Kể từ khi nhà nước thực hiện chích sách kinh tế mở,nền kinh tế đất nước không ngừng phát triển tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các DN. Các DN SXKD nói chung và cảng HP nói riêng đã có những bước phát triển mạnh trong những năm gần đây
Cảng HP hoạt động trong lĩnh vực xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng hoá và một số dịch vụ hàng hải khác được hình thành từ lâu;có đội ngũ công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm; có hệ thống bến bãi hoàn chỉnh. Sản lượng và doanh thu được thực hiện phụ thuộc chính vào tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá trong nước. Chính vì vậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường hàng hoá sản xuất trong nước phong phú, quan hệ thương mại quốc tế mở rộng, hoạt động xuất nhập khẩu sôi động đã tạo cơ sở cho ngành vận tải hàng hoá bằng đường biển phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, việc nhà nước điều chỉnh chiến lược thay đổi một số chính sách đối với chính sách xuất nhập khẩu trên phạm vi cả nước đã làm tăng lượng hàng hoá qua cảng so với các năm trước, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Cảng HP.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở cảng Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thu
106Đ
356.697
381.093
474.989
24.396
7,02
93.896
23,1
Lợi nhuận
106Đ
51.586
42.380
59.689
-9.205
-16,91
17.308
40,82
Nộp ngân sách
106Đ
34.297
37.185
30.315
2.888
8,82
-6.871
-18,92
Thu nhập bình quân
106Đ
người/Thg
1,920
2,265
2,610
0,345
17,96
0,345
15,23
Qua bảng số 01 ta thấy tình hình SXKD của Cảng ổn định và phát triển tương đối khả quan:
-Tổng doanh thu tăng liên tiếp qua các năm.Tổng doanh thu năm 2000 của Cảng đạt 356.697.570.000Đ,sang năm 2001 con số này đạt mức 381.093.733.000DD tăng 24.396.163.000DD với tỷ lệ tăng tương ứng là 7,02%.Đến năm 2002 tổng doanh thu đạt 474.989.802.000DD ,tăng 93.896.069.000DD so với năm 2001 với tỷ lệ tăng tương ứng là 23,1%.
-Tổng lợi nhuận năm 2000 đạt 51.586.325.000Đ đến năm 2001 đạt 42.380.785.000DD giảm 9.205.540.000DD với tỷ lệ giảm tương đối là 16,91%.Trong hai năm 2000 và 2001,tổng doanh thu tăng nhưng tổng lợi nhuận lại giảm ,điều này chứng tỏ trong năm 2001 tổng chi phí sản xuất của Cảng là rất lớn và có phần bất hợp lý .Song,năm 2002 tổnglợi nhuận tăngđột biến từ 42.380.785.000Đ(năm2001) đã lên đến 59.688.780.000Đ
với tốc độ tăng là 40,82%.Ta thấy mức tăng và tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn mức tăng và tốc độ tăng của doanh thu chứng mức tăng của tổng chi phí chậm hơn của tổng doanh thu .Như vậy ,Cảng đã tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận cho đơn vị.
-Doanh thu và lợi nhuận tăng kéo theo nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước cũng tăng.Năm 2000 là 34.297.492.000Đ đến năm 2001 là 37.185.637.000Đ tăng 2.888.145.000Đ với tốc độ tăng là 8,28%.Nhưng sang năm 2002 do nhà nước không thu thuế nên việc thực hiện ngân sách đã giảm xuống là 30.314.508.000Đ ,tốc độ giảm là 18,92%so với năm 2001.
-Thu nhập bình quân đầu người trên tháng cũng tăng liên tiếp qua các năm: năm 2000 là 1.920.000Đ,năm 2001 là 2.265.000Đ đến năm 2002 là 2.610.000Đ. Việc tăng mức thu nhập bình quân góp phần đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống của CBCNV trong Cảng.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Cảng trong những năm vừa qua cho thấy sự cố gắng nỗ lực và vượt bậc của toàn thể CBCNV trong Cảng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Cảng nói riêng và của cả nước nói chung.
