MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1 Tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.1 Khái niệm tín dụng 3
1.1.2 Đặc trưng của tín dụng 5
1.1.3 Phân loại tín dụng 5
1.1.4 Vai trò của tín dụng Ngân hàng 8
1.2 Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng 11
1.2.1 Khái niệm 11
1.2.2 Nội dung của quy trình cấp tín dụng 12
1.3 Chất lượng của tín dụng ngân hàng 14
1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng 14
1.3.2 Vai trò của chất lượng tín dụng 15
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 16
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 18
Chương 2 - Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội
2.1 Một vài nét về NHNo&PTNT Hà Nội 24
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội 24
2.1.2 Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Hà Nội 24
2.1.3 Các hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT Hà Nội 29
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội
trong những năm gần đây 30
2.2.1 Công tác huy động vốn 31
2.2.2 Công tác sử dụng vốn 35
2.2.3 Nhận xé khái quát về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nội 42
2.2.3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT HN 42
2.2.3.1.1 Những kết quả đạt được 42
2.2.3.1.2 Nguyên nhân của những kết quả đạt được 43
2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 44
2.2.3.2.1 Những điểm hạn chế 44
2.2.3.2.2 Một số nguyên nhân chủ yếu 46
Chương 3 - Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng tại NH No&PTNT Hà Nội 51
3.1 Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Hà Nội trong những năm tới 51
3.1.1 Định hướng chung từ năm 2003 – 2010 51
3.1.2 Định hướng cho năm 2003 51
3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT HN 52
3.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn 52
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Ngân hàng 53
3.2.3 Phân loại khách hàng 55
3.2.4 Thực hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành 55
3.2.5 Quản lý rủi ro 56
3.2.6 Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay 58
3.2.7 Giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn 58
3.2.8 Thực hiện hoạt động Marketing Ngân hàng 59
3.2.9 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 59
3.3 Một số kiến nghị 60
3.3.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền 60
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 62
3.3.3 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 62
Kết luận 64
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề hướng khắc phục.
2.1.2.5 Phòng kế toán
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thốn kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
2.1.2.6 Phòng thanh toán quốc tế
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối với các ngân hàng trong khu vực cũng như các ngân hàng trên thế giới mà NHNo&PTNT có quan hệ.
- Thực hiện báo cáo chuyên đề cũng như báo cáo thường kỳ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao.
2.1.2.7 Phòng vi tính
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thông kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
- Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
2.1.2.8 Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo&PTNTv à các đơn vị trực thuộc theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNo
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, Ngân hàng nông nghiệp.
- Giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành ngân hàng.
- Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp.
2.1.2.9 Phòng Ngân quỹ
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quyết định.
2.1.3 Các hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT Hà Nội
* Huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định.
- Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
* Cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt nam đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
* Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt nam
* Kinh doanh dịch vụ thu, chi tiền mặt; mua, bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ tín dụng; két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền; các dịch vụ ngân hàng khác.
* Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.
* Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
* Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT cho phép.
* Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo.
* Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn (nếu được Tổng giám đốc NHNo&PTNT giao)
* Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT.
* Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy đình của NHNo&PTNT.
* Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế, nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngành ngân hàng và NHNo&PTNT liên quan đến hoạt động của các chi nhánh NHNo&PTNT .
* Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
* Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT
* Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc NHNo&PTNT giao.
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội trong những năm gần đây
Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã thu được những kết quả bước đầu hết sức khả quan. Sau những khởi đầu chậm chạp với mục đích thăm dò thử nghiệm cho những hướng đi mới, từ năm 1998, nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển chiều sâu theo hướng CNH - HĐH, nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, NHNo & PTNT Hà Nội nói riêng cần phải có những bước tiên phong trong quá trình đổi mới, đồng thời vừa phải khắc phục những tồn tại cũ, vừa phải vươn lên để đáp ứng được trước những đòi hỏi mới của nền kinh tế.
NHNo & PTNT Hà Nội đã bám sát định hướng nêu ra nhằm đạt được mục tiêu của mình: vừa tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo kế hoạch đã định, vừa đảm bảo thực hiện tốt nội dung công tác “chấn chỉnh hoạt động ngân hàng” với phương châm ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển; phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành có liên quan.
