Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình

Chương I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG 2

I .Bản chất và chức năng của tín dụng 2

1. Bản chất của tín dụng 2

2. Chức năng của tín dụng 3

2.1 Tập trung và phân phối lại vốn nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả 3

2.2 Kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng tiền 3

II. Phân loại tín dụng 4

1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 4

2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng 4

3. Căn cứ vào mục đích của tín dụng 5

4 . Căn cứ vào chủ thể tín dụng 5

5 . Căn cứ vào tính chất đảm bảo tiền vay 5

6 . Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động tín dụng 6

III. Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại 6

1. Khái niệm về sử dụng vốn 6

2 . Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn 6

IV. Vai trò của tín dụng 8

1. Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển 8

2 . Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước 8

3. Tín dụng góp phần vào việc làm giảm thấp chi phí sản xuất và lưu thông 9

4.Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách xã hội và nâng cao đời sống

dân cư 9

 

doc43 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&PTNT Quảng Bình được tổ chức và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X tại kì họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 (Chủ tịch nước ký quyết định công bố ngày 26/12/1997 và có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1998) và Điều lệ tổ chức, hoạt động do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn ngày 22/11/1997. NHNo&PTNT Quảng Bình là doanh nghiệp nhà nước được tổ chức và hoạt động theo quy mô chi nhánh thuộc Tổng công ty Nhà nước do hội đồng quản trị lãnh đạo và Tổng giám đốc điều hành. NHNo&PTNT Quảng Bình là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng và bảng cân đối tài sản riêng; đại diện theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo&PTNT Việt Nam . 2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Quảng Bình: * Chức năng NHNo&PTNT Quảng Bình: - Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam . - Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam . - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam . * Nhiệm vụ NHNo&PTNT Quảng Bình: - Về huy động vốn : + Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cả bằng nội tệ và ngoại tệ. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng… + Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, NHNN và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. + Vay vốn của NHNN, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. - Về sử dụng vốn : + Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế , cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. + Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lí ngoại hối của NHNN , NHNo&PTNT Việt Nam + Kinh doanh dịch vụ: Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc đá quý, máy rút tiền tự động ATM, dịch vụ chuyển tiền nhanh nhất thế giới Weston Union, chuyển tiền kiều hối, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước…. + Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.Cân đối điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn . + Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép . + Thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam giao . 3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Quảng Bình : Sơ đồ tổ chức bộ máy Phßng Kế to¸n-Ng©n quỹ Phòng Thanh toán Quốc tế Phòng Hành chính Phòng Điện toán Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kế hoạch Phòng Kiểm toán nội bộ Phòng Tín dụng Thẩm định Ban Giám Đốc * Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Quảng Bình gồm: - Ban giám đốc : Gồm 01 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng . - Phòng Kế toán - Ngân quỹ : Thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng và hạch toán tiền gửi, tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho các đơn vị , hạch toán nội bộ cho ngân hàng và làm công tác huy động vốn .Thực hiện chức năng thu tiền mặt đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế , cá nhân bảo đảm an toàn kho quỹ . - Phòng Thanh toán Quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán nước ngoài của chi nhánh, nghiên cứu xây dựng và áp dụng các kĩ thuật thanh toán hiện đại . Tạo điều kiện cho việc thanh toán nhanh nhất ,chính xác và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng . Áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại . - Phòng Hành chính : Làm công tác văn phòng , hành chính văn thư lưu trữ . - Phòng Điện toán : Thực hiện các nghiệp vụ như nhận và xử lí thông tin, nhận và truyền đi đến các ngân hàng . Kiểm tra và xử lí máy móc của ngân hàng khi gặp sự cố . - Phòng Tổ chức cán bộ : Thực hiện theo dõi nhân sự ,tiếp nhận và đào tạo cán bộ. - Phòng Kế hoạch : Xây dựng kế hoạch kinh doanh trung, dài hạn, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh, tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết . - Phòng Kiểm toán nội bộ : Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNo&PTNT Việt Nam . Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân thủ nguyên tắc, chế độ về chính sách kế toán của Nhà Nước . - Phòng Tín dụng Thẩm định : Nghiên cứu ,xây dựng chiến lược kế hoạch tín dụng, đề xuất cho vay các dự án tín dụng, thu nhập quản lí và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc thẩm định phòng ngừa rủi ro, thường xuyên phân tích nợ quá hạn , phân loại dư nợ, tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương hướng khắc phục. Dưới NHNo Tỉnh còn có 10 NHNo loại II - 4 Ngân hàng tại TP Đồng Hới - 6 NHNo&PTNT tại 6 Huyện: Mỗi Ngân hàng Huyện có 2 phòng nghiệp vụ chuyên môn ( Phòng Kế toán- Ngân quỹ, Phòng Tín dụng ) và một tổ Hành chính - nhân sự. - Có 11phòng giao dịch trực thuộc - Có 10 chi nhánh cấp 3 trực thuộc ngân hàng Huyện Với mạng lưới hoạt động được bố trí như trên hệ thống NHNo&PTNT Quảng Bình khép kín trên tất cả các các vùng từ thành thị và nông thôn. Cán bộ, công nhân viên chức biên chế có 340 cán bộ (31/12/2007) trong đó trình độ Đại học có 197 chiếm 58%. Cán bộ tín dụng trực tiếp chiếm 44% , nếu tính cả lãnh đạo phụ trách tín dụng thì tỉ lệ chiếm trên 50%. II. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Quảng Bình 1. Công tác quản lí , điều hành 1.1 Tình hình huy động vốn : Huy động vốn là hoạt động đầu vào của một NHTM, có làm tốt công tác này thì các công tác tiếp theo của Ngân hàng mới đem lại hiệu quả. Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động kinh doanh để đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, NHNo&PTNT Quảng Bình đã đề ra phương châm: "Tạo nguồn vốn là tiền đề mở rộng thị trường tín dụng là sự sống còn hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng". Do đó về mặt này NHNo&PTNT Quảng Bình đã thực hiện tương đối tốt và tăng trưởng không ngừng qua các năm. Theo phụ lục 1, ta thấy : Nguồn vốn huy động năm 2007 là 1.188.012 triệu đồng, tăng 375.281 triệu đồng, tăng 46,18% so với năm 2006. Trong hai năm 2006 và năm 2007 tiền gửi từ khu vực dân cư có xu hướng tăng: Năm 2006 đạt 601.101 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 839.201 triệu đồng, tăng 238,1 triệu đồng , tỉ lệ tăng 39.6 % so với 2006 . Tiền gửi từ các TCKT năm 2007 đạt 209.102 triệu đồng, tăng 103.680 triệu đồng hay tăng 98,34% so với năm 2006 . Còn đối với tiền gửi từ TCTD năm 2007 đạt 24.808 triệu đồng , tăng 3.900 triệu đồng hay tăng 18,66 % so với năm 2006 . Tiền gửi tổ chức khác (KBNN) năm 2007 là 114.901 triệu đồng, tăng 29.601 triệu đồng , hay tăng 34,7 % so với năm 2006 . Điều này cho thấy NHNo&PTNT Quảng Bình đang có trong tay nguồn vốn tương đối ổn định đảm bảo vững chắc cho việc đầu tư các dự án lớn của tỉnh cũng như tạo điều kiện mở rộng tín dụng trong thời gian tới. 1.2 Tình hình sử dụng vốn * Cho vay theo thời hạn NHNo&PTNT Quảng Bình thực hiện phương châm đi vay để cho vay, với mục đích đưa đồng vốn tới người có nhu cầu để họ phát triển sản xuất kinh doanh ổn định đời sống và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tỉnh . Theo phụ lục 2, ta thấy rằng : - Doanh số cho vay tăng mạnh, tính đến 31/12/2007 đạt 1.540.526 triệu đồng, tăng 539.990 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 53,97% so với năm 2006 . Một điều đáng chú ý là cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng số cho vay của Ngân hàng. Năm 2006 là 65,85%, năm 2007 là 77,31%, với