1.4.Tình hình vật tư,TSCĐ của Cảng Hải Phòng
Để đảm bảo cho quy trình xếp dỡ ,vận chuyển bảo quản hàng hoá thì các Xí nghiệp đều phải được trang bị một lượng TSCĐ lớn với những chủng loại nhất định.Với những xí nghiệp hoạt động hiệu quả có điều kiện thuận lợi cho hàng hoá ra vào Cảng thì mọi TSCĐ đều được huy động vào sản xuất một cách triệt dể và phát huy công suất tối đa bởi khi lượng hàng hoá vào Cảng nhiều thì các phương tiện vận tải cũng như thiết bị xếp dỡ làm việc liên tục.Còn những xí nghiệp mà cầu tàu, kho bãi không thuận lợi cho tàu ra vào làm hàng ,lượng hàng thông qua Cảng ít thì các phương tiện vận tải ,xếp dỡ không pháy huy hết công suất làm việc ,hiệu quả sử dụng TSCĐ không cao ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ.
Mặt khác ,do đặc điểm SXKD của Cảng Hải Phòng đòi hỏi phải có một số phương tiện đặc trưng để đáp ứng yêu cầu xếp dỡ như cần cẩu nổi ,xe nâng hàng ,tàu giáp tượng ,...Đây đều là những phương tiện vận tải có giá trị lớn đòi hỏi vốn đầu tư nhiều nhưng thực tế lại ít được sử dụng vào sản xuất do lượng hàng hoá thông qua không lớn
Cần cẩu nổi có sức nâng từ 50 tấn đến 100 tấn sử dụng để nâng những loại hàng hoá nặng mà các phương tiện xếp dỡ khác không đảm nhiệm được nhưng hàng vào Cảng ít khi có loại hàng hoá nặng nên nhu cầu sử dụng không nhiều ,có khi một tháng chỉ được dùng vài lần.Tàu giáp tương sử dụng để cứu hộ trong trường hợp tàu chở hàng bị đắm hay gặp sự cố cũng hầu như không được sử dụng đến vì các tàu làm hàng trong khu vực cảng không mấy khi gặp sự cố. Ngoài ra, còn một số phương tiện vận tải khác chỉ vận chuyển những loại hàng hoá có mã hiệu nhất định nên việc huy động chúng vào sản xuất không cao. Như vậy, chi phí sử dụng TSCĐ bỏ ra thì không đổi mà công suất lại không được tận dụng tối đa dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ thấp. Hệ số huy động VCĐ lại không tương xứngbởi trong khi cảng có khả năng xếp dỡ trên10triệu tấn hàng thì thực tế lượng hàng thông qua mới đạt trên 7 triệu tấn
Bên cạnh đó còn một lượng VCĐ khá lớn đang bị ứ đọng bởi số TSCĐ không cần thiết cho sử dụng trị giá trên một tỷ đồng chưa được thanh lý gây lãng phí vốn, trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng VCĐ
Sự phụ thuộc quá lớn vào cấp trên của các xí nghiệp thành viên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vấn nói chung và VCĐ nói riêng.Tất cả các khâu từ lập kế hoạch khấu hao ,đầu tư mua sắm TSCĐđến sửa chữa ,thanh lý ,nhượng bán TSCĐđều do Cảng trực tiếp đảm nhiệm ,các xí nghiệp thành viên chỉ có nghĩa vụ thu hành do vậy không phát huy được tính sáng tạo ,nhanh nhậy trong quá trình SXKD của mỗi xí nghiệp.Trong khi phương tiện vận tải của xí nghiệp có khả năng xếp dỡ hàng lớn thì chỉ được giao nhiện vụ xếp dỡ một lượng hàng nhất định không tương xứng với khả năng nên không tận dụng được tối đa công suất máy móc thiết bị vào sản xuất.TSCĐ cần sửa chữa hay thanh lý ,nhượng bán cũng phải chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên làm tăng thời gian ,chi phi thiệt hại do ngừng sản xuất ,ứ đọng vốn nên hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như vốn cố định không cao.
