Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

 LỜI MỞ ĐẦU

 PHẦN I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I- KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG, VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm.

2. Đặc trưng của ngân hàng thương mại Việt Nam theo Luật các tổ chức tín dụng

3. Vai trò chức năng của ngân hàng thương mại.

II- HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

III- THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

1. Những vấn đề chung.

2.Thực trạng.

3. Những nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng giảm

4. Những chỉ tiêu đánh giá rủi ro.

5. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

 

PHẦN II - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

 Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

 

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lỗ, ngân hàng có sẵn sàng tiếp thêm vốn cho doanh nghiệp để "vượt cạn" không? đây là câu hỏi mà ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu tiếp thêm vốn thì lỡ mất hết thì sao. Nếu không tiếp thêm vốn để cho khách hàng "vượt cạn" có thể trả được cả nợ lẫn nợ mới thậm chí cả lãi thì sao. Đây là một chi phí cơ hội mà ngân hàng cần xem xét, đánh giá cẩn thận trước khi quyết định cho vay tiếp hay thôi. Sự tồn tại và phát triển của khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân NHTM. Ngân hàng có thể tìm biện pháp như thương lượng, gia hạn nợ, giảm nợ.... để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, tránh cho mình được rủi ro. Những khó khăn mắc phải trong hoạt động tín dụng. Về nguyên tắc cho vay, phải có tài sản đảm bảo có thể là tín chấp hoặc thế chấp tài sản. Về tín chấp, ngân hàng phải xét uy tín, khả năng chi trả của khách hàng, hoặc uy tín bảo lãnh cho khách hàng đó. Nếu như xem xét khách hàng có đầy đủ uy tín thì có thể cho vay tín chấp. Trong bài viết "thu thập thông tin khi thẩm định cho vay cá nhân và hộ gia đình: Khâu quan trọng không thể bỏ qua" của tác giả Mai Anh (chi nhánh NHNo và phát triển nông thôn Thăng bình Quảng Nam) có đoạn viết rằng: một khi không biết chắc chắn rằng khách hàng sẽ sử dụng vốn vào mục đích gì thì tuyệt đối không nên cho vay mặc dù khách hàng có tài sản thế chấp... "cán bộ tín dụng cần cảnh giác với nhóm đối tượng tìm mọi cách để vay bằng được vốn ngân hàng, nhóm khách hàng này thường đang sắp phá sản, cần vốn để cứu nguy khẩn cấp. Vì vậy họ dùng mọi thủ đoạn từ việc năn nỉ đến quà cáp, biếu xén, hối lộ cán bộ tín dụng, những việc mà khách hàng có lòng tự trọng không bao giờ làm, miễn sao vay được nhiều vốn càng tốt". Đây là một rủi ro đạo đức do khách hàng gây nên. Chúng ta không nên coi trọng quá vấn đề tín chấp hay tài sản thế chấp. ở Việt Nam đã thiên vị, coi trọng vấn đề thế chấp hơn là tín chấp. Trong luật cầm cố, người đi vay phải chuyển tài sản cho ngân hàng, điều này chưa triệt để vì trong lĩnh vực thương mại không thích hợp. Ví dụ: Trong thế chấp kho ngân hàng không thể quản lý được. Bản chất của sự cầm cố là người vay tín dụng phải đưa tài sản của mình cho ngân hàng cầm cố trong khi về mặt pháp lý họ vẫn là chủ sở hữu của tài sản đó (ở đây có sự khác biệt giữa sở hữu về mặt pháp lý và sở hữu thực tế quyền sử dụng). Trong trường hợp thế chấp kho hàng, ngân hàng không thể thể lấy hàng hoá trong kho đưa về ngân hàng được. Trường