Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Nhìn vào bảng cho thấy tổng doanh thu của nhà máy tăng rất mạnh, bình quân 3 năm tăng 29,9%. Doanh thu của nhà máy vào năm 2002 tăng 12721.4 triệu đồng tương ứng 42,5%. Vì năm 2002là năm đầu tiên nhà máy tách ra hạch toán độc lập, chủ động trong khâu tiêu thụ, nhà máy đưa ra được các quyết định sản xuất kịp thời đáp ứng được nhu cầu thi trường. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhà máy đã đầu tư thêm dây truyền kem xốp. Do đó sản lượng sản xuất của nhà máy tăng bình quân 33.7% từ 2360.94 tấn năm 2001 lên 4221,63% năm 2003. Trong đó bánh gói và lương khô là 2 loại sản phẩn chiếm tỷ trọng lớn trên 90% tổng sản phẩm của nhà máy.

Bên cạnh khối lượng sản xuất tăng lên thì khối lượng tiêu thụ cũng tăng mạnh, bình quân 3 năm tăng 36,2%( tăng 1686.8 tấn). Tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta cũng dễ dàng nhận ra, tuy khối lượng tiêu thụ có tăng nhưng so với khối lượng sản xuất thì tồn kho vẫn còn nhiều.

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại bánh khác nhau. Có thể nói sản phẩm bánh kẹo mang thương hiệu Hữu Nghị đã được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Sản phẩm của nhà máy đã có mặt ở hầu hết các tỉnh trong nước. Trong thời gian tới nhà may sẽ mở rộng ra thị trường nước ngoài. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: a. Chức năng: Tổ chức sản xuất chế biến các loại sản phẩm công nghệ như: bánh kẹo, mứt, lương khô… Hoạt động của nhà máy bao gồm hai chức năng chính là sản xuất ra các sản phẩm và chức năng tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, hoạt động tiêu thụ hàng hoá không trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng mà chỉ thực hiện qua hệ thống các trung gian là các đại lý, các cửa hàng bán lẻ và các chi nhánh của nhà máy trong nước. b. Nhiệm vụ: Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là đơn vị sản xuất của công ty Thực phẩm miền Bắc nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy phải theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên trong hai năm gần đây, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, nhà máy được công ty cho phép hạch toán độc lập. Có thể nói nhà máy như thể là công ty con của Tổng Công ty Thực phẩm Miền Bắc. Do đó nhà máy có nhiệm vụ tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ các mặt hàng bánh kẹo trong nước, nhằm thoả mãn tốt nhu cầu của thị trường từ đó giúp nhà máy tìm kiếm được lợi nhuận. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay khi mà cạnh tranh vô cùng khốc liệt buộc các doanh nghiệp nói chung và Nhà máy bánh kẹo cao cấp hữu Nghị nói riêng phải xuất phát từ nhiệm vụ chung là sản xuất các sản phẩm bánh kem xốp, lương kho, các sản phẩm khác mang thương hiệu Hữu Nghị để cung cấp cho thị trường, thoả mãn tốt nhu cầu thị trường. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà máy: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị: Giám đốc PGĐ Kinh doanh PGĐ Tài chính kế toán PGĐ kỹ thuật PGĐ TChức LĐộng P.Khoạch vật tư P. TC- Kế toán P.Kỹ thuật P.KCS P.Thị trường P.Hành chính Phân xưởng bánh quy Phân xưởng bánh kem xốp Phân xưởng lương khô Phân xưởng bánh ngọt, trung thu, Mứt Tết 2.1.3.1. Giám đốc Giám đốc nhà máy cũng chính là Giám đốc công ty Thực phẩm Miền Bắc, là người chịu trách nhiệm trước Bộ Thương Mại về toàn bộ công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.3.2. Bốn phó giám đốc: - Phó giám đốc phụ trách tổ chức - lao động là người phụ trách các vấn đề về tổ chứcquản lý về lao động, ra các quyết định và ký các hợp đồng lao động với công nhân. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: chuyên phụ trách về các hoạt động có liên quan đến thị trường đầu vào, đầu ra tìm nguồn hàng và lên kế hoạch lập kênh tiêu thụ. - Phó giám đốc phụ trách tài chính - kế toán: là người phụ trách các hoạt động kế toán tài chính cua rnhà máy. - Phó giám đốc kỹ thuật: là người giám sát hoạt động sản xuất những chương trình thiết kế, chế thử sản phẩm mới, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến sản xuất như: chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên liệu. 2.1.3.3. Các phòng ban: - Phòng kế hoạch vật tư: có chức năng tiến hành nghiên cứu chi tiết các kế hoạch về nguyên vật liệu, bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới. - Phòng tài chính kế toán: Chức năng cơ bản là tham mưu giám đốc về mặt tài chính, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thức tiền tệ, là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế đồng thời là đầu mối tham mưu đắc lực cho lãnh đạo công ty trong quản lý mua sắm, nhập xuất vật tư, tập hợp chi phí giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh đẻ lạp báo cáo chính xác kịp thời. - Phòng thị trường: Chức năng cơ bản là tìm kiếm thị trường tiêu thụ, phân phối sản phẩm theo các kênh đã có, nắm chắc giá cả, lợi thế và hạn chế các sản phẩm, thiết kế hinh thức quảng cáo, tiếp thị chiết khấu nhằm bổ trợ công tác bán hàng. Cơ cấu tổ chức của Phòng thị trường: Phòng thị trường Bộ phận kinh doanh Bộ phận Maketing Dịch vụ khách hàng Đưa hàng ra thị trường Nghiên cứu Maketing Tổ chức bán hàng Nghiên cứu thị trường - Phòng kỹ thuật: Kết hợp với phòng thị trường để nắm bắt nhu cầu thị trường về từng loại bánh kẹo để dự tính kế hoạch thu mua vật liệu. Nhiệm vụ chính của phòng là xác định định mức kinh tế kỹ thuật mới vào sản xuất và kiểm tra chất lương sản phẩm. - Phòng KCS: Là phòng được tách ra từ phòng kỹ thuật có nhiệm vụ chính là: + Kiểm tra công nghệ sản xuất. + Kiểm tra chất lượng sản phẩm từ đầu vào nguyên liệu đến đầu ra sản phẩm. +Kiểm tra trình độ công nhân. + Cải tiến bao bì mẫu mã, lập phương án cải tạo kiểm tra theo ISO 9002. - Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ của phòng là tính toán lương thưởng cho cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động, giám sát tình hình lao động, phụ trách về an toàn lao động. Ngoài ra nhà máy còn có ban cơ điện phụ trách về các vấn đề điện, máy móc thiết bị văn phòng, đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục. Tóm lại: Nhà máy có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban chuyên môn. Đây là thuận lợi cho việc điều hành từ khâu sản xuất tới nơi tiêu thụ. 2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Không giống các nhà máy dệt khác hay các đơn vị sẩn xuất xe đạp, mỗi phân xưởng sản xuất chỉ là một đoạn của quy trình công nghệ. Các nhà máy bánh kẹo nói chung và nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị nói riêng, mỗi phân xưởng sản xuất là một dây truyền công nghệ khép kín lúc