Có thể nói Cảng đã cố gắng rất nhiều trong công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Những TSCĐ có giá trị lớn ,sử dụng thường xuyên trong thời gian dài Cảng đều tiến hành đánh giá lại cho phù hợp với giá cả thị trường cũng như tình trạng kỹ thuật của chúng.Hầu hết các TSCĐ của Cảng được đảm bảoduy trì năng lực sản xuất bình thường,không có TSCĐbị hư hỏng trước thời gian sử dụng. Nhiều TSCĐ đã khấu hao bằng nguyên giá nhưng vẫn còn khả năng sản xuất góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác sử dụng TSCĐvà VCĐ.
Tuy nhiên để đáp ứng và đứng vững trong cơ chế thị trường ,Cảng không những có nhiệm vụ bảo toàn mà còn phải phát triển được TSCĐvà VCDD nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.
1.5.Tình hình lao động-tiền lương của Cảng Hải Phòng
Lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình hoạt động SXKD,đảm bảo đủ số lượng,chất lượng lao động là điều kiện dẫn đến kết quả của quá trình kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCDD của Cảng.
Hiện nay ,tổng số cán bộ công nhân viên của Cảng là 5350 người,trong đó lao động trực tiếp sản xuất là 4810 người ,chiếm 89,74% tổng số lao động của Cảng .Trong đó có 450 kỹ sư và hầu hết đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ .nhân viên quản lý là 549người.
Cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác,do hậu quả của cơ chế bao cấp dể lại ,Cảng Hải Phòng khi chuyển sang cơ chế thị trường gặp phải khó khăn về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.Số lượng lao động lớn nhưng trình độ thấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động gây trở ngại lớn đến SXKD.Lao động giản đơn thì quá thừa nhưng lao động có tay nghề ,có trình độ lại rất thiếu.Mặc dù đã giảm được 30 % số lao động so với trước (từ 7000 xuống còn trên 5000 lao động) nhưng lực lượng lao động vẫn còn đông do đó bố trí việc làm có khi chưa được hợp lý làm giảm hiệu quả sản xuất.
1.6.Những thuận lợi,khó khăn và phương hướng phát triển của Cảng
1.6.1.Thuận lợi:
Kể từ khi nhà nước thực hiện chích sách kinh tế mở,nền kinh tế đất nước không ngừng phát triển tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các DN. Các DN SXKD nói chung và cảng HP nói riêng đã có những bước phát triển mạnh trong những năm gần đây
Cảng HP hoạt động trong lĩnh vực xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng hoá và một số dịch vụ hàng hải khác được hình thành từ lâu;có đội ngũ công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm; có hệ thống bến bãi hoàn chỉnh. Sản lượng và doanh thu được thực hiện phụ thuộc chính vào tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá trong nước. Chính vì vậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường hàng hoá sản xuất trong nước phong phú, quan hệ thương mại quốc tế mở rộng, hoạt động xuất nhập khẩu sôi động đã tạo cơ sở cho ngành vận tải hàng hoá bằng đường biển phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, việc nhà nước điều chỉnh chiến lược thay đổi một số chính sách đối với chính sách xuất nhập khẩu trên phạm vi cả nước đã làm tăng lượng hàng hoá qua cảng so với các năm trước, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Cảng HP.
Cảng HP là một cảng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng của miền Bắc nên được Thành phố cũng như nhà nước quan tâm đầu tư đổi mới và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng máy móc, phương tiện thiết bị.
Từ năm 1997 Cảng HP thực hiện dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo cảng với tổng số vốn 40.000.000USD từ nguồn vốn ODA của Nhật. Giai đoạn một của dự án đã hoàn thành và cảng đang dần dần đưa giai đoạn hai vào khai thác kinh doanh nhằm tăng lực lượng sản xuất , nhanh chóng đưa Cảng HP trở thành cảng biển hiện đại,đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong nước và nước ngoài, đó là chưa kể đến những chủ hàng nhỏ khác. Thông qua việc kí kết hợp đồng với các chủ hàng giúp cảng lập kế hoạch sản lượng cũng như tổ chức SXKD đảm bảo về thời gian , chất lượng hàng hoá vận chuyển, giữ vững uy tín với khách hàng.
