Lời nói đầu.
Chương1. Một số vấn đề chung về hoạt động tín dụng của NHTM. 1
1.1.Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 1
1.1.1.Khái niệm và chức năng của NHTM. 1
1.1.2. Hoạt động chủ yếu của một NHTM. 2
1.2. Tín dụng trung dài hạn của NHTM. 4
1.2.1.Khái niệm và vai trò của TDNH trung và dài hạn. 4
1.2.2.Một số đặc trưng của TDNH trung và dài hạn. 5
1.2.3. Chất lượng TDNH trung và dài hạn- khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá. 8
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHTM. 9
Chương 2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn của NHCT Hai Bà Trưng. 24
2.1.Sơ lược về lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng. 24
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 24
2.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHCT Hai Bà Trưng. 26
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại NHCT Hai Bà Trưng. 34
2.2.1. Nguồn vốn cho vay trung dài hạn của NHCT Hai Bà Trưng. 34
2.2.2. Tình hình cho vay và thu nợ. 36
2.2.3. Một số chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 43
2.2.4. Đánh giá về chất lượng tín dụng trung dài hạn của NHCT Hai Bà Trưng. 46
Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại NHCT Hai Bà Trưng. 54
3.1. Định hướng chủ yếu cho hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHCT Hai Bà Trưng thời gian tới. 54
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại NHCT Hai Bà Trưng. 55
3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn. 55
3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng. 56
3.2.3. Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp NQD. 63
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. 67
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay; hợp tác chặt chẽ với khách hàng để giải quyết khoa học số nợ quá hạn. 70
3.2.6. Vấn đề nhân sự. 71
3.3. Một số kiến nghị. 72
3.3.1. Những kiến nghị đối với nhà nước 72
3.3.2. Những kiến nghị đối với NHNN. 74
3.3.3. Những kiến nghị đối với NHCT VN. 76
Kết luận 78
Tài liệu tham khảo 79
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại tệ tại NHCT HBT. Trước đây, một số doanh nghiệp vay và thanh toán VND tại NHCT HBT nhưng vay ngoại tệ và thanh toán quốc tế lại thực hiện qua NHNT hoặc các ngân hàng ngoài hệ thống. Qua quá trình phát triển và đổi mới, hoạt động kinh doanh đối ngoại ngày càng gây được lòng tin, nhiều khách hàng đã chuyển khoản ngoại tệ, vay ngoại tệ và mở L/C từ các ngân hàng khác về NHCT HBT như: Công ty mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất, dệt kim Đông xuân, công ty giầy Thăng Long....Kinh doanh ngoại tệ không ngừng phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đã tao lợi thế để NHCT HBT thực hiện tốt hoạt động đối nội, tăng nguồn vốn ngoại tệ, góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh.
Về nghiệp vụ thanh toán:
Là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, cho đến nay NHCT HBT đã chú trọng nhiều đến việc hiện đại hoá, nâng cao công nghệ thanh toán nhằm mục đích để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán qua ngân hàng cả bằng tiền mặt cũng như không dùng tiền mặt. Chỉ tính riêng trong quý I năm 2000 ngân hàng đã thực hiện việc thanh toán cho khách hàng với tổng số tiền 3456,65 tỷ đồng trong đó tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 61,26%. Các phương tiện thanh toán qua ngân hàng cũng được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng. Thái đọ phục vụ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ giao dịch cũng ngày được nâng lên, mọi nhu cầu và thắc mắc của khách hàng đều được giải đáp nhanh chóng, kịp thời, không chỉ thoả mãn được khách hàng mà còn góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.
Về dịch vụ bảo lãnh, cầm cố:
Ngân hàng đã đứng ra bảo lãnh đấu thầu cho nhiều doanh nghiệp với nhiều công trình, chủ yếu là các công trình xây dựng lớn, cơ sở hạ tầng có vốn đầu tư của Nhà nước nên độ an toàn cao. Hoạt động này cũng mang lại một thu nhập đáng kể cho ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng mở rộng quan hệ, tăng thêm uy tín với khách hàng.
