DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THỜI TRANG KOS 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3
1.2. Nhiệm vụ kinh doanh 3
1.3. Cơ cấu tổ chức 4
1.4. Các nguồn lực chủ yếu 5
1.5. Kết quả hoạt động trong giai đoạn 3 năm: 2016 2017 2018 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG KOS 7
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thời trang KOS 7
2.1.1. Giới thiệu sản phẩm của công ty TNHH thời trang KOS 7
2.1.2. Tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2016 2017 2018 7
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty 12
2.2.1. Các hình thức và quy trình bán hàng tại công ty 12
2.2.2. Giá bán và phương thức thanh toán 14
2.2.3. Các chính sách khuyến mãi của công ty 15
2.2.4. Thực trạng tổ chức lực lượng bán hàng của công ty 15
2.2.5. Tuyển dụng lực lượng bán hàng 16
2.3. Đánh giá hiệu quả bán hàng của công ty qua một số chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận. 18
2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua doanh số bán hàng của các hình thức bán hàng. 20
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG KOS 25
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn từ năm 2019-2023 25
3.1.1. Định hướng phát triển của công ty 25
3.1.2. Mục tiêu hoạt động của công ty trong giai đoạn 2019-2023 25
3.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty trong giai đoạn 2019-2023 26
3.3. Phân tích SWOT 26
3.4. các giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty TNHH thời trang KOS 29
3.4.1. Giải pháp 1: Cải thiện trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của lực lượng bán hàng. 30
3.4.2. Giải pháp 2: Giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng 32
3.4.3. Giải pháp 3: Cải thiện phương thức trong các dịch vụ sau bán hàng 34
PHỤ LỤC BẢNG 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
48 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty TNHH thời trang KOS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có mặt tại 80 quốc gia trên toàn thế giới. MODO chính là thương hiệu đối tác với RONCATO, những sản phẩm của thương hiệu này chủ yếu có mức giá trung bình, làm đa dạng thêm sự lựa chọn cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Hình 22: RONCATO.
Ngoài các sản phẩm chính như vali, túi xách thì công ty còn phân phối các phụ kiện du lịch, balo, ví, thuộc nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau của nước ngoài như Mỹ, Đan Mạch
Tiêu chí chọn lựa nhà cung cấp của công ty là các thương hiệu xuất xứ rõ ràng, hoạt động lâu năm trong ngành công nghiệp hành lý, là những thương hiệu uy tín trên toàn cầu, có khả năng sản xuất ra những sản phẩm chất lượng và đa dạng về mẫu mã. Vì đều là các thương hiệu danh tiếng từ nước ngoài nên các sản phẩm chủ yếu như vali và túi xách đều được bảo hành toàn cầu, tại tất cả các quốc gia mà thương hiệu đó có hoạt động. Điều này đã phần nào làm nên sự khác biệt về sản phẩm của công ty với các đối thủ cạnh tranh, làm tăng lòng tin của khách hàng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra các thương hiệu mà công ty lựa chọn luôn cung cấp nhiều dòng sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau, giúp cho công ty có thể phục vụ cho mọi phân phúc khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty
Các hình thức và quy trình bán hàng tại công ty
ß Bán hàng trực tiếp
Hình thức bán hàng trực tiếp khách hàng sẽ mua hàng thông qua hệ thống các chi nhánh hiện có của công ty. Các sản phẩm được trưng bày tại cửa hàng, tất cả thông tin về sản phẩm, và dịch vụ sau bán hàng sẽ được nhân viên tư vấn giới thiệu đến khách hàng một cách trực tiếp. Khách hàng tiến hành mua hàng, và thanh toán tại quầy bằng tiền mặt, hoặc thông qua nhiều hình thức khác như: thanh toán bằng thẻ với các đối tác liên kết như Vietinbank, Vietcombank, thanh toán bằng tài khoản Vnpay, Samsungpay
Hình 23: Cửa hàng KOS.
