Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc công ty cổ phần cung ứng tàu biển Hải Phòng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÁCH SẠN VÀ DỊCH VỤ ĂN

UỐNG TẠI KHÁCH SẠN . 3

1.1 Cơ sở lý luận chung về khách sạn . 3

1.1.1 Khái niệm về khách sạn: . 3

1.1.2 Vai trò của khách sạn . 3

1.1.3 Phân loại khách sạn . 5

1.1.4 Khái niệm kinh doanh khách sạn . 9

1.1.5 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn . 9

1.1.6 Sản phẩm khách sạn . 11

1.2 Cơ sở lý luận về dịch vụ ăn uống tại khách sạn . 13

1.2.1 Khái niệm . 13

1.2.2 Vai trò . 14

1.2.3 Nội dung của hoạt động kinh doanh ăn uống du lịch . 14

1.2.4 Mục tiêu của kinh doanh ăn uống . 15

1.2.5 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ăn uống . 15

1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ăn uống . 17

1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh . 17

1.3.2 Vai trò và ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh . 18

1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ăn uống . 18

1.4 Yếu tố cấu thành dịch vụ ăn uống . 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ

ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN CÁT BI THUỘC CTY CP CUNG ỨNG

TÀU BIỂN HẢI PHÒNG . 23

2.1 Khái quát chung về khách sạn Cát Bi - Cty CP Cung ứng tàu biển Hải

Phòng . 23

2.1.1 Vị trí địa lý: . 23

2.1.2 Cơ cấu tổ chức . 23

2.1.3 Kết quả kinh doanh của khách sạn trong 3 năm 2007, 2008, 2009 . 27

2.1.4 Đội ngũ lao động . 28

2.1.5 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh khách sạn Cát Bi . 29