1.6.2.Khó khăn:
Bên cạnh những mặt thuận lợi đó, cảng HP còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc
-Khó khăn lớn nhất hiện nay của cảng HP là luồn ra vào cảng bị cạn và sa bồi lớn, vũng quay tầu hạn chế, thuỷ diện trước bến chưa được khắc phục, khu chuyển tải chưa ổn định làm ảnh hưởng không nhỏ tới SXKD của cảng
-Mặt khác, khi chuyển sang cơ chế thị trường, Cảng HP gặp nhiều khó khăn về vốn để đầu tư đổi mới thiết bị. Hầu hết các phương tiện vận tải đều có giá trị lớn từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn . Trong khi nhiều tài sản phương tiện đã quá cũ lạc hậu đã xuống cấp đòi hỏi có sự đầu tư mới hoạc cải tạo nâng cấp.
-Số lượng công nhân đông, dư thừa so với nhu cầu sử dụng ở nhiều bộ phận gây lãng phí và giảm hiệu quả sản xuất.
-Lượng hàng vào cảng không ổn định cũng gây khó khăn cho quá trình SXKD.
-Hơn nữa giá điện nước chí phí nhiên liệu tăng cao làm ảnh hưởng đến công tác lập và thực hiện kế hoạch giá thành. Chi phí vật tư cũng cao dẫn đến giá cước tăng cao sẽ làm giảm sức hấp dẫn đối với khách hàng, khó khăn trong việc cạnh tranh.
- Một yếu tố nữa cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của cảng đó là chi phí cập cảng quá cao. Mặc dù ban vật giá chính phủ đã giảm phí cập cảng 50%so với trước nhưng vẫn cao hơn phí cập cảng Hạ Long tới 30%.
CHƯƠNG 2. CƠ Sở Lý luận về quản lý TSCĐ
2.1. TSCĐ
2.1.1. Khái niệm:
TSCĐ là những tư liệu chủ yếu của quá trình kinh doanh,nó hội tụ 4 điều kiện theo quy định:
-Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó.
-Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy.
-TSCĐ có thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
-Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là 5 triệu đồng.
Vậy TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn,có thời gian sử dụng lâu bền mà đặc điểm của nó là:
-Tham gia vào nhiều chu kì SXKD.
-Sau mỗi chu kỳ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu ,hao mòn dần trong quá trình sử dụng.
-Giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển dần vào giá trị sản phẩm.
2.1.2.Vai trò của TSCĐ:
-TSCĐ là một bộ phận chủ yếu trong các tư liệu lao động,có vai trò quan trọng đối với hoạt động SXKD.Các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất nếu không có TSCĐ bởi vì TSCĐ chính là các nhà xưởng,kho bãi,các máy móc thiết bị,các phương tiện vận tải,...chính là cơ sở đầu tiên để hình thành lên quá trính sản xuất.
-TSCĐ là bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm ,giá trị của nó được chuyển dịch trực tiếp và dần vào giá trị của sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường,TSCĐ cũng như mọi hàng hoá thông thường khác,nó không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử dụng và có thể được chuyển quyền sở hữu,quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua mua bán, trao đổi trên thị trường.
-TSCĐ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.Năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm cao hay thấp phu thuộc vào tình trạng kỹ thuật của TSCĐ.Do đó việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị ,luôn đổi mới ,bảo quản và nâng cấp máy móc thiết bị là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp.Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ,quan tâm đến công tác quản lý TSCĐ.
Như vậy có thể nói, TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu đối với các doanh nghiệp.Nó là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh.
2.2 .Phân loại và kết cấu TSCĐ.
Có rất nhiều cách để phân loại TSCĐ.Dựa theo các căn cứ khác nhau người ta có thể phân loại TSCĐ theo các kết cấu sau:
2.2.1. Căn cứ theo hình thái biểu hiện,TSCĐ được chia thành hai loại:
*TSCĐ hữu hình:là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất như nhà cửa ,vật kiến trúc,máy móc thiết bị,phương tiện vận tải,thiết bị truyền dẫn,dụng cụ quản lý,...
