Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Sông Đà 10

 

LỜI NÓI ĐẦU - 1 -

CHƯƠNG I. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - 3 -

1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 3 -

1.1.1. Doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp - 3 -

1.1.1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 3 -

1.1.1.2. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 4 -

1.1.2. Vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 5 -

1.1.2.1. Khái niệm về vốn - 5 -

1.1.2.2. Đặc điểm và phân loại vốn - 6 -

1.1.3. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 7 -

1.1.3.1. Khái niệm về vốn lưu động - 7 -

1.1.3.2. Đặc điểm và phân biệt vốn lưu động với vốn cố định - 8 -

1.1.3.3. Phân loại vốn lưu động - 9 -

1.1.3.3.1. Căn cứ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh - 9 -

1.1.3.3.2. Theo các hình thái biểu hiện - 12 -

1.1.3.3.3. Theo nguồn hình thành của vốn lưu động - 13 -

1.1.3.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động - 14 -

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 15 -

1.2.1. Khái niệm - 15 -

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 16 -

1.2.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động - 16 -

1.2.2.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động - 19 -

1.2.2.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động - 20 -

1.2.2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động - 21 -

1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 21 -

1.2.3.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp - 21 -

1.2.3.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 22 -

1.2.3.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 22 -

1.2.3.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 23 -

1.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 24 -

1.3.1. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 24 -

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 24 -

1.3.2.1. Các nhân tố lượng hoá - 24 -

1.3.2.2. Các nhân tố phi lượng hoá - 33 -

1.3.3. Các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 34 -

1.3.3.1. Kế hoạch hoá vốn lưu động - 34 -

1.3.3.2. Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học - 36 -

1.3.3.3. Rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất - 37 -

1.3.3.4. Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính - 37 -

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 10 - 39 -

2.1. Những nét cơ bản về Công ty Sông Đà 10 - 39 -

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển - 39 -

2.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất - 40 -

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh - 42 -

2.1.3.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh - 42 -

2.1.3.2. Đặc điểm về sản phẩm - 44 -

2.1.3.3. Đặc điểm về thị trường - 45 -

2.1.4. Cơ chế quản lý tài chính của Công ty Sông Đà 10 - 46 -

2.1.4.1. Công tác quản lý vốn và tài sản - 46 -

2.1.4.2. Quản lý doanh thu, lợi nhuận và chi phí kinh doanh - 47 -

2.1.4.3. Công tác kế hoạch tài chính - 48 -

2.2. Tình hình sử dụng và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 48 -

2.2.1. Khái quát về tình hình tài chính của Công ty - 48 -

2.2.1.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - 49 -

2.2.1.2. Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty - 52 -

2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty - 56 -

2.2.2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động - 56 -

2.2.2.2. Cơ cấu vốn lưu động - 58 -

2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 62 -

2.2.2.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động - 62 -

2.2.2.3.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động - 67 -

2.2.2.3.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động - 68 -

2.2.2.3.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động - 69 -

2.2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 - 70 -

2.2.2.4.1. Quản lý hình thái biểu hiện của vốn lưu động - 70 -

2.2.2.4.2. Công tác kế hoạch hoá vốn lưu động - 74 -

2.2.2.4.3. Công tác quản lý tài chính nói chung - 76 -

2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động của Công ty - 77 -

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 10 - 80 -

3.1. Định hướng phát triển của Công ty Sông Đà 10 - 80 -

3.1.2. Về năng lực sản xuất - 81 -

3.1.3. Về các chỉ tiêu kết quả kinh doanh - 82 -

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Sông Đà 10 - 84 -

3.2.1. Kế hoạch hoá vốn lưu động - 84 -

3.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động - 84 -

3.2.1.2. Tìm kiếm và lựa chọn các nguồn tài trợ cho vốn lưu động - 91 -

3.2.1.3. Theo dõi và có những đánh giá, điều chỉnh thường xuyên trong quá trình thực hiện - 92 -

3.2.2. Thành lập bộ phận chuyên trách về định mức - đơn giá - 93 -

3.2.3. Cổphần hoá các xí nghiệp trực thuộc, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - 93 -

3.2.4. Sử dụng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 94 -

3.2.5. Sử dụng chính sách tín dụng thương mại linh hoạt - 95 -

3.2.6. Áp dụng các biện pháp quản lý TSLĐ khoa học - 95 -

3.2.7. Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động thông qua tiếp cận các công nghệ mới trong sản xuất - 96 -

