TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 2
I. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐAI 2
II. QUẢN LÝ- SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 3
1. Quản lý đất đai 3
2. Sử dụng đất đai 3
III. Một số văn bản quản lý nhà nước về đất đai 5
IV. Đánh giá việc quản lý và sử dụng đất của tỉnh. 7
1- Công tác quản lý 7
2- Việc sử dụng đất đai 8
PHẦN II:THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 10
CỦA ĐỊA PHƯƠNG 2000-2005 10
A-ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN -KTXH CỦA ĐỊA PHƯƠNG . 10
I- ĐĂC ĐIỂM TỰ NHIÊN . 10
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2000 - 2005 11
1- Điều kiện về kinh tế 11
2- Tình hình chính trị xã hội. 12
3- Công tác y tế giáo dục. 12
III. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐỊA PHƯƠNG 2000 ĐẾN 2005. 13
1- Kết quả trong sản xuất nông nghiệp 13
2-Tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vu. 13
B- THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT 14
CỦA ĐỊA PHƯƠNG (2000-2005) 14
I-CÔNG TÁC QUẢN LÝ. 14
1- Điều tra khảo sát , đo đạc đánh giá , phân hạng đất ,lập bản đồ địa chính . 14
2-Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai . 15
3- Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý đất đai 15
4/ Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 18
5/ Tổ chức thực hiện thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng đất. 19
6/ Giải quyết những tranh chấp về đất đai, giải quyết những khiếu nại tố cáo vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 19
7) Nhận xét chung về công tác quản lý đất đai của địa phương 20
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở ĐỊA PHƯƠNG. 21
1)Hiện trạng sử dụng. 21
1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. 22
1.2 Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng. 22
1.3 Hiện trạng đất ở nông thôn. 23
1 .4 Hiện trạng một số công trình của xã. 24
2-Biến động đất đai từ năm 2000- 2005 . 26
2.1- Đất nông nghiệp. 26
2.2 - Đất chuyên dùng. 26
2.3- Đất ở nông thôn. 26
3. Tổng hợp đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp 27
4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng 30
4. Nhận xét đánh giá việc sử dụng đất của địa phương năm 2000-2005 33
PHẦN III 35
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ 35
VÀ SỬ DUNG ĐẤT ĐAI CỦA ĐỊA PHƯƠNG 36
I.CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ - SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI. 36
1.Các nhân tố bên trong. 36
2: Các nhân tố bên ngoài . 36
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GẮN VỚI VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 37
1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và địa phương. 37
. 11- Mục tiêu của tỉnh 37
2. Mục tiêu của địa phương 38
2.1. Mục tiêu về kinh tế 38
2.2.Mục tiêu về Chính trị xã hội. 38
III-MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐỊA PHƯƠNG 2005-2010. 39
1- Giải pháp về quản lý. 41
1.1 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục luật đất đai. 41
1.2- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 42
1.3- Tăng cường sự lãnh đạo của chính phủ, UBND các cấp đối với hoạt động thanh tra. 42
1.4- Đầo tạo đội ngũ cán bộ quản lý. 42
1.5 -Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai 43
1.6- Thực hiện phát huy quy chế dân chủ ở địa phương 43
1.7 Ứng dụng tin học vào trong công tác quản l ý đất đai . 43
2- Giải pháp về sử dụng. 43
2.1. Tiến hành quy hoạch đất đai một các hợp lý như sau. 43
2.2-Tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong phát triển sản xuất . 45
2.3. Tiến hành đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp của địa phương. 45
2.4. Cải tiến công tác lãnh đạo chỉ đạo trong sản xuất . 46
2.5.-Tiếp tục triển khai tổ chức xây dựng các khu cánh đồng có giá trị trên 50 triệu/ha/năm. 46
Kết luận 50
4-KIẾN NGHỊ. 51
5. Một số tình huống kinh tế 53
Lời cảm ơn 54
58 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý đất đai của địa phương còn rất nhiều hạn chế mà trong thời gian tới cần phải khắc phục cụ thể là.
- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai, các văn bản pháp luật về đất đai còn hạn chế chưa thường xuyên liên tục, người dân còn chưa am hiểu sâu rộng về pháp luật đất đai dẫn đến tình trạng vi phạm luật đất đai còn xảy ra nhiều.
- Việc tiến hành tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai còn chưa khoa học, chính xác và nhanh chóng, chưa đạt được yêu cầu.
- Việc phân hạng đất chưa được chính xác, thường xuyên vì đất đai biến đổi theo thời gian, có khi tốt hơn cũng có khi xấu đi.