*TSCĐ vô hình:là những TSCĐ không có hình thái vật chất,thực chất đó là những khoản chi phí doang nghiệp chi ra mà nó thoả mãn các điều kiện,tính chất của TSCĐ như :chi phí thành lập doanh nghiệp,chi phí mua bằng phát minh sáng chế,quy trình công nghệ,chi phí để có quyền khai thác,quyền sử dụng tài nguyên,...
2.2.2. Căn cứ vào phạm vi ,mục đích sử dụng,TSCĐ được chia thành 3 loại:
*TSCĐ sử dụng kinh doanh:là những TSCĐ dùng trong hoạt động SXKD cơ bản và ngoài cơ bản của doanh nghiệp như:nhà xưởng,máy móc thiết bị,phương tiện vận tải,...
*TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi,sự nghiệp an ninh quốc phòng:là những TSCĐ do Doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi như:nhà văn hoá,câu lạc bộ,thiết bị báo động,...
*TSCĐ bảo quản hộ,giữ hộ Nhà nước hay các Doanh nghiệp khác theo các quyết định, ký kết,...
2.2.3. Căn cứ vào công dụng kinh tế,TSCĐ được chia thành các loại sau:
*Nhà cửa,vật kiến trúc:là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công như:nhà xưởng,nhà làm việc,nhà kho,...
*Máy móc thiết bị:là toàn bộ các máy móc thiết bị dùng trong hoạt động SXKD như:thiết bị động lực,thiết bị truyền dẫn,...
*Phương tiện vận tải,thiết bị truyền dẫn:là các phương tiện vận tải như ôtô,tàu, hệ thống điện ,thông tin,đường ống dẫn,...
*Thiết bị,dụng cụ quản lý như:máy vi tính,thiết bị điện tử dụng cụ đo lường và các thiết bị khác.
*Vườn cây lâu năm,súc vật làm việc hay cho sản phẩm như:vườn cây lâu năm như: vườn chè, vườn cà phê, vườn cây ăn quả,...Súc vật làm việc hay cho sản phẩm như đàn bò , đàn voi ... đối với DN nông nghiệp
*Các loại TSCĐ khác là toàn bộ các TSCĐ khác ngoài 5 loại trên như tác tác phẩm nghệ thuật, bộ sách quý ,...
2.2.4.Căn cứ vào tình hình sử dụng, TSCĐ được chia thành 3 loại :
*TSCĐ đang sử dụng: là những TSCĐ mà DN đang sử dụng cho hoạt động SXKD hay các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng của DN.
*TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ cần thiết cho các hoạt động SXKD hay các hoạt động khác của DN song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này.
*TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý; là những TSCĐ khong cần thiết hay không còn phù hợp với nhiệm vụ SXKD của DN cần được thanh lý nhượng bán để thu hồi vốn.
2.3.Hao mòn và khấu hao TSCĐ
2.3.1. Khái niệm hao mòn và khấu hao:
- Hao mòn: TSCĐ trong quá trình quản lý và sử dụng nó sẽ bị giảm giá trị sử dụng và giảm giá trị, người ta gọi sự giảm đó là hao mòn TSCĐ.
-Khấu hao TSCĐ : Là quá trình tính toán phân bổ giá trị của TSCĐ vào giá thành các sản phẩm để khi bán sản phẩm thu tiền về trong đó có tiền khấu hao TSCĐ lập thành quỹ khấu để tái đầu tư TSCĐ.Thực chất của quá trình khấu hao là quá trình thu hồi dần vốn đầu tư về TSCĐ. Phải khấu hao để tính giá trị của TSCĐ vào sản phẩm nhằm tính đúng, tính đủ gía thành tạo ra sản phẩm.
2.3.2. Các phương pháp tính khấu hao:
*Phương pháp khấu hao theo thời gian:
Là phương pháp khấu hao mà số tền được phân bổ đều theo các năm sử dụng đinh mức.