Hiện tại số lượng cửa hàng tại TP.HCM có 6 cửa hàng, đặt tại quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, Tân Bình, Gò Vấp. Chi phí mặt bằng tại hai cửa hàng ở quận 1 và quận 3 khoảng 140 triệu đồng mỗi tháng, các quận còn lại rơi vào khoảng 80 triệu đồng mỗi tháng.
Nguồn doanh thu chính của công ty chủ yếu thông qua hoạt động bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng, hằng năm doanh thu bán hàng tại cửa hàng chiếm trên 70% tổng số doanh thu của công ty.
ß Bán hàng online
Hiện tại khách hàng có thể liên hệ đặt hàng của công ty thông qua wedsite chính thức Kosshop.vn, thông qua trang mạng xã hội Facebook.
Ngoài ra khách hàng còn có thể mua hàng thông qua các trang thương mại điện tử như: Lazada, Tiki
Với sự phát triển của mạng internet như hiện nay, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm của công ty hơn. Khách hàng mua online có thể thanh toán khi nhận hàng hoặc chuyển khoản trước, hàng sẽ được giao sau khi đã chốt đơn hàng. Với hình thức bán hàng này dù khách ở nội thành TP.HCM hay ở các tỉnh khác đều có thể mua được hàng.
ß Bán hàng trả góp
Bằng việc liên kết với các đối tác như ngân hàng Sacombank, MB Bank, khách hàng có thể mua được sản phẩm khi đã có thẻ tín dụng của ngân hàng đó.
Các đơn hàng trả góp có giá từ 3 triệu trở lên, thời hạn trả góp có thể từ 6 đến 12 tháng tùy vào giá trị đơn hàng.
Hình thức bán hàng này được thực hiện trực tiếp tại các cửa hàng. Doanh thu của hình thức bán hàng này cũng là doanh thu của hoạt động bán hàng trực tiếp.
ß Bán theo hợp đồng số lượng lớn
Những đơn hàng số lượng lớn nhằm phục vụ cho những khách hàng là doanh nghiệp hay tổ chức cần lượng hàng lớn. Với những đơn hàng mua với số lượng lớn khách hàng sẽ được mua hàng với mức giá ưu đãi hơn khi mua lẻ.
Công ty có một bộ phận riêng là bộ phận bán hàng doanh nghiệp, thông qua việc tham gia vào các hội chợ thương mại từ đó khách hàng biết đến và đặt mua sản phẩm.
Mỗi đơn hàng bán ra mang lại doanh thu rất lớn cho doanh nghiệp, nhưng vì là những đơn hàng lớn nên số lượng không nhiều.
Giá bán và phương thức thanh toán
ß Giá bán
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu kinh doanh về các sản phẩm du lịch khác nhau, từ những thương hiệu cao cấp có lịch sử lâu đời, hay những thương hiệu bình dân mới xuất hiện, với nhiều mức giá khác nhau, điều đó ảnh hưởng đến chính sách định giá bán sản phẩm cho doanh nghiệp.
Hiện tại doanh nghiệp định giá chủ yếu theo giá của đối thủ cạnh tranh, vì vậy chính sách giá của công ty rất bị động. Hơn nữa, vì định hướng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là khách hàng thu nhập từ tầm trung đến cao, nên giá của sản phẩm đa phần cao hơn phần lớn các đối thủ cạnh tranh khác.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến công ty gặp khó khăn trong việc triển khai kế hoạch bán hàng.
ß Phương thức thanh toán
Các phương thức thanh toán đang được sử dụng như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ ngân hàng, thanh toán bằng các ứng dụng trên điện thoại, chuyển khoản ngân hàng.
Các phương thức thanh toán phục vụ cho nhiều hình thức mua hàng khác nhau như: mua trực tiếp tại cửa hàng, mua hàng online hay mua hàng với số lượng lớn.
Các chính sách khuyến mãi của công ty
Công ty áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi khác nhau cho từng thời điểm, cũng như cho từng sản phẩm.
