PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận 1
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài. 2
3. Các phương pháp nghiên cứu. 3
4. Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của khóa luận. 4
5. Kết cấu của khóa luận. 4
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái và hiệu quả kinh doanh 5
1.1. Du lịch sinh thái 5
1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái 5
1.1.2. Sự cần thiết của du lịch sinh thái 7
1.1.3 Mối quan hệ của việc phát triển du lịch sinh thái với các ngành khác 8
1.1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của du lịch sinh thái 11
1.2. Hiệu quả kinh doanh 15
1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 15
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 17
1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh đối với điểm du lịch 21
1.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh trong du lịch sinh thái 23
1.3.1. Các mối quan hệ 23
1.3.2. Ý nghĩa 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA - BA VÌ 26
2.1. Tiềm năng du lịch sinh thái của khu du lịch Thác Đa - Ba Vì 26
2.1.1. Giới thiệu chung về khu du lịch sinh thái Thác Đa - Ba Vì 26
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 28
2.1.2.1. Vị trí địa lý 28
2.1.2.2. Địa hình 29
2.1.2.3. Khí hậu 30
2.1.2.4. Nguồn nước 33
2.1.2.5. Sinh vật 34
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 34
2.1.3.1. Di tích văn hóa lịch sử 34
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa-Ba Vì 38
2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 38
2.2.1.1.Cơ sở lưu trú: 38
2.2.1.2. Cơ sở ăn uống 39
2.2.1.3. Cơ sở vui chơi giải trí 39
2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng khác. 40
2.2.2. Khách du lịch 41
2.2.2.1. Cơ cấu khách du lịch: 43
2.2.2.2.Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch: 44
2.2.2.3. Mức chi tiêu bình quân của du khách: 45
2.2.4. Lao động. 48
2.2.5. Thực trạng kinh doanh và khai thác tài nguyên sinh thái. 50
2.3. Phân tích SWOT với khu du lịch Khoang Xanh: 52
2.3.1. Điểm mạnh 53
2.3.2. Điểm yếu: 54
2.3.3. Cơ hội 55
2.3.4. Thách thức 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
98 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa - Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chưa được hoàn thiện hết, các điều kiện phục vụ hoạt động du lịch còn gặp nhiều khó khăn nên mức độ hấp dẫn du khách không cao. Khách đến khu du lịch mang tính nội vùng sâu sắc và đa số là tầng lớp thanh niên trẻ tuổi - những người ham thích sự mới mẻ phưu lưu khám phá và khả năng chi trả cũng không cao. Khách quốc tế đến khu du lịch chủ yếu là đi nghiên cứu khảo sát phục vụ mục đích chuyên môn kết hợp đi du lịch.
Đến năm 2004, sau ba năm đi vào hoạt động cùng với đó là sự hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, cơ cấu khách đã có sự thay đổi. Đặc biệt thế mạnh của khu du lịch Thác Đa là du lịch hội nghị, hội thảo đã thu hút nhiều hơn các nhóm đối tượng khách đến với khu du lịch Thác Đa. Khách du lịch, ngoài thanh niên, học sinh, sinh viên còn có thương gia, khách đi theo đoàn lớn theo loại hình du lịch khen thưởng hay nhóm khách đi theo hộ gia đình tăng lên đáng kể. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của khu du lịch Thác Đa cũng là nơi dừng chân lý tưởng của các đôi vợ chồng trẻ mới cưới đến khu du lịch Thác Đa hưởng tuần trăng mật hay các cặp tình nhân.
Hơn nữa, khi thời gian nhàn rỗi tăng lên do một tuần chỉ làm việc 40 giờ, đã tạo điều kiện cho khu du lịch Thác Đa đón nhận một lượng khách lớn đến nghỉ ngơi cuối tuần.
