Chương I- Cơ sở lý luận về vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề 4
I/ Cơ sở lý luận về kinh tế hộ ngành nghề: 4
1- Khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ, kinh tế gia đình. 4
2- Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân: 5
2.1- Xu hướng phát triển thành kinh tế trang trại: 5
2.3- Xu hướng phát triển thành hộ ngành nghề. 6
3- Đặc điểm, vai trò của kinh tế hộ ngành nghề: 7
3.1- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hộ ngành nghề: 7
3.2- Vai trò của kinh tế hộ ngành nghề: 9
4- Những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ ngành nghề trong nền kinh tế thị trường. 11
4.1- Nhu cầu của thị trường tiêu thụ: 11
4.2- Chất lượng, số lượng lao động trong các hộ ngành nghề: 11
4.3- Trình độ kỹ thuật và các cơ sở hạ tầng của các hộ ngành nghề: 12
4.4- Yếu tố nguyên liệu cho sản xuất 12
4.5. Vốn sản xuất cho kinh tế hộ ngành nghề: 13
II. Hoạt động tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề trong nông thôn. 14
1. Bản chất của tín dụng ngân hàng. 14
2. Đặc điểm, tác dụng tín dụng ngân hàng: 14
2.1. Tín dụng ngân hàng cơ 3 đặc điểm sau: 14
2.2. Tác dụng của tín dụng ngân hàng: 15
3. Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ nông dân và hộ ngành nghề. 15
3.1. Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ nông dân. 15
3.2. Vai trò của vốn tín dụng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề. 17
4. Một số chính sách được ban hành cho vay đối với hộ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn 20
Chương II- Thực trạng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề ở xã Tân Triều- Thanh Trì- Hà Nội 23
I. Khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tễ xã hội ở xã Tân Triều có ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn vay Ngân hàng. 23
1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tân Triều 23
1.1. Vị trí địa lý : 23
1.2. Quỹ đất đai : 23
1.3. Dân số và lao động 25
86 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề ở xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8,8
19,67
9.3
(Nguồn: Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp)
Số tiền vay trung bình của mỗi hộ sản xuất ở xã Tân Triều qua các năm khoảng 23,79 triệu /1 hộ. Trong khi số tiền vay trung bình của mỗi hộ sản xuất toàn huyện khoảng 8,7 triệu/1 hộ gấp hơn 2,5 lần số tiền vay trung bình của mỗi hộ sản xuất trong huyện.
Mặc dù năm 2002 mức vay trung bình của mỗi hộ sản xuất trong xã giảm xuống 19,64 triệu đồng/1 hộ. Do doanh số cho vay giảm và số lượt hộ tăng và mức vay trung bình của mỗi hộ sản xuất trong huyện đạt mức cao nhất 9,3 triều đồng/hộ. Thì mức vay trung bình của mỗi hộ sản xuất trong xã vẫn gấp 2,1 lần so với mức vay trung bình của mỗi hộ sản xuất trong huyện.
Nguyên nhân dẫn đến mức vay vốn của mỗi hộ sản xuất ở xã Tân Triều cao hơn trội so với mức vay bình quân của mỗi hộ trong huyện là do đặc thù sản xuất của xã. Đây là xã vừa sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thu gom phế liệu, cung với sự phát triển nông nghiệp là sự phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hầu như không có hộ gia đình nông nghiệp thuần tuý mà đều có các nghề phụ tranh thủ những nông nhàn làm thủ công.
Trong những năm gần đây do cơ chế đổi mới chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhiều hộ sản xuất đã mạnhdạn đầu tư kinh doanh ngành nghề, trở thành những hộ sản xuất chuyên có quy mô ngày càng lớn. Vì thế mà nhu cầu vay vốn của hộ ở ngân hàng cũng lớn hơn so với các hộ sản xuất thuần nông.
nắm bắt được nhu cầu vay vốn và phương án sản xuất kinh doanh của các hộ ngành nghề đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư và cho vay cơ chế linh hoạt, đáp ứng vốn kịp thời cho mỗi hộ.