Các chương trình khuyến mãi lớn thường tập trung vào các ngày lễ, với mức khuyến mãi cao. Đối với vali mức khuyến mãi cao nhất đã được áp dụng là mua 1 tặng 1, hay đối với các sản phẩm như túi xách, balo, phụ kiện du lịch mức khuyến mãi có thời điểm lên đến 50%.
Để khuyến khích khách hàng mua nhiều lần, công ty còn áp dụng chính sách mở thẻ tích điểm. Lần đầu tiên mở thẻ khách sẽ được giảm 5% trên tổng hóa đơn. Điểm tích càng cao phần trăm giảm giá càng lớn, cao nhất là 15%.
Vì kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho việc đi lại, du lịch nên vào những mùa thấp điểm công ty vẫn chạy những chương trình khuyến mãi nhỏ để duy trì doanh số bán hàng.
Ngoài ra các chương trình khuyến mãi còn giúp cho công ty giải quyết được hàng tồn kho, các chương trình áp dụng cho hàng tồn kho thường dao động từ 30%-50%.
Thực trạng tổ chức lực lượng bán hàng của công ty
ß Quy mô lực lượng bán hàng
Tổng nhân lực của công ty TNHH thời trang KOS đang có 46 người. Trong đó bộ phận kinh doanh chiếm 33 người, 1 giám đốc kinh doanh, 3 quản lí, và 29 nhân viên bán hàng.
Giám đốc kinh doanh và quản lí đều là những người có trình độ đại học, có khả năng lãnh đạo, quản lí. Là những người trực tiếp giám sát các hoạt đông bán hàng của nhân viên, theo dõi tình hình bán hàng, doanh thu, đưa ra những giải pháp và chính sách hợp lí để điều chỉnh hoạt động bán hàng. lập nên chỉ tiêu bán hàng, giám sát và khuyến khích nhân viên hoàn thành những chỉ tiêu đó. Đánh giá và xem xét sự phù hợp của nhân viên đối với công việc nhằm tối đa hóa khả năng bán hàng của từng nhân viên.
Nhân viên bán hàng là những người trực tiếp quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của toàn công ty.
Lực lượng bán hàng tại công ty chủ yếu là những người trẻ, trình độ từ THPT trở lên. Nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm bán hàng, không được trải qua chương trình đào tạo bán hàng chuyên nghiệp, chủ yếu rút kinh nghiệm từ những nhân viên bán hàng lâu năm tại cửa hàng.
ß Tổ chức lực lượng bán hàng
Việc thực hiện tổ chức lực lượng bán hàng nhằm mục đích xúc tiến bán hàng, thu thập thông tin và cung cấp các dịch vụ khách hàng. Công ty hiện tại bao gồm 6 cửa hàng và 1 bộ phận bán hàng online, mỗi nơi có 4 nhân viên, bộ phận bán hàng doanh nghiệp có 2 nhân viên. Nhiệm vụ chính của lực lượng bán hàng bao gồm: tư vấn bán hàng, chuẩn bị các đơn hàng, sắp xếp hàng hóa tại cửa hàng, nhận các phản hồi từ khách hàng về hàng hóa và dịch vụ bán hàng. Thực hiện báo cáo hàng tháng theo yêu cầu của cấp trên. Mỗi cửa hàng có 1 cửa hàng trưởng, là người trao đổi trực tiếp với quản lí về các vấn đề phát sinh trong quá trình bán hàng.
Các cửa hàng và bộ phận bán hàng phải hoàn thành các chỉ tiêu bán hàng do cấp trên đề ra. Các chỉ tiêu bán hàng được đặt ra mỗi tuần và mỗi tháng, cụ thể là chỉ tiêu về doanh thu và tốc độ tăng doanh thu. Sẽ có mức thưởng dành cho các cửa hàng đạt được chỉ tiêu bán hàng cao nhất hàng tuần và hàng tháng. Tạo nên được môi trường thi đua trong các cửa hàng, nhân viên nổ lực hơn trong công việc, công ty đạt doanh thu cao hơn.