GKH GKH:Giá trị TSCĐ cần khấu hao.
AKH= (đ/năm) ; Trong đó:{ TSD:Thời gian sử dụng năm i.
TSD A:Số tiền khấu hao.
GKH = Nguyên giá +chi phí thanh lý-giá trị còn lại.
Nguyên giá được xác định sau khi đưa tài sàn vào sử dụng, nguyên giá này sẽ có thể thay đổi trong quá trình sử dụng do việc đánh giá lại hoặc người ta có thể sửa chữa lớn, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt một phần. Khi nguyên giá thay đổi phải tính lại số tiền khấu hao hàng năm.
- Mua ngoài (mới,cũ) :
NG = Giá mua(koVAT)- Chiết khấu(nếu có)+Thuế NK+Chi khác.
-Tự xây dựng, chế tạo :
NG =Giá thành thực tế +chi phí khác.
-Được biếu tặng, cho , nhận góp vốn liên doanh, nhận lại TSLĐ về:
NG phụ thuộc vào kết quả đanh giá của hợp đồng giao nhận tài sản cộng với các chi phí khác có liên quan.
-TSCĐ điều chuyển đến :
Căn cứ theo quyết định của hội đồng giao nhận cộng với các chi phí khác có liên quan hoặc căn cứ vào sổ sách kế toán của DN cũ tếp tục tính khấu hao mà không đánh giá lại tài sản.
Phương pháp này đơn giản,dễ tính nhưng thiếu chính xác và chỉ áp dụng với các TSCĐ có thời gian sử dụng dài.
*Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Theo phương pháp này, phương tiện khấu hao ở các năm sử dụng là không giống nhau.
Ai =NGi-1.K(đ) Ai :Số tền khấu hao năm sử dụng thứ i.
Trong đó: { NGi-1: Giá trị còn lại cuối năm thứ(i-1).
K :Tỷ lệ khấu hao cố định.
Với: K = 1- nệNGn/NG0
Như vậy,số tiền khấu hao hằng năm giảm dần,tính toán thiếu chính xác và chỉ áp dụng với những TSCĐ còn mới;hạn chế được hao mòn vô hình nếu có.
*Phương pháp khấu hao tổng số: Đây là phương pháp khấu hao nhanh
Ai=GKH.Ki (đ).
Trong đó:{ Gkh : Giá trị phải khấu hao.
Ki :Tỷ lệ khấu hao năm i.
Ti
Ki = ắ (đ) ; với:Ti: Là số năm sử dụng còn lại theo định mức.
ồTi
*Phương pháp khấu hao theo môi trường sử dụng:
TSCĐ sử dụng ở những môi trường khắc nghiệt sẽ bị tác động của môi trường nhiều hơn, ví dụ; môi trường axits, muối độ ẩm, nhiệt độ cao. Thông thường,người ta tính khấu hao theo phương pháp bình quân sau đó tuỳ theo điều kiện hoạt động của TSCĐ sẽ điều chỉnh tăng thêm.
KDC = K0.HDC ; Trong đó :
{ Ko :Tỷ lệ khấu hao bình quân.
HDC:Hệ số điều chỉnh theo môi trường.
*Phương pháp khấu hao theo sản lượng:
Số tiền khấu hao được phân bổ tính toán theo sản lượng thực hiện.Trong trường hợp TSCĐ khai thác triệt để năng lực thì áp dụng phương pháp này.
Ai =Qi .ĐKH ;Trong đó:
{Qi : Khối lượng sản phẩm được thực hiện năm i.
ĐKH :Đơn giá khấu hao bình quân theo sản lượng ( đ/sp)
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng TSCĐ và sử dụng TSCĐ.
2.4.1.Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng,mức độ sử dụng TSCĐ:
*Mức độ trang bị máy móc thiết bị:
VCĐ NG
KTB= = (đ/người)
NBQ NBQ
KTB:Mức độ trang bị máy móc. VCĐđn+VCĐcn
Trong đó: {VCĐ:Vốn cố định bình quân=
NBQ:Số lao động bình quân. 2
NGBQ:Nguyên giá bình quân.
