MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I : Vốn lưu động và một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
I. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.
1. Vốn lưu động
1.1. Vốn lưu động, nội dung vốn lưu động của doanh nghịêp.
1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng.
2. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.
2.1. Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn.
2.2. Căn cứ theo nguồn hình thành.
2.3. Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn.
II. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1. Ý nghĩa của việc phải nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.3. Hàm lượng vốn lưu dộng.
2.4. Mức doanh lợi vốn lưu động
2.5. Một số chỉ tiêu khác.
3. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chương II : Thực trạng việc tổ chức và sử dụng vốn lưu động tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội.
I. Một số nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của công ty.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và quản lý tài chính kế toán của công ty.
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý.
3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất.
3.3. Cơ cấu phòng tài chính kế toán.
4. Đặc điểm quy trình công nghệ.
5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh.
5.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty
5.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm qua.
II. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
1. Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động của công ty.
1.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.
1.2. Nguồn vốn lưu động của công ty.
2. Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty.
3. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của công ty.
4. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty
5. Tình hình tổ chức tiêu thụ sản phẩm và quản lý hàng tồn kho của công ty.
6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
7. Những vấn đề đặt ra trong việc tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty.
Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Gạch ốp lát Hà Nội.
1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội.
Kết Luận.
Tài liệu tham khảo
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động ở Công ty Gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các bể chứa từ 2 đến 3 ngày.
- Sản xuất gạch mộc: Gạch được sấy bằng máy sấy nhanh, sau khi sấy được chuyển đến dây chuyền tráng men.
- Chuẩn bị men và tráng men: Men được gia công nghiền ướt trong các máy nghiền và được lưu trữ trong các bể khuấy, sau đó đưa vào dây chuyền tráng men và trang trí hoa văn bằng hệ thống in lưới lụa. Tiếp theo được chuyển vào hệ thống kho chứa mộc chuẩn bị nung.
- Nung sản phẩm: Gạch sau khi tráng men được đưa vào lò nung ở nhiệt độ 1150o đến 1200o C, trong khoảng thời gian từ 40 đến 50 phút.
- Phân loại và đóng hộp: Gạch sau khi nung được chuyển thẳng qua hệ thống băng chuyền vào hệ thống phân loại và đóng gói tự động, sau đó được bọc một lớp nilon bảo vệ nhờ một hệ máy màng co và nhập kho sản phẩm.
5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
5.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Sản xuất kinh doanh các loại gạch ốp và lát nền với các sản phẩm chủ yếu: Gạch lát nền 300x300mm; 400x400mm; 200x200mm; 500x500mm và gạch ốp tường 250x250mm, thêm vào đó còn có sản phẩm gạch Grannite Tiên Sơn.
Đặc điểm về thị trường:
Mặt hàng gạch ốp và gạch lát của công ty được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước. Công ty phục vụ cho tất cả các đối tượng có nhu cầu về gạch ốp lát từ cá thể cho đến các công ty tập đoàn xây dựng lớn ở nước ta. Do uy tín và chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá cao trong nước cho nên số khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty là rất lớn. Thị phần của công ty trên thi trường chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với các đối thủ cạnh tranh (năm 2001, sản phẩm gạch lát nền 300x300mm và 400x400mm là 11,25%; sản phẩm gạch ốp 250x250mm là 26,14% trong khi đối thủ cận kề với gạch lát là Đông Tâm chỉ chiếm 8% và CMC chỉ chiếm 5%, với gạch ốp Đồng Tâm chỉ chiếm 11,36%)
5.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Gạch ốp lát Hà Nôị.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty gạch ốp lát Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, tận dụng triệt để những thuận lợi và khắc phục những khó khăn từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Những thuận lợi mà công ty có được gồm:
Một là: Là một thành viên của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, công ty được sự ưu đãi về vốn, được Tổng công ty bảo lãnh cho vay vốn.