- Việc quy hoạch một số vùng sản xuất chưa thực sự khoa học, chưa tận dụng được lợi thế của địa phương.
- Việc điều tra khảo sát hàng năm vào ngày 1/10 còn đại khái qua loa chưa sâu sát đối với thực tế.
- Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ thổ cư cho các cá nhân hộ gia đình còn chưa thực hiện tốt mới chỉ có 45 hộ được cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong toàn xã- Địa phương hầu như chưa chủ động về công tác quản lý đất đai như: Điều tra, đánh giá, phân loại sơ bộ mà chỉ triển khai thực hiện khi văn bản và chỉ thị của cấp trên.
- Tình hình vi phạm về quản lý đất đai diễn ra rất phức tạp. Đặc biệt tình trạng phá vỡ mặt bằng canh tác, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Công tác giải quyết các vụ việc vi phạm còn chưa kịp thời. Từ năm 2000-2005 tổng cộng có 89 vụ vi phạm trong đó xã giải quyết được 72 vụ. Như vậy cho thấy việc xử lý vi phạm của địa phương còn tồn đọng khá nhiều.
c. Nguyên nhân chính.
- Công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiểu và chấp hành pháp luật đất đai chưa tốt.
- Chưa giải quyết dứt điểm các vụ việc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
- Kinh phí cho công tác quản lý đất đai của địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
- Chưa thực sự phát huy dân chủ trong việc quản lý.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp thời.
II. Hiện trạng sử dụng đất đai ở địa phương.
1)Hiện trạng sử dụng.
- Tổng diện tích đất tự nhiên là: 375,05 ha hiện đang sử dụng vào các mục đích sau:
- Đất nông nghiệp: 260,64 ha, chiếm 73% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chuyên dùng 72,08 ha, chiếm 20,2% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất ở nông thôn 24,33 ha, chiếm 6,8% tổng diện tích đất tự nhiên.
1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 260,64 ha được phân bổ như sau:
- Đất trồng cây hàng năm là 247,72 ha, chiếm 95,04% diện tích đất nông nghiệp trong toàn xã. Toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm là đất ruộng lúa-lúa màu 241,19 ha. Đất trồng cây hàng năm khác chỉ có 6,53 ha. Ruộng 2 vụ là 235,95 ha, chiếm 97,82% đất ruộng lúa- lúa màu, còn lại ruộng 1 vụ là 5,24 ha phần diện tích ruộng 1 vụ nằm ở những nơi đất xấu tưới tiêu kém và úng ngập.
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 12,92 ha, chiếm 4,96% diện tích đất nông nghiệp.
Biểu 1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đơn vị tính: Ha
Loại đất
Tổng diện tích
Phân theo đối tượng sử dụng
Đất chưa giao, cho thuê SD
Tổng số
Hộ gia đình CN
UBND xã QL SD
Các ĐT
khác
Tổng diện tích TN
357,05
357,05
261,23
92,30
3,52
I. Đất nông nghiệp
260,64
260,64
236,90
23,74
1. Đất tròng cây hàng năm
247,72
247,72
229,28
18,44
a. Đất ruộng lúa ,luá màu
241,19
241,19
229,28
11,91
B. Đất trồng cay lâu năm #
6,53
6,53
6,53
2. Đất vườn tạp
3.Đất trồng cây lâu năm #
4. Đất mặt nước NTTS
12,92
12,92
7,62
5,30
1.2 Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng.
-Tổng diện tích đất chuyên dùng của xã là 70,08ha chiếm 20,19%diện tích đất tự nhiên trong đó:
- Đất xây dựng 7,39ha chiếm 10,25% diện tích đất chuyên dùng trong đó đất trường học 1,21ha , trạm y tế 0,14ha, trụ sở cơ quan 0,35ha, đất công trình, kinh doanh dịch vụ thương mại 0,19ha công trình TDTT 0.38ha còn lại là các loại đất công trình khác 5,12ha.
- Đất giao thông 19,31ha chiếm 26,79% DTĐCD Trong đó gồm các tuyến trọng điểm là quốc lộ 39A.1,7ha, đường liên thôn 2,0ha.
- Đất thuỷ lợi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đất chuyên dùng 48,67ha, trong đó 35,08ha là hệ thống mương máng.
- Đất an ninh, quốc phòng 2,62 ha chiếm 3,68%DTĐCD.