3.2.8. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ - 97 -

3.3. Những kiến nghị với các cơ quan hữu quan - 98 -

3.3.1. Đối với Tổng công ty Sông Đà - 98 -

3.3.2. Đối với các Ngân hàng thương mại - 99 -

3.3.3. Đối với Nhà nước - 100 -

3.3.3.1. Hoàn thiện chế độ kế toán - 100 -

3.3.3.2. Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán - 101 -

3.3.3.3. Thúc đẩy tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước - 101 -

3.3.3.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành - 102 -

3.3.3.5. Những kiến nghị khác - 102 -

KẾT LUẬN - 104 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 105 -

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Sông Đà 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; tuân thủ các quy định theo quy chế của Tổng công ty và Nhà nước. Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty gồm: Mua trái phiếu, cổ phiếu; Liên doanh, góp vốn cổ phần với doanh nghiệp khác; Các hình thức đầu tư khác theo pháp luật quy định. Công ty thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau: Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu. Dùng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhận lại tài sản). Khi bị tổn thất về tài sản, Công ty phải xác định giá trị tổn thất; nguyên nhân, trách nhiệm. Đối với những vụ tổn thất có giá trị từ 20 triệu đồng trở xuống Giám đốc có quyền và trách nhiệm quyết định bồi thường, những vụ tổn thất có giá trị trên 20 triệu đồng Công ty phải báo cáo lên Tổng công ty xử lý. Quản lý doanh thu, lợi nhuận và chi phí kinh doanh Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu của các đơn vị trực thuộc và doanh thu thu được từ hoạt động sản xuất - kinh doanh trực tiếp của Công ty. Các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đem tặng, biếu, cho hoặc tiêu dùng ngay trong nội bộ đơn vị cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu. Chi phí trong hoạt động của Công ty được phản ánh theo đúng chế độ, định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi phí gián tiếp, đơn giá tiền lương do Công ty tự xây dựng và quyết định ban hành (trừ các sản phẩm chủ yếu phải trình Tổng công ty phê duyệt). Các chi phí phát sinh phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Về hạch toán lợi nhuận, lợi nhuận của Công ty bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Lợi nhuận phát sinh còn bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện trong năm và được trừ đi khoản lỗ của các năm trước (nếu có) đã được xác định trong quyết toán thuế, thời gian chuyển lỗ không quá năm năm. Công tác kế hoạch tài chính Công tác kế hoạch hóa tài chính luôn là một nội dung được quan tâm cao trong Công ty. Công ty đã phân công một nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán chuyên phụ trách việc lập các báo cáo, kế hoạch tổng hợp và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch trong toàn Công ty. Hàng năm, Phòng Kinh tế – Kế hoạch sẽ phối hợp cùng các phòng ban khác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở bản kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được sự phê duyệt của Ban Giám Đốc, phòng Tài chính – Kế toán xây dựng kế hoạch tài chính (ngắn hạn). Bản kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính sẽ được trình Tổng công ty phê duyệt, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính tháng, quý, năm cho Tổng công ty. Kế hoạch tài chính dài hạn được ban giám đốc công ty xây dựng với thời gian 5 năm xác định chiến lược phát triển của Công ty, được Tổng công ty phê duyệt và hàng năm Công ty cũng tiến hành tổng kết đánh giá về tiến trình thực hiện kế hoạch và có những điều chỉnh và bổ sung kịp thời. Tình hình sử dụng và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Khái quát về tình hình tài chính của Công ty Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 ta cần có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây. Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, ta có những đánh giá về các mặt sau đây. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 2.1: Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 Giá trị Giá trị Tăng so 2000 (%) Giá trị Tăng so 2001 (%) Giá trị Tăng so 2002 (%) 1 Tổng doanh thu 78.620.817.612 119.801.875.634 52,38 235.947.439.747 96,95 429.135.423.603 81,88 2 Các khoản giảm trừ 0 28.528.255 0 79.303.976 3 Doanh thu thuần (=2-1) 78.620.817.612 119.773.347.379 53,34 235.947.439.747 96,99 429.056.119.627 81,84 4 Giá vốn hàng bán 69.886.378.701 108.578.380.192 55,36 211.928.988.010 95,19 376.454.093.898 77,63 5 Lãi gộp (=3-4) 8.734.438.911 11.194.967.187 28,17 24.018.451.737 114,55 52.602.025.729 119 6 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 0 0 7 Chi phí quản lý DN 4.835.220.988 8.651.534.643 78,93 13.171.760.439 52,25 29.543.054.692 124,29 8 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (=5-6-7) 3.899.217.923 2.543.432.544 -34,77 10.846.691.298 326,46 23.058.971.037 112,59 9 Lãi hoạt động tài chính -1.276.677.558 -993.943.559 -22,15 -6.829.148.642 587,08 -15.066.997.520 120,63 10 Lãi bất thường 69.918.823 40.000.000 -42,79 931.133.063 2.227,83 42.208.000 -95,47 11 Tổng lợi nhuận trước thuế (=8+9+10) 2.692.459.188 1.589.488.985 -40,96 4.948.675.719 211,34 8.034.181.517 62,35 12 Thuế TNDN 673.114.797 397.372.246 1.583.576.230 2.570.938.085 13 Lợi nhuận sau thuế 2.019.344.391 1.192.116.739 -40,96 3.365.099.489 182,28 5.463.243.432 62,35 Biểu đồ 2.2: Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty nói riêng. Thông qua Bảng phân tích kết quả kinh doanh (Bảng 2.1) và biểu đồ Kết quả doanh thu và lợi nhuận (Biểu đồ 2.2) có thể thấy tốc độ tăng trưởng của Công ty tương đối cao và chắc chắn. Trong 4 năm duy chỉ có năm 2001 có lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2000 (giảm 40,96%). Giải thích cho vấn đề này có thể thấy trong Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1: mặc dù so với năm 2000, năm 2001 có lãi gộp tăng 28,17% song chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng những 78,93% đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm. Từ Biểu đồ 2.1 ta thấy từ năm 2001 Công ty có sự tăng mạnh về số lượng cán bộ công nhân viên, thể hiện những chuyển đổi trong quản lý nhân sự nói riêng và trong cơ chế quản lý doanh nghiệp nói chung, tất nhiên điều này đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp ở đây hàm nghĩa sự mở rộng quy mô hoạt động của Công ty điều này được thể hiện ở sự tăng vọt trong kết quả kinh doanh các năm tiếp theo. Năm 2003, Công ty đạt mức doanh thu 429 tỷ đồng (tăng 193 tỷ đồng tương đương 81,88% so với năm 2002), lợi nhuận sau thuế đạt 5,5 tỷ (tăng 2,1 tỷ đồng tương đương 62,35%). Kết quả này phần nào ghi nhận những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, hiệu quả quản lý cũng như phản ánh hướng đi đúng đắn mà Công ty đã và đang lựa chọn. Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của Công ty, ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian tuy nhiên để có thể hiểu sâu về tình hình tài chính không thể không xét đến cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn. Dữ liệu của ‘Bảng cân đối kế toán’ qua các năm của Công ty Sông Đà 10 (bảng 2.2), biểu đồ ‘Cơ cấu và tăng trưởng tài sản’ (biểu đồ 2.3) và biểu đồ ‘Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn’ (biểu đồ 2.4) cho thấy Công ty có tổng tài sản tương đối lớn và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua. Trong cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%). Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn (năm thấp nhất là 5,1%-năm 2002; năm cao nhất đạt 14,1%-năm 2000), có một sự tăng trưởng đều đặn trong nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm. Nguồn vốn nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%), Công ty đang có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn bằng cách gia tăng vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn. Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán (Tại thời điểm 31/12/N) Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2.003 Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Tăng so 2000 (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Tăng so 2001 (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Tăng so 2002 (%) I. Tổng tài sản 105.496.702.849 100 201.100.532.890 100 90,62 355.703.260.091 100 76,88 319.838.505.526 100 -10,08 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 87.435.430.952 82,88 157.744.364.883 78,44 80,41 218.769.686.040 61,50 38,69 215.324.932.783 67,32 -1,57 1. Tiền 6.815.253.009 6,46 2.764.767.942 1,37 -59,43 4.631.688.412 1,30 67,53 24.146.854.485 7,55 421,34 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3. Các khoản phải thu 19.817.968.088 18,79 76.857.366.770 38,22 287,82 83.511.655.153 23,48 8,66 71.962.178.382 22,50 -13,83 4. Hàng tồn kho 58.795.175.664 55,73 74.608.237.422 37,10 26,90 129.278.296.587 36,34 73,28 116.893.290.984 36,55 -9,58 5. Tài sản lu động khác 2.007.034.191 1,90 3.513.992.749 1,75 75,08 1.348.045.618 0,38 -61,64 2.312.608.932 0,72 71,55 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 18.061.271.897 17,12 43.356.168.007 21,56 140,05 136.933.574.051 38,50 215,83 104.523.572.743 32,68 -23,67 1. Tài sản cố định 12.632.713.157 11,97 36.763.846.341 18,28 191,02 120.103.905.826 33,77 226,69 95.882.957.666 29,98 -20,17 1.1. Tài sản cố định hữu hinh 12.632.713.157 11,97 36.763.846.341 18,28 191,02 120.103.905.826 33,77 226,69 95.882.957.666 29,98 -20,17 1.2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 1.2. Tài sản cố định vô hình 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2.000.000.000 0,63 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5.428.558.740 5,15 6.592.321.666 3,28 21,44 16.829.668.225 4,73 155,29 6.640.615.077 2,08 -60,54 II. Nguồn vốn 105.496.702.849 100 201.100.532.890 100 90,62 355.703.260.091 100 76,88 319.838.505.526 100 -10,08 A. Nợ phải trả 90.620.334.993 85,90 187.469.876.010 93,22 106,87 337.569.746.130 94,90 80,07 297.494.186.076 93,01 -11,87 1. Nợ ngắn hạn 67.299.814.219 63,79 142.566.368.582 70,89 111,84 188.818.834.951 53,08 32,44 171.266.610.710 53,55 -9,30 - Vay ngắn hạn 23.420.335.348 22,20 48.329.998.949 24,03 106,36 61.743.759.029 17,36 27,75 48.773.021.567 15,25 -21,01 - Phải trả cho người bán 21.535.940.550 20,41 45.478.671.578 22,61 111,18 62.499.034.369 17,57 37,42 57.092.825.077 17,85 -8,65 - Người mua trả tiền trước 14.805.959.128 14,03 31.222.034.719 15,53 110,87 45.127.701.553 12,69 44,54 42.641.518.626 13,33 -5,51 - Nợ ngắn hạn khác 7.537.579.193 7,14 17.535.663.336 8,72 132,64 19.448.340.000 5,47 10,91 22.759.245.440 7,12 17,02 2. Nợ dài hạn 22.538.326.290 21,36 42.235.852.293 21,00 87,40 147.482.287.726 41,46 249,19 116.092.965.342 36,30 -21,28 3. Nợ khác 782.194.484 0,74 2.667.655.135 1,33 241,05 1.268.623.453 