Tóm lại, qua những phân tích trên đây có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT HBT trong thời gian qua có một số điểm đáng chú ý sau:
Nguồn vốn huy động dồi dào, không ngừng tăng lên qua các năm, hoạt động cho vay cũng tăng lên dù kết quả đạt được chưa phải là cao so với các NHTM khác song vẫn chưa tương xứng với nguồn vốn có được. Kết quả là một lượng vốn dư thừa phải giải quyết bằng cách điều chuyển lên NHCT VN.
Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được chú ý đúng mức. Điều này có ưu điểm là bảo đảm an toàn cho ngân hàng nhưng cũng là một yếu tố hạn chế đến khả năng mở rộng tín dụng đồng thời gây khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Nguồn vốn chủ yếu của NHCT HBT là nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư, trong đó tiền gửi có kỳ hạn ngắn (3 tháng, 6 tháng) chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cho vay trung dài hạn, đồng thời đây là nguồn vốn có chi phí cao hơn so với nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Công tác thu nợ được tiến hành khá tốt nên tỷ lệ nợ quá hạn của NHCT HBT ở mức thấp có thể chấp nhận được(từ 1-2 %).
Hoạt động trung gian được chú trọng phát triển nên đã có nhiều biến chuyển, đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng. Tuy nhiên ngoài nghiệp vụ thanh toán khá phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, các hoạt động trung gian khác như: Bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế cần nâng cao hơn nữa.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHCT HBT.
2.2.1. Nguồn vốn cho vay trung dài hạn của NHCT HBT.
Về mặt lý thuyết thì các nguồn vốn có thể sử dụng để cho vay trung dài hạn của một ngân hàng bao gồm: VTC, vốn huy động trung dài hạn, vốn vay trung dài hạn thông qua phát hành trái phiếu, vốn vay NHNN, vốn vay nợ nước ngoài, vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước, một phần vốn huy động ngắn hạn. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế của NHCT HBT hiện nay thì chỉ có một số trong các nguồn trên có thể được sử dụng để cho vay trung dài hạn.
Bảng 4: Nguồn cho vay trung dài hạn của NHCT HBT:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
Số tiền Tỷ trọng
(%)
1999
Số tiền Tỷ trọng
(%)
2000
Số tiền Tỷ trọng
(%)
1.VTC
20 8,7
21 6,8
21 6,4
2.Nguồn vốn chuyển từ nguồn huy động ngắn hạn(20% )
189,3 81,8
266 85,5
287 87,5
3. Nguồn vốn uỷ thác
22 9,5
24 7,7
20 6,1
4.Tổng
231,3 100
311 100
328,4 100
[ 4, 2 ].
(Nguồn: Tổ Cân Đối –Tổng Hợp NHCT Hai Bà Trưng).
Như vậy, có thể thấy nguồn vốn cho vay trung dài hạn của NHCT HBT khá nghèo nàn về chủng loại, chỉ có 3 trong số các nguồn nêu trên là ngân hàng có thể sử dụng để cho vay trung dài hạn. Về vốn vay từ NHNN thì theo quy định của luật NHNN VN, NHNN chỉ cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn chứ không cho vay trung và dài hạn, do đó không thể tận dụng được nguồn vốn này để cho vay trung dài hạn. Hình thức vay nợ nước ngoài cho đến nay vẫn chưa được NHCT HBT áp dụng. Mặc dù vậy, xét về mặt quy mô thì NHCT HBT vẫn có một lượng vốn khá dồi dào để cho vay trung dài hạn, cho đến nay ngân hàng mới chỉ tận dụng được khoảng 46% tiềm năng của mình. Tuy nhiên, có thể thấy một thực tế là trong tổng nguồn vốn có thể sử dụng để cho vay trung dài hạn của NHCT HBT thì có đến trên 70% là vốn huy động ngắn hạn. Điều này phù hợp địa bàn hoạt động của ngân hàng CT HBT nhưng rõ ràng không phải là điều kiện tốt để mở rộng cho vay trung dài hạn trong tương lai. Về nguồn vốn uỷ thác thì hiện nay ngân hàng CT HBT đang thực hiện cho vay theo chương trình Đài Loan, cho vay theo chỉ định của Chính phủ,cho vay sinh viên. Đây là những nguồn vốn có ưu đãi về lãi suất, kỳ hạn song việc khai thác nguồn vốn này không phải là dễ dàng bởi chúng thường kèm theo những điều kiện hết sức khắt khe.
