Lý thuyết kinh tế học chỉ ra rằng nếu một doanh nghiệp, một tổ chức nào đó trong nền kinh tế biết sử dụng người lao động hợp lý, có các chế độ ưu đãi và chính sách đãi ngộ thích hợp cho người lao động, doanh nghiệp đó sẽ thu hút được lực lượng lao động có tay nghề cao, sẽ ngày càng phát triển ổn định và hưng thịnh.
Người lao động- nhân tố cơ bản quyết định chất lượng sản phẩm làm ra - mà các chính sách, chế độ, hay các biện pháp của công ty tác động trực tiếp tới họ. Qua thực tiễn phát triển của công ty ta thấy ngay được sự ảnh hưởng này. Khi còn phụ thuộc tổng cục hàng không dân dụng Việt nam, hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, không tính toán lỗ lãi, do đó cũng không có các chế độ ưu đãi thích hợp với người lao động. Các quĩ khen thưởng, phúc lợi và phát triển sản xuất chia theo bình quân đầu người nên không khuyến khích được ngươì lao động tìm các biện pháp sáng tạo cải tiến kỹ thuật, người lao động không chú trọng tới chất lượng sản phẩm sản xuất. Họ chỉ tiến hành sản xuất và giao nộp theo số lượng ngành giao cho. Kéo theo đó hoạt động sản xuất kinh doanh không được phát triển. Đến khi tự hạch toán kinh doanh, trang trải nợ nần thì công ty chú trọng tới hiệu quả của sản xuất. Các quĩ khen thưởng, phúc lợi và phát triển sản xuất được phân bổ theo kết quả lao động của CBCNV.
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty TNHH Sao Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như sau:
P. Giám đốc
Giám đốc
P. TC - HC
P. kế toán
P. kế hoạch
Tổ cơ - điện
PX giấy VS
PX sách
PX Chế bản
PX FLexo
PX ofset
Chi nhánh phía Nam
Chi nhánh phía nam được tổ chức thành một phân xưởng, vừa sản xuất vừa thực hiện các hoạt động dịch vụ, đại diện và kinh doanh sản xuất. Nhiệm vụ sản xuất của chi nhánh là giấy vệ sinh, túi nôn, giấy thơm đóng hộp phục vụ vận tải hàng không. Về tổng quát, công ty in hàng không là một loại doanh nghiệp Nhà nước có qui mô nhỏ, tổ chức bộ máy quản lý gọn thích ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty hàng không dân dụng Việt nam. Khi chuyển sang mô hình công ty, nhờ nguồn vốn được bổ sung với qui mô lớn, tài sản và thiết bị có sự tăng trưởng nhanh. Đến 1999, trên hai dây chuyền sản xuất chính, thiết bị kỹ thuật được đổi mới về cơ bản. Dây chuyền Flexo được trang bị hai máy in cuốn, 4 màu của Đài Bắc và Hàn Quốc, một bộ dây chuyền chế bản in hiện đại cũng của Đài bắc. Dây chuyền ofset được trang bị 5 máy in màu nhiều trang, tờ rời, một bộ hoàn chỉnh phục vụ chế bản in của Công hoà liên bang Đức. Để tăng công suất làm việc của công đoạn tạo màu, công ty trang bị một dàn máy vi tính hiện đại, phục vụ cho cả hai dây chuyền. Năm nay công ty đang xúc tiến việc mua một máy in 7 màu của Mỹ, để nhằm thực hiện tăng thêm 20% khối lượng in ấn hàng năm.