- Đất khai thác khoán sản 0,45 ha, chiếm 0,62% DT đất chuyên dùng
+ Đất làm nguyên vật liệu 0,56ha chiếm 0,78% đất chuyên dùng
+ Đất nghĩa trang nghĩa địa 6,67ha chiếm 6,25 đất chuyên dùng
Biểu 2: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng
ĐVT: ha
Loại đất
Tổng diện
Tích
Phân theo đối tượng sử dụng
Đất chưa giao, cho thuê, SD
Tổng số
Hộ gia đình cá nhân
UBNDxã quản lý SD
Các đối tượng #
Đất chuyên dùng
72,08
72,08
68,56
3,52
1-Đất xây dựng
7,39
7,39
6,94
0,45
2-Đất giao thông
19,31
19,31
19,31
3-Đất thuỷ lợi
35,08
35,08
35,08
4-Đất DTLSVH
5- Đất AN-QP
2,62
2.62
2,62
6- Đát khai thác KS
0,45
0,45
0,45
7- Đất NVLXD
0,56
0,56
0,56
8- Đất làm muối
9- Đát NT-NĐ
6,67
6,67
6,67
10- Đất chuyên dùng khác
1.3 Hiện trạng đất ở nông thôn.
- Tổng DT đất ở nông thôn ở xã là 24,33 ha, chiếm 6,81% tổng DT đất tự nhiên
- Bình quân DT đất ở trong xã là 179m2, thấp hơn mức đất ở nông thôn theo quy định của luật đất đai hiện hành.
- Diện tích đất ở nằm tập trung thành khu vực là chính, DT còn lại nằm ven các trục giao thông và nằm giải rác không đáng kể .Việc bố trí đất ở tập trung như vậy thuận lợi cho việc quản lý.
* Nhìn chung để sử dụng đất có hiệu quả vấn đề đặt ra không phải là mở rộng diện tích mà thay đổi mục đích sử dụng đất một cách hợp lý, thay đổi cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên thời tiết, khí hậu và loại hình đất. Trên cơ sở áp dụng các tiến bộ KHKT và tăng cường công tác khuyến nông.
1 .4 Hiện trạng một số công trình của xã.
Biểu 3: Hiện trạng đất xây dựng
STT
Tên công trình
Địa điểm
Diện tích(m2)
Tình trạng
Định hướng
1
Trụ sở UBND
Thôn cao mỗ
2.000
Mái bằng
Xây mới
2
Sân vận động
Thôn cao mỗ
3.853
Giữ nguyên
3
Trường tiểu học
Thôn cao mỗ
7.373
Cấp 4
Xây mới
4
Trường THCS
Thôn cao mỗ
4.1181
Xây mới
5
Trạm yTế
Thôn cao mỗ
1.430
Xây mới
6
Mẫu giáo -Tờ chỉ
Thôn cao mỗ
300
Xây mới
7
Mẫu giáo xóm 3
Thôn cao mỗ
1.100
Xây mới
8
Mẫu giáo khu nhà VH
Thôn cao mỗ
400
Xây mới
9
Mẫu giáo khu Nam Lỗ
Thôn cao mỗ
160
Xây mới
10
Chợ xã
Thôn cao mỗ
600
Chuyển
11
Hội trường
Thôn cao mỗ
1.500
Xây mới
12
Đoàn 59 Quân Đội
Thôn cao mỗ
14.586
Giữ nguyên
13
Bưu điện
Thôn cao mỗ
150
Kiên cố
Xây mới
14
Phòng khám
Thôn cao mỗ
1.300
Chuyển
Biểu 4: Hiện trạng sử dụng đất một số công trình giao thông
Số
TT
Công trình
Điểm đầu
Điểm cuối
Kích thước m
Diện
tích m
Tình trạng
Định
hướng
Dài
Rộng
1
Quôc lộ 39
Cầu đội 2
Minh châu
1.750
10.0
17.500
Bê tông
Nâng cấp
2
Đường thôn
Cầu sổ
Dân cư x3
700
3.0
2.100
BT+Đ
Nâng cấp
3
Đường thôn
Trạm biến thế
Kho đội 7
228
3.0
683
BT+Đ
Nâng cấp
4
Đường xóm
Trạm biến thế
Lạc long
550
3.0
1.650
BT+Đ
Nâng cấp
5
Đường xóm
Nhà ông Hồng
Nhà anh đong
300
2.0
600
BT+Đ
Nâng cấp
6
Đường xóm
Nhà anh Chín
Nhà anh tuấn
350
2.5
875
BT+Đ
Nâng cấp
7
Đường xóm
Nhà trẻ
Ông tâm
310
2.5
755
BT+Đ
Nâng cấp
8
Đường xóm
Nhà anh Hải