Như vậy, có thể thấy là cho đến thời điểm hiện nay nguồn vốn cho vay trung dài hạn của NHCT HBT vẫn còn khá dồi dào so với khả năng cho vay nhưng để mở rộng hơn nữa, đạt tỷ lệ cho vay trung dài hạn từ 25-32% tổng dư nợ cho vay trong thời gian tới ngân hàng cần chú trọng hơn tới công tác tạo nguồn, đặc biệt là về cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động.
2.2.2. Tình hình cho vay và thu nợ.
a. Tình hình cho vay.
Thực hiện chương trình mở rộng đầu tư tín dụng trung dài hạn nhằm tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá- hiệnđại hoá thủ đô, trong thời gian qua NHCT HBT đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng kết hợp với nâng cao hiệu quả hoạt đông cho vay trung dài hạn, một mặt đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng mặt khác giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn về vốn cho đầu tư phát triển. Riêng trong năm 2000 NHCT HBT đã thực hiện giải ngân hơn 800 tỷ đã ký năm 99. Các cán bộ tín dụng luôn bám sát đơn vị, hướng dẫn đơn vị có nhu cầu vay làm thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giải ngân theo đúng tiến độ. Mặc dù vậy kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của ngân hàng.
Để có được cái nhìn khái quát về hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHCT HBT trong vài năm trở lại đây, trước hết ta đi phân tích một số số liệu liên quan đến tình hình cho vay và dư nợ của ngân hàng xét về mặt thời hạn.
Bảng 5: Tình hình cho vay của NHCT HBT phân theo thời hạn.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
Số tiền Tỷ trọng
(%)
1999
Số tiền Tỷ trọng
(%)
2000
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trungdài hạn
840 100
670 79,8
170 20,2
790 100
615 77,8
175 22,2
890 100
680 76,4
210 23,6
Dư nợ
Ngắn hạn
Trungdài hạn
336 100
250 77,4
86 25,6
413 100
300 72,6
113 27,4
652 100
467 71,6
185 28,4
[5, 2 ].
(Nguồn: Tổ Cân Đối –Tổng Hợp NHCT Hai Bà Trưng).
Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng doanh số cho vay trung dài hạn và ngắn hạn của NHCt HBT qua các năm.
