Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân cấp huyện

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KD – TM BẰNG CON ĐƯỜNG TÒA ÁN 4

1.1 Tranh chấp KD – TM và những yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp KD – TM. 4

1.1.1 Khái niệm về tranh chấp KD – TM 4

1.1.2 Những yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp KD – TM 6

1.2 Đặc điểm giải quyết tranh chấp KD – TM bằng con đường Tòa án 7

1.3 Một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả giải quyết tranh chấp KD – TM bằng Tòa án. 8

1.3.1 Nhìn từ phía Tòa án. 8

1.3.2 Nhìn từ phía các đương sự 11

1.3.3 Nhìn từ phía cộng đồng doanh nhân 13

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc giải quyết tranh chấp KD – TM bằng Tòa án 14

1.4.1 Các yếu tố tác động từ bên trong 14

1.4.2 Các yếu tố tác động bên ngoài 15

Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 20

KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TAND CẤP HUYỆN HIỆN NAY 20

2.1 Một số khó khăn khi áp dụng thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp KD – TM theo quy định hiện hành. 20

2.1.1 Về Quyền khởi kiện 20

2.1.2 Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD – TM của Tòa án 25

2.1.3 Về chế định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 37

2.1.4 Về cách thức xử lý bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt. 41

2.1.5 Về Nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ 46

2.1.6 Về sự tham gia của VKS vào quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. 53

2.2 Thực trạng truyền thống văn hóa và nhận thức của giới Doanh nhân Việt Nam với tố tụng Tòa án. 54

2.3 Thực trạng địa vị của Tòa án, năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cấp huyện. 58

2.3.1 Địa vị của TAND còn thiếu tính độc lập, chưa tương xứng với vai trò là nơi bảo vệ công lý. 58

2.3.2 Năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán cấp huyện về pháp luật kinh doanh – thương mại còn hạn chế. 61

2.3.3 Thiếu những quy định đảm bảo cho vị thế xét xử của Thẩm phán 66

2.3.4 Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong qúa trình giải quyết tranh chấp KD – TM không hiệu quả 72

2.3.5 Hệ lụy của những thực trạng trên tới quá trình giải quyết tranh chấp KD – TM 74

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KD – TM TẠI TAND CẤP HUYỆN 77

3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp KD – TM tại TAND cấp huyện. 77

3.2 Hoàn thiện thủ tục tố tụng – tạo ra quy trình hợp lý, khoa học để thúc đẩy tiến trình giải quyết tranh chấp KD – TM. 81

3.2.1 Xác định một tinh thần thống nhất cho BLTTDS 81

3.2.2 Nâng cao sự chủ động chứng minh, tranh tụng của các đương sự khi tham gia vào giải quyết tranh chấp. 82

3.2.3 Đơn giản hóa thủ tục tố tụng khi bị đơn, người liên quan không cung cấp chứng cứ hoặc có mặt theo triệu tập của Tòa án. 88