Tuyển dụng lực lượng bán hàng
Qui trình tuyển dụng lực lượng bán hàng tại công ty TNHH thời trang KOS được thực hiện theo các bước sau:
Xác định nhu cầu tuyển dụng: Công ty dựa trên tình hình nhân viên hiện tại để xác định được nhu cầu tuyển dụng của mình, nhằm đảm bảo lực lượng bán hàng không bị thiếu hụt, đảm bảo được doanh thu và doanh số bán hàng.
Phân tích công việc và nhu cầu: Nhân viên bán hàng tại công ty TNHH thời trang KOS luôn phải đáp ứng được các yêu cầu: là người có kinh nghiệm trong giao tiếp, có khả năng đàm phán và thuyết phục khách hàng, khả năng làm việc nhóm tốt. Có kĩ năng lập báo cáo bán hàng vào mỗi tháng. Trình độ đạt yêu cầu của 1 nhân viên bán hàng tại công ty phải đạt tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
Thông báo tuyển dụng: Các thông tin về công ty, ngành nghề kinh doanh, vị trí tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng sẽ được đăng trên trang Facebook, các trang wed tìm việc làm, để các ứng viên dễ dàng nhận biết thông tin và tham dự ứng tuyển.
Phỏng vấn: Sau khi chọn được những hồ sơ thích hợp, công ty sẽ tổ chức phỏng vấn nhầm xem xét về mức độ phù hợp của nhân viên với vị trí cần tuyển dụng. Giám đốc kinh doanh và các quản lí cửa hàng là những người trực tiếp thực hiện phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn đạt yêu cầu nhân viên sẽ được nhận vào làm với vai trò là nhân viên thử việc.
Thử việc: Thời gian thử việc của nhân viên là trong một tháng đầu. Nhằm để nhân viên làm quen với môi trường công việc, năm bắt được tất cả thông tin về sản phẩm của công ty.
Kí hợp đồng làm việc: Sau khi kết thúc thời gian thử việc, nhân viên có biểu hiện đạt yêu cầu thì sẽ được kí hợp đồng với công ty.
Đánh giá hiệu quả bán hàng của công ty qua một số chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Bảng 23: Tỉ suất lợi nhuận qua các năm 2016 2017 2018
STT
Nội dung
2016
2017
2018
2017 so với 2016
2018 so với 2017
Chênh lệch
Tỉ lệ %
Chênh lệch
Tỉ lệ %
1
Tổng doanh thu
30.905.344.525
38.107.868.072
49.447.350.912
7.202.523.547
23,31%
11.339.482.840
29,76%
2
Tổng chi phí
25.868.663.217
30.023.703.781
38.018.429.861
4.155.040.564
16,06%
7.994.726.080
26,63%
3
Tổng lợi nhuận
5.036.681.308
8.084.164.291
11.428.921.051
3.047.482.983
60,51%
3.344.756.760
41,37%
4
Tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu
16,30%
21,21%
23,11%
4,91%
30,12%
1,90%
8,96%
5
Tỉ suất lợi nhuận theo chi phí
19,47%
26,93%
30,06%
7,46%
38,32%
3,13%
11,62%
Đơn vị: đồng.
