Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
I. LÝ THUYẾT CẠNH TRANH CHUNG TRONG KINH TẾ
1. Lý luận chung về cạnh tranh:
1.1. Cạnh tranh là gì? Phân loại cạnh tranh?
1.2. Sự cần thiết để cạnh tranh
1.3. Nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh trong doanh nghiệp
1.4. ý nghĩa, sự quyết định của cạnh tranh đến vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp
1.5. Vai trò chiến lược kinh doanh đối với vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp
1.6. Cạnh tranh hoạt động như thế nào?
1.7. Mối quan hệ quy luật cạnh tranh trong quy luật kinh tế
1.8. Các thị trường cạnh tranh
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh
2.1. Môi trường xung quanh doanh nghiệp
2.2. Môi trường từ chính doanh nghiệp
3. Các hình thức cạnh tranh
3.1. Cạnh tranh về giá
3.2. Cạnh tranh về chất lượng
3.3. Cạnh tranh về các nguồn lực
II. TÌNH HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHUNG TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRONG NGÀNH THUỶ SẢN HIỆN NAY.
PHẦN II. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN THUỶ SANE XUẤT KHẨU HẢI PHÒNG.
I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ CÔNG TY
1/ Giới thiệu chung về Công ty
2/ Lịch sử hình thành và phát triển
3/ Chức năng hoạt động kinh doanh của Công ty
4/Đặc điểm sản phẩm
5/ Cơ cấu tổ chức
6/ Lực lượng lao động của Công ty
7/ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU HẢI PHÒNG.
1/ Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty Chế biến Thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng.
2/ Môi trường kinh doanh quốc tế.
3/ Mô hình phân tích Michael Porter.
4/ Nâng cao khả năng cạnh tranh là một yếu tố cần thiết đối với Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng.
5/Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng.
6/ Đánh giá vị trí cạnh tranh hiện tại của Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng.
PHẦNIII. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU HẢI PHÒNG.
I.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU HẢI PHÒNG.
TRONG TƯƠNG LAI.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÔNG TY:
1/ Chiến lược về giá
2/ Chiến lược khác biệt hóa
3/ Chiến lược về vốn của công ty
4/ Chiến lược về nhân lực
5/ Tăng cường hơn nữa hoạt động nghiên cứu thị trường, làm tốt công tác Marketing
6/ Đẩy mạnh và làm tốt công tác chăm sóc khách hàng
7/ Các hình thức quảng cáo
8/ Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con dấu của Công ty đều phải thực hiện bằng văn bản .
- Phòng tài vụ: theo dõi các vấn đề về tài chính của Công ty.
+ Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn trình lên TGĐ công ty, đồng thời có trách nhiệm thực hiện cũng như quản lý nghiệp vụ các chỉ tiêu về tài chính.
+ Thanh quyết toán, tạm ứng tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
+ Thực hiện các công tác chuyên môn nghiệp vụ như công tác hạch toán, công tác thống kê, quyết toán, thu thập số liệu, hiẹu chỉnh và lập các báo caó tài chính kịp thời, đúng chế độ Nhà nước quy định.
+ Lập kế hoạch chi tiêu và dự phòng để phục vụ kịp thời, chủ động cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
+ Tiến hành các công việc hạch toán kinh tế, các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng hợp số liệu, xử lý, phân tích các hoạt động kinh tế theo kỳ báo cáo.
+ Mở sổ sách theo dõi toàn bộ tài sản của Công ty, định kỳ kiểm kê, đánh giá tài sản cố định, quản lý chặt chẽ tài sản cố định, tính toán khấu hao thu hồi để tái sản xuất mở rộng.
+Thường xuyên theo dõi nguồn vật tư hàng hoá, hàng tồ kho…nguồn vốn lưu động để đề xuất với TGĐ Công ty những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
+ Giám sát kiểm tra các hợp đồng kinh tế mua bán vật tư hàng hoá, mua sắm thiết bị tài sản, thanh quyết toán và thanh lý các hợp đồng trên khi đã thực hiện xong hợp đồng.
+ Phối hợp với các phòng ban liên quan để xác định chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, các chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở hạch toán.
- Phòng tổ chức hành chính(TCHC):
+ Làm nhiệm vụ quản lý hành chính, văn thư, bảo vệ trong Công ty.
+ Quản lý các công văn, giấy tờ, con dấu và các thủ tục hành chính.