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi 31

2.2.1 Cơ cấu tổ chức . 31

2.2.2 Nguồn nhân lực . 31

2.2.3 Cơ sở vật chất của khách sạn . 32

2.2.4 Phong cách và quy trình phục vụ . 36

2.2.5 Thực đơn sản phẩm ăn uống . 38

2.2.6 Gía cả sản phẩm dịch vụ . 40

2.2.7 Đối tượng khách chủ yếu của nhà hàng . 41

2.2.8 Hoạt động tiếp thị quảng cáo . 42

2.2.9 Kết quả kinh doanh hoạt động ăn uống của khách sạn Cát Bi. 42

2.2.9.1 Chỉ tiêu lợi nhuận . 44

2.2.9.2 Hiệu quả sử dụng chi phí . 46

2.2.9.3 Hiệu quả sử dụng lao động . 47

2.2.9.4 Hiệu quả sử dụng vốn . 48

2.2.9.5 Vòng quay chỗ ngồi . 51

2.2.9.6 Chất lượng phục vụ . 52

2.2.9.7 Điều tra sự thoả mãn của khách hàng . 52

2.2.10 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn

uống của khách sạn Cát Bi. . 55

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN CÁT BI . 59

3.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động của khách sạn . 56

3.2 Xu hướng phát triển kinh doanh ăn uống trên địa bàn thành phố Hải

Phòng . 56

3.3 Một số nhận xét chung về hoạt động kinh doanh ăn uống tại khách sạn

Cát Bi . 59

3.3.1 Về đội ngũ nhân viên tại bộ phận ăn uống tại khách sạn Cát Bi . 59

3.3.2 Về cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận ăn uống . 61

3.3.3 Về chất lượng sản phẩm ăn uống . 61

3.3.4 Về công tác quản lý tại bộ phận kinh doanh ăn uống . 62

3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại

khách sạn Cát Bi. . 63

3.4.1 Xác định thị trường mục tiêu . 64

3.4.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm ăn uống . 65

3.4.3 Linh hoạt giá cả sản phẩm ăn uống . 68

3.4.4 Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại khách sạn . 69

3.4.5 Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên . 70

3.4.6 Chú trọng hơn nữa tới hoạt động quảng cáo . 74

KẾT LUẬN . 76

pdf80 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc công ty cổ phần cung ứng tàu biển Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gàng, để thuận tiện cho việc lấy các dụng cụ phục vụ. + Thiết bị đồ vải:  Các loại khăn bàn: - Đối với bàn tròn nhỏ, bàn hình chữ nhật nhỏ được phủ loại khăn thổ cẩm có màu sắc nhẹ nhàng tạo sự độc đáo, lạ mắt, gây ấn tượng cho khách về một nét văn hóa dân tộc Việt Nam nhất là đối với khách nước ngoài. - Đối với bàn hình chữ nhật to được phủ khăn màu trắng làm bằng sợi tổng hợp, phía trên còn được phủ một lớp khăn đỏ hoặc khăn xanh để trang trí. + Đồ kim loại: Hầu hết các loại dụng cụ phục vụ cho món ăn Âu. Hàng ngày chúng được bộ phận lau rửa của bếp làm sạch bằng hóa chất, sau đó còn được nhân viên bàn lau lại bằng nước nóng để đảm bảo dụng cụ luôn sáng bóng, không có vết ố do nước đọng lại trước khi đem ra phục vụ cho khách. + Đồ sành sứ, thủy tinh: Là các loại đĩa, ly, bình… với kích cỡ khác nhau. Đây là những đồ dễ vỡ nên sau khi được làm vệ sinh sạch sẽ chúng luôn được để ở những vị trí quy định. Hàng ngày nhà hàng mở cửa từ 7h00 sáng đến 10h30 tối phục vụ ăn sáng, trưa, tối cho khách lưu trú tại khách sạn và khách từ ngoài vào để thưởng thức các món ăn theo thực đơn phong phú của nhà hàng. Cùng với sự phát triển của khách sạn hoạt động kinh doanh của nhà hàng cũng đang tiến triển theo chiều hướng tích cực đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của khách sạn. Uy tín của nhà hàng ngày càng được nâng cao, nhà hàng luôn cố gắng tăng chất lượng sản phẩm tạo lòng tin cho khách hàng. Bằng chứng là hàng ngày khách sạn đón một lượng lớn khách và không ít khách hàng đã nhanh chóng trở thành khách hàng thường xuyên. Để có được điều này thì phải có sự đóng góp không nhỏ của