Tổng số cán bộ nhân viên toàn công ty, đến năm 1999 là 134. Số CNV trực tiếp sản xuất là 115, chiếm 81,5%. Đến nay hầu như 100% công nhân được đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành in, 57,4% công nhân sản xuất có tuổi đời dưới 35; 36,8% công nhân ở độ tuổi từ 35 - 45; 5,6% có tuổi từ 45 - 50. So với nhiều đơn vị khác của ngành in, công nhân của công ty in hàng không khá trẻ, một bộ phận lớn vừa tuyển vào trong mấy năm gần đây và được đào tạo cơ bản, có ý thức nghề nghiệp và thích ứng với yêu cầu của công nghiệp hiện đại. Toàn công ty có 13 cán bộ có trình độ từ đại học trở lên (1 Thạc sĩ kinh tế); 18 người có trình độ trung cấp, chiếm 12,7% và 68 người là công nhân kỹ thuật chiếm 48,2%. Bên cạnh những thuận lợi về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý đã nêu ra ở trên, hiện tại công ty cũng có những khó khăn, thách thức khá lớn. Đó là:
- Thứ nhất, sự cạnh tranh của thị trường in mỗi ngày một quyết liệt. Hàng năm công ty chỉ nhận được đơn đặt hàng của Tổng công ty hàng không dân dụng từ 45 - 50% khối lượng trang in, một nửa công suất thiết bị và nhân lực của công ty tuỳ thuộc vào khả năng khai thác từ thị trường ngoài ngành. Ngoài một số bạn hàng khá ổn định như Viện Thú ý trung ương, công ty bóng đèn phích nước Rạng đông, hãng hàng không quốc gia Lào... Công ty phải cạnh tranh để mở rộng đối tượng phục vụ, nhận in gia công trên bao bì, cung ứng giấy vệ sinh, giấy ăn thơm... cho một số đơn vị khác. Hình thức tổ chức in của tư nhân với thiết bị hiện đại dịch vụ linh hoạt, bộ máy gọn nhẹ, có thể trốn thuế đang là đối thủ cạnh tranh rất mạnh với công ty in hàng không nói riêng và các cơ sở in quốc doanh nói chung.
- Thứ hai, sự cạnh tranh đầu tư đổi mới kỹ thuật hiện đại của ngành in. Chất lượng sản phẩm in phụ thuộc rất căn bản vào chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị. Gần 1/2 thế kỷ qua kỹ thuật và công nghệ in đã phát triển rất nhanh, tạo sức cạnh tranh cho nhiều cơ sở có vốn lớn. Tuy vậy, giá thành máy in hiện đại vẫn rất cao, vượt quá khả năng của những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu công ty vay vốn để đổi mới thiết bị, thường phải trả lãi rất lớn đội giá thành khó giữ được thị phần, kể cả những đơn đặt hàng của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Nếu chờ tích luỹ từ nội bộ, thường khó thực hiện, hoặc không thể mua sắm được những thiết bị hiện đại. Bài toán về tạo nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động, đang là một thách thức đối với những người quản lý công ty.
- Thứ ba, trình độ đội ngũ cán bộ CNV của công ty mặc dù đã có sự tăng trưởng khá nhanh về lượng và chất, nhưng về cơ bản vẫn cần có sự đầu tư lớn hơn và qui hoạch phát triển cao hơn. Thiết bị kỹ thuật hiện đại chỉ là một điều kiện cần, nhưng nhân tố có tính quyết định để sử dụng thiết bị, kỹ thuật đó là con người. Đội ngũ lao động lành nghề, trình độ quản lý cao, ý thức trách nhiệm của công nhân, lao động về chất lượng sản phẩm được tạo ra, là lợi thế mạnh mẽ của cạnh tranh. Những yêu câu như vậy đối với công ty in hiện nay là một thách thức lớn.
2. Chất lượng sản phẩm in và những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty In hàng không những năm gần đây.