Qua số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy một đặc điểm nổi bật trong hoạt động cho vay của NHCT HBT xét về mặt thời hạn, đó là tỷ trọng doanh số cho vay trung dài hạn trong tổng doanh số cho vay nhỏ, mặc dù xét về số tuyệt đối thì NHCT HBT có thể coi là một trong những chi nhánh ngân hàng TM có doanh số cho vay trung dài hạn khá cao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong năm 99, doanh số cho vay nói chung của NHCT HBT giảm hơn so với năm 98 (6%). Điều xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Chúng ta đều biết là trong năm 99 tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, giá cả giảm sút, sản phẩm sản xuất ra ứ đọng không tiêu thụ được do hạn chế về chất lượng, mẫu mã không cạnh tranh được với hàng ngoại, hàng nhập lậu. Các doanh nghiệp trong nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng có hạn chế về vốn, kỹ thuật, công nghệ nên không đủ sức cạnh tranh, làm ăn thua lỗ, điều đó không những là cho ngân hàng khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới mà còn mất đi nhiều khách hàng truyền thống. Bản thân các doanh nghiệp còn duy trì quan hệ với ngân hàng cũng phải thu hẹp sản xuất để thích ứng với tình hình khó khăn đó. Chính vì vậy nhu cầu của các doanh nghiệp về vốn trong năm qua giảm mạnh. Những doanh nghiệp có hướng khắc phục, có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ thì lại vấp phải một vấn đề nan giải: Không thoả mãn được điều kiện ,thể lệ tín dụng của ngân hàng, trong đó điều kiện về tài sản thế chấp là rào cản lớn nhất trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù được phép vay vốn không cần tài sản thế chấp nhưng số doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và có đủ vốn theo yêu cầu của ngân hàng không phải là nhiều.
Sang năm 2000 về tốc độ tăng, doanh số cho vay tăng trưởng dương(12,7%). Trong đó tốc độ cho vay trung dài hạn có tốc độ tăng trưởng lớn hơn 20% so với 10,6% so với doanh số cho vay ngắn hạn tương ứng. Nếu xét về mức đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng doanh số cho vay thì cũng có xu hướng tăng lên: Năm 2000 tăng 30% so với năm 99. Tuy nhiên phải thừa nhận một thực tế tốc độ tăng trưởng cao của doanh số cho vay trung dài hạn có được cũng một phần bởi doanh số cho vay không cao nên chỉ một mức tăng nhỏ về số tuyệt đối cũng dẫn tới một tỷ lệ tăng trưởng cao.
Về dư nợ nói chung biến động cùng chiều với doanh số cho vay, năm 99 so với năm 98 doanh số cho vay giảm nhưng mức dư nợ vẫn tăng. Điều này có thể giải thích do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian đó gặp nhiều khó khăn, đình trệ. Dư nợ ngắn hạn giảm trong khi đó dư nợ trung dài hạn tăng hơn. Điều này có thể giải thích do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian đó gặp nhiều khó khăn, đình trệ và một phần do dư nợ của các khoản năm trước đó chuyển sang.
Bảng 6: Tình hình cho vay trung dài hạn của NHCT HBT xét theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
Số tiền Tỷ trọng
(%)
1999
Số tiền Tỷ trọng
(%)
2000
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Doanh số cho vay
Quốc doanh
Ngoài QD
170 100
145 85.3
25 14,7
175 100
150 85,7
25 14,3
210 100
173 82,4
37 17,6
Dư nợ
Quốc doanh
Ngoài QD
86 100
71 82,6
15 17,4
113 100
91 80,5
22 19,5
185 100
147 79,4
38 20,6
[6, 2 ].
(Nguồn: Tổ Cân Đối- Tổng Hợp NHCT Hai Bà Trưng).
Như vậy, có thể thấy là quy mô cho vay trung dài hạn của NHCT HBT không lớn trong khi đó cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại chiếm một tỷ trọng nhỏ. Điều đó cho thấy hoạt động cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được chú ý phát triển đúng mức. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là nếu chỉ xét riêng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì tỷ trọng cho vay trung dài hạn lai có xu hướng tăng lên tương đối so với cho vay ngắn hạn, nhưng điều này không có nghĩa là hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được chú trọng hơn cho vay ngắn hạn, mà nó là hệ quả của việc ngân hàng thu hẹp cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Do khu vực này chủ yếu được cho vay ngắn hạn nên khi ngân hàng thu hẹp cho vay thì đương nhiên quy mô cho vay ngắn hạn giảm mạnh hơn và điều đó làm cho tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng lên một cách tương đối.
b. Tình hình thu nợ
Bảng 7: Tình hình thu nợ trung dài hạn của NHCT HBT phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
Số tiền Tỷ trọng
(%)
1999
Số tiền Tỷ trọng
(%)
2000
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Doanh số thu nợ
Quốc doanh
Ngoài QD
152 100
120 78,9
32 21,1
140 100
118 84,3
22 15,7
167 100
132 79
35 21
Dư nợ
Quốc doanh
Ngoài QD
86 100
71 82,6
15 17,4
113 100
91 80,5
22 19,5
185 100
147 79,4
38 20,6
[ 7, 2 ].