cơ sở vật chất tại nhà hàng. Vì vậy, ngoài việc duy trì những thiết bị đã có thì nhà hàng cũng nên bổ sung thêm hoặc thay thế để phục vụ khách tốt hơn. Nhìn chung, khách sạn Cát Bi đã đầu tư cho bộ phận kinh doanh ăn uống một cơ sở vật chất khá đầy đủ để đáp ứng được các loại hình ăn uống của khách, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 36 từ thưởng thức các bữa ăn trong nhà hàng, các loại đồ uống ở bar hay tham gia các bữa tiệc cưới, hội thảo của khách sạn. Tuy nhiên cơ sở vật chất của bộ phận này vẫn còn một số những tồn tại cần được giải quyết để đáp ứng nhu cầu của khách tốt hơn: trang thiết bị cho nhu cầu vui chơi giải trí chưa có, do tiết kiệm diện tích để có thể phục vụ lượng khách lớn nên gây khó khăn cho việc phục vụ của nhân viên. Diện tích nhà hàng hạn chế nên không cho phép khách sạn nhận tổ chức nhiều tiệc cưới trong ngày. 2.2.4 Phong cách và quy trình phục vụ Nhân viên phục vụ chính là những người tạo nên phong cách phục vụ của khách sạn. Để có được phong cách phục vụ tốt, nhiệt tình, chu đáo ngoài tính cách vốn có của mỗi nhân viên thì cần phải có nghiệp vụ cao, thể hiện được sự đào tạo có bài bản, có chuyên môn. Điều này không dễ gì có được mà phải qua một quá trình làm việc, tiếp xúc với nhiều tình huống thực tế thì mới rút được ra kinh nghiệm cho bản thân, từ đó tạo ra sự nhuần nhuyễn, thuần thục. Tham gia vào quá trình phục vụ ăn uống của khách không chỉ có một nhân viên mà là cả một đội ngũ nhân viên nên khi đánh giá chất lượng phục vụ của nhà hàng nào đó thì phải nhìn vào tổng thể đội ngũ nhân viên chứ không chỉ từ một hay hai người. Sự thống nhất trong quá trình phục vụ của tất cả các nhân viên tạo ấn tượng cho khách, là cơ sở cho việc đánh giá phong cách phục vụ của khách sạn đó. Bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn Cát Bi có đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ nghiệp vụ nên có phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo. Khách hàng đến với nhà hàng luôn được chào đón nồng nhiệt, tác phong lịch sự. Khách được quan tâm như nhau không phân biệt người giàu hay nghèo… Trang phục là yếu tố tạo nên phong cách phục vụ của nhà hàng, quầy bar. Đội ngũ nhân viên mặc đồng phục tạo nên tính lịch sự, là yếu tố đầu tiên để lại ấn tượng cho khách khi họ mới bước vào nhà hàng. Nắm được tâm lý đó, nhân viên phục vụ ăn uống của khách sạn đã được đầu tư một trang phục riêng. Trang phục vụ này tạo sự thoải mái, gọn gàng, thuận tiện cho phục vụ. Tuy nhiên sau một thời gian phục vụ ăn uống thì trang phục của nhân viên nhà hàng đã bị ố Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 37 màu, cũ. Chính vì thế khách sạn nên đầu tư thay mới trang phục cho nhân viên tạo nét tươi mới trong phong cách phục vụ. Hơn nữa, khách sạn nên khắc phục tình trạng nhân viên đi dép lê để phong cách phục vụ được tốt hơn, lịch sự hơn. Nếu tồn tại này của khách sạn được khắc phục thì nó sẽ góp phần nào đó vào việc tạo nét độc đáo cho riêng nhà hàng của khách sạn. Và chính phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo của đội ngũ nhân viên sẽ để lại cho khách hình ảnh về con người Việt Nam với lòng hiếu khách và thân thiện. Quy trình phục vụ khách ăn uống tại khách sạn: Sơ đồ 3: Quy trình phục vụ khách ăn uống Người thực hiện Nội dung công việc Người quản lý + Bước 1: Chuẩn bị Công tác chuẩn bị đóng vai trò quyết định tới toàn bộ bữa ăn, là yếu tố tạo nên ấn tượng đầu tiên cho khách, thể hiện sự sẵn sàng đón tiếp khách của nhà hàng. Việc chuẩn bị bao gồm các công việc như sau: chuẩn bị phòng ăn, dụng cụ Chuẩn bị Phục vụ khách Thanh toán Thu dọn Giới thiệu