2.2.2.2.Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch:
Thời gian đầu khi mới bước vào khai thác phục vụ mục đích du lịch, du khách đến khu du lịch Thác Đa chủ yếu là trong vòng một ngày. Nguyên nhân là do các dịch vụ phục vụ khách chưa đa dạng, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác chưa hoàn thiện. Ngay sau đó, khu du lịch đã biết khai thác những thế mạnh của mình. Hệ thống nhà sàn khép kín và nhà sàn tập thể đã dần hoàn thiện.Những ngôi nhà sàn được dựng theo phong cách của đồng bào dân tộc Mường đã là điểm nhấn hấp dẫn du khách.
Thêm vào đó là các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn như: Giao lưu văn nghệ với các chàng trai cô gái dân tộc, nhảy sạp đêm lửa trại, múa xoè, thưởng thức các món đặc sản vùng rừng núi Ba Vì để nghe truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, tích chuyện Thần lửa xua tan bóng đêm, hay khám phá vùng thiên nhiên hoang sơ Ba Vì, tắm ở hồ bơi sinh thái và tham gia các hoạt động thể thao trên núi... Tất cả những hoạt động đó đã kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Thời gian lưu trú không còn là một ngày như trước đây mà đã kéo dài thành hai ngày, ba ngày... thậm chí là một tuần, hai tuần đối với du khách tham gia loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Phổ biến nhất hiện nay là các chương trình Tour du lịch được thiết kế đến Thác Đa là tour hai ngày một đêm (xem phụ lục 7).
2.2.2.3. Mức chi tiêu bình quân của du khách:
Bảng 6: Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch
ĐVT: VND
Mức chi tiêu TB
2001
2002
2003
2004
Khách quốc tế
78.500
235.000
500.000
600.000
Khách nội địa
10.000
40.000
80.000
90.000
Nguồn: Phòng du lịch Công ty ATI
Mức chi tiêu trung bình của du khách năm 2003 đã tăng 6,4 lần đối với khách du lịch quốc tế và 8 lần đối với khách du lịch nội địa và tương lai sẽ tiếp tục tăng. Thời gian đầu khai thác khu du lịch chỉ thu được 10.000 đồng từ khách nội địa và 78.000 đồng từ khách quốc tế. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu các dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch của du khách chưa hoàn thiện nên chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của du khách, vì vậy họ sử dụng rất ít các dịch vụ ở đây. Qua phỏng vấn một số khách du lịch đã đi khu du lịch Thác Đa hai lần từ khi khu du lịch này bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, họ nói rằng họ đến khu du lịch Thác Đa lưu trú không dài, thường là một ngày nên đa số khách thường mang theo đồ ăn, đồ dùng để tự phục vụ.
Những năm sau đó mức chi tiêu trung bình đã tăng lên. Một trong những lý do tăng đó phải kể đến môi trường vĩ mô của khu du lịch. Do điều kiện sống đã tăng lên, thu nhập của người dân cao hơn trước, thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, nên việc đi du lịch và tiêu dùng các dịch vụ trong hoạt động du lịch dần trở thành nhu cầu thiết yếu. Tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ từ du lịch để có những trải nghiệm đa dạng dần trở thành một xu hướng trong xã hội đang phát triển.
Trong môi trường vi mô của khu du lịch Thác Đa phải kể đến là sự hoàn thiện các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng như sự phong phú từ các sản phẩm du lịch của khu du lịch Thác Đa, Chính những điều đó đã tạo điều kiện cho việc "móc túi" du khách được dễ dàng hơn, khiến mức chi tiêu trung bình cao hơn so với trước.