3.2.4 Xây dựng thủ tục rút gọn áp dụng cho những tranh chấp kinh doanh, thương mại đơn giản. 91

3.2.5 Hạn chế quyền kháng nghị của VKS đối với phán quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. 93

3.3 Nâng cao quyền uy của Tòa án và uy tín của Thẩm phán 94

3.3.1 Nâng cao quyền uy của Tòa án 94

3.3.2 Nâng cao uy tín của Thẩm phán 97

3.4 Thiết lập án lệ trong xét xử và công bố bản án rộng rãi 99

3.4.1 Thiết lập án lệ trong xét xử 99

3.4.2 Công bố tất cả những bản án đã xét xử một cách rộng rãi 103

KẾT LUẬN 106

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân cấp huyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng chứng minh của bên nào cao hơn và thuyết phục hơn sẽ thắng cho dù sự thật chưa chắc đã đúng là như vậy. Vấn đề tưởng như đơn giản, nhưng trên thực tế, các Thẩm phán chưa được tập làm quen với cách phán xử như vậy. Do bị ảnh hưởng của tư duy truyền thống luôn đặt mục tiêu tìm hiểu sự thật khách quan đã diễn ra hơn là chấp nhận sự thật nằm trong phạm vi từng chứng cứ do các bên đương sự chứng minh. Vì thế, nếu trong vụ án có những chứng cứ then chốt mà các bên đương sự không xuất trình hoặc Tòa án không thu thập được thì rất nhiều Thẩm phán e ngại khi đưa ra phán quyết vì sợ rằng phán quyết đó không phù hợp với sự thật khách quan của vụ án. Sự lo lắng của các Thẩm phán về điều trên còn có cơ sở hơn nữa khi trong luật không giới hạn về thời điểm cung cấp chứng cứ. Vì thế, trong nhiều trường hợp bên bị đơn để muốn kéo dài thời gian đã cố tình không xuất trình những chứng cứ quan trọng khi được Thẩm phán thông báo. Sau đó đến tận khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm họ lại xuất trình những chứng cứ này. Những chứng cứ này có ảnh hưởng quan trọng tới việc xác định sự thật khách quan của vụ án và vấn đề xác định những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Do vậy, cấp phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm để xét xử lại. Như vậy, Thẩm phán cấp sơ thẩm sẽ bị tính lỗi trong quá trình giải quyết vụ án và điều đó có nguy cơ ảnh hưởng tới việc tái bổ nhiệm sau này. Bởi vậy họ có xu hướng kéo dài thời gian giải quyết để có thời gian thu thập đầy đủ các chứng cứ thì mới tiến hành đưa vụ án ra xét xử. Thứ ba, toàn bộ quá trình chứng minh, bị đơn tỏ ra khá thụ động trước nghĩa vụ chứng minh của mình. Xem xét thủ tục, dường như bị đơn chỉ đưa ra ý kiến và các tài liệu, chứng cứ khi có yêu cầu của Tòa án (yêu cầu bằng Thông báo thụ lý vụ án, yêu cầu bằng việc đối chất, yêu cầu bằng Thông báo về việc giao nộp chứng cứ...). Thủ tục này làm cho bị đơn thấy dường như mình đang phải đáp ứng các yêu cầu của Tòa án chứ không phải yêu cầu của nguyên đơn. Thêm vào đó, ảnh hưởng tâm lý bởi truyền thống hình luật và tố tụng cáo quan đã làm bị đơn thay vì cần có các hành vi bảo vệ mình, chống lại yêu cầu của nguyên đơn thì lại có những hành vi bảo vệ mình, chống lại yêu cầu của Tòa án. Hậu quả là, tất cả các bên đều bất lợi vì bị đơn có nguy cơ không thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình nên không bảo vệ được mình; Tòa án thì khó khăn hơn trong việc tiến hành các thủ tục tố tụng vì gặp phải sự chống đối của bị đơn còn nguyên đơn thì bị ảnh hưởng bởi quá trình giải quyết bị kéo dài. Thứ tư, Việc thông báo thụ lý vụ án hiện nay khá hình thức. Cần hiểu rằng bằng việc thụ lý vụ án, Tòa án đã chính thức xác nhận cho bị đơn biết thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình và thiết lập nghĩa vụ chứng minh cho bị đơn trước những yêu cầu của nguyên đơn. Như vậy, đồng thời cũng có nghĩa cần tạo các điều kiện để bị đơn nhanh chóng đưa ra quan điểm của mình và có ý kiến phản hồi. Trên thực tế, việc thông báo thụ lý này rất hình thức, không mang lại nhiều kết quả vì bên bị đơn chỉ nhận được vài dòng thông báo ngắn gọn