Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3

I-Những vấn đề cơ bản về đầu tư và dự án đầu tư. 3

1. Đầu tư 3

1.1. Khái niệm về đầu tư 3

1.2. Phân loại các hoạt động của đầu tư 3

2. Dự án đầu tư 4

2.1. Khái niệm về dự án đầu tư 4

2.2. Ý nghĩa của dự án đầu tư. 4

2.3. Phân loại dự án đầu tư 5

II-Thẩm định dự án đầu tư 6

1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của thẩm định dự án đầu tư 6

1.1. Khái niệm 6

1.2. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư: 6

1.3. Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 7

2. Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư 7

2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 7

2.1.1-Thu thập tài liệu, thông tin cần thiết 7

2.1.2- Các tài liệu thông tin tham khảo khác 8

2.1.3-Xử lý - phân tích - đánh giá thông tin 9

2.1.4-Lập tờ trình thẩm định dự án đầu tư 9

2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 9

2.2.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 9

1) Thẩm định năng lực pháp lí 9

2) Thẩm định tính cách và uy tín. 10

3) Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. 11

2.2.2. Thẩm định dự án đầu tư 14

1) Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư 14

2) Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư 15

3) Thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư 17

4) Thẩm định về mặt kinh tế xã hội 26

5) Thẩm định về môi trường xã hội. 26

6) Thẩm định khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của dự án. 27

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định 28

3.1. Vấn đề thông tin và xử lý thông tin 28

3.2. Quy trình và các phương pháp thẩm định 29

3.3. Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định 30

CHƯƠNG 2 31

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 31

I. Khái quát tình hình hoạt động của Sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. 31

1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD I- NHCTVN 31

2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch I- NHCTVN 32

3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN 34

II. Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN 42

1. Khái quát hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN 42

1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư. 42

1.2. Nội dung thẩm định dự án đàu tư 43

1.3. Kết qủa hoạt động cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư 44

2. Phân tích quá trình thẩm định dự án: Xây dựng khu du lịch văn phòng và khách sạn Bảo Sơn tại đường Láng Trung - Hà Nội 46