2.2.3. Doanh thu
Doanh thu của khu du lịch sinh thái Thác Đa đã có những bước tăng trưởng rõ rệt sau ba năm đi vào hoạt động. Có thể thấy sự thay đổi về doanh thu qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: Doanh thu của khu du lịch Thác Đa
Đơn vị: vnđ
Năm
Doanh thu
DVT
2001
2002
2003
2004
Khách quốc tế
VND
10.519.000
62.407.500
270.000.000
420.000.000
%tăng
0
5,9%
4,3%
1,5%
Khách nội địa
VND
56.060.000
449.720.000
1.170.400.000
1.460.880.000
%tăng
0
8,0%
2,6%
1,24%
Tổng doanh thu
vnd
66.579.000
512.127.500
1.440.400.000
1.880.880.000
%tăng
0
7,6%
2,8%
1,3%
Nguồn: Phòng du lịch Công ty ATI
Biểu đồ 2: Xu hướng phát triển doanh thu
Năm 2003 có thể coi là một năm hoạt động du lịch thành công của khu du lịch sinh thái Thác Đa. Doanh thu của năm 2003 đã tăng 21,6 lần so với năm mới đi vào hoạt động cách đó 2 năm. Nguyên nhân tăng trưởng của doanh thu là do thị trường mục tiêu của khu du lịch đã thay đổi. Khu du lịch Thác Đa đã hướng tới các khúc đoạn khách tham gia du lịch sinh thái hay tầng lớp doanh nhân - những đối tượng có khả năng chi trả cao cho việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Thêm vào đó là sự hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Điều này đã khuyến khích được nhiều đối tượng khách khi lựa chọn khu du lịch Thác Đa là điểm đến và cũng kích thích họ tiêu dùng nhiều hơn cho các sản phẩm, dịch vụ của khu du lịch Thác Đa.
Từ năm 2001 đến nay, theo ông Lại Hồng Khánh - Giám đốc sở du lịch Hà Tây, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành du lịch Hà Tây luôn đạt 15% cả về lượt khách và doanh thu. Có được kết quả đó cũng phải kể đến sự đóng góp của khu du lịch sinh thái Thác Đa. Dự báo trong 2 năm: 2005 và 2006 doanh thu của khu du lịch sinh thái Thác Đa sẽ tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với năm 2003.
Cụ thể dự báo về lượng khách đến và doanh thu như sau:
Bảng 8: Dự báo về lượng khách và doanh thu của khu du lịch Thác Đa trong 2 năm tới.
Năm
Khách DL
2005
2006
ĐV
Lượng khách
ĐVT
Doanh thu
Lượng khách
Doanh thu
Khách quốc tế
Người
1300
VND
700.000.000
1600
750.000.000
%tăng
1,85%
%tăng
1,66%
1,23%
1,07%
Khách nội địa
Người
20.500
VND
1.500.000.000
22.400
1.650.000.000
%tăng
1,26%
%tăng
1,02%
1,09%
1,11%
Tổng
Người
21.800
VND
2.200.000.000
24.000
2.400.000.000
%tăng
1,28%
%tăng
1,16%
1,1%
1,1%
Nguồn phòng du lịch Công ty ATI
2.2.4. Lao động.
Tổng số lao động trong khu du lịch sinh thái Thác Đa là 140 người.
Trình độ lao động được thống kê như sau:
Bảng 9: Thống kê lao động của khu du lịch Thác Đa
Đơn vị: Người
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ %
Đại học
5
3.57%
Cao đẳng
7
5.00%
Trung cấp
11
7.85%
Lao động phổ thông
117
83.57%
Nguồn: Ban quản lý khu du lịch Thác Đa [7,49]
Biểu đồ 3: Biểu đồ lao động
Lực lượng lao động của khu du lịch sinh thái Thác Đa chủ yếu là lao động địa phương. Đây là một trong những mặt ưu điểm của khu du lịch vì khu du lịch Thác Đa đã thực hiện nguyên tắc thứ tư của loại hình du lịch sinh thái. Đó là: Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Thế mạnh này đã giúp cho hoạt động du lịch sinh thái ở khu du lịch Thác Đa ngày càng phát triển. Người dân địa phương sau khi được tuyển chọn, sẽ được tập huấn khoảng hai tuần, sau đó sẽ làm việc tại khu du lịch. Họ sẽ đảm nhiệm các công việc như: Bán hàng lưu niệm, phục vụ các món ăn nhanh, phục vụ trong nhà hàng, đảm bảo việc giữ gìn trật tự an ninh, giữ gìn môi trường sạch sẽ, biểu diễn văn nghệ trong các buổi giao lưu, nuôi các giống động vật dùng chế biến món ăn như thỏ, lợn mán, gà ri...
