Mục lục
Lời mở đầu
Chương I : Tổng quan vềcảng hàng không sân bay
I.1.2 Những đặc điểm kinh tếchủyếu của cảng hàng không
I.2. Sơlược vềsựhình thành và phát triển của cảng hàng không
I.3. Đặc đi ểm quản lí và khai thác cảng hàng không
I.4.Các hoạt động trong cảng hàng không.
I.4.1. Các hoạt động hàng không:
I.4.2. Các hoạt động phi hàng không
I.5. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả, khai thác cảng hàng không
I.5.1. Giá thành tổng hợp
I.5.2. Năng suất lao động
I.5.3. Hiệu quảvốn đầu tư đã sửdụng
I.5.4. Năng lực tạo thu nhập
I.5.5. Tổng doanh lợi
I.6. Vai trò của cảng hàng không đối với nền kinh tế
I.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác cảng hàng không
I.7.1. Các nhân tốthuộc môi trường vĩmô
I.7.2. Các nhân tốthuộc môi trường vi mô
I.8. Xu hướng phát triển cảng hàng không trong tương lai
I.8.1. Khai thác ưu thếvịtrí địa lý của cảng:
I.8.2. Thu hút hãng vận chuyển, hành khách thông qua cảng:
I.8.3.Đầu tư, xây dựng mởrộng cảng hàng không
2
I.8.3.Đầu tư, xây dựng mởrộng cảng hàng không
I.8.4. Tổchức kinh doanh khai thác cảng
I.8.5. Điều phối hoạt động tại cảng hàng không
I.8.6.Thực tếtại một sốcảng hàng không trên thếgiới
3
Chương ii: Thực trạng quản lí và khai thác
cảng hàng không quốc tếNội Bài
II.1. Sựhình thành và phát triển cảng hàng không quốc tếNội Bài
II.1.1. Cơsởpháp lý đểtriển khai công tác quản lý Nhà nước chuyên
ngành hàng không đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Cảng bao
gồm:
II.1.2. Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không đối với hoạt động
của các Doanh nghiệp
II.2. Cơsởhạtầng và năng lực thông qua tại cảng hàng không quốc tế
Nội Bài.
II.2.1.Hệthống các công trình khu bay
II.2.2.Hệthống các công trình khu nhà ga :
II.2.3.Hệthống các công trình giao thông tại cảng
II.3. Thực trạng quản lí và khai thác cảng hàng không quốc tếNội Bài
trong 3 năm (1998-1999-2000)
II.3.1. Thực trạng quản lí cảng hàng không quốc tếNội Bài trong 3 năm
(1998-1999-2000)
II.3.2. Thực trạng khai thác cảng hàng không quốc tếNội Bài
II.3.3. Một sốnội dung chính trong quy định vềgiá tại Cảng hàng
không quốc tếNội Bài hiện nay
II.3.4. Một sốnội dung chính trong quy định vềgiá tại Cảng hàng
không quốc tếNội Bài hiện nay
II.3.5. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của một sốcảng hàng không
II.3.6. Một sốkết luận vềthực trạng quản lý và khai thác Cảng hàng
không quốc tếNội Bài những năm qua:
4
II.4. Phân tích kết quảcác hoạt động khai thác cảng hàng không quốc
tếNội Bài trong 3 năm (1998-1999-2000)
II.5. Đánh giá hiệu quảtrong quản lý và khai thác cảng hàng không
quốc tếNội Bài
II.6. Những tồn tại cần khắc phục trong thực hiện quản lý và khai thác
cảng hàng không quốc tếNội Bài
Chương iii: một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản lý và khai
thác cảng hàng không quốc tếNội Bài.
III.Cảng phải có cơcấu tổchức hợp lý theo mô hình thương mại
III.1/ Cảng cần khai thác hết công suất
III.2/ Nâng cao chất lượng dịch vụ– yêu cầu không thểthiếu của CHK.
III.3/ Cảng HKQT Nội Bài nên đẩy mạnh công tác Marketing:
III.4./ Một sốkiến nghịvềhệthống văn bản pháp lý:
III.4.1 Phương hướng:
III.4.2 Hệthống văn bản quản lý cảng khai thác nhà ga (thuộc thẩm
quyền
III.4.2.1 Lĩnh vực điều hành khai thác
III.4.2.2 Lĩnh vực quản lý khai thác kỹthuật
III. 4.2.3 Qui định vềquản lý khai thác thương mại
III.4.3 Phương pháp tiến hành :
III. 5 Một sốkiến nghịvềtổchức quản lý của cảng
III. 5.1 Cơchếtổchức và quản lý:
5
III.5.2 Tổchức hoạt động điều hành khai thác:
III. 6. Các giải pháp đồng bộkhác.
Kết luận chung.