yêu cầu của nguyên đơn và tên những tài liệu mà nguyên đơn gửi (đôi khi còn không được ghi đầy đủ). Bởi vậy, họ thường phản ứng rất thụ động trước hành vi thông báo này bằng cách im lặng chời động thái tiếp theo của Tòa án hoặc nếu có thì là cách trả lời rất chung chung kiểu như “chúng tôi đã nhận được thông báo của Tòa án và đang nghiên cứu, xem xét”... Cách phản ứng kiểu đó không giúp ích gì nhiều cho việc giải quyết tranh chấp. Thứ năm, đối với thủ tục hiện nay, việc tranh luận giữa các bên ít được tiến hành bằng văn bản mà chủ yếu tiến hành bằng lời nói. Văn bản ghi ý kiến chỉ được các bên gửi tới Tòa án chứ không gửi cho bên đối tụng. Bởi vậy, để đối đáp lại được quan điểm phía đối tụng, một bên phải mất thời gian sao chép các tài liệu của phía bên kia gửi cho Tòa án. Để làm được điều đó, họ phải làm đơn xin sao chụp tài liệu và điều này cũng là kẽ hở để tệ sách nhiễu nẩy sinh. Đã có rất nhiều câu chuyện hài hước về việc đương sự muốn sao chụp các tài liệu nhưng lại được cán bộ Tòa án trả lời “thiếu giấy”, hoặc không có máy phôtô để sao tài liệu, nhưng không thể cho đương sự mang tài liệu ra ngoài phôtô vì vi phạm nguyên tắc bảo vệ chứng cứ trong hồ sơ....Điều đó cũng làm cản trở quyền được có thông tin để thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Bên cạnh việc có thể gặp phải việc sách nhiễu trên, nếu những tranh luận bằng lời nói tỏ ra khá hiệu quả với các luật sư thì lại không tỏ ra hiệu quả đối với người dân thông thường. Bởi lẽ, cách tranh luận liên tục này làm họ thiếu thời gian suy ngẫm một cách cặn kẽ lời trình bầy của phía kia và tìm những chứng cứ, điều luật để bảo vệ cho quan điểm của mình. Hậu quả dẫn đến việc tranh tụng giữa các bên hiệu quả không cao. Thứ sáu, tuy nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự nhưng không phải trong trường hợp nào đương sự cũng có thể thu thập đầy đủ chứng cứ để cung cấp cho Tòa án, nhất là khi các tài liệu, chứng cứ đang được nắm giữ bởi một cá nhân, cơ quan hay tổ chức khác. Đơn giản bởi lẽ đương sự không có được quyền lực mà nhà nước giao nên không có khả năng ép buộc những người này đưa ra chứng cứ cần thiết. Do đó, trong chừng mực nhất định, đương sự cần có sự hỗ trợ của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ. Việc hỗ trợ này không có nghĩa Tòa án thu thập chứng cứ thay cho đương sự mà chỉ có nghĩa Tòa án tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho đương sự có thể thu thập được chứng cứ. Việc hỗ trợ của Tòa án đối với đương sự trong trường hợp trên là hết sức cần thiết để đảm bảo nghĩa vụ chứng minh của đương sự trước Tòa. Pháp luật tố tụng nhiều nước trên thế giới cũng có quy định này như Pháp, Hoa Kỳ. Nếu yêu cầu thu thập chứng cứ được đặt ra đối với một Bên trong vụ kiện thì không cần một quyết định của Toà án hay bất kỳ một sự can thiệp tư pháp nào cả. Tòa án chỉ cần ra một Thông báo về việc giao nộp chứng cứ đối với phía bị yêu cầu là đủ. Nếu yêu cầu thu thập chứng cứ được đặt ra đối với một Bên thứ ba – vốn là chủ thể vô can trong vụ kiện nhưng lại nắm giữ các thông tin có liên quan – thì cần phải có quyết định yêu cầu cung cấp thông tin, hoặc các quyết định khác của của Toà án. Nhìn chung, các Bên cũng không khó khăn lắm để có được các quyết định này của Toà án. Với điểm ưu việt của luật thực định như vậy, lẽ ra phải mở đường cho việc thu thập chứng cứ thuận lợi khi áp dụng, đặc biệt, đối với nước ta, khi khả năng tự thu thập chứng cứ của các đương sự còn yếu vì trình độ nhận thức pháp luật cũng như sự hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Nhưng thực tế không phải như vậy. Mặc dù theo hướng dẫn của TANDTC tại nghị quyết 02/2006/HĐTP, trong Quyết định yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp chứng cứ, Tòa án ấn định thời hạn cho họ có thời gian 30 ngày để cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Nếu không cung cấp được phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Tuy nhiên, thực tế thời gian cung cấp này rất dài nếu Tòa án không chủ động thúc giục hoặc họ im lặng không trả lời. Lý do của thực tế trên nằm ở chỗ: một là, người yêu cầu không phải trả chi phí tố tụng và người được yêu cầu cũng không được trả thù lao khi thực hiện các yêu cầu; hai là, không thể thực thi chế tài nếu người có nghĩa vụ không thực hiện theo yêu cầu của Tòa án. Việc không thực thi được chế tài đối với người có nghĩa vụ không thực hiện yêu cầu cung cấp chứng cứ của Tòa án không phải do thiếu luật thực định. Điều 389 BLTTDS có chế tài nếu cá nhân, tổ chức không thi hành quyết định của Tòa án sẽ bị cảnh cáo, phạt tiền hoặc cưỡng chế thi hành. Tùy theo mức độ vi phạm mà cá nhân, người đứng đầu tổ chức có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù những quy định chế tài đã có nhưng Tòa án lại thiếu quyền năng để bắt buộc những người được yêu cầu thực hiện trách nhiệm của mình vì thiếu cơ chế thực hiện. Không có sự hướng dẫn cụ thể của UBTVQH như phân tích ở mục 2.1.4 về thẩm quyền và thủ tục áp dụng chế tài, Thẩm phán chỉ có thể “ngắm nhìn” những quyền năng của Tòa án trên giấy mà chẳng thể nào thi hành đuợc trong thực tế. Qua quá trình Tòa án thực hiện việc yêu cầu cung cấp cung cấp chứng cứ cho thấy, sự nhận thức về tính đồng bộ và tính trật tự về pháp luật Việt Nam không chỉ riêng đối với người dân mà ngay cả đối với các cơ quan nhà nước đều hạn chế. Tư duy mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi cơ quan như một lãnh địa riêng vẫn còn tồn tại. Nhiều trường hợp đương sự đề nghị cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ thì nhận được trả lời chỉ làm việc với Tòa án chứ không làm việc với đương sự. Thậm chí ngay cả Tòa án đến làm việc thì nhận được trả lời trong quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của mình theo luật chuyên ngành, họ không có trách nhiệm cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Hệ lụy của những khó khăn trên là kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp KD – TM. Hơn nữa, vì không thể yêu cầu cung cấp chứng cứ bằng con đường do luật định nhưng vẫn phải thu thập những chứng cứ đó vì nó là cần thiết cho việc giải quyết vụ án nên Tòa án, đương sự yêu cầu phải tìm những cách thức vận động khác để có được chứng cứ. Điều này tạo ra sự vô hiệu của luật định trong thực tế, tạo điều kiện cho tham nhũng và quan liêu, không bảo đảm được nghĩa vụ chứng minh cho đương sự. Về sự tham gia của VKS vào quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Sự có mặt của VKS trong quá trình giải quyết tranh chấp KD – TM cũng là một ảnh hưởng còn lưu lại từ truyền thống tố tụng trước đây. Theo quy định của Pháp lệnh TTGQCVAKT, VKS tham gia vào tất cả các vụ án KD – TM với vai trò kiểm sát pháp luật và bảo vệ lợi ích công. Những cải cách tố tụng đã cho ra đời BLTTDS với sự hạn chế sự tham gia của VKS vào quá trình tố tụng dân sự. Hiện nay, theo điều 21 BLTTDS, VKS chỉ tham gia giải quyết tranh chấp KD – TM đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các vụ án mà VKS kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án. Với quy định mới, VKS có rất ít vai trò trong hoạt động tố tụng dân sự. Điều này cũng là phù hợp vì quan hệ dân sự với những thỏa thuận riêng tư đòi hỏi cần có sự tôn trọng của các cơ quan nhà nước nếu nó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Mặc dù BLTTDS đã có một ý tưởng rõ ràng như vậy về vai trò của VKS, nhưng thực tế các quy định rời rạc khác trong BLTTDS làm cho ý tưởng này mất đi tính thực tế của nó. Các văn bản tố tụng của Tòa án đều phải gửi cho VKS trong một thời hạn nhất định (Thông báo: 3 ngày; Quyết định: 5 ngày; Bản án: 10 ngày) để VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án. Với quyền kháng nghị của mình, nhiều khi VKS đã làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp KD – TM. Thực tế có trường hợp mặc dù cả hai bên đương sự không hề có khiếu nại hay kháng cáo về quyết định, bản án của Tòa án nhưng VKS lại cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện không đúng quy định pháp luật nên kháng nghị. Thiết nghĩ, VKS chỉ nên giữ vài trò là người bảo vệ lợi ích công. Chỉ trong những trường hợp lợi ích công bị xâm phạm, VKS mới nên thực hiện quyền kháng nghị của mình. Còn nếu không liên quan đến lợi ích công, phán quyết của Tòa án đã được các bên chấp nhận thì không có lý do gì VKS lại kháng nghị làm việc giải quyết tranh chấp KD – TM trở lên rắc rối. Thực trạng truyền thống văn hóa và nhận thức của giới Doanh nhân Việt Nam với tố tụng Tòa án. Phần trên đã dành khá dài để phân tích trọng tâm vào Tòa án, phần này của luận văn muốn trình bầy từ một khía cạnh khác từ phía những người tham gia tố tụng. Tâm lý, động cơ của họ sẽ góp phần chi phối hành vi của họ trong quá trình tham gia tố tụng. Nhìn chung, đối với tố tụng Tòa án, giới Doanh nhân Việt Nam bị chi phối bởi các yếu tố sau: Thứ nhất, giới Doanh nhân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi truyền thống trọng tình, trọng tín hơn là trọng lý của dân tộc. Dân tộc Việt Nam xuất thân từ văn minh lúa nước ven lưu vực của các con sông. Nền văn minh nông nghiệp có đặc điểm phụ thuộc nhiều vào các điều kiện của thiên nhiên và thời tiết cần có sự gần gũi và đoàn kết của tập thể để chống lại thiên tai. Chính sự gần gũi và đoàn kết ấy là cơ sở nảy sinh lối sống trọng tình. Nó được củng cố thêm bởi mô hình tổ chức xã hội làng xã tồn tại lâu dài trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam. Trong làng xã ấy, người ta hành xử với nhau như thân tộc theo kiểu “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “tắt lửa tối đèn có nhau”. Bên cạnh lối sống trọng tình, do ảnh hưởng của Nho giáo, xã hội Việt Nam rất coi trọng thể diện và chữ tín. Danh dự, nhân phẩm luôn được đặt trên lợi. Người ta sống với nhau chủ - tớ phải trung thành, bạn bè phải chung thủy. Mất sĩ diện được coi là một điều hết sức nghiêm trọng đối với nhân cách người Việt. Vì thế, trải qua một lịch sử lâu dài với những đặc điểm cả về tự nhiên và lịch sử đã góp phần tạo ra cho người Việt lối sống trọng tình, trọng tín hơn là trọng lý. Lối sống đó vẫn còn ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời sống người Việt hôm nay. Khi bước vào kinh doanh, Doanh nhân cũng mang theo cả truyền thống ấy của dân tộc. Tại Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các mối quan hệ làm ăn thường được thiết lập ở bàn ăn, quán nhậu – nơi người ta chia sẻ tâm tình về cuộc sống, lẽ đời hơn là ở nơi làm việc – nơi người ta cùng ngồi để phân tích lẽ thiệt hơn. Điều đó cho người ta cảm thấy gần gũi, hiểu nhau hơn và dễ tin nhau hơn, thế là đã đủ thiết lập quan hệ kinh doanh đối với người Việt. Cũng từ lối sống trọng tình và trọng thể diện mà các mối quan hệ làm ăn ở Việt Nam thường được thiết lập trên cơ sở gia đình, họ hàng hoặc do những người quen biết giới thiệu. Với cách thiết lập như vậy, Doanh nhân Việt cảm thấy được tin tưởng bởi có sự “bảo lãnh” của truyền thống gia đình cũng như mối quan hệ bạn bè. Nếu một bên có bội tín trong trường hợp này, bên đó sẽ chẳng còn thể diện để nhìn họ hàng hoặc nhìn bạn bè nữa. Người giới thiệu cũng cảm thấy mình bị “mất mặt” khi người mình giới thiệu đã bội tín và sẽ tìm mọi cách để thúc ép người này thực hiện nghĩa vụ của mình. Lối sống trọng tình, trọng thể diện tưởng chừng như đơn giản nhưng trong nó đã bao hàm những thiết chế ngăn ngừa rủi ro, ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp [6, 44, tr 644]. Rồi ngay cả khi