hợp này cần uỷ thác cho người thứ ba trông coi kho và quản lý tài sản đó. Đây là một khâu sơ hở dẫn đến rủi ro cho ngân hàng do khách hàng và cán bọ tín dụng ngân hàng gây nên. Điển hình là vụ án gần đây nhất: Epco - Minh Phụng. Đây là vụ án lớn nhất từ trước đến nay bao gồm 77 bị cáo trong đó còn 18 cán bộ ngân hàng, gây tổng thiệt hại hơn 4.300 tỷ đồng. ở đây chúng đã sử dụng thủ đoạn. Cách luật để vay vốn ngân hàng. Ngoài việc thành lập nhiều Công ty "ma" nhỏ để vay vốn ngân hàng cho chúng sử dụng thì chúng còn sử dụng thủ đoạn nhập khẩu hàng hoá thông qua pháp nhân của cá DNNN có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá như: Ngũ cốc, Công ty xuất nhập khẩu Đất Việt... các DNNN nhập khẩu hàng hoá ở nước ngoài về đều có bảo lãnh của ngân hàng. Song các doanh nghiệp lại đem lô hàng đó thế chấp cho ngân hàng bảo lãnh (ngân hàng nhận thế chấp tài sản của mình). Khi hàng được nhập về Việt Nam, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhà nước đem bán trên thị trường hoặc phân phối các đại lý ở phía Nam. Theo qui định của Chính phủ và Bộ thương mại, mà bán lòng vòng cho Công ty Minh Phụng, thậm chí bán cả hàng thế chấp mà không cần xin ý kiến của ngân hàng. Việc Công ty xuất nhập Ngũ cốc và các Công ty khác trong vụ án Epco- Minh Phụng tự ý bán hàng thế chấp đã vi phạm cam kết trong hợp đồng.Hàng chỉ được xuất khỏi kho khi có sự đồng ý hoặc lệnh giải chấp của ngân hàng. Bất chấp những cam kết trong hợp đồng, lợi dụng ngân hàng không kiểm tra, giám sát hàng thế chấp, Nguyễn Xuân Phong và Liên Khui Thìn đã ngang nhiên bán hàng thế chấp lấy tiền sử dụng. Mặt khác cùng một lô hàng đã được ngân hàng bảo lãnh khi nhập khẩu, nhưng khi bán cho doanh nghiệp trong nước thì lô hàng đó lại được Công ty Epco- Minh Phụng đề nghị ngân hàng bảo lãnh một lần nữa. Với thủ đoạn mua bán lòng vòng, thì cuối cùng Tăng Minh Phụng nhận được tiền bán hàng nhập khẩu và các Công ty nhập khẩu ban đầu lại mua số hàng nhập khẩu ban đầu với giá thấp hơn giá nhập khẩu lần đầu. Thực tế không có sự dịch chuyển cơ học của hàng hoá mà chỉ thông qua giấy tờ. Điều này cũng dễ "che mắt" vì có sự tiếp tay của cán bộ nhân viên ngân hàng. Tính đến ngày khởi tố 24/03/1997 với các hình thức ký 217 hợp đồng tín dụng, 99 hợp đồng bảo lãnh, 9 thư tín dụng (L/C), Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng cùng 47 Công ty con khác đã rút được 5.223 tỷ đồng của chi nhánh ngân hàng công thương và chi nhánh ngân hàng ngoại thương TP. Hồ Chí Minh. Quay trở về với vấn đề thế chấp và tín chấp. Văn bản Nhà nước về cấp tín dụng đều qui định rất ngặt nghèo việc cho vay và không có bảo đảm trong luật các tổ chức tín dụng. Thậm chí còn "hình sự hoá" vấn đề này. Điều này có làm cho chất lượng tín dụng tốt hơn không? thực tế vấn đề cho vay có đảm bảo đã ăn sâu vào tâm trí mọi người đến mức hầu hết các đoàn thanh tra, kiểm tra ngân hàng Nhà nước đều đòi hỏi tất cả các món vay đều phải có tài sản thế chấp, mặc dù nhiều văn bản của Chính phủ hoặc NHNN vẫn cho phép vay tín chấp, không có tài sản thế chấp như đối với xí nghiệp quốc doanh, nông dân nghèo, sinh viên.... vấn đề làm cho NHTM coi tài sản thế chấp là nguồn thu nợ thứ hai và là nguồn thu nợ duy nhất nên đã không quan tâm đến xem xét thẩm định thu từ doanh thu, lợi nhuận hoặc thu nhập của khách hàng. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả. Phương án vay vốn có tính khả thi rõ ràng cũng bị từ chối cho vay thì không có tài sản thế chấp. Nhưng vay tín chấp thì sao. Có lẽ hiệu ứng "Fameco" làm cho các ngân hàng thương mại cảnh giác quá mức cần thiết khi không cần. Trong kinh tế thị trường vì bao nhiêu bất ngờ rủi ro chờ đợi các doanh nghiệp, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây rủi ro cho doanh nghiệp và ngân hàng. Thế nhưng chỉ dựa vào tài sản thế chấp không phải là giải pháp hữu hiệu. Thực trạng các NHTM có hàng trăm ngôi nhà thế chấp không bán được để thu nợ, gây tổn thất cho ngân hàng. Bài học rút ra từ vụ án Epco - Minh Phụng vẫn còn. Được sự giúp đỡ, bảo lãnh của Huỳnh Văn Thành -Nguyên chủ tịch và ông Phạm Tấn Khoa- nguyên phó chủ tịch UBND quận 3 TP. Hồ Chí Minh đã che dấu hoạt động kinh doanh thua lỗ của Công ty Epco- Minh Phụng, nâng vốn và hạch toán lãi tạo điều kiện cho bọn chúng tiếp tục vay vốn ngân hàng hoạt động và lấy vốn vay chia lãi. Hay được sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng đã cố ý nâng giá tài sản thế chấp hoặc đem thế chấp cho nhiều ngân hàng khác nhau. Đây là bài học cho cán bộ ngân hàng về sự lơ là trách nhiệm, làm việc trên giấy tờ, văn bản đề nghị của khách hàng để định món vay. Nguồn vốn huy động của ngân hàng là các tài sản nợ, có tính thanh khoản cao và chủ yếu phải chi trả, phải thanh toán ngay khi có yêu cầu của chủ tài khoản, trong khi đó ngân hàng lại sử dụng nguồn vốn để đầu tư và cho vay, dưới dạng tài sản có tính thanh khoản thấp, khó định giá và thường có thời gian trung bình dài hơn so với thời gian huy động vốn. Dưới góc độ chế độ kế toán nhìn từ bản cân đối tài sản của một ngân hàng ta thấy: bên nguồn vốn thì phần lớn là huy động từ nguồn ngắn hạn (dưới một năm) nhưng về tài sản thì ngân hàng lại cho vay đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh trên 1 năm và các hoạt động kinh tế khác của các thành phần kinh tế, cho vay trung và dài hạn. Trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng thì tín dụng hiện nay là một vấn đề đáng bàn. Nền kinh tế thị trường của chúng ta đã có những tác động làm nảy sinh những vấn đề rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng, rủi ro của ngân hàng đã được thực tế chứng minh trong thời gian dài vừa qua và được nhiều nhà khoa học bàn đến: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản... Những rủi ro trên đối với hoạt động ngân hàng cũng là những tổn thất lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng,gây ra những trục trặc trong quá trình kinh doanh. Qua theo dõi tình hình tội phạm kinh tế liên quan đến hoạt động ngân hàng trong những năm qua cho thấy nổi lên là tình trạng lừa đảo chiếm dụng vốn vay của ngân hàng hay thông qua các thủ đoạn nâng giá trị tài sản thế chấp, hoặc sử dụng hồ sơ giấy tờ giả vay nhiều ngân hàng, hoặc sử dụng một hồ sơ vay nhiều ngân hàng khác. Khi ngân hàng bị lừa đảo dẫn đến hậu quả nặng nề: tài sản Nhà nước bị mất, ngân hàng mất khả năng thanh toán, ngân hàng bị phá sản ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội của một cộng đồng. Tội phạm lừa đảo trong thời kỳ bao cấp chủ yếu lừa đảo tài sản riêng của công dân và một số nhỏ lưà đảo tài sản Nhà nước, nhưng khi nền kinh tế thị trường ra đời thì tội lừa đảo bắt đầu xâm nhập vào ngân hàng ngày một nghiêm trọng, tài sản Nhà