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3651 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng hàng không Nội Bài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãng phí rất lớn
đối với những công trình "không có khả năng" được sử dụng hết công suất.
Khu ga là một trong những khu công trình quan trọng bậc nhất đối
với cảng hàng không và có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, chất lượng phục vụ
của Cảng, nhưng sau năm 2001 mới được đưa vào khai thác. Trong giai
đoạn 1998-2000 vẫn phải sử dụng hệ thống nhà ga cũ không đáp ứng công
suất giờ cao điêmr của cảng hàng không.
Cơ sở hạ tầng trong ba năm trước đây không đồng bộ đáp ứng năng
lực vận tải hàng không qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
51
II.3. Thực trạng quản lí và khai thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài
trong 3 năm (1998-1999-2000)
II.3.1. Thực trạng quản lí cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong 3 năm
(1998-1999-2000)
Cảng hàng không Nội Bài do đặc điểm là vừa hoạt động công ích vừa
kinh doanh cho nên nguồn thu của cảng rất phong phú và đa dạng gồm rất
nhiều khoản thu bên cạnh đó để đảm bảo cho cảng hoạt động một cách
thông suốt và liên tục thì nguồn vốn và chi phí cho cảng là quá lớn, vì vậy
việc quản lý và khai thác cảng phải đem lại hiệu quả cao nhất, khai thác tối
đa các nguồn thu cân đối thu chi cho cảng.
Trong thời kỳ đầu, trước năm 1993, hàng không dân dụng được xem
là ngành kinh tế phục vụ lợi ích công cộng với 100% vốn của nhà nước và
chịu sự kiểm soát toàn diện và nghiêm ngặt của nhà nước. Trong giai đoạn
đó, sân bay quốc tế chưa đem lại nguồn thu trực tiếp lớn, hoạt động vận tải
còn hạn hẹp, các yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng còn đơn giản, vì vậy nhà
nước hoàn toàn có khả năng đảm bảo, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn từ
ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp vận tải hàng
không và kết cấu hạ tầng. Do đó, trước đây các khía cạnh kinh tế đối với
bản thân ngành hàng không dân dụng ít được lưu tâm đến.
Sau năm 1993, tình hình thay đổi về căn bản. Khả năng tạo nguồn thu
ngày càng tăng lên, trong khi đó tổng số vốn cần thiết để đầu tư phát triển
trang thiết bị cũng ngày càng tăng vượt quá khả năng của ngân sách nhà
nước. Vì vậy, các quan điểm về tài chính đối với hàng không dân dụng cũng
có nhiều biến đổi căn bản. Hoạt động sân bay vừa có các nguồn thu thương
mại, vừa có các nguồn thu phi thương mại mặc dù nguồn thu thương mại
52
chỉ là con số rất nhỏ trong tổng nguồn thu của cảng hàng không quốc tế Nội
Bài.
Đáp ứng với nền kinh tế thị trường hiện nay, cảng hàng không quốc
tế Nội Bài đã có định hướng kinh doanh nhiều hơn, cố gắng tạo thêm các
nguồn thu và lợi nhuận của mình từ các hoạt động thương mại hoặc phi
hàng không. Việc tăng cường định hướng kinh doanh đối với hoạt động
cảng hàng không đã cải thiện phần nào tình trạng tài chính đối với cảng
hàng không hiện nay, tăng thêm nguồn thu và tăng tích luỹ để tái đầu tư
phát triển.
Việc chuyển các cụm cảng hàng không sân bay từ đơn vị sự nghiệp
có thu thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, ngày 11-3-1999
Bộ tài chính có thông tư số 27/1999/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài
chính đối với các cụm cảng hàng không ( doanh nghiệp công ích) có nêu : “
Ngoài nhiệm vụ hoạt động công ích, các cụm cảng hàng không có quyền tổ
chức hoạt động kinh doanh thêm theo điều lệ hoạt động, phù hợp với khả
năng của mình và nhu cầu của thị trường”.