tranh chấp đã xảy ra, lối sống trọng tình vẫn được thể hiện một cách sâu đậm. Thay vì ngay lập tức viện dẫn những lý lẽ để phân rõ đúng sai để buộc bên có lỗi phải thực hiện, và cầu viện tới các cơ quan có thẩm quyền tài phán, Doanh nhân Việt có cách xử lý rất đặc thù. Trước tiên, khi có tranh chấp, dù mình bị vi phạm họ cũng rất kiên trì trong việc thương lượng và thuyết phục phía đối tác thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc ngay lập tức khởi kiện sẽ bị coi là “cạn tàu ráo máng”, cách hành xử như vậy luôn gây ra sự phẫn nộ từ phía đối phương, và cũng theo đó, mất đi cơ hội có thể tiếp tục làm ăn sau này. Lối sống trọng tình, trọng tín là một ưu điểm, nhưng phát triển cho đến mức đặt trên cả lý lẽ, pháp luật thì lại là điều nguy hiểm. Ký kết hợp đồng trên bàn ăn, quán nhậu làm cho thỏa thuận thiếu tính chặt chẽ, quyền và nghĩa vụ của các bên không phân định rõ ràng. Cũng vì tin tưởng nhau nên các bên chỉ coi hợp đồng là một bằng chứng về sự thỏa thuận chứ không phải là công cụ để ngăn ngừa rủi ro khi tranh chấp. Nói bằng lời, tin bằng lòng dẫn tới không đủ chứng cứ chứng minh cho sự vi phạm của phía bên kia. Rất nhiều trường hợp khi Tòa án giải quyết tranh chấp, bên khởi kiện không có đủ các thông tin về phía bị đơn như giấy chứng nhận kinh doanh, giáy ủy quyền .v.v. Trong điều tra Xã hội học của TS Đào Văn Hội đã cho thấy khi tranh chấp xảy ra thì có 77,3% phát sinh từ nguyên nhân sai trong quy trình, nội dung về giao kết hợp đồng kinh tế [7, 30]. Đó chính là hệ lụy của việc ký kết hợp đồng không được xem xét, bàn thảo một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng và đặt trong mối liên hệ với các luật chi phối. Chính những điều này cũng ảnh hưởng tới sự phán quyết của Tòa án trong việc hướng tới sự thật khách quan của tranh chấp. Thứ hai, giới Doanh nhân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi truyền thống hình luật và truyền thống tố tụng cáo quan. Suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, các nhà nước phong kiến Việt Nam lẫn của kẻ đô hộ luôn dùng pháp luật như hình phạt để cai trị dân chúng. Quan hệ dân sự cũng bị điều chỉnh bởi hình luật (Quốc triều hình luật, Bộ luật gia long điều chỉnh những quan hệ điền sản, hôn nhân và chế tài bằng hình phạt). Gần một nghìn năm Bắc thuộc với sự nô dịch của phong kiến phương bắc, người Giao Châu đã chống lại pháp luật ngoại bang. Chống mãi thành quen. Quen gần một nghìn năm đã đủ tạo nên truyền thống không coi trọng pháp luật. Dân Việt quen nhìn pháp luật không phải là công vụ bảo vệ mình mà như đối lập với mình [8, 50, tr119]. Cách nhìn đó về pháp luật, tất yếu dẫn đến cách nhìn tương tự về pháp đình. Pháp đình (Tòa án) là nơi bảo vệ pháp luật. Trong quan niệm của người Việt, không chỉ có người dân mà đến ngay cả đội ngũ quan chức cũng luôn cho rằng Tòa án chỉ là công cụ để bảo vệ nền thống trị. Do đó, tâm lý bất hợp tác với Tòa án cũng dần được hình thành. Không khó để tìm thấy những vụ án Tòa án đã phải nhận xét cả sự bất hợp tác của bị đơn vào trong bản án [9, 7]. Đáng lo hơn, hành vi bất hợp tác không chỉ thể hiện ở chỗ không chấp hành lệnh của Tòa mà còn là hành vi thiếu tôn trọng Tòa án, Thẩm phán ngay tại chính Pháp đình. Tại Việt Nam, có thể thấy thản nhiên những hiện tượng ra vào, trò chuyện thoải mái trong phiên tòa. Khi không đồng ý với phán quyết, có đương sự dùng những lời lẽ xúc phạm Thẩm phán ngay tại trụ sở Tòa án. Sự uy nghiêm vốn có của chốn công đường với hình ảnh thiêng liêng là hiện thân cho công lý dường như bị trở thành quên lãng. Với thực trạng như vậy và thêm vào những thủ tục tố tụng rắc rồi, không nhất quán (như đã phân tích ở 2.2) đã làm cho việc giải quyết tranh chấp bị kéo dài và thiếu những chứng cứ để phán quyết tiến tới sự thật khách quan trong vụ án. Song hành với