Hoạt động này sẽ làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả là cuộc sống của người dân ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên. Đồng thời họ sẽ nhận thức được rằng: việc bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa chính là bảo vệ cuộc sống thường ngày của họ. Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao đời này sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là người chủ thực sự, người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa của nơi diễn ra hoạt động du lịch sinh thái.
2.2.5. Thực trạng kinh doanh và khai thác tài nguyên sinh thái.
Có thể nói, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất kỹ thuật ở khu du lịch Thác Đa rất phong phú và thuận lợi cho việc khai thác các loại hình du lịch khác nhau như: du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch hội nghị, hội thảo kết hợp tận hưởng các giá trị tự nhiên, du lịch tham quan, vui chơi, giải trí, du lịch thể thao, leo núi... Từ những ưu thế về mặt tài nguyên tự nhiên, chủ đầu tư đã khéo léo khai thác các giá trị tự nhiên đó để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch.
Khu du lịch Thác Đa đã khai thác các yếu tố đẹp của cảnh quan thiên nhiên, thiết kế các công trình rất hài hoà với môi trường tự nhiên: nhà sàn, ghế đá, bàn ăn đều như những hốc cây, thân cây. Môi trường du lịch ở đây rất sạch sẽ. Qua các phiếu thăm dò ý kiến du khách thấy rằng 100% du khách đánh giá môi trường ở khu du lịch Thác Đa rất sạch sẽ. Trong khu du lịch không có một hiện tượng nào xả rác bừa bãi, mà đều vứt vào các thùng rác được thiết kế như những hốc cây. Các con đường trong khu du lịch không có rác thải mà chỉ có lác đác lá cây rụng. Điều này làm du khách rất hài lòng. Đây cũng là một điểm mạnh, rất hấp dẫn của khu du lịch Thác Đa.
Vào mùa khô, khu du lịch Thác Đa phải đối mặt với vấn đề cạn nước trong các hồ bơi nhân tạo và cạn nước ở các dòng thác. Đây cũng là nguyên nhân khiến du khách đến khu du lịch Thác Đa vào thời điểm cạn nước sẽ rất thất vọng và không muốn trở lại khu du lịch Thác Đa lần nữa.
Các tour du lịch từ một ngày, hai ngày, ba ngày, đến một tuần, hai tuần, thậm chí thời gian lưu trú dài hơn đã thật sự hấp dẫn du khách trong môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời. Hiệu quả kinh doanh sau 4 năm đi vào hoạt động đã cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, thực trạng kinh doanh đã gắn kết chặt chẽ với du lịch sinh thái hay chưa? Đó còn là câu hỏi lớn, đòi hỏi sự cố gắng không ngừng của tập thể ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên và các cá nhân tham gia vào chương trình du lịch, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Khu du lịch Thác Đa đã xây dựng các sản phẩm, các dịch vụ phục vụ du khách, nhưng các sản phẩm, dịch vụ này đều nằm trong nội vi khu du lịch. Khu du lịch chỉ đơn thuần khai thác các giá trị tự nhiên hiện có, kết hợp với văn hóa của bản địa bằng cách xây dựng các chương trình như: biểu diễn văn nghệ của các chàng trai, cô gái dân tộc Mường, Dao; đốt lửa trại, nhảy các điệu nhảy truyền thống... Các sản phẩm, dịch vụ này rất hấp dẫn du khách. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Nếu khách đến lần đầu, họ sẽ bị cuốn hút, nhưng muốn khách quay trở lại lần hai, lần ba thì phải có những sản phẩm mới thu hút họ.
Mỗi sản phẩm khách nhận được phải tăng thêm các giá trị bao quanh và bổ sung để hấp dẫn và kéo chân du khách quay trở lại những lần tiếp theo. Trên cơ sở tài nguyên du lịch đã có, phải nhìn nhận chúng dưới dạng các tài nguyên du lịch độc đáo, điển hình để có thể khai thác vào nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ khác nhau.