Cũng tại Thông tư trên, Bộ Tài chính quy định: Doanh thu của CHK
quốc tế Nội Bài gồm doanh thu từ hoạt động công ích, doanh thu từ hoạt
động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác cũng như quy định chi phí
như sau:
Doanh thu từ hoạt động công ích gồm:
- Thu phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất
- Thu điều hành hạ cất cánh tàu bay, thu sử dụng sân đậu tàu bay
- Thu phục vụ hành khách,thu cho thuê quầy làm thủ tục hành khách
- Thu nhượng quyền khai thác
- Thu cho thuê trang thiết bị chuyên ngành,Thu soi chiếu an ninh
- Thu cung cấp dịch vụ bổ sung điều hành bay quá cảnh
53
- Thu cho thuê mặt bằng tại nhà ga hàng không
- Thu cho thuê mặt bằng ngoài nhà ga, Thu cho thuê mặt bằng quảng cáo
- Thu sân đậu ô tô
- Thu khác
- Thu phí và lệ phí ( nếu có)
Chi phí hoạt động công ích gồm:
- Chi tiền lương và các khoản phụ cấp
- Chi BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn
- Chi phí NVL, nhiên liệu, động lực
- Chi mua sắm công cụ lao động
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Sửa chữa lớn TSCĐ
- Chi phí bảo quản, sửa chữa thường xuyên TSCĐ
- Chi đào tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyên ngành
- Chi quản lý đảm bảo hoạt động
- Chi phí bay hiệu chuẩn các thiết bị
- Chi tiền thuế đất
- Chi phí khác có liên quan
CHK cũng như bất kể doanh nghiệp nào, doanh nghiệp kinh doanh
hay doanh nghiệp công ích cũng đều có mục tiêu lợi nhuận và tăng doanh
thu. CHK quốc tế Nội Bài thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác cảng hàng
không nhằm cung ứng các dịch vụ hàng không, dịch vụ công cộng theo
chính sách của nhà nước, theo kế hoạch nhà nước giao và theo giá do nhà
nước quy định, thực hiện chế độ tài chính do nhà nước quy định. Bên cạnh
đó CHK cũng phải xác định chiến lược phát triển, mở rộng thị trường, lựa
chọn các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ, không ngừng cạnh tranh ở thị
54
trường trong nước, quốc tế và quan tâm đến các lĩnh vực như chất lượng
dịch vụ, đa dạng hoá các hoạt động tạo doanh thu để tăng năng lực sinh lợi,
tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tăng khả năng doanh thu.
II.3.2. Thực trạng khai thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Các đối tượng tham gia khai thác CHK quốc tế Nội Bài
Nguồn thu Đối tượng thu
1/ Thu nhập hàng không (vận chuyển)
Lệ phí phục vụ hành khách Hành khách đi máy bay
Phí cất hạ cánh, đậu lại Các hãng hàng không
Thu thuê bao mặt bằng sân đỗ Các hãng hàng không
Phí thuê thiết bị xử lý hành khách, hành lý Các hãng hàng không
Phí phục vụ khai thác thương mại Các hãng hàng không
Phí hải quan- công an cửa khẩu Các hãng hàng không
2/ Thu nhập phi hàng không ( thương mại )
Thuê mặt bằng nhà ga Các cty thuê mặt bằng
Phí nhượng quyền khai thác Các cty được nhượng quyền
Thu sân đỗ ôtô Cty NASCO
Thu quảng cáo Cty NASCO
Thu cung cấp điện, nước Cty hoạt động tại cảng
Trên mặt bằng cảng hàng không quốc tế Nội Bài có nhiều đơn vị
tham gia hoạt động kinh doanh khai thác, cung ứng dịch vụ cho hoạt động
đồng bộ của cảng hàng không dưới sự giám sát của cảng hàng không quốc
tế Nội Bài.
Các đơn vị đó là:
55
+ Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng: chịu trách nhiệm
quản lý đất đai, tài sản khu ga, khu bay, đường giao thông nội cảng,
các công trình phụ trợ như cấpF điện, cấp thoát nước, điều hành cất hạ
cánh tại sân, tham gia phục vụ bay quá cảnh, đảm bảo an ninh an toàn
chuyên ngành hàng không và khu vực, là chủ đầu tư các công trình
cảng.
+Trung tâm quản lý bay dân dụng Hà Nội, một đơn vị của trung tâm
quản lý bay chịu trách nhiệm cung ứng các dịch vụ không lưu phối hợp
các cơ quan quản lý nhà nước điều hành bay trong vùng tiếp cận và
trong công tác an toàn khẩn nguy.
+Các cơ quan quản lý biên giới: Hải quan, công an cửa khẩu, kiểm
dịch, Thuế vụ thực hiện chức năng nhiệm vụ theo luật phát, tổ chức
các hoạt động thủ tục hành chính.
+Các đơn vị kinh doanh:
Tổng công ty hàng không Việt Nam và các xí nghiệp , công ty thành
viên hạch toán độc lập trong dây truyền dịch vụ đồng bộ:
-Xí nghiệp A75 cung ứng dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật máy bay
-Xí nghiệp xăng dầu và xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài
-Xí nghiệp liên doanh xuất ăn cung ứng xuất ăn cho hành khách
máy bay quốc tế và Hãng hàng không Việt nam Arilines
-Liên doanh kho hàng hoá cung ứng các dịch vụ hàng hoá
-Công ty NASCO khai thác các dịch vụ thương nghiệp, vận tải,
bán hàng miễn thuế...