bắt đầu bỏ nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Theo cách thức sản xuất ở công ty, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất một hoặc một số loại kẹo này đều giống nhau và trải qua 5 giai đoạn: hoà đường, nấu, làm nguội, tạo hình và đóng gói. - Giai đoạn 1: Hoà đường Trong giai đoạn này, đường, nha và nước được hoà tan hoàn toàn với nhau thành dung dịch SiRô đồng nhầt ở nhiệt độ 100 độ C đến 110 độ C theo tỷ lệ quy định cho từng loại kẹo. Đối với kẹo cứng, đường chiếm một tỷ lệ khá lớn từ 70% - 90% trong khi nha chỉ chiếm khoảng 10% - 30%. Đối với kẹo mềm tỷ lệ nha và đường lại gần tương đương, đường từ 40% - 50%, nha từ 50- 60%. Hoà đường là công việc được tiến hành một cách thủ công. Vì vậy đòi hỏi người công nhân hoà đường phải có trình độ chuyên môn khá vững, nắm chắc các tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại kẹo. - Giai đọan 2: Nấu Đây là giai đoạn thực hiện quá trình cô đặ dịch kẹo từ độ ẩm 20% xuống còn 1% - 3%. Sau khi đã hoà tan, dung dịch sẽ được đua vào nồi nấu thủ công hoặc nồi nấu hiện đại tuỳ thuộc vào máy móc thiết bị ở từng phân xưởng. Ở trong gai đoạn này mỗi loại kẹo sẽ được nấu ở nhiệt độ khác nhau.Chẳng hạn, đối với kẹo cứng từ 140 độ C - 165 độ C. - Giai đoạn 3: Làm nguội Khi nấu xong, dung dịch kẹo lỏng đã quánh lại và được đổ ra bàn làm nguội. Lúc này tuỳ thuộc từng loại kẹo người ta sẽ cho thêm các chất phụ gia như: axít, tinh dầu, phẩm thực phẩm … vào hỗn hợp. Mục đích của khâu này là thực hiện quá trình làm nguội dịch kẹo từ 100 độ C xuống còn 80 độ C - 90 độ C đẻ khi đưa vào khâu định hình kẹo không bị dính. - Giai đoạn 4: Tạo hình Công việc tạo hình gồn các công đoạn: Lăn côn, vuốt thoi, định hình và làm nguội. Giai đoạn này ở mọi phân xưởng đều được thực hiện bằng máy. Khi các mảng kẹo được cho vào máy, máy sẽ làn lượt lăn côn, trộn đều các chất trong hỗn hợp một lần nữa rồi chuyển sang vuốt thoi, các mảng kẹo sẽ được vuốt thành các dải dài sau đó sẽ đưa vào máy định hình, cắt những dải này theo những khuôn mẫu kẹo địng sẵn. Các viên kẹo được cắt xởngi xuống các tấm sàng để làm nguội nhanh chóng đến nhiệt độ 40 độ C đến 50 độ C, đảm bảo kẹo ở trang thái cứng, giòn,không bị biến dạng khi gói. - Giai đoạn 5: Đóng gói Sau khi được cắt và làm nguội, kẹo sẽ được gói, có thể là đóng gói bằng máy hoặc bằng tay. Gói xong kẹo sẽ được đóng gói vào thùng theo trọng lượng quy định sẵn. Qúa trình sản xuất kẹo diễn ra rất nhanh, nếu sử dụng lao động thủ công thì trong 1 ca người ta sản xuất được một mẻ kẹo từ 25 - 30 kg. Nếu sử dụng máy thì cứ 1 phút mẻ kẹo 5 kg sẽ được hoàn thành. Trong quy trình này, 3 giai đoạn đầu gói đóng một vai trò quan trọng, nó không chịu ảnh hưởng tới việc xác định loại kẹo sản xuất mà còn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm được sản xuất. Do vậy ngoài việc bố trí vào các giai đoạn này những lao động có tay nghề cao, có kiến thức chuyên môn vững vàng, nhà máy còn yêu cầu bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm của những giai đoạn này rất khắt khe và kỹ lưỡng. 