nước bị thất thoát nhiều hơn với một mức độ đáng lo ngại. Chỉ tính từ năm 1993-1997 đã xảy ra hơn 724 vụ lừa đảo trong ngân hàng, có vụ lên tới hàng trăm tỷ đồng: các đối tượng lừa đảo này ngày càng thủ đoạn những thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt thậm chí trắng trợn. Đối tượng lừa đảo trước kia còn mang tính đơn lẻ, tự phát đến nay trở thành có tổ chức, lừa đảo trên một phạm vi rộng, số lượng tài sản lớn. Đối tượng lừa đảo ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanhvà tư nhân, tổng số 335 vụ lừa đào có 254 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 460 tư nhân, 10 DNNN. Phòng cảnh sát kinh tế công an tỉnh Nam Định phát hiện Dương Thuý Hiền Giám đốc Công ty TNHH Tuyết Thu đã sử dụng tới 66 bộ hồ sơ nhà đất giả, có công chứng giả để thế chấp 3 ngân hàng vay trên 13 tỷ đồng sau đó bỏ trốn. Tham gia vào vụ lừa đảo này có 3 giám đốc Công ty TNHH và 3 tư thương. Đáng lưu ý, số cán bộ tín dụng ngân hàng của 3 ngân hàng đã không làm đúng chức năng nhiệm vụ được giao như kiểm tra hồ sơ vay, thẩm định tài sản thế chấp, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay để khi đối tượng vay bỏ trốn vẫn không biết- hoặc Vũ Văm Nam, giám đốc Công ty TNHH Thiên Thanh Hà Nội cùng vợ Trần Bích Thuỷ trong 3 năm (từ 1994-1996) bằng một thủ đoạn dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều ngân hàng và các doanh nghiệp 23 tỷ đồng sau đó bỏ trốn. Một dạng khác là sử dụng giấy tờ nhà thuê của Nhà nước đem thế chấp vay vốn ngân hàng sau đó thực hiện hành vi lừa đảo, hoặc trước khi bán nhà, đem bộ hồ sơ nhà đất làm công chứng, sau đó bán nhà bằng hồ sơ gốc rồi đưa hồ sơ công chứng để vay thế chấp để thực hiện hành vi lừa đảo. Cuối năm 1996, lực lượng cảnh sát kinh tế phát hiện một thủ đoạn khá tinh vi của 3 sinh viên trường Cao đẳng ngân hàng và cán bộ kho bạc Hà Nội đã dùng hoá chất tẩy các chữ viết trong tờ trái phiếu kho bạc mệnh giá 200 nghìn và 300 nghìn, sau đó nghi mệnh giá mới từ 100 triệu đồng đến 680 triệu đồng, dùng con dấu giả và chữ ký giả của ban lãnh đạo kho bạc Hà Nội để làm giấy xác nhận cho các tờ trái phiếu, lừa một ngân hàng Hà Nội lấy trên 2 tỷ đồng chia nhau sử dụng cá nhân. Hoặc vụ lừa đảo của Đặng Thị Hồng thủ quĩ ngoại tệ ngân hàng công thương Hải Dương chiếm đoạt 100 nghìn USD trên đường vận chuyển nộp quĩ ngân hàng công thương Việt Nam ngày 04/02/1997. Bằng thủ đoạn như vậy Nguyễn Thị Thời đã rút của kho bạc Thái Nguyên gần 5 tỷ đồng suốt từ năm 1993-1997. Tình trạng cán bộ nhân viên ngành ngân hàng lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để tham ô tiền bạc của ngân hàng cũng xẩy ra khá phức tạp với nhiều thủ đoạn khác nhau. Hơn 10 cán bộ tín dụng của hai chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nho Quan và huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã dùng thủ đoạn thu nợ vay của các hộ nông dân số tiền 5,1 tỷ đồng nhưng không nộp quĩ đem đánh đề, mua sổ xố, đánh bạc, cho vay lại với lãi suất cao hơn, khi không còn có khả năng trả nợ thì lập hồ sơ vay khống để vay tiền trả các món nợ cũ (đảo nợ). Hoặc vụ 4 cán bộ cửa hàng vàng bạc thuộc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thái Thuỵ tỉnh Thái Bình làm hồ sơ giả, thế chấp vàng giả để tham ô 6,9 tỷ đồng đem đánh bạc, đánh đề: khi không có còn khả năng thanh toán trả nợ ngân hàng các đối