1/ Khai thác các dịch vụ hàng không
a. Các dịch vụ liên quan đến máy bay cất hạ cánh
Đây là nguồn thu lớn của CHK, mặc dù tỉ trọng của nó có xu hướng
tăng dần những năm gần đây nhưng vẫn còn lớn so với tổng doanh thu,
56
so với các CHK thương mại lớn trên thế giới (thường chỉ chiếm tối đa
từ 20%-30%). Sau năm 2001, khi các cơ sở hạ tầng được phát triển
đồng bộ sân lăn, đường cất hạ cánh, sân đỗ, nhà ga T1,... tạo ra năng
lực mới đáp ứng yêu cầu của nhiều máy bay lớn, hiện đại hơn thì CHK
Nội Bài sẽ có nhiều cơ hội cho máy bay của các hãng hàng không chọn
làm điểm dừng. Lúc đó, khả năng tạo nguồn thu phi hàng không là
điểm chính để thu hút các công ty hàng không cũng như khách hàng
bay đến.
b. Dịch vụ liên quan đến máy bay quá cảnh
Nhiều máy bay bay qua vùng trời thuộc quyền quản lý của FIR Hà
Nội nhưng không hạ cánh xuống cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Tuy vậy cảng vẫn cung cấp các dịch vụ hạ cánh khẩn cấp, khẩn nguy,
máy bay lâm nạn theo nghị định thoả thuận ký kết giữa Việt Nam với
các hãng hàng không. Những dịch vụ này chỉ chuẩn bị cho những khó
khăn phát sinh khi máy bay bay qua nhằm đảm bảo an toàn cho máy
bay, hành khách và phí này tính cho mỗi lượt máy bay.
c. Các dịch vụ liên quan đến hành khách
Mức lệ phí phục vụ hành khách được tính theo hành khách, mức
thu theo quốc tịch hành khách (trong nước hay nước ngoài) và tuyến
bay nội địa hay quốc tế. Mức thu từ năm 1998 tăng cơ bản là do tăng lệ
phí thu.
Tham gia phục vụ hành khách có các cơ quan kiểm soát nhà
nước sau đây:
-Hải quan
-Công an cửa khẩu
-An ninh hàng không
57
Các thủ tục đối với hành khách đi máy bay như kiểm tra vé, cân
hành lý, phát thẻ lên máy bay, thẻ hành lý do các hãng hàng không
cung ứng, phục vụ. Các đơn vị tham gia quá trình xử lý hành khách
không phải với tư cách là người thuê nhượng thì phải trả phí thuê mặt
bằng, nhượng quyền khai thác theo qui định.
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài còn cung ứng các dịch vụ kiểm
tra an ninh, soi chiếu hành khách và hành lý. Dịch vụ này do lực lượng
an ninh hàng không đảm nhận. Mức giá được tính theo hành khách và
hàng hoá. Các hãng hàng không phải trả phí sử dụng dịch vụ này, còn
hành khách đi trên chuyến bay phải mua lệ phí sân bay.
Các dịch vụ công cộng mà Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
cung ứng gồm: Bảo đảm cơ sở vật chất cho hành khách và các đơn vị
hoạt động trên cảng như nhà ga và dịch vụ tại ga như điện, nước,
chiếu sáng, vệ sinh, y tế,...
Một số dịch vụ khác (băng truyền tải hành lý, màn hình thông
báo bay, máy soi an ninh,...) do cảng hàng không cung ứng và các công
ty hàng không trả phí.
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn thu từ phí phục vụ hành
khách chiếm tỉ lệ đáng kể trong nguồn thu và ổn định trong thời gian
qua ở mức 30% tổng doanh thu hàng năm (so với khoảng 20% ở nhiều
cảng hàng không châu Âu). Mức tăng doanh thu này gắn liền với mức
tăng phí thu từ hành khách. Số liệu thống kê cho thấy lệ phí phục vụ
hành khách, hành lý có tỷ lệ tăng ổn định hàng năm khoảng trên 11%.
2/ Khai thác các hoạt dịch vụ phi hàng không
Đối tượng chính để thu hút nguồn tạo doanh thu phi hàng không
là hành khách đi máy bay. Hiện nay, những tổ chức cá nhân kinh
58
doanh trên hoạt động kinh doanh tại cảng có thể được chia làm hai
nhóm:
-Nhóm I: Các công ty hàng không, đảm bảo các hoạt động như
việc xử lý máy bay, dịch vụ cọ rửa máy máy bay, cung cấp xăng dầu
cho các máy bay.