Như phần lý thuyết đã nêu, in là một hoạt động sản xuất, dịch vụ chuyên ngành. Sản phẩm của công ty in vừa có tính sản xuất vật chất, vừa là một dịch vụ văn hoá. Do đó yêu cầu đối với một sản phẩm in rất đa dạng và khắt khe. Có những sản phẩm in thoả mãn những yêu cầu của nhóm người này nhưng lại không phù hợp với yêu cầu của nhóm người khác. Có những người tiêu dùng ưa thích hình dáng bên ngoài phải nổi, phải hoa mỹ. Có những người tiêu dùng lại chuộng phần trình bày và trang trí bên trong, người ưa thích màu này, người lại ưa màu khác... Chất lượng sản phẩm in được người tiêu dùng quan niệm rất khác nhau, với những yêu cầu cao, và đặc biệt chất lượng sản phẩm in phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để có được một sản phẩm in tới tay người tiêu dùng phải trải qua những giai đoạn, những quá trình. Thực hiện chính xác mỗi khâu, mỗi quá trình trong công đoạn sản xuất là sự đảm bảo cho tính hoàn thiện của sản phẩm in.
Chất lượng sản phẩm in chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng trong đề án này với khối lượng dữ liệu về công ty In hàng không hiện có, chúng tôi phân tích những nỗ lực của công ty trên các phương diện sau:
+ Công nghệ kỹ thuật in: biểu hiện qua việc đầu tư vốn sản xuất mua sắm trang bị các thiết bị kỹ thuật công nghệ in hiện đại của khu vực và thế giới của công ty qua một một số năm.
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty thông qua chỉ tiêu về lực lượng lao động ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, tay nghề người lao động không ngừng được nâng cao đáp ứng sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngành công nghiệp in và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.
+ Các chính sách đối với người lao động của công ty qua các chỉ tiêu: chế độ ưu đãi với cán bộ CNV, các chính sách đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động (tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp...)
+ Một số dịch vụ triển khai để nâng cao hơn chất lượng sản phẩm in như dịch vụ cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào, dịch vụ cung cấp điện, nước, phù trợ khác cho qúa trình sản xuất...
Đương nhiên, còn rất nhiều yếu tố khác nữa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới chất lượng sản phẩm, nhưng với giới hạn vạch ra của chuyên đề thực tập ở trên, bài viết chỉ tập trung phân tích 4 yếu tố cơ bản nhất liên quan tới chất lượng sản phẩm, thông qua đó cho phép đánh giá tương đối toàn diện những nỗ lực mà công ty In hàng không đã cố gắng, và đạt được những thành công đáng kể trong mấy năm gần đây.
2.1. Các yếu tố về công nghệ kỹ thuật.
Với ngành công nghệ in nói chung và với công ty In hàng không nói riêng công nghệ in là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm in cũng như quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty trên thị trường. Công nghệ in được chú trọng đầu tư và thường xuyên đổi mới giúp cho chất lượng sản phẩm in ngày càng nâng cao và tăng cường sức cạnh tranh của công ty. Có thể phân tích điều này qua các giai đoạn phát triển của công ty.
Tiền thân của công ty In hàng không là xưởng In hàng không dân dụng, mà trước đó là một cơ sở In Typo của bình đoàn 678 - Bộ quốc phòng. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của xưởng In hàng không là in ấn các tài liệu, mẫu biểu, chứng từ, vé, một số nhãn mác của ngành. Khi mới thành lập xưởng có 34 CBCNV, với thiết bị chính được trang bị gồm 3 máy In Typo loại 4 trang, 6 trang và 8 trang, của Trung quốc; một số máy chữ, hệ thống tạo màu, chế bản nửa cơ khí. Những thiết bị, máy móc của xưởng đã qua sử dụng nhiều năm, công suất rất thấp. So với công nghệ in của của thế giới thì công nghệ của xưởng in hàng không đã bị bỏ qua gần trăm năm, mà so với các cơ sở in trong nước thì công nghệ đó cũng vào loại cũ kỹ và lạc hậu. Chính vì vậy chất lượng các sản phẩm in của xưởng không cao, không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi. Mặc dù là một xưởng phục vụ công tác in ấn của ngành, nhưng rất nhiều tài liệu, mẫu biểu, đặc biệt vé máy bay, ngành vẫn phải thuê ngoài. Nhất là giai đoạn từ 85 - 90, cơ chế bao cấp làm cho xưởng không phải tính toán lỗ lãi, hoạt động hoàn toàn theo kế hoạch của tổng cục. Thiết bị không được đầu tư và do đó chất lượng không hề thayđổi. Các sản phẩm in của xưởng không có tính cạnh tranh, không có một đơn đặt hàng nào ngoài ngành. Kết quả là trong giai đoạn đó không tạo ra một sự thay đổi lớn về sản xuất kinh doanh, không thúc đẩy sản xuất kinh doanh của xưởng.