2.2.1 Công tác huy động vốn
Khả năng tài chính của một ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vốn điều lệ, vốn vay, vốn tài trợ, vốn huy động song cơ bản và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động. Nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm sao để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư đạt được hiệu quả cao là công việc được đặt lên làm đầu không chỉ đối với riêng bản thân NHNo & PTNT Hà Nội mà còn đối với bất kỳ một NHTM nào nếu như ngân hàng đó muốn trụ vững được trên thị trường tài chính.
Trong những năm qua, xuất phát từ những thuận lợi riêng, đó là nằm trên địa bàn thủ đô với mật độ dân số cao, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước, nên sẽ là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp, vì thế công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội gặp rất nhiều thuận lợi. Hơn nữa, nhờ sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và tất cả cán bộ công nhân viên nên NHNo & PTNT Hà Nội luôn là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam về công tác huy động vốn . Với nguồn vốn huy động khá dồi dào, hàng năm NHNo & PTNT Hà Nội luôn điều chuyển về trung tâm một lượng vốn khá lớn để điều hòa cho các chi nhánh khác trong hệ thống có mức huy động vốn thấp hơn.
Đến cuối năm 2002, nguồn vốn của các chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Hà Nội đều tăng trưởng khá. Hầu hết các cán bộ nhân viên đều nhận thức được công việc kinh doanh ngân hàng, bao gồm cả kinh doanh nguồn vốn và kinh doanh tín dụng. Các chi nhánh đã quan tâm tạo nguồn vốn kinh doanh với lãi suất hợp lý, đã tìm và huy động được nhiều doanh nghiệp, trường học … về mở tài khoản và gửi tiền nên nguồn vốn tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho công việc kinh doanh. Tiêu biểu nhất là chi nhánh Đống Đa, tuy mới được thành lập nhưng ban giám đốc cùng với tập thể cán bộ công nhân viên đã có những biện pháp tích cực để tạo nguồn vốn như thu hút nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế, giao chỉ tiêu vận động khách hàng cho từng người … nên đã có nguồn huy động rất lớn, đứng thứ hai chỉ sau trung tâm. Các chi nhánh khác cũng có nguồn vốn tăng trưởng khá như Tây Hồ, Cầu Giấy …
Bảng 1. Cơ cấu huy động theo loại tiền gửi
Đơn vị : Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/ 12/ 1998
31/ 12/ 1999
31/ 12/ 2000
31/ 12/ 2001
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tổng nguồn
1.345.841
100
2.035.619
100
3.344.034
100
4.257.850
100
Biến động tăng giảm tổng nguồn
+89.778
+4,6
+1.308.415
+64,3
+913.816
+27,3
Trong đó :
TG tiết kiệm
TG của TCKT
TG của TCTD
Kỳ phiếu
TG khác
183.532
302.950
925.023
534.160
176
9,4
15,6
47,5
27,5
0
263.948
1.142.488
171.429
424.665
33.091
13
56,1
8,4
20,9
1,6
357.088
972.373
1.022.125
930.317
62.131
10,7
29,1
30,6
27,8
1,8
Nguồn: NHNo & PTNT Hà Nội
Nhìn vào bảng trên, ta thấy nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Hà Nội tăng trưởng và ổn định trong những năm qua. Nếu như cuối năm 1999, tổng nguồn vốn đạt 2.035.619 triệu đồng, tăng 4,6% so với năm 1998 thì đến 31/ 12/ 2000, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh, tăng 64, 3% so với năm 1999, về số tuyệt đối đạt 3.344.034 triệu đồng. Trong năm 2001, tổng nguồn vốn đạt 4.257.850 triệu đồng, chỉ tăng 27,3% so với năm 2000, song đây cũng là một kết quả đáng mừng của NHNo & PTNT Hà Nội vì từ giữa năm 2000 trở lại đây, sự cạnh tranh trong thị trường tiền tệ, tín dụng trên địa bàn thủ đô ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Sự cạnh tranh đó không chỉ xảy ra giữa các ngân hàng ngoài hệ thống mà còn giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam với nhau, tuy âm thầm nhưng cũng rất quyết liệt. Trên địa bàn Hà Nội có trên 70 ngân hàng, chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng trong và ngoài nước cùng hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, riêng trong nội thành có tới trên 50 ngân hàng và chi nhánh làm cho thị trường tài chính, tiền tệ vốn đã sôi động từ các năm trước ngày càng trở nên phức tạp hơn. Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động vốn và hạ lãi suất cho vay nhằm thu hút đến mức tối đa lượng khách hàng hiện có trên địa bàn Hà Nội.