tốc độ tăng 80,77%. - Doanh số thu nợ: Bên cạnh với việc tăng trưởng doanh số cho vay, NHNo&PTNT Quảng Bình cũng thực hiện tốt công tác thu nợ. Năm 2006 doanh số thu nợ đạt 990.812 triệu đồng , năm 2007 đạt mức 1.167.352 triệu đồng, tăng 176.540 triệu đồng, tăng 17,82 % so với 2006 . * Cho vay theo thành phần kinh tế Thực hiện chính sách đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, với mạng lưới rộng khắp địa bàn toàn tỉnh, NHNo&PTNT Quảng Bình đã mở rộng quan hệ với mọi thành phần kinh tế ,mở rộng đối tượng cho vay nhằm tạo điều kiện các thành phần kinh tế của tỉnh phát huy thế mạnh của mình, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh . Như ta thấy ở phụ lục 3: NHNo&PTNT Quảng Bình cho các thành phần kinh tế vay, trong đó chủ yếu cho vay cá nhân, hộ gia đình. Do vậy cho vay cá nhân, hộ gia đình năm 2007 là 1.137.310 triệu đồng tăng 391.332 triệu đồng với tốc độ tăng 52,45% so với năm 2006. Đối với các thành phần kinh tế này ngân hàng đã định hướng là khách hàng lâu dài trong đầu tư tín dụng nhưng trong năm 2007 thành phần kinh tế này là đối tượng cạnh tranh gay gắt nhất của tất cả các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Còn doanh số cho vay đối với DNNN năm 2007 đạt 11.601 triệu đồng giảm 79.036 triệu đồng giảm 87,20% so với năm 2006. Nguyên nhân trong năm 2007 lĩnh vực cho vay đối với các DNNN chỉ tập trung thu nợ đối với các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả và các doanh nghiệp đang sắp xếp cổ phần hoá doanh nghiệp vì vậy rất hạn chế cho vay đối với thành phần kinh tế này. Hạn chế cho vay đối với hợp tác xã . * Cho vay theo ngành kinh tế Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Bình, nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế cá nhân ngày càng tăng mà đặc biệt là ngành thương mại dịch vụ. Hoà nhịp vào sự tăng trưởng đó chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Bình chủ trương mở rộng quy mô cho vay đối với sản xuất của các ngành kinh tế có hiệu quả nhằm mở rộng hoạt động tín dụng. Một khi có sự phát triển nền kinh tế kéo theo sự phát triển của hoạt động tín dụng. Ngược lại hoạt động tín dụng có tác dụng tích cực tháo gỡ những khó khăn về vốn cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển . Qua bảng số liệu ở phụ lục 4, ta thấy trong năm 2007 tỷ trọng cho vay đối với ngành Nông - Lâm nghiệp (26,31%), Thuỷ hải sản (12,52%) và ngành khác (20,31%) là chiếm tỷ trọng lớn so với các nghành khác. Trong đó ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có mức biến động lớn nhất, năm 2007 là 36.005 triệu đồng , giảm 81.323 triệu đồng với tỷ lệ giảm 69,31% so với năm 2006. Tiếp đến ngành Thương nghiệp Dịch vụ năm 2007 là 186.593, giảm 5.569 triệu đồng với tỉ lệ giảm 28,98% so với năm 2006. Còn đối với doanh số cho vay ngành Nông - Lâm nghiệp, ngành Thuỷ hải sản, ngành khác có tăng nhưng mức tăng chưa cao, ngành Nông - Lâm nghiệp tăng 98.402 triệu đồng ,với tỉ lệ tăng 32,05%, ngành Thuỷ hải sản tăng 35.798 triệu đồng,với tỉ lệ tăng 22,77%, ngành khác tăng 86.051 triệu đồng với tốc độ tăng là 37,92 % so với năm 2006. Nguyên nhân tình hình trên do công tác quy hoạch và sử dụng đất tại nơi có các dự án đầu tư còn chậm gây khó khăn cho việc quản lý sử dụng triển khai các dự án đầu tư, ngoài ra cơ cấu kinh tế chung và từng ngành có liên quan chưa có bước đột phá, còn chậm với những thay đổi của thị trường. 2. Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Quảng Bình 2.1 Chỉ tiêu dư nợ Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm .Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn ,trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng yếu kém ,không có khả năng mở rộng .Nhưng không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu . Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh qui mô tín dụng của ngân hàng ,sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp .Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng cao hay thấp . Kết cấu dư nợ phản ánh tỉ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ . Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng . Kết cấu dư nợ khi so sánh với kết cấu nguồn vốn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình nào là nhiều nhất . Theo phụ lục 2 ta thấy : Nhìn chung tổng dư nợ của toàn chi nhánh tăng qua 2 năm, năm 2007 đạt 1.492.378 triệu đồng, tăng 373.174 triệu đồng, tốc độ tăng 33,34% so với năm 2006 . Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, thể hiện ở chỗ: Năm 2006 chiếm tỷ trọng 43,86%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 66,05 % với tốc độ tăng là 100,83 %. Ngược lại ,dư nợ trung hạn và dư nợ dài hạn đang giảm dần. Năm 2007 dư nợ trung hạn đạt 358.496 triệu đồng ,giảm 42.652 triệu đồng với tỉ lệ giảm 10,63% so với năm 2006 .Dư nợ dài hạn năm 2007 đạt 148.083 triệu đồng , giảm 79.123 với tỉ lệ giảm 34,82% so với năm 2006 . Dư nợ năm 2007 tăng mạnh là do: Quảng Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, có Phong nha - Kẽ bàng là di sản thiên nhiên thế giới nên hàng năm thu hút một lượng khách du lịch rất lớn. Điều đó kéo theo việc có nhiều nhà hàng, khách sạn mọc lên. Nhờ đó, ngành dịch vụ ở đây ngày một phát triển và cần lượng vốn lớn để đầu tư kinh doanh.Bên cạnh đó, kinh tế phát triển ,đời sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu về giải trí, du lịch cũng được nâng lên, nhiều khu công nghiệp cũng được xây dựng như: Khu công nghiệp Tây Bắc, nhà máy chế biến gỗ, nhà máy nhôm…Mặt khác Quảng Bình là một tỉnh có đường bờ biển dài nên có nhiều tiềm năng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản. Đây cũng là một trong 5 chương trình phát triển trọng điểm của tỉnh . Mặc dù vậy việc cho vay phát trển nông nghiệp vẫn được Ngân hàng rất quan tâm, đặc biệt là cho vay phát triển cá nhân ,hộ gia đình . Theo phụ lục 3 ta thấy: Dư nợ đối với DNNN năm 2007 là 217.756 triệu đồng giảm 24.928 triệu đồng, với tỉ lệ giảm 10,27% so với năm 2006. Hợp tác xã , dư nợ năm 2007 là 3.679 triệu đồng ,tăng 3.279 triệu đồng, tốc độ tăng 819,5 % so với năm 2006 . Đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2007 là 259.084 triệu đồng , tăng 139.020 triệu đồng, tốc độ tăng 115,78% so với năm 2006 . Cá nhân, hộ gia đình năm 2007 là 1.011.859 triệu đồng , tăng 255.803 triệu đồng , tốc độ tăng 33,83 % so với năm 2006 . Theo phụ lục 4: Dư nợ đối với ngành Nông - Lâm nghiệp năm 2007 là 423.100 triệu đồng, tăng 77.056 triệu đồng với tỷ lệ tăng 22,27% so với năm 2006. Tiếp đến ngành Thuỷ hải sản năm 2007 là 243.050 triệu đồng ,tăng 56.156 triệu đồng, tăng 30,05 % so với năm 2006 . Ngành CN tiểu thủ CN có mức tăng cao nhất,năm 2007 là 504.731 triệu đồng ,tăng 242.860 triệu đồng, tăng 92,74 % so với năm 2006. Ngành Thương nghiệp Dịch vụ năm 2007 là 120.412 triệu đồng , giảm 23.381 triệu đồng với tỷ lệ giảm 16,26% so với năm 2006 .Và các ngành khác năm 2007 là 201.085 triệu đồng ,tăng 20.483 triệu đồng ,tăng 11,34% so với năm 2006 . Qua cơ cấu dư nợ ta thấy NHNo&PTNT Quảng Bình cho vay hầu hết tất cả các ngành và cơ cấu cho vay phù hợp kinh tế địa phương . 2.1 Chỉ tiêu nợ xấu Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi đã quá hạn trả lãi và / hoặc gốc trên 90 ngày , hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc ,tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận ;hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lí do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ . Như vậy ,nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố : Nợ quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ nghi ngờ . Theo phụ lục 5 ta thấy : Nợ xấu năm 2007 là 44.524 triệu đồng ,tăng 3.460 triệu đồng với tỉ lệ tăng 8,43% so với năm 2006 . Nợ xấu trong hai năm 2006, 2007 tập trung chủ yếu trong cho vay hộ sản xuất, năm 2007 là 37.895 triệu đồng , tăng 163 triệu đồng , với tỉ lệ tăng 0,48% so với năm 2006 .Nguyên nhân do trong hai năm 2006,2007 tỉnh chịu nhiều tổn thất khá nặng nề từ nhiều cơn bão tác động đến sản xuất kinh doanh .Bên cạnh đó hộ sản xuất còn phải chịu tổn thất từ những dịch bệnh ảnh hưởng nông nghiệp như: dịch lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm. Từ đó gây ảnh hưởng đến việc trả nợ của người dân, hộ sản xuất . Có được kết quả đó nhờ sự chỉ đạo đôn đốc của ban lãnh đạo và của từng cán bộ tín dụng, đã thường xuyên bám sát hoạt dộng kinh doanh và thực hiện nhắc nhở việc trả nợ của doanh nghiệp. Một nguyên nhân nửa đó là do việc hạn chế cho vay đối với DNNN mà tập trung vào việc thu hồi nợ những DNNN đã vay trước đó. 2.