Hai là: Công ty có thị trường hoạt động rộng, có mạng lưới kinh doanh trên địa bàn rộng và có vị trí kinh doanh thuận lợi. Với mạng lưới kinh doanh rộng khắp ba miền Bắc, Trung, Nam nên quy mô kinh doanh của công ty ngày được mở rộng tạo điều kiện để công ty phát triển mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ba là: Cơ sở vật chất kỹ thuật là khá tốt, phần lớn máy móc được nhập từ các nước có nền công nghiệp phát triển như Italia, Tây Ban Nha...., quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm là quy trình sản xuất liên tục, khép kín, khi thay đổi sản phẩm chỉ cần thay khuôn chứ không cần thay máy.
Bên cạnh những thuận lợi mà công ty có được, trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty còn gặp phải một số khó khăn nhất định như :
Một là: khó khăn về vốn: Được thành lập trong điều kiện không được cấp vốn, mọi chi phí đều phải đi vay và chịu lãi. Nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp không đủ phải đi vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế. Đã đi vay thì phải chịu lãi, do đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
Hai là: Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Trong cơ chế thị trường luôn biến động. Công ty phải đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Đó cũng là khó khăn đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong công ty phải phát huy thế mạnh khắc phục mọi yếu điểm để kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao.
Trong thời gian qua, công ty đã nỗ lực rất nhiều trong việc khắc phục những khó khăn và tận dụng tốt những thuận lợi của mình. Để thấy rõ hơn điều đó, chúng ta đi xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong những năm qua.
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm qua
Cùng với sự cố gắng nỗ lực của công ty là tình hình kinh tế xã hội của đất nước có chiều hướng thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng chung của cả nước tăng đáng kể, nhu cầu nhà ở tăng mạnh kéo theo hàng loạt các dự án về đô thị hoá xây dựng những khu đô thị mới, nên những năm vừa qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng đạt được những kết quả nhất định.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2000 - 2001
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2000
Năm 2001
So sánh 2001/2000
± Số tiền
± %
1
Tổng doanh thu
1.000đ
214.092.193
219.151.840
5.059.647
2,36
2
Doanh thu thuần
“
213.735.206
218.762.273
5.027.067
2,35
3
Lợi nhuận
“
3.847.233
3.686.144
-161.089
-4,19
4
Nộp ngân sách
“
8.783.000
5.657.000
-3.126.000
-35,59
5
Tổng VKD bình quân
“
174.922.974
165.098.685
-9.824.290
-5,62
VCĐ bình quân
“
110.956.503
96.302.775
-14.653.728
-13,21
VLĐ bình quân
“
63.966.471
68.795.910
4.829.439
7,55
6
Doanh lợi vốn SXKD (3:5)
0,022
0,0223
0,0003
7
Doanh lợi doanh thu
0,018
0,0168
-0,0012
8
Tổng số lao động
người
517
517
0
9
Tiền lương bình quân một công nhân /tháng
1.000đ
1.663
1.600
-63
-3,79
Qua bảng trên ta thấy:
- Tổng doanh thu năm 2001 tăng so với năm 2000 là 5.059.647 (nđ). Tuy nhiên ta thấy rằng doanh thu của công ty rất cao nhưng lợi nhuận lại ít và đã giảm đi 161.089(nđ) so với năm 2000. Lý do là vì hàng năm công ty phải trả một khoản lãi vay ngân hàng rất lớn, cộng với các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoản chi phí tài chính là một gánh nặng nợ nần mà công ty đang tìm cách khắc phục. Lợi nhuận giảm nhưng khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra đã tăng lên. Cụ thể:
- Doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh tăng 0.0003 đồng, tức là cứ một đồng vốn khi tham gia vào quá trình SXKD năm 2000 tạo ra 0,022 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng cũng với một đồng vốn đó trong kinh doanh năm 2001 đã tạo ra 0,0223 đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này chứng tỏ công ty sử dụng vốn đã có hiệu quả hơn.
- Doanh lợi doanh thu năm 2001 đã giảm 0,12% so với năm 2000. Cụ thể:
Năm 2000, bình quân trong một đồng doanh thu có 0,018 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2001, một đồng doanh thu chỉ còn 0,0168 đồng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ công ty chưa quản lý chặt chẽ các khoản chi phí trong quá trình SXKD, làm tăng giá thành sản phẩm. Đây là kết quả của việc sử dụng vốn lãng phí, chưa đúng mức.