thực đơn, lấy yêu cầu Cung ứng đồ ăn, uống Tiễn khách Nhân viên bàn Nhân viên bàn Nhân viên bàn Nhân viên bàn Nhân viên bàn Nhân viên bàn Nhân viên Bàn-bar-bếp Trưởng bàn Trưởng bàn Trưởng bàn Trưởng bàn Trưởng bàn Trưởng bàn Trưởng bàn-bar- bếp Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 38 ăn uống, dụng cụ phục vụ, phân công công việc cho các nhân viên, kiểm tra toàn bộ tiện nghi trong phòng, thực đơn sẵn sàng... + Bước 2:Giới thiệu thực đơn, lấy yêu cầu Khi khách đã ổn định chỗ ngồi, nhân viên phục vụ giới thiệu thực đơn các món, lấy yêu cầu hoặc có thể đưa ra một số gợi ý để khách có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu, sở thích và nội dung bữa ăn. + Bước 4: Phục vụ khách ăn uống Căn cứ vào thực đơn những món mà khách đã lựa chọn, nhân viên phục vụ tiến hành phục vụ khách theo đúng yêu cầu. Trong quá trình phục vụ nhân viên cần có thái độ lịch sự, thân thiện, tận tình, chu đáo, đảm bảo tốc độ phục vụ cũng như kỹ năng, thường xuyên quan tâm theo dõi để đáp ứng yêu cầu của khách, giúp khách lấy thức ăn... + Bước 5: Thanh toán và xin ý kiến Khi khách yêu cầu thanh toán nhân viên phục vụ đến quầy thu ngân để lấy hóa đơn đã được tính sẵn và đưa cho khách. Trong khi thanh toán nhân viên có thể xin ý kiến khách về chất lượng món ăn, kỹ năng và thái độ phục vụ, tổ chức phục vụ... của nhà hàng để có được những đánh giá khách quan từ phía khách. + Bước 6: Tiễn khách Đây là công đoạn cuối cùng mà nhân viên phục vụ tiếp xúc với khách. Do vậy những lời cảm ơn, hẹn gặp lại, xin chào khi khách ra về rất quan trọng, giúp khách thấy thoải mái và được tôn trọng và để lại ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng. + Bước 7: Thu dọn Sau khi khách ra về, nhân viên tiến hành thu dọn theo trình tự sắp xếp và sắp đặt bàn ăn chuẩn bị đớn khách mới. 2.2.5 Thực đơn sản phẩm ăn uống Thực đơn là công cụ quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến tiêu dùng sản phẩm. Một thực đơn được trình bày đẹp, lịch sự, khách dễ đọc, dễ chọn món, có đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm sẽ tạo được ấn tượng rất tốt với khách hàng. Cuối mỗi thực đơn bao giờ cũng có câu “Chúc quý khách ngon Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 39 miệng”. Hình thức của thực đơn cũng khá quan trọng, nó thể hiện sự tôn trọng của nhà hàng đối với khách. Nhân viên không thể mang ra cho khách một tờ thực đơn đã bị ố bẩn bởi vết thức ăn, hay đã quá nhàu nát dễ gây mất cảm tình. Nhà hàng không có những đơn như thế nhưng nhược điểm của nó là hoa văn trang trí trên thực đơn chưa bắt mắt. Để thu hút ngày càng nhiều khách đến nhà hàng, quầy bar thì khách sạn cần chú ý đến việc tạo phong phú cho thực đơn, bổ sung thêm các món mới… Nếu cả phần nội dung và hình thức của thực đơn được quan tâm đúng mức chắc chắn nó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận ăn uống. Thực đơn tại khách sạn gồm có: - Thực đơn đồ ăn - Thực đơn đồ uống  Thực đơn đồ ăn: Được chia thành nhiều loại khác nhau, thực đơn được ghi bằng hai thứ tiếng: tiếng Việt và Anh, kèm theo giá bán sản phẩm bên cạnh. - Thực đơn cố định (static menu): các thực đơn này đều là thực đơn cố định chung của nhà hàng, không có sự thay đổi. Ưu điểm của loại thực đơn này là nhân viên nhà bếp rất quen thuộc với việc chế biến chúng. Họ đã có nhiều kinh nghiệm nên thường các món ăn đạt đến yêu cầu kỹ thuật cao.Những khách hàng đã từng ăn tại nhà hàng biết họ sẽ chờ đón gì ở nhà hàng và dễ dàng quyết định chọn món ăn mà mình ưa thích. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của việc sử dụng loại thực đơn này là khách hàng thường xuyên của nhà hàng dễ cảm thấy nhàm chán vì không có được những sự lựa chọn mới đối với họ. - Thực đơn có nhiều sự lựa chọn (à la Carte menu) là thực đơn bao gồm nhiều chủng loại món ăn, đồ uống được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Mỗi món ăn, đồ uống trong thực đơn có nhiều mức định lượng và có một mức giá tương ứng được xác định. Với thực đơn này khách hàng có thể chọn lựa món ăn theo sở thích trong sự kết hợp của nhiều chủng loại món ăn đồ uống khác nhau. Tuy nhiên loại thực đơn này nhà hàng chủ yếu dùng phục vụ cho đám cưới, tiệc và thường phải báo trước để nhà bếp nên kế hoạch mua thực phẩm để đảm bảo đúng kế hoạch. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 40 Với thực đơn này nhà hàng luôn đảm bảo được sự tươi ngon do nhà hàng không dự trữ thực phẩm nhiều chỉ khi khách có yêu cầu mới lên kế hoạch mua. Tuy nhiên đây vừa là ưu điểm nhưng đồng thời là nhược điểm của nhà hàng, gây khó khăn cho nhà hàng trong khả năng phục vụ khách khi khách đến gọi món ăn (không đặt trước) làm cho khách phải đợi lâu hoặc đổi món khác, và bảo quản nguyên vật liệu với số lượng lớn. - Thực đơn ăn sáng: Thực đơn ăn sáng của nhà hàng có một số món ăn như: bánh đa cua, bún cá - tôm, phở gà - bò, bánh mỳ bơ, bánh mỳ ốp trứng, bít tết bò, bánh kátka… Nhìn chung thực đơn ăn sáng chưa phong phú, món đặc trưng của khách sạn là bánh kátka. - Thực đơn ăn trưa: cơm văn phòng: các loại cơm chiên… - Thực đơn ăn tối: lẩu các loại…  Thực đơn đồ uống: Ghi các loại đồ uống mà bar có thể phục vụ như: café, sinh tố các loại, nước cam, bột sắn sệt, nước ép cà rốt, lipton,… kèm theo giá bán. Thực đơn đồ uống được trình bày khá bắt mắt, tuy nhiên còn hạn chế về chủng loại. 2.2.6 Gía cả sản phẩm dịch vụ Gía cả sản phẩm ăn uống là một yếu tố quan trọng quyết định đến doanh thu của bộ phận kinh doanh ăn uống và cũng là một yếu tố tạo sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để xác định một mức giá hợp lý nhất cho khách mà vẫn không ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của bộ phận kinh doanh ăn uống, các nhà quản lý thường dựa vào các yếu tố sau: + Chi phí sản xuất: là số tiền mà khách sạn bỏ ra để mua các nguyên vật liệu, thực phẩm, tiền lương cho công nhân, hao mòn tài sản… + Lợi ích sản phẩm cho khách hàng: cái mà khách hàng được hưởng khi mua sản phẩm, nó có thỏa mãn nhu cầu của khách hay không? + Tình hình thị trường và giá cả cạnh tranh: khách sạn phải xem xét nhu cầu của khách hàng về sản phẩm nhiều hay ít (do tính thời vụ gây ra) và các doanh nghiệp cạnh tranh trên cùng địa bàn hoạt động. + Mục tiêu của khách sạn: vào những thời điểm khác nhau mà khách sạn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 41 có những mục tiêu khác nhau, do đó mà giá của sản phẩm cũng phải thay đổi cho hợp lý. Do đặc điểm của sản phẩm ăn uống là không thể lưu kho, những món ăn đã được chế biến cần được phục vụ khách hàng không thể cất đi nên các nhà quản lý của khách sạn cần căn cứ vào giá vốn bán hàng là thực phẩm, đồ uống, hàng hóa khác nhau, chi phí nhân viên, chi phí khác…để quyết định giá cho món ăn. Nếu chi phí thấp thì giá cả sản phẩm ăn uống giảm, thu hút được nhiều khách hàng mang lại doanh thu cao cho khách sạn và ngược lại. Gía cả của sản phẩm ăn uống được ấn định trong thực đơn: - Thực đơn phục vụ đám cưới: 200.000 - > 220.000đ/suất (đã bao gồm đồ uống) với từ 12 đến13 món ăn như ( súp cua, nộm thập cẩm, xôi cốm nóng, bánh bao chiên, tu hài hấp, tôm sú rang me, cá vược hấp, gà nướng giấy bạc, bít tết bò, rau bí xào, canh bóng thập cẩm, quýt,…) Có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt nhà hàng có chính sách khuyến mại cho khách. Nếu tổ chức tiệc cưới tại khách sạn thì cô dâu, chú rể sẽ được nghỉ một đêm tại khách sạn… - Thực đơn ăn sáng: từ 20.000 - > 30.000đ. Các mức giá này được ấn định trên thực đơn nên dễ dàng cho khách trong việc lựa chọn. - Thực đơn đồ uống: từ 15.000 - > 20.000đ. - Bánh kát ka nhỏ: giá 30.000đ - Bánh kát ka lớn: giá 60.000đ. 2.2.7 Đối tƣợng khách chủ yếu của nhà hàng Khách không chỉ là đối tượng quan tâm riêng của khách sạn mà còn là sự quan tâm của tất cả các khách sạn khác trong hoạt động kinh doanh của mình. Mỗi khách sạn lại có một chiến lược kinh doanh khác nhau để thu hút khách. Lượng khách chủ yếu đến với bộ phận ăn uống là khách địa phương, khách lưu trú tại khách sạn, và nhân viên của một số công ty…Trong đó chủ yếu là khách theo đoàn. Cơ cấu khách như sau: khách nội địa chiếm 80%, khách quốc tế chiếm 20%. Khách nội địa: khách theo đoàn chiếm 80% (trong đó khách đặt tiệc cưới Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 42 chiếm 40%), còn lại là khách lẻ chiếm 20%. Khách quốc tế: khách đoàn chiếm 70%, khách lẻ chiếm 30%. Như vậy lượng khách tới nhà hàng chủ yếu là khách nội địa: khách tổ chức tiệc cưới, khách đặt cơm văn phòng, khách đoàn… Còn đối với lượng khách quốc tế thì lượng khách này thường đến khách sạn để lưu trú. Vì vậy trong thời gian tới cần thu hút thị trường khách ngày một tốt hơn. 2.2.8 Hoạt động tiếp thị quảng cáo Quảng cáo là công cụ để thu hút sự chú ý và tạo ra nhu cầu cho sản phẩm dịch vụ của khách sạn, bởi nó không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm mà còn có tác động tích cực gây ảnh hưởng đến hành động tiêu dùng của khách bằng các hình thức ảnh hưởng kích thích ham muốn tiêu dùng của khách hàng. Khách sạn đã áp dụng một số hình thức quảng cáo sau: - Trên thực đơn ăn uống của khách sạn - Các tranh ảnh về các hoạt động của nhà hàng treo tại quầy bar - Biển quảng cáo tại khách sạn Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo của khách sạn vẫn chưa được chú trọng cả về hình thức lẫn quy mô, các kế hoạch quảng cáo chưa cụ thể. Hình ảnh của khách sạn vẫn chưa được biết đến nhất là đối với những khách hàng ở những địa phương xa. 2.2.9 Kết quả kinh doanh hoạt động ăn uống của khách sạn Cát Bi Bảng 3: Bảng thống kê một số chỉ tiêu kinh doanh của khách sạn trong 3 năm 2007, 2008, 2009 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn cố định VNĐ 2.178.989.200 2.556.678.228 2.750.434.242 Vốn lưu động VNĐ 520.345.000 660.565.000 755.670.000 Số lao động Người 42 38 40 Vòng quay ghế (1 ngày) Vòng 2,47 3,50 3,28 Doanh thu VNĐ 2.300.474.600 3.000.455.660 3.400.000.000 Chi phí VNĐ 2.053.995.300 2.600.552.360 3.008.849.458 Lợi nhuận VNĐ 246.479.300 399.903.300 391.150.542 (Nguồn: phòng kế toán- KS Cát Bi) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 43 Biểu đồ 1: So sánh doanh thu qua các năm (đvt: tỷ đồng) 2.3 3 3.4 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Qua biểu đồ trên ta thấy rằng doanh thu của khách sạn tăng dần qua 3 năm. Năm 2008 doanh thu hoạt động ăn uống tăng 699.981.060đ so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,4%, năm 2009 doanh thu tăng 399.544.340đ so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,3%. Biểu đồ 2: So sánh chi phí qua các năm (đvt: tỷ đồng) 2 2.6 3 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chi phí tăng cùng với mức tăng của doanh thu. Năm 2008 chi phí tăng 546.557.060đ so với năm 2007, năm 2009 chi phí tăng 408.297.098đ so với năm 2008 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 44 Biểu đồ 3: So sánh lợi nhuận qua các năm (đvt: triệu đồng) 246 399 391 0 100 200 300 400 500 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lợi nhuận của khách sạn năm 2007 đạt 246.479.300đ, năm 2008 đạt 399.903.300đ tăng 153.424.000đ so với năm 2007, năm 2009 lợi nhuận giảm 8.752.758đ so với năm 2008. Theo bảng các chỉ tiêu trên ta thấy có sự thay đổi qua các năm, để thấy rõ hơn sự thay đổi này cần đi vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể để thấy được hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống của khách sạn có hiệu quả hay không? 