- Nhóm II: Gồm các công ty còn lại làm dịch vụ đưa vận chuyển
hành khách đi và đến sân bay bằng các phương tiện tắcxi, xe bus,..
dịch vụ ngân hàng, bưu điện.
-Nhóm II: Gồm các công ty còn lại làm dịch vụ đưa vận chuyển
hành khách đi và đến sân bay bằng các phương tiện tắcxi, xe bus,..
dịch vụ ngân hàng, bưu điện.
Ngoài ra, cảng hàng không quốc tế Nội Bài còn cung ứng các
dịch vụ cho các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh tại cảng gồm:
- Dịch vụ nhượng quyền kinh doanh khai thác: Cảng cho phép
một số công ty theo sự cho phép của Cục HKDD kinh doanh trên cảng
và thu lệ phí các đơn vị kinh doanh này (1% doanh thu / năm và được
áp dụng từ 10/1997).
- Dịch vụ cho thuê mặt bằng: cung ứng diện tích để kinh doanh,
cung ứng sân đỗ ôtô, diện tích cho thuê quảng cáo.
- Dịch vụ điện nước .
Dịch vụ đối với công ty cung cấp xăng dầu (thu 1$/ 1tấn).
Biểu 1: Lưu lượng vận chuyển hành khách - hàng hoá tại
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài giai đoạn 1998-2000
59
Các chỉ tiêu
Đơn vị
tính
1998 1999 2000
Hành khách đi - đến:
Quốc tế:
Nội địa:
Khách
1.614.424
529.449
1.084.975
1.695.145
555.921
1.139.224
1.839.232
603.174
1.236.058
Hàng hoá, hành lý, bu
kiện đi - đến:
tấn 54.420 62.583 69.905
Số lần CHC Lượt 7.624 chuyến 7.777 chuyến 8.010 chuyến
(Nguồn: Cục Hàng không dân dụng Việt Nam).
Qua biểu trên cho ta thấy từ năm 1998-2000 do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế Châu á cho nên sản lượng hành khách hàng hoá cũng
như số lần CHC của máy bay tăng rất chậm hầu như không đáng kể qua các
năm số hành khách thông qua cảng năm 1999 tăng 1,05 lần so với năm 1998
năm 2000 tăng 1,085 lần so với năm 1999. Hàng hoá, hành lý thông qua
cảng năm1999 tăng 1,15 lần so với năm1998, năm 2000 so với năm 1999.
Số lần CHC năm 1999 tăng 1,02 lần so với năm 1998, năm 2000 tăng 1,03
lần so với năm 1999.
Nhìn chung sản lượng vận chuyển của cảng hàng không quốc tế Nội
Bài tuy tăng không đáng kể nhưng so với các nước trong khu vực Châu á thì
đó lại là một thành không lớn bởi vì trong thời gian đó hầu như các cảng
hàng không trong khu vực đều có sản vận chuyển tăng trưởng âm, đó thời
cơ rất tốt để cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhanh chóng hoàn thiện mình
để thu hút khách hàng và các hãng hàng không đến với cảng tạo ra những
nguồn thu lớn cho cảng.
60
Biểu 2: Tổng hợp doanh thu - chi phí của CHK Nội Bài
năm 1998-2000
Đơn vị: 1000đ
Nội dung 1998 1999 2000
Tổng thu 87.288.090 138.559.000 141.561.400
Tổng chi 84.466.912 128.496.000 106.400.000
Chênh lệch thu-chi 2.821.178 10.063.000 35.161.400
Tỷ lệ chi / thu ( %) 97 93 75,2
(Nguồn: Cục Hàng không dân dụng Việt Nam).
Biểu trên cho thấy danh thu tăng liên tục trong 3 năm qua, trong khi
đó tỷ lệ chi/thu giảm xuống. Thực chất, trông tỷ lệ chi trên chưa đáp ứng
được các nhu cầu về đầu tư và sửa chữa tài sản xuống cấp trong các hoạt
động khai thác của cảng hàng không . mặc dù vậy con số trên đã phản ánh
sự lỗ lực trong hoạt động quản lý kinh doanh của cảng hàng khoong quốc tế
Nội Bài. Trên cơ sở tổng quát về doanh thu và chi phí của cảng HKQT Nội
Bài người viết xin đi vào thuyết minh doanh thu và chi phí của cảng HKQT
Nội Bài .