Đến năm 1990, tổ chức lại hoạt động của ngành hàng không dân dụng theo hướng hiện đại hoá, xưởng in hàng không được chuyển thành xí nghiệp in hàng không. Cùng với sự thay đổi đó, tổng cục hàng không đã thấy được tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật đối với việc in ấn phục vụ ngành. Ngành hàng không đã trang bị một máy ofset, in màu nhiều trong cho xí nghiệp In hàng không, số vốn là 300 triệu. Sự đầu tư trang bị này đã làm thay đổi cơ bản chất lượng sản phẩm in và do đó làm thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Xí nghiệp đã đảm nhận phần lớn công việc in ấn phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành hàng không dân dụng, kể cả một số dịch vụ trước đây phải thuê ngoài. Chất lượng sản phẩm in đã được nâng cao, đã bắt đầu có tính cạnh tranh với các sản phẩm in cùng loại trên thị trường nội địa. Tuy nhiên,do công nghệ được đầu tư chỉ ở mức trung bình so với công nghiệp in trong nước, vẫn kém xa và thuộc loại lạc hậu so với sự phát triển của thế giới và khu vực, lại chịu sự ảnh hưởng của cơ chế bao cấp cũ, nên một số sản phẩm in của ngành đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao vẫn phải thuê ngoài, xí nghiệp in chưa vượt ra được thị trường, chưa đứng vững bằng sức mạnh của mình.
Khi toàn bộ ngành hàng không dân dụng đã chuyển hẳn sang mô hình tổ chức tổng công ty và thực hiện hạch toán, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của mình, xí nghiệp in hàng không cũng phải tổ chức lại dưới hình thức công ty in hàng không. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới tìm cách thích nghi với sự cạnh tranh gay gắt. Là một tế bào của nền kinh tế, công ty in hàng không cũng không thoát khỏi sự kiểm nghiệm nghiệt ngã của cơ chế cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi công ty in hàng không không phải có những đột phá mới, phát triển mở rộng thị trường, thôn tính các doanh nghiệp in khác cùng sản xuất sản phẩm. Trước hết công ty in hàng không phải chiếm lĩnh phần lớn các nhu cầu về sản phẩm in của ngành và mở rộng sản xuất kinh doanh ra thị trường bên ngoài ngành. Để thực hiện mục tiêu đó, đầu tư khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại là một giải pháp hữu hiệu và tất yếu. Tuy nhiên, các thiết bị công nghệ hiện đại lại cần một lượng vốn đầu tư rất lớn, đây chính là bài toán nan giải đối với công ty in hàng không nói riêng và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nói chung.