0,36 -52,44 10.134.610.024 3,17 698,87 B. Nguồn vốn CSH 14.876.367.856 14,10 13.630.656.880 6,78 -8,37 18.133.513.961 5,10 33,03 22.344.319.450 6,99 23,22 1. Nguồn vốn quỹ 14.876.367.856 14,10 13.630.656.880 6,78 -8,37 18.133.513.961 5,10 33,03 22.344.319.450 6,99 23,22 2. Nguồn kinh phí 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Vốn lưu động ròng (NWC = TSLĐ - Nguồn ngắn hạn) của Công ty qua các năm đều > 0 thể hiện Công ty đã sử dụng một phần nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Với chính sách tài trợ này khả năng thanh toán của Công ty sẽ tăng tuy nhiên khả năng sinh lời sẽ giảm do các nguồn dài hạn có chi phí cao hơn. Sự thận trọng của Công ty là đúng đắn trong hoàn cảnh: do đặc điểm của hoạt động xây lắp, khi thiếu vốn sẽ dẫn đến chậm tiến độ thi công và có thể gây những tổn thất cực kỳ to lớn; các khoản vay ngắn hạn của Công ty đa phần đều là các khoản tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng thương mại. Trong phần tài sản lưu động, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong Tổng tài sản. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, do nhận thầu các công trình lớn, thời gian kéo dài nên vào thời điểm cuối năm hàng tồn kho có giá trị rất lớn chủ yếu phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên, các khoản phải thu có tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng là một dấu hiệu cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều và cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các khoản phải thu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao vòng quay vốn. Như vậy, thông qua phân tích kết quả kinh doanh và cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty Sông Đà 10 cho thấy trạng thái hoạt động của Công ty tương đối tốt. Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động điều này cũng tưng ứng tạo ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả doanh thu, lợi nhuận. Cơ cấu tài sản của Công ty phù hợp với đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, tuy nhiên trong cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu còn có tỷ trọng nhỏ, trong điều kiện của Công ty hiện nay: là một doanh nghiệp Nhà nước, được sự đảm bảo của Tổng công ty Sông Đà nên Công ty vẫn giành được sự tín nhiệm và nhận được các khoản tín dụng từ các ngân hàng thương mại, nhưng rõ ràng cần một sự cải thiện đáng kể trong khoản mục này. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Phần trên ta đã nghiên cứu khái quát những đặc điểm hoạt động và tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 10, đó là bước đệm để ta có thể nghiên cứu kỹ lưỡng về vốn lưu động và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Nguồn hình thành vốn lưu động Nhìn vào Bảng 2.2 có thể thấy vốn lưu động của Công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn và một phần được bổ sung từ nguồn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn). Trong nguồn ngắn hạn, giống như đa số các doanh nghiệp Việt Nam, nguồn tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn bên cạnh đó nguồn vốn hình thành từ tiền ứng trước của người mua và tín dụng thương mại từ người bán cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Nợ ngắn hạn của Công ty tăng nhanh trong những năm đầu (giai đoạn 2000-2001) rồi tăng chậm lại và giảm trong giai đoạn 2002-2003, điều này phản ánh nhu cầu tăng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng phục vụ cho công cuộc mở rộng sản xuất và đổi mới sản xuất trong giai đoạn 2000-2001; do giai đoạn 2002-2003 sản xuất đã đi vào quỹ đạo, hiệu quả gia tăng nên Công ty đã giảm dần