2.1. Thẩm định điều kiện vay vốn 46

2.2.Sự cần thiết để đầu tư 48

2.3. Thẩm định về phương diện thị trường 48

2.4.Thẩm định phương diện kỹ thuật 49

2.5. Thẩm định về phương diện tài chính 49

2.6. Phương án cho vay và trả nợ 58

3. Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN. 59

3.1. Những kết quả đạt được 59

3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án đầu tư. 61

CHƯƠNG 3 64

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN 64

I. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I 64

II. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN 66

II. Kiến nghị. 73

KẾT LUẬN 77

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QĐ từ bộ phận kinh doanh tại hội sở chính NHCTVN vốn được hoạt động theo quyết định 93/NHCT - TCCB ngày 24/3/1993. Sở giao dịch I - Ngân hàng Công Thương Việt Nam là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo luật các Tổ chức tín dụng, Điều lệ và qui định của Ngân hàng Công Thương VN, theo các qui định của pháp luật. Sở giao dịch I có trụ sở đặt tại Số 10, phố Lê Lai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Sở giao dịch I là đại diện uỷ quyền của NHCTVN, có quyền tự chủ kinh doanh theo các chức năng, nhiệm vụ được qui định, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại NHNN và các TCTD theo luật định. Ra đời từ bộ phận kinh doanh tại Hội sở chính NHCT nhưng trong thời kỳ 1995-1998, Sở giao dịch I chưa thực sự là một chi nhánh bởi ngoài việc thực hiện các chức năng kinh doanh nó còn làm đầu mối thanh toán cho các chi nhánh NHCT ở miền Bắc cũng như một số nhiệm vụ của một hội sở. Bắt đầu từ ngày 1/1/1999, đầu mối thanh toán được chuyển về hội sở NHCT, Sở giao dịch I bắt đầu hoạt động như một chi nhánh tuy nhiên Sở giao dịch I còn làm đầu mối thanh toán cho các chi nhánh phía Bắc trong thanh toán ngoại tệ theo uỷ quyền của NHCT. 2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch I- NHCTVN Sở giao dịch I- NHCTVN được điều bởi một ban giám đốc gồm một Giám đốc và hai phó Giám đốc. Trong đó Giám đốc là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Sở giao dịch I, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng nghiệp vụ theo sự phân công của giám đốc. Điều hành phòng nghiệp vụ là trưởng phòng, mỗi một trưởng phòng có một số phó phòng giúp việc. Sở giao dịch I có 250 cán bộ nhân viên làm việc trong 9 phòng nghiệp vụ sau: 1) Phòng Kinh doanh. Phòng kinh doanh có vị rất quan trọng, có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo Sở giao dịch I về các hoạt động kinh doanh. Có thể nói phòng kinh doanh là đầu ra của Sở, các nghiệp vụ tín dụng của phòng kinh doanh đem lại phần lớn lợi nhuận cho Sở giao dịch. Phòng kinh doanh tiến hành các nghiệp vụ như cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân, cho vay ngắn,trung và dài hạn, thực hiện cho vay uỷ thác theo các hiệp định, chương trình tài trợ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh... 2) Phòng Kế toán tài chính. Phòng kế toán có chức năng theo dõi, xử lý, hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác của Sở giao dịch I. Phòng kế toán có 5 tổ: + Tổ thanh toán viên: thực hiện việc tiếp nhận và xử lý tất cả các chứng từ mà ngân hàng nhận được từ khách hàng. + Tổ tiết kiệm: đảm nhiệm khoảng 80% tiền gửi của khách hàng. Tổ có 2 nhóm, một nhóm thu tiền gửi và trả lãi, nhóm còn lại kiểm tra tại quĩ. + Tổ thanh toán bù trừ: thực hiện việc thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác hệ thống trên cùng địa bàn thành phố Hà Nội và được thực hiện tại trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng nhà nước Hà Nội. + Tổ thanh toán liên hàng: thực việc thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống NHCT. + Tổ kế toán nội bộ: có nhiệm