2.2. Tình hình vay vốn của hộ sản xuất phân theo cơ cầu hộ vay ở xã Tân Triều.
Doanh số vay vốn theo ngành kinh tế của hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì ( bảng phụ lục 1) ta thấy doanh số vốn vay dành cho ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trung bình mỗi năm chiếm khoảng 55,5%/tổng doanh số cho vay. Mặc dù trong những năm gần đây doanh số cho vay dành cho nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhưng không nhiều. Để tăng doanh số vốn vay cho ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ.
Biểu 5: Doanh số vay vốn phân theo cơ cấu hộ của xã Tân Triều.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
-Hộ sản xuất nông nghiệp
193
5,58
170
3,56
125
3,15
-Hộ ngành nghề
+Hộ kiêm ngành nghề
+ Hộ chuyên ngành nghề
2917
732
2185
84,37
21,17
63,2
4319
829
3490
90,62
17,39
73,23
3599
1319
2280
90,56
33,19
57.37
-Hộ kinh doanh TM-DV
146
4,2
113
2,37
80
2,
-Hộ sản xuất khác
201
5,85
164
2,45
170
4,29
Tổng
3457
100
4766
100
3974
100
(Nguồn : Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp)
So với bảng doanh số vay vốn theo ngành kinh tế của hộ sản xuất thì bảng số liệu trên cơ cấu vốn vay khác hẳn.
Theo bảng số liệu này thì hộ sản xuất và kinh doanh ngành nghề có tổng doanh số vốn vay lớn nhất. Trung bình qua các năm chiếm gần 90%/tổng doanh số cho vay. Trong đó doanh số cho vay vốn của hộ chuyên ngành nghề là lớn nhất chiếm trung bình qua các năm gần 65%/tổng doanh số cho vay của hộ trong xã. Hoạt động cho vay đối với những hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ vẫn diễn ra nhưng chiếm tỷ trọng rất ít.
Qua đó đánh giá chung được tình hình vay vốn cho hộ sản xuất ở xã Tân Triều chủ yếu là hoạt động cho vay vốn của ngân hàng đối với xã phụ thuộc vào kết quả cho vay đối với hộ ngành nghề và có ảnh hưởng chung đến cơ cấu vay vốn của hộ sản xuất phân theo ngành kinh tế của toàn bộ ngân hàng.
Nếu doanh số cho vay đối với các hộ ngành nghề trong xã ngày càng lớn thì có ảnh hưởng đến việc tăng tỷ lệ vốn vay cho ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chung toàn huyện.
2.3. Thời hạn cho vay vốn.
Thời hạn cho vay vốn: đó là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời hạn đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho ngân hàng.
Hiện nay, các hộ sản xuất trong xã chủ yếu vay vốn ngắn hạn tức là thời hạn cho vay đến 12 tháng. Theo cán bộ tín dụng cho biết thì với khoảng thời gian này là phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất nông nghiệp với chu kỳ nuôi trồng, cây con ngắn ngày và những hộ kinh doanh ngành nghề có đủ vốn vay và thời gian để mua nguyên vật liệu, sản xuất lưu thông hàng hoá.
Đối với vốn vay trung - dài hạn thường chiếm tỷ lệ thấp năm 2002 dư nợ 307 triệu chiếm 7,5%/tổng dư nợ (tổng dư nợ năm 2002 đạt 407418 triệu). Nguồn vốn vay này các hộ chủ yếu sử dụng vào đầu tư tài sản cố định như mua ô tô, máy móc, thiết bị, xây dựng chuồng trại, nhà xưởng v.v...
Cơ cấu vốn vay theo thời gian của các hộ sản xuất xã Tân Triều cũng phải chịu chung tình trạng vay vốn sản xuất của các hộ trong huyện (phụ lục2) đó là cơ cấu chưa được hợp lí. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao chiếm chủ yếu trong cơ cấu vốn vay. Mặc dù cán bộ tín dụng giải thích sự chênh lệch tỷ lệ này là phù hợp với nhu cầu vay vốn của mỗi hộ sản xuất. Nhưng đó cũng là một hạn chế của ngân hàng khi cho vay vốn hộ sản xuất của cả huyện nói chung và hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề ở xã Tân Triều nói riêng ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn vay của mỗi hộ sản xuất.
