Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối

MỞ BÀI 1

Chương I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ XNK 3

I. Khái niệm và qui trình XNK 3

1. Khái niệm về XNK 3

2. Quy trình XNK 4

2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường 4

2.2. Lựa chọn đối tác giao dịch 5

2.3. Đàm phán ký kết hợp đồng 5

2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 6

2.5. Tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu 11

II. Quan niệm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả XNK 11

1. Quan niệm về hiệu qủa kinh doanh nhập khẩu 11

2. Phân loại hiệu quả nhập khẩu 14

3. Mục đích và ý nghĩa của việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 16

4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 18

III. các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động XNK 20

1. Nhân tố khách quan 20

1.1. Môi trường chính trị luật pháp trong nước và

 quốc tế 20

1.2. Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô đối

 với NK 21

1.3. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu 21

1.4. Các quan hệ kinh tế quốc tế 22

1.5. Sự phát triển của nền sản xuất trong và ngoài nước 22

1.6. Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc 22

1.7. Hệ thống tài chính ngân hàng 23

1.8 Những biến động của thị trường trong và ngoài

 nước 23

2. Nhân tố chủ quan 24

2.1. Nguồn nhân lực 24

2.2. Vốn kinh doanh 24

2.3. Trình độ tổ chức quản lý 24

Chương II: THỰC TRẠNG NK CỦA CÔNG TY XNK TỔNG HỢP

NGÀNH MUỐI 25

I. Tổng quan về tình hình Công ty 25

1. Quá trình hình thành vàphát triển của Công ty 25

2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm ngành nghề

 kinh doanh 27

3. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây 33

II. Thực trạng hiệu quả XNK của Công ty 37

1. Vai trò và khả năng cugn ứng sản phẩm Muối 37

1.1. Vài trò của sản phẩm Muối 37

1.2. Đặc điểm sản xuất lưu thông và tiêu dùng Muối 39

1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm Muối 39

 

