Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3

1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3

1.1.1. Hoạt động đầu tư 3

1.1.2. Dự án đầu tư 5

1.1.3. Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của ngân hàng thương mại: 12

1.2. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16

1.2.1. Thẩm định dự án đầu tư 16

1.2.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 20

 Thời gian = các luồng tiền của dự án + 31

1.2.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 36

CHƯƠNG 2 41

Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng á Châu Hà Nội. 41

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 41

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 41

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 43

2.1.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ACB Hà Nội 44

2.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU HÀ NỘI 49

2.2.1. Các vấn đề chung về thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Á Châu Hà Nội 49

2.2.2 Quy trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội 50

2.2.3. .Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư "Mua tàu Orient Aishwarya của Tổng công ty hàng hải Việt Nam 52

2.2.4. Nhận xét và đánh giá công tác thẩm đinh tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hà Nội 73

CHƯƠNG 3 79

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU HÀ NỘI. 79

3.1.SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 79

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 80

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG Á CHÂU HÀ NỘI 81

3.3.1. Giải pháp về quy trình thẩm định 82

3.3.2. Giải pháp về con người 86

3.3.3. Tổ chức khai thác và cung cấp thông tin có hiệu quả 87

3.3.4. Lập quỹ hỗ trợ cho thẩm định 90

3.3.5. Tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với công tác thẩm định 90

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI ACB HÀ NỘI 91

3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan. 92

3.4.2. Kiến nghị đối với NHNN và các NHTM 93

3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Á Châu Hà Nội 96

3.4.4. Đối với chủ đầu tư 96

KẾT LUẬN 97

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp để khắc phục, điều hoà các nhân tố khách quan. Chương 2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng á Châu Hà Nội. 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0032/NH- GP ngày 24/04/ 1993 với thời hạn hoạt động 50 năm. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VNĐ. Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu được thành lập vào ngày 13/05/1993 và bắt đầu hoạt động từ 04/06/1993. - Tên tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank. - Tên viết tắt : ACB Ngay từ khi thành lập, ngân hàng á Châu đã phải đối mặt với nhiều thách thức; nhưng với những nỗ lực của mình, Ngân hàng đã tự khẳng định mình và có một chỗ đứng vững chắc, tạo được uy tín cao trên thị trường. Đến năm 1994, vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng lên 70 tỷ VNĐ theo quyết định số 143/QĐ-NH5 ngày 30/01/1994 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong năm 1998, vốn điều lệ của Ngân hàng á Châu được điều chỉnh lên 341,428 tỷ VNĐ theo quyết định số 341/1998/QĐ-NH5 ngày 13/10/1998 và quyết định số 362/1998/QĐ-NH5 ngày 24/10/1998 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Với số vốn điều lệ này, Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam. Các báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu được trình bày bằng đơn vị triệu VNĐ và được lập theo hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam ban hành ttheo quyết định số 435/1998/QĐ-NHNN2 ngày 25/12/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 01/04/ 1999. Hội sở chính của Ngân hàng á Châu đặt ở 442 - Nguyễn Thị Minh Khai- Quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh; bên cạnh đó, ngân hàng đã mở được