2.2.9.1 Chỉ tiêu lợi nhuận Bảng 4: Bảng chỉ tiêu lợi nhuận Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu VNĐ 2.300.474.600 3.008.455.660 3.400.000.000 Chi phí VNĐ 2.053.995.300 2.600.552.360 3.008.849.458 Lợi nhuận VNĐ 246.479.300 399.903.300 391.150.542 (Nguồn: phòng kế toán- KS Cát Bi) Công thức tính: LN = DT – CP Qua bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy doanh thu của khách sạn tăng dần theo các năm. Năm 2007: Với tổng doanh thu là 2.300.474.600 đồng, chi phí là Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 45 2.053.995.300 đồng, và lợi nhuận đạt được là 246.479.300 đồng. Năm 2008: Với tổng doanh thu là 3.008.455.660 đồng, tương đương với 30,8% so với năm trước. Chi phí là 2.600.552.360 triệu đồng, tương đương với 26,6% so với năm trước. Lợi nhuận là 399.903.300 đồng, tương đương với 62,2% so với năm trước. Năm 2009: Với tổng doanh thu là 3.400.000.000 đồng, tương đương với 13% so với năm 2008, Chi phí là 3.008.849.458 đồng, tương đương với 15,7% so với năm 2008. Lợi nhuận thu được là 391.150.542 đồng, giảm đi 21,8% so với năm 2008. Như vậy có thể thấy bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn hoạt động tốt các năm đều đem lại nguồn lợi nhuận cho khách sạn nhất là năm 2008 lợi nhuận tăng lên 62,2%. Điều này có được là do khách sạn đã chú trọng đến công tác quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh đã gây được uy tín trên thị trường nên đã thu hút được lượng khách lớn trong năm: khách hội nghị, hội thảo, khách tới đặt tiệc cưới, Sang năm 2007 doanh thu không cao do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm bùng phát trong năm, dịch tiêu chảy cấp xuất hiện vào cuối năm cho nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu. Một số sản phẩm bị tẩy chay, cho nên giá nguyên vật liệu đầu vào cao cho nên lợi nhuận khách sạn thu về không cao. Năm 2008 doanh thu của khách sạn tăng, lợi nhuận thu về lớn. Điều này cho thấy rằng sự chuyển biến linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của khách sạn tốt. Khách sạn chuyển sang kinh doanh café, cơm văn phòng, và đặc biệt tổ chức tiệc cưới chuyên nghiệp…cho nên doanh thu khách sạn vẫn tăng trong khi một số khách sạn lại giảm đi. Đây là bước đi mới của khách sạn cần đẩy mạnh hơn nữa để có thể đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng. Sang năm 2009 doanh thu của khách sạn tăng, nhưng chi phí tăng dẫn tới lợi nhuận giảm đi. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn tới lượng khách giảm đi. Thêm vào đó trong năm bộ phận tiến hành sửa sang lại và trang bị thêm một số trang thiết bị như: bàn, ghế, nồi, dao… phục vụ cho nhà Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 46 hàng, tuyển thêm nhân viên (mất thêm chi phí tuyển dụng và chi phí tiền lương) đã làm cho tổng chi phí tăng lên, đồng thời lợi nhuận của khách sạn giảm đi. 2.2.9.2 Hiệu quả sử dụng chi phí Bảng 5: Hiệu quả sử dụng chi phí ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu 2.300.474.600 3.000.455.660 3.400.000.000 Chi phí 2.053.995.300 2.600.552.360 3.008.849.458 