Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung viet logistics corporation

Tiếp tục khai thác những thị trường sẵn có ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Trong khu vực này, công ty đã tạo được uy tín với nhiều khách hàng do đó nên tận dụng khai thác các loại hình sản phẩm đối với những đối tượng này.

 Phạm vi hoạt động của công ty đến nay chỉ chủ yếu ở khu vực phía Nam, muốn phát triển công ty cần nghiên cứu để mở rộng thị trường ra các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung. Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc, khu vực Bắc và Trung ngày càng được sự quan tâm của chính phủ, các nhà đầu tư trong việc phát triển kinh tế. Các cảng lớn ở những khu vực này đang dần được quốc tế hóa, lượng tàu cập cảng ngày càng tăng. Do đó, đây có thể là những thị trường màu mỡ mà công ty phải chú ý đến.

 

doc115 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung viet logistics corporation, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản (gồm các công ty Kim Anh, Tín Thịnh, Huy Nam, Khánh Hoàng ), hàng bách hóa, còn lại là các loại mặt hàng khác. Trong đó nhóm hàng lương thực và thủy sản là hai nhóm hàng chủ lực của công ty, chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhì trong tổng sản lượng hàng xuất nhập khẩu. sản lượng xuất nhập khẩu qua công ty ở từng nhóm hàng đều tăng qua các năm riêng nhóm hàng gạch có sự giảm sút trong năm 2007. Biểu đồ 2.3 : Tỉ trọng các nhóm hàng kinh doanh qua các năm. Nhóm gạch là nhóm có tỉ trọng đứng thứ ba trong tổng sản lượng xuất nhập khẩu của công ty nên có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do công ty chỉ phục vụ những hàng truyền thống, trong năm 2007 do tình hình tiêu thụ giảm nên một số khách hàng của công ty đã bị cắt giảm hợp đồng xuất khẩu. nhận định được những thiếu sót đó, ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên trong công ty đã nổ lực tiềm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường tiêu thụ. Kết quả đạt được là công ty đã khắc phục được tình trạng suy giảm trong năm 2008, tuy mức sản chưa thể đạt được bằng năm 2006 nhưng đây cũng là một kết quả khả quan. Nhìn chung, sản lượng hàng hóa mà công ty nhận làm dịch vụ vận tải đường biển cả về hàng xuất cũng như hàng nhập đều tăng qua các năm. Đó là do sau một thời gian hoạt động, công ty đã có được sự tin tưởng ủy thác nhiều khách hàng, bên cạnh những khách hàng quen thuộc, trung thành, công ty cũng không ngừng có thêm nhiều khách hàng mới. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 cũng đã tác động không ít đến tình hình hoạt động của công ty. Nền kinh tế Việt Nam mở cừa, các doanh nghiệp tăng cường giao lưu buôn bán quốc tế, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể. Trong năm 2007, Nam Trung Viet Logistics Corp. đã có thêm được nhiều khách hàng, tiêu biểu như công ty TNHH Chấn Hoàng, Fujitsu Computer, Changyih, Merkor Food, đây là những khách hàng có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nên đã tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty. Đó là kết quả mà công ty đạt được thông qua sự nổ lực của toàn bộ nhân viên cũng như ban lãnh đạo của công ty trong việc phát triển kinh doanh, phát triển công ty. Tuy nhiên, tốc đô tăng trưởng về mặt sản lượng của năm sau lại thấp hơn năm trước. Tốc độ tăng của năm 2008 giảm so với năm 2007, nếu xét về mặt chỉ số kinh tế thì đây là một biểu hiện không tốt lắm. Nhưng nguyên nhân gây ra sự giảm sút này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2008. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng sản lượng xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh nhưng đến cuối năm thì tốc độ tăng trưởng chậm lại. Phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Nam Trung Viet Logistics Corp. vẫn có thể tăng mức sản lượng xuất nhập khẩu so với năm trước, một phần cũng là do quy mô công ty còn nhỏ nên không không bị tác động nhiều. Bên cạnh đó là công ty đã có được nhiều khách hàng trung thành cũng như nhiều thị trường tiêu thụ ổn định và do đầu năm 2008 tổng sản lượng xuất nhập khẩu qua công ty tăng khá mạnh. Những biểu đồ trên cũng đã thể hiện rõ mức chênh lệch giữa lượng hàng xuất và nhập là rất lớn. Sản lượng hàng xuất khầu luôn có xu hướng hơn gấp đôi hàng nhập khầu tạo ra sự không cân đối trong cơ cấu hàng và hàng nhập. Trong khi đó Việt Nam lại là một nước nhập siêu, chứng tỏ Nam Trung Viet Logistics Corp. vẫn chưa khai thác có hiệu quả thị trường trong chiều nhập khẩu. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần phải xem xét lại để không bỏ sót thị trường, tạo một cán cân không quá chênh lệch giữa hai chiều xuất nhập cũng như cơ hội phát triển kinh doanh cho công ty. Doanh thu qua các năm Bảng 2.3 : Doanh thu kinh doanh qua các năm ĐVT: triệu đồng Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số lượng Tỉ trọng % Số lượng Tỉ trọng % Số lượng Tỉ trọng % Chênh lệch Tỉ lệ Chênh lệch Tỉ lệ% 1.Vận tải 4.587,1 28,26 5.361,9 27,92 6.116,5 27,80 774,8 16,89 754,6 3,82 2.Đại lí giao nhận 8.263,8 50,91 9.713,3 50,57 11.254,5 51,15 1.449,4 17,54 1.541,3 15,87 3.DV hàng XNK 1.752,6 10,8 2.286,4 11,9 2.763,3 12,56 533,8 30,46 476,9 20,86 4.DV kho bãi 1.256,4 7,74 1.382,2 7,2 1.256,6 5,71 125,8 10,01 -125,6 -9,09 Khác 372,5 2,29 462,7 2,41 613,4 2,79 90,2 24,21 150,7 32,57 Tổng 16.232,4 100 19.206,5 100 22.004,3 100 2.974,1 18,32 2.797,8 14,57 Nguồn : Báo cáo tổng hợp của công ty Nam Trung Viet năm 2008 Doanh thu là tổng số tiền mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh.Tổng doanh thu của công ty bao gồm các khoản mục sau: vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ hàng xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi và những khoản thu khác. Nhìn chung doanh thu trong các lĩnh vực đều tăng dần qua các năm trừ doanh thu trong hoạt động dịch vụ kho bãi có sự giảm nhẹ trong năm 2008.Tổng doanh thu mà công ty thu được trong năm 2006 là 16.232,4 triệu đồng. Năm 2008 đạt 19.2006,5 triệu đồng, tăng 18,32% so với 2009, tương ứng tăng 2.974,1 triệu đồng. Năm 2008 tổng doanh thu đạt 22.004,3 triệu đồng; tăng 2.797,8 triệu hay 14,54%. Ta sẽ tiến hành phân tích để tìm ra nguyên nhân của sự tăng này, đồng thời sẽ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ đó tìm ra các biện pháp, các giải pháp để làm tăng tổng doanh thu. Biểu đồ 2.4: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006-2008 ĐVT: triệu đồng Doanh thu từ hoạt động vận tải: Vận chuyển hàng hóa nghĩa là NTV Logistics Corp mua cước của các hãng tàu rồi bán lại cho người xuất khẩu. Các hãng tàu mà công ty thường mua cước là Huyndai Merchant Marine, OOCL, APL, Maersk