2.4. Các hình thức cho vay:
Hiện nay, ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì từ đang cho vay dưới các hình thức sau:
+ Cầm cố.
+ Tiêu dùng.
+ Thế chấp.
+ Tín chấp.
Đối với hộ sản xuất ngân hàng cho vay dưới 2 hình thức chủ yếu là tín chấp và thế chấp.
+Đối với hình thức cho vay thế chấp: Là hình thức cho vay trực tiếp có bảo đảm bằng tài sản: Nghĩa là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh tài sản của bên thứ 3. Với hình thức vay này hộ nông dân có thế vay số tiền lớn hơn 10 triệu đồng.
+ Đối với hình thức cho vay tín chấp: Là hình thức cho vay qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng uy tín của mình bảo hành cho cá nhân, hộ gia đình vay vốn, theo quy định hiện hành với hình thức này chỉ cho vay dưới 10 triệu đồng đối với hộ sản xuất.
Biểu 6: Doanh số cho vay theo hình thức chuyển tài sản của các hộ sản xuất xã Tân Triều .
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Hộ
Số tiền
Hộ
Số tiền
Hộ
- Cho vay trực tiếp
2620
55
3784
66
2464
48
- Cho vay qua tổ nhóm
837
95
982
100
1510
154
- Cho vay gián tiếp
-
-
-
-
-
-
Tổng
3457
150
4766
166
3974
202
(Nguồn : Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp)
Qua bảng, ta thấy hình thức cho vay trực tiếp để chuyển tải vốn đến các hộ sản xuất là lớn nhất, điều nay giải thích mức vốn vay bình quân của mỗi hộ sản xuất ở xã Tân Triều là cơ hơn so với mức vốn vay bình quân cho hộ sản xuất của cả huyện (phụ lục 3) qua tổ nhóm trong các năm tăng dần cả về số tiền và số hộ vay. Năm 2002 số tiền vay qua tổ nhóm của hộ sản xuất gần bằng số tiền vay trực tiếp của các hộ sản xuất trong huyện. Thì số tiền vay qua tổ nhóm của các hộ sản xuất xã Tân Triều chỉ chiếm 38%/tổng doanh số cho vay của cả xã. Mặc dù hình thức cho vay trực tiếp bằng tài sản thế chấp với số hộ ít hơn nhưng doanh số cho vay lại lớn hơn doanh số cho vay qua tổ nhóm với số lượt hộ nhiều hơn.
Ưu điểm của hình thức cho vay trực tiếp bằng tài sản thế chấp cầm cố là có thể cho vay với mức vốn lớn hơn 10 triệu đồng. Nhưng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải qua quá trình thẩm định tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh và linh hoạt trong cơ chế cho vay.
Hình thức cho vay qua tổ nhóm đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo được vay vốn nhưng mức vay phải dưới 10 triệu đồng qua tổ nhóm của hội nông dân xã, hội phụ nữ xã.
2.3. Phương thức cho vay:
Ngân hàng thoả thuận với khách hàng về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay và khả năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Hiện nay, tại ngân hàng đang áp dụng 2 phương thức cho vay đối với hộ sản xuất ngành nghề ở xã Tân Triều.
Một là cho vay từng lần: Mỗi bên vay vốn hộ sản xuất và ngân hàng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Đây là phương thức cho vay chủ yếu và truyền thống từ trước tới nay, cho những hộ sản xuất vay với số tiền nhỏ, không thường xuyên, không ổn định. Hạn chế của phương thức vay này là nhiều khi hộ sản xuất vay vốn nhưng mức độ sử dụng vốn lại khác nhau không tập trung vốn lớn tại một thời điểm. Nhưng vì chỉ vay được 1 lần nên nhiều khi vốn vay không được sử dụng hết mà vẫn phải chịu lãi. Có lúc họ muốn vay thêm để đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì theo quy định của ngân hàng phải trả hết nợ mới được vay. Đã thế mỗi lần vay vốn hộ sản xuất phải lập đủ các thủ tục vay và hợp đồng tín dụng do đó còn phiền hà đối với khách hàng, làm hạn chế mức độ vay vốn và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng mà nhất là hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề.