(Nguồn: Tổ Cân Đối –Tổng Hợp NHCT Hai Bà Trưng).
Căn cứ vào bảng số liệu trên, so sánh giữa khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh ta thấy tốc độ tăng doanh số thu nợ giữa hai khu vực này nhìn chung tương đối ổn định. Mặc dù trong năm 99 doanh số thu nợ có phần giảm so với năm 98(7,9%). Bước sang năm 2000 doanh số thu nợ tăng 19,3% so với năm 99, trong đó thu nợ quốc doanh và ngoài quốc doanh đều tăng ở mức tương đối( quốc doanh năm 2000 tăng 14 tỷ còn ngoài quốc doanh tăng 13 tỷ). Qua đó cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng khá tốt, việc thu nợ ở khu vực ngoài quốc doanh tăng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Một chỉ tiêu nữa cũng cần xem xét khi đánh giá hoạt động thu nợ của ngân hàng, đó là tỷ lệ giữa doanh số thu nợ trong mỗi năm so với dư nợ cuốinăm trước đó
Bảng 8: Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu nợ trung dài hạn của NHCT HBT.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Doanh số thu nợ TDH
Quốc doanh
Ngoài QD
152
120
32
140
118
22
167
132
35
Dư nợ năm trước(31/12)
Quốc doanh
Ngoài QD
110
80
30
86
71
15
113
91
22
Tỷ lệ(1)/(2)%
Quốc doanh
Ngoài QD
138
150
106,7
147
153
146,7
162,1
166,2
159
[ 8, 2 ].
(Nguồn: Tổ Cân Đối- Tổng Hợp NHCT Hai Bà Trưng).
Qua những số liệu trên có thể thấy trong ba năm tỷ lệ giữa doanh số thu nợ hàng năm so với dư nợ cuối năm trước đó đạt khá cao và tăng lên ở cả hai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Điều đó cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng trong những năm này được tiến hành khá tốt, mặt khác tỷ lệ này cao còn cho thấy trong tổng doanh số cho vay trung dài hạn của ngân hàng thì các khoản cho vay trung hạn, nhất là các khoản cho vay có thời hạn 1-2 năm chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Một khía cạnh nữa không thể bỏ qua được khi xem xét hoạt động thu nợ của ngân hàng đó là tình hình nợ quá hạn. Phân tích thực trạng của ngân hàng cho phép đánh giá mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình nợ quá hạn tai NHCT HBT phân theo thời hạn và thành phần kinh tế.
Đơn vi: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
Số tiền Tỷ trọng
1999
Số tiền Tỷ trọng
2000
Số tiền Tỷ trọng
Tổng dư nợ QH
15 (%)
14,9 (%)
14,7 (%)
Trung dài hạn
Quốc doanh
Ngoài QD
4,7 100
1,8 38,3
2,9 61,7
6,4 100
2,1 32,9
4,3 67,1
6,3 100
2,0 15,9
4,3 84,1
Ngắn hạn
Quốc doanh
Ngoài QD
11,3 100
3,4 30,1
7,9 69,9
8,5 100
2,8 32,9
5,7 67,1
8,4 100
2,5 29,8
5,9 70,2
Tỷ lệ nợ QH/ Tổng dư nợ(%)
4,5
3,6
2,3
Tỷ lệ NQH TDH/ Tổng dư nợ TDH(%)
5,4
5,7
3,4
Tỷ lệ NQH TDH/ Tổng dư nợ QH(%)
31,3
42,9
44,9
Tỷ lệ NQH TDH QD/Tổng dư nợ TDH QD (%)
2,5
2,3
1,4
Tỷ lệ nợ QH TDH NQD/Tổng dư nợ TDH NQD(%)
19,3
19,5
11,3
[ 9, 2 ]
(Nguồn:Tổ Cân Đối –Tổng Hợp NHCT Hai Bà Trưng).