Sea Land, MSC, PIL với những mức giá cước cạnh tranh, phục vụ khách hàng tốt hơn. Năm 2006 doanh thu trong lĩnh vực vận tải là 4.587,1 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 28,26% trong tổng doanh thu. Năm 2007, số tiền thu được từ hoạt động vận chuyển hàng hóa đạt 5.361,9 triệu đồng, chiếm 27,92% trong tổng doanh thu và tăng 16,89% so với năm 2006 tương ứng tăng 774,8 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu vận chuyển là do nhu cầu buôn bán và trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng và công ty cũng đã có thêm nhiều khách hàng mới. Do công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nên công ty đã ký hợp đồng với các hãng tàu nhằm giảm được mức cước và có thể phục vụ khách hàng những dịch vụ tốt hơn, giảm số lượng hàng không có container đóng, hàng hóa bị lưu lại bãi do không có tàu... Doanh thu trong lĩnh vực này đạt mức 6.116,5 triệu đồng vào năm 2008, chiếm 27,8% trong tổng doanh thu của công ty và tăng 14,07% so với 2007 tương ứng tăng 754,6 triệu đồng. Tỉ lệ tăng doanh thu trong năm 2008 có phần thấp hơn so với 2007 là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, các doanh nghiệp không bán được hàng hóa nên lượng hàng hóa vận chuyển giảm đi dẫn đến sự sụt giảm trong doanh thu của công ty. Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã tạo nên một thị trường mở cửa, viêc trao đổi buôn bán hàng hóa giữa trong và ngoài nước sẽ ngày càng gia tăng tạo ra nhiều tiềm năng và cơ hội cho công ty. Do đó công ty có thể tăng doanh thu ở mức tỉ lệ cao hơn nữa trong những năm tới nếu có cac biện pháp cũng như chiến lược kinh doanh thích hợp. Doanh thu từ hoạt động đại lí giao nhận Giao nhận là dịch vụ về giám sát vận tải đa phương thức hàng nguyên container từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Doanh thu trong dịch vụ giao nhận bao gồm cước phí đường biển và cả cước phí vận tải nội địa. Với dịch vụ door - to- door, khách hàng chỉ cần liên lạc ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ logistics và hoàn toàn yên tâm chờ nhận hàng thay vì phải cử nhân viên giám sát từng khâu từ mua hàng, vận chuyển, làm thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng hóa. Là một đại lí giao nhận, Nam Trung Viet thực hiện việc giao hàng theo chỉ định của đối tác ở nước ngoài hoặc nhận hàng nhập khẩu từ đối tác và giao cho khách hàng. Với những lô hàng xuất LCL, Nam Trung Viet phải thực hiện cả việc gom hàng, nghĩa là công ty sẽ nhận hàng từ nhiều vendors – nhà sản xuất khác nhau. Sau đó sẽ gom lại đóng trong container, chuyển tải qua các cảng trung chuyển, thường là ở Taiwan, Singapore hay Malaysia,.. Tại cảng trung chuyển, hàng hóa (được gom rời) từ các nước khác nhau sẽ được dỡ ra và đóng lại theo nơi đến. Tại nước nhập, đại lí của Nam Trung Viet cùng với đại lí của các công ty logistics khác sẽ nhận nguyên container, tiến hành dỡ hàng, làm thủ tục hải quan và giao hàng rời cho khách hàng - nhà nhập khẩu. Bảng số liệu cho thấy doanh thu từ hoạt động đại lí giao nhận chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh thu với 50,91% năm 2006; 50,57% năm 2007 và 51,15% năm 2008 chứng tỏ giao nhận là lĩnh vực chủ lực của công ty. Doanh thu hàng năm đều tăng lên, đó là hệ quả của việc tăng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua công ty qua mỗi năm, cho thấy hoạt động của công ty ngày càng phát triển. Cuối năm 2008 Nam Trung Viet đã nhận làm đại lí cho hơn 230 công ty trên thế giới. Năm 2006 với số tiền thu được từ hoạt động đại lí giao nhận là 8.263,8 triệu đồng thì năm 2007 đã tăng lên đạt đến 9.713,2 triệu đồng; tăng 17,54% so với 2006. Năm 2008 doanh thu tiếp tục tăng thêm 1.541,3 triệu đồng đạt mức doanh thu là 11.254,5 triệu; tăng 15,87% so với 2007. Hoạt động đại lý giao nhận hàng hóa là một lĩnh vực quan trọng mà công ty cần đầu tư hơn nữa vì các hãng tàu chỉ vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng. Vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của người nhận hàng, cho nên dịch vụ của công ty sẽ vận chuyển tiếp hàng hóa bằng đường bộ, đường sông hoặc đường hàng không... để giao hàng cho người nhận theo yêu cầu của họ. Để có thể tăng thêm doanh thu từ hoạt động đại lý, công ty cần phải mở rộng thêm mạng lưới đại lý giao nhận, vận chuyển trên nhiều tuyến đường, nhiều địa điểm khác nhau. Doanh thu từ dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu Dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm dịch vụ khai thuê hải quan, làm chứng từ, tư vấn xuất nhập khẩu, xin C/O, giấy chứng nhận các loại, đóng gói bao bì sản phẩmCác khoản thu được trong lĩnh vực này cũng đóng góp một phần đáng kể trong tổng doanh thu của công ty với tỉ trọng đứng thứ 3 trong tổng doanh thu của công ty qua các năm. Doanh thu tăng qua các năm, tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước thể hiện được sự nổ lực của toàn thể nhân viên cũng như uy tín của công ty càng được nâng cao nên tạo được lòng tin ở khách hàng. Tuy nhiên công ty chỉ thu được các khoản này từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với quy mô nhỏ vì những doanh nghiệp lớn thường có một bộ phận làm thủ tục hải quan riêng. Trong khi đó, các doanh nghiệp luôn có xu hướng ngày càng phát triển và muốn tận dụng nguồn nội lực để tiết kiệm chi phí do đó công ty sẽ không tránh khỏi khả năng mất nhiều khoản thu trong dịch vụ hàng xuất nhập khẩu trong những năm sau. Do đó, để có thể giữ vững mắc tăng trưởng doanh thu trong hoạt động này đòi hỏi Nam Trung Viet phải nghiên cứu, tìm hiểu, thu hút và có thêm nhiều khách hàng mới cần đến dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó còn phải giữ chân được những khách hàng trước nay của công ty, khi nhữmg khách hàng này có quy mô phát triển nếu không cần đến dịch vụ xuất nhập khẩu vẫn có thể mang lại cho công ty nhiều nguồn thu khác trong các lĩnh vực hoạt động khác của công ty. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ kho bãi Doanh thu từ hoạt động dịch vụ kho bãi của công ty thu được là do công ty đã ký hợp đồng với những khách hàng có nhu cầu thuê kho dài hạn và các lô hàng không làm thủ tục Hải Quan, phải chuyển vào lưu kho chờ hoàn tất thủ tục, thu phí CFS từ những lô hàng LCL vì phải đợi hàng hóa từ những địa điểm khác chuyển đến để đóng chung vào một container. Ngoài ra còn các hoạt động động khác liên quan đến dịch vụ kho bãi như: Xử lý đối với hàng hư hỏng: một số hàng hóa khi giao nhận do lỗi sản xuất hay do vận chuyển bị ước hay rách thùng, shipping mark viết sai, nhân viên kho phải kết hợp với các nhân viên nghiệp vụ để giúp khách hàng sửa chữa những sai sót đó: thay thùng, thay