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Hệ số này càng tăng phản ánh tình hình hoạt động tín dụng càng vững chắc . Về phía ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng thể hiện khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng, chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa 3 lợi ích: Nhà nước, Ngân hàng, Khách hàng. Kỳ luân chuyển vốn tín dụng nhanh thể hiện chất lượng tín dụng tốt . Ngược lại, vòng quay vốn tín dụng chậm thể hiện chất lượng TD không tốt thu nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng. Từ phụ lục 6, ta dễ dàng thấy được vòng quay vốn tín dụng tăng đều qua hai năm 2006 ,2007 ,thể hiện cả trong vòng quay ngắn hạn ,trung hạn và dài hạn . Năm 2006 ,vòng quay vốn tín dụng là 0.76 vòng / năm ,đến năm 2007 vòng quay tăng lên 0.89 vòng / năm .Vòng quay ngắn hạn tăng từ 0,82 vòng / năm (2006) lên 0,94 vòng / năm (2007) .Vòng quay trung hạn tăng từ 0,73 vòng / năm (2006) lên 0,89 vòng / năm (2007). Và vòng quay dài hạn tăng từ 0,57 vòng / năm (2006) lên 0,69 vòng / năm (2007). Điều này chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh ,tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 3 . Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Bình 3.1 Những kết quả đạt được : - Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát vào hoạt động tín dụng ,tổ chức triển khai các qui định ,văn bản mới của Chính phủ , các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước ,NHNo&PTNT Việt Nam .Thực hiện đánh giá phân loại nợ , trích dự phòng rủi ro đầy đủ ,đúng qui định và định kì tổ chức đánh giá phân tích nợ xấu và đưa ra các biện pháp thu hồi nợ . - Hoạt động tín dụng của NHNo &PTNT Quảng Bình vẫn giữ vai trò chủ đạo đối với khu vực nông nghiệp nông thôn (chiếm tỉ trọng 67.89% ).Ngân hàng luôn tổ chức giám sát , nắm bắt các đặc điểm kinh tế ,đặc điểm ngành nghề của các doanh nghiệp ,qua đó xác định thị trường đầu tư hiệu quả .Bên cạnh đó ,ngân hàng tập trung cho vay các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống ,tiếp tục giải ngân các dự án đã cam kết , mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ ,hộ gia đình , cá nhân có tài sản thế chấp ,tiếp tục tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng . - Trong suốt quá trình hoạt động của mình ,công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên được Ban giám đốc rất quan tâm chú trọng .Vừa qua ,NHNo&PTNT Quảng Bình đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ và triển khai thành công khoá học IPCAS . 3.2 Những hạn chế và nguyên nhân : Bên cạnh những kết quả đạt được NHNo&PTNT Quảng Bình cũng gặp không ít những hạn chế và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng : - Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc ,sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh ;cải cách hành chính ,xúc tiến đầu tư có tiến bộ và đạt được kết quả khá nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra .Tiến độ thực hiện các chương trình dự án còn chậm ,thu ngân sách chưa vững .Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế . - Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 là 2.98%, tuy vẫn nằm trong tỷ lệ quy định nhưng đây vẫn là một tỷ lệ còn cao. - Một số chi nhánh vẫn còn tình trạng thẩm định thiếu căn cứ ,nhiều khoản nợ khi cho vay thiếu tài liệu để chứng minh việc sử dụng vốn vay .Một số cán bộ tín dụng đôi lúc cho vay, mức cho vay không hợp lí ,không phân kì hạn trả nợ hoặc định kì hạn nợ ,gia hạn nợ còn tuỳ tiện .Chất lượng kiểm tra chưa cao ,chưa thường xuyên , các sai sót phát hiện chưa xử lí nghiêm ,có thể gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng . - Lãi suất vay vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam cao hơn và chưa linh động so với các ngân hàng khác . - NHNo&PTNT Quảng Bình chưa đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng các thông tin thu thập về thị trường, khách hàng còn thiếu, chưa thường xuyên. Ngân hàng chưa có biện pháp tích cực lôi kéo khách hàng ,đôi khi còn thiếu sự quan tâm thích đáng đến khách hàng quen thuộc và tiềm năng . NHNo&PTNT Quảng Bình gặp phải những khó khăn trên là do : Quảng Bình là một tỉnh nằm trong vùng thường xuyên phải chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt, hạn