Qua bảng số liệu trên có thể thấy thực trạng nợ quá hạn ở NHCT HBT có một số điểm đáng chú ý sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của NHCT HBT ở mức trung bình so với các NHTM khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt tỷ lệ này đã giảm xuống mức khá thấp ở năm 2000, nợ quá hạn trên tổng dư nợ chỉ còn 2,3%. Mức dư nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng ngày càng giảm( năm 99 giảm 1% so với 98, năm 2000 giảm 2% so với 99).
Xét theo thời hạn thì dư nợ quá hạn trung dài hạn lại tăng lên ở năm 99 là 36% so với năm 98, sang năm 2000 lại giảm 2% so với năm 99. Còn đối với dư nợ ngắn hạn trong năm 2000 giảm 1,2% so với năm 99.
Xét theo thành phần kinh tế, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn thuộc khu vực kinh tế quốc doanh giảm đều qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng NHCT HBT đã là tốt công tác thẩm định dự án cũng như trong việc nhắc nhở, đôn đốc và quán xuyến các doanh nghiệp vay vốn để thu hồi nợ, tránh rủi ro, thất thoát vốn cho ngân hàng. Còn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong hai năm 98, 99 tỷ lệ nợ quá hạn không nhỏ, nhưng bước sang năm 2000 do có những biện pháp thích hợp của ngân hàng cũng như sự năng động của các cán bộ đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn này giảm đáng kể.
Như vậy, qua phân tích trên đây chúng ta có thể phần nào thấy được một cách khái quát tình hình nợ quá hạn trong cho vay trung dài hạn tại NHCT HBT. Tuy nhiên, nếu chỉ xét nợ quá hạn một cách chung chung như vậy thì chưa thể có được đánh giá chính xác về rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang phải đương đầu. Rủi ro lớn nhất trong cho vay là mất vốn, song không phải bất cứ khoản nợ quá hạn nào cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng bị mất vốn. Bởi vậy, để đánh giá chính xác hơn thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng, người ta thường chia các khoản nợ quá hạn thành ba loai theo khả năng thu hồi: Nợ quá hạn có khả năng thu hồi; Nợ quá hạn khó đòi; Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao nhưng hầu hết các khoản nợ có khả năng thu hồi thì vẫn có thể được coi là có chất lượng tín dụng cao hơn so với một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thấp hơn nhưng chủ yếu là nợ quá hạn khó đòi hay không thể thu hồi.
2.2.3. Một số chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng tín dung trung dài hạn của NHCT HBT.
Bảng 10: Một số chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng tín dung trung dài hạn của NHCT HBT.
Đơn vị :tỷ đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
1.Dư nợ cho vay TDH/ Tổng giá trị tài sản sinh lời(%)
9,5
10,6
12,3
2.Tỷ lệ doanh số cho vay TDH/Dư nợ TDH(%)
0,93
0,75
0,96
3.Lợi nhuận từ hoạt động cho vay TDH/Dư nợ TDH(%)
2,2
2,3
2,5
4.Lợi nhuận từ hoạt động cho vay TDH/Tổng lợi nhuận ngân hàng(%)
10,6
13,7
20
[ 10, 2 ].
(Nguồn: Tổ Cân Đối- Tổng Hợp NHCT Hai Bà Trưng).
Chỉ tiêu 1: Dư nợ TDH trên tổng tài sản sinh lời.