doc93 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông với diện tích 9600 ha và sản lượng đạt 430.000 tấn/năm, năm 1998 đạt 800.000 tấn. Do điều kiện khác nhau giữa hai miền Nam Bắc nên phương thức sản xuất khác nhau. ở miền Nam chỉ có hai mùa mưa và nắng nên áp dụng phương pháp phơi nước. Phương pháp này cho năng suất cao chất lượng muối nguyên liệu khá tốt và một phần muối đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. ở miền Bắc thời tiết chia làm 4 mùa không rõ rệt nên áp dụng phương pháp sản xuất phơi cát (phương pháp này hiện nay trên thế giới không còn sử dụng nữa). Phương pháp phơi cát cho năng suất thấp và vì thế lợi thế cạnh tranh của muối miền Bắc kém hơn miền Nam. Tuy nhiên không thể không coi trọng nghề muối ở miền Bắc do thị hiếu người tiêu dùng và đặc biêt có liên quan đến đời sống hàng vạn người lao động. Từ khi bãi bỏ cơ chế bao cấp, các thành phần kinh tế tư nhân được phép tham gia vào sản xuất và kinh doanh muối. Thị trường trở nên cạnh tranh gay gắt giữa tư thương và các Doanh nghiệp Nhà nước làm cho giá cả hỗn loạn. Chính vì sự biến động của thị trường làm cho phát triển sản xuất giảm sút, một số đồng muối bị thu hẹp. Diêm dân (theo từ Hán để chỉ những người dân sản xuất muối) quay sang nuôi trồng tôm, thuỷ sản. Một số người sản xuất theo kiểu hộ gia đình, lúc đầu cho thu nhập khá cao nhưng vì sản xuất muối mang tính công nghiệp, đồng muối kho bãi cơ sở hạ tầng phải dùng chung. vì vậy một số đồng muối xuống cấp nghiêm trọng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. 1.2.2. Đặc điểm của lưu thông muối Trên thực tế hiện nay đặc điểm lưu thông muối bị buông lỏng thị trường muối hoàn toàn được thả nổi. Trước năm 1990 toàn quốc có Tổng Công ty Muối làm nhiệm vụ bán buôn, các công ty công nghiệp địa phương làm nhiệm vụ bán lẻ trên từng địa bàn tỉnh, huyện. Hệ thống cửa hàng thương nghiệp và hợp tác xã mua bán làm nhiệm vụ bán lẻ. Do muối là mặt hàng kinh doanh có khối lượng lớn ăn mòn phương tiện, chi phí vận tải lớn, giá bán lẻ thấp nên chiết khấu không đủ cho cho cả khâu bán buôn và khâu bán lẻ. Thông thường phải lấy chi phí của các mặt hàng khác để bù vào chi phí về kinh doanh. Khi chuyển sang kinh tế thị trường các Doanh nghiệp bắt đầu dần dần không kinh doanh muối nữa. Các xí nghiệp được phân cấp và địa phương quản lý. ở Trung Ương vẫn tồn tại Tổng Công ty Muối chuyên doanh làm nhiệm vụ buôn bán muối và được giao nhiệm vụ làm chủ những công trình xây dựng cơ bản nhằm duy trì sản lượng muối. Việc tổ chức lưu thông muối hiện nay bị buông lỏng không có một đầu mối thống nhất, tình trạng tranh mua bán diễn ra thường xuyên. Tổng Công ty Muối với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước có chức năng kinh doanh, buôn bán muối và điều hoà thị trường muối trong cả nước, Trên thực tế việc quản lý lưu thông muối của Tổng Công ty Muối gặp rất nhiều khó khăn. Giữa Tổng Công ty Muối và các hộ dân sản xuất chưa có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ. Trong cơ chế thị trường khi người bán thấy xuất hiện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm theo quy luật chung ai trả giá cao họ sẽ bán khi nào cần bán sẽ bán, người sản xuất muối không là ngoại lệ, đó cũng là kẽ hở cho tư thương hoạt động. Tư thương hoạt động theo kiểu tự do, họ hoạt động đơn thuần là mục đích lợi nhuận nên khi mua thì ép gía của dân mang bán lại cho công ty muối với giá cao hơn hẳn cho nên giá thành của Tổng Công ty Muối bị nâng lên. Mặt khác tư nhân chế biên sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, họ cố tình làm giả sản phẩm (nhái nhãn mác, trọng lượng thiếu...) với cách làm muối giả mà muối của tư thương luôn luôn giảm hơn giá muối