Hai là cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và hộ sản xuất xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Đây là phương thức áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. Trong những năm gần đây, hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề phát triển mạnh, kinh doanh có hiệu quả và luôn là khách hàng tin tưởng của ngân hàng. Nên cán bộ tín dụng ngân hàng đang từng bước lập và hướng dẫn thủ tục, hồ sơ vay vốn cho hộ kinh doanh lớn. Vốn vay thường xuyên, có uy tín, tạo điều kiện cho các hộ này làm thủ tục vay vốn đơn giản, ngân hàng cũng như hộ có thể chủ động trong việc cân đối sử dụng vốn.
Đây là một cố gắng của cán bộ tín dụng ngân hàng trực tiếp cho vay ở các hộ ngành nghề xã Tân Triều. Tạo điều kiện cho những hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề phát triển. Là một trong những xã đi đầu trong phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
3. Tình hình sử dụng vốn vay tín dụng ngân hàng của hộ ngành nghề ở xã Tân Triều.
3.1. Vốn và cơ cấu nguồn vốn của các hộ ngành nghề:
-Phần lớn vốn kinh doanh của các gia đình thường xuyên tồn tại dưới các hình thức bằng hiện vật. Trước hết đó là giá trị của tư liệu sản xuất sử dụng trong sản xuất kinh doanh đó là các tư liệu lao động như máy móc, thiết bị trực tiếp làm gia sản phẩm, nhà xưởng, kho, bãi, phương tiện vận chuyển, ô tô, công nông, xe máy... đối tượng lao động cần mua đó là nguyên vật liệu giống cây, trồng vật nuôi v.v...
Nhóm nhiên vật thứ hai mang hình thái biểu hiện của vốn đó là giá trị các sản phẩm sản xuất dở dang. Đó có thể là giá trị của các sản phẩm đang trong quá trình sản xuất sẽ thu hồi một lần khi kết thúc quá trình sản xuất.
Hình thức bằng hiện vật cuối cùng của vốn là giá trị sản phẩm sau khi thu hoạch hoặc đang trong qúa trình dự trữ, bảo quản tồn kho hoặc sản phẩm đang trong quá trình tiêu thụ.
Như vậy việc xác định tổng vốn hiện có của mỗi hộ gia đình sản xuất kinh doanh ngành nghề là rất quan trọng. Để mỗi cán bộ tín dụng Ngân hàng có thể cho vay một cách linh hoạt, kịp thời để đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.
Nguồn vốn hình thành chủ yếu của hộ ngành nghề là vốn tự có và nguồn vốn vay từ ngân hàng.
-Nguồn vốn tự có của mỗi hộ ngành nghề bao gồm các tài sản và tư liệu sản xuất hiện có của hộ, vốn tích luỹ hàng năm, các nguồn vốn coi như tự có khi huy động thêm các nguồn bên ngoài không thông qua quan hệ vay mượn như vốn chiếm dụng, vốn liên doanh liên kết.
Nguồn vốn vay: Hiên nay, nguồn vốn vay chủ yếu của các hộ ngành nghề là nguồn vốn vay từ ngân hàng .Với ưu điểm có thể vay số tiền lớn, lãi suất thấp, thủ tục vay ngày càng đơn giản, thuận tiện. Nên xu hướng vay từ ngân hàng của các hộ sản xuất ngày càng lớn, là nguồn vốn vay chính. Hạn chế được tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn.