- Do lợi nhuận của công ty năm 2001 giảm nên việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước cũng giảm là 3.126.000 (nđ) với tỷ lệ giảm là 35,59% đồng thời thu nhập bình quân một công nhân cũng giảm tương ứng là 3,79%.
Sau đây chúng ta cùng đi sâu xem xét tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty để tìm ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn sản xuất nói chung.
II. tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty gạch ốp lát hà nội
1. nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động của công ty
1.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty
Xem xét tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh tại một thời điểm cho phép ta đánh giá được quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ta thấy được thực trạng tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thấy rõ được tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của của công ty ta xem xét bảng 2 (trang bên):
Qua bảng 2 ta thấy:
- Về cơ cấu vốn kinh doanh: Vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn lưu động. Cụ thể:
Đầu năm, vốn cố định chiếm 61,33% tổng số vốn kinh doanh,vốn lưu động chiếm 38,67%. Cuối năm, vốn cố định chiếm 55,04% còn vốn lưu động chiếm 44,96% tổng số vốn kinh doanh. Như vậy là đến cuối năm, tỷ trọng vốn lưu động đã tăng lên chứng tỏ công ty đã quan tâm hơn đến việc sử dụng vốn lưu động.
- Về nguồn vốn kinh doanh: Nợ phải trả lớn hơn nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể:
Đầu năm, nợ phải trả chiếm 92,31% trong tổng nguồn vốn còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm có 7,69% trong tổng nguồn vốn. Cuối năm, nợ phải trả giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối, chiếm 65,56% trong tổng nguồn vốn.
Nợ phải trả cuối năm là 141.851.803 (nđ) chiếm tỷ trọng 90,11% tổng nguồn vốn kinh doanh.Trong đó:
Nợ ngắn hạn là 55.064.309 (nđ) chiếm tỷ trọng 38,82% tổng nợ phải trả, tăng so với đầu năm.
Nợ dài hạn là 80.907.839 (nđ) chiếm tỷ trọng 65,19% đã giảm so với đầu năm. Tuy nhiên nợ dài hạn vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nợ phải trả. Công ty phải trả một khoản chi phí lãi vay cao, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Bảng 2: Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2001
STT
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Số tiền (1.000đ)
tt%
Số tiền (1.000đ)
tt%
I
Vốn kinh doanh
172.770.118
100
157.427.252
100
1
Vốn lưu động
66.808.793
38,67
70.783.026
44,96
2
Vốn cố định
105.961.325
61,33
86.644.225
55,04
II
Nguồn vốn kinh doanh
172.770.118
100
157.427.252
100
1
Nợ phải trả
159.483.128
92,31
141.851.803
90,11
- Nợ ngắn hạn
Trong đó:
+Vay ngắn hạn
+Phải trả người bán
+Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
+Phải trả CNV
+Phải trả phải nộp khác
50.379.376
35.928.026
3.947.954
7.598.657
1.258.756
1.645.981
31,59
71,31
7,84
15,08
2,50
3,27
55.064.309
37.662.126
5.236.489
8.651.357
1.657.481
1.865.854
38,82
68,40
9,51
15,71
3,01
3,37
- Nợ dài hạn
103.964.989
65,19
80.907.839
57,04
- Nợ khác
Nhận ký quỹ ký cược dài hạn
5.138.764
3,22
5.879.654
4,14
2
Vốn chủ sở hữu
13.286.990
7,69
15.575.449
9,89
Vào thời điểm cuối năm, nợ ngắn hạn có:
-Vay ngắn hạn của ngân hàng số tiền là 37.662.126(nđ), chiếm 68,40% tổng số nợ ngắn hạn.
- Khoản nợ phải trả cho người bán là 5.236.489(nđ), chiếm 9,51% tổng số nợ ngắn hạn.
- Công ty còn chiếm dụng được ở khoản thuế và các khoản nộp ngân sách số tiền là 8.651.357(nđ) chiếm tỷ trọng 15,71% trong tổng số nợ ngắn hạn.
- Các khoản phải trả công nhân viên, các khoản phải trả phải nộp khác là những nguồn thứ yếu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ ngắn hạn của công ty nhưng nó cũng góp phần đảm bảo cho nhu cầu vốn của công ty khi cần thiết. Công ty có thể sử dụng khoản này nhưng không nên thái quá thì nó cũng giúp cho công ty giảm được chi phí sử dụng vốn.