Khi thành lập công ty, tổng số vốn được giao là 2,3 tỉ, đến năm 1999 công ty vay bổ sung là 15 tỉ và vốn tự có là 3 tỉ. Với số vốn đó công ty đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt hai dây chuyền công nghệ sản xuất: công nghệ in máy ofset (in tờ rời) và công nghệ in Flexo (in cuốn trên mọi chất liệu). Dây chuyền Flexo được trang bị hai máy in cuốn 4 màu của Đài Bắc và Hàn Quốc, một bộ dây chuyền chế bản in hiện đại cũng của Đài Bắc. Dây chuyền ofset được trang bị 5 máy in màu nhiều trang, tờ rời, một bộ hoàn chỉnh phục vụ chế bản in của CHLB Đức. Công ty lại đầu tư lắp đặt một dàn máy vi tính hiện đại, phục vụ cho cả dây chuyền trong công đoạn tạo màu và thiết kế. Đây là hai dây chuyền hiện đại nhất so với công nghiệp in ấn của nước ta. Vơí sự đầu tư này sản phẩm in của công ty ngày một đa dạng phong phú, với nhiều màu sắc khác nhau đáp ứng được nhu cầu về in ngày càng cao của người tiêu dùng. Công ty không chỉ sản xuất giấy ăn thơm, giấy vệ sinh, tạp chí hàng không mà còn in các nhãn mác gia công trên bao bì, sản xuất túi nôn hàng không và đặc biệt là sản xuất vé máy bay các loại - một sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao và chất lượng tốt. Tất cả các sản phẩm của công ty đã cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của các cơ sở in khác. Như chúng ta đã biết khách hàng của hãng hàng không là rất lớn gồm rất nhiều nước trên thế giới, nhiều loại người khác nhau ở nhiều độ tuổi khác nhau, sở thích khác nhau, nhu cầu rất lớn và đa dạng. Sản phẩm của công ty in hàng không với chất lượng ngày càng cao, mẫu mã phong phú đã thoả mãn được nhu cầu về sản phẩm vật chất (sản xuất giấy ăn, giấy thơm, giấy vệ sinh...) và nhu cầu về sản phẩm văn hoá (sản phẩm in bao bì, nhãn mác, tạp chí hàng không...). Nhu cầu của hãng hàng không hàng năm chiếm 1/2 công suất của công ty, tức là từ 45 - 50% khối lượng trang in. Ngoài ra công ty nhận được đơn đặt hàng khá ổn định của Viện thú ý TW, công ty bóng đèn phích nước Rạng đông, hãng hàng không Lào...
Sản phẩm của công ty in hàng không sẽ có chất lượng và sức cạnh tranh cao hơn các cơ sở in quốc doanh và các cơ sở in tư nhân, nếu cuối năm nay công ty hoàn tất việc lắp đặt một máy in 7 màu của Mỹ. Tóm lại, công nghệ và kỹ thuật hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, là lợi thế quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2.2. Các yếu tố về con người
Nếu khoa học kỹ thuật công nghệ là điều kiện cần, thì yếu tố người lao động là điều kiện đủ, là yếu tố cơ bản quyết định tới chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Bởi vì , dù công nghệ có hiện đại như thế nào chăng nữa nhưng nếu người lao động không có tay nghề cao, không có trình độ tốt về chuyên môn kỹ thuật thì máy móc đó cũng không phát huy được tác dụng, sản phẩm làm ra cũng không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Khi mới thành lập xưởng in hàng không có 34 cán bộ CNV chuyển từ Bộ quốc phòng sang, không có tay nghề kỹ thuật cao về công việc in ấn. Cùng với chế độ bao cấp và máy móc lạc hậu, các sản phẩm làm ra của xưởng in có chất lượng rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu của ngành chủ quản. Đến năm 90 khi thành lập xí nghiệp in hàng không, số cán bộ CNV tăng lên là 52 người. Cùng với việc tăng lên về số lượng, xí nghiệp in đã chú trọng chất lượng đội ngũ lao động. Một số cán bộ quản lý được cử đi đào tạo nâng cao, nhiều công nhân đứng máy in Typo trước đây, được chuyển nghề và nâng cao trình độ để phục vụ máy in hiện đại hơn. Sự kết hợp hài hoà giữa số lượng, chất lượng người lao động với công nghệ kỹ thuật, đã làm cho chất lượng sản phẩm in của xí nghiệp nâng cao, đáp ứng một số đòi hỏi của ngành. Một số sản phẩm trước kia ngành phải thuê ngoài nay đã được xí nghiệp in đảm nhận. Tuy nhiên, cho đến 14/9/94 khi xí nghiệp in hàng không chuyển thành công ty in hàng không, đội ngũ cán bộ CNV đã tăng lên rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Cùng với việc trang bị hai dây chuyền