(Nguồn: báo cáo tổng hợp công ty năm 2016 2017 2018)
Tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu
Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu thể hiện mức sinh lời của 100 đồng doanh thu. Nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì công ty sẽ có lợi nhuận là bao nhiêu. Năm 2016 tỉ suất này là 16,30%, nghĩa là cứ 100 đồng thu về từ hoạt động thì công ty có được 16,30 đồng lợi nhuận. Năm 2017, 100 đồng doanh thu mang lại cho công ty mức lợi nhuận là 21,21 đồng, theo tỉ suất lợi nhuận 21,21%. Qua đó cho thấy 100 đồng doanh thu năm 2017 mang lại lợi nhuận nhiều hơn năm 2016 là 4,91 đồng. Lợi nhuận từ 100 đồng doanh thu năm 2018 là 23,11 đồng, tăng 1,90 đồng so với năm 2017, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu trong năm 2018, công ty sẽ có lợi nhuận cao hơn 100 đồng doanh thu trong năm 2017 là 1,90 đồng. Nhìn vào mức tăng lợi nhuận trên 100 đồng ta thấy có vẻ là một con số nhỏ, nhưng xét trên tổng doanh thu mà công ty thu về hàng năm thì mức lợi nhuận tăng là một con số đáng kể. Nó cho thấy khả năng sinh lời cao, thể hiện được hiệu quả kinh doanh của công ty. Để có được hiệu quả này toàn thể nhân viên công ty phải nổ lực hết mình, góp phần đưa công ty ngày càng phát triển.
Tỉ suất lợi nhuận theo chi phí
Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo chi phí phản ánh mức lợi nhuận thu được so với chi phí mà công ty phải bỏ ra. Với tỷ suất 19,47% trong năm 2016, cho thấy cứ 100 đồng chi phí bỏ ra công ty sẽ thu về 19,47 đồng lợi nhuận. Năm 2017 tỉ suất lợi nhuận theo chi phí là 26,93%, như vậy với 100 đồng chi phí thì lợi nhuận công ty thu về được trong năm 2017 cao hơn 7,46 đồng so với năm 2016. Tỉ suất lợi nhuận năm 2018 là 30,06%, hay với 100 đồng chi phí bỏ ra công ty thu về được 30,06 đồng lợi nhuận, lợi nhuận thu về từ 100 đồng chi phí trong năm 2018 cao hơn 3,13 đồng so với năm 2017. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì giá cả cũng có su hướng tăng nhanh, do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty, chi phí đầu vào có tăng lên thì giá của sản phẩm bán ra cũng sẽ tăng theo. Nếu chi phí tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty, đòi hỏi công ty phải chịu sức ép giảm lợi nhuận để giữ chân khách hàng.
Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua doanh số bán hàng của các hình thức bán hàng.
Bảng 24: Doanh thu bán hàng của từng hình thức từ năm 2016-2018.
Doanh thu
2016
2017
2018
2017 so với 2016
2018 so với 2017
Chênh lệch
Tỉ lệ %
Chênh lệch
Tỉ lệ %
Bán hàng trực tiếp
23.105.428.070
29.056.979.936
36.729.412.815
5.951.551.866
25.76%
7.672.432.879
26,40%
Bán hàng online
4.834.826.176
6.025.453.702
8.914.659.293
1.190.627.526
24,63%
2.889.205.591
47,95%
Bán hàng số lượng lớn
2.611.569.931
2.550.779.163
3.227.477.110
-60.790.768
-2,33%
676.697.947
26,53%
Đơn vị: Đồng
(Nguồn: báo cáo tổng hợp công ty 2018)
Bán hàng trực tiếp
Năm 2017 doanh thu bán hàng trực tiếp tăng 5.951.551.866 đồng so với năm 2016, tương ứng với tỉ lệ tăng là 26,76%. Năm 2018 doanh thu của hoạt động bán hàng trực tiếp đạt 36.729.412.815 đồng, tăng 7.672.432.879 đồng so với năm 2017, tương ứng với tỉ lệ tăng là 26,40%. Doanh thu của hoạt động bán hàng trực tiếp gần như là nguồn doanh thu chính yếu của doanh nghiệp, chiếm trên 70% tổng doanh thu mỗi năm của công ty, doanh thu này không ngừng tăng lên qua các năm, thể hiện được hoạt động có hiệu quả của hệ thống các cửa hàng. Những yếu tố để giúp hoạt động bán hàng trực tiếp của công ty mang lại nguồn doanh thu lớn như vậy, trong đó phải kể đến là hệ thống cửa hàng trải đều các quận trung tâm của TP. Hồ Chí Minh, cùng với đội ngũ nhân viên bán hàng có kĩ năng bán hàng. Tuy vậy hoạt động bán hàng trực tiếp cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó:
Ưu điểm
Hệ thống của hàng dàn trải tại nhiều quận của thành phố tạo điều kiện dễ dàng cho khách hàng đến và tìm mua sản phẩm.