các chi nhánh: - Hà Nội: Giấy chấp thuận số 0016/GCT ngày 14/12/1993. - Sài Gòn: Giấy chấp thuận số 0021/GCT ngày 16/02/1994. - An Giang: Giấy chấp thuận số 0019/GCT ngày 10/08/1994. - Cần Thơ: Giấy chấp thuận số 0021/GCT ngày 22/11/1994. - Hải Phòng: Giấy chấp thuận số 0027/GCT ngày 27/07/1995. - Chợ Lớn: Giấy chấp thuận số 0040/GCT ngày 07/08/1995. - Đà Nẵng: Quyết định số 212/QĐ-NH5 ngày 13/08/1996. - Cà Mau: Giấy chấp thuận số 0035/GCT ngày 12/09/1997. - Đaclak: Quyết định số 297/1998/QĐ- NHNN5 ngày 29/08/1998. Đồng thời ngân hàng có một công ty trực thuộc là công ty TNHH chứng khoán ACBS thành lập theo quyết định số 06/GP- HĐKD ngày 29/06/2000. Theo sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng á Châu được thành lập để tiến hành các hoạt động giao dịch ngân hàng gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác khi được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép. Trên thực tế, Ngân hàng á Châu thực hiện tổ chức và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu như sau: 1. Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, vàng và ngoại tệ. Đặc biệt tiết kiệm bằng USD có dự thưởng. 2. Nhận vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ, và góp vốn liên doanh các dự án đầu tư. 3. Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ, vàng, ngoại tệ phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình. Cho vay xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà. 4. Thanh toán quốc tế - Tài trợ xuất nhập khẩu. 5. Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh. 6. Dịch vụ Ngân quỹ- Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh trong nước. 7. Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh ACB - Western Union. 8. Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và giám định đá quý. 9. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế ACB - Master card, ACB - Visa và ACB - Business. 10. Phát hành và thanh toán thẻ nội địa ACB card. 11. Dịch vụ trung tâm địa ốc. Dịch vụ trung gian thanh toán mua - bán nhà. 12.Dịch vụ ngân hàng tại nhà qua mạng Intranet: acbbank.com.vn. Sau nhiều năm hoạt động, ngân hàng á Châu luôn phát huy được thế mạnh của mình trên thị trường các sản phẩm dịch vụ mới và cho đến nay Ngân hàng á Châu luôn được biết đến như một ngân hàng thương mại cổ phần có uy tín nhất và làm ăn có hiệu quả nhất. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu Về cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần á Châu nói chung về mặt nội dung tuân theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, kiểm soát viên, người điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần theo quyết định số 166/ QĐ-NH5 ngày 10/08/1994. Cụ thể là: Hội đồng quản trị của Ngân hàng á Châu gồm 11 thành viên, Uỷ ban kiểm soát gồm 3 kiểm soát viên thay mặt Đại hội cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quá trình điều hành ngân hàng. Ban giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có thể tóm tắt bằng sơ đồ cơ cấu tổ chức sau: Đại hội cổ đông Chủ tịch HĐQT Các phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ban kiểm Soát Thành viên Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu chi nhánh Hà Nội trực thuộc Hội sở, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chấp hành mọi thể lệ, chế độ của Ngân hàng á Châu, các mệnh lệnh, chỉ thị của Tổng giám đốc. Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ khi Ngân hàng á Châu đã có văn bản hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ đó. Những vấn đề ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc chi nhánh phải thỉnh thị ý kiến của Tổng giám đốc. Riêng đối với các phòng, ban tại Hội sở là quan hệ phối hợp, hợp tác cùng phục vụ quyền lợi chung của Ngân hàng. Các bộ phận nghiệp vụ của các phòng, ban tại Hội sở và điều hành tác nghiệp hàng ngày thống nhất theo hệ thống Ngân hàng á Châu. Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc Chi nhánh Cửa Nam Bộ phận Giao dịch Bộ phận Quỹ Bộ phận Tín dụng Bộ phận thẻ Phòng Giao dịch Ngân quỹ Phòng Tín dụng P. Kế toán & vi tính Phòng Hành Chính Tổ Chức Tổ Công Nợ Bộ phận thẻ Thanh toán quốc tế Trung Tâm Giao dịch địa ốc Sơ đồ hệ thống tổ chức của ACB chi nhánh Hà Nội có thể hình dung như sau: 2.1.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ACB Hà Nội Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu - Chi nhánh Hà Nội được thành lập theo giấy chấp thuận số 0016/GCT ngày 14/12/1993. Từ khi thành lập cho đến nay, ACB Hà Nội đã phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, chịu nhiều tác động khách quan của nền kinh tế. Song, ACB Hà Nội vẫn đứng vững và ngày càng có uy tín cao trên thị trường. Trong năm 2001, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,8%; các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, đây cũng là năm nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như thiên tai, lũ lụt; giá cả của một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược như dầu thô, nông sản, cà phê... giảm mạnh. Thị trường ngoại tệ thiếu ổn định. Hơn nữa, nền kinh tế nằm ở đáy của sự suy thoái ( tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ đạt 1,3% trong khi đó năm 200 là 3,1%); nghiêm trọng hơn là sau sự kiện khủng bố 11/9 đã gây nhiều khó khăn cho kinh tế nước ta. Ngoài các khó khăn chung cuả nền kinh tế, hoạt động ngân hàng lại phải đối mặt với việc lãi suất cho vay(cả VNĐ và ngoại tệ) liên tục giảm, trong khi lãi suất huy động lại có xu hướng tăng. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bối cảnh kinh tế như vậy đã ít nhiều tác động tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ACB Hà Nội. Giám đốc chi nhánh trước tình hình đó đã tiếp tục có những biện pháp nâng cao năng lực và hiệu qủa làm việc của cán bộ nhân viên ngân hàng nhằm củng cố các dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển thêm một số dịch vụ mới; đẩy mạnh công tác tiếp thị và qua đó mở rộng quan hệ với những đối tượng khách hàng mới. Về tình hình hoạt động kinh doanh cụ thể của chi nhánh như sau: 2.1.3.1. Nghiệp vụ nguồn vốn Chỉ tiêu TH 2000 TH 2001 KH 2001 Tổng số 621.216 790.820 804.000 1.Phân theo đối tượng Từ dân cư 467.467 610.573 663.000 Từ các tổ chức kinh tế 153.749 180.247 141.000 2. Phân theo nguyên tệ VNĐ 262.281 325.190 273.000 USD quy ra VNĐ 358.935 465.630 531.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ) Tính đến 31/12/2001, tổng tài sản của chi nhánh là 896.543 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn huy động là 790.820 triệu đồng, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 98,4% so với kế hoạch năm 2001. Nguồn vốn này chủ yếu được hình thành từ: tiền gửi thanh toán cuả cá nhân và các tổ chức kinh tế; tiền gửi tiết kiệm; tiền ký quỹ, đảm bảo khả năng thanh toán; và tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Có được thành quả này là do chi nhánh đã xây dựng, tạo được hình ảnh của ACB trên địa bàn qua việc tìm kiếm khách hàng mới có uy tín và tình hình tài chính tốt để cho vay, đồng thời chi nhánh cũng đã chú trọng triển khai một số các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng... Ngoài ra, ngân hàng còn tiến hành triển khai đồng bộ các sản phẩm dịch vụ mới như: Trung tâm giao dịch địa ốc; VIP Banking service (dịch vụ ngân hàng chất lượng cao); dịch vụ ngân hàng tại nhà qua mạng Intranet; dịch vụ ngân hàng tại chỗ; phát triển chủ thẻ và đại lý chấp nhận thẻ tín dụng; mở rộng mạng lưới đại lý chi trả kiều hối Western Union... cũng góp phần tạo hình ảnh và thu hút được một số lượng lớn khách hàng mới về hoạt động của chi nhánh. Đây là một lợi thế rất lớn để chi nhánh tăng nguồn vốn huy động và giảm được chi phí đầu vào. Tuy nhiên, do những biến động phức tạp trên thị trường tài chính quốc tế như lãi suất trên thị trường quốc tế giảm mạnh... đã làm cho chính sách tiền tệ có những thay đổi