trên thị trường, làm rối loạn thị trường tiêu thụ. Hiện nay mạng lưới các xí nghiệp quốc doanh muối bố trí bị phân tán nên gây ra khó khăn trong việc quản lý về cung cầu muối. Thêm vào đó các tư nhân kinh doanh thao kiểu tự do kinh doanh đã tạo ra sự hỗn loạn trong sản xuất và lưu thông muối. Vì vậy cần có sự tác động tích cực của nhà nước đối với nhu cầu muối của toàn xã hội, bằng cách quản lý các xí nghiệp quốc doanh vừa đảm bảo quyền tự chủ cho họ vừa tránh được các cuộc khủng hoảng thừa thiếu cho chính các xí nghiệp đó. Việc vận chuyển từ Nam ra Bắc vào mùa khô tránh làm muối ướt và chủ yếu bằng hai phương tiện thuỷ và bộ. Mật khác ngoài thời vụ người lao động khá rỗi việc. Trong quá trình sản xuất họ tích trữ một phần sản phẩm của mình để dự trữ lưu thông bán lẻ. Việc lưu thông kiểu này tiện lợi cho người tiêu dùng nhưng lại gây khó khăntrong việc lưu thông trên thị trường có thể xảy ra hai trương hợp giá bán của họ quá thấp do được mùa muối, lúc giá bán lại quá cao tạo nên sự không ổn định về giá muối. Như vậy vấn đề lưu thông hiện nay còn rất nhiều bất cập. Ngoài vận chuyển muối cho đồng bằng còn phải cung cấp cho đồng bào vùng sâu vùng xa. Việc vận chuyển muối lên miền núi rất khó khăn do địa hình hiểm trở, hơn nữa đây lại là khu vực dân cư có thu nhập thấp, giá muối bán ra phải thấp hơn gia muôi tại đồng bằng. Vì vậy để điều hoà muối giữa các vùng trong cả nước đối với các doanh nghiêp Nhà nước sản xuất còn là bài toán khó. 1.2.3.Đặc điểm tiêu dùng muối. Đặc điểm tiêu dùng quanh năm rộng khắp và ổn định chất lượng muối dùng cho dân cư, khu công nghiệp, khu vực sản xuất đòi hỏi ngày càng cao. Nếu như trước kia người ta thường dùng muối hạt thì nay sử dụng muối tinh chế (đã lọc bỏ tạp chất) hay muối tinh trộn iốt. Trong cơ thể con người bao giờ cũng phải cung cấp muối iốt cần thiết, người ta không thể lúc này ăn thật nhiều muối nhưng lúc khác không ăn hoặc ăn ít hơn Muối không có mặt hàng thay thế như gạo, thực phẩm nên mức cầu về tiêu dùng khá ổn định. Do đó việc tăng sản xuất trong ngành muối là rất khó khăn, người ta không thể tăng hiệu quả sản xuất bằng cách sản xuất thật nhiều muối. Đối các Doanh nghiệp sản xuất thì với cùng công nhân, tay nghề sản phẩm làm ra càng nhiều thì càng mang lại lợi nhuận nhiều cho nhà kinh doanh, nhưng với sản xuất muối thì khác hẳn sản xuất phải nghiên cứu định mức tiêu dùng sản xuất quá nhiều sẽ dẫn đến sự mất cân đối cung cầu. Điều này làm cho các nhà sản xuất luôn bị thiệt và lúc đó hiêu quả kinh tế sẽ không được đảm bảo. Từ sự khác nhau giữa tiêu dùng và sản xuất, cộng với những đặc trưng cơ bản mà các ngành khác không thể có được như ngành muối, đã gây ra sự mất cân đối cung cầu về mặt không gian và thời gian 1.3. Khả năng đáp ứng yêu cầu về muối khi không có doanh nghiệp nhà nước kinh doanh muối. 1.3.1 khả năng đáp ứng về muối: Với bờ biển dài hơn 3.000 km Việt Nam được đánh giá là nước có điều kiện thuận lợi cho nghề muối phát triển nhất là về khí hậu và kinh nghiệm làm muối lâu đời của diêm dân. Mặc dù được xem là một trong 95 nước sản xuất muối, nhưng cho tới thời điểm hiện tại nghề muối vẫn rơi vào cảnh nghịch lý nơi thừa nơi thiếu trong khi đời sống của đại bộ phận diêm dân vẫn trong cảnh lao đao do phải đối mặt với cơ chế khắc nghiệt của thị trường.Bức xúc của ngành muối hiện nay là muối chưa đủ mặn đểnuôi dân. Mặc dù sản xuất được mùa năm 1998 sản lượng vượt lên cao nhất trong 20 năm đạt là 800.000 tấn nhưng cuộc sống của dân sản xuất muối vo cùng vất vả thu nhập bình quân là 90.000 đồng/người chỉ đủ đảm bảo điều kiện sống tối thiểu. Từ khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường Tổng Công ty Muối gặp phải không ít khó khăn. Một mặt để tồn tại Tổng Công ty phải nâng cao sức cạnh tranh trước các đối thủ, tìm cách nâng cao chất lượng, giảm chi phí, xây dựng kế hoạch Marketing... mặt khác phải đảm bảo các chỉ tiêu xã hội mà nhà nước giao phó như giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống của diêm dân, thực hiện phòng chống bướu cổ toàn dân. Trong 10 năm qua sản lượng muối Việt nam có nhiều thay đổi theo chiều hướng giảm sút nhưng có một vài năm tăng đột biến. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau: Trong 10 năm qua trừ những năm thời tiết tốt, sản lượng muối có thể đạt tới 789.000 đến 800.000 tấn còn lại sản lượng trung bình xấp xỉ 525.000 tấn/năm. Sản lượng đó đủ tiêu dùng cho ăn và chế biến thực phẩm tiêu dùng trong nước. Bảng tốc độ tăng trưởng qua các năm Chỉ tiêu 11990 1991 11992 11993 11994 11995 11996 11997 11998 F1999 22000 Tốc độ %/năm trước 102,7 111,1 104,2 112,5 95,1 122,6 71,4 102,2 174 67.5 77,7 (Nguồn báo cáo thống kê của Tổng Công ty Muối) Từ năm 1990 đến 1993, 1996, 1997 sản lượng tương đối ổn định theo hướng tăng dần theo tốc độ chậm, tuy năm 1994 sản lượng kém hơn chỉ còn 95,1% so với năm 1996 nhưng sản lượng vẫn đạt 514.000 tấn. Sản lượng năm 1998 tăng chóng mặt là 174% so với năm 1997 đạt 800.000 tấn. Chứng tỏ năm 1998 muối bội thu, một năm thời tiết thuận hoà giúp sản lượng tăng nhanh chóng, nhưng sang tới năm 1999, 2000 sản lượng muối giảm liên tục. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là bắt đầu từ năm 1989 sản lượng giảm 349,5 tấn tức là giảm gần một nửa do cơ sở hạ tầng các đồng muối bị xuống cấp không được tu bổ thường xuyên nên dẫn đến năng suất thấp . Mặt khác thời tiết không thuận lợi cho sản xuất muối, mưa nhiều làm cho muối chảy nước, hàng sản xuất ra không bán được có khi còn phải chịu lỗ. Mặt khác do việc lưu thông muối không được tổ chức tốt, ước định giá mua cho người sản xuất không thỏa đáng không khuyến khích sản xuất muối. Chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước bỏ hẳn chế độ bao cấp hàng năm do đó sản xuất muối không được đầu tư, tích trữ, nhà sản xuất phải đi tìm các nguồn vay nợ, do đó hàng năm phải trả lãi suất cao. Nguồn vay để đầu tư quy mô sản xuất muối tương đối lớn, lợi nhuận thấp, vòng quay vốn chậm, từ đó tạo cho các doanh nghiệp “ sợ “ rủi ro cao. Do đó trong các năm 1998, 1996 quy mô sản xuất còn bị giảm đi. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân làm sản lượng bị thất thoát là do cơ sở hạ tầng, đồng muối bị xuống cấp nghiêm trọng. Đó chính là những nguyên nhân giảm sản lượng trên cả nước trong một thời gian dài. Qua tình hình sản lượng muối trong các năm tương đối thấp chỉ đủ tiêu dùng nội địa có vùng còn thiếu, số lượng xuất khẩu quá nhỏ bé so với tiềm năng. Chính vì vậy ngành muối đòi hỏi một sự quản lý thống nhất thông suốt, để tổ chức sản xuất lưu thông muối có hiệu quả . So sánh sản lượng giữa 2 miền thì sản lượng miền Nam thường cao hơn do áp dụng phương pháp phơi nước, còn miền Bắc áp dụng phương pháp phơi cát cho năng suất thấp hơn. Sự giảm sút sản lượng ở miền Bắc trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường làm tăng những biến động sâu sắc và phức tạp mới. Do có chênh lệch giá trong kinh doanh nên ngày càng có nhiều tổ chức và cá nhân bỏ vốn tham gia mua bán muối. Luồng lưu thông từ phía Nam ra ngoài Bắc với số lượng lớn, trong khi đó tại thị trường miền Nam muối không đủ cung cấp cho các nhà sản xuất công nghiệp nên họ phải nhập khẩu muối từ nước ngoài (năm 1995 Công ty Vedan nhập 20.000 tấn từ úc, năm 1996 tiếp tục nhập từ 50.000 - 70.000 tấn cho nhu cầu sản xuất ). Theo số liệu thống kê của Tổng Công ty Muối Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì nhu