vụ theo dõi quản lý toàn bộ tài sản của đơn vị, việc chi trả lương cho nhân viên, hạch toán trích bảo hiểm xã hội, lập cân đối sổ sách... 3) Phòng Kinh doanh đối ngoại. Phòng kinh doanh đối ngoại thực hiện chức năng: + Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện việc mua bán ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng theo luật định về kinh doanh và quản lí ngoại hối. + Làm các dịch vụ thanh toán quốc tế như mở L/C, thanh toán thẻ ( VISACARD, MASTERCARD), nhờ thu (đi và đến). +Thực hiện việc mở và hạch toán các tài khoản bằng ngoại tệ. 4) Phòng Điện toán. Phòng điện toán có nhiệm vụ quản lí và kết nối mạng, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị máy móc điên tử, in các bảng biểu và làm các công việc khác có liên quan. 5) Phòng Kiểm soát. Phòng kiểm soát thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là kiểm soát nội bộ. Kiểm soát tất cả các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Sở. Phòng còn làm đầu mối tiếp các đoàn kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Công thương đến làm việc tại Sở. 6) Phòng Ngân quĩ. Phòng ngân quĩ thực hiện nhiệm vụ thu nhận, cất giữ, bảo quản và chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, các loại giấy tờ có giá và các tài sản khác. 7) Phòng Hành chính. Phòng hành chính có nhiệm vụ kết nối các phòng ban khác, đảm bảo đầy đủ về điều kiện cơ sở vật chất cho toàn bộ hoạt động của Sở giao dịch I. 8) Phòng Nguồn vốn và cân đối tổng hợp. Phòng Nguồn vốn và cân đối tổng hợp có chức năng: + Tổ chức huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, của các tổ chức kinh tế, bằng VND hay ngoại tệ theo hướng dẫn của NHCTVN. + Lập kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích báo cáo về mọi tình hình hoạt động của Sở theo yêu cầu của Giám đốc Sở giao dịch I,Tổng giám đốc NHCTVN hay Giám đốc Ngân hàng nhà nước trên địa bàn. 9) Phòng Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương. Phòng tổ chức cán bộ và lao động tiền lương thực hiện chức năng quản lí con người, tổ chức phân công vị trí công tác. Thực hiện việc quản lí, chi lương, thưởng, bảo hiểm xã hội... 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN 3.1. Huy động vốn Có thể khẳng định đây là mặt mạnh nhất của Sở giao dịch I cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối khi so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Với nhiều hình thức huy động, Sở giao dịch I đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau từ những khoản gửi tiết kiệm của dân cư cho tới các khoản tiền gửi thanh toán rất lớn của các tổng công ty. Ngoài chất lượng phục vụ khách hàng, Sở giao dịch I còn có địa điểm rất thuận tiện cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại Sở. Tỷ trọng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I thường chiếm từ 16-20% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHCT và chiếm từ 25-30% tổng nguồn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Kết quả huy động vốn được thể hiện ở bảng Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I - NHCTVN. Qua số liệu bảng này ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Sở đều tăng lên qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Xét theo cơ cấu nguồn thì tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn, từ 60-75%. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn đã có sự thay đổi, nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tưong đối, nguồn tiền gửi có kỳ hạn đang có xu hướng tăng lên với các loại kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn có chi phí huy động cao nhưng lại ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Sở chủ động trong việc điều hành vốn. Nguồn huy động ngoại tệ (chủ yếu là USD) tăng nhanh về tỷ trọng từ năm 1997-2000, hiện chiếm 25% tổng nguồn huy động. Điều này sẽ tạo điều kiện để Sở giao dịch I dần dần tự đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các tổ chức kinh tế, hạn chế phải mua lại trên thị trường. Vốn huy động bằng ngoại tệ chủ yếu là tiết kiệm của dân cư chiếm gần 80%. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I - NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Số tiền Số tiền % so 1997 Số tiền % so 1998 Số tiền % so 1999 Tổng nguồn vốn huy động 1. Phân theo thành phần kinh tế -Tiền gửi doanh nghiệp Tỷ trọng so tổng nguồn (%) -Tiền gửi dân cư Tỷ trọng so tổng nguồn (%) 4.042 2.909 72% 1.133 28% 5.572 3.362 60% 2.210 40% 138% 115% 195% 7.779 5.216 67% 2.563 33% 139,6% 155% 115,9% 9260 6253 67,5% 3007 32,5% 119% 120% 117,3% 2. Phân theo thời hạn -Không kỳ hạn Tỷ trọng so tổng nguồn (%) -Có kỳ hạn Tỷ trọng so tổng nguồn (%) 2.835 70% 1.207 30% 3.481 62% 2.091 385 122% 173% 4.137 53% 3.642 47% 119% 174% 5233 56,5% 4027% 43,5% 126,5% 110,6% 3. Phân theo đơn vị tiền tệ -Bằng Việt Nam đồng Tỷ trọng so tổng nguồn (%) -Bằng ngoại tệ Tỷ trọng so tổng nguồn (%) 3.392 94% 189 10% 3.967 71% 1.605 29% 116% 246% 6.002 77% 1.777 23% 151% 111% 6940 75% 2320 25% 115,6% 130,5% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 1997 - 2000, Sở giao dịch I - NHCTVN 3.2. Tình hình sử dụng vốn a) Tình hình cho vay Nguồn vốn huy động được của Sở giao dịch I ngoài sử dụng để lập quỹ bảo đảm thanh toán (khoảng 4,5%), điều chuyển vốn về NHCTVN (khoảng 74%), Sở giao dịch I tiến hành cho vay nền kinh tế. Trong những năm qua, Sở giao dịch I đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn cho mọi thành phần kinh tế, góp phần phát triển kinh tế của thủ đô. Tình hình cho vay được thể hiện ở bảng Tình hình cho vay của Sở giao dịch I . tình hình cho vay của Sở giao dịch I - NHCTVN đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Số tiền Số tiền %so 1997 Số tiền %so 1998 Số tiền %so 1999 Tổng dư nợ Trong đó: 1. Phân theo thành phần kinh tế A. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước - Dư nợ ngắn hạn - Dư nợ trung và dài hạn B. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh - Dư nợ ngắn hạn - Dư nợ trung và dài hạn 735,591 539,515 459,049 89,466 196,076 134,887 61,189 869,787 793,240 365,192 428,048 76,574 15,017 61,473 118,24% 147,02% 81,14% 478,48% 39,04% 11,17% 100,46% 1.170,600 1.005,354 332,128 673,226 102,240 20,180 82,066 127% 126,7% 90,9% 157% 133,6% 134,4% 133,4% 1.246,561 1.140,519 356,832 783,687 106,05 21,012 112,5% 2. Phân theo loại cho vay - Dư nợ ngắn hạn - Dư nợ dài hạn 584,936 150,655 380,266 489,521 65% 324,93% 378,350 729,250 99,5% 148,9% (Báo cáo tín dụng 1997 - 2000, Sở giao dịch I - NHCTVN) Qua bảng ta thấy dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm, trong đó dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, tăng mạnh từ 1997 (150 tỷ), đến 1998 (489 tỷ) và1999 (729 tỷ). Năm 2000 tăng 117,6% so với năm 1999, từ 729 tỷ đến 857 tỷ. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dần và ổn định, 1998: 380 tỷ, 1999: 378 tỷ, 2000: 389 tỷ. Dư nợ ngắn hạn giảm là do: NHNN điều chỉnh tỷ giá làm cho giá hàng nhập khẩu tăng nên nhiều doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu, một số doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào bán hàng tồn kho để tránh luật thuế giá trị gia tăng đưọc áp dụng từ 1/1/1999, Sở giao dịch I tập trung thu nợ một số doanh nghiệp mà không cho vay tiếp vì còn tồn tại nhiều nợ quá hạn và khó đòi. Sở giao dịch I cũng chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng kinh tế nhà nước là chủ đạo, tập trung mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm với Sở giao dịch I . b. Tình hình nợ quá