công nghệ hiện đại, số lao động của công ty tăng lên, tính đến năm 1999 là 140 người. Công ty đã kết hợp nhiều hình thức đào tạo cho cán bộ CNV: Đào tạo tại chỗ, cử đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn... Trong số cán bộ CNV của công ty có 13 cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, 18 người có trình độ trung cấp, 68 người là công nhân kỹ thuật. Kết quả đạt được đó kết hợp với dây chuyền công nghệ in hiện đại đã cho ra đời những sản phẩm in có chất lượng khá cao. Các sản phẩm in đã chiếm lĩnh được phần lớn thị trường ngành hàng không dân dụng, đã vươn ra cả thị trường ngoài ngành. Trong cơ chế cạnh tranh gay gắt, các cơ sở in ấn tìm mọi biện pháp (kể cả việc trốn lậu thuế) hạ giá thành sản xuất, đánh bại các đối thủ cạnh tranh, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty in hàng không là mục tiêu cao nhất phải đạt, giúp cho công ty tồn tại và phát triển. Nâng cao chất lượng sản phẩm có sự kết hợp của nhiều yếu tố nhưng yếu tố con người (hay người lao động) trong công ty là yếu tố quan trọng nhất, cơ bản nhất quyết định. Cùng với sự phát triển của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty, chất lượng sản phẩm in được cải thiện và ngày càng được nâng cao hơn. Sản phẩm làm ra của công ty không ngừng tăng lên về số lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú về kiểu loại. Sản phẩm của công ty đã đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của ngành hàng không, phát triển chiếm lĩnh cả thị trường ngoài ngành. Tuy nhiên để mở rộng thị trườn tiêu thụ, để đứng vững trong cạnh tranh đòi hỏi cán bộ công nhân viên của công ty phải nỗ lực hơn nữa trong việc trau dồi kiến thức ngành in, tự học hỏi, tự tích luỹ kinh nghiệm, kết hợp với việc đào tạo của công ty, nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu thị trường đặt ra.
2.3. Các chính sách, chế độ đối với người lao động của công ty in hàng không.
Lý thuyết kinh tế học chỉ ra rằng nếu một doanh nghiệp, một tổ chức nào đó trong nền kinh tế biết sử dụng người lao động hợp lý, có các chế độ ưu đãi và chính sách đãi ngộ thích hợp cho người lao động, doanh nghiệp đó sẽ thu hút được lực lượng lao động có tay nghề cao, sẽ ngày càng phát triển ổn định và hưng thịnh.
Người lao động- nhân tố cơ bản quyết định chất lượng sản phẩm làm ra - mà các chính sách, chế độ, hay các biện pháp của công ty tác động trực tiếp tới họ. Qua thực tiễn phát triển của công ty ta thấy ngay được sự ảnh hưởng này. Khi còn phụ thuộc tổng cục hàng không dân dụng Việt nam, hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, không tính toán lỗ lãi, do đó cũng không có các chế độ ưu đãi thích hợp với người lao động. Các quĩ khen thưởng, phúc lợi và phát triển sản xuất chia theo bình quân đầu người nên không khuyến khích được ngươì lao động tìm các biện pháp sáng tạo cải tiến kỹ thuật, người lao động không chú trọng tới chất lượng sản phẩm sản xuất. Họ chỉ tiến hành sản xuất và giao nộp theo số lượng ngành giao cho. Kéo theo đó hoạt động sản xuất kinh doanh không được phát triển. Đến khi tự hạch toán kinh doanh, trang trải nợ nần thì công ty chú trọng tới hiệu quả của sản xuất. Các quĩ khen thưởng, phúc lợi và phát triển sản xuất được phân bổ theo kết quả lao động của CBCNV. Tiền lương của người lao động cũng được trả tương xứng với những cống hiến của họ bỏ ra. Nếu năm 1997 thu nhập bình quân/ 1 người lao động là 1.300.000 đồng thì đến năm 1998 là 1.450.000đồng và đến năm 1999 con số đó là 1550.000 đồng. Điều đó đã thúc đẩy người lao động không ngừng nâng cao trình độ tay nghề bậc thợ, thúc đẩy họ tìm các giải pháp cải tiến kỹ thuật công nghệ, tiết kiệm chi phí sản xuất. Song song, chất lượng sản phẩm của công ty in hàng không cũng được hoàn thiện hơn, uy tín của công ty trên thị trường ngành in ngày càng khẳng định. Sự đoàn kết gắn bó trong nội bộ của cán bộ CNV, sự chăm lo tơí đời sống và điều kiện làm việc của lãnh đạo công ty sẽ là điều kiện thuận lợi giúp công ty phát triển trong thời gian tới.