Biểu 3. Thuyết minh doanh thu và chi phí của CHK Nội Bài
Đơn vị 1000 đ
Nội dung
Thực hiện qua các năm
1998 1999 2000
Tổng doanh thu 87.288.090 130.635.000 141.561.400
1/ Thu từ phục vụ M. Bay 33.856.855 63.347.000 67.180.842
2/ Thu từ phục vụ HK,H.hoá 35.374.540 45.597.000 52.137.402
3/ Thu từ nhượng quyền khai 18.056.695 36.206.000 22.243.153
61
thác và thu khác
Tổng chi phí 84.466.912 103.086.000 106.400.000
1. Lương và phụ cấp 23.093.925 32.295.000 34.280.000
2. Bhxh, bhyt, kpcđ 934.406 1.649.000
3. Sửa chữa thường xuyên 6.369.492 6.000.000 5.700.000
4. Sửa chữa lớn 5.969.070 4.939.000 6.200.000
5. Chi phí NL, điện nước,... 16.367.423 20.000.000 7.730.837
6. Quản lý, điều hành 13.629.000 12.800.000
7. Trích quỹ PL, KT 2.000.000 23.909.752
8. Chi mua sắm TTB 957.376 12.000.000 1.800.000
9. Chi phí đào tạo 2.165.704 3.500.000 2.500.000
10. Chi bảo hiểm 1.250.000
11. Thuế doanh thu, 4.000.000 5.500.000
12. Ưng dụng KHCN 550.000
13. Trả lãi tiền vay 2.000.000 1.500.000
14 . Thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ
2.065.572
15. Khấu hao TSCĐ 27.754.591
16. Chi nộp thuế đất, thuê đất 1.196.275 1.000.000 620.000
Chênh lệch thu chi 2.821.178 42.064.000 35.161.400
(Nguồn: Cục Hàng không dân dụng Việt Nam).
Những số liệu thống kê ở trên cho thấy chi phí của Cảng Hàng
không Nội Bài đã có sự biến động về cơ cấu. Cụ thể là:
- Ta thấy trong chi phí có sự đổi mới nhận thức đó là năm 2000 đã cải
tiến đó là xuất hiện thêm các khoản chi đó là chi bảo hiểm, ứng dụng
KHKT và khấu hao TSCĐ đó là những phát hiện tích cực trong nhận
thức về chi phí của cảng HKQT Nội Bài, đã hạn chế đáng kể việc kinh
doanh thua lỗ của cảng, việc phát hiện ra một số chi phí mới đã điều
chỉnh lại khung giá áp dụng cho những sản phẩm mà cảng đang cung
ứng làm thay đổi laị cán cân giữa doanh thu và chi phí đem lại lợi
nhuận tài chính đáng kể cho cảng.
62
- Chi phí tiền lương có tỷ trọng ngày càng cao, chi phí lao động tính
trên một đơn vị công tải tăng do chưa khai thác tốt lực lượng lao động
để tìm kiếm và khai thác tốt các nguồn thu, tận dụng các cơ hội tăng
thu cho sân bay.
- Chi phí cho sửa chữa thường xuyên cũng tăng nhanh.
- Liên tục không có các khoản chi cho đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Doanh thu ở biểu này tính cả đầu tư cho cơ sở hạ tầng và khấu
hao từ đầu tư :
Từ biểu tổng hợp trên ta thấy xu thế tăng doanh thu: Thu hàng không
tăng, đối với phí máy bay cất hạ cánh có tỷ lệ tăng, đối với phí phục vụ hành
khách có tỷ lệ giảm; Thu phi hàng không cũng tăng nhưng rất nhỏ so với
thu hàng không. Tốc độ tăng tổng doanh thu năm cũng cho thấy mức tăng
lượng máy bay và hành khách. Doanh thu phi hàng không chưa được quan
tâm và thúc đẩy đúng để đạt được doanh thu cao hơn so với nhu cầu và tính
chất hoạt động của cảng hàng không. Nguồn thu của cảng chủ yếu là nguồn
thu hàng không và chiếm tỷ lệ rất lớn, lớn hơn 90% trong tổng doanh thu và
ổn định qua thời gian dài Đối với các cảng hàng không quốc tế thì hoàn toàn
ngược lại, thu từ dịch vụ phi hàng không là nguồn thu chủ yếu chiếm từ 50 -
60%. Vì vậy để phát huy lợi thế sẵn có của CHKQT, cần mở rộng diện tích
cho hàng miễn thuế, nhà hàng cùng với các chính sách thúc đẩy hoạt động
thương mại (dịch vụ phi hàng không), theo mô hình cảng hàng không
thương mại (commercial airport), cố gắng khai thác tối đa những cơ hội thu
nhập thương mại.
Biểu 4. Số đơn vị công tải của CHKQT Nội Bài
Nội dung Đơn vị 1998 1999 2000
Tổng số hành khách đến và đi HK 1.614.424 1.695.145 1.839.232.