Biểu 7: Cơ cấu vốn của hộ sản xuất ở xã Tân Triều vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì năm 2002.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Vốn tự có
Vốn vay
Tổng vốn
Số
Vốn
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
hộ
TB/hộ
-Hộ sản xuất nông nghiệp
73,4
37
125
63
198,4
100
14
14,2
-Hộ kiêm ngành nghề
1978,5
60
1319
40
3297,5
100
132
25
-Hộ chuyên ngành nghề
5320
70
2280
30
7600
100
41
185,4
-Hộ kinh doanh TM-DV
155,3
66,6
30
33,4
235,3
100
8
29,4
(Nguồn : Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp)
Qua bảng số liệu ta thấy vốn bình quân của 1 hộ sản xuất nông nghiệp là thấp nhất 14,2 triều/hộ nhưng vốn vay chiếm 63% tức là số tiền vay gần 9 triệu/1 hộ.
Vốn bình quân của 1 hộ sản xuất và kinh doanh chuyên ngành nghề là 185,4 triệu/1 hộ đạt mức cao. Trong đó vốn vay ngân hàng là 55,6 triệu chiếm 30%/tổng số vốn.
Như vậy cơ cấu vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong tổng nguồn vốn sản xuất (chiếm 63% tổng nguồn vốn). Còn hộ kinh doanh ngành nghề cơ cấu vốn vay chỉ chiếm 30%/tổng nguồn vốn. Nhưng số tiền vay bình quân của các hộ ngành nghề cao hơn hẳn so với số tiền vay của hộ sản xuất nông nghiệp.
Hay cũng có thể nói các hộ ngành nghề là những hộ có nguồn vốn tự có cao hơn hẳn nguồn vốn tự có của các hộ sản xuất nông nghiệp. Họ biết làm ăn, kinh doanh có hiệu quả và đối tượng sản xuất kinh doanh chủ yếu là những sản phẩm ngành nghề truyền thống và nghề mới phát triển. Nên mức độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh thấp hơn so với hộ sản xuất nông nghiệp đối tượng trực tiếp sản xuất là cây trồng, vật nuôi. mặt khác trong điều kiện hiện nay của thành phố Hà Nội thì hộ thuần nông thường là hộ nghèo vốn tự có rất ít. Vì vậy khi có nhu cầu họ phải vay vốn thì thường vốn vay lớn hơn vốn tự có. Trong khi đó, các hộ ngành nghề là các hộ khá giả vốn tự có nhiều. Vì vậy cơ cấu vay như hiện nay là hợp lý.
-Điều này rất quan trọng, đảm bảo đồng vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, tạo niềm tin tưởng, uy tín đối với ngân hàng đó cũng là nguyên nhân làm cho số tiền vay vốn của các hộ ngành nghề bao giờ cũng lớn hơn so với số tiền vay của các hộ sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế các hộ ngành nghề vẫn có nhu cầu vay vốn lơn hơn để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhưng chưa được cho vay, tâm lý của cán bộ tín dụng vẫn còn lo sợ khi đầu tư một mức vốn quá lớn cho một hộ ngành nghề đã cao hơn nhiều lần so với mức tiền vay của hộ sản xuất nông nghiệp.
3.2- Mục đích sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ ngành nghề.
Mục đích sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ ngành nghề có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sủ dụng vốn và kế hoạch trả nợ ngân hàng. Đối với hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề thì nguồn vốn vay chủ yếu được dùng để mua nguyên vật liệu, dự trữ hàng hoá, mua sắm ô tô, máy móc xây dựng nhà xưởng và kinh doanh phát triển nghề mới như thu gom phí liệu - dút dây đồng v.v...
