ khi tham gia hoạt động đầu cơ qua sàn. 2.3.3.7.3. Đối với công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê Tất cả các công ty được hỏi đều chưa có ý định tham gia qua sàn. Nhưng đa số các công ty trả lời rằng chờ xem sàn hoạt động như thế nào rồi mới có ý định tham gia. Và các công ty đều đồng ý sẵn sàng tham gia khi sàn hoạt động hiệu quả, thu hút được nhiều đối tượng bán qua sàn. Với những ý kiến đưa ra như vậy, cho thấy các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia qua sàn nếu như chưa thu hút đông đảo đối tượng bán. Cho nên, Trung tâm cần phải tập trung thu hút đối tương bán mà chủ yếu là người nông dân trước tiên thì lúc đó các doanh nghiệp sẽ tự động tham gia mua bán qua sàn. 2.3.3.7.4 Đối với nhà đầu tư tài chính a) Đặc điểm đầu tư của các nhà đầu tư tài chính (Xem thêm phụ lục 52) Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhà đầu tư chứng khoán trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư vừa và nhỏ (có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng đến 10 triệu đồng/tháng) và số lượng rất ít những nhà đầu tư lớn (thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng). Sau khi khảo sát thì được biết hơn một nửa các nhà đầu tư (hơn 56%) khẳng định đầu tư qua thị trường chứng khoán là kênh đầu tư chính của họ. Một tỷ lệ ít hơn cho biết kênh đầu tư khác mới là kênh đầu tư chính (gần 44%). Trang 54 Hiện có 55.6% các nhà đầu tư chứng khoán tham gia vào các kênh đầu tư khác. Trong số các nhà đầu tư đó thì phần lớn đang tham gia vào thị trường bất động sản (38%). Điều này cho thấy nếu không kể đến kênh đầu tư chứng khoán thì hiện tại kênh đầu tư bất động sản đang thu hút các nhà đầu tư nhiều hơn các hình thức khác. Một tỷ lệ nhỏ hơn tham gia vào thị trường vàng (23%). Đối với thị trường ngoại tệ thì có ít người tham gia hơn (hơn 10%) và có gần 8% tham gia đầu tư vào hình thức khác ngoài các hình thức đã nêu trên. Đặc biệt chưa có ai trong mẫu tham gia vào thị trường hàng hóa. Gần 36% các nhà đầu tư tài chính xác định chiến lược đầu tư vào thị trường chứng khoán hiện nay của họ là đầu tư vào các công ty có rủi ro cao nhưng có tỷ suất sinh lợi cao. Những người này có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn hai nhóm còn lại. Chỉ có hơn 28% xác định chiến lược của họ là đầu tư vào các công ty có tỷ suất sinh lợi thấp nhưng ổn định. Các nhà đầu tư còn lại thì có chiến lược khác trong đó bao gồm cả chiến lược phối hợp hai hình thức đầu tư trên. b) Đánh giá mức độ hấp dẫn của các kênh đầu tư (Xem thêm phụ lục 53) Hình 2.11: Biểu đồ đánh giá mức độ hấp dẫn hiện nay của các kênh đầu tư Trong số 5 kênh đầu tư phổ biến được đưa ra thì các nhà đầu tư tài chính trong mẫu đánh giá kênh đầu tư chứng khoán là kênh hấp dẫn nhất, 48.7% xếp kênh này ở mức độ hấp dẫn nhất, trên 64% xếp ở hai mức hấp dẫn hàng đầu. Tuy vậy vẫn có ¼ các nhà đầu tư cho rằng thị trường chứng khoán là kênh đầu tư kém hấp dẫn hơn các kênh khác. Kênh đầu tư được đánh giá cao tiếp theo về mức độ hấp dẫn là kênh đầu tư vàng, kế tiếp là đến bất động sản. Kênh đầu tư về hàng hóa có sự nhận định khác nhau 64,1 51,3 35,9 30,8 17,9 0 10 20 30 40 50 60 70 chứng khoán vàng bất động sản hàng hóa ngoại tệ Trang 55 giữa các nhà đầu tư. Hơn 30% xếp đầu tư qua thị trường hàng hóa là kênh hấp dẫn thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có gần 65% cho rằng kênh đầu tư này kém hấp dẫn hơn các kênh khác. Và cuối cùng, kênh đầu tư ngoại tệ được đánh giá ít hấp dẫn nhất. Tóm lại, trong 5 kênh đầu tư được đưa ra để các nhà đầu tư đánh giá về mức độ thỏa mãn cho thấy đầu tư qua thị trường hàng hóa hiện còn đang kém hấp dẫn hơn so với các kênh chứng khoán, vàng, bất động sản. c) Đánh giá tiềm năng của thị trường hàng hóa giao sau ( Xem thêm phụ lục 54) Hiện nay, đa số các nhà đầu tư chứng khoán bên cạnh kênh đầu tư hiện tại đều chưa quan tâm, tìm kiếm đến kênh nào khác. Có 20.5% các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào thị trường bất động sản, 10.3% có ý định đầu tư vào vàng, số lượng rất ít các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào thị trường hàng hóa (5.1%). Dù chưa hiểu biết về thị trường hàng hóa cũng như lợi ích của việc đầu tư vào thị trường này nhưng đa số các nhà đầu tư (trên 43%) đồng ý với nhận định “thị trường hàng hóa sẽ thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong 2-5 năm tới”, trên 35% đưa ra ý kiến trung lập và trên 23% là không đồng ý. Khi được giới thiệu về Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột thì có đến 41% các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về kênh đầu tư mới này. Đây là điều kiện thuân lợi cho Trung tâm trong việc tiếp cận với các nhà đầu tư. Có 30% nhà đầu tư khẳng định rằng không