hạn Trong những năm qua nợ quá hạn của Sở giao dịch I giao động tương đối lớn cả về số tuyệt đối và số tương đối. Điều này được thể hiện trên đồ thị sau: Tỷ đồng tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ của năm 1997 là 3,5% đã tăng mạnh lên đến 11% vào năm1998, điều này là do một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả dẫn tới thua lỗ, một số doanh nghiệp khác bị lừa đảo chiếm dụng vốn nên không trả được nợ cho ngân hàng. Sang năm 1999, ngân hàng đã thu được 22 tỷ đồng nợ quá hạn, đưa tỷ trọng nợ quá hạn xuống còn 6,5%. Năm 2000, ngân hàng tiếp tục đòi được nợ và đã đưa tỷ trọng nợ quá hạn xuống còn 4,8% trong tổng dư nợ. Hiện nay Sở giao dịch I đang tiến hành thắt chặt tín dụng đối với một số dơn vị có nợ quá hạn cao. c. Tình hình kinh doanh đối ngoại. Tình hình kinh doanh đối ngoại của Sở giao dịch I được thể hiện trong bảng sau: tình hình kinh doanh đối ngoại của Sở giao dịch I - NHCTVN Đơn vị:1000 USD Năm Doanh số mua bán ngoại tệ Doanh số L/C Doanh số nhờ thu (đến) Kiều hối Séc du lịch Mua Bán Xuất Nhập 1997 110.172 111.280 291 93.174 4.361 5.024 548 1998 85.000 84.000 1.361 33.295 3.124 5.329 502 1999 52.446 60.107 2.478 38.136 2.969 5.607 437 2000 44.579 52.886 2.974 45.756 3.563 6.804 475 (Báo cáo kinh doanh đối ngoại 1997 - 2000, SGD I - NHCTVN ) Doanh số mua bán ngoại tệ đã giảm mạnh qua các năm, nguyên nhân chính là do: Khách hàng giao dịch tại Sở giao dịch I chủ yếu là khách hàng nhập, bởi vậy khi NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá đã tác động trực tiếp đến tâm lý của khách hàng. Bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của chính phủ đối với việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động mua bán ngoại tệ của các doanh nghiệp. Ngoài việc hoàn thiện các nghiệp vụ đã có như mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ tín dụng chứng từ, thì các nghiệp vụ như thanh toán séc du lịch, VISACARD, MASTERCARD đã được mở rộng. Sở giao dịch I còn phát triển thêm các dịch vụ mua bán ngoại tệ có kì hạn, L/C tiền mặt, tư vấn cho khách hàng liên qua đến thanh toán quốc tế... d. Kết quả kinh doanh. Trong những năm qua Sở giao dịch I đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện ở bảng : Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN Về tổng thu nhập: Thu lãi tiền vay và thu lãi điều hoà vốn là nguồn thu chủ yếu của Sở giao dịch I. Năm 1998 và 1999 cả hai nguồn thu này đều tăng do nguồn vốn huy động tăng nên một mặt dư nợ tăng, mặt khác Sở giao dịch I đã chuyển nguồn vốn không dùng hết về NHCTVN để thu lãi điều hòa, đưa nguồn thu năm 1998 tăng 121,7% so với năm 1997, năm 1999 tăng 126,3% so với năm 1998. Về tổng chi phí: Chi trả lãi tiền gửi là khoản chi chủ yếu của Sở giao dịch I. Năm 1998 tiền gửi của các tổ chức và dân cư tăng lên 137% so với năm 1997 nên số lãi phải trả tăng lên 120,2%,năm 1999 số lãi phải trả tăng 121,2% so với năm 1998. Như vậy, ta thấy được kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I từ năm 1997 đến 2000, lợi nhuận năm 1999 tăng so với năm 1998 là 199,2% năm 2000 tăng 101,5% so với năm 1999. Bảng kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Số tiền Số tiền % so 97 Số tiền % so 98 Số tiền % so 99 1. Tổng thu nhập -Thu lãi -Thu tiền gửi TCTD -Thu dịch vụ -Thu lãi điều hoà -Thu khác 2. Tổng chi phí -Chi trả lãi -Chi trả lương -Chi khác 3. Lợi nhuận 305.434 76.614 13.996 7.247 205.603 1.976 238.335 224.300 7.672 6.363 67.099 371.927 85.426 18.730 7.667 257.241 2.863 289.942 269.768 7.942 12.232 60.335 121,7% 111,5% 113,8% 105,8% 125,1% 144% 121,%6 120,2% 103,5% 192% 90% 459.656 107.347 13.151 9.559 324.197 4920 339.446 327.127 8.077 4242 120.210 123,6% 125,6% 70,2% 124,7% 126,9% 171,7% 117% 121,3% 101,7% 34,7% 199,2% 400,179 50.302 9.521 7.501 332.420 345 278.112 266.206 8.108 3.798 122.067 87,9% 46,8% 72,4% 78,4% 102,5% 7% 81,9% 81,3% 100,3% 89,5% 101,5% (Báo cáo kinh doanh 1997 - 2000, Sở giao dịch I - NHCTVN) II. Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN 1. Khái quát hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN 1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định tín dụng , đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn là một phần không thể thiếu được trong quy trình nghiệp vụ cho vay và cũng là một khâu khá phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, kiến thức về nghiệp vụ cũng như nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Việc tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I được thực hiện như sau: Một dự án đầu tư từ khi được đưa đến Sở giao dịch I để xin vay vốn đến khi được chấp nhận cho vay thường trải qua ba giai đoạn. Việc thẩm định chủ yếu do cán bộ tín dụng thực hiện. Dự án được giao cho một hoặc hai cán bộ tín dụng, tuỳ theo quy mô của dự án, tiến hành thẩm định và đưa ra kết luận theo mẫu tờ trình thẩm định cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư do NHCTVN ban hành, sau đó nộp cho Trưởng phòng hoặc Phó phòng. Trưởng phòng (Phó phòng) xem xét, đề xuất ý kiến cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng thẩm định lại những chỗ chưa hoàn thiện. Sau đó dự án được trình lên Giám đốc hoặc Phó giám đốc để phê duyệt. Đến đây, nếu được sự đồng ý của Giám đốc (Phó giám đốc) thì dự án mới được cấp vốn. Trong trường hợp những dự án có số lượng tiền vay vượt quá mức phán quyết của cán bộ tín dụng thì dự án sẽ được trình lên Hội đồng tín dụng của Sở giao dịch I - NHCTVN để xét duyệt. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ phải báo cáo lên NHCTVN để tiến hành thẩm định dự án đầu tư. 1.2. Nội dung thẩm định dự án đàu tư Theo văn bản hướng dẫn thẩm định các dự án đầu tư trong nước và quốc tế tháng 8 năm 1995 của NHCTVN, công tác thẩm định dự án đầu tư của Sở giao dịch I được thực hiện như sau: Tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp xin vay vốn qua 3 năm gần nhất. Điều này được thể hiện qua bảng tổng kết tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp cung cấp. Trong thẩm định dự án đầu tư, cần tập trung phân tích, đánh giá về các mặt sau của dự án: + Sự cần thiết của dự án đầu tư: Các cán bộ tín dụng đánh giá dựa trên xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ, năng lực sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. + Hiệu quả dự án đầu tư: Chủ yếu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án dựa trên doanh thu dự kiến và chi phí dự kiến. Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, các cán bộ tín dụng tính toán các chỉ tiêu: NPV, IRR, điểm hoà vốn… + Khả năng trả nợ của dự án: Thời gian trả nợ của dự án được tính toán dựa trên nguồn vốn trả nợ từ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế. Việc phân tích về mặt kỹ thuật, thị trường hoặc các rủi ro có thể xảy ra chưa được đầy đủ. 1.3. Kết qủa hoạt động cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư Mỗi năm Sở giao dịch I thẩm định 80 - 90 dự án đầu tư mà phần lớn là cho vay trung hạn. Trong 5 năm từ 1996 -2000, Sở giao dịch I đã thẩm định và giải ngân trên 300 dự án lớn nhỏ trong đó riêng Tổng công ty Bưu chính viễn thông có hơn 200 dự án đầu tư. Tổng công ty Bưu chính viễn thông (thuộc loại hình tổng công ty 91) là đơn vị có quan hệ tín dụng lớn với Sở giao dịch I - NHCTVN, đã vay vốn của Sở I đầu tư nhập thiết bị lắp đặt mở rộng hệ thống trang thiết bị (thiết bị truyền dẫn, thiết bị thuê bao...) cho các địa phương trong toàn quốc như Bắc Thái, Quảng Ninh, Đồng Nai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài việc cho vay đối với Tổng công ty BCVT, Sở còn cho vay đối với Bưu điện Hà Nội vay trên 15 tỷ đồng để hoàn chỉnh những thiết bị cơ sở vật chất. Ngoài ra Sở I còn cho vay các dự án khác, tập trung chủ yếu vào các doanh nghệp Nhà nước, điển hình như sau: - Công ty thực phẩm miền Bắc: Vay 1.599.823 DM lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh kẹo chất lượng cao. - Công ty Xây dựng 319 vay theo chỉ định của Chính phủ mua thiết bị thi công, trị giá 3 tỷ đồng. - Công ty nhựa Hà Nội: Vay 35.000 USD để lắp đặt thiết bị nâng cao năng suất sản xuất đồ nhựa. - Khách sạn Hà Nội vay 1,7 triệu USD và 357 triệu đồng để cải tạo và nâng cấp khách sạn. - Xí nghiệp Bánh kẹo Hữu Nghị: vay 40.000 USD để lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh kẹo. Sở giao dịch I đã thẩm định và cho vay được nhiều dự án, dư nợ trung và dài hạn tăng nhanh qua các năm từ 1996 - 1997 nhưng nợ quá hạn cũng có chiều hướng gia tăng ở mức tương đối cao. Bên cạnh những dự án đã đi vào hoạt động và đem lại hiệu quả kinh tế cao như những dự án của Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Công ty thực phẩm miền Bắc, Công ty nhựa Hà Nội... thì có rất nhiều những dự án đầu tư kém hiệu quả, không thu được nợ, liên tục phải chuyển nợ quá hạn. Các dự án này chủ yếu rơi vào những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tiêu biểu là những dự án vay vốn Đài Loan. Trong số 35 dự án vay vốn Đài Loan đã thực hiện tại Sở Giao dịch I có tới quá nửa số dự án phải gia nợ ít nhất một lần nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn và phải điều chỉnh thời hạn nợ. Cụ thể một số dự án như sau: - Công ty TNHH Hoà Bình nhập một dây chuyền may với tổng dự toán 794.000 USD. Sở đã cho vay 241.154 USD từ năm 1994, hiện tại đã hết thời hạn dư nợ theo khế ước nhưng đơn vị mới trả được 75.000 USD, số còn lại là 166.154 USD phải chuyển thành nợ quá hạn. - Công ty TNHH Châu á nhập một dây chuyền sản xuất gỗ với tổng dự toán là 130.000 USD, đã được Sở cho vay 78.000 USD để nhập thiết bị từ tháng 6/1995 với thạn 31 tháng. Đến nay đơn vị mới trả được 25.000 USD, còn lại phải chuyển 53.000 USD thành nợ quá hạn. - Công ty TNHH Ngọc Thịnh xin vay 200.000 USD từ tháng 12/1995 với thời gian là 45 tháng. Đến nay mới thu được 50.000 USD, còn lại 150.000 USD phải chuyển thành nợ quá hạn. - Công ty TNHH Tiến Lợi vay 200.000 USD từ cuối năm 1996 nhưng đến nay mới trả được 48.000 USD, còn lại là nợ quá hạn 152.000 USD. Trên đây là một số doanh nghiệp có dự án đầu tư kém hiệu quả và có tỷ lệ quá hạn cao, dẫn đến tỷ lệ quá hạn trung và dài hạn của Sở giao dịch I tăng cao qua các năm. Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ quá hạn của Sở giao dịch I tăng mạnh qua các năm 1997 - 1999, năm 2000 có giảm xuống 6,77% nhưng nếu so sánh với tổng nợ quá hạn thì tỷ lệ này lại tăng mạnh đến 95,6%. Bảng : Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn được thẩm định của SGD I - NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 1. Dư nợ trung dài hạn 2. Nợ quá hạn trung dài hạn 3. Tổng nợ quá hạn 4. Tỷ lệ 2/1 5. Tỷ lệ 2/3 150,590 4,68 26,5 3,1% 17,66% 489,520 25,6 95,1 5,23% 26,9% 729,250 60,42 72,9 8,28% 82,88% 857,404 58,1 60,8 6,77% 95,6% (Báo cáo kinh doanh 1997 - 2000, SGD I - NHCTVN) 2. Phân tích quá trình thẩm định dự án: Xây dựng khu du lịch văn phòng và khách sạn Bảo Sơn tại đường Láng Trung - Hà Nội 2.1. Thẩm định điều kiện vay vốn - Công ty Dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm được thành lập theo quyết định số 008037 ngày 05/02/1994 của UBND thành phố Hà Nội 6P/TLDN - 02. - Công ty du lịch và dịch vụ Nghi Tàm được cấp giấy phép kinh doanh số 01- 0342 ngày 9/1/1992 của trọng tài kinh tế Hà Nội. - Trụ sở của công ty tại 81 Thợ nhuộm - Hà Nội. - Công ty do ông Nguyễn Trường Sơn làm giám đốc. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty là hoạt động kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực khách sạn. - Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh này Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng một khách sạn 8 tầng (kể cả tầng hầm và tầng kỹ thuật) có kiến trúc mỹ thuật đẹp, thuận tiện cho việc kinh doanh trên diện tích đất 3000m2. Tính chất pháp lý của công trình như sau: - Hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng và sử dụng khu nhà làm việc và dịch vụ văn phòng tại Láng Trung - Hà Nội giữa Công ty sản xuất và dịch vụ tổng hợp thuộc tổng cục thống kê và công ty RESTOVTEX. - Công văn số 337/CV-UB ngày 17/02/95 của UBND thành phố Hà Nội kết luận về việc sử dụng đất tại Láng Trung của Tổng cục thống kê liên doanh với công ty RESTOVTEX. - Công văn số 309/TCTK - VP gửi UBND thành phố Hà Nội ngày 15/07/94 của tổng cục thống kê đồng ý giao lại cho UBND thành phố Hà Nội 4870m2 mà công ty RESTOVTEX và Công ty sản xuất dịch vụ tổng hợp liên doanh xây dựng khu du lịch văn phòng 6 tầng và xét cho Công ty RESTOVTEX được phép sử dụng đất hoặc thuê diện tích đất trên của UBND thành phố Hà Nội. - Quyết dịnh số 489QĐ/UB ngày 09/03/95 của UBND thành phố Hà Nội giao cho ban dịch vụ đất đai Hà Nội (thuộc Sở quản lý ruộng đất và đo đạc Hà Nội) ký hợp đồng cho công ty RESTOVTEX thuê 5004m2 đất tại đường Láng Trung - Đống Đa - Hà Nội trong thời hạn 20 năm để xây dựng công trình nhà dịch vụ văn phòng, nhà làm việc và cho thuê theo luận chứng kinh tế kỹ thuật do Công ty khảo sát thiết kế và xây dựng Đại học kiến trúc lập và theo thiết kế được kiến trúc sư trưởng thành phố xác nhận ngày 13/05/93, là ngôi nhà 6 tầng (không kể tầng hầm, tầng kỹ thuật, tầng mái). Diện tích xây dựng là 819m2. - Ban dịch vụ đất đai Hà Nội đã ký hợp đồng số 04/3-95/HĐ-TĐTN ngày 16/03/95 cho công ty dịch vụ và du lịch Nghi Tàm (RESTOVTEX) thuê 5.004m2 đất tại đường Láng Trung-Hà Nội. - Giấy phép xây dựng số 764.5.93 ngày 13/05/93 do ông Nguyễn Lân, kiến trúc sư trưởng thành phố ký. - Hồ sơ kiểm định giá trị tài sản của Công ty RESTOVTEX do Công ty kiểm toán Việt Nam tính đến ngày 05/04/95. Toàn bộ giá trị khách sạn 8 tầng mà công ty đã đầu tư là 23.184.000.000 đ. 2.2.Sự cần thiết để đầu tư Hiện nay nhu cầu khách sạn và cho thuê văn phòng đại diện đang phát triển bởi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam cũng như số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều. Thực tế hiện nay trên địa bàn Hà Nội còn thiếu những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Như vậy việc xây dựng khu nhà dịch vụ văn phòng và khách sạn Bảo Sơn với thiết kế đạt tiêu chuẩn 4 sao tại đường Láng Trung là rất phù hợp với thực tế. Khách sạn nằm trên một khu đất khá rộng, có đầy đủ nhà hàng, karaoke, vũ trường, trung tâm thương mại, khu mát xa. Ngoài ra còn có một loạt các biệt thự 3 tầng để cho người nước ngoài thuê, vị trí của khách sạn cũng rất thuận tiện về mặt giao thông. 2.3. Thẩm định về phương diện thị trường Theo số liệu của Tổng cục du lịch, tỷ lệ gia tăng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam hàng năm khoảng 15%. Nếu năm 1991 có 10 chuyến bay từ nước ngoài đến Hà Nội trong một tuần thì hiện nay có 27 chuyến bay quốc tế đến Hà Nội trong tuần. Như vậy, tính ra phải có 7000 chỗ nghỉ mỗi tuần cho khách du lịch. Mặc dù Hà Nội đã có rất nhiều khách sạn được xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Việc khách sạn Bảo Sơn ra đời với qui mô 8 tầng (kể cả tầng hầm và tầng kỹ thuật) có 92 phòng ngủ, 12 phòng karaoke, 15 phòng mát xa, tắm hơi...với vị trí đẹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0494.doc
Tài liệu liên quan