Biểu 8: Cơ cấu sử dụng vốn vay của hộ ngành nghề xã Tân Triều.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
-Mua NVL(nghề truyền thống)
920
31,5
1185
27,4
1015
28,2
-Đầu tư mua sắm TSCĐ
410
14
264
6,1
270
7,5
-Phát triển nghề mới
1500
51,4
2718
63
2196
61
-Đầu tư khác
87
3,1
152
3,5
118
3,3
Tổng
2917
100
4319
100
3599
100
(Nguồn : Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vay vốn từ ngân hàng được các hộ ngành nghề sử dụng cho phát triển nghề mới là nhiều nhất chiếm trung bình hơn 58%/tổng nguồn vốn vay qua các năm. Nghề mới chủ yếu được đầu tư sản xuất, kinh doanh là thu gom và tái chế phế liệu, sản xuất guốc dép, đế giầy cao su, guốc gỗ. Nhóm nghề này không khuyến khích vì ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, nhưng hiện tại vẫn duy trì vì nó cũng tạo cho hàng nghìn lao dộng trong xã có việc làm và thu nhập ổn định. Phù hợp với quy mô mô hình các hộ sản xuất ngành nghề. Trong xã đã có nhiều hộ phát triển sản xuất kinh doanh có quy mô lớn như gia đình anh Nguyễn Anh Dũng làm nghề dút dây đồng, nhôm, gia đình anh Cao Sỹ Độ làm nghề xay nhựa v.v... các hộ này có tổng nguồn vốn từ 400 - 500 triệu đồng theo họ cho biết lúc đầu bước váo sản xuất, kinh doanh họ rất thiếu vốn để làm ăn, và nguồn vốn vay từ ngân hàng là rất quan trọng góp phần tạo dựng cho họ có được cơ sở như ngày hôm nay. Hiện nay, họ vẫn tiếp tục là khách hàng tin tưởng của ngân hàng nhưng bây giờ nguồn vốn vay từ ngân hàng chỉ là nguồn vốn phụ thêm vào để đầu tư mua sắm máy móc, mua nguyên vật liệu dự trữ hoặc do hàng hoá ế, tồn kho chưa xuất được ra thị trường, một phần do Ngân hàng còn hạn chế không giám cho vay lớn đã ảnh hưởng đến mục đích sử dụng vay của các hộ này.
Ngành nghề truyền thống trong những đã được khôi phục vào phát triển mạnh mẽ như nghề dệt, nghề xe tơ, sợi.
Tuy số hộ làm các nghề truyền thống có ít hộ số làm nghề mới nhưng các hộ này đã mở rộng quy mô phát triển, có những hộ kinh doanh lớn như gia đình anh Nguyễn Trọng Bình làm nghề nhuộm sợi truyền thống có nguồn vốn kinh doanh từ 400 - 500 triệu, nguồn vốn chủ yếu tập trung vào mua nguyên vật liệu sản xuất và hàng hoá tồn trong kho đợi đợt xuất ... Vì thế mà nguồn vốn vay từ Ngân hàng gia đình cũng chủ yếu để mua nguyên vật liệu, tích trữ hàng hoá. Ngành nghề truyền thống phát triển, khôi phục nhu cầu vay vốn của các hộ nghành nghề cùng lớn. Ngân hàng cũng đang thích ứng kịp thời với nhu cầu vay vốn tại địa phương.
Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định từ nguồn vốn vay ngana hàng thường rất ít trung bình những năm gần đây chỉ chiếm gần 10%/tổng vốn vay. Điều này xuất phát từ các hộ ngành nghề, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không cần vốn tài sản cố định lớn, hoặc cũng có hộ đã đầu tư mua sắm tài sản cố định ừ trước bằng vốn tự có để sản xuất kinh doanh vì ngân hàng thường cho vay với số tiền hạn chế, thời hạn vay ngắn nên không tạo điều kiện để họ mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng có chăng chỉ là nguồn vốn phụ thêm vào để mua sắm.
Các khoản đầu tư khác được tính trong bảng và chiếm tỷ lệ khiêm tốn chỉ khoảng hơn 3%/tổng số vốn vay, là những khoản tiền mà có hộ ngành nghề (chủ yếu là các hộ kiêm ngành nghề) đầu tư vào sản xuất thêm trong nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi .... Hiện nay những sản xuất nông nghiệp tăng có xu hướng mức đầu tư giảm và vì thế sảy ra hiện tượng nghề chính là sản xuất nông nghiệp là có thu nhập thấp mang tính chất phụ thêm, còn ngành nghề phụ lại đang được phát triển mạnh mẽ, đầu tư vốn cả về vốn và lao động nên đã đem lại thu nhập cao và chủ yếu cho các hộ ngành nghề. Đây là một xu hướng phát triển phù hợp cho các hộ ngành nghề trong những làng nghề truyền thống.