2.2. Thực trạng và sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: 2.2.1. Thực trạng cơ cấu vốn tại nhà máy: Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thuộc công ty thực phẩm miền Bắc - Bộ thương mại là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh hiện có của nhà máy. Chính vì vậy việc quản lý và sủ dụng vốn lưu động như thế nào, nó ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả kinh doanh trên cơ sở đó tìm ra những mặt chưa hợp lý, xác định nguyên nhân và đưa ra những khắc phục. Đối với mỗi doanh nghiệp vốn đóng vai trò quan trọng, nó là điều tên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, mở rộng và lưu thông hành hoá. Với vai trò quan trọng của vốn như vậy, trong những năm qua, nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị luôn coi trọng vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tình hình vốn cuả nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị qua 3 năm gần đây. Qua bảng trên ta thấy tình hình vốn của nhả máy là rất khả quan, thể hiện ở tổng nguồn vốn luôn tăng, bình quân 3 năm tăng 29,8%. Riêng năm 2002 tăng 41,3% so với năm 2001, lượng tăng tuyệt đối là 12337 triệu đồng trong tổng nguồn vốn, vốn cố định chiếm 87%. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Vì doanh nghiệp sản xuất thường phải có nhiều phân xưởng, kho tàng xe cộ vận chuyển. Vốn cố định tăng bình quân 3 năm là 30.9$ tăng từ 26150 triệu đồng năm 2001 lên 44835 triệu đồng năm2003. Nguồn vốn lưu động và tiên mặt của nhà máy luôn tăng với tỷ lệ hợp lý, bình quân 3 năm vốn lưu động tăng 22,2%, tiền mặt tăng 15,5%. Với sự tăng trên dẫn đến tỷ suất thanh toán của vốn lưu động qua 3 năm đều lớn hơn 0.1 tức là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu đông tương đối tốt. Tuy nhiên, tỷ suất này còn nhỏ và có sự giảm sút, bình quân 3 năm giảm 4,52%. Nguồn vốn của nhà máy là vốn tự có: do cấp trên ( công ty thực phẩm miền Bắc) cấp và do tự bổ sung. Vốn tự có qua 3 năm đều chiếm trên 63% và tăng đều qua các năm bình quân 44,9%. Với nguồn vốn vững mạnh như vậy sẽ đảm bảo cho nhà máy phát triển tốt. Khả năng đảm bảo và độc lập về tài chính của nhà máy là tương đối tốt, tỷ suất tự tài trợ qua 3 năm đều lớn hơn 0,5. Riêng năm 2003, tỷ suất này là 0.791. Vốn vay của nhà máy giảm dần, bình quân 3 năm đã giảm 4,85%, từ 10493 triệu năm 2001 giảm xuông còn 9500 triệu năm 2003. Sự giảm sút của vốn vay kéo theo là sự tăng lên của tỷ suất ngắn hạn. Bình quân 3 năm tỷ suất này tăng 28,4%. Tuy nhiên khả năng thanh toán ngắn hạn của nhà máy vẫn thấp vì tỷ suất thanh toán ngắn hạn qua 3 năm đều nhỏ hơn 1. Qua phân tích ở trên cho thấy tình hình tài chính của nhà máy tương đối tốt. Nhà máy thuộc công ty nhà nước cho nên nguồn vốn tự có của nhà máy là hợp lý. 2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy 2.2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy: Kết quả hoạt đông kinh doah là sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế cao sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rông sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín của bản thân doanh nghiệp. Ngược lại, lỗ sẽ làm cho doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, giảm uy tín. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến phá sản. Bảng kết quả kinh doanh phản ánh tình hình hoạt đông của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay của nước ta, sự linh hoạt nhạy bén trong nền kinh tế và quản lý sản xuất đã thực sự trở thành chìa khoá cho sự tồn tại và phát triển của nhà máy. Nhà máy đã vận dụng quy luật kinh tế thi trường đồng thời thực hiện chủ trương cải tiến cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước. Nhờ vậy nhà máy đã đạt một số kết quả đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao đời sông cán bộ công nhân viên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và đứng vững trên thị trường. Với một doanh nghiệp bất kỳ, khi nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh ta sẽ biết được doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không. Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp trẻ nhưng kết quả kinh doanh qua 3 năm gần đây tương đối tốt. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy: Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm So sánh(%) 2001 2002 2003 02/01 03/02 BQ Tổng doanh thu Tr.đ 29928.6 42650 50500.2 142.5 118.4 129.9 Tổng chi phí Tr.đ 29728.2 42284.73 50024.424 142.24 118.3 129.72 Lợi nhuận Tr.đ 200.4 365.27 475.776 182.27 130.25 154.08 Tổng KL sản xuất tấn 2360.94 3637.92 4221.63 154.1 116.04 133.7 Tổng KL tiêu thụ tấn 1973.4 3000.2 3660.2 152.1 122 136.2 Thu nhập bq/người 1000đ 700 850 950 121.43 111.76 116.5 Nhìn vào bảng cho thấy tổng doanh thu của nhà máy tăng rất mạnh, bình quân 3 năm tăng 29,9%. Doanh thu của nhà máy vào năm 2002 tăng 12721.4 triệu đồng tương ứng 42,5%. Vì năm 2002là năm đầu tiên nhà máy tách ra hạch toán độc lập, chủ động trong khâu tiêu thụ, nhà máy đưa ra được các quyết định sản xuất kịp thời đáp ứng được nhu cầu thi trường. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhà máy đã đầu tư thêm dây truyền kem xốp. Do đó sản lượng sản xuất của nhà máy tăng bình quân 33.7% từ 2360.94 tấn năm 2001 lên 4221,63% năm 2003. Trong đó bánh gói và lương khô là 2 loại sản phẩn chiếm tỷ trọng lớn trên 90% tổng sản phẩm của nhà máy. Bên cạnh khối lượng sản xuất tăng lên thì khối lượng tiêu thụ cũng tăng mạnh, bình quân 3 năm tăng 36,2%( tăng 1686.8 tấn). Tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta cũng dễ dàng nhận ra, tuy khối lượng tiêu thụ có tăng nhưng so với khối lượng sản xuất thì tồn kho vẫn còn nhiều. Tổng chi phí của nhà máy bao gồm các khoản chiết khấu, chiết giá, thuế, tiền lương, lãi vay ngân hàng. Chi phí tăng bình quân 29,72%. Đây là điều hoàn toàn hợp lý vì khối lượng sản xuất tăng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí nhà máycó một khoản để chi trả cho công nhân viên, dùng tái sản xuất. Lợi nhuận tăng bình quân qua 3 năm đạt 54,08%, năm 2003 đạt 475.776 triệu đồng. Việc tăng lợi nhuận dẫn đến thu nhập của công nhân viên tăng lên, bình quân 3 năm thu nhập hàng tháng của một công nhân viên tăng 16,5%/năm. Thu nhập bình quân hàng tháng của một công nhân viên đạt 700.000đ/tháng, đến năm 2002tăng lên đạt 850.000đ/tháng. Năm 2003 đạt 950.000đ/tháng; với mức thu nhập này có thể đảm bảo mức sông khá cho mỗi công nhân viên. Có thể nói nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đang ngày một phát triển lớn mạnh với tốc độ tăng cao của các chỉ tiêu, tăng doanh thu, khối lượng sản xuất, thu nhập bình quân hàng thang của công nhân viên. 2.2.2.2. Cơ cấu tài sản lưu đông tại nhà máy: Tại nhà máy, cơ cấu tài sản lưu động được xây dựng dựa vào tính chất, đặc điểm của các loại tài sản lưu động của nhà máy. Trong năm 2002, 2003 cơ cấu tài sản lưu đông có sự biến đổi