Trên đây ta thấy được những khoản nợ ngắn hạn đảm bảo nhu cầu vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Công ty cần phải tận dụng triệt để nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu vốn của mình.
Từ số liệu bảng trên ta tính các chỉ tiêu:
+ Hệ số nợ = Tổng nợ
Tổng vốn
Hệ số nợ đầu năm = 159.483.128 = 0,923
172.770.118
Hệ số nợ cuối năm = 141.851.803 = 0,901
157.427.252
+ Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tự tài trợ đầu năm = 13.286.989 = 0,077
172.770.118
Tỷ suất tự tài trợ cuối năm = 15.575.448 = 0,099
157.427.252
Ta thấy rằng, hệ số nợ của công ty cuối năm đă giảm so với đầu năm. Cụ thể là giảm từ 0,923 xuống còn 0,901 nhưng tốc độ giảm không đáng kể. Hệ số nợ cao có phần hạn chế sự tự chủ về tài chính của công ty trong kinh doanh, đặc biệt là khi các chủ nợ không sẵn sàng cho công ty vay nữa. Cơ cấu vốn như vậy là không đảm bảo an toàn, công ty cần phải xem xét để giảm hệ số nợ hơn nữa.
Với nguồn vốn chủ sở hữu tuy có gia tăng song vẫn còn hạn chế thì việc tăng vốn cho sản xuất kinh doanh cũng chỉ còn trông đợi vào nguồn vốn vay. Do đó, để đảm bảo an toàn thì công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có như vậy công ty mới có thể một mặt vẫn đảm bảo khả năng trả nợ vay, mặt khác lại có thể tăng cường lợi nhuận bổ sung thêm cho nguồn vốn chủ sở hữu.
Xét về tính ổn định của nguồn vốn ta thấy:
Nguồn vốn thường xuyên = Vay dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Đầu năm:
Nguồn vốn thường xuyên =109.103.753 + 13.286.989 = 122.390.743 (nđ) chiếm tỷ trọng 70,84% tổng nguồn vốn. Trong đó đầu tư vào tài sản cố định là 105.961.325 (nđ) chiếm 90,37%. Do vậy, nguồn vốn thường xuyên cho nhu cầu vốn lưu động chỉ còn lại 16.429.418 (nđ) chiếm 13,42% nguồn vốn thường xuyên.
Cuối năm:
Nguồn vốn thường xuyên = 86.787.493 + 15.575.448 = 102.362.942 (nđ) chiếm tỷ trọng 65,02% tổng nguồn vốn.Trong đó đầu tư vào tài sản cố định là 86.644.225 (nđ) chiếm 89,80%. Còn lại 15.718.717 (nđ) để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động, chiếm 15,36% nguồn vốn thường xuyên.
Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Đầu năm:
Nguồn vốn tạm thời là: 50.379.375(nđ) chiếm 29,16% tổng nguồn vốn
Cuối năm:
Nguồn vốn tạm thời là: 55.064.309 (nđ) chiếm 34,98% tổng nguồn vốn
Từ những tính toán trên có thể đi đến nhận xét, đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty trong năm qua như sau:
+ Hệ số nợ của công ty quá cao cho thấy công ty đang trong tình trạng nợ nần, khả năng tự chủ tài chính thấp đe doạ sự an toàn của công ty trong kinh doanh.
+ Tính ổn định của nguồn vốn kinh doanh là khá tốt. Tuy nhiên, nguồn vốn thường xuyên đầu tư cho vốn lưu động còn quá ít nên đã tạo cho công ty nhiều khó khăn trong viêc huy động vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.Vì vậy, để đủ vốn lưu động cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, công ty phải đi vay nợ nhiều với lãi xuất cao. Nhưng nguồn vốn thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn như trên thì vẫn có thể đảm bảo an toàn về tài chính cho doanh nghiệp.
1.2. Nguồn vốn lưu động của công ty Gạch ốp lát Hà Nội
Với mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể lại có các nguồn hình thành vốn khác nhau. Là một doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn lưu động của công ty gồm nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh và làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên= Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Đầu năm:
Nguồn VLĐ thường xuyên = 66.808.793 - 50.379.376 = 16.429.418(nđ) chiếm 24,59% trong tổng số tài sản lưu động.