nhãn,.. Dán nhãn hàng hóa: một số khách hàng yêu cầu công ty in nhãn và tiến hành dán nhãn hàng hóa để đảm bảo nhãn hàng được in ấn và dán đúng quy định. Dịch vụ này giúp khách hàng chỉ cần đưa ra yêu cầu với Nam Trung Viet mà không cần phải mất công hướng dẫn, đào tạo riêng lẽ cho từng vendor về quy cách nhãn hàng. Năm 2006, khoản thu này góp vào tổng doanh thu của công ty 1.256,4 triệu đồng. Năm 2007, do có thêm được nhiều khách hàng mới cũng như lượng hàng xuất LCL qua công ty tăng lên nên đẩy doanh thu tăng lên 1.382 triệu đồng, tăng 10,01% so với 2006 tương ứng tăng 125,8 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008, doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi giảm 9,09% so với 2007, làm mất đi 125,6 triệu đồng đóng góp vào tống doanh thu. Doanh thu trong năm 2008 trở lại mức gần bằng với năm 2006 với 1.256,6 triệu đồng. Điều này phản ánh không tốt về tình hình hoạt động của công ty ở lĩnh vực dịch vụ kho bãi trong năm 2008. Trong khi lượng hàng LCL xuất qua công ty trong năm 2008 tăng đến 103 TEU nhưng công ty lại không đạt được mức tăng doanh thu so với 2007. Vậy nguyên nhân của việc sụt giảm này là do đâu? Lượng hàng LCL xuất qua công ty tuy có tăng nhưng những khoản thu này chủ yếu chỉ là thu phí CFS nên không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty. Nguyên nhân thật sự là do công ty mất đi những hợp đồng lưu kho dài hạn. trong năm 2008, công ty đã kết thúc hợp đồng cho thuê lưu kho dài hạn với 2 công ty Hoàng Hà và Tiên Phong. Đây là 2 công ty có hợp đồng lưu kho với công ty trong một khoảng thời gian dài với diện tích hơn 300 m2. Do những công ty này đã có được kho hàng riêng nên không còn tiếp tục thuê kho của Nam Trung Viet làm công ty mất đi một khoản thu lớn. Trong khi kho bãi còn trống nhưng lượng hàng thuê kho không tăng lên dẫn đến tình trạng giảm sút trong doanh thu. Chi phí qua các năm Chi phí là tất cả các khoản công ty phải chi ra trong quá trình hoạt động. Chi phí là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Xét bảng chi phí qua các năm sau: Bảng 2.4 : Chi phí qua các năm ĐVT: triệu đồng STT Nội dung 2006 2007 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ % 1 Lương 987,6 1.201,3 1.297,5 213,7 21,64 96,2 8,01 2 BHXH+ BHYT 193,2 231,8 251,3 38,6 19,9 19,5 26,53 3 CP QLDN 893,2 936,3 1.067,6 43,1 4,83 131,3 14,02 4 CP thuê văn phòng 168 168 168 0 0 5 Cp thuê ngoài 11.985,3 14.214 16.133,5 2.228,7 18,59 1.919,5 13,5 6 CP sữa chữa 22,6 30,4 33,8 7,8 34,51 3,4 11,18 7 CP khấu hao TSCĐ 106,2 137,2 159,3 31 29,19 22,1 16,11 8 CP khác 156,8 217,5 276,1 60,7 38,71 58,6 26,94 Tồng CP 14.512,9 17.136,5 19.387,1 2.623.6 18,07 2.250,6 13,13 Nguồn: Báo cáo tổng hợp công ty năm 2008 NTV Logistics Corp là công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, nên tổng chi phí của công ty bao gồm: chi phí từ hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí hoạt động dịch vụ là các khoản tiền mà công ty đã bỏ ra để hoàn thành việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho khách hàng để sau đó thu lại. Nhìn chung tổng chi phí tăng dần qua các năm. Tổng chi phí năm 2006 của công ty là 14.512,9 triệu đồng; năm 2007 tổng chi phí tăng thêm 2.623,6 triệu đồng, tăng 18,07% so với năm 2007 lên mức 15.136,5 triệu đồng. Báo cáo cuối năm 2008 cho thấy tổng số