cầu muối ăn là 480.000 tấn/năm, nhu cầu muối nguyên liệu cho sản xuất là 250.000tấn/năm, cho xuất khẩu 50.000tấn/năm. Nhu cầu cho sản xuất và xuất khẩu ngày càng có xu hướng tăng lên. Nhưng trong thực tế Tổng Công ty Muối mới chỉ đáp ứng khoảng 40-42% nhu cầu tiêu dùng cho cả nước trong đó các tỉnh phía Bắc là 62,5 %, đáp ứng nhu cầu muối công nghiệp phục vụ cho sản xuất là 80% cho xuất khẩu chỉ đạt 15%, phần còn lại của thị trường do tư nhân đảm nhiệm. Về muối Iốt cho các tỉnh miền núi, vùng cao khá ổn định trong những năm qua. Tuy nhiên sản lượng muối cung cấp cho miền núi chững lại năm 1997 và có nguy cơ hạ thấp. Thị trường miền núi vốn là thị trường của Tổng Công ty nhưng hiện tại rất nhiều tư nhân làm giảm muối Iốt, làm giả bao bì nhãn mác, ruột bên trong là muối thường, trọng lượng không được đảm bảo. Vì vậy lượng muối Iốt giả giá rất thấp, các tư thương tìm mọi cách đưa lên miền núi cạnh tranh với Tổng Công ty. Với kế hoạch muối Iốt cho đồng bằng có xu hướng tăng lên, năm 1995 Tổng Công ty chỉ đạt được 20% so với kế hoạch. Đây là lý do khách quan có quan hệ tới tâm lý khách hàng, đặc điểm của thị trường này là thói quen dùng muốt trắng, việc vận động tuyên truyền không thể trong chốc lát làm họ thay đổi sang sử dụng muối Iốt được. Tuy nhiên sau một quá trình vận động tuyên truyền về tính hữu ích của sản phẩm muối Iốt gíup mọi người phòng chống bệnh đần độn do thiếu Iốt thì thị trường này đã chấp nhận dùng sản phẩm muối Iốt của Tổng Công ty. Nhưng để giành lại thị trường muối Iốt ở đồng bằng Tổng Công ty phải nâng cao sức cạnh tranh trước tư nhân. Tổng Công ty mới chiếm được 40% thị phần thị trường còn lại mà tư thương chiếm dụng. Việc nâng cao ý thức cho khách hàng không nên ham rẻ mà mua muối giả cần phải được triển khai, khi Tổng Công ty tiến hành quảng cáo tiếp thị. Nhưng bên cạnh đó Tổng Công ty tìm mọi cách hạ thấp chi phí, giảm giá thành để phục vụ nhu cầu người dân được tốt hơn. 1.3.2. Mạng lưới tư thương và sự trôi nổi của thị trường muối Từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường có rất nhiều thành phần xuất hiện và lớn mạnh. Đặc biệt trong đó có ngành muối đã có một lực lượng tư thương cùng tham gia cạnh tranh với các Doanh nghiệp Nhà nước họ đã khống chế được một phần thị trường Nhưng sự cạnh tranh diễn ra gay gắt một cách khá tự nhiên bởi vì sự buông lỏng quản lý của Nhà nước. Quá trình cạnh tranh diễn ra giữa tư nhân với Tổng Công ty Muối và giữa Tổng Công ty Muối với các đơn vị thành viên. Tuy nhiên đối tượng chịu tác động sâu sắc nhất bởi sự trôi nổi của thị trường muối chính là người sản xuất muối. Người dân sản xuất khi bán sản phẩm của mình thì không bán được giá cao, nếu có bán được giá cao tại thì nguồn lợi do sản xuất muối cũng không đủ để cho họ trang trải đủ cuộc sống (Thu nhập bình quân của một người làm muối là 90.000/người/tháng). Nhìn chung người sản xuất luôn trong tình trạng muốn bán nhanh sản phẩm sau mỗi mùa thu hoạch, đa số là bán cho tư thương. Giá muối bán trên thị trường không theo sự điều khiển của Tổng Công ty Muối. Hơn nữa số lượng sản phẩm không phải là nhỏ, chính vì vậy nó tạo thành tảng băng trôi trên thị trường. Trong những năm đầu của cơ chế thị trường do chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý và lưu thông muối đã tạo ra những khe hở cho tư thương hoành hành, giá cả lên, xuống một cách tự do. Tư thương ép giá ngay tại đồng muốí, khi mà Tổng Công ty Muối chưa thực hiện xong kế hoạch thu mua thì họ có thể trả một giá cao hơn. Đôi khi do cuộc sống quá khó khăn diêm dân đành phải bán với giá dẻ cho tư thương. Trong quá trình cung cấp muối bán trên thị trường họ lại phá giá của Tổng Công ty Muối để bán với mức giá thấp