Hiện trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch Thác Đa là chưa biết đặt khu du lịch Thác Đa trong bối cảnh liên vùng. Khu du lịch Thác Đa bị co cụm trong khuôn viên diện tích 89,9 ha. Nhìn rộng ra, Vườn quốc gia Ba Vì với diện tích 14.097,5 ha còn rất nhiều tiềm năng du lịch sinh thái. Do vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khu du lịch Thác Đa cần làm tốt công tác truyền thông, khai thác tài nguyên du lịch sinh thái của khu du lịch Thác Đa và tài nguyên du lịch liên vùng một cách bền vững để đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, góp phần đưa khu du lịch Thác Đa thực sự trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong vùng. Điều đó cũng đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện của khoá luận nhằm khai thác tài nguyên du lịch kết hợp với yếu tố con người để khu du lịch Thác Đa là điểm đến lý tưởng cho du khách.
Tuy nhiên, lao động có trình độ ở khu du lịch Thác Đa còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của khu du lịch. Lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 5%, trong khi đó lao động phổ thông là 83.57%, gấp 16,7 lần so với lao động có trình độ đại học. Điều này cũng phản ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ lao động trong khu du lịch còn hạn chế.
Nguyên tắc đầu tiên của những cá nhân làm việc trong ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng là "không bao giờ nói không với khách". Nhưng một số nhân viên ở khu du lịch đã thẳng thừng nói "không" với du khách, đã ít nhiều gây phản cảm cho du khách khi tham gia hoạt động du lịch tại Thác Đa - Ba Vì.
Vì vậy, vấn đề tuyển dụng, đào tạo trên công việc và đào tạo lại là vấn đề không bao giờ muộn của khu du lịch Thác Đa, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của khách, tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh
2.3. Phân tích SWOT với khu du lịch Khoang Xanh:
Bảng 10: Vốn đầu tư của khu du lịch Thác Đa và khu du lịch Khoang Xanh
TT
Tên công ty
Diện tích
(ha)
Năm phê
duyệt dự án
Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng)
1
Công ty công nghệ Việt Mỹ- Khu du lịch Thác Đa
89,9
2001
50
2
Công ty du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên
149,5
1995 - 2001
25,2
Nguồn : Tổng hợp hai bảng số liệu [4,117 á 119]
2.3.1. Điểm mạnh
Bảng 11: So sánh điểm mạnh giữa khu du lịch Thác Đa và Khoang Xanh
Khu du lịch Thác Đa
Khu du lịch Khoang Xanh
-Khu du lịch Thác Đa có vốn đầu tư lớn, gấp 2 lần so với khu du lịch Khoang Xanh.
-Khu du lịch Thác Đa là nơi lý tưởng để tổ chức các hội nghị hội thảo. 03 phòng hội nghị, hội thảo với sức chứa từ 60 - 300 khách với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và các dịch vụ phục vụ hội thảo, hội nghị tốt. Đây là một lợi thế so sánh của khu du lịch Thác Đa so với khu du lịch Khoang Xanh nói riêng và quần thể các điểm khu du lịch trong khu vực Sơn Tây- Ba Vì. Chủ đầu tư đã khéo léo thiết kế các phòng hội nghị, hội thảo mang phong cách nhà sàn của dân tộc Mường tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và bản sắc văn hoá cộng đồng của đồng bào các dân tộc sống ở vùng núi Ba Vì.
-Chính sách giá của khu du lịch Thác Đa cũng là một lợi thế so với khu du lịch Khoang Xanh. Chỉ với 10.000đ /vé thắng cảnh duy nhất quý khách có thể tự dạo chơi hay tham gia các hoạt động thể thao dưới nước mà không phải mua vé hai lần như khu du lịch Khoang Xanh. Điều này sẽ tạo cho du khách sự thuận tiện cho du khách khi lựa chọn Thác Đa là điểm đến.
-Khu du lịch Thác Đa có thế mạnh nổi bật về du lịch sinh thái. Thiên nhiên đa dạng, các cơ sở vật chất kỹ thuật đều được thiết kế rất "sinh thái”, gần gũi với tự nhiên . Hệ thống các nhà sàn mang dáng dấp nhà sản của đồng bào Mường cùng với các giá trị độc đáo của bản sắc văn hoá cộng đồng đã tạo ra sức hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch sinh thái.