3.3. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế - xã hội của các hộ ngành nghề
3.3.1.Kết quả sản xuất của hộ ngành nghề
Hiện nay, trên địa bàn xã Tân Triều có 3085 hộ trong đó có 1422 hộ thuần nông, 1197 hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chuyên và 466 hộ kiêm ngành nghề.
Ngành nghề truyền thống được khôi phục, ngành nghề mới phát triển tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trở thành những hộ sản xuất chuyên kinh doanh lớn và hộ ngành nghề kiêm vừa sản xuất nông nghiệp vừa tham gia sản xuất, kinh doanh ngành nghề tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập. Đối với các hộ sản xuất thuần nông do được tạo điều kiện chuyển nhượng đất từ các hộ đã chuyển sang làm ngành nghề nên ruộng đất đã được trung tập, tích tụ quy mô ngày càng lớn. Kết hợp với công tác khuyến nông, khuyến lâm, đầu tư những giống cây con có giá trị kinh tế cao, nên thu nhập cũng được tăng lên, đời sống từng bước được cải thiện.
Ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả những hộ sản xuất trong xã được vay vốn sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng dần mức vốn vay cho phù hợp với quy mô mở rộng phát triển sản xuất của các hộ và nhất là các hộ ngành nghề.
Vì thế trong những năm qua đời sống của nhân dân trong xã không ngừng được cải thiện, sự tăng trưởng kinh tế của toàn xã trong những năm gần đây đạt bình quân 12 - 15%/năm.
Biểu 9 : Cơ cấu kinh tế của xã Tân Triều qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
-Nông nghiệp - DV nông nghiệp
6,8
15,3
6
13
7,5
13,5
- Công nghiệp - TTCN
28
63
30
65.2
35
63
- Thương mại - dịch vụ
9,6
21,7
10
21,8
13
23,5
-Tổng giá trị sản xuất
44,4
100
46
100
55,5
100
(Nguồn : do UBND xã Tân Triều cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là ngành phát triển mạnh mẽ, cao hơn hẳn so với các ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Trung bình qua các năm nó chiếm gần 64%/tổng giá trị sản xuất toàn xã. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp đang ngày càng có xu hướng giảm dần đến năm 2002 chỉ chiếm 13.5% tổng giá trị sản xuất toàn xã.
Đây là một kết quả đáng mừng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhất là một xã trọng tâm phát triển ngành nghề mạnh nhất huyện. Kết quả mà xã Tân Triều đạt được có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện.
*Kết quả sản xuất, kinh doanh của hộ ngành nghề còn thể hiện ở chỉ tiêu thu nhập bình quân của mỗi hộ/năm, cũng như so sánh đựoc thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp.
Biểu 10 : Thu nhập của hộ sản xuất xã Tân Triều
Đơn vị: Triệu đồng
Chi tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
-Hộ thuần nông
5.5
7
9.5
-Hộ SXCN-TTCN, dịch vụ chuyên
17
25
35
-Hộ sản xuất kiêm
9.3
10
14.5
(Nguồn : Do UBND xã Tân Triều cung cấp)
Thu nhập bình quân một hộ đạt 17.42 triệu đồng/năm thu nhập bình quân một lao động đạt 6.18 triệu đồng/năm.
Trong đó thu nhập của hộ SXCN-TTCN, dịch vụ chuyên là cao nhất năm 2002 trung bình mỗi hộ có thu nhập 35triệu/năm/hộ.
Mức thu nhập tăng nhanh dần qua các năm, điều này được giải thích bằng việc các hộ chuyên sản xuất, kinh doanh ngành nghề ngày càng mở rộng quy mô, làm ăn có hiệu quả, có những hộ thu nhập hàng năm lên tới 50 - 60 triệu/hộ/năm.
Thu nhập bình quân của các hộ ngành nghề một mặt nâng cao mức sống cho các hộ, mặt khác đóng góp thêm phần tích luỹ hàng năm trực tiếp quay trở lại đầu ra sản xuất, kinh doanh.