như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 15% xuống 10%; tự do hoá lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, không khống chế theo biên độ lãi suất SIBOR 3 tháng + 1,0%/năm ( đối với cho vay ngắn hạn), và SIBOR 6 tháng + 2,5% ( đối với cho vay trung và dài hạn). Đối với lãi suất bằng VNĐ, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm Lãi suất cơ bản từ 0,75%/tháng xuống 0,6%. Chính vì vậy nên các Ngân hàng thương mại buộc phải giảm lãi suất huy động nên nguồn vốn huy động không đạt được kế hoạch đề ra. Nghiệp vụ sử dụng vốn: Chỉ tiêu TH 2000 TH 2001 KH 2001 Doanh số cho vay 401.187 459.306 Doanh số thu nợ 359.092 492.406 Tổng dư nợ 196.200 202.400 335.000 Trong đó: 1. Phân theo thời gian - Ngắn hạn 97.367 95.011 167.500 - Trung và dài hạn 98.833 107.389 167.500 2. Phân theo loại tiền - VNĐ 99.777 111.367 170.000 - USD quy ra VNĐ 96.423 91.033 165.000 3. Phân theo thành phần kinh tế - Doanh nghiệp nhà nước 69.508 66.595 - Cty cổ phần, TNHH 19.298 33.119 - Doanh nghiệp tư nhân 134 86 - Liên doanh 88.979 60.417 - Đối tượng khác 18.281 42.183 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Đến ngày 31/12/2001, tổng dư nợ cho vay là 202.400 triệu đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; đạt 60,4% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm 46,9% tổng dư nợ, cho vay trung dài hạn chiếm 53,1% trong tổng dư nợ. Tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng á Châu. Hơn 65% lợi nhuận đạt được của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Trong mọi chiến lược phát triển của Ngân hàng á Châu, tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu. Ngân hàng á Châu đã chủ trương lựa chọn các ngành nghề phát triển ổn định, chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ, thẩm định kỹ với doanh nghiệp lớn để đặt quan hệ tín dụng. Ngân hàng á Châu đã không ngừng mở rộng thị trường tín dụng và đa dạng hoá các thể thức cho vay, là ngân hàng tiên phong trong cho vay trả góp để sửa chữa và xây dựng nhà, mua phương tiện vận chuyển, v.v... Kết quả kinh doanh của ACB Hà Nội Chỉ tiêu TH 2000 TH 2001 So sánh +/- % I.Tổng thu nhập 24.512 50.677 +26.165 207 1.Thu về hoạt động tín dụng 16.507 17.788 +1.281 108 2.DV thanh toán và ngân quỹ 6.769 29.777 +23.008 440 3.Thu từ hoạt động khác 906 974 +68 108 4.Thu nhập bất thường 330 2.138 +1.808 648 II. Tổng chi phí 24.038 45.071 +21.003 187 1. Chi về huy động vốn 11.648 38.088 +26.440 327 2. DV thanh toán và ngân quỹ 105 140 +35 133 3. Chi về hoạt động khác 163 939 +776 576 4. Chi nộp thuế, lệ phí 15 17 +2 113 5. Chi phí cho nhân viên 1.057 1.545 +488 146 6. Chi về quản lý và công vụ 1.763 1.735 - 28 98 7. Chi về tài sản 2.167 2.166 - 1 99 8. Chi phí dự phòng 6.940 441 -6.499 6,4 9. Chi phí bất thường 179 -179 0 III. Lợi nhuận trước thuế Thu nhập doanh nghiệp 474 5.606 +5.132 1.183 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ) Tổng thu nhập tăng 26.165 triệu, tăng gấp 2.07 lần so với năm 2000 và tổng chi phí cũng tăng 21.033 triệu đồng, tăng 887% so với cùng kỳ năm trước. Điều này dẫn đến lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 5.132 triệu đồng, gấp 11,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do: cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh thì trong năm qua hoạt động nghiệp vụ nguồn vốn tại chi nhánh có sự tăng trưởng đáng kể, đây chính là cơ hội để chi nhánh sử dụng vốn đầu tư và tham gia thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra, việc đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạ, mở rộng mạng lưới chi trả kiều hối Western Union và dịch vụ ngân quỹ đã góp phần đáng kể làm tăng thêm nguồn thu nhập cho chi nhánh trong những năm qua. Nói tóm lại, thành công lớn nhất của ACB Hà Nội là đã đồng bộ triển khai được nhiều sảm phẩm dịch vụ mới, mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn, thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ, chính