tượng đã bỏ trốn. Những thủ đoạn trên đây đã xảy ra ở một số ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, như ở chi nhánh huyện Cao Lộc, Trùng Khánh- Lạng Sơn; chi nhánh Văn Yên (Yên Bái), chi nhánh Bảo Khánh (Lào cao); chi nhánh Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Ngoài ra một số cán bộ, nhân viên ngân hàng còn lợi dụng thủ đoạn chuyển tiền của ngân hàng thông qua tài khoản của khách hàng được mở tại ngân hàng để tham ô, hoặc lợi dụng việc dùng ngân phiếu, tiền mặt trong quá trình quyết toán để đánh tráo những tờ ngân phiếu, tiền có mệnh giá thấp vào tiền có mệnh giá cao để tham ô chiếm đoạt tài sản của Nhà nước đã xẩy ra ở một số chi nhánh ngân hàng thương mại tại các tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hoá, Lâm Đồng ,TP. Hồ Chí Minh... trong thời gian gần đây, lực lượng công an phát hiện một số đối tượng phạm tôị lợi dụng chuyển tiền bất hợp pháp qua hệ thống ngân hàng như vụ Trịnh Thị Lan Phương đã chuyển tiền từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh thông qua ngân hàng số tiền gần 30 tỷ đồng. Hoặc vụ buôn bán 7,2kg herôin của vợ chồng Xiêng My và Căn Tha Vông với Trần Văn An xảy ra tại Hà Tĩnh. Các đối tượng sau đã bán được hêrôin chúng đã chuyển được 3,4 tỷ đồng thông qua tài khoản mở tại ngân hàng từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Tĩnh. Trong thời gian qua, có một số Việt Kiều, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc từ nước ngoài lợi dụng con đường tham quan du lịch, thăm người thân ở Việt Nam đã dùng thẻ thanh toán tín dụng quốc tế (Master card) được làm giả ở nước ngoài để rút tiền ở các ngân hàng như vụ Lê Công Đảng, Phan Đình Chương và Trần Toàn Việt là Việt Kiều Mỹ đã dùng thẻ tín dụng giả lừa trung tâm Kiều Hối 68 Lê Lợi quận 1 TP. Hồ Chí Minh lấy số tiền 40 nghìn USD. Hoặc vụ Ramran Takis Siddiam và Adnan Takis Sidqui (đều mang quốc tịch Pakistan) dùng hộ chiếu giả để lừa đổi sec du lịch cửa hàng vàng bạc thuộc Công ty kinh doanh vàng bạc Hà Nội, bị công an Hà Nội bắt giữ. Chúng đã lừa nhiều chi nhánh ngân hàng được 25 nghìn USD. Trong năm 1997, 3 chi nhánh ngân hàng Hải Phòng đã bị một số đối tượng người nước ngoài lừa đổi séc du lịch giả với số tiền là 31 nghìn USD. Đứng thứ hai trong nhóm các tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng là tội cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nhiều vụ án lớn trong thời gian qua được phát hiện như vụ lừa đảo của Lý Hóc Hỷ, giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển kinh tế Sóc Trăng, vụ Tamexco, vụ Công ty dệt Nam Định, Epco Minh Phụng, vụ VPBank, vụ Công ty TNHH Tân Hoàn Mỹ TP. Hồ Chí Minh.... cho thấy tình trạng cố ý làm trái, nhận hối lộ của nhiều cán bộ, nhânviên ngành ngân hàng trong quá trình xét duyệt hồ sơ cho vay, thẩm định tài sản thế chấp, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thậm chí tái bảo lãnh sai nguyên tắc, khi đối tượng vay không trả được nợ thì lại áp dụng thủ tục đảo nợ nhằm làm "trong sạch" sổ sách để trốn tránh sự phát hiện của các đoàn kiểm tra, thanh tra của ngân hàng và các cơ quan chức năng. Việc bảo lãnh của các ngân hàng cho các doanh nghiệp mở L/C mua hàng trả chậm cũng nảy sinh nhiều tiêu cực. Chủ yếu là do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái của một số cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng do không quản lý theo dõi được thời gian, địa điểm, hàng hoá nhập về, quá trình bán hàng và thanh toán trả nợ ngân hàng để các đối tượng vay bán hết hàng, đem vốn sử dụng vào các mục đích khác nhau, hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích để các đổi tượng khác chiếm dụng vốn dẫn đến mất khả năng thanh toán trả nợ ngân hàng. Ngân hàng đứng ra bảo lãnh phải lấy vốn của mình trả nợ cho phía nước ngoài để đảm bảo uy tín, trong khi đó, đối với các doanh nghiệp được bảo lãnh thì phải chuyển sang nợ quá hạn và cho vay bắt buộc. Tóm lại, quá trình trưởng thành, phát triển của NHTM trongcơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn chặt một cách hữu cơ với quá trình phát triển tín dụng. Một ngân hàng thương mại mạnh cũng có nghĩa là khối lượng vốn và tín dụng ở đó được tăng trưởng một cách vững chắc, an toàn và có hiệu quả. Kết quả kinh doanh của ngân hàng là tổng hợp của nhiều nhân tố nhưng hoạt động tín dụng vẫn là khâu quyết định. Như đã trình bày ở trên, chất lượng tín dụng bắt đầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước tiên. Bên cạnh đó còn những tồn tại vướng mắc như nợ quá hạn, nợ đóng băng, rủi ro trong hoạt động kinh doanh cần được khắc phục. Những tồn tại này do nhiều nguyên nhân khác nhau để có thể khắc phục được chúng ta cần phải tìm hiểu các nguyên nhân đó. 3. Những nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng giảm. Việc phân tích được các nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng giảm là một việc hết sức cần thiết để từ đó phân tích, đánh giá các rủi ro, có biện pháp ngăn ngừa khắc phục có hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động tổng hợp các hoạt động tín dụng, song tuỳ theo góc độ nhìn nhận và nghiên cứu, đánh giá khác nhau mà nguyên nhân được nhìn từ góc độ này hay góc độ khác. ở đây việc nghiên cứu đề tài một cách tổng quát nên chia thành nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân chủ quan được đề cập ở đây là chủ quan thuộc về NHTM, các tổ chức kinh doanh tiền tệ. Có thể đề cập đến nguyên nhân chủ quan đầu tiên là kỷ thuật cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay. Kỷ thuật cấp tín dụng hiện nay của các tổ chức tín dụng chủ yếu dựa trên đơn xin vay của khách hàng và phương án kinh doanh do khách hàng soạn thảo. Kỷ thuật cấp tín dụng vừa mang tính duy ý chí chủ quan của bên cấp tín dụng, vừa thiếu cơ sở khách quan của nền kinh tế. Thông thường một đơn xin vay đều có ghi rõ mục đích sử dụng tiền vay, số tiền xin vay và thời hạn trả nợ. Song điều đó hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm cá nhân của người xin vay và khó có thể biết chắc rằng rằng, việc sử dụng tiền vay như vậy không đạt được mục tiêu đề ra trong phương án kinh doanh hay không. Vì vậy kèm theo đơn xin vay thì có phương án sản xuất kinh doanh như là một cơ sở để chứng minh cho ý đồ của người vay. Vấn đề đặt ra là độ tin cậy của phương án kinh doanh đó đạt đến mức độ nào, thì khó có tiêu chuẩn nào đánh giá và dự đoán được. Và khi có sự dự đoán không chính xác, nghiễm nhiên ngân hàng phải chịu rủi ra. Đấy là chưa nói đến tình trạng là: về nguyên tắc các phương án sản xuất kinh doanh phải do người đi vay thành lập hoặc có thể thuê người lập nhưng không phải là cán bộ tín dụng, tuy nhiên hiện nay hầu hết họ không có khả năng tự lập dự án và cũng chưa có chuyên