Mức thu nhập bình quân của các hộ sản xuất nông nghiệp qua các năm cho thấy rất thấp, năm 2002 mức thu nhập bình quân của một hộ sản xuất nông nghiệp là 9.5 triệu/hộ/năm chỉ bằng 27%/thu nhập bình quân một hộ chuyên ngành nghề.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mức thu nhập bình quân của các hộ trong toàn xã vẫn chưa đạt được kết quả cao. Mặc dù con số thu nhập bình quân một hộ đạt 17.42triệu/năm/hộ là khá cao so với thu nhập bình quân một hộ trong huyện (khoảng 12 triệu/một hộ/1năm).
Mức chênh lệch thu nhập bình quân giữa các hộ ngành nghề so với các hộ sản xuất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến mức sống chênh lệch giữa các hộ gia đình trong xã, cũng như đến kế hoạch tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất của các hộ cũng khác nhau và sự chênh lệch này có xu hướng ngày càng giảm ra, khoảng cách giữa hộ nghèo, hộ giàu bị phân biệt rõ rệt.
*Để phân tích sâu về kết quả sử dụng vốn tại ngân hàng của các hộ ngành nghề, tôi xin đưa ra 3 trường hợp cụ thể của các hộ ngành nghề. Tôi xin đưa ra 3 trường hợp cụ thể của các hộ ngành nghề vay vốn tại Ngân hàng ở các mức độ kinh tế khác nhau: hộ giàu, hộ trung bình, hộ nghèo mang tính chất tương đối để phân tích tình hình thu chi của mỗi loại hộ này trong năm 2002 vừa qua.
Biểu 11: Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ ngành nghề có nguồn vốn vay tại NHNo& PTNT Thanh Trì năm 2002.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Hộ giàu
Hộ trung bình
Hộ nghèo
-Tổng doanh thu(giá trị sản xuất)
500
120
20
-Chi phí sản xuất vật chất
410
92
13
trong đó:Tiền lãi ngân hàng
10
3
0.6
-Chi phí lao động thuê ngoài
30
5
0
-Thu nhập gia đình
50
20.
6.4
(Nguồn do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp)
Như vậy qua bảng trên ta thấy, xét mức độ kinh tế của 3 hộ ngành nghề vay vốn tại Ngân hàng. Khi thực hiện lại hạch toán kinh doanh, thu chi của từng hộ ngành nghề cụ thể ta thấy. Chỉ có từng hộ giầu với mức thu nhập là 50 triệu đồng/năm thì gia đình có đủ năng lực đáp ứng cuộc sống của từng thành viên trong gia đình và có tích luỹ để mở rộng quy mô sản xuất.
Đối với hộ trung bình mức thu nhập là 20 triệu đồng/năm thì gia đình có đủ khả năng chi trả các khoản chi phí, lãi suất ngân hàng và tạo ra thu nhập đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho mọi người trong gia đình, rất ít có khả năng tích luỹ.
Còn hộ nghèo với mức thu nhập là 6.4 triệu đồng/năm như hiện nay là chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống đầy đủ cho các thành viên trong gia đình, họ phải chi tiêu rè rặt, và thường phải lo những khoản nợ, lãi suất sắp đến hạn của Ngân hàng, họ thường vay chỗ nọ đập vào chỗ kia để giải quyết nguồn vốn tạm thời.
3.3.2- Hiệu quả kinh tế - xã hội mà các hộ sản xuất, kinh doanh ngành nghề trong xã hội mang lại.
* Hiệu quả kinh tế:
Sự phát triển nhanh chóng của các hộ ngành nghề trong xã, qua những năm gần đây đã làm cho đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, số hộ giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo càng giảm, số hộ đói không có, toàn xã chỉ có 0,4% hộ nghèo; có 100% nhà ngói, nhà tầng xây dựng kiên cố; 100% đường làng ngõ xóm lát gạch, bê tông; 99% số hộ có đài, ti vi; 75% số hộ có phương tiện xe máy phục vụ cho sinh hoạt và 30 xe ô tô vận chuyển hàng hoá; 30% hộ có máy điện thoại, đời sống về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện .
* Hiệu quả xã h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37084.doc