63
Hành lý, bưu kiện, hàng hoá Kg 54.419.220 62.583.000 69.905.000
Số công tải qui đổi (WLU) WLU 1929151,5 1981946 2170435,6
Đơn vị tính trong vận chuyển hàng không là công tải(WLU) cho
nên sản lượng hành khách hàng hoá thông qua cảng đều qui đổi ra
WLU, số công tải năm 1999 tăng 1,03 lần so với năm1998 và năm
2000 tăng 1,09 lần so với năm1999 số công tải tăng không đáng kể qua
3 năm.
Hiện nay các dịch vụ tại nhà ga Cảng hàng khôgn quốc tế Nội Bài
được cung ứng bởi các đơn vị và doanh nghiệp sau:
1. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích Cụm cảng Hàng không miền
Bắc, trực thuộc Cục HKDD Việt Nam, trực tiếp cung ứng các dịch vụ:
- Dịch vụ vận hành trang thiết bị và đảm bảo kỹ thuật nhà ga.
- Dịch vụ an ninh, cứu hoả
2. Công ty Dịch vụ hàng không (NASCO)- là doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tổng công ty HK Việt Nam, cung ứng các dịch vụ:
- Dịch vụ đảm bảo vệ sinh công cộng.
- Dịch vụ vận hành điện, nước.
- Kinh doanh thương mại.
- Dịch vụ cho các hãng hàng không nước ngoài thuê văn phòng.
- Vận tải mặt đất.
- Dịch vụ du lịch, khách sạn, ăn uống....
- Dịch vụ phục vụ khách VIP, khách F&C.
3. Xí nghiệp Kỹ thuật thương mại mặt đất- trực thuộc Tổng công ty KH Việt
Nam, cung ứng các dịch vụ:
- Dịch vụ hành khách, hàng hoá.
- Dịch vụ kỹ thuật tầu bay.
64
- Dịch vụ thông tin, thông báo trong nhà ga.
4. Bưu điện, SITA- Kinh doanh dịch vụ Bưu điện, chuyển tin.
5. Các đơn vị ngân hàng- kinh doanh dịch vụ ngân hàng
Nhìn chung hoạt động kinh doanh khai thác và cung ứng dịch vụ tại
nhà ga trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định đáp ứng
kịp thời các nhu cầu của hành khách, các hãng hàng không và các doanh
nghiệp hoạt động trong khu vực. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt
được còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém, bất cập cần phải nghiên cứu cải
tiến trong thời gian tới để phù hợp với cơ chế và tình hình mới. Đó là:
+ Cơ quan quản lý nhà ga chưa chủ động xây dựng các chương trình chiến
lược phát triển, các kế hoạch hoạt động phù hợp cho từng thời kỳ.
+ Thiếu sự hoạch định một hệ thống chính sách đồng bộ về quản lý khai
thác và tổ chức khai thác, cung ứng dịch vụ.
+ Chưa phân định rõ ràng giữa chủ thể quản lý và chủ thể khai thác, giữa sở
hữu và vận hành khai thác, giữa quản lý nhà nước và quảnlý sản xuất kinh
doanh.
+ Cơ quan quản lý nhà ga chỉ giữ vai trò quản lý, chưa thực hiện đầy đủ
chức năng nhiệm vụ theo điều lệ, chưa có tư cách pháp nhân trong việcgiao
dịch và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo như cầu của thị
trường.
+ Khách hàng tham gia hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ tại nhà ga
chưa nhiều, chưa đa dạng, không có cạnh tranh, chủ yếu là các đơn vị trong
ngành theo phân công của nhà nước.
+ Hình thức dịch vụ chưa đa dạng, chưa có hệ thống tiêu chuẩn chát lượng
dịch vụ để kiểm tra, kiểm soát dẫn đến còn lúng túng trong quản lý chất
lượng và chưa thực sự thoả mãn nhu cầu của hành khách.
65
+ Hệ thống giá dịch vụ cứng nhắc, kém năng động, nhiều loại giá chưa phù0
hợp với thực tế gây khó khăn cho quản lý và tổ chức khai thác, gây thất thu
cho nhà nước.
+ Nhiều nhu cầu còn bỏ ngỏ chưa được đáp ứng, nhiều nguồn thu tổ chức
thu chưa tốt, miễn giảm nhiều, đối tượng thu và cơ quan thực hiện thu chưa
phù hợp.
+ Hệ thống văn bản là công cụ để quản lý và là hành lang pháp lý để các
đơn vị tổ chức khai thác, cung ứng dịch vụ chưa được chú trọng và còn
thiếu nhiều.