Đội ngũ ngân viên bán hàng được trang bị kĩ năng bán hàng cơ bản, có khả năng đưa thông tin sản phẩm trực tiếp tới khách hàng. Đồng thời cũng nhận được phản hồi trực tiếp từ họ. Điều này giúp cho nhân viên hiểu được nhu cầu của mỗi người mua và tư vấn sản phẩm cho phù hợp.
Là nơi tiếp nhận xử lí bước đầu các dịch vụ sau bán hàng như: tiếp nhận các sản phẩm cần phải bảo hành, sửa nhanh được những lỗi nhỏ khi sản phẩm có lỗi mà khách hàng mang đến, giải quyết các trường hợp đổi trả hàng 1 cách nhanh chóng và dễ dàng.
Hạn chế
Việc mở cửa hàng tốn khá nhiều chi phí, có thể kể đến như: chi phí mặt bằng, chi phí thuê nhân viên.
Khó khăn trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, vì chỉ có khách hàng mới là bên chủ động tìm đến cửa hàng.
Đội ngũ ngân viên thường không cố định, thường xuyên thay đổi nhân sự, dẫn đến việc cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, tốn thời gian cho việc thuê nhân viên và đào tạo lại các kĩ năng cho nhân viên đó. Chủ yếu là những người trẻ, chưa có kinh nghiệm bán hàng.
Chưa có chương trình đào tạo bài bản nào cho đội ngũ nhân viên mặc dù đây chính là lực lượng nồng cốt mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Bán hàng online
Năm 2017 doanh thu hoạt động bán hàng online đạt 6.025.453.702 tỷ đồng, tăng 1.190.627.526 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tỉ lệ tăng là 24,63%. Năm 2018 doanh thu hoạt động bán hàng online tăng 2.889.205.591 tỷ đồng, tăng 47,95% so với năm 2017. Mặc dù doanh thu của hoạt động bán hàng online chiếm tỉ lệ khá thấp so với tổng doanh thu và không đạt được như hoạt động bán hàng trực tiếp, nhưng hoạt động bán hàng online mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tăng mức độ nhận biết của khách hàng với sản phẩm của mình. Trong thời đại mà công nghệ thông tin đang phát triển rất nhanh như hiện nay thì hoạt động bán hàng online chính là hình thức kinh doanh tất yếu mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Doanh thu của hoạt động này tăng dần qua các năm một phần dựa vào hoạt động marketing có hiệu quả của doanh nghiệp, cùng với việc công ty đã tham gia tích cực trên các trang thương mại điện tử lớn hiện nay như: TIKI, LAZADA, Hoạt động bán hàng online có nhiều ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi những bất cập.
Ưu điểm
Không mất chi phí thuê mặt bằng, phòng bán hàng online được tích hợp với văn phòng của công ty.
Linh hoạt về thời gian và không gian, khách hàng có thể mua hàng vào bất cứ lúc nào, không chịu ảnh hưởng bởi thời gian đóng cửa và mở cửa như của các cửa hàng truyền thống.
Tiết kiệm thời gian và quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng, giúp cho những khách hàng bận rộn có thể dễ dàng mua được sản phẩm, khách hàng đặt hàng và chuyển khoản để thanh toán, đơn hàng sẽ được chuyển đến nhà của khách hàng thông qua hệ thống giao hàng của công ty, hoặc có thể thanh toán khi nhận được hàng.
Cũng là nơi tiếp nhận phản hồi của khách hàng về các dịch vụ vủa công ty.
Hạn chế
Vì khách hàng chỉ có thể xem hàng trên wedsite, trang Facebook hay các trang TMĐT nên mức độ tin tưởng của khách hàng về sản phẩm thấp hơn khi khách hàng được thấy thực tế.