+ Phân công bố trí lực lượng bảo vệ tuần tra,canh gác.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị nội bộ và an toàn trong sản xuất kinh doanh.
+ Là nơi giải quyết các chế độ chính sách và phúc lợi có liên quan đế lợi ích của người lao động và cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
- Phòng kế hoạch và đầu tư:
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tham mưu cho TGĐ trong công tác xây dựng kế hoạch, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, các kế hoạch sản xuất ngắn , trung và dài hạn. Điều phối công viêc tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận sản xuấtvà phục vụ sản xuât nhằm thực hiện đúng tiến độ sản xuất kinh doanh(SXKD) như kế hoạch đã đề ra, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch SXKD kịp thời khi có biến động để đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
+ Quản lý theo dõi các dự án đầu tư, nâng cấp đồng thời thẩm định các dự án đó.
+ Theo dõi các hợp đồng kinh tế, việc thực hiện cam kết tài chính, theo dõi nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng.
+ Lập báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh báo lên TGĐ, các phóTGĐ và Sở thuỷ sản.
+ Lập các báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của cục Thống kê.
- Phòng kinh doanh:
+ Nắm vững thị trường cung, cầu của sản phẩm, tiếp cận với khách hàng và có quan hệ tốt với khách hàng, bạn hàng, xác định chính xác những bạn hàng cần được cung cấp và cung cấp có hiệu quả.
+ Đưa ra những chiến lược Marketing, tiếp thị, quảng cáo nhằm vào thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
+ Đặt mục tiêu Tín, Nghĩa, Danh, Lợi lên hàng đầu.
- Các Xí nghiệp Nuôi trồng và Sản xuất giống thuỷ sản:
+ Sản xuất con giống để phục vụ cho việc nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
+ Xuất bán con giống cho các đơn vị khác dưới sự chỉ đạo của Công ty.
- Nhà máy chế biến thuỷ sản 42:
+ Trực tiếp thu mua hàng thuỷ sản và nhận gia công chế biến theo hợp đồng trên dây chuyền.
+ Chủ động xuất bán hàng trong và ngài nước, xuất khẩu hàng dưới hình thức uỷ thác dưới sự giám sát của Công ty.
- Các Xí nghiệp Dịch vụ và Tư vấn đầu tư và xây dựng thuỷ sản:
+ Làm tốt công tác dịch vụ, công tác thị trường, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thuỷ sản.
6/ Lực lượng lao động của Công ty:
Bảng thể hiện trình độ và lực lượng lao động của Công ty:
Là một doanh nghiệp Nhà nước chưa cổ phần nên lực lượng lao động không có sự biến động là mấy. Năm 2006 là 720 người, đến năm 2007 số lượng lao động tăng lên là 734 người. Trong đó trình độ đại học chiếm 14%, cao đẳng 6% và trung cấp 9%, còn lại là công nhân. Năm 2007 do mở rộng thị trường, Công ty cần bổ sung một đội ngũ trẻ năng động trong công tác Marketing nên công ty đã tuyển thêm 3 nhân viên. Hiện tại số CBCNV là 98 người chiếm 13%. Qua phân tích ta thấy số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 87% đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty tăng năng lực cạnh tranh, vì lực lượng lao động trực tiếp sẽ tỷ lệ thuận với tổng sản lượng làm ra. Tuy nhiên trên thị trường với số lượng công nhân không lớn như hiện tại thì khả năng mở rộng thị phần sẽ gặp khó khăn. Tất cả mọi thành viên trong Công ty đều hoà thuận, vui vẻ, năng động sáng tạo, đồng thời rất cần cù, say mê với công việc, có tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức, dễ thích nghi và hoà nhập với công việc. Đây là động lực chính giúp Công ty ngày càng phát triển.
Cơ chế tuyển dụng: Với số lượng cán bộ công nhân viên không nhiều lắm nhưng có thể nói là rất chất lượng đó là Công ty đã áp dụng một cơ chế tuyển dụng hợp lý. Trong tuyển dụng lao động lấy hai chỉ tiêu làm tiêu chí là chất lượng và số lượng lao động vừa tinh giảm biên chế để giảm bớt những người không đủ sức khoẻ và không đáp ứng được yêu cầu công việc vừa tuyển thêm những lao động có trình độ. Về nguồn tuyển chọn có thể là con em CBCNV trong Công ty qua đào tạo hướng nghiệp, kèm tại Công ty và cả lao động từ các trường đại học, cao đẳng, trung học trong nước…Nhờ đó mà Công ty luôn đảm bảo đủ chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, thoả mãn nhu cầu thị trường.