tiền mà công ty chi ra trong quá trình hoạt động đã tăng lên đến 19.387,1 triệu đồng; tăng 13,13% so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 2.250,6 triệu đồng Tổng chi phí mỗi năm đều tăng lên là do công ty mở rộng thị trường hoạt động và có thêm nhiều khách hàng mới do đó phải chi ra nhiều hơn vào công tác nghiên cứu phát triển cũng như chi phí thuê phương tiện vận tải. Xét trong mối quan hệ giữa tốc độ tăng chi phí và tốc độ tăng doanh thu cho thấy tốc độ tăng doanh thu luôn cao hơn tốc độ tăng chi phí. Như vậy mặc dù chi phí tăng nhưng số tiền mà công ty thu về cũng tăng và với tốc độ cao hơn. Điều này cho thấy kết quả hoạt động của công ty là rất tốt. Bảng 2.5: Tỉ trọng các loại chi phí của công ty trong giai đoạn 2006-2008. ĐVT: % STT Nội dung 2006 2007 2008 1 Lương 6,8 7,02 6,69 2 BHXH+ BHYT 1,33 1,35 1,29 3 CP QLDN 6,15 5,46 5,51 4 CP thuê văn phòng 1,15 0,98 83,22 5 CP vận thuê ngoài 82,57 82,94 0,86 6 CP sữa chữa 0,15 0,17 0,17 7 CP KHTSCĐ 0,73 0,81 0.82 8 CP khác 1,08 1,27 1,43 Tổng 100 100 100 CHI PHÍ LƯƠNG: Tiền lương là là số tiền mà công ty trả cho nhân viên để tái sản xuất sức lao động đã tiêu hao trong quá trình làm việc. Mặt khác tiền lương là một yếu tố chi phí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của công ty, tiền lương thể hiện giá trị sức lao động mà nhân viên của công ty đã bỏ ra để làm việc. Công ty cần có chính sách trả lương, khen thưởng hợp lý để nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc của nhân viên. Biểu đồ 2.5 :Chi phí lương qua các năm Trong năm 2006, tổng tiền lương mà công ty trả cho nhân viên là 987,6 triệu đồng chiếm 6,8% tổng chi phí. Lương mỗi tháng của nhân viên trong công ty vào khoảng từ 3 triệu đến 7 triệu đồng. Đây là mức lương tương đối cao, đủ để nhân viên có thể tái tạo được sức lao động cũng như chăm lo được cho đời sồng hằng ngày. Năm 2007, cho chính sách tăng lương hằng năm của công ty và có tuyển thêm một số nhân viên cho phòng kinh doanh mà tổng tiền chi trả cho lương của công ty tăng lên mức 1.201,3 triệu đồng; tăng 21,64% tương ứng với mức tăng 213,7 triệu đồng. Năm 2008 do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm nên ban lãnh đạo kêu gọi toàn thể nhân viên cùng vượt qua khó khăn với công ty, do đó tốc độ tăng lương cho nhân viên có giảm so với năm 2007. Trong kỳ xét tăng lương, thay vì mức tăng lương tối đa là 30% như những năm trước, năm 2008 công ty chỉ sử dụng mức tăng tối đa là 20%. Công ty quyết định không tuyển thêm nhân viên để giảm bớt một phần chi phí cho công ty. Cuối năm 2008, tổng số tiền mà công ty chi trả cho nhân viên là 1.297,5 triệu đồng; chỉ tăng 8,01% so với 2007 tương ứng với số tiền là 96,2 triệu đồng. Tiền lương trong năm 2008 chỉ chiếm 6,69% trong tổng chi phí của công ty. Tuy lương hàng năm đều tăng lên nhưng đây là một điều hoàn toàn hợp lí. Mức tăng phù hợp giúp công ty thu hút nhân tài cũng như giữ chân được những nhân viên của công ty khi họ cảm thấy hài lòng. Việc tăng lương cũng giúp nhân viên có thêm tinh thần trách nhiệm cũng như khuyến khích họ làm việc với hiệu quả cao hơn do lương là nhân tố rất quan trọng để thúc đẩy khả năng làm việc của nhân viên. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Là khoản tiền mà công ty bỏ ra để nộp cho nhà nước tính trên tổng quỹ lương của công ty. Số tiền trích ra cho BHXH và BHYT là 19% trong tổng quỹ lương. Bảo hiểm xã hội sẽ trả thay lương cho các trường hợp nhân viên nghĩ việc do ốm đau, tai nạn lao động..., còn bảo hiểm y tế sẽ trả tiền viện phí, khám chữa bệnh, tiền thuốc... cho nhân viên khi đi khám chữa bệnh theo các quy định của nhà nước. Số tiền mà công ty phải nộp vào ngân sách nhà nước cho khoản BHXH và BHYT năm 2006 là 193,2 triệu đồng. Năm 2007, quỹ lương của công ty tăng lên do đó số tiền mà công ty nộp cũng tăng lên 19,98% so với 2006 tương ứng với số tiền 38,6 triệu đồng. Số tiền công ty trích ra nộp BHXH và BHYT trong năm 2007 là 231,8%. Trong năm 2008, cùng với hệ quả của tốc độ tăng quỹ lương chậm so với 2007, số tiền trích ra nộp BHXH và BHYT cũng tăng nhưng với tỉ lệ giảm hơn so với 2007. Số tiền phải nộp trong năm 2008 là 251,3 triệu đồng; tăng 8,41% so với năm 2007 tương ứng với số tiền tăng lên là 19,5 triệu đồng. Nộp BHXH và BHYT cho nhân viên thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đến đời sống của nhân viên, đảm bảo cho thu nhập của nhân viên khi xãy ra ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn, giúp cho nhân viên của công ty cảm thấy an tâm, thoải mái, cố gắng nhiều hơn trong công việc, kích thích khả năng làm việc của nhân viên hơn. Chi phí quản lí doanh nghiệp Là tổng chi phí phục vụ cho công tác quản lí doanh nghiệp bao gồm tiề lương của ban lãnh đạo, trang thiết bị,văn phòng Biểu đồ 2.6: Chi phí quản lí doanh nghiệp qua các năm. Chi phí cho việc quản lí doanh nghiệp trong năm 2006 là 893,2 triệu đồng chiếm tỉ trọng trong tổng chi phí cao nhất 6,15% so với năm 2007 (5,46%) và 2008 (5,51%) do đây là năm ban lãnh đạo công ty có quyết định nâng cao khả năng quản lí bằng cách tăng cường trang thiết bị và cử một số thành viên trong ban lãnh đạo tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên đề quản lí. Năm 2007 số tiền chi cho công tác quản lí doanh nghiệp là 936.3 triệu đồng; tăng 4,38% so với năm 206 tương ứng với số tiền là 43,1 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng này là do tăng lương cho cán bộ quản lí cũng như đầu tư thêm hệ thống máy vi tính cho các phòng ban. Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2008 là 1.067,6 triệu đồng, tăng 14,02% so với 2007, tương ứng số tiền 131,3 triệu đồng. Chi phí quản lí doanh nghiệp là một khoản chi ảnh hưởng không nhỏ trong tổng chi phí của công ty và là một khoản chi không thể thiếu. Việc tăng chi phí quản lí nhằm phục vụ phát triển công ty là rất tốt nhưng đòi hỏi phải mang tính hiệu quả cao để tránh lãng phí. Do đó, ban lãnh đạo cần có một cách nhìn nhận chính xác và có cơ sở trước khi quyết định có nên tăng chi phí trong một giai đoạn nào đó không. Chi phí thuê văn phòng Do việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tuyển thêm nhân viên của mình nên công ty cần phải có văn phòng rộng hơn để phục vụ cho công việc. Vì vậy cuối năm 2004 công ty đã chuyển trụ sở về vị trí mới để thuận tiện hơn cho công việc nên chi phí thuê văn phòng cao hơn những năm trước. Do đặc tính của thuê văn phòng là một hợp đồng dài hạn nên trong 3 năm 2006, 2007, 2008 số tiền mà công ty chi ra là ở mức cố định 168 triệu đồng mỗi năm. Do vị trí văn phòng nằm ở khu dân cư đông đúc và gần các bến cảng nên chi phí thuê khá đắt nhưng đây là khoản chi bắt buộc mà