như sau: Cơ cấu TSLĐ của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 2003/2002 Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối % TT% 1. Vốn bằng tiền 547 5.42 1.212 8.45 665 121.57 3.93 2. Khoản phải thu 2.5 20.67 30.09 21.55 590 23.6 0.88 3. Hàng tồn kho 8.784 72.63 9.609 67 8.25 9.39 -5.63 4. TSLĐ khác 263 2.18 430 3 167 63.5 0.82 Tổng TSLD 12.094 100 14.341 100 2.247 18.58 Qua số liệu trên ta thấy tổng số vốn lưu động năm 2003 tăng 2.247 triệu đồng so với năm 2002 với mức tăng 18.58%. Nguyên nhân là do sự gia tăng của tất cả các loái vốn lưu động trong nhà máy. Sự gia tăng này biểu hiện ở mhững bước phát triển lớn mạnh về quy mô kinh doanh mà biểu hiện của nó là quy mô vốn lưu động. Để đánh giá đúng về sự thay đổi này ta xem xét về sự thay đổi tỷ trọng cũng như mức tăng giảm của từng loại vốn lưu động. Trong năm 2002 thì lượng vốn lưu đông bằng tiền là 547 triệu đồng chiếm 4,52% tổng số vốn lưu động trong nhà máy, năm 2003 con số này đã tăng lên đến 1.212 tr.Đ chiếm 8,45% tổng số vốn lưu động. Số vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Qua một năm hoạt động thì con số này tăng 665 tr.Đ với tỷ lệ tăng 121,57%, tỷ trọng tăng 3,93%. Điều này cho thấy rằng tăng lượng vốn băng tiền là một dấu hiệu tốt về sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy nhà máy cần phát hhuy hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng của loại vốn lưu động này trong những năm tiếp theo. Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động mà nhà máy bị khách hàng, các tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ nhà máy càng bị chiếm dụng. Trong năm 2002 khoản phải thu số tiền là 2.500 tr.Đ chiếm 20,67% trong tổng số vố lưu động tại nhà máy. Đến năm 2003 khoản phải thu số tiền đã tăng lên 3.090 tr.Đ chiếm 21,55% tổng số vố lưu động. Số tiền khoản phải thu qua một năm tăng lên 590 tr.Đ, tỷ lệ tăng là 23,6%, tỷ trong tăng 0,88%. Các khoản phải thu này tăng là do doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Qua sự phân tích trên ta thấy vốn của công ty bị chiếm dụng không phải là ít. Chính vì vậy công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, có các chính sách phù hợp sao cho thu được các khoản phải thu, giảm tình trạng vốn của nhà máy bị chiếm dụng. Đối với lượng hàng hoá tồn kho, ở nhà máy thì hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm. Năm 2002 có 8.784 tr.Đ chiếm tỷ trọng 72,63%, sang đến năm 2003 thì trị giá hàng tồn kho tăng lên 9.609 tr.Đ chiếm 67%. Trị giá hàng tồn kho năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 825tr.Đ với tỷ lệ tăng 9,39%, nhưng tỷ trọng hàng tồn kho trong năm 2003 lại giảm5,63% so với năm 2002. Điều này đã thể hiện xu hướng biến đổi tốt về cơ câu vốn lao động của nhà máy. Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng nhưng lại giảm về tỷ trọng, chứng tỏ nhà máy đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tỷ trọng hàng tồn kho. Tuy nhiên hàng tồn kho tăng ở mức cao. Nguyên nhân la do lượng thành phẩm của công ty nhập quá nhiều nguyên vật liệu. Một số tài sản lưu đông khác, đây là loại vốn lưu động không thuộc các loại vốn trên có trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp nên nó chiếm một tỷ trọng nhỏ. Trong năm 2002 là 263 tr.Đ, chiếm tỷ trọng 2,18%, năm 2003 là 430 tr.