* Đánh giá từng dịch vụ cụ thể
1. Dịch vụ do Cụm Cảng hàng không miền Bắc tổ chức cung ứng:
Năm 1993, sau khi thành lập Cụm Cảng hàng không miền Bắc tổ chức
tự cung ứng các dịch vụ tại nha ga như sau:
- Vận hành và sửa chữa một số trang thiết bị nhà ga như: băng chuyền băng
tải hành lý.
- Dịch vụ soi chiếu an ninh, bảo vệ và khẩn nguy cứu hoả.
Và thuê cung ứng các dịch vụ sau:
- Thuê dịch vụ vệ sinh nhà ga và vệ sinh công cộng.
- Thuê dịch vụ vận hành trang thiết bị điện, nước nhà ga.
- Thuê dịch vụ phục vụ khách VIP
Do phương thức cung ứng dịch vụ là tự cung ứng kết hợp với thuê
cung ứng một số dịch vụ bảo đảm nên trong thời gian qua, bên cạnh những
ưu điểm như giải quyết được việc làm, mối quan hệ cân đối giữa các đơn vị
trong ngành, phương thức này vẫn bộc lộ một số nhược điểm như chất
lượng dịch vụ không cao, không có sự phân định rõ ràng về trách nhiệm
giữa đơn vị quản lý và đơn vị khai thác.
2. Phần cho thuê.
66
Cụm Cảng hàng không miền Bắc cho thuê các loại dịch vụ sau:
- Cho thuê mặt bằng nhà ga.
- Cho thuê mặt bằng quảng cáo.
- Cho thuê trang thiết bị nhà ga (hệ thốgn quầy thủ tục, băng chuyền băng
tải hành lý, hệ thống phát thanh, thông báo bay...).
Cho thuê mặt bằng nàh ga từ năm 1993 đến nay chủ yếu được thực
hiện theo 2 phương thức: cho thuê trực tiếp với khách hàng và cho thuê
thông qua Công ty dịch vụ sân bay quốc tế Nội Bài (NASCO).
Đối tượng thuê mặt bằng nhà ga chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia tổ
chức khai thác trên mặt bằng nhà ga như công ty NASCO, Xí nghiệp phục
vụ thương mại kỹ thuật mặt đất, Xí nghiệp chế biến suất ăn, các hãng hàng
không nước ngoài và một số đơn vị khác.
Do sự hạn chế của mặt bằng nhà ga về diện tích cũng như về điều
kiện kỹ thuật nên những năm qua chưa đáp ứng được như cầu thực tế về mặt
bằng của khách hàng. Mặt khác mức giá áp dụng cơ bản là áp dụng theo
mức giá của Cục hàng không qui định nên bị hạn chế trong khả năng điều
tiết giữa nhu cầu của khách hàng, lợi thế thương mại mặt bằng và giá cả.
Việc cho thuê mặt bằng thông qua công ty NASCO cũng là một bất
cập đối với nhà ga vì không kiểm soát được giá cả, nhu cầu dẫn đến tình
trạng dịch vụ cho thuê không đạt chất lượng, không tận thu được cho Cụm
Cảng, bị động trong việc lập kế hoạch cho thuê mặt bằng hàng năm.
Về mặt cơ cấu mặt bằng giữa các lĩnh vực như mặt bằng dành cho dây
chuyền công nghệ, mặt bằng dành cho khai thác thương mại và cung ứng
dịch vụ không hợp lý và không được qui hoạch trên cơ sở khoa học cũng là
một yếu điểm trong tổ chức khai thác mặt bằng nhà ga.
Trong tình trạng tương tự đối với dịch vụ cho thuê mặt bằng quảng
cáo, từ năm 1993-1999 Cụm Cảng tổ chức dịch vụ này thông qua Công ty
NASCO, chỉ quản lý về qui hoạch và pháp lý nên hiệu quả củ dịch vụ này
67
chưa cao, còn nhiều bất cập: không nắm bắt được thị trường, khách hàng, bị
động trong công tác lập kế hoạch, khuyếch trương. Từ tháng 9 năm 1999
Cụm Cảng tự tổ chức cung ứng dịch vụ này và đã từng bước khắc phục
được các hạn chế nêu trên. Kết quẩ là doanh thu của dịch vụ này trong năm
2000 đã tăng gấp đôi.
3. Các dịch vụ nhượng quyền:
Hầu hết các dịch vụ tại nhà ga Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
trước đây và hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức
nhượng quyền khai thác. Đó là các dịch vụ.
- Dịch vụ hàng không: dịch vụ phục vụ hành khách, xử lý hành lý, cung cấp
suất ăn, xăng dầu. Các dịch vụ này chủ yếu do các doanh nghiệp thuộc tổng
công ty hàng không Việt Nam cung ứng theo cơ chế chỉ định thầu và độc
quyền nên việc kiểm s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng quản lí và khai thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài.pdf