tốc độ của khoản nợ ngắn hạn. Năm 2003, tổng nợ ngắn hạn của Công ty là171,3 tỷ đồng chiếm 53,55% tổng nguồn vốn, giảm so với năm 2002 là 17,6 tỷ (tương đương giảm 9,3%). Trong đó, vay ngắn hạn là 48,7 tỷ đồng (tương đương chiếm 15,25% tổng nguồn vốn), nợ người bán 57,1 tỷ đồng (tương đương 17,85%), người mua ứng tiền trước 42,6 tỷ đồng (tương đương 13,33%). Như vậy, Công ty đã tận dụng khá tốt các nguồn vốn chiếm dụng từ người bán, từ khách hàng để sử dụng bổ trợ cho nguồn tín dụng vay từ các Ngân hàng thương mại đây là một sự kết hợp đúng đắn trong điều kiện kinh tế thị trường. Cơ cấu vốn lưu động Bảng 2.3: Cơ cấu vốn lưu động Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2001 (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2002 (%) Tổng vốn lưu động bình quân 122.589.897.919 100 188.257.025.462 100 53,57 217.042.309.412 100 15,29 - Vốn lưu động bình quân trong dự trữ 16.966.865.882 13,84 24.665.377.774 13,10 45,37 32.683.061.761 15,06 32,51 - Vốn lưu động bình quân trong sản xuất 50.954.786.246 41,57 78.324.080.288 41,60 53,71 91.233.667.937 42,03 16,48 - Vốn lưu động bình quân trong lưu thông 54.668.245.791 44,59 85.267.567.400 45,29 55,97 93.125.579.714 42,91 9,22 Bảng 2.4: Bảng phân tích chi tiết kết cấu vốn lưu động Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2003 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2000 (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2001 (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2002 (%) Tổng vốn lưu động 87.435.430.952 100 157.744.364.883 100 80,41 218.769.686.040 100 38,69 215.314.932.783 100 -1,58 1. Vốn lưu động dự trữ 17.281.221.817 19,765 16.652.509.946 10,557 -3,64 32.678.245.602 14,937 96,24 32.687.877.919 15,181 0,03 - Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 17.148.937.116 19,613 16.168.933.496 10,250 -5,71 29.499.889.003 13,484 82,45 31.683.310.372 14,715 7,40 - Công cụ dụng cụ trong kho 132.284.701 0,151 483.576.450 0,307 265,56 1.420.786.946 0,649 193,81 1.004.567.547 0,467 -29,29 - Hàng mua đang đi trên đường 0 0 0 0 1.757.569.653 0,803 0 0 -100 2. Vốn lưu động trong sản xuất 41.949.141.557 47,977 59.960.430.934 38,011 42,94 96.687.729.641 44,196 61,25 85.779.606.233 39,839 -11,28 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 41.513.953.847 47,480 57.955.727.476 36,740 39,61 96.600.051.255 44,156 66,68 84.205.413.065 39,108 -12,83 - Chi phí trả trước 111.600.000 0,128 626.662.138 0,397 461,53 87.678.386 0,040 -86,01 1.574.193.168 0,731 1695,42 - Chi phí chờ kết chuyển 323.587.710 0,370 1.378.041.320 0,874 325,86 0 0 -100 0 0 3. Vốn lưu động trong lưu thông 28.205.067.578 32,258 81.131.424.003 51,432 187,65 89.403.710.797 40,867 10,20 96.847.448.631 44,979 8,33 a. Tiền 6.815.253.009 7,795 2.764.767.942 1,753 -59,43 4.631.688.412 2,117 67,53 24.146.854.485 11,215 421,34 - Tiền mặt tại quỹ 441.854.793 0,505 581.781.326 0,369 31,67 390.184.801 0,178 -32,93 792.330.664 0,368 103,07 - Tiền gửi ngân hàng 6.373.398.216 7,289 2.182.986.616 1,384 -65,75 4.241.503.611 1,939 94,30 23.354.523.821 10,847 450,62 b. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 c. Các khoản phải thu 19.817.968.088 22,666 76.857.366.770 48,723 287,82 83.511.655.153 38,173 8,66 71.962.178.382 33,422 -13,83 - Phải thu của khách hàng 3.120.870.978 3,569 22.039.761.500 13,972 606,21 54.412.784.869 24,872 146,88 66.213.840.215 30,752 21,69 - Trả trước cho người bán 10.638.601.990 12,167 6.035.826.450 3,826 -43,26 2.771.516.659 1,267 -54,08 701.065.103 0,326 -74,70 - Phải thu nội bộ 0 0 47.002.566.457 29,797 22.001.225.608 10,057 -53,19 1.367.817.005 0,635 -93,78 - Phải thu khác 6.058.495.120 6,929 1.779.212.363 1,128 -70,63 4.326.128.017 1,977 143,15 3.679.456.059 1,709 -14,95 d. Thành phẩm tồn kho 0 0,000 0 0,000 0 0,000 0 0,000 e. Hàng gửi bán 0 0,000 0 0,000 0 0,000 0 0,000 f. Tạm ứng 1.474.096.481 1,686 1.462.977.841 0,927 -0,75 1.250.367.232 0,572 -14,53 728.415.764 0,338 -41,74 g. Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 97.750.000 0,112 46.311.450 0,029 -52,62 10.000.000 0,005 -78,41 10.000.000 0,005 0,00 Cơ cấu vốn lưu động được phân tích theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất nhằm xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong từng khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu động. Nhận rõ vai trò, tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu, nhà quản lý sẽ có biện pháp phân bổ, điều chỉnh hợp lý giá trị vốn lưu động tại mỗi khâu nhằm đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao vòng quay của vốn lưu động. Nhìn tổng thể ta thấy vốn lưu động bình quân của Công ty tăng dần qua các năm phản ánh nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu vốn lưu động, vốn lưu động trong lưu thông chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là vốn lưu động trong sản xuất. Kết cấu vốn lưu động của Công ty được duy trì tương đối ổn định qua các năm điều này phản ánh sự nhịp nhàng và sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Một bộ phận vốn lưu động lớn nằm trong khâu lưu thông, qua Bảng 2.4 (Bảng phân tích chi tiết kết cấu vốn lưu động) ta thấy giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong bộ phận này. Năm 2000 (tại ngày 31 tháng 12), vốn lưu động trong khâu lưu thông là 28,2 tỷ đồng (tương đương 32,258% tổng vốn lưu động) trong đó các khoản phải thu là 19,8 tỷ (tương đương 22,666% tổng vốn lưu động). Năm 2001, vốn lưu động trong khâu lưu thông tăng 187,65% có giá trị 81,1 tỷ đồng (tương đương 51,432% tổng vốn lưu động) trong đó các khoản phải thu là 76,8 tỷ đồng (tương đương 48,723% tổng vốn lưu động). Trong các năm tiếp theo vốn lưu đông trong khâu lưu thông tăng chậm lại, tốc độ tăng khoảng 9%, cơ cấu các khoản mục vốn lưu động trong khâu lưu thông nhìn chung được duy trì. Nghiên cứu thành phần của các khoản phải thu, ta thấy khoản mục phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh trong những năm vừa qua điều này phản ánh lượng vốn lưu động của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng đang tăng lên. Mặc dù có nhiều lý do biện minh cho sự gia tăng của các khoản phải thu về mặt giá trị nhưng doanh nghiệp cần thận trọng xem xét khi có sự gia tăng về tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động nhằm tránh ứ đọng vốn trong khâu lưu thông, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Chiếm tỷ trọng lớn gần tương đương vốn lưu động trong khâu lưu thông là bộ phận vốn lưu động trong sản xuất. Rõ ràng có thể thấy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần như tuyệt đối) của bộ phận vốn lưu động trong sản xuất. Điều này phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: xây dựng các công trình có giá trị lớn, thời gian kéo dài. Sự tăng trưởng vốn lưu động trong sản xuất phản ánh sự gia tăng về quy mô hoạt động, duy chỉ có năm 2003 con số thời điểm cuối năm phản ánh vốn lưu động trong sản xuất giảm tương ứng với sự hoàn thành của công trình Đường Hầm qua đèo Hải Vân, một dự án lớn (điều này cũng gắn liền với việc lượng tiền của doanh nghiệp tăng đột ngột cuối năm 2003). Vốn lưu động trong khâu dự trữ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng giá trị vốn lưu động. Vốn lưu động trong khâu dự trữ chủ yếu là phần nguyên liệu, vật liệu tồn kho (xi măng, thép, cát, đá) phục vụ trực tiếp cho các công trình xây dựng của Công ty. Tỷ trọng vốn lưu động trong khâu dự trữ được Công ty duy trì ở mức xấp xỉ 14% đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn được tiến hành liên tục, theo đúng tiến độ. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Như đã trình bày ở Chương I, hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động; Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động; Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động; Hệ số sinh lợi của vốn lưu động. Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 ta không thể không tính toán cụ thể các chỉ tiêu này của Công ty. 2.2.2.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 được tính theo bảng sau đây: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Giá trị Giá trị Tăng so 2001 (%) Giá trị Tăng so 2002 (%) Doanh thu thuần đồng 119.773.347.379 235.947.439.747 96,99 429.056.119.627 81,84 Vốn lưu động bình quân đồng 122.589.897.918 188.257.025.462 53,57 217.042.309.412 15,29 Vòng quay vốn lưu động (L) vòng 0,98 1,25 28,28 1,98 57,73 Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K) ngày 368,47 287,24 -22,05 182,11 -36,60 Bảng 2.5: Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động Nhìn kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 ta có nhận xét: Về vòng quay vốn lưu động Công ty có vòng quay vốn lưu động thuộc loại thấp mặc dù vòng quay vốn lưu động có sự tăng nhanh trong những năm vừa qua (năm 2003 vốn lưu động luân chuyển được 1,98 vòng tăng 57,73% so với năm 2002) song thực tế này vẫn phản ánh sự thiếu hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động của Công ty. Giải thích cho hiện trạng này có mấy lý do sau: Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: thực hiện các công trình xây lắp (Công trình thuỷ điện, công trình giao thông ngầm) có giá trị lớn, thời gian kéo dài do vậy Công ty cần một lượng vốn lưu động bình quân rất lớn để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục nhịp nhàng. Trong hoạt động xây lắp phải hoàn thành những hạm mục công trình nhất định Công ty mới hạch toán doanh thu vì thế một phần gây kéo dài thời gian luân chuyển vốn lưu động, giảm vòng quay vốn. Phân tích xu hướng gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ta thấy nguyên nhân là do tốc độ tăng mạnh của doanh thu thuần. Mặc dù vốn lưu động bình quân đều tăng qua các năm: năm 2002 tăng 65,7 tỷ đồng (tương đương 53,37%) so với năm 2001, năm 2003 vốn lưu động bình quân tăng 28,7 tỷ (tương đương tăng 15,29%) so với năm 2002, tuy nhiên doanh thu thuần năm 2001 tăng 116,2 tỷ đồng (tương đương 96,99%) so với năm 2000, năm 2003 tăng 193,1 tỷ đồng (tương đương tăng 81,84%) so với năm 2002. Do đó, vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng lên, thể hiện hiệu quả ngày một gia tăng khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất cũng như phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động được nâng cao rõ rệt. Về chỉ tiêu thời gian luân chuyển vốn lưu động Theo kết quả tính toán, năm 2001 tới tận 368,47 ngày vốn lưu động mới luân chuyển được một vòng. Kết quả này phản ánh 2 mặt: lượng vốn lưu động bị tồn đọng quá lớn trong các khâu sản xuất và lưu thông đến 70%-80% vốn lưu động nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và khoản mục phải thu; mặt khác phản ánh hiệu quả sản xuất không cao, doanh thu thuần đạt được không tương xứng với lượng vốn đầu tư. Là một chỉ tiêu ngược với số vòng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6999.doc
Tài liệu liên quan