Đạt được kết quả huy động nguồn vốn hết sức sáng sủa này chứng tỏ rằng NHNo & PTNT Hà Nội rất có uy tín trên thị trường tiền tệ. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã luôn quán triệt và thực hiện linh hoạt các giải pháp huy động vốn của mình. Một mặt phát triển mối quan hệ với các khách hàng lớn trong nước như Quỹ hỗ trợ, kho bạc, các tổ chức tín dụng … nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức này; mặt khác NHNo & PTNT Hà Nội tăng cường thực hiện tốt công tác thanh toán vốn qua mạng vi tính giữa các ngân hàng trên địa bàn, các NHNo & PTNT trong cùng hệ thống, tạo điều kiện cho việc luân chuyển vốn nhanh và an toàn.
Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng hoàn thiện và mở rộng quan hệ đại lý thanh toán với trên 300 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, làm tốt công tác mở L/ C và thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Từ năm 1999, khi NHNo & PTNT Việt Nam cho phép mở dịch vụ đại lý thanh toán cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì đây là hoạt động góp phần tích cực trong việc khơi tăng nguồn vốn và thâm nhập sâu hơn vào thị trường của ngân hàng. Từ kết quả huy động được đã tạo điều kiện cho NHNo & PTNT Hà Nội chủ động được nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của toàn ngành thông qua hoạt động điều chuyển vốn trong hệ thống.
Trên đây là những nét khái quát về nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Hà Nội. Để có thể hiểu rõ hơn nữa về sự biến động này, chúng ta có thể xem xét tổng nguồn huy động theo thời hạn.
Bảng 2. Cơ cấu tổng nguồn theo kỳ hạn huy động
Đơn vị : Triệu VNĐ (ngoại tệ quy ra VNĐ)
Thời gian
Khoản mục
31/ 12/ 1998
31/ 12/ 1999
31/ 12/ 2000
31/ 12/ 2001
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
1. NV ngắn hạn
- Nội tệ
- Ngoại tệ
2. NV dài hạn
- Nội tệ
- Ngoại tệ
1.388.118
1.195.513
192.605
557.722
533.959
23.763
71,3
28,7
1.433.120
1.363.740
69.380
602.499
555.421
47.078
70,4
29,6
2.164.435
2.077.500
86.935
1.179.599
1.016.878
162.721
64,7
35,3
2.695.219
2.398.746
296.474
1.562.631
1.359.489
203.142
63,3
36,7
Tổng
1.945.841
100
2.035.619
100
3.344.034
100
4.257.850
100
Nguồn: BCKQKD của NHNo & PTNT Hà Nội năm 1998 - 2001
Từ bảng 2 ta thấy, nguồn vốn ngắn hạn luôn là nguồn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn và phần lớn là nội tệ. Tuy nhiên, qua các năm thì nguồn này cũng có sự thay đổi, đó là khoảng cách chênh lệch giữa các nguồn ngày càng rút ngắn lại. Nguồn vốn trung và dài hạn tăng trưởng đều và ngày càng cao, cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn, kéo theo đó là sự tăng lên của nguồn vốn ngoại tệ. Để hiểu rõ hơn sự biến động này, ta đi vào phân tích cụ thể hơn từng loại nguồn.
Bảng 3. Biến động từng loại nguồn
Đơn vị : Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/ 12/ 1998
31/ 12/ 1999
31/ 12/ 2000
31/ 12/ 2001
1. Nguồn vốn ngắn hạn
2. Biến động tăng giảm
% biến động
1.388.118
1.433.120
+45.022
3,2
2.164.435
+731.315
51,1
2.695.219
+530.784
24,5
Nguồn: NHNo & PTNT Hà Nội
Trong năm 1999 nguồn vốn ngắn hạn chỉ tăng 45.022 triệu, tương đương với 3,2% so với năm 1998 và chủ yếu là nguồn nội tệ. Nguyên nhân là do nguồn huy động bằng kỳ phiếu và tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm mạnh. Nếu như trong năm 1998 tổng số vốn huy động của 2 nguồn này là 1.468.183 triệu chiếm 75% tổng nguồn thì sang năm 1999 chỉ đạt 596.094 triệu chiếm 29,3%. Nhưng sang đến năm 2000 thì nguồn vốn ngắn hạn đã có bước nhảy vọt, tăng 51,1%. Kết quả này là do NH đã khai thác được nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn. Đến năm 2001 mặc dù nguồn vốn ngắn hạn huy động được có giảm so với năm 2000 song vẫn đạt mức tăng trưởng 24,5% và vẫn đứng vào hàng cao so với các NHTM khác. Nguồn vốn trung và dài hạn là nguồn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.