vì vậy, số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng đông; chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao ( kể từ 5/1997 đến nay không phát sinh nợ quá hạn ). Uy tín trong thanh toán quốc tế của chi nhánh ngày càng nâng cao, công tác xử lý nợ quá hạn được Ngân hàng nhà nước Thành phố Hà Nội tuyên dương... Những thành tựu nói trên đã góp phần tạo nên hình ảnh của ACB và gây dựng được lòng tin đối với khách hàng, đưa ACB lên là một trong 10 ngân hàng hoạt động tốt nhất ở Châu á được bình chọn bởi hai tạp trí tài chính uy tín Thế giới – Euro Money ( Anh ) và Global Finance ( USA ). Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần á Châu Hà Nội 2.2.1. Các vấn đề chung về thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng á Châu Hà Nội Nhìn chung, từ năm 1997 đến nay, hoạt động tín dụng cuả ACB là rất an toàn. Tính đến 31/12/2001, tổng số nợ quá hạn tại chi nhánh là 8.882 triệu đồng, giảm 1.152 triệu so với cùng kỳ năm trước. Nợ quá hạn của những khoản vay mới không phát sinh, tổng số nợ quá hạn đã thu được trong năm là 1.391 triệu đồng và đã tất toán dứt điểm được 11 hồ sơ tín dụng nợ quá hạn (đây là những khoản phát sinh từ năm 1996 ). Như vậy, chất lượng tín dụng của ngân hàng á Châu Hà Nội ngày càng được nâng cao thể hiện là nợ quá hạn mới không phát sinh và nợ quá hạn của các khoản vay cũ thì giảm qua các năm. Có được kết quả này là do sự nỗ lực cố gắng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn của toàn ngân hàng; nhưng có một nguyên nhân chủ yếu, đóng góp đáng kể vào kết quả đó là công tác thẩm định dự án được cải thiện, đặc biệt là thẩm định tài chính ; nhiều chỉ tiêu tài chính được đưa vào trong quá trình phân tích tài chính dự án và doanh nghiệp làm cho quá trình thẩm định được hiệu quả và chính xác hơn; từ đó góp phần đáng kể nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Thẩm định tín dụng trung và dài hạn là một phần không thể thiếu trong quy trình cho vay và cũng là một công việc đòi hỏi kinh nghiệm làm việc , kiến thức về nghề nghiệp cũng như tình thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Công việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vốn, phát triển hoạt đông ngân hàng, tạo tiền đề lớn cho sức mạnh của ngân hàng sau này. Trên tinh thần đó, ngân hàng đã thẩm định và tiến hành cho vay nhiều dự án mang lại lợi ích cho xã hội và ngân hàng. Với những giải pháp tích cực, linh hoạt trong đó đặc biệt quan tâm tới những khách hàng truyền thống đã đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động cho vay, góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội Như ta đã biết thẩm định dự án trung và dài hạn có vai trò tất quan trọng đối với chất lượng của một khoản tín dụng. Thông thường các quyết định cũng như quy trình thẩm định do Trung ương lập và yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện theo. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của từng đơn vị nên các ngân hàng thường ban hành những văn bản hướng dẫn riêng cho việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ của mình dựa trên cac quy định của Ngân hàng trung ương. Ngân hàng á Châu cũng vậy, đối với nghiệp vụ cho vay, ngân hàng cũng đưa ra một quy chế cho vay riêng áp dụng cho toàn hệ thống; trong đó có quy định cụ thể về quy trình thẩm định dự án như sau: Marketing khách hàng: Công việc thẩm định tín dụng theo quy trình mới bắt đầu từ khâu Marketing khách hàng. Công việc này bao gồm cả việc marketing khách hàng mới và khách hàng đã và đang có quan hệ với ngân hàng. Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ phải theo dõi thông tin các doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường nhằm đưa hình ảnh của Ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng: Ngay từ khi khách hàng đến ngân hàng lập hồ sơ xin vay vốn , nhân viên tín dụng có nhiệm vụ tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay: b.1. Tìm hiểu những vấn đề khách hàng đã trình bày và tư cách pháp lý của khách hàng. b.2. Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng như: doanh thu, doanh số bán, doanh số mua, năng lực sản xuất, khả năng xuất khẩu, thị trường tiêu thụ, mạng lưới phân phối sản phẩm... b.3. Tìm hiểu năng lực tài chính của khách hàng như: vốn pháp định, vốn tự có, nguồn tài trợ chủ yếu, điểm hoà vốn, khả năng sinh lợi... b.4. Tìm hiểu khả năng vay vốn tài sản thế chấp, cầm cố, thực trạng công nợ của khách hàng có đối chiếu từ nhiều nguồn khác nhau như trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, tư liệu về khách hàng thông qua thống kê, báo chí... b.5. Đề nghị khách hàng cung cấp các hồ sơ tài liệu liên quan đến phương án vay vốn. Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, nhân viên tín dụng lập tờ trình sơ bộ về khách hàng trình trưởng phòng tín dụng trong đó có nêu rõ ý kiến và lý do đề xuất tiếp tục thẩm định cho vay hoặc từ chối cho vay. Nghiên cứu thẩm định hồ sơ vay của khách hàng: c.1. Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất - kinh doanh dự án đầu tư của khách hàng: Hiệu quả kinh tế. Khả năng sinh lời của dự án. Cơ cấu vốn đầu tư: vốn tự có, vốn vay... c.2. Đánh giá tình hình tài chính và tình hình công nợ của khách hàng: Tính các tỷ lệ tài chính: Tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ sinh lời của công ty, tỷ lệ tài sản có để sinh lời / Tổng tài sản có. Tình hình công nợ, tình hình vay vốn, bão lãnh và công nợ khác; chú ý đến nợ quá hạn; tính tỷ lệ khả năng vay nợ = Tổng số nợ / Vốn tự có. c.3. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ vay của khách hàng bằng việc tính điểm hoà vốn, tỷ lệ (lợi nhuận + khấu hao) / Vốn vay. c.4. Xác minh tính chất hợp pháp và đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của khách hàng. c.5. Đánh giá uy tín và khả năng phát triển của khách hàng: Bộ máy điều hành, lý lịch và năng lực điều hành. Các đối tác của khách hàng. Các quan hệ kinh doanh và vay vốn, trả nợ của khách hàng. Lập tờ trình thẩm định hồ sơ vay của khách hàng: Lập tờ trình thẩm định: Sau khi đã nghiên cứu và thẩm định tỷ mỉ và toàn diện về khách hàng và hồ sơ vay, nhân viên tín dụng ( hoặc tổ thẩm định ) lập tờ trình theo mẫu. Tờ trình thẩm định sẽ bao gồm đầy đủ các yếu tố: Giới thiệu về khách hàng ( tư cách pháp lý, bộ máy tổ chức điều hành ); quy mô hoạt động, vị trí trên thương trường, vốn điều lệ; quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng ACB và với các tổ chức tín dụng khác; địa chỉ giao dịch, số điện thoại... Đồng thời phải trình bày đầy đủ các yếu tố như: Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính; vốn tự có, tình hình công nợ, kết quả kinh doanh lời lỗ. Nhu cầu vay của khách hàng: Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn trả nợ. Rồi đưa ra kết luận về phương án sản xuất kinh doanh. Tình hình tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và điều kiện đảm bảo vốn vay. Nhận xét đánh giá của nhân viên tín dụng và đề xuất về phương thức cho vay, số tiền vay, thời gian vay, lãi suất vay và các đề nghị khác... Cuối cùng, sau khi lập đầy đủ hồ sơ và các chứng từ liên quan đến nội dung thẩm định, hội đồng tín dụng sẽ xem xét và quyết định cho vay. 2.2.3. .Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư "Mua tàu Orient Aishwarya của Tổng công ty hàng hải Việt Nam Trên cơ sở tập hợp được đầy đủ hồ sơ dự án do khách hàng lập bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn kèm phương án trả nợ, các giấy tờ liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay, tính khả thi của dự án (trong đó có các hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án đầu tư như giấy phép mua tàu, dự án mua tàu... đúng theo quy định của Nhà nước), các tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của chủ đầu tư, khả năng tài chính của khách hàng... Ngân hàng ACB tiến hành thẩm định