Cuối năm:
Nguồn VLĐ thường xuyên = 70.783.026 - 55.064.309 = 15.718.717(nđ) chiếm 22,21% trong tổng số tài sản lưu động.
Để thấy rõ hơn về nguồn vốn lưu động của công ty, ta đi xem xét bảng 3 (trang bên):
Bảng 3: Nguồn vốn lưu động của công ty năm 2001
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
So sánh CN/ĐN
Số tiền (1.000đ)
%
Số tiền (1.000đ)
%
± Sốtiền
(1.000đ)
± %
I.Vốn lưu động
66.808.793
100
70.783.026
100
3.974.233
5,95
1.Tiền
1.509.585
2,26
694.751
0,98
-814.833
-53,98
2.Các khoản phải thu
56.319.226
84,30
59.065.813
83,45
2.746.586
4,88
3.Hàng tồn kho
8.300.819
12,42
9.972.469
14,09
1.671.650
20,14
4.TSLĐ khác
679.162
1,02
1.049.991
1,48
370.829
54,60
II.Nguồn VLĐ
1.Theo nguồn hình thành
66.808.793
100
70.783.026
100
3.974.233
5,95
-Ngân sách cấp và tự bổ sung
16.429.418
24,59
15.718.717
22,21
-710.701
-4,33
-Vốn vay
50.379.376
75,41
55.064.309
77,79
4.684.933
9,3
2.Theo thời gian huy động vốn
66.808.793
100
70.783.026
100
3.974.233
5,95
-Nguồn VLĐ thường xuyên
16.429.418
24,59
15.718.717
22,21
-710.701
-4,33
-Nguồn VLĐ tạm thời
50.379.376
75,41
55.064.309
77,79
4.684.933
9,3
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy, nguồn vốn dài hạn của công ty không những đáp ứng nhu cầu đầu tư cho TSCĐ mà còn tài trợ được một phần cho TSLĐ hay nói cách khác TSLĐ của công ty luôn lớn hơn nợ ngắn hạn, cũng có nghĩa là công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn này.Tuy nhiên, nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty đến cuối năm lại giảm cả về số tương đối và tỷ trọng. Sở dĩ như vậy là do công ty đã phải huy động một nguồn vốn dài hạn tương đối lớn để đổi mới máy móc thiết bị. Do vậy, phần lớn tài sản lưu động trong giai đoạn này chủ yếu được tài trợ từ nợ ngắn hạn(77.79%).Với tình hình nguồn VLĐ thường xuyên như trên chứng tỏ đó là một tỷ trọng thấp, gây khó khăn cho công ty trong công tác tự chủ tài chính.
- Lượng vốn vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn lưu động. Điều này cũng là một thực trạng chung của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.Trong điều kiện vốn ngân sách cấp quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thì việc các doanh nghiệp tìm đến ngân hàng để vay vốn là một giải pháp tất yếu.