Đ chiếm khoản 3%. Như vậy năm 2003 tăng hơn 2002 là 167tr.Đ với tỷ lệ tăng 63,5%, tỷ trọng tăng 0,82%. Ta thấy tỷ lệ tăng của loại vốn này khá lớn chỉ sau vốn bằng tiền. 2.2.2.3. Quản lý vốn lưu động của nhà máy - Quản lý tiền mặt: Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, tiền mặt là khoản quan trọng không thể thiếu, nó làm động lực cho sự phát triển năng động hiệu quả của nhà máy. Do sự phức tạp và đa dạng của quản lý tiền mặt, doanh nghiệp phải luôn để ý và kiểm tra chặt chẽ từng ngày, từng giờ.Ta xem xét tình hình quản lý vốn bằng tiền mặt thông qua bảng sau: Tình hình tăng giảm vốn bằng tiền Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 2003/2002 Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối % Vốn bằng tiền 547 100 1.212 100 665 121.57 1. Tiền mặt tại quỹ 337 61.61 509 42.21 172 51.04 2. Tiền gửi ngân hàng 54 9.87 564 46.53 510 944.44 3. Tiền đăng chuyển 156 28.52 139 11.47 -17 -10.89 Nhìn vào bản trên ta thấy số tiền của nhà mày bánh kẹo Hữu Nghị là đang tăng. Số tiền mặt tại quỹ tăng về quy mô nhưng lại giảm về tỷ trọng từ 61,61% xuống còn 42,21%. Số tiền đang chuyển thì giảm về quy mô và tỷ trọng. Nguyên nhân của sự biến đông này là do nhà máy bị bạn hàng chiếm dụng. Chính vì vậy, phải đảm bảo một lượng tiền mặt tại quỹ để trang trải. - Quản lý các khoản phải thu: Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp hiện đang bị các tổ chức cá nhân chiếm dụng. Số vốn kinh doanh nằm trong các khoản phải thu thường có giía trị lớn như: doanh nghiệp có thể thiếu vốn hoạt động dẫn đến phải phân bổ chi phí trả lãi vay ngân hàng hay các tổ chức khác. Do đó quản lý các khoản phải thu là việc làm cần thiết, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra để nhanh chóng thu hồi. Sự biến động các khoản phải thu Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 2003/2002 Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối % Khoản phải thu 2.500 100 3.090 100 5.90 23.6 1. Phải thu của khách hàng 1.761 70.44 2.261 73.17 500 28.39 2. Trả trước cho người bán 40 1.6 387 12.52 347 8.67.5 3. Thuế VAT được khấu trừ 72 2.33 72 2.33 72 2.33 4. Phải thu nội bộ 669 26.76 231 7.47 -438 -65.47 5. Phải thu khác 30 1.2 144 4.66 114 380 Qua bảng trên ta thấy, khoản phải thu của nhà máy năm 2003 tăng so với năm 2002 về số tuyệt đối là 590 triệu đồng với mức tăng 23,6%. Các khoản phải thu tăng trong đó phải thu của khách hàng tăng nhiều nhất, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu. Năm 2002 chiếm 70,44%, năm 2001 chiếm 73,17%. Phải thu nội bộ có xu hướng giảm, số tiền giảm là 438 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 65,47% so với năm 2002. Các khoản phải thu khác cũng tăng nhưng nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu. Như vậy về các khoản phải thu thì phải thu của khách hàng tăng ở mức cao. Đây là nguyên nhân chính làm các khoản phải thu của nhà máy tăng bởi vì khoản phải thu này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tống số các khoản thu. Do đó nhà máy cần có biện pháp phù hợp để quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để tranh rủi ro trong thanh toán. Quản lý hàng tồn kho: Để quản lý hàng tồn kho, ta phải đi xem xét tinh hình tăng giảm hàng tồn kho.Từ đó tính toán lượng sẽ tiêu thụ trong các chu khỳ kinh doanh để cung cấp một