tâm lý chống đối Tòa án nói trên, cũng bị ảnh hưởng bởi nhận thức hình luật mà sinh ra tâm lý sợ pháp đình. Đối với những người này, Tòa án là nơi thực thi sự trừng phạt khi vi phạm pháp luật. Vì thế, dân Việt nói chung và giới Doanh nhân nói riêng quan niệm ra Tòa là điều ghê gớm nên ngại hoặc sợ ra pháp đình. Với tư duy truyền thống, quan lại xem như cha mẹ của dân. Cách thức tổ chức pháp đình cũ (nguời dân cáo quan phải quỳ, phải đợi ban ơn của bề trên ...) đã góp phần làm xa lạ hơn hình ảnh của Tòa án là nơi bảo vệ mình. Cả hai trạng thái tâm lý e sợ Tòa án hoặc chống đối lại Tòa án đều làm cản trở Doanh nhân trên con đường tìm đến công lý. Nó làm cho quá trình tố tụng trở lên phức tạp và không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đương sự mà cũng làm giải hiệu quả, hiệu lực giải quyết tranh chấp của Tòa án. Thực trạng địa vị của Tòa án, năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cấp huyện. Địa vị của TAND còn thiếu tính độc lập, chưa tương xứng với vai trò là nơi bảo vệ công lý. Thật thiếu toàn diện nếu đề cập đến vị trí của TAND cấp huyện mà không đặt nó ở trong vị trí của cả ngành Tòa án. Theo học thuyết nhà nước pháp quyền mà Việt Nam tiếp nhận, thì Tòa án là cơ quan trung tâm thực thi quyền tư pháp, một trong ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân công, phân nhiệm (Đ2 Hiến pháp 1992). Với quyền lực đó, Tòa án lẽ ra phải có một ví trí tương xứng với quyền lực và trách nhiệm của nó phải thực hiện. Vị trí pháp lý của nó phải được độc lập và ngang bằng với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Trong truyền thống tư pháp, nghiên cứu cổ luật Việt Nam qua các thời phong kiến và cách thức tổ chức nhà nước, chúng ta đều thấy tư pháp Việt Nam không phải là một cơ quan độc lập. Chức năng xét xử gắn liền với chức năng hành chính. Ở địa phương, vị quan trông coi, quản lý việc hành chính cũng đồng thời là vị quan xét xử việc kiện tụng cả việc dân lẫn việc hình. Tại Trung ương có một số cơ quan chuyên xét xử như Ngự sử đài, Đô Sát Viện hoặc Đại lý tự nhưng vị trí của những cơ quan này cũng rất thấp, không thể so sánh với các lục bộ trong triều đình. Người xét xử tối cao không ai khác chính là Hoàng Đế, người vừa có cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp. Bởi vậy, lịch sử lâu dài của Việt Nam không cung cấp được cho hiện tại bài học nào về tính độc lập cũng như vị trí quan trọng của Tòa án trong cơ quan nhà nước. Về học lý, trong một thời gian rất dài ở nước ta quan niệm Tòa án là công cụ để bảo vệ chuyên chính vô sản. Quan niệm này hiện nay vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề không chỉ riêng đối với các nhà lãnh đạo cấp cao mà còn đối với cả những người học luật. Mặc dù trong tổ chức bộ máy nhà nước, người ta có nhắc đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa nhưng nguyên tắc này chỉ được hiểu một cách thô ráp là tất cả công dân và cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật và Tòa án là một trong những cơ quan bảo vệ pháp luật. Pháp luật vẫn thường được định nghĩa là là ý chí của giai cấp thống trị [10, 51, tr 334]. Cách nhìn nhận về pháp luật mang nặng tính ý chí đã làm mất đi sự tiệm cận của người dân về pháp luật theo nghĩa công lý. Pháp luật chưa được coi là nơi công lý hiện thân, còn Tòa án cũng chưa được coi là nơi bảo vệ công lý. Về quy định trong luật thực định, mặc dù vai trò và vị trí của Tòa án đã được ghi rõ trong hiến định là cơ quan xét xử giữ ngành quyền độc lập, nhưng các quy định khác không đảm bảo cho điều đó. Tòa án không có quyền giải thích pháp luật, quyền mà đáng ra đương nhiên Tòa án phải có để có thể xét xử. Các Tòa án được tổ chức lệ thuộc vào cấp hành chính lãnh thổ, bất kể kinh phí xây dựng, cải thiện hay đảm bảo cho hoạt động bình thường của Tòa án đều bị phụ thuộc bởi các cơ quan hành chính tương đương.... Với sự ảnh hưởng sâu sắc của lịch sử truyền thống ở trên và một số quy định của luật pháp đã làm cho Tòa án có một vị trí khá khiếm tốn so với cơ quan lập pháp và hành pháp trong thực tế. Tòa án tối cao, cơ quan xét xử tối cao của đất nước cũng được quan niệm chỉ ngang hàng với một bộ trong hệ thống cơ quan nhà nước. Cách hành xử sau sẽ là ví dụ chứng minh cho điều đó Ngành Toà án cần nâng cao chất lượng xét xử Sáng 8/12, tại TP Hồ Chí Minh, TAND tối cao đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2009 của ngành Tòa án. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Trương Vĩnh Trọng nhiệt liệt biểu dương những cố gắng và thành tích của ngành Tòa án trong năm 2008. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật kể trên, Phó thủ tướng cho rằng, hoạt động của ngành Toà án vẫn còn những vấn đề nổi cộm, đó là tiến độ và chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án của ngành chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong tình hình hiện nay, nhiều vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm nhưng việc xét xử chưa đúng đã dẫn đến phản ứng trong dư luận nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhân dân vào cơ quan thực thi pháp luật. Điều cần nhấn mạnh là đội ngũ cán bộ toà án nói chung không những vẫn còn thiếu về số lượng; yếu về trình độ, năng lực nghiệp vụ mà trong thời gian gần đây có hiện tượng cán bộ ngành Tòa án vi phạm kỷ luật công vụ, phẩm chất đạo đức của người cán bộ Toà án, cá biệt có những trường hợp vi phạm pháp luật phải xử lý trách nhiệm hình sự, những trường hợp cán bộ lãnh đạo ngành có hành vi ứng xử chưa phù hợp dẫn đến giảm sút uy tín và hình tượng người thực thi công lý trong nhân dân. Đồng chí Trương Hoà Bình - Chánh án TAND tối cao thay mặt tập thể lãnh đạo TAND tối cao và toàn thể cán bộ, công chức ngành Tòa án, chân thành cảm ơn sự quan tâm của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ. Những ý kiến mà đồng chí Trương Vĩnh Trọng lưu ý nhắc nhở tại hội nghị này chính là điều mà Đảng và nhân dân mong muốn ngành Toà án thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong thời gian tới ( Theo 16:18:44, 9/12/2008) Gần đây, vào năm 2007, Quốc hội đã thành lập một ủy ban thường trực có tên gọi là ủy ban tư pháp, một trong những chức năng của Ủy ban này là “giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp”; Sự ra đời của Ủy ban này đã được nhiều người cho là sự thụt lùi trong việc đảm bảo sự độc lập của Tòa án so với cơ quan lập pháp. TAND cấp huyện là cấp thấp nhất trong hệ thống các cơ quan Tòa án cũng chịu chung hoàn cảnh này với toàn ngành. Mặc dù theo quy định tại điều 127 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 thì TAND cấp huyện là một cơ quan hiến định, độc lập hoàn toàn với các cơ quan nhà nước khác. Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí này thường xuyên bị đe dọa bởi những yếu tố: (i)tổ chức sinh hoạt đảng với cấp ủy của huyện và (ii)cách thức phân cấp Tòa án. Cách thức tổ chức của ngành Tòa án theo cấp lãnh thổ hiện nay không khác so với cách tổ chức của cơ quan hành chính. Điều đó không đúng với nguyên tắc hai cấp xét xử. TAND cấp huyện không phải là cấp dưới của TAND cấp tỉnh như lâu nay người ta vẫn quan niệm. Hai cấp Tòa án đáng lẽ phải được tổ chức theo cách độc lập với nhau để tránh được tình trạng này. Trong những nỗ lực cải cách tư pháp gần đây, các học giả và ngành Tòa án đã cố gắng chuyển mô hình tổ chức theo cấp hành chính sang đúng với chức năng của Tòa đó là Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm. Sự khác nhau này không chỉ là cách đổi về tên gọi mà quả thật nó đã chuyển tải nội dung rằng Tòa sơ thẩm và Tò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2003.doc
Tài liệu liên quan