Các tài sản sinh lời chủ yếu của NHCT HBT ngoài các khoản cho vay ra còn có: Tiền gửi ngân hàng khác, tiền nộp vốn điều hoà. Chỉ tiêu (1) cho thấy tương quan về mặt quy mô giữa các khoản cho vay trung dài hạn với tổng tài sản có khả năng sinh lời cho ngân hàng. Chỉ tiêu này của NHCT HBT chưa cao, điều đó cho thấy cho vay trung dài hạn chưa phải là nghiệp vụ ngân hàng chú trọng nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Mặc dù vậy, điều đáng nói ở đây là cho vay trung dài hạn chưa cao không đồng nghĩa với việc ngân hàng đa dạng hoá các tài sản sinh lời, một khối lượng tài sản sinh lời khá lớn tồn tại dưới dạng vốn điều hoà cho thấy khó khăn của ngân hàng trong việc mở rộng cho vay. Tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên qua các năm là một tín hiệu tốt cho thấy hoạt động cho vay trung dài hạn đã được chú ý nhiều hơn.
Chỉ tiêu 2: Doanh số cho vay trung dài hạn/ Dư nợ trung dài hạn.
Chỉ tiêu này đánh giá tương quan giữa doanh số cho vay trung dài hạn mỗi năm so với dư nợ cuối năm đó. Nó đồng thời phản ánh khả năng mở rộng cho vay cũng như công tác thu nợ năm đó. Đối với NHCT HBT trong hai năm 98, 2000 tỷ lệ này khá cao, gần bằng 1, cho thấy dư nợ trong hai năm này gần bằng doanh số cho vay. Điều đó chỉ có thể đạt được khi doanh số cho vay trong năm tăng mạnh đồng thời công tác thu nợ được tiến hành khá tốt,hầu hết các khoản nợ cuối năm trước được thu hồi đầy đủ. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy hầu hết các khoản cho vay này là khoản cho vay trung hạn có thời hạn từ 1-2 năm.
Riêng trong năm 99 tỷ lệ này giảm do hai nguyên nhân chính: thứ nhất, do trong năm 99 tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc không có ý định mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng không cao, những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thì lại không đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng, kết quả là doanh số cho vay giảm sút. Thứ hai, do tình hình kinh doanh gặp khó khăn doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cũng khiến cho việc thu nợ của ngân hàng gặp khó khăn. Đồng thời năm 2000 doanh số cho vay trung dài hạn có sự tăng mạnh, trong đó có nhiều khoản cho vay dài hạn. Kết quả là dư nợ năm 2000 tăng lên đi kèm đó doanh số cho vay cũng tăng khiến cho tỷ lệ(2) tăng lên đáng kể.Rõ ràng đây là tín hiệu đáng mừng về chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng.
Chỉ tiêu 3: Lợi nhuận từ cho vay trung dài hạn / dư nợ cho vay trung dài hạn.
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng dư nợ trung dài hạn thì sẽ đem lại cho ngân hàng bao nhiêu đồng lợi nhuận. Căn cứ theo số liệu bảng trên ta thấy cứ 100 đồng dư nợ trung dài hạn thì ngân hàng CT HBT sẽ thu được 2,2-2,5 đồng lợi nhuận tuỳ theo từng năm. Nhìn nhận một cách khách quan thì tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng có được một phần do chênh lệch đầu vào và đầu ra trong cho vay trung dài hạn của NHCT HBT khá lớn, nguồn vốn chủ yếu cho vay trung dài hạn của ngân hàng là từ nguồn vốn huy động ngắn hạn có lãi suất thấp hơn các khoản huy động dài hạn, làm giảm bớt chi phí đầu vào cho ngân hàng. Đây vừa là điểm thuận lợi nhưng cũng đồng thời là điểm bất lợi cho ngân hàng do không bảo đảm nguyên tắc cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
Chỉ tiêu4: Lợi nhuận từ cho vay trung dài hạn/ tổng lợi nhuận ngân hàng.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động cho vay trung dài hạn vào toàn bộ kết quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ phần lớn lợi nhuận của ngân hàng được đem lại bởi các khoản cho vay trung dài hạn. Đối với ngân hàng CT HBT tỷ lệ này khá cao và tăng dần lên qua các năm, chứng tỏ hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng không ngừng được nâng lên cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt nếu kết hợp hai chỉ tiêu (1) và (4) thì có thể thấy: Xét về quy mô các khoản cho vay trung dài hạn chỉ chiếm từ 9-12% tổng tài sản sinh lời trong khi lợi nhuận do chúng mang lại chiếm từ 10-21% tổng lợi nhuận ngân hàng. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng là khá cao. Đây là điều mà ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong thời gian tới.