Gặp khó khăn khi tư vấn qua điện thoại với khách hàng ngoại quốc, vì trình độ tiếng Anh của nhân viên chưa tốt.
Khách hàng mua hàng online thường là những khách hàng ở xa, tạo khó khăn cho việc phục vụ các hoạt động sau bán như: bảo hành, đổi trả hàng.
Bán hàng số lượng lớn
Năm 2016 doanh thu của hoạt động bán hàng số lượng lớn là 2.611.569.931, năm 2017 doanh thu này sụt giảm 60.790.768 triệu đồng, chỉ còn 2.550.779.163 tỷ đồng, giảm 2,33%. Năm 2018 tăng 676.697.947 triệu đồng so với năm 2017, đạt 3.227.447.110 tỷ đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 26,53%. Doanh thu tăng không đều của hoạt động bán hàng số lượng lớn phản ánh phần nào sự quan tâm chưa đúng mức của công ty với hoạt động này. Hoạt động bán hàng số lượng lớn thường phục vụ cho các khách hàng là doanh nghiệp hay tổ chức lớn, nếu diễn ra hiệu quả sẽ mang lại nhiều hơn mối quan hệ trong kinh danh cho công ty.
Ưu điểm
Chuyên phục vụ lượng hàng lớn cho khách hàng mà bộ phận bán lẻ như bán hàng trực tiếp hay bán hàng online không làm được.
Giúp đa dạng hóa các hoạt động bán hàng của công ty.
Hạn chế
Không có phương thức liên hệ cụ thể cho khách hàng muốn mua só lượng lớn, thường khách hàng sẽ liên hệ qua hotline hay đến trực tiếp cửa hàng để hỏi về thông tin của bộ phận này.
Không có sự tách biệt cụ thể nào giữa bộ phận bán hàng số lượng lớn với các bộ phận khác. Các cửa hàng có thể bán các đơn hàng số lượng lớn thông qua việc gom hàng từ kho hay các cửa hàng khác. Điều này làm nhiễu loạn thông tin khách hàng và không tạo được sự chuyên nghiệp trong tổ chức bán hàng.
Khó khăn trong việc tra ra thông tin của khách hàng khi nhận hàng bảo hành hay đổi trả hàng. Vì thông tin cập nhật là của một tổ chức hay doanh nghiệp chứ không có thông tin của từng cá nhân trong đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Chương này cho chúng ta biết được quy mô, cách thức hoạt động và tình hình kinh doanh của công ty TNHH thời trang KOS trong 3 năm 2016, 2017, 2018. Trên cơ sở đó chương này tập chung giải quyết những vấn đề sau:
Một là trình bày qui mô, các hình thức bán hàng và sản phẩm mà công ty đang kinh doanh thông qua các dữ liệu sơ cấp.
Hai là phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp, từ đó đưa ra các nhận xét khái quát về hiệu quả kinh doanh so sánh với bản thân công ty trong những năm trước đó. Rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu.
Từ đó tập hợp các yếu tố tìm được và phân chia các yếu tố vào các nhóm về điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động bán hàng của công ty.
Chương tiếp theo trình bày một số giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty TNHH thời trang KOS trong những năm tới.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG KOS
Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn từ năm 2019-2023
Định hướng phát triển của công ty
Tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước phát triển, đưa công ty trở thành một trong những công ty đi đầu về cung cấp các sản phẩm dành cho du lịch. Nâng cao bộ máy quản lí, thực hiện phân công phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban.
Phát huy tốt năng lực quản lí và nâng cao sức cạnh tranh của công ty. Tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho cán bộ nhân viên toàn thể công ty.