Cầu đợi
700
2.5
1750
BT+Đ
Nâng cấp
9
Đường xóm
Nhà anh đoàn
Nhà ông nhưng
400
2.5
1000
BT+Đ
Nâng cấp
10
Đường xóm
Nhà anh tuấn
Nhà anh trường
900
2.5
2250
BT+Đ
Nâng cấp
11
Đường xóm
Chùa nam lỗ
Nhà ông thao
200
2.5
500
BT+Đ
Nâng cấp
12
Đường xóm
Trậm bơm
Nhà ông hiệu
800
2.5
2000
BT+Đ
Nâng cấp
13
Nội đồng
Trạm bơm
Bãi xóm 5
2.000
4.0
8000
Đât
Nâng cấp
14
Nội đồng
Trạm bơm
Gốc gạo x5
400
1.2
480
Gạch
Nâng cấp
15
Nội đồng
Nhà anh hiệu
Nội lai
600
1.0
600
Đất
Mở rộng
Biểu 5 Hiện trang sử dụng đất thuỷ lợi
Số
TT
Công
trình
Điểm
đầu
Điểm
cuối
Kích thước(m)
Diện tích
(m)
Định hướng phát triển
Dài
Rộng
1
Sông Sa Lung
1100
15,0
16500
Nạo vét
2
Sông
425
25,0
10.625
Nạo vét
3
Sông Thống Nhất
1730
20,0
34,600
Nạo vét
Sông Sổ
2300
20,0
46,000
Nạo vét
4
Kênh cấp 1
Máy bơm đội 7
Nội nai
500
1,5
750
Cứng hoá
Kênh cấp 1
Máy bơm Xóm 5
Gốc gạo
200
1,2
240
Cứng hoá
Kênh cấp 1
Bãi xóm5
Đường đi Bạch Mã
900
1,5
1350
Cứng hoá
Kênh cấp 1
Máy bơm cầu Sổ
Ngòi Hầu
1350
1,4
1890
Cứng hoá
Kênh cấp 1
Biêu điện
Vườn Trạ
830
1,4
1162
Cứng hoá
Kênh cấp 1
Cầu Bà Lối
Lều vó
700
1,4
980
Cứng hoá
Kênh cấp 1
Cầu bà Lối
Mầu xóm 2
750
1,2
900
Cứng hoá
5
Tổng mương
cấp 2,3
17000
0,8
13600
Nâng cấp
6
Hai đập
162
Nâng cấp
7
4 trạm bơm
290
Nâng cấp
2-Biến động đất đai từ năm 2000- 2005 .
* Trong thời kỳ 2000- 2006, đất đai của xã có biến động không đáng kể. Cụ thể:
2.1- Đất nông nghiệp.
- Chuyển sang đất xây dựng 0,76ha
- Diện tích đất nông nghiệp trong cả thời kỳ giảm 6,77ha, cụ
- Chuyển sang đất giao thông 2,13ha.
- Chuyển sang đất thuỷ lợi 1,54ha
2.2 - Đất chuyên dùng.
- Cả thời kỳ đất chuyên dùng tăng 4,43ha
- Tăng do đất nông nghiệp chuyển sang 4,43ha.
- Đất chuyên dùng tăng tập trung chủ yếu ở đất giao thông, đất xây dựng, đất thuỷ lợi.Trong tương lai, để đảm bảo cho cho việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng phát triển kinh tế xã hội thì đất chuyên dụng có xu hướng tăng và tăng mạnh.
2.3- Đất ở nông thôn.
Trong thời kỳ 1995- 2000,diện tích ở nông thôn không có biến động
* Biến động đất đai trong thời kỳ 2000- 2005
- Đất nông nghiệp giảm 2,21ha
+ Giảm do chuyển sang đất chuyên dùng 2,21ha
- Đất chuyên dùng 2,28ha +
+ Đất do đất nông nghiệp chuyển sang 2,21ha
+ Tăng do đất nông thôn chuyển sang 0,07ha . Tổng diện tích tự nhiên
- Đất giảm đi 0,07ha
+ Giảm do chuyển sang đất chuyên dùng .
Biểu 6 :Tình hình sử dụng và biến động đất đai 2000-2005
ĐVT: ha
Loại đất
Năm 2000
Năm 2004
Năm 2005
Biến động đất đai
qua các thời kỳ
Diện tích(ha)
Cơ cấu
Diện tích(ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích(ha)
Cơ cấu
2000-2005
2005-2006
2000-6/2006
Tổng DTtự nhiên
357,05
100
357,05
100
357,05
100
I. Đất NN
269,62
75,52
262,85
73,62
260,64
73,00
-6,77
-2,21
-8,98
1.Đất trồng cây HN
256,68
95,20
249,93
95,08
247,72
95,04
-6,75
-2,21
-8,96
a.Đất ruộng lúa - màu.