2.2.4. Đánh giá về chất lượng tín dụng trung dài hạn của NHCT HBT.
a. Những kết quả tích cực.
* Công tác huy động vốn: đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Quy mô vốn huy động không ngừng tăng lên với tốc độ khá cao qua các năm và mặc dù chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn nhưng với quy mô lớn và tính ổn định cao đã cho phép ngân hàng luôn có một lượng vốn dồi dào để cho vay trung dài hạn. Nhất là từ khi có quyết định 297 của thống đốc NHNN cho phép các NHTM được sử dụng tối đa là 25% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì quy mô nguồn vốn cho vay trung daì hạn của NHCT HBT càng được nâng lên. Bên cạnh đó, NHCT HBT cũng luôn cố gắng tìm kiếm các nguồn vốn trung dài hạn khác như nguồn vốn tài trợ uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, là nguồn vốn có nhiều ưu đãi về lãi suất và thời hạn. Hiện nay NHCT HBT đang khai thác các nguồn vốn: Vốn cho vay theo chỉ định của Chính phủ, vốn cho vay theo chương trình Đài Loan. Đây là những nguồn vốn có thể khai thác với quy mô lớn song do nhiều điềù kiện chủ quan và khách quan đến nay NHCT HBT vẫn chưa tận dụng được tốt.
* Để đạt được mục tiêu: hiệu quả kinh tế,an toàn vốn, đồng thời cũng là thực hiện chủ trương đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhà nước nên trong đầu tư tín dụng trung dài hạn NHCT HBT luôn ưu tiên đối với những dự án theo chiều sâu vào những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực có nhiều tiềm năng, tránh đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, có thể lấy ra một số ví dụ về những khách hàng đã được ngân hàng cho vay trung dài hạn với quy mô lớn như: Dệt Hà Nội, giầy Thăng Long. Nguồn vốn tín dụng của NHCT HBT đã thực giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn, tạo điều kiện họ đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhờ đó vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp vừa đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
*Xét về mặt quy mô: NHCT HBTchưa được đánh giá là một chi nhánh có quy mô cho vay và dư nợ trung dài hạn cao. Tuy nhiên với sự cố gắng, nỗ lực của mình ngân hàng cũng có được những kết quả đáng khích lệ. Có được những kết quả này một phần là nhờ vào ngân hàng đã có một chính sách khách hàng hợp lý, trước hết là về mặt thủ tục, quy trình vay.Hiểu rõ mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên NHCT HBT luôn chú trọng hoàn thiện các thủ tục, điều kiện, thể lệ, quy trình quản lý tín dụng để nhằm vừa đảm bảo lựa chọn những khách hàng tốt, tránh rủi ro ngân hàng đồng thời vẫn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng vay vốn, tránh phiền hà, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng. Bên cạnh đó thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng cũng thường xuyên được chỉnh đốn, nhắc nhở, quán triệt phương châm coi khách hàng là thượng đế, mọi vướng mắc giữa ngân hàng và khách hàng đều được giải quyết một cách nhanh chóng trên nguyên tắc kết hợp hài hoà lợi ích của cả hai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0017.doc