*Mức độ sử dụng TSCĐ về mặt sản lượng:
NHĐ NHĐ:Số lượng thiết bị đưa vào
KSL= ; Trong đó:{ hoạt động.
NTB NTB:số lượng thiết bị được trang bị.
*Mức độ sử dụng TSCĐ về mặt thời gian:
-Mức độ sử dụng thời gian của TSCĐ:
TKT TKT:Thời gian khai thác của thiết bị.
KTG= Trong đó:{TCó:Thời gian công lịch(365 ngày).
TCó
-Mức độ lợi dụng thời gian khai thác:
TLV TLV:Thời gian làm việc của máy móc
KKT= Trong đó:{
TKT TKT:Thời gian khai thác thiết bị.
*Mức độ sử dụng TSCĐ về mặt công suất:
PTT PTT:Công suất thực tế của thiết bị.
KCS= Trong đó:{ PTK:Công suất thiết kế của thiết bị.
PTK
2.4.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ:
*Hiệu suất sử dụng TSCĐ-VCĐ theo doanh thu:
ồDoanh thu thuần ồDoanh thu thuần
HDT= =
VCĐBQ NGBQ
*Hiệu suất sử dụng TSCĐ-VCĐ theo lợi nhuận:
ồLợi nhuận ồDoanh thu thuần
HLN= =
VCĐBQ NGBQ
Chương 4.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Cảng HP
4.1.Mục tiêu của Cảng Hải Phòng:
Quán triệt Nghị quyết số 03/NQ 6/5/1993 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và quyết định số 06 ttg ngày 20/10/1993 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể của thành phố đến năm 2000.Ban thường vụ thành uỷ Hải Phòng xác định:
Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2005-2010 tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng phát triển Cảng Hải Phòng thành cảng hiện đại là cửa chính ra biển của các tỉnh phía bắc,là đầu mối quan trọng của miền Bắc và cả nước ,phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước ,đảm bảo an ninh quốc phòng của địa bàn trọng yếu.
Mục tiêu cụ thể năm 2005:
-Sản lượng hàng hoá thông qua Cảng bình quân hàng năm tăng 105trở lên.Tổng khối lượng hàng hoá thông qua Cảng năm 2005 là 8,25 triệu tấn ,doanh thu đạt 345 tỷ đồng .
-Phấn đấu đảm bảo cho tàu một vạn tấn ra vào bình thường.Giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia,đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Cảng.
-Đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
Để thực hiện được các mục tiêu trên,Ban lãnh đạo Cảng Hải Phòng đã đề ra phương hướng SXKD cho kỳ tới :
-Kết hợp chặt chẽ mọị nguồn lực của Cảng ,tập trung khai thác mọi nguồn hàng,tăng cường các biện pháp quản lý kinh tế,nâng cao hiệu quả kinh doanh,thực hiện tiết kiệm,luật thuế giá trị gia tăng và các luật thuế khác đầy đủ,đảm bảo nền tài chính tương đối ổn định,lành mạnh vững vàng chống thất thu,giảm nợ đọng.
-Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị,nhất là các thiết bị xếp dỡ trên cầu Cảng có công suất lớn.Khai thác khu chuyển tải,khu bến nổi Bạch Đằng,nâng cao sức mạnh cạnh tranh của Cảng,giữ vững bạn hàng truyền thống,tích cực tìm bạn hàng mới,mở rộng khả năng khai thác Cảng.
-Dần dần nâng cấp Cảng bằng nguồn vốn ODA giai đoạn II vào kinh doanh khai thác có hiệu quả.
-Tổ chức lại cơ cấu lao động để phù hợp với phương thức sản xuất tiên tiến góp phần đẩy mạnh sản xuất,đảm bảo thu nhập của CBCNV cao hơn năm trước.
-Tiến hành công tác cổ phần hoá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các xí nghiệp thành viên cũng như trên toàn Cảng.