249,85
97,34
243,40
97,39
241,19
97,36
-6,45
-2,21
-8,66
b.Đất trồng cây hàng năm khác
6,83
2,66
6,53
2,61
6,53
2,64
-0,30
2.Đất vườn tạp.
3.Đất trồng cây lâu năm.
4.Đất mặt nước NTTS
12,94
4,80
12,92
4,92
12,92
4,96
-0,02
II. Đất lâm nghiệp
III.Đất CD
63,03
17,65
69,80
19,55
72,08
20,19
4,43
2,28
6,40
1.Đất xây dựng
6,49
10,30
7,25
10,39
7,39
10,25
0,76
0,14
0,90
2.Đất giao thông
16,01
25,40
18,14
25,99
19,31
26,79
2,13
1,77
3,30
3.Đất thuỷ lợi
32,88
52,17
34,42
49,31
35,08
48,67
1,54
0,66
2,20
4.Đất DTLSVH
5.Đất ANQP
2,31
3,66
2,31
3,31
2,62
3,63
0,31
6.Đất khai thác khoáng sản
0,45
0,71
0,45
0,64
0,45
0,62
7.Đất làm NVLXD
0,56
0,89
0,56
0,80
0,56
0,78
8.Đất làm Muối.
9.Đất N.trang
4,33
6,87
6,67
9,56
6,67
9,26
10.Đất chuyên dùng khác
IV.Đất ở nông thôn
24,40
6,83
24,40
6,83
24,33
6,81
0,07
0,07
V.Đất chưa sử dụng
1.Đất bằng chưa sủ dụng
2.Đất mặt nước chưa sủ dụng
3.Đất sông suối.
4.Đất chưa sử dụng khác
3. Tổng hợp đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp
Biểu 7: Tổng hợp đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp
Hạng đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ % si với DT đất NN
Năng suất TB cây trồng quy thóc (tạ/ha)
Sản lượng cây trồng quy thóc(tấn/năm)
Năng suất đạt (nghìn đồng/ha)
I
144
55,2
125
18000
31.250
II
90
34,2
120
1080
30.000
III
26,64
10,2
117
316
29.250
Tổng
260,64
100
120,7
3196
30,2
Biểu đồ cơ cấu phân hạng đất
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy diện tích đất hạng 1 của địa phương chiếm tỷ lệ cao so với diện tích đất H2, H3. Đất H1 chiếm 55,2% so với diện tích đất nông nghiệp, điều đó chứng tỏ đất nông nghiệp của địa phương tương đối tốt, độ phì nhiêu ở mức trung bình khá đồng thời diện tích đất H1 đa số nằm ở các khu vực thuận lợi cho giao thông thuỷ lợi. Còn lại là phần diện tích đất H2 và H3. Đây là phần diện tích đất không được tốt do chất đất chủ yếu là đất sét không thuận tiện cho thuỷ lợi, không lấy được nước phù sa.
Trong những năm qua, mặc dù đã có những cố gắng nhằm cải tạo độ phì nhiêu của đất để nâng cao năng suất cây trồng nhưng đất đai cuả xã đang thâm canh ngày càng đang có chiều hướng xấu đi nhất là loại đất hạng 4 và một phần diện tích đất hạng 3, các loại đất hạng 1 và hạng 2 cho năng suất không như trước đây. Vì nhân dân khai thác quá triệt để, sử dụng phân hoá học, thuốc BVTV bừa bãi... đất ngày càng chai cứng. Để nâng cao năng suất cây trồng đồng thời phát triển một nền nông nghiệp bền vững trong giai đoạn tới địa phương cần có những biện pháp thâm canh, luôn canh sao cho phù hợp bằng cách đưa các loại cây, con có thể cải tạo đất như đậu tương, khoai tây vào sản xuất thâm canh, hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc BVTV. Với những biện pháp đó sẽ giúp cho đất đai của địa phương ngày một tốt lên, đảm bảo lương thực, thực phẩm và những sản phẩm hàng hoá khác từ nông nghiệp không chỉ cho ngày nay mà còn cho tương lai xa hơn.