trách hướng dẫn, do cán bộ tín dụng phải trực tiếp hướng dẫn cho người viết đơn xin vay, sau đó chính mình lại thẩm định dự án. Do vậy việc thẩm định dự án chỉ mang tính hình thức, thiếu khách quan vì cán bộ tín dụng "vừa đó bóng, vừa thổi còi". Các dự án vay vốn với số lượng khách hàng đa dạng, phong phú, với lại thường theo một mẫu chung, thường là mẫu in sẵn, người vay chỉ ghi thêm số liệu vào bảng tái khẳng định. Nhưng nội dung quan trọng thể hiện tính khả năng thực thi của dự án không được đề cập đến. Cán bộ tín dụng không có số liệu về định mức kinh tế - kỹ thuật, thông tin giá cả nên không có cơ sở khoa học để kiểm tra số liệu của dự án. Hơn nữa, một khi việc cấp tín dụng chỉ đặt ra chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của bên cho vay quyết định, thì vấn đề tiêu cực trong quan hệ tín dụng sẽ có điều kiện nảy nở. Đặt vấn đề thẩm định và người quyết định cho vay phải chịu trách nhiệm vật chất nếu rủi ro xảy ra thì chắc chắn tín dụng sẽ bị co cụm lại và vấn đề đảm bảo tín dụng sẽ được đặt ra một cách khắc nghiệt. Và như vậy, khối lượng tín dụng không thể vượt quá giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố. Việc cho vay của ngân hàng lại quá đề cao vai trò của tài sản thế chấp, cầm cố. Do vậy khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngân hàng chỉ còn giải pháp là xin nợ tài sản thế chấp. Nhưng do biến động của nền kinh tế và do thướng đánh giá không đúng giá trị của tài sản thế chấp nên ngân hàng khó có thể thu được vốn. Thường thì giá trị tài sản thế chấp được đánh giá cao hơn giá trị thực của nó, do vậy khi phát mại thì thâm hụt. Đấy là chưa kể hiện nay vấn đề phát mại tài sản thế chấp, cầm cố gặp nhiều khó khăn. Theo như Quyết định 217 của Thống đốc NHNN cũng như luật của các tổ chức tín dụng có quy định: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, nếu hai bên không có thoả thuận nào thì ngân hàng có quyền bán tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để thu hồi nợ cho một thời gian nhất định theo qui định của pháp luật. Quyền được bán của ngân hàng trong trường hợp này không phải tự ý bán là được mà phải thông qua cơ quan pháp luật, chủ yếu là toà án để chờ giải quyết. Thời gian qua, các ngân hàng đã nổ lực vượt bậc để thu hồi nợ quá hạn. Để phát mại tài sản thế chấp, không ít ngân hàng đã kiện con nợ ra toà, những mong với sự giúp đỡ của cơ quan pháp luật, họ sẽ thu hồi được tiền vay. Thế nhưng kiện thì vẫn kiện, con nợ vẫn không giảm được. Nguyên nhân là do tài sản thế chấp ở khâu toà án rất phức tạp, thủ tục nhiêu khê vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian, thậm chí còn bất lợi về phía ngân hàng. Chính điều này làm nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do dư nợ cho vay đứng hoặc giảm xuống, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên. Vẫn còn yếu kém trong khâu quản lý nhân sự. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức, về thực tế, có một số cán bộ tín dụng của ngân hàng hiện nay còn thiếu trình độ năng lực về phân tích và xử lý thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát các khoản vay, thậm chí còn có những cán bộ tín dụng thái hoá biến chất, cố tình làm sai quy trình tín dụng để tham ô tiền bạc của ngân hàng với nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau như: thu nợ không nộp quỹ, lấy tiền để chơi đánh bạc, mua xổ số, cho vay lại với lãi suất cao, hay tiếp tay cho bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, vay ké Hoặc sửa chữa tài khoản để rút tiền sử dụng mục đích cá nhân. Trình độ năng lực quản lý điều hành của các cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của thị trường. Nhiều cán bộ đã gắn bó nhiều năm với cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường bị hững hụt về kiến thức cả về kinh tế lẫn pháp luật, trình độ ngoại ngữ, vi tính, nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng được. Điều này cũng thể hiện sự yếu kém trong khâu quản lý của ban lãnh đạo. Hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát phát hiện những vi phạm vẫn còn chậm xử lý. Thiếu thận trọng khi đặt quan hệ tín dụng với khách hàng, và khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng còn khá xa. Sự phối hợp giữa ngân hàng với cơ quan tư pháp vẫn còn chưa đồng bộ, chặt chẽ. Bản thân ngân hàng cũng có nhiều chậm trễ trong việc tham mưu, đề xuất ban hành sửa đổi, bổ sung các chính sách có liên quan đến hoạt động ngân hàng như: bảo lãnh, thế chấp, cầm cố, phát mại tài sản thế chấp... hoạt động của các ngân hàng trong điều kiện hành lang pháp lý vừa thiếu vừa thừa, không ổn định, bên cạnh đó một số chủ trương, chính sách ngành ngân hàng lại luôn được thay đổi, thậm chí trong thời gian ngắn. Nhiều NHTM cho rằng trong thời gian qua NHTM Việt Nam ban hành nhiều qui định tự trói buộc các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nhiều vấn đề thực tế xảy ra nhưng lại chưa được quy định, bổ sung kịp thời, những qui định của Nhà nước, Chính phủ thì NHNN Việt Nam chậm hướng dẫn NHTM thực hiện. Những nguyên nhân khách quan cũng tác động không những đến hoạt động tín dụng. Một trong những nguyên nhân sâu xa và là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm đất nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, từ một nền nông nghiệp lạc hậu. Trong khi đó luật pháp Việt Nam vừa thiếu, vừa không đồng bộ còn chồng chéo. Việc ban hành một số chủ trương, chính sách kinh tế của Chính phủ do không dự đoán trước được những khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện đã tạo nên những bất cập và rủi ro không thể đoán trước được. Các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng như buôn lậu, cờ bạc, số đề, hụi họ, do họ muốn làm giàu một cách nhanh chóng. Năng lực phẩm chất của khách hàng hạn chế dẫn đến thua lỗ hoặc lừa đảo chụp giật... năng lực kinh doanh kém hiệu quả nên mặc dù nhiều khách hàng có phương án kinh doanh và tính khả thi cao nhưng lại không có hiệu quả, hoặc cố tình lừa đảo, sử dụng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Đã thế môi trường kinh doanh còn chưa ổn định. chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ, cụ thể: về vấn đề tài sản thế chấp, cầm cố, chưa có sự rõ ràng về quyền sở hữu về mặt pháp lý và quyền sử dụng... các quy định về luật kế toán, thống kê, kiểm toán chưa đầy đủ, tín dụng thương mại trở thành phổ biến nhưng chưa có định chế về lưu thông. Các quy định của pháp luật và các yêu cầu giải quyết các tranh chấp tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự phát mại tài sản, bán đấu giá còn chưa rõ ràng cụ thể: Việc thực hiện nguyên tắc lập quỹ dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0827.doc
Tài liệu liên quan