lượng vừa đủ, tránh dự trữ quá nhiều để tồn đọng vốn nên vấn đề dự trữ với quy mô thế nào cho hợp lý. Trong cơ cấu vốn lưu đông của nhà máy thì hàng tồn kho chiếm tỷu trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động. Vì thế việc quản lý tồn kho dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, lại sử dụng tiết kiệm hợp lý vốn lưu động. Phân tích sự biến động hàng tồn kho Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 2003/2002 Số tiền TT% Số tiền TT% Tuyệt đối % Hàng tồn kho 8.784 100 9.609 100 8.25 9.39 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 6.808 77.64 7.188 74.8 380 5.58 2. Công cụ, dụng cụ tồn kho 30 0.34 24 0.25 6 20.23 3. Chi phí sản xuất KD dở dang 18 0.07 16 0.17 -2 -11.11 4. Thành phẩm tồn kho 1.928 21.95 2.381 24.78 453 23.49 Qua bảng trên ta thấy lượng hàng tồn kho của nhà máy tăng do lượng thành phẩm tồn kho nguyên vật liệu tăng. Lượng nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho và chiếm tỷ trọng 77,64% năm 2002 và 74,8% năm 2003. Như vậy lượng nguyên vật liệu tăng về quy mô nhưng lại giảm về tỷ trọng. Điều này cho thấy nhà máy chưa quan tâm đúng mức tới công tác tiêu thụ sản phẩm nên làm cho hàng tồn kho tăng. 2.2.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữư Nghị Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh được xem xét và đánh giá một cách tổng quát thông qua một số chỉ tiêu sau: hiệu suất sử dụng vốn, tỷ suất sinh lợi của doanh thu, tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu.Ta có bảng sau: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch 2003/2002 Tuyệt đối % 1. Doanh thu thuần 28.922 31.317 2.455 8.49 2. Lợi nhuận sau thuế 170 346 176 103.53 3. Tổng vốn bình quân 23.837 27.633 3.796 15.92 4. Chủ sở hữu bình quân 15.958 16.289 331 2.07 5. Tỷ suất sinh lợi doanh thu 0.006 0.011 0.005 83.33 6. Hiệu suất sử dụng vốn 1.213 1.135 -0.078 -6.43 7. Tỷ suất lợi nhuận / vốn 0.007 0.0113 0.006 85.71 8. Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu 0.011 0.021 0.010 90.91 Qua bảng trên ta thấy: Hiệu suất sử dụng vốnh năm 2002 là 1,213 và năm 2003 là 1,135. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn năm 2003 là giảm 6,43% so với năm 2002. Nó cho biết một đồng vốn đem lại cho doanh nghiệp 1,213 đồng doanh thu. Trong khi đó, năm 2003 thì một vốn chỉ đem lại 1,135 đồng doanh thu. Ta nhận thấy với kết quả như vậy thì chưa có dấu hiệu khả quan. Về doanh thu thuần: năm 2003 doanh thu tăng 8,49% so với năm 2002, về số tuyệt đối là 2,455 tr.đ.Chính vì doanh thu tăng nên khoản lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên. Cụ thể: năm 2002 lợi nhuận là 170 tr.đ, năm 2003 đã tăng 176 tr.đ so với năm 2002 với mức tăng 103,53%. Đây là một dấu hiệu khả quan. Xét tỷ suất sinh lợi của doanh thu ta thấy năm 2002 là 0,006 và năm 2002 là 0,011.Tỷ suất sinh lợi doanh thu tăng 83,33% so với năm 2002. Nó cho biết: Năm 2002 một đồng doanh thu tạo ra 0,006 đồng lợi nhuận. Năm 2003 một đồng doanh thu tạo ra 0,011 đồng lợi nhuận. Về tỷ suất lợi nhuận/vốn: Năm 2002 một đồng vốn tạo ra 0,007 đồng lợi nhuận. Năm 2003 một đồng vốn tạo ra 0,013 đồng lợi nhuận. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận/ vốn tăng 85,71% so với năm 2002 mà mức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36775.doc
Tài liệu liên quan