hơn. Sự trôi nổi của giá cả làm cho thị trường muối vô cùng khó khăn: nơi quá thừa muối và nơi quá thiếu. Muối là sản phẩm rất đặc biệt, gặp mưa hoặc thời tiêt ẩm ướt và độ ăn mòn rất lớn. Vì thế muối đòi hỏi cách bảo quản rất cẩn thận từ bao bì đến kho dự trữ phải có những điều kiện riêng. Khi một phần lớn lượng muối đã rơi vào tay tư thương thì chất lượng trọng lượng muối hoàn toàn không được bảo đảm theo những quy định của ngành. Muốn đua muối vào guồng máy có hiệu quả, điều hoà muối giữa các vùng, tránh tình trạng nơi quá ứ đọng muối nơi lại quá thừa muối thì các doanh nghiệp sản xuất phải có sự quản lý của Nhà nước. Thời gian qua chúng ta hoàn toàn thả lỏng thị trường muối các doanh nghiệp tư nhân. nhóm kinh doanh ồ ạt phát triển tìm mọi cách bán nhiều muối nhất dẫn đến chỉ chú trọng thị trường có thu nhập cao mà bỏ qua thị trường khác. Chính vì vậy tạo ra sự mất cân đối khi phân phối muối cho các vùng đồng bằng và miền núi.Hơn nữa còn tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp do đó nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà nước. 2. Thị trường của công ty xuất nhập khẩu: 2.1. Thị trường đầu ra: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối là công ty trực thuộc Tổng công ty Muối VN do vậy Công ty có nhiều điểm bán hàng rộng khắp cả nước cùng với nó công ty hoạt động theo cơ chế chính sách của Nhà nước Thị trường truyền thống: Đặc điểm của thị trường này các khách hàng có nhu cầu lớn, tương đối ổn định, có quan hệ lâu dài với Công ty. Đó là các Công ty kinh doanh Muối ở Miền bắc như Công ty Muối Thanh Hoá, Công ty Muối Nghệ An, Công ty Muối Hà Tĩnh, Nhà máy hoá chất Việt trì... Nhưng do đặc điểm sản xuất Muối ở Miền Bắc theo mùa vụ từ tháng 5 đến tháng 9 các Công ty Muối này tập trung vào thu mua Muối của Nông dân làm muối ở MB. Thị trường tiềm năng: Đó là các khách hàng đang và sẽ có nhu cầu nhưng chưa được đáp ứng, khách hàng này tập trung chủ yếu ở MN. Là một công ty xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Muối Việt Nam Công ty liên tục tìm cách khai thác thị trường này, nhưng do thị trường này mấy năm gần đây việc tư thương phá giá, ép giá do vây làm cho thị trường muối bị mất kiểm soát nhất là tập trung ở MN Khách hàng mua buôn: Thường là các tổ chức mua với số lượng nhiều trong một lần, tổng giá trị một lần mua có phương thức đa dạng (chuyển khoản, séc, tiền mặt. ..) số khách hàng này chủ yếu là khách hàng của tổng công ty muối trước đây và nay đã đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào doanh thu bán hàng của Công ty. Khách hàng mua lẻ: loại khách hàng này hầu như là không có, nếu có chỉ chiếm một lượng không đáng kể vì theo như phương thức bán hàng của công ty là bán hàng trực tiếp tại cảng.. 2.2 Thị trường đầu vào: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành muối là một công ty mới được thành lập do vậy không thể tránh khỏi sự không am hiểu về thị trường nhập khẩu. Nhưng với sự cố gắng và nỗ lực của cán bộ công nhân viên công ty, nay công ty đã tìm cho mình thị trường nhập khẩu tương đối ổn định và phù hợp với công ty. Thị trường đó là ấn Độ, đây là một trong đất nước có số giờ nắng cao trên thế giới cùng với nó là số diện tích đất liền tiếp xúc với biển tương đối cao do vậy hàng năm sản lượng muối được thu hoạch tương đối cao. Nhưng điều khác biệt ở thị trường này là thiệt độ trung bình cao, và số giờ nắng trong một nhiều do vậy phương pháp thu hoạch muối ở đây chủ yếu sử dụng phương pháp phơi nước là chủ yếu, do sử dụng phương pháp này nên tạo ra muối có chất lượng cao, có thể sử dụng cho muối công nghiệp, từ đó có thể cung cấp lượng muối công nghiệp đang thiếu ở nước ta. Điều khác biệt lớn giữa muối