hán ,đặc biệt trong năm 2007 vừa qua tỉnh Quảng Bình chịu tác động nhiều cơn bão, các dịch bệnh lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở vật nuôi, dịch cúm gia cầm ảnh hưởng tới sản xuất ,đời sống của nhân dân gây nên khó khăn thiệt hại về kinh tế . Một số doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh bị thua lỗ nên thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp còn chậm, thậm chí không cổ phần hoá được .Bên cạnh đó .trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng cũng như các hiểu biết về kiến thức pháp luật ,kiến thức về các ngành nghề sản xuất nên đã bỏ sót một số bước thẩm định hạ thấp điều kiện cho vay . Mặt khác , sự ra đời của Ngân hàng chính sách xã hội với nguồn vốn ngân sách là chủ yếu, lãi suất cho vay thấp đã thu hút một lượng khá lớn khách hàng ở địa bàn nông thôn. Một số Ngân hàng mới ra đời như: VP Bank, Ngân hàng Công Thương, Sacom Bank,...đã cạnh tranh và thu hút khách hàng cũng làm thị phần cho vay NHNo&PTNT Quảng Bình bị giảm đi. Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo&PTNT QUẢNG BÌNH I . Định hướng của NHNo&PTNT Quảng Bình trong những năm tới : Định hướng chung : Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng , xác định cho vay là một nghiệp vụ sinh lời chính cho ngân hàng, từng bước chuyển đổi cơ cấu , đối tượng đầu tư ,củng cố chất lượng cho vay . Tiếp tục thực hiện định hướng kinh doanh đã lựa chọn ,điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế ,đảm bảo tăng trưởng đều và vững chắc .Mở rộng qui mô gắn với nâng cao chât lượng ,hiệu quả kinh doanh ,đa dạng các hình thức huy động vốn ,từng bước nâng cao tỉ trọng nguồn vốn có tính ổn định ,có mức lãi suất đầu vào hợp lí .Thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát .Tích cực đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên để tạo ưu thế trong cạnh tranh ,đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh . Mục tiêu phấn đấu : - Nâng dần tỉ trọng nguồn huy động vốn ,nhất là nguồn vốn trung và dài hạn để có một nguồn vốn vững chắc . - Từng bước chuyển đổi cơ cấu ,đối tượng cho vay ,tập trung cho vay hộ kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ . - Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ , không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh . - Thực hiện từng bước đổi mới công nghệ để trang bị những phần mềm tiện ích ,hiện đại nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm mang tính cạnh tranh cao và thực hiện sự quản lí toàn ngành một cách chắc chắn ,an toàn . - Tiếp tục mở rộng mạng lưới , nâng cao chất lượng dịch vụ hoàn thiện thực hiện dự án hiện đại hoá ngân hàng . Nâng cao vị thế và uy tín của Chi nhánh trên địa bàn . - Đẩy mạnh xử lí nợ xấu , trích dự phòng rủi ro ,giảm thiểu nợ dưới tiêu chuẩn .Từng bước hoàn thiện một cách cơ bản cơ sở vật chất cho Ngân hàng . 3. Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh năm 2008 : Tăng trưởng nguồn vốn tối thiểu 25% so với năm 2007 Trong đó: + Nguồn vốn có kỳ hạn chiếm gần 77,8% nguồn vốn. + Nguồn vốn không kỳ hạn tăng 78%. + Mức tăng trưởng dư nợ tối thiểu 30% so với năm 2007. Trong đó:+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn: chiếm tối đa 50%/ tổng dư nợ + Tỷ trọng cho vay phục vụ nông nghiệp-nông thôn từ 70-75% II . Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT Quảng Bình: Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế ,ngày càng có nhiều ngân hàng được thành lập tại Việt Nam .Vì vậy bên cạnh có một nguồn vốn chắc chắn, cũng cần phải biết cách sử dụng nguồn vốn đó thế nào để đạt hiệu quả lớn nhất . Chính vì vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một điều hết sức cần thiết .Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT Quảng Bình cần triển khai một số giải pháp sau : 1. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đối tượng khách hàng Các loại hình dịch vụ đa phần là dịch vụ truyền thống về thanh toán .Chính vì vậy trong thời gian tới NHNo&PTNT Quảng Bình cần phát triển thêm các loại dịch vụ mới như : Dịch vụ môi giới ,môi giới đầu tư ,môi giới mua bán ngoại tệ, làm đại lí hoặc uỷ thác bảo hiểm ,thành lập công ty môi giới chứng kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37260.doc
Tài liệu liên quan