-Điểm mạnh của khu du lịch Khoang Xanh là cơ sở vui chơi giải trí. Có thể nói rằng khu du lịch Khoang Xanh đã rất chú trọng vào cơ sở vui chơi giải trí và đã đạt được hiệu quả nhất định. Khu du lịch Khoang Xanh là nơi đầu tiên của miền Bắc có tàu vượt thác phục vụ du khách. Du khách cảm giác mạnh về tốc độ và sự hào hùng khi ngồi trên tàu vượt qua núi, qua suối.
- Khu du lịch Khoang Xanh rất có thế mạnh về tuyên truyền, quảng bá. Thực tế, khu du lịch Khoang Xanh đã quảng cáo trên truyền hình Hà Tây về khu du lịch lặp đi lặp lại. Vì vậy, đã thu hút được sự chú ý của một lượng lớn các khán giả ở tỉnh Hà Tây và các khu vực lân cận. Khu du lịch Khoang Xanh được biết đến nhiều hơn trong nhận thức của du khách. Lượng khách đến với khu du lịch Khoang Xanh tương đối nhiều và tăng trưởng ổn định. Tuy khu du lịch Thác Đa và khu du lịch Khoang Xanh chỉ cách nhau 1km nhưng khách du lịch có xu hướng đến với khu du lịch Khoang Xanh nhiều hơn.
-Tạo ra những lợi ích tăng thêm cho khách hàng. Ví dụ như: Khi khách đăng ký với số lượng lớn sẽ được miễn phí một số dịch vụ hoặc giảm giá cho những đối tượng khách đặc biệt trong đoàn khách đó.
2.3.2. Điểm yếu:
Bảng 12: So sánh điểm yếu giữa khu du lịch Thác Đa và Khoang Xanh
Khu du lịch Thác Đa
Khu du lịch Khoang Xanh
-Hoạt động tuyên truyền quảng bá chưa được quan tâm đúng mức.
-Công tác thiết lập mối quan hệ với khách hàng và công chúng- PR còn chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Do vậy, nhận thức về khu du lịch Thác Đa chưa sâu sắc trong tâm trí khách du lịch.
-Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên còn hạn chế, dẫn đến một số yếu kém trong việc phục vụ khách du lịch.
-Mức giá bán một số dịch vụ trong đó có cơ sở lưu trú còn tương đối cao.
-Vào khu du lịch Khoang Xanh quý khách phải mất vé vào cổng, nếu sử dụng các dịch vụ ở bể bơi quý khách phải mất vé vào bể bơi một lần nữa. Như vậy ít nhất quý khách phải mua hai lần vé trong chuyến di du lịch của mình.
-Không có thế mạnh về cơ sở lưu trú do hệ thống phòng ngủ phục vụ du khách còn khá khiêm tốn, các trang thiết bị còn nghèo nàn, qui mô sức chứa không lớn, công suất sử dụng phòng còn thấp... Do vậy, khu du lịch Khoang Xanh chưa thu hút được đối tượng khách ở dài ngày mà phần đông du khách chỉ đến khu du lịch Khoang Xanh trong vòng một ngày
2.3.3. Cơ hội
Bảng 13: So sánh cơ hội giữa khu du lịch Thác Đa và Khoang Xanh
Khu du lịch Thác Đa
Khu du lịch Khoang Xanh
-Khu du lịch sinh thái Thác Đa là một điểm du lịch còn mới mẻ và độc đáo. Đặc điểm này sẽ tạo ra sức hút đối với du khách ham tìm hiểu và khám phá.
-Khu du lịch Thác Đa có lợi thế lớn để khai thác hoạt động du lịch sinh thái-loại hình du lịch còn mới mẻ và hấp dẫn ở Việt nam cũng như các nước khác trên thế giới. Đặc biệt, du lịch sinh thái đang phát triển như một xu hướng trên phạm vi toàn cầu.