Bảng 4. Biến động nguồn vốn trung - dài hạn
Đơn vị: Triệu VND
Thời gian
Khoản mục
31/12/1998
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
1. Nguồn vốn trung - dài hạn
Biến động tăng giảm
% biến động
557.722
602.499
+44.776
8,1
1.179.599
+577.110
95,7
1.562.631
+383.032
32,5
Nguồn: NHNo&PTNT Hà Nội
Theo sự biến động của tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn trung và dài hạn cũng có sự thay đổi lớn qua các năm. Nếu như năm 1999 chỉ tăng 8,1% thì sang năm 2000 đã có bước nhảy vọt đạt 95,7%. Năm 2001 nguồn này có mức tăng trưởng khá đạt 32,5%. Nguyên nhân là trong 2 năm 2000 và 2001 NH đã phát hành kỳ phiếu trung dài hạn với số lượng lớn nhằm thu hút nguồn tiền điều chuyển về TW để điều hoà vốn cho hệ thống. Bên cạnh đó cũng phải kể đến đó là sự tăng nhanh của nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi của các tổ chức tín dụng
2.2.2 Công tác sử dụng vốn
Huy động vốn và sử dụng vốn là 2 mặt của quá trình hoạt động tín dụng. Một NH hoạt động có hiệu quả là phải giải quyết tốt được 2 mặt này. Chúng ta đều biết rằng mục đích hoạt động chủ yếu của NH là “đi vay để cho vay”, điều này có nghĩa là NH sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và đem kinh doanh số vốn đó nhằm thu lợi nhuận. Chính vì vậy ta có thể nói rằng để sử dụng vốn là khâu mấu chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của NH.
Trong bối cảnh có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tiền tệ như hiện nay, để có thể đứng vững và phát triển được thì các NHTM VN nói chung và NHNo&PTNT HN nói riêng buộc phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý. Dựa trên cơ sở nguồn vốn huy động được, NHNo&PTNT HN sẽ phải tiến hành nghiên cứu đánh giá sao cho công việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất vì đây là khâu tiếp nối của quá trình tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định sự thành bại của NH trên thương trường.
Như đã trình bày ở trên, xuất phát từ những lợi thế mà nhiều NHNo&PTNT khác trong hệ thống không có được đó là đóng trên một địa bàn có mật độ dân số cao với hàng loạt các doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh trên mọi lĩnh vực nên công tác huy động vốn của NHNo&PTNT HN là khá thuận lợi. Còn trong hoạt động sư dụng vốn, ngoài việc NH thực hiện việc cho vay ra đối với nền kinh tế thì vốn của NH còn tham gia vào hoạt động điều chuyển vốn trong hệ thống NHNo&PTNT với một khối lượng khá lớn. Điều này chứng tỏ rằng mức độ tăng trưởng của hoạt động cho vay không tương xứng với tốc độ huy động vốn của NH. Đây là dấu hiệu chưa thật tốt trong hoạt động kinh doanh tín dụng, nó thể hiện thị trường cho vay của NH còn chưa xứng với tiềm năng sẵn có. Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động sử dụng vốn ta sẽ lần lượt phân tích diễn biến tình hình dư nợ của NHNo&PTNT HN trên nhiều bình diện.
Bảng 5. Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu VND
Thời gian
Khoản mục
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số tiền
Tỷ lệ%
Số tiền
Tỷ lệ%
Số tiền
Tỷ lệ%
1. Cho vay DNNN
832.705
84,5
1.333.393
73,3
1.554.286
83,5
2. Cho vay DNNQD
51.814
5,3
74.776
4,8
161.149
8,7
3. Cho vay hộ sản xuất
25.459
2,6
22.210
1,4
48.904
2,6
4. Cho vay khác
75.007
7,6
315.217
20,5
97.500
5,2
Tổng dư nợ
984.985
100
1.545.586
100
1.861.839
100
Biến động tăng giảm
560.601
56,9
316.253
20,5
Nguồn: BCKQKD NHNo&PTNT HN 1999-2001
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng dư nợ của NHNo&PTNT HN có mức tăng trưởng ổn định và khá cao trong những năm qua. Nếu như trong năm 1999 doanh số cho vay chỉ đạt 984.985 triệu đồng thì sang năm 2000 con số này đã có bước nhảy vọt, đạt 1.545.586 triệu đồng, tăng 56,9%. Đến năm 2001 mức tăng trưởng dư nợ tuy có giảm so với năm 2000 chỉ đạt 20,5%, về số tuyệt đối đạt 1.861.839 triệu đồng song cũng vào hàng cao nhất trong số các NH đóng trên địa bàn. Sở dĩ trong năm 1999 tổng dư nợ của NH không được cao là do tình trạng giảm phát (Bắt đầu từ năm 1996) kéo dài với mức độ ngày càng mạnh. Điều này là một bất lợi lớn đối với nước ta bởi điều kiện đặc thù của nước ta là một nước kém phát triển với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, nên thu nhập chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp. Do đó sự sụt giảm giá hàng nông sản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng thu nhập của đại bộ phận dân cư, dẫn đến suy giảm tổng cầu. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế như vậy, việc đầu tư mở rộng sản xuất là một điều hết sức mạo hiểm. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp không dám vay nhiều để mở rộng kinh doanh.
Đứng trước tình hình này chính phủ đã thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư tăng sản xuất tăng tiêu dùng. NHNN với tư cách là cơ quan cao nhất quản lý về lĩnh vực tiền tệ tín dụng đã điều hành công cụ lãi suất theo cơ chế lãi xuất trần và điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bám sát những diễn biến kinh tế vi mô, tình hình cung cầu trên thị trường tiền tệ và theo xu hướng nới lỏng tiền tê., giảm trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế nhằm thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ về các giải pháp kích cầu. Nhnn VN đã 5 lần điều chỉnh trần lãi suất cho vay bằng đồng VN của các NHTM từ 1,2%/ tháng (đối với cho vay ngắn hạn) và 1,25%/ tháng (đối với cho vay trung và dài hạn) xuống mức thống nhất một mức là 0,85%/ tháng. Biện pháp này bước đầu đã có hiệu quả tức thì. Năm 2000 hệ thống NHTM VN nói chung, NHNo&PTNT HN nói riêng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến vay vốn, chủ yếu là các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mới về nhà xưởng, trang thiết bị công nghệ nhằm mở rộng sản xuất. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:
Bảng 6. Dư nợ theo mục đích
Đơn vị: Triệu VND
Thời gian
Khoản mục
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
1.Cho vay để sản xuất
947.077
96,2
1.511.951
97,8
1.765.625
94,8
Biến động tăng giảm
+564.874
59,6
+253.674
16,8
2.Cho vay để tiêu dùng
37.908
3,8
33.635
2,2
96.214
5,2
Biến động tăng giảm
-4.273
-8,9
62.579
186,1
Tổng dư nợ
984.985
100
1.545.586
100
1.861.839
100
Nguồn: NHNo&PTNT Hà Nội
Như vậy dư nợ cho vay để sản xuất năm 2000 tăng 59,6% so với năm 1999 tương đương với 564.874 triệu đồng và đã đưa tổng dư nợ đạt 1.545.586 triệu đồng tăng 56,9% mặc dầu nhu cầu vay tiêu dùng giảm. Sang năm 2001 cùng với TP HCM, TP Hà Nội thực hiện chính sách kích cầu tiêu dùng, kết quả là dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 186,1% song vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ (5,2%). Còn dư nợ cho vay sản xuất tuy có chậm lại song vẫn tăng hơn năm 2000 16,8%. Chính vì vậy tổng dư nợ cũng chỉ tăng 20,5% về con số tuyệt đối đạt 1.861.839 triệu đồng.
Xét về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế ta thấy dư nợ cho vay DNNN luôn chiếm tỷ trọng lớn và có sự tăng trưởng ổn định. Điều này cho thấy chủ trương của NH trong chính sách tín dụng đó là ưu tiên khách hàng là những DNNN lớn, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của nền kinh tế. Đây hầu hết là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên việc cho vay sẽ gặp ít rủi ro hơn. Hơn nữa do các DNNN có nhu cầu về vốn tín dụng cao nên thu hút sự quan tâm của NH hơn. Tiêu biểu nhất là trong năm 2001 NH đã cho Tổng công ty gốm sứ vay 206 tỷ đồng để xây dựng nhà máy kính nổi Bình Dương, cho công ty bia Hà nội vay 10 triệu USD để nâng cao công suất lên gấp 2 lần công suất hiện có.