công ty phải chấp nhận. Chi phí thuê ngoài Đây là chi phí chủ yếu mà công ty bỏ ra để trả hộ cho khách hàng như đóng cước tàu, thuê phương tiện vận tải, thuê khorồi sau đó thu lại để hưởng khoản tiền chênh lệch. Chi phí vận tải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: loại hàng hóa, quy mô sản xuất, tuyến đường vận tải.chi phí vận tải một đơn vị hàng hóa tỉ lệ nghịch với khối lượng vận tải (khối lượng hàng càng lớn thì cước vận chuyển một đơn vị hàng hóa càng rẽ) và tỉ lệ thuận với quãng đường vận chuyển (quãng đường càng dài thì chi phí vận chuyển càng lớn). Chi phí vận tải thuê ngoài là chi phí chủ yếu của công ty, chiếm tỉ trọng trên 80% tổng chi phí, nó quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần có những biện pháp để giảm chi phí vận tải thuê ngoài như tạo mối quan hệ tốt với các hãng tàu để có mức cước thấp hơn, có nhiều ưu đãi hơn. Biểu đồ 2.7: Chi phí thuê ngoài qua các năm. Chi phí thuê ngoài trong năm 2006 là 11.985,3 triệu đồng, chiếm đến 82,58% trong tổng chi phí của công ty. Năm 2007, do mở rộng thị trường hoạt động cũng như có thêm một số khách hàng mới nên nhu cầu thuê phương tiện vận tải cũng tăng lên. Với tỉ trọng 82,94% trong tồng chi phí, chi phí thuê ngoài của công ty tăng thêm 18,59% so với năm 2006, hay tăng 2.228,7 triệu đồng đưa mức chi phí thuê ngoài lên 14.214 triệu đồng. Thời gian hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ đã tạo cho công ty ngày càng có thêm nhiều khách hàng cũng như cũng cố được lượng khách hàng truyền thống. Năm 2008 là năm công ty tiếp tục tăng khả năng phục vụ khách hàng. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua công ty tăng lên kéo theo chi phí thuê vận tải cũng tăng lên. Tổng kết cuối năm 2008 cho thấy tổng số tiền mà công ty chi cho việc thuê ngoài là 16.133,5 triệu đồng. Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm nhưng chi phí thuê ngoài phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải của công ty vẫn tăng lên thêm 13,5% tương ứng với số tiền 1.919,5 triệu đồng. Chi phí thuê ngoài tăng qua các năm cho thấy hoạt động của công ty ngày càng được phát triển. Tuy nhiên do mức độ ảnh hưởng của nó đến kết quả kinh doanh của công ty là rất lớn nên cần tìm ra những giải pháp để có thể giảm được khoản phí này bằng cách không ngừng tìm kiếm, ký kết hợp đồng với các hãng vận tải lớn để có thể mua được giá cước cạnh tranh nhất. Chi phí sữa chữa Là chi phí mà công ty bỏ ra để dùng cho việc bảo hành, sửa chữa máy móc, thiết bị khi bị hư hỏng. Công ty chỉ chi ra 22,6 triệu đồng cho việc sữa chữa trang thiết bị trong năm 2006, khoản phí này không cao là do công ty mua mới máy móc nên vẫn còn trong thời hạn bảo hành sữa chữa miễn phí. Chi phí sữa chữa trong năm 2007, 2008 lần lượt là 30,4 triệu đồng và 33,8 triệu đồng. như vậy chi phí sữa chữa có tăng nhưng không nhiều qua các năm. Mặc dù đây là môt khoản phí nhỏ, ảnh hưởng không nhiều đến kết quả hoạt động của công ty nhưng công ty vẫn phải chú trọng và bảo vệ nguồn tài sản này giảm thiểu hư hỏng nhằm tiết kiệm được một khoàn chi phí cho công ty. Khấu hao tài sản cố định Là chi phí mà công ty phải khấu hao trên các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, chủ yếu là máy vi tính,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi Dung Chinh.doc
Tài liệu liên quan