nhập ở ấn độ và muối ở Việt Nam là độ mặn của muối ấn độ cao hơn so với ở Việt Nam điều mà do tư nhiên đem lại cho ấn độ. Độ mặn rất quan trọng đối với Muối sử dụng trong công nghiệp, bởi lẽ nó tạo ra sự rôi muối (1 kg Muối ấn độ bằng 1.21 kg Muối Việt Nam nếu tính theo độ mặn) Bên cạnh sự khác biệt về độ mặn của muối, còn có sự khác biệt đáng kể đó là độ rắn của Muối. Do có nhiệt độ cao và số giờ nắng trong ngày cao nên tạo ra Muối có độ rắn cao, có thể chịu tác động của không khí và điều kiện môi trường tốt hơn so với Muối ở Việt Nam (muối Việt nam có độ lỏng cao do vậy dễ tan trong không khí). Đây là điều rất quan trọng đối với công ty xuất nhập khẩu cũng như đối với các nhà sản xuất Muối vì nó quyết định đến độ hao hụt của Muối trong quá trình vận chuyển cũng như trong quá trình dự trữ bảo quản. 3. Thực trạng hiệu quả XNK của công ty XNK. 3.1. Hiệu quả về kinh tế xã hội Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối hoạt động kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở trước hết là mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho nền kinh tế quốc dân sau nữa là mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho bản thân Công ty. Một hoạt động kinh doanh mà chỉ mang lại hiệu quả cho bản thân Công ty mà lại ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế xã hội thì hoạt động kinh doanh đó sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Đất nước ta là một nước có tỷ lệ người mắc bệnh bưới cổ cao ( 95% dân số) con đường đưa Iốt vào cơ thể tốt nhất là chộn với Muối. Như phân tích ở trên, mấy năm gần đây lượng Muối không đủ để đáp ứng hết nhu cầu cả về Muối ăn, Muối công nghiệp.. do vậy việc nhập Muối là công việc hết sức quan trọng nhất là nhập Muối Công nghiệp đáp ứng nhu cầu một cách tốt hơn. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về muối cho khách hàng công ty đã góp phần không nhỏ cùng với Tổng công ty Muối Việt nam trong việc bình ổn giá Muối trong cả nước, và ngày càng lấy lại thế mạnh của Nhà nước trong việc điều phối muối cho vung sâu, vùng xa.. Công ty XNK đã quán triệt được đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế xã hội, trong đường lối chính sách của Nhà nước, việc hoạt động nhập khẩu của công ty không những không ảnh hường xấu đến hiệu quả kinh tế xã hội mà lại có tác đống tốt cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội bằng sự đóng góp của hoạt động nhập khẩu và thực thi những chính sách của Nhà nước Do đáp ứng được những đòi hỏi mà Nhà nước đề ra nên hoạt động nhập khẩu của Công ty cũng được Nhà nước hết sức khuyến khích. Sự khuyến khích đó thể hiện trong việc giảm thuế nhập khẩu. Tóm lại, Công ty XNK tổng hợp ngành Muối ngoài việc tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu cho chinh công ty còn đem lại hiệu quả cho nền kinh tế xã hội, góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước, đẩy nhanh quá trình tiến lên XHCN 3.2.phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty XNK tổng hợp ngành Muối. 3.2.1. Phân tích thực trạng doanh thu. 3.2.1.1. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu. Nhân tố thị trương trong nước và ngoài nước. * Yếu tố khách quan -Tình hình quan hệ chính trị và kinh tế giữa nước ta và các nước - Phụ thuộc và chính sách bảo hộ mậu dịch của cả hai nước. - Phụ thuộc vào nhù cầu có khả năng thanh toán của thị trường: muốn tăng doanh thu bán hàng XNK Công ty không thể quan tâm đến nhu cầu của thị trường nước ngoài một cách chung chung mà phải quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán * Yếu tố chủ quan. - Khả năng tiếp thị kếm, đánh giá sai về thị trường - Uy tín kinh doanh nhập khẩu (uy tín thấp cho nên hạn chế khả năng xâm nhập thị trường kinhdoanh trong và ngoài nước). Nhân tố chất lượng hàng hoá. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng tới doanh thu và tốc độ lưu chuyển hàng hoá XNK, hàng hoá chất lượng xấu, chẳng những khó bán và bán với giá thấp, làm ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng nói chung, ngoài ra còn ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh của công ty Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty như hệ thống kho tàng, mặt bằng kinh doanh, máy móc trang thiết bị phục vụ kinh doanh, phương tiện vận chuyển và quan trọng nhất là khả năng tài chính phục vụ cho kinh kinh doanh XNK. Nhân tố giá cả hàng NK Giá cả hàng hoá NK ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và tốc độ lưu chuyển hàng hoá. Định giá bán hàng NK, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá, thu hút khách hàng về mình, nhưng định giá quá thấp có thể ảnh hưởng tới doanh thu và hiệu quả kinh doanh XNK Tuy nhiên định giá cao trong điều kiện chất lượng hàng hoá thấp, hàng sẽ bán chậm, dự trữ lớn, doanh thu bán hàng ít, tốc độ luân chuyển hàng hoá chậm. Nhân tố con người: Bao gồm các yếu tố như trình độ quản lý tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu, trình độ am hiểu thị trường trong và ngoài nước, khả năng tiếp thị, kinh nghiệm thực tiễn kinh doanh, trình độ ngoại ngữ... Theo kinh nghiệm năng lực kinh doanh của cán bộ, là một nhân tố rất quan trọng, có những công ty vốn ít, cơ sở vật chất kinh doanh không nhiều nhưng nhờ cán bộ biết kinh doanh mà doanh số tăng, lợi nhuận nhiều, gây được uy tín với các khách hàng trong nước và nước ngoài, Các nhân tố khác: như cơ chế quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu của VN, chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu như chinh sách tín dụng, quản lý ngoại hối.. . 3.2.1.2. Phân tích doanh thu Là một công ty xuất nhập khẩu tổng hợp mới thanh lập chưa được lâu do vậy số lượng mặt hàng nhập cũng như xuất khẩu không được đa dạng đi liền với nó là lượng doanh thu bán hàng thu về không được nhiều. ở đây ta chỉ đi vào phân tích doanh thu bán hàng nhập khẩu là chủ yếu và mặt hàng nhập khẩu là Muối. được thể hiện qua bảng số liệu sau. Bảng I: Bảng doanh thu bán hàng nhập khẩu của Công ty XNK. Chỉ tiêu Kế hoạch (Q0P0) Thực hiện (Q1P1) Tỷ lệ hoàn thành KH Bán hàng NK 7500 7290 0.972 (-0.028) Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty XNK đã không hoàn thành kế hoạch đặt ra * Giảm - 2.8% doanh thu bán hàng so với kế hoạch ứng với 7500 - 7290 = 210 (triệu đồng) Ta thấy doanh thu của công ty đạt 7290 triệu đồng / năm qua đây ta không ta không thể Công ty có lợi nhuận hay không, ở đây chỉ cho ta biết được mức độ hoành thành kế hoạch được bao nhiêu phần chăm. Để tìm hiểu nguyên nhân doanh thu bán hàng nhập khẩu không hoàn thành kế hoạch ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn (phương pháp náỷ dụng để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích trong trường hợp các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ phụ thuộc với nhau và tác động đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích một cách đồng bộ được biểu thị bằng một phương trình kinh tế). Nguyên nhân do khối lượng hàng hoá: Bảng II. Bảng phân tích nguyên nhân giảm doanh thu Chỉ tiêu Kế hoạch (Q0P0) Thực hiện (Q1Po) Tỷ lệ hoàn thành KH Bán hàng NK 7500 6900 0.92% (- 0.08) Qua bảng phân tích về mức độ ảnh hưởng của khối lượng ta thấy Q1P1 Q1P0 Q1P1 6900 7290 = * = 0.028 = * = 0.92 * 1.056 Q0P0 Q0P0 Q1P0 7500 6900 Theo phương pháp thay thế liên hoàn ta thấy khối lượng hàng hoá bán ra của công ty giảm 100

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0534.doc
Tài liệu liên quan