-Khu du lịch sinh thái Thác Đa chú trọng đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho hội nghị, hội thảo, vì vậy, đối với những công ty, doanh nghiệp, trường học tổ chức du lịch khen thưởng. Vì vậy, khu du lịch Thác Đa sẽ có cơ hội tiếp nhận những thị trường khách này.
-Với sự ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho loại hình du lịch vui chơi giải trí, tận hưởng thiên nhiên ... Khu du lịch Khoang Xanh có cơ hội tiếp nhận những thị trường khách đi du lịch với mục đích vui chơi giải trí là chính. Đối tượng khách này phần đông là thanh niên, học sinh, sinh viên.
-Khu du lịch Khoang Xanh bắt đầu hoạt động kinh doanh du lịch từ năm 1995 nên đã hình thành sâu sắc trong nhận thức của khách du lịch. Điều này sẽ giúp khu du lịch Khoang Xanh có cơ hội đón nhận những lượng khách lớn khi lựa chọn Khoang Xanh là điểm đến.
2.3.4. Thách thức
Bảng 14: So sánh thách thức giữa khu du lịch Thác Đa và Khoang Xanh
Khu du lịch Thác Đa
Khu du lịch Khoang Xanh
-Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi sự tham gia và cố gắng, nỗ lực của nhiều đối tượng. Không chỉ đơn thuần là khách du lịch, hướng dẫn viên và đơn vị cung ứng các sản phẩm du lịch, mà còn đòi hỏi các nhà điều hành có nguyên tắc, các nhà quản lý lãnh thổ, các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng địa phương.Tuy nhiên, nhận thức xã hội về du lịch còn nhiều bất cập tâm lý chung của đơn vị cung cấp sản phẩm du lịch là khai thác tối đa, lợi nhuận tối đa, nên nhiều khi đã không chú trọng các quy định về sức chứa, về khả năng tới hạn mà điểm, khu du lịch có thể phục vụ.
-Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp mới với những thế mạnh về sức trẻ, vốn đầu tư, trang thiết bị khoa học công nghệ với những ưu tiên hàng đầu về môi trường... đã và đang tiến hành hoạt động kinh doanh du lịch trong vùng phụ cận Vườn quốc gia Ba Vì. Điều này đòi hỏi khu du lịch Khoang Xanh-nơi có hoạt động du lịch sôi nổi diễn ra từ mấy năm trước không ngừng đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh trong thị trường du lịch.
Bảng 15: Tóm tắt phân tích ma trận SWOT với Khoang Xanh.
Yếu tố phân tích
Khu du lịch Thác Đa
Khu du lịch Khoang Xanh
Điểm mạnh
-Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư với vốn đầu tư lớn.
-Du lịch hội nghị, hội thảo
-Chính sách một giá vé vào cửa duy nhất.
-Du lịch vui chơi, giải trí
-Có tàu vượt thác phục vụ du khách
-Tuyên truyền quảng bá mạnh
Điểm yếu
-Nhận thức về khu du lịch Thác Đa trong tâm trí du khách chưa sâu sắc
-Tuyên truyền quảng bá kém.
-Công tác PR chưa được quan tâm, chưa mang lại hiệu quả mong muốn.
-Khách du lịch phải trả 2 loại vé: Vé vào cửa và vé sử dụng các dịch vụ khác.
Cơ hội
-Du lịch sinh thái đang là xu hướng phát triển trên pham vi toàn cầu
-Thành lập năm 1995, đã hình thành trong nhận thức của khách
Thách thức
-Quy định về sức chứa, khả năng tới hạn của điểm, khu du lịch
-Đối thủ cạnh tranh khu du lịch Khoang Xanh
-Môi trường cạnh tranh ngày càng biến động.
-Đối thủ cạnh tranh khu du lịch Thác Đa
Sơ đồ 5: Đề xuất giải pháp qua việc phân tích hiện trạng hoạt động kink doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa
Phỏng vấn trực tiếp khách DL
Điểm mạnh - S
Nội dung 1
Khu du lịch Thác Đa
Điều tra qua phiếu
Tài liệu
Thu thập và xử lý TT
Điểm yếu - W
Cơ hội - O
Thách thức - T
Cơ sở đề xuất giải pháp
Giải pháp 1
Giải pháp 2
Nội dung 2
Nội dung 1
Nội dung 2
Kết luận chương 2
Chương 2 đã đi sâu phân tích tiềm năng và thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa, cũng như đi vào so sánh, phân tích khu du lịch Thác Đa trong bối cảnh với đối thủ cạnh tranh Khoang Xanh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khu du lịch Thác Đa.