Mục tiêu hoạt động của công ty trong giai đoạn 2019-2023
Trong những năm tới mục tiêu của công ty là lợi nhuận, an toàn và nâng cao vị thế. Cụ thể trong những năm tới mục tiêu của công ty là đạt mức tăng trưởng hàng năm 20-25% về doanh số bán hàng và 30-40% lợi nhuận kinh doanh. Tiếp tục nâng cao và củng cố hoạt động bán hàng nhằm đạt hiệu quả tối ưu
Trong phương hướng hoạt động, công ty luôn đặt yếu tố con người là yếu tố then chốt. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu của mình, nhiệm vụ đầu tiên của công ty là xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng, trung thành và năng động, đặc biệt là lực lượng bán hàng. Thực trạng lực lượng nhân viên bán hàng đang gặp rất nhiều bất cập như: hầu hết đều là những người trẻ, ít kinh nghiệm, hay có sự thay đổi nhân viên bán hàng do phần lớn nhân viên không thể làm việc cố định. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tới. Chính vì thế công ty đề ra mục tiêu phát triển nhân sự như sau: Sắp xếp lại nhân viên hiệu quả hơn, tuyển dụng những nhân viên có triển vọng, và có nhu cầu làm việc cố định, đặc biệt trong lực lượng bán hàng, công ty cần những nhân viên đã có kinh nghiệm. Đào tạo huấn luyện nhân viên bằng cách cử đi học các lớp nghiệp vụ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng bán hàng. Nâng cao biên pháp khuyến khích nhân viên làm việc, có chế độ khen thưởng và kỉ luật kịp thời để tạo ra một tập thể vững mạng, đoàn kết.Thu hút, gìn giữ và phát triển số lượng khách hàng là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, ban lãnh đạo và toàn thê nhân viên bán hàng của công ty luôn đặt khách hàng là trung tâm. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng hiện có và tích cực tìm kiếm khách hàng mới. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về khách hàng trên các lĩnh vực về độ tuổi, thị hiếu, cách khách hàng biết về sản phẩm của công ty, cách thức muanhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Cùng với đó công ty sẽ thu thập những ý kiến đánh giá của khách hàng để tìm cách khắc phụ nhược điểm.
Về cơ sở vật chất, công ty đang có ý định mở thêm các cửa hàng tại những thành phố thuộc những tỉnh thành khác nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty trong giai đoạn 2019-2023
Với tốc độ hội nhập nhanh như hiện nay, tính cạnh tranh ngày càng cao. Không chỉ các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau mà còn có sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trên thị trường, thì việc thực hiện mục tiêu của công ty cũng trở nên khó khăn. Để đạt những mục tiêu kinh doanh đã đặt ra, công ty cần phải nâng cao hiệu quả bán hàng. Hoạt động bán hàng hiệu quả sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.
Bất kì doanh nghiệp nào khi kinh doanh trên thị trường luôn đặt mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh doanh thu và hạn chế chi phí không cần thiết bằng nhiều cách khác nhau. Và việc nâng cao hiệu quả bán hàng cũng là một cách để công ty tăng nhanh doanh thu và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Phân tích SWOT
SWOT là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lí hoạt động kinh doanh. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của tổ chức, phân tích các đề xuất, giải pháp kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quna đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc phân tích SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm. Dưới dây là nội dung phân tích SWOT của công ty TNHH thời trang KOS.
Điểm mạnh (S)
S1: Công ty đã xây dựng được bộ máy làm việc hiệu quả, linh hoạt và có tính kỷ luật cao. Các phòng ban có sự liên kết với nhau. Đội ngũ nhân viên trẻ. Cùng với đó, ban lãnh đạo của công ty không ngừng nổ lực, nâng cao khả năng quản lí, khả năng đánh giá để phân tích nhu cầu thị trường chính xác, đưa công ty phát triển hơn nữa.
S2: Lực lượng bán hàng nhiệt tình, năng động, đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng.
S3: Các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh là những sản phẩm do công ty độc quyền phân phối của các thương hiệu lớn tại nước ngoài, tạo lợi thế lớn trong cạnh tranh cho doanh nghiệp.
S4: Cơ sở v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_ban_hang_tai_cong.docx