Đầu năm, nguồn VLĐ tạm thời là 50.379.376(nđ) chiếm 75,41% trong tổng nguồn vốn lưu động. Cuối năm, con số này đã tăng lên 4.648.933(nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 9,3%. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chủ động về vốn lưu động.Từ đó có thể gây ra khó khăn cho công ty khi thực hiện chiến lược kinh doanh nhất là chiến lược kinh doanh lâu dài
Song xét trên tình hình thực tế của công ty Gạch ốp lát Hà Nội thì tình hình vốn lưu động tạm thời như trên là hợp lý vì công ty đã biết khai thác và sử dụng tốt nguồn vốn tạm thời nhằm đảm bảo nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chứng tỏ công ty đã rất năng động trong việc tổ chức nguồn vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
2. Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty
Chủ doanh nghiệp khi đã có vốn trong tay cần phải biết sử dụng chúng vào mục đích gì cho phù hợp lại có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhiều giám đốc cho rằng, hiện nay, việc huy động vốn không khó bằng quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để tạo ra lợi nhuận. Để biết được công ty Gạch ốp lát Hà Nội phân bổ vốn lưu động thế nào, có hợp lý hay không ta đi xem xét bảng 4: Tình hình phân bổ và cơ cấu VLĐ của công ty năm 2001 (trang bên):
Bảng 4: Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2001
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
So sánh CN/ĐN
Số tiền
(1.000đ)
%
Số tiền
(1.000đ)
%
± Số tiền
(1.000đ)
± %
I.Tiền
1.509.585
2,26
694.751
0,98
-814.833
-53,98
1.Tiền mặt tại quỹ
1.098.792
72,79
193.872
27,91
-904.920
-82,36
2.Tiền gửi ngân hàng
410.792
27,21
500.879
72,09
90.086
21,93
II.Các khoản phải thu
56.319.226
84,30
59.065.813
83,45
2.746.586
4,88
1.Phải thu của KH
53.113.198
94,31
55.784.379
94,44
2.671.180
5,03
2.Thuế GTGT được khấu trừ
3.206.028
5,69
3.281.434
5,56
75.406.006
2,35
III.Hàng tồn kho
8.300.819
12,42
9.972.469
14,09
1.671.650
20,14
1.NVL tồn kho
1.586.069
19,11
1.744.676
17,49
158.606
10,00
2.Công cụ dụng cụ
274.764
3,31
291.250
2,92
16.485.894
6,00
3.Chi phí SXKD dở dang
396.244
4,77
435.868
4,37
39.624
10,00
4.Thành phẩm
6.043.740
72,81
7.500.673
75,21
1.456.932
24,11
IV. TSLĐ khác
679.162
1,02
1.049.991
1,48
370.829
54,60
1.Tạm ứng
469.546
69,14
628.336
59,84
158.790
33,82
2.Chi phí chờ kết chuyển
209.615
30,86
421.654
40,16
212.039
201,56
Cộng
66.808.793
100
70.783.026
100
3.974.233
5,95
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
Vốn lưu động của công ty tính đến thời điểm cuối năm 2001 là 70.783.026(nđ) tăng so với đầu năm là 3.974.233(nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 5,95%. Sự tăng lên của vốn lưu động chủ yếu là do các khoản phải thu và hàng tồn kho là hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động đều tăng. Cụ thể:
- Các khoản phải thu đến cuối năm 2001 là 56.319.226(nđ) tăng so với đầu năm 2001 là 2.746.586(nd) với tỷ lệ tăng tương ứng 4,88%. Đây là khoản vốn lớn nhất chiếm đến 83,45% vốn lưu động của công ty.
- Hàng tồn kho cuối năm 2001 là 9.972.469(nđ) chiếm tỷ trọng 14,09% trong tổng vốn lưu động đã tăng so với đầu năm là 1.671.650(nđ) với tỷ lệ tăng 20,14%.
-Tài sản lưu động khác là 1.049.991(nđ) chiếm 1,48% tổng vốn lưu động, tăng so với đầu năm là 370.829 (nđ) với tỷ lệ tăng 54,60%.
Tài sản lưu động khác bao gồm các khoản tạm ứng: 628.336(nđ) tăng so với đầu năm là 158.790(nđ) với tỷ lệ tăng 33,82%; chi phí chờ kết chuyển là 421.654(nđ), tăng so với đầu năm là 212.039(nđ) với tỷ lệ tăng 1,16%.
Qua xem xét khái quát tình hình vốn lưu động của công ty ta thấy cơ cấu vốn lưu động còn nhiều điều chưa hợp lý. Sự bố trí vốn trong các khoản phải thu và hàng tồn kho còn lớn gây nên hiện tượng ứ đọng vốn cả trong thanh toán và khâu dự trữ. Đặc biệt là với các khoản phải thu, công ty cần phải cố gắng trong công tác tổ chức thu hồi nợ và có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Bởi vì, khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn 83,45% trong tổng số vốn lưu động sẽ gây nên tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khâu thanh toán, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
3. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của công ty Gạch ốp lát Hà Nội
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ một lượng tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, đòi hỏi phải có một lượng vốn bằng tiền để đảm bảo cho tình hình tài chính ở trạng thái bình thường.