tài chính dự án theo các bước như sau: 2.2.3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn. Về cơ bản, quy trình thẩm định dự án đầu tư của ACB cũng giống như quy trình chung về mặt lý thuyết nhưng chủ yếu thực hiện như sau: Thẩm định về năng lực pháp lý: Nội dung thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng gồm các bước sau: Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp (cơ sở pháp lý). Quyết định thành lập, điều lệ, quyết định bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân vay vốn. Giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu...( nếu có). Lịch sử phát triển khả năng tài chính, khả năng quản lý của khách hàng: Nội dung thẩm định lịch sử phát triển và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Ngày thành lập, quy mô vốn, tài sản. Uy tín của khách hàng Số lượng lao động. Trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm của người chủ, người quản lý doanh nghiệp. Mặt hàng kinh doanh, quy mô, số lượng, chất lượng. Các giai đoạn phát triển, sự thay đổi mặt hàng kinh doanh. Trên cơ sở các số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính do khách hàng gửi cho Ngân hàng trong thời gian ít nhất là 3 năm liên tiếp gần thời điểm vay vốn, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá xu hướng biến động và tính toán các chỉ tiêu để đưa ra nhận xét khách hàng về khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh. Ngân hàng sử dụng một số chỉ tiêu sau: Khả năng thanh toán: + Khả năng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn thanh toán = chung Nợ ngắn hạn + Khả năng Tiền + các khoản phải thu thanh toán = nhanh Nợ ngắn hạn Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính: Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp + Hệ số tài trợ = Tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng Nguồn vốn chủ sở hữu + Năng lực đi vay = Vốn thường xuyên TSCĐ + Cơ cấu TSCĐ trên tài sản = Tổng tài sản TSLĐ + Cơ cấu TSLĐ trên tài sản = Tổng tài sản Tình hình công nợ: + Tình hình quan hệ tín dụng( vay ACB và vay các ngân hàng khác) + Tình hình thanh toán với người mua người bán + Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước thể hiện trên các chỉ tiêu: Hệ số nợ trên tài sản Hệ số nợ trên vốn tự có Tỷ số nợ dài hạn Tình hình sản xuất kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Trong dự án mua tàu Container của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, về cơ bản cũng đã thực hiện theo quy trình trên Giới thiệu khách hàng: a.1. Tư cách pháp lý: 1. Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Việt Nam National Shipping Lines (Vinalines). 2. Tổng Giám đốc: Ông Vũ Ngọc Sơn. 3. Trụ sở: 210 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. 4. Quyết định thành lập số: 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/04/1995. 5. Giấy phép kinh doanh số: 110 - 462 do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 06/12/1995. 6. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Khai thác vận tải biển. Khai thác cảng. Sửa chữa tàu biển. Đại lý, môi giới, cung ứng dịch vụ hàng hải. Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chyên ngành vận tải. Cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước. a.2. Lịch sử phát triển và tình hình hoạt động kinh doanh của Vinalines: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập từ năm 1995 theo mô hình Tổng Công ty 91 trên cơ sở tập trung các doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu trong cả nước, các Cảng biển và các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hải. Từ năm 1996 đến nay, sản lượng vận tải của Tổng Công ty liên tục tăng. Năm 1996, tổng sản lượng vận tải của Vinalines là 4,8 triệu tấn hàng hóa, đến năm 1999 con số này là 9,1 triệu tấn. Năm 1996, sản lượng hàng hoá bốc xếp tại các Cảng biển là 17,5 triệu tấn và 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0032.doc
Tài liệu liên quan