Khu du lịch Thác Đa có những điểm mạnh như: Đầu tư cho khu du lịch (Chi phí xây dựng cơ bản) tốt; ý tưởng thiết kế khu du lịch, trang thiết bị, cảnh quan rất hấp dẫn, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, môi trường tham quan du lịch rất sạch sẽ; có nguồn tài nguyên, thiên nhiên phong phú, đa dạng rất thuận tiện lợi cho khai thác du lịch sinh thái...
Bên cạnh đó, khu du lịch Thác Đa cũng tồn tại những điểm yếu cần khắc phục như : công tác truyền thông và của khu du lịch Thác Đa còn kém, khu du lịch Thác Đa tự coi mình là ốc đảo độc quyền mà chưa có mối liên hệ với môi trường sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì và xa hơn nữa là du lịch Sông Đà. Thêm vào đó là tính bảo thủ trong đội ngũ nhà lãnh đạo và nhân viên. Đó cũng chính là một trong những thách thức mà khu du lịch Thác Đa cần khắc phục.
Khu du lịch Thác Đa có cơ hội rất lớn trong việc khai thác liên vùng hoạt động du lịch ở vùng núi Ba Vì. Khu du lịch Thác Đa là một bộ phận nhỏ, là điểm nhận khách quan trọng trong việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia Ba Vì và sinh thái sông nước của Sông Đà.
Với nội dung trình bày và phân tích như trên kết luận đặt ra 2 vấn đề cần giải quyết. Đó là: vấn đề 1: Phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn Vườn quốc gia Ba Vì; vấn đề 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khu du lịch Thác Đa trong thời gian tới.
Chương 3: định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái thác đa - ba vì
3.1. Định hướng
3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
Kể từ khi được nhận ra như một hiện tượng du lịch vào những năm đầu của thập kỷ 80 (1980), du lịch sinh thái đã phát triển nhanh chóng trở thành hiện tượng có tính toàn cầu. Số người mong muốn được tìm hiểu thiên nhiên, đặc biệt là thiên nhiên hoang dã ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu đó, nhiều quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tận dụng những lợi thế của mình trong việc đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái. Trong số các quốc gia đó phải kể đến như Mỹ, Canada, Đức, Australia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc.... Các tổ chức du lịch quốc tế và các tổ chức phi chính phủ khác cũng có những đóng góp không nhỏ trong việc nghiên cứu và hỗ trợ cho các quốc gia trong qui hoạch và cả vấn đề tài chính cho việc hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã [22,34].
Một xu hướng mới đã hình thành. Con người muốn tránh xa cuộc sống ồn ào nơi đô thị tấp nập với những toà nhà cao chọc trời, do vậy có xu hướng tìm về thiên nhiên để tận hưởng các giá trị tự nhiên trong những môi trường còn hoang sơ, nguyên vẹn. Du lịch sinh thái tuy mới xuất hiện nhưng đã trở thành hiện tượng du lịch có tính chất toàn cầu và phát triển rất nhanh, mạnh so với các loại hình du lịch khác.
Theo đánh giá của WTO, nếu năm 1989 khách du lịch sinh thái trên thế giới chiếm 7% đến 10% số khách quốc tế(45 triệu lượt khách), thì đến năm 1996 tỷ lệ này đã là 30% (190 triệu lượt khách). Những khu vực phát triển mạnh hoạt động du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển như khu vực châu Phi, châu Mỹ...[6,17]
Theo xu hướng mới này, với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống kinh tế phát triển, mức sống nâng cao, con người ngày càng giải phóng các công việc chân tay...nên có nhiều thời gian rỗi để tham gia các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch sinh thái sẽ phát tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H0047.doc