2.4. Các dịch vu đi kèm trợ giúp quá trình sản xuất sản phẩm in.
Một yếu tố không kém phần quan trọng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm là việc triển khai các dịch vụ để trợ giúp, phù trợ quá trình sản xuất. Đó là dịch vụ bảo dưỡng thiết bị, đảm bảo điện nước cho sản xuất và sửa chữa theo yêu cầu của các phân xưởng chính (dưới hình thức tổ cơ điện); đó là dịch vụ cung ứng vật tư (các nguyên liệu giấy, mực in...); đó là hoạt động của bộ phận marketing của công ty để tìm hiểu thị trường, phát hiện nhu cầu mới của người tiêu dùng giúp công ty hoàn thiện sản phẩm... Các dịch vụ này có ở các khâu của quá trình sản xuất từ đầu vào, trong quá trình trực tiếp sản xuất sản phẩm, đến đầu ra của sản xuất. Sự đảm bảo chính xác kịp thời của các khâu này giúp cho quá trình sản xuất được thuận lợi, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về chất lượng sản phẩm. Nếu một yếu tố không được thực hiện tốt như cung ứng nguyên liệu không đạt yêu cầu chất lượng, hay tổ chức việc cung cấp điện nước không được đầy đủ, hay việc thu nhận thông tin về sản phẩm từ người tiêu dùng không chính xác sẽ giảm chất lượng in của công ty.
Tóm lại, để ra đời một sản phẩm in phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều quá trình, phải phụ thuộc nhiều yếu tố. Làm tốt mỗi khâu, mỗi quá trình sẽ góp phần làm hoàn thiện sản phẩm sản xuất. Qua những phân tích thực tiễn về nỗ lực của toàn công ty, cũng chỉ ra rằng, các phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, như phong trào thi đua nâng cao tay nghề, bậc thợ, những nỗ lực đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ... đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là: năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đúng hướng, chất lượng tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm mạnh hơn và thị trường ngày càng mở rộng.
3. Một số kết quả đạt được của công ty về sản xuất kinh doanh (từ 97 - 99)
Với những quyết định đúng đắn của Ban lãnh đạo công ty, phù hợp với xu thế phát triển của ngành công nghiệp in và của thị trường, với những nỗ lực của toàn bộ cán bộ CNV, công ty in hàng không đã vượt qua những khó khăn thử thách, đạt được những kết quả đáng khích lệ và ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường. Thành tựu đạt được của công ty trong những năm qua biểu hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm (97-99)
Chỉ tiêu
Đơn vị
97
98
99
1. Số lượng trang in
triệu trang
625
878
1210
2. Doanh thu
1000đ
13.327.275
16.965.490
17.808.296
3. Lợi nhuận
1000đ
820.000
1.012.000
1.300.000
4. Số lao động
người
124
134
140
5. Nộp NSNN
1000đ
420.000
650.000
2.300.000
6. Tiền lương bq/một lao động
1000đ/người
Phân tích bảng số liệu trên ta thấy:
- Trong 3 năm liên tục, khối lượng sản phẩm và dịch vụ mà công ty thực hiện tăng khá nhanh. Nếu xét về sản phẩm chủ yếu (trang in), năm 97 đạt 625 triệu trang thì đến năm 98, đạt 878 triệu, tăng 40,48% (số tăng tuyệt đối là 253 triệu trang). Năm 99 đạt 1210 triệu trang, tăng so với năm 98 là 37,81% (số tăng tuyệt đối là 332 triệu trang). Nếu so năm 99 với năm 97 thì sau 2 năm, khối lượng in ấn tăng gần 2 lần (93,6%). Mức độ tăng lên qua các năm ở trên cũng phù hợp với sự đầu tư đúng hướng về kỹ thuật công nghệ và nhân sự của công ty. Sự tăng lên của số lượng trang in cũng đã phản ánh được chất lượng sản phẩm của công ty In hàng không ngày một nâng cao, công ty In nhận được khối lượng hàng đặt ngày một lớn.