Doanh thu / chi phí 1,12 1,15 1,13 Lợi nhuận 246.479.300 399.903.300 391.150.542 Lợi nhuận / chi phí 0,12 0,15 0,13 (Nguồn: phòng kế toán - KS Cát Bi) Theo bảng trên ta thấy năm 2009 hiệu quả sử dụng chi phí là tốt nhất. Cụ thể được thể hiện qua các năm như sau: Năm 2007: Cứ 1 đồng chi phí bỏ ra khách sạn thu được 1,12 đồng doanh thu và 0,12 đồng lợi nhuận. Năm 2008: Cứ 1 đồng chi phí bỏ ra khách sạn thu về 1,15 đồng doanh thu và 0,15 đồng lợi nhuận, tăng lên 0,03 đồng so với năm 2007. Năm 2009: Cứ 1 đồng chi phí bỏ ra khách sạn thu về 1,13 đồng doanh thu và 0,13 đồng lợi nhuận, tăng 0,01 đồng so với năm 2007và giảm đi 0,02 đồng so với năm 2008. Có thể nhận thấy công tác quản lý chi phí của khách sạn vào năm 2008 là tốt nhất trong 3 năm. Có được kết quả này là do năm 2008 khách sạn đã đưa ra hình thức quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý tránh được lãng phí. Bộ phận đã xây dựng được kế hoạch chi phí trong năm, theo dõi việc sử dụng nguyên vật liệu cho khách sạn một cách sát sao, nên đã giảm được thực phẩm dư thừa và hỏng. Nhìn chung việc quản lý chi phí của khách sạn đã có hiệu quả tuy mức thu này chưa phải là cao lắm. Với 1 đồng khách sạn bỏ ra đã thu về cao hơn 1 đồng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 47 (cao nhất là 1,15 đồng). Vì vậy, để đạt được doanh thu / chi phí cao hơn khách sạn cần có những biện pháp tối ưu để giảm được chi phí và tăng doanh thu của khách sạn. 2.2.9.3 Hiệu quả sử dụng lao động Bảng 6: Hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu VNĐ 2.300.474.600 3.000.455.660 3.400.000.000 Số lao động Người 42 38 40 Năng suất lao động VNĐ 54.773.204 78.959.359 85.000.000 Lợi nhuận VNĐ 246.479.300 399.903.300 391.150.542 Hiệu quả lao động VNĐ 5.868.554 10.523.771 9.778.763 (Nguồn: phòng kế toán – KS Cát Bi) Công thức xác định các chỉ tiêu: Năng suất lao động bình quân = Doanh thu đạt được trong kỳ Số lao động sử dụng trong kỳ Hiệu quả lao động bình quân = Lợi nhuận đạt được trong kỳ Số lao động sử dụng trong kỳ Theo bảng thống kê thì số lao động có sự thay đổi qua các năm: Năm 2007 số lao động của khách sạn là 42 người. Năm 2008 giảm đi 4 lao động do nhân viên chuyển công tác, nhưng năm 2009 tăng lên 2 lao động là do bộ phận quản lý tuyển thêm 2 nhân viên mới vào làm việc để giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên. Sự thay đổi này có ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên. Năng suất lao động bình quân của nhân viên thể hiện qua các năm như sau: Năm 2007: Cứ 1 lao động lại tạo cho khách sạn 54.773.204 đồng doanh thu và 5.868.554 đồng lợi nhuận. Năm 2008 năng suất lao động của 1 nhân viên tăng 24.185.155 đồng, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng Sinh viên : Phạm Thị Hương - Lớp QT1001P 48 tương đương với 44,2% và tính ra lợi nhuận nhân viên tạo ra tăng 4.655.217 đồng, tương đương với 79,3% so với năm 2007. Năm 2009 năng suất lao động tăng 6.040.641 đồng, tương đương với 7,6% và lợi nhuận cho nhân viên giảm đi 745.008 đồng tương đương với 7,1%. So sánh giữa các năm ta thấy khách sạn sử dụng lao động hiệu quả nhất vào năm 2008 với số lượng nhân viên là 38 người, với hiệu quả lao động tốt nhất, lợi nhuận bình quân cao nhất. Kết quả này có được là do bộ phận quản lý đã có sự quan tâm, chăm lo tới đời sống vật chất cũng như tinh thần nhân viên. 2.2.9.4 Hiệu quả sử dụng vốn  Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu 2.300.474.600 3.000.455.660 3.400.000.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Cát Bi thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Hải Phòng.pdf
Tài liệu liên quan