Một vấn đề nữa đặt ra từ lâu không chỉ có xã Chương Dương mà hầu hết các xã trong tỉnh đó là việc đánh giá phân hạng đất. Do công tác phân hạng đất đã quá lâu trong khi đất đai luôn vận động vào sản xuất trong quá trình đó đất có thể tốt lên hoặc xấu đi do nhiều nguyên nhân, qua đó năng suất cây trồng cũng không còn như trước. Trong thực tế ở các xã có những thửa ruộng cùng hạng đất phải nộp thuế như nhau nhưng lại có năng suất cây trồng quá chênh lệch ngay cả khi cùng chung điều kiện canh tác. Chính vì lẽ đó để công bằng cho người dân, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân cần tiến hành phân loại hạng đất nông nghiệp tạo điều kiện cho sản xuất và quản lý đất đai.
4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng
a. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
tại xã Chương Dương năm 2005
Loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Tên hộ địa chỉ
Cơ cấu cây trồng
Đầu tư (ha) nghìn đồng/ha
Thu nhập nghìn đồng/ha
Lãi so với đầu tư nghìn đồng/ha
Lãi trung bình của loại hình sử dụng đất nghìn đồng/ha
% số hộ trong các hộ điều tra
2 vụ
Hạnh
VN10 + Xi23
18.200
32.900
14.700
14.930
80%
Hoa
VN10+Q5
14.600
28.600
14.000
Minh
Q5 + nếp
14.400
28.500
14.100
Tân
Xi 23+nếp
16.600
33.500
16.900
3 vụ
Hằng
Q5 + Hương thơm + đỗ leo (hoa)
36.000
60.600
27.400
27.400
95%
Huế
36.200
63.600
27.400
Ngọc
36.200
63.600
27.400
Mai
36.200
63.600
27.400
Mặt nước nuôi trồng T.Sản
Hạnh
Cá
13.500
32.550
19.050
19.050
99%
Hường
Cá
13.500
32.550
19.050
Lan
Cá
13.500
32.550
19.050
Huy
Cá
13.500
32.550
19.050
Qua bảng hạch toán trên ta thấy ở xã Chương Dương việc đầu tư cho loại hình sử dụng đất chuyên lúa thuộc loại khá so với các vùng khác trong tỉnh. Phần đâù tư cao nhất vẫn là phân bón chiếm tới 64,1% tổng chi phí đầu tư. Thời gian qua do biến động của giá cả các loại vật tư phân bón theo chiều hướng tăng dần gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trong đó làm đội giá thành nhiều sản phẩm. Mức tăng bình quân về phân bón là 15 – 25%, một số loại phân bón có mức tăng tại một số thời điểm còn cao hơn. Thuốc BVTV cũng tăng giá tối thiểu 200 – 300 đồng/chai. Năm 2004 mặc dù đã được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp nhưng thu nhập của người dân cũng không tăng đáng kể. Việc giá cả các mặt hàng nông sản tăng nhưng không tăng tỷ lệ thuận tương ứng với vật tư phân bón , đây là một khó khăn rất lớn cho người nông dân.
Là một loại hình sử dụng đất có truyền thống nên đứng về mặt giá trị kinh tế đem lại lợi ích được coi là thấp so với nhiều loại hình sử dụng đất khác. Tuy nhiên ở Chương Dương cũng như nhiều địa phương khác người dân vẫn kiên quyết áp dụng. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân sau:
- Đất đai ở vùng này rất thích hợp cho việc trồng lúa hai vụ vì đất thành phần cơ giới nặng, mức nước ngầm cao.
- Do tập quán canh tác lúa lâu đời không dễ gì thay đổi được của người dân nơi đây.
- Do thị trường tiêu thụ hàng hoá là lúa đã khá quen thuộc với người dân, các mặt hàng mới đòi hỏi phải có thời gian thích ứng và người tiêu dùng làm quen. Chính vì thế mà người dân ngại áp dụng KHKT, giống mới vào gieo trồng.
- Một số biện pháp áp dụng KHKT trong đó có tiến bộ về giống đã không thuyết phục được bà con, thậm chí một số giống còn có chất lượng thấp, khó tiêu thụ gây tâm lý chán nản, mất niềm tin ở người nông dân.
- Việc chuyển đổi đất sang trồng các loại cây khác đặc biệt là các cây đòi hỏi về vốn đầu tư về người và của khá lớn vượt quá khả năng của nhiều hộ gia đình nông dân.