4.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Cảng HP:
Qua thực tế tìm hiểu công tác quản lý tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng ở Cảng HP,mặc dù thời gian thực tập không nhiều,song em xin được mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ Cảng như sau:
4.2.1.Hoàn thiện việc phân công,phân cấp quản lý tài sản đối với các xí nghiệp thành viên.
*Đối với công tác đầu tư,mua sắm TSCĐ,Cảng cần giao vốn cho các xí nghiệp trực tiếp mua sắm những TSCĐ cần thiết:
Như đã phân tích,việc quản lý vốn và quyết định đầu tư là thuộc về Cảng còn các xí nghiệp chỉ có trách nhiệm sử dụng,theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng cho cấp trên làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả SXKD do thiếu sự năng động ,sáng tạo trong quá trình sử dụng.Mặt khác,quá trình đầu tư ,mua sắm TSCĐ bị kéo dài vì những thủ tục hành chính rườm rà giữa cấp trên và cấp dưới làm chậm tiến độ sản xuất,giảm năng suất lao động,lãng phí vốn.Về mặt kinh tế-kỹ thuật lại chưa chắc được đảm bảo vì ở trên không thể hiểu rõ thực tế bằng người trực tiếp sản xuất ,có thể dẫn đến tình trạng phương tiện thiết bị cần ngay chưa được đáp ứng còn những thiết bị chưa cần thiết lại thừa.Hơn nữa ,Cảng phải làm một khối lượng công việc quá lớn khi phải đảm bảo đầu tư mua sắm tài sản cho 10 xí nghiệp thành viên có đủ điều kiện và khả năng đẻ làm việc đó.
Giao vốn cho xí nghiệp trực tiếp đầu tư ,mua sắm những phương tiện thiết bị mà họ cần sẽ khắc phục được những mặt hạn chế ở trên,đồng thời giảm được chi phí sử dụng TSCĐ,bởi vì xét về góc độ tài chính ,sự nhạy cảm trong công tác đẩu tư,đổi mới TSCĐ là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí sản xuất như hạ thấp hao phí về nhiên liệu,giảm được chi phí sửa chữa,chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra ,chống tình trạng hao mòn vô hình trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như hiện nay.
*Cảng cần chú trọng đến hiệu quả sửa chữa TSCĐ
Chi phí sửa chữa TSCĐ chiếm trên 10% tổng chi phí SXKD của Cảng do đó phải tính đến hiệu quả của việc sửa chữa TSCĐ mang lại.Công tác sửa chữa TSCĐ của Cảng đã đảm bảo duy trì được năng lực hoạt động của phương tiện vận tải ,máy móc thiết bị,...song cần xem xét hiệu quả sửa chữa bằng việc so sánh giữa tổng chi phí bỏ và tổng chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất của TSCĐ trong thời kỳ sửa chữa lớn với giá trị còn lại của TSCĐ đã được đánh giá lại theo giá thị trường tại thời điểm sửa chữa. Nếu tổng chi phí đó lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ thì xét về góc độ tài chính chi phí sửa chữa đó là không có hiệu quả vì chi phí bỏ ra lớn hơn vốn thu hồi. Khi đó căn cứ vào một số mặt khác như yêu cầu kinh doanh, khả năng tài chính, ... để quyết định tu sửa hay chấm dứt thời gian hoạt động của tài sản đó. Thông thường trong trường hợp như vậy nên nhượng bán hoặc thanh lý để thu hồi vốn.
Để việc sửa chữa TSCĐ có hiệu quả, Cảng phải mở rộng quyền tự chủ, tự quyết trong sử dụng TSCĐ cho các Xí nghiệp. Đối với những TSCĐ bị hỏng hóc hay sửa chữa lớn mà xí nghiệp có khả năng tự sửa chữa, đảm bảo chất lượng và hiệu quả thì để xí nghiệp tự sửa chữa, Chỉ có TSCĐ nào sửa chữa lớn mà xí nghiệp không có đủ phương tiện và thợ lành nghề để làm mới và phải giao cho xí nghiệp sửa c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo Thực tập tại Cảng Hải Phòng.DOC