Đối với khu vực ngoài quốc doanh, do công việc kinh doanh luông gặp rủi ro lớn mà không có sự bảo trợ của Nhà nước nên NH thực hiện quản lý việc cho vay chặt chẽ hơn. Điều này lý giải tại sao dư nợ cho vay ngoài quốc doanh luôn chiếm một tỷ trọng
khiêm tốn trong cơ cấu tổng dư nợ. Tuy nhiên điều này không có ý nghĩa là Ngân hàng không quan tâm đến việc cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh hàng năm vẫn tăng trưởng cao (44,3% năm 2000 và 115,5% năm 2001). Điều này cũng lý giải một phần cho việc doanh số cho vay khu vực quốc doanh năm 2000 và 2001 tăng khá (35,1% năm 2000 và 37,1% năm 2001) nhưng lại giảm về tỷ trọng so với năm 1999. Sở dĩ có hiện tượng như trên là vì đối với những thành phần kinh tế này Ngân hàng đã chú trọng đầu tư theo món, cán bộ tín dụng đã tiếp cận kịp thời nắm bắt tình hình tài chính và kinh doanh của các doanh nghiệp đó và mạnh dạn đầu tư, cung ứng vốn góp phần đưa dư nợ ở khu vực này tăng lên qua các năm. Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cho vay khác hàng năm cũng có mức tăng trưởng khá. Điều này thể hiện Ngân hàng luôn chú trọng đa dạng hoá nội dung cho vay nhằm khai thác triệt để nguồn vốn huy động được để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, để có thể khái quát được tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT Hà Nội, ta có bảng sau đây:
Bảng 7. Cơ cấu nguồn vốn tín dụng theo kỳ hạn
Đơn vị : Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/ 12/ 1999
31/ 12/ 2000
31/ 12/ 2001
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Cho vay ngắn hạn
Biến động tăng giảm
836.024
84,9
1.132.515
+296.491
73,3
35,5
1.379.865
+247.350
74,1
21.8
Cho vay trung - dài hạn
Biến động tăng giảm
148.961
15,1
413.071
+264.110
26,7
177,3
481.974
+68.903
25,9
16,7
Tổng dư nợ
984.985
100
1.545.586
100
1.861.839
100
Nguồn: NHNo & PTNT Hà Nội
Như vậy, qua các số liệu ở bảng trên, ta có thể nhìn thấy một cách tổng thể về tổng dư nợ của NHNo & PTNT Hà Nội trong các năm 1999 - 2000 - 2001. Dư nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng khá cao qua các năm,. Năm 2000, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 35,5% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 21,8%. Trong những năm này, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ, song dư nợ tín dụng trung và dài hạn cũng có mức tăng trưởng cao, nhất là trong năm 2000 đã tăng 177,3% và tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp cần một lượng vốn lớn trong thời gian dài để phục vụ cho những dự án lớn. Đây cũng là một chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tiền tệ tín dụng.
Ngoài ra, NHNo & PTNT Hà Nội còn tham gia bảo lãnh cho các dự án vay vốn nước ngoài. Không chỉ dừng lại ở việc bảo lãnh cho các dự án vay vốn thuộc các ngành kinh tế trọng điểm như công nghiệp … mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, gia công hàng xuất khẩu … tuy nhiên mức độ vẫn còn khá khiêm tốn.
Bảng 8. Hoạt động bảo lãnh
Đơn vị : Triệu VNĐ
Thời gian
Khoản mục
31/ 12/ 1999
31/ 12/ 2000
31/ 12/ 2001
Hoạt động bảo lãnh
12.170
16.070
15.359
Nguồn: NHNo & PTNT Hà Nội
* Tình hình thu nợ
Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao nhất, song cũng tiềm ẩn những rủi ro cao, đặc biệt là trong hệ thống NHNo & PTNT. Đối với NHNo & PTNT Hà Nội, do có đặc thù là cho vay vốn đối với mọi thành phần kinh tế nên việc thu nợ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố cả về chủ quan từ phía người xin vay lẫn khách quan do ngoại cảnh tác động. Bởi vậy, việc đôn đốc thu nợ được ngân hàng thực hiện thường xuyên song vẫn xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Đây là vấn đề làm đau đầu toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng bởi vì khi có nợ quá hạn xảy ra là đồng nghĩa với việc chất lượng tín dụng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0237.doc