- Loại hình sử dụng đất lúa màu có sự đầu tư cao hơn hẳn loại hình chuyên lúa. Với trên 30 triệu đồng đầu tư cho một ha trồng hai lúa và một vụ màu thì đây là lượng vốn đâù tư khá lớn. Trong đó tỷ trọng lớn nhất của đầu tư vẫn là vật tư bao gồm phân bón và thuốc BVTV. Theo điều tra của đại đa số gia đình trồng màu có sử dụng lượng phân bón hoá học khá lớn. Lượng đạm thường dùng là 10 – 12kg đạm urê/1 sào bắc bộ cho 1 vụ lúa. Vụ mùa có thể dùng ít hơn từ 8 – 10 kg. Riêng vụ mùa thì tuỳ từng loại cây trồng mà lượng đạm khác nhau. Ngô là cây cần chất lượng đạm cao nhất từ 6 – 8kg đạm urê/sào bắc bộ. Như vậy tính tổng lượng đạm cho 1 sào bắc bộ 2 vụ lúa 1 vụ màu là 20 – 30kg/sào. Ngoài đạm, phân lân và kali cũng là những chi phí khá lớn khi canh tác lúa màu. Với 2 vụ lúa 1 vụ ngô có thể sử dụng 18 – 20kg kali và 38 – 40kg lân supe. Nói chung khi gieo trồng cây họ đậu thì lượng phân bón có thể giảm đi một cách đáng kể nhất là đối với phân đạm. Nguyên nhân là do các cây họ đậu có khả năng cố định đạm nhờ sự cộng sinh với vi khuẩn tại các lớp sần ở rễ. Đây cũng là một biện pháp tăng thu nhập cho hộ gia đình đồng thời vừa cải tạo được đất. Vấn đề còn lại là tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm phải có những phương án thích hợp, ví dụ như ký hợp đồng với công ty chế biến rau quả Hải Phòng, vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ... có như vậy mới thúc đẩy được người dân thực hiện chủ trương được coi là đúng đắn này. Tuy nhiên đối với lượng đầu tư cho loại hình lúa màu (hoa) là khá lớn nhưng bù lại nó lại cho thu nhập cao với việc đầu tư 3 vụ trong năm là 36,2 triệu đồng/ha nhưng người dân thu được 63,6triệu đồng/ha/năm, lãi thu được trừ chi phí, công lao động là 24,7 triệu đồng/ha. Nếu so với đầu tư cho 2 vụ lúa thì việc đầu tư thêm 1 vụ màu nữa thì thu nhập gần như gấp đôi. Có thế đây là sự cải thiện đáng kể cho đời sống nhân dân. Mặt khác đã giải quyết được thời gian nhàn rỗi của người dân đặc biệt là những hộ không có nghiệp vụ, giải quyết được sự chai cứng của đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho vụ sau, qua đó còn giảm được lượng phân hoá học, thuốc BVTV tạo môi trường sạch. Đó là những lợi ích không có gì có thể so sánh được, tuy nhiên cũng cần có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước để diện tích ngày càng được mở rộng.
Đối với diện tích có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là diện tích có khả năng đem lại lợi ích cao cho người dân. Tuy nhiên loại hình này ở xã Chương Dương còn thấp, điều đó thể hiện năng suất chưa cao với những số liệu ở bảng 8 cho chúng ta thấy sự thiếu đầu tư về nhiều mặt của người dân cho nghề này. Theo ý kiến của nhiều hộ gia đình thì họ cũng đã tìm kiếm nhiều loại thuỷ sản có giá trị cao, các loại thuỷ sản mới được áp dụng tại địa phương nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là thiếu hiểu biết về nuôi trồng nên đều dẫn đến thất bại. Có hộ coi việc nuôi cá chỉ là khởi kiện khi cần hoặc lấy nước tưới rau cho vườn. Họ không quan tâm đến năng suất chăn nuôi, thức ăn chủ yếu là những sản phẩm dư thừa từ sinh hoạt hàng ngày. Sản phẩm phụ từ trồng trọt, nhiều hộ không có hệ thống thoát nước nên chỉ là những chiếc ao tù cản trở sự phát triển độ lớn của các loại hình thuỷ sản.
b- Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Địa phương đã tiến hành xây dựng được 3 cánh đồng có thu nhập trên 50 triệu đồng /ha/năm. Các cấp các ngành đã tập trung chỉ đạo công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhất là diện tích bờ bãi như: Bờ bắc sông Thóng nhất với diện tích 0,4 ha; Khu Bể lắng thôn Cao mỗ; Bờ nam Sông Sa lung với diện tích 2,2 ha. Những diện tích này đã giao cho các cá nhân, hộ gia đình. Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế đã nâng lên rõ rệt.