muốn tìm hiểu còn gần 30% còn lại thì chưa xác định. Như vậy, thị trường hàng hóa hiện tại chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nhưng đây thật sự là một thị trường tiềm năng vì số lượng các nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận là tương đối lớn phù hợp với đặc điểm của thị trường hàng hóa khi tham gia với mục đích đầu cơ: rủi ro cao nhưng lợi nhuận cao. 2.4 Những thuận lợi và khó khăn của BCEC 2.4.1 Thuận lợi - Trung tâm có vị trí địa lý thuận lợi khi nằm trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc – nơi trồng và thu hoạch cà phê lớn nhất cả nước và gần với hầu hết người mua và người bán mặt hàng này. Hơn nữa Trung tâm lại được đặt trên tuyến đường chính nên dễ thu hút được sự chú ý của người dân. Trang 56 - Hệ thống thông tin ngày càng phát triển giúp cho BCEC tiếp cận dễ dàng hơn với các đối tượng sản xuất, kinh doanh cà phê tại địa bàn tỉnh Đắc Lắc và trên khắp cả nước. - Trung tâm là loại hình đầu tư 100% vốn nhà nước nên được nhà nước, ủy ban nhân dân và các đơn vị hành chính tại tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, Trung tâm còn được sự hỗ trợ rất lớn từ cơ quan phát triển Pháp (AFD). Sự hỗ trợ bao gồm kinh phí cho tư vấn dự án, tư vấn pháp lý, đào tạo, dịch vụ thông tin, và hệ thống công nghệ thông tin. Đây là nguồn kinh phí rất lớn cho các hoạt động nỗ lực phát triển của trung tâm. - Các đối tác ủy thác, các thành viên môi giới là những đơn vị có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thực hiện cũng đã hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động phát triển của Trung tâm; góp phần làm tăng thêm uy tín của BCEC trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, ký gửi, giao nhận, thanh toán. - Trung tâm được đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa cà phê với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu mua bán, ký gửi cà phê của người dân, ngoài ra việc gửi cà phê trong kho được đảm bảo an toàn tuyệt đối chính là thuận lợi của Trung tâm để thu hút đông đảo người dân ký gửi và từ đó tiến hành giao dịch tại đây. - Bên cạnh hợp đồng giao ngay, hợp đồng giao sau ra đời với lợi ích cung cấp cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh công cụ bảo hộ rủi ro giá cả và cung cấp cho các nhà đầu tư một kênh đầu tư mới, hấp dẫn góp phần đa dạng hóa các đối tượng hoạt động giao dịch trên sàn, làm gia tăng tính sôi nổi của thị trường. - Đội ngũ nhân viên được huấn luyện đào tạo thường xuyên, có những kiến thức cơ bản về việc giao dịch trên thị trường hàng hóa và đặc biệt có nhiệt huyết, đam mê là nguồn lực lớn hỗ trợ cho hoạt động của trung tâm. - Ban lãnh đạo, điều hành trung tâm là những người có kiến thức, kinh nghiệm cao trong thị trường, luôn tư duy, sáng tạo, đổi mới để khắc phục những yếu kém và nâng cao hiệu quả của trung tâm. 2.4.2 Khó khăn - Những quy định của nhà nước, Chính phủ và cơ quan quản lý đối với hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa như Luật Thương mại năm 2005, Nghị định Trang 57 158/2006/NĐ-CP, Thông tư 03/2009/TT-BCT... hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc kiểm soát thành viên, quản trị giao dịch, bảo vệ nhà đầu tư. Bên cạnh đó, vẫn chưa có các quy định về tài chính, thanh toán bù trừ áp dụng cho hoạt động của các Sở giao dịch hàng hóa. - Hiện nay thị trường cà phê đang diễn biến theo chiều hướng thuận lợi, giá cà phê trong nước đang tăng cao và lập mức kỷ lục chưa từng có từ trước đến nay nên hiện tượng các đại lý ép nông dân bán cà phê với giá thấp không còn xảy ra. Sau những lần gặp phải rủi ro đại lý không thanh toán tiền, người nông dân dè chừng và cẩn thận hơn khi lựa chọn nơi bán, họ chỉ bán tại những đại lý thật sự có uy tín. Do vậy muốn mua được hàng các đại lý đều phải điều chỉnh lại hoạt động thu mua như nâng cao uy tín, thanh toán tiền ngay cho nông dân khi yêu cầu và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho vay, ứng trước khiến cho người nông dân khá thỏa mãn với những yếu tố giá cả, thời gian thanh toán tiền tại nơi bán hiện tại nên chưa thật sự mong muốn tìm kiếm một nơi nào khác để bán. Trong khi đó, giao dịch qua sàn còn có nhiều mặt hạn chế như: + Thực hiện ký gửi và giao dịch tại Trung tâm phải chi trả nhiều loại phí khác nhau. Đây là một trong những yếu tố gây cản trở mong muốn của nông dân tiếp cận với sàn và cũng là yếu tố gây bất mãn nhiều nhất cho các đối tượng đã và đang giao dịch tại sàn. + Chưa đưa ra nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ để giúp cho việc mua bán của các đối tượng thuận tiện và dễ dàng hơn. Đặc biệt là hiện tại trung tâm chỉ có 1 hệ thống kho nhận gửi cà phê du

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật.pdf
Tài liệu liên quan