Để thấy rõ hơn về tình hình vốn bằng tiền của Công ty ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tình hình tăng giảm vốn bằng tiền năm 2001
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
So sánh CN/ĐN
Số tiền
(1.000đ)
%
Số tiền
(1.000đ)
%
± Số tiền
(1.000đ)
± %
I. Tiền
1.509.585
100
694.751
100
-814.833
-53,98
1.TM tại quỹ
1.098.792
72,79
193.872
27,91
-904.920
-82,36
2.Tiền gửỉ NH
410.792
27,21
500.879
72,09
90.086
21,93
Từ bảng 4:Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty ta nhận thấy:
Vốn bằng tiền tại thời điểm cuối năm 2001 là 694.751(nđ) giảm so với đầu năm là 814.833(nđ) với tỷ lệ giảm là 53,98% làm cho tỷ trọng các loại vốn này trong tổng vốn lưu động cuối năm 2001 là 0,98%. Vốn bằng tiền giảm là do các nguyên nhân sau:
- Tiền mặt tại quỹ giảm 904.920(nđ) với tốc độ giảm là 83,36%. Cụ thể: Đầu năm, tiền mặt tại quỹ là 1.098.792(nđ) chiếm 72,79% tổng số vốn bằng tiền. Đến cuối năm, tiền mặt tại quỹ còn 193.872(nđ) chiếm 27,91% vốn bằng tiền.
Việc dự trữ một lượng tiền mặt thấp sẽ giúp cho công ty tăng cường được các tài sản lưu động sinh lãi, giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Nhưng bên cạnh đó nó cũng còn có hạn chế là công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để trang trải các khoản chi phí phát sinh
- Tiền gửi ngân hàng của công ty đến thời điểm cuối năm 2001 là 500.879(nđ) tăng so với đầu năm là 90.086 (nđ) với tỷ lệ tăng 21,93%. Vốn tiền gửi ngân hàng tăng là do trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc thanh toán hàng được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là qua ngân hàng.Thanh toán bằng tiền mặt cho mua hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Chính vì vậy số tiền gửi ngân hàng có xu hướng tăng lên và tiền mặt tại quỹ có xu hướng giảm đi. Đây cũng là một tất yếu trong nền kinh tế hiện nay.
Qua việc phân tích tình hình vốn bằng tiền của công ty ta thấy tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động là nhỏ.Trong thời gian tới công ty cần phải xem xét lại để nâng cao lượng vốn này để đảm bảo có một khối lượng tiền đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và các khoản chi tiêu hàng ngày của công ty.
Khả năng thanh toán của công ty
Việc dự trữ một lượng vốn bằng tiền nói riêng và tình hình vốn lưu động nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường, các đối tác kinh doanh, nhất là các bạn hàng thường xuyên quan tâm đến khả năng thanh toán để xem xét đưa ra các quyết định tài chính khi quan hệ với doanh nghiệp. Với công ty Gạch ốp lát Hà Nội thì việc xem xét khả năng thanh toán còn có ý nghĩa điều chỉnh lại tình hình tài chính của mình đảm bảo cho khả năng thanh toán được tốt hơn.
Sau đây ta đi xem xét đánh giá khả năng thanh toán của công ty:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản
Tổng số nợ
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đầu năm = 172.770.118 = 1,08
159.483.128
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cuối năm = 157.427.252 = 1,11
141.851.803
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ các khoản huy động bên ngoài đều được đảm bảo. Công ty có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn bằng tài sản của mình.
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời= TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời đầu năm = 66.808.793 = 1,33 50.379.375
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời cuối năm = 70.783.026 = 1,29
55.064.309
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời của công ty lớn hơn 1. Khả năng thanh toán tạm thời cuối năm so với đầu năm có thấp hơn, cụ thể là giảm 0,04 lần nhưng vẫn là mức an toàn và cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm hoặc 1 kỳ kinh doanh.
Để đánh giá khả năng đảm bảo thanh toán đúng hạn khi xảy ra biến động lớn trong nền kinh tế hoặc trong lĩnh vực hoạt động, khả năng đối phó với sự thu hồi nợ đột ngột hay đồng loạt của các chủ nợ thì người ta sử dụng chỉ tiêu thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ - Vốn vật tư hàng hoá
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đầu năm = 66.808.793 - 8.300.819
50.379.375
= 1,16
Hệ số khả năng tha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0172.doc