Năm 2002 xã đã tiến hành chuyển dịch 5 ha diện tích cấy lúa sang trồng cây Đậu tương xuân. Năm 2003 đã chuyển đổi được 0,8 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi cá. Kết quả cho thấy hiệu quả tăng gấp 3 lần so với cấy lúa. Một số diện tích đất vườn đã chuyển sang trồng cây cảnh, cây lâu năm, nuôi con giống mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
b. Kết quả sản xuất kinh doanh/ ha/năm.
Năm 2005 kết quả sản xuất kinh doanh/ha/năm như sau:
Chỉ tiêu cả năm
Đơn vị tính
Năng suất
Diện tích
Lúa
Tạ/ha
122
249
Mầu
Triệu/ha
2,2
8,7
4. Nhận xét đánh giá việc sử dụng đất của địa phương năm 2000-2005
a- Kết quả đạt được.
Nhìn chung trong mấy năm gần đây do sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Địa phương đã ứng dụng được các tiến bộ KHKT đó vào trong phát triển sản xuất kinh doanh do vậy năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi đã nâng lên đáng kể. Hơn nữa sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường thì thương mại dịch vụ của địa phương phát triển cũng rất đa dạng phong phú đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cũng như phát triển sản xuất kinh doanh của nhân dân. Đồng thời địa phương cũng đã xây dựng được 3 cánh đồng có giá trị kinh tế trên 50 triệu đồng /ha/năm và một số diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng được chú trọng và thường xuyên thay đổi đảm bảo tính khoa học phù hợp với điêù kiện thực tế ở địa phương, nên đã mang lại hiệu qủa kinh tế đáng kể. Góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia chuyển đổi.
Tóm lại: Việc sử dụng đất của địa phương trong những năm qua tương đối tốt ổn định mang lại nhiều lợi ích về kinh tế văn hoá xã hội góp phần ổn định tình hình địa phương, cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó thì việc sử dụng đất cũng còn nhiều bất cập.
b.Hạn chế:
- Tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, phá vỡ mặt bằng canh tác còn diễn ra nhiều.
- Công tác dồn điền đổi thửa chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển, số thửa trên hộ còn nhiều, bình quân 2,9 thửa/hộ.
- Việc quy hoạch xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm còn ít ( 3 cánh đồng). Chưa thực sự phát huy được thế mạnh của địa phương.
- Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa nhiều, chưa thường xuyên, vòng quay của đất chưa cao.
- Các loại đất chuyên dùng như: Sân vận động; Di tích LSVH; Hội trường.vv. Chưa phát huy hết khả năng khai thác về mặt VHXH-TDTT.
- Chưa quy hoạch được diện tích đất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Nhằm phát triển ngành nghề thu hút đầu tư tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống vật chất tinh thần trong nhân dân.
c. Nguyên nhân:
- Việc tuyên truyền vận động nâng cao ý thức chấp hành luật đất đai còn hạn chế, hơn nữa ý thức của nhân dân về pháp luật đất đai còn hạn chế.
- Do tác động của cơ chế thị trường cho nên một số hộ đã không trú trọng đầu tư theo chiều sâu trong phát triển sản xuất, làm cho đất ngày càng bị giảm sút về chất.
- Do đặc điểm cán bộ chủ chốt của địa phương là do dân bầu nên khi tiến hành sử lý các vụ việc vi phạm còn chưa nghiêm minh dứt điểm.
- Hệ thống pháp luật còn chồng chéo chưa khoa học, chưa mang tính chất dự đoán được các hành vi vi phạm.
- Công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
- Trình độ nhận thức của nhân dân còn chưa cao.
Phần III
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dung đất đai của địa phương
I.Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác Quản lý - Sử dụng đất đai.
1.Các nhân tố bên trong.
- Công tác tuyên truyền và vận động nhân dân về chính sách pháp luật đất đai còn hạn chế , chưa thường xuyên , liên tục hình thức và phương pháp tuyên truyền còn đơn điệu chưa mang tính thuyết phục cao . Hơn nũa trình độ của đại đa số nhân dân trong xãnói chung còn thấp nên việc tự tìm hiểu va hiểu biết về pháp lật đất đai còn nhiều hạn chế . Có những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai mà vẫn không biết .
Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế , chưa được đào tạo cơ bản . Hơn nữa với đặc thù của cán bộ cấp xã phường thi các chức danh chủ chốtlà do nhân dân bầu nên trong quá trình công tác còn mang tính chất nể nang chưa kiên quyết .
- Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển chung , năng suất chưa cao , giá sản phẩm nông nghiệp thấp còn gia các mặt hàng khác lại cao .
- Công tác thanh tra , kiểm tra việc chấp hành về quản lý và dụng đất đai của địa phương chưa tốt , chưa kịp thơi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7709.doc