- Về doanh thu của công ty: mức tăng doanh thu khá lớn qua các năm. Nếu năm 97 , doanh thu đạt 13,327 tỷ thì đến năm 98 đạt 16,965 tỷ, tăng 27,29% (tăng tuyệt đối là 3,5 tỷ). Năm 99 đạt 17,808 tỷ, tăng so với năm 98 là 6% (tăng tuyệt đối là 845 tỷ) và tăng so với doanh thu năm 96 là 33,6%. Như vậy mức tăng của doanh thu không cao so với mức tăng của số lượng trang in (sản lượng) một phần vì trong số các sản phẩm sản xuất ra doanh nghiệp giành một tỷ lệ để phục vụ ngành theo kế hoạch bắt buộc hoặc tính hạch toán theo giá kế hoạch nên không phản ánh vào doanh thu. Mặt khác trong 3 năm qua, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực tác động nặng nề đến nền kinh tế quốc dân nói chung và đến các doanh nghiệp nói riêng, thì mức tăng lên của doanh thu công ty In hàng không nói lên những nỗ lực lớn của toàn công ty trong việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh.
- Để phản ánh sâu sắc hơn những cố gắng của công ty In hàng không chúng ta đi vào phân tích chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng hiệu quả kinh doanh của công ty. Lợi nhuận tăng khá cao qua 3 năm. Nếu năm 97, lợi nhuận đạt 820 triệu, thì tới năm 98 đạt 1012 triệu tăng 23,76% (mức tăng tuyệt đối là 192 triệu) năm 99 đạt 1300 triệu tăng so với 98 là 28,8% (mức tăng tuyệt đối của lợi nhuận là 288 triệu) tăng so với năm 97 là 480 triệu. Nhìn tổng quát , mức tăng lợi nhuận khá vững chắc. So với các doanh nghiệp trong ngành in và nhiều DNNN khác trong 3 năm qua, thì kết quả đạt được của công ty In hàng không rất khả quan. Kết quả đó do những nỗ lực của tất cả CBCNV , đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí....
- Tổng số lao động của toàn công ty cũng không ngừng bổ sung cả về số lượng và chất lượng. Nếu năm 97 số lao động là 124 người thì đến năm 98 con số đó tăng lên là 134 người (tăng 10 ngươì) và đến năm 99 là 140 người (tăng 6 người so với 98). Đó mới chỉ là biểu hiện về mặt số lượng lao động của công ty, những điều quan trọng là công ty đã chú trọng tới chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Công ty đã kết hợp nhiều hình thức đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động. Họ có thể vận hành những máy móc thiết bị hiện đại, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu về các sản phẩm In của ngành Hàng không dân dụng và những nhu cầu ngoài ngành. Công ty cũng chú trọng tới đời sống của người lao động, trả lương tương xứng với năng suất lao động họ bỏ ra. Năm 97 tiền lương bình quân/ 1 người lao động là 1300.000đ thì đến năm 98 là 1450.000đ (tăng 145.000đ với mức tăng tương đối hơn 10%) và năm 99 là 1550.000đ (tăng 100.000đ so với 98). Sự tăng lên của tiền lương phản ánh phần nào sự quan tâm tới người lao động và phản ánh tình hình phát triển sản xuất - kinh doanh.
- Về vấn đề đóng góp với NSNN của công ty In hàng không. 3 năm gần đây , với những cố gắng lớn của mìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty TNHH Sao Việt.docx