7/ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây.
- Về tài sản lưu động của Công ty ở cuối năm so với đầu năm đã tăng lên điều đó chứng tỏ Công ty đã phát triển và đầu tư rất nhiều vào việc mua hàng hoá, đẩy mạnh phương hướng kinh doanh.
- Về tài sản cố định cũng tăng lên đó là trong năm Công ty đã đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại hơn để phục vụ cho việc kinh doanh được thuận lợi hơn.
- Nhìn vào các khoản nộp cho nhà nước ta thấy hàng hoá giữa đầu ra và đầu vào rất phong phú nên Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước với số tiền không nhỏ.
- Tuy nhiên năm 2007 Công ty đã phải bỏ ra một lượng chi phí khá lớn cho việc khắc phục các sự cố của thiên tai, bão lụt, các đợt rét đậm, rét hại,tổ chức lại sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, lấy lại uy tín trên thị trường sau vụ kiện bán phá giá … Trong hai năm 2006 – 2007 tổng thiệt hại kinh tế cả nước lên tới 33.600 tỷ đồng do thiên tai, dịch bệnh. Tính riêng trong đợt rét đậm, rét hại năm 2008 tổng thiệt hại lên tới 1000 tỷ đồng, không nằm ngoài tình hình chung đó Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng mức thiệt hại do đợt rét là 6.742.941.000 đồng.
* Tình hình kinh doanh của Công ty trong hai năm gần đây(từ năm 2006 – 2007) về một số chỉ tiêu được mô tả dưới bảng sau:
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
1
Danh thu
Tỷ đồng
190,2
198
2
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
4
4,5
3
Thuế và nghĩa vụ ngân sách
Triệu đồng
1957
2100
4
BHXH nộp
Tỷ đồng
2,216
2,3
5
Lao động bình quân trong năm
Ngưồi
720
734
6
Lương bình quân trong năm
Đồng/năm
1.270.000
1.570.000
Trong những năm gần đây do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, diễn biến phức tạp của thị trường, ngành thuỷ sản nói chung và Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng nói riêng đã gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy căn cứ vào biểu thể hiện khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây ta thấy có những thay đổi theo chiều hướng thuận lợi. Năm 2006 doanh thu đạt 190,2 tỷ đồng đến năm 2007 tăng lên 198 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 3,7%. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên từ 4 triệu USD năm 2006 thì năm 2007 là 4,5 triệu USD, đạt 112,5% đây là thành tích tốt đáng khích lệ mà doanh nghiệp đã đạt được. Doanh thu tăng lên làm tăng nghĩa vụ đối với nhà nước tăng 7,3% và BHXH cũng tăng lên 3,8%. Hai năm qua có sự biến động nhỏ về số lượng lao động cụ thể đã tăng từ 720 lên 734 người nhưng thành tích mà Công ty đã đạt được là thu nhập bình quân trong năm của người lao động đã tăng lên năm 2006 là 1.270000đồng/năm thì năm 2007 là 1.500.000đồng/năm, với tỉ lệ tăng tương đối là 18%. Trước những khó khăn lãnh đạo Công ty đã tìm mọi cách để khắc phục và tìm ra những hướng đi mới khả quan và hiệu qủa hơn nhằm cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, đưa Công ty đi lên góp phần vào sự phát triển của ngành thuỷ sản nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.
II/ Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng.
1/ Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty Chế biến Thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng.
Nằm trong điều kiện thuận lợi chung của ngành nhưng Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng cũng gặp rất nhìêu khó khăn trước hàng loạt đối thủ cạnh tranh tầm cỡ.
So với các Doanh nghiệp thuỷ sản Hải Phòng, công ty Chế biến thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng là một trong số các đơn vị đứng đầu ngành về cung cấp các mặt hàng thuỷ hải sản, thị phần chiếm 15,2%. Năm 2006 doanh thu đạt 190,2 tỷ đồng với kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD. Là doanh nghiệp mới sáp nhập nên các đơn vị trực thuộc có kinh nghiệm trong việc kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản truyền thống như: nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu F42 (101- Đường Ngô Quyền - Quận Ngô Quyền HP), xí nghiệp Giống thuỷ sản Hải Phòng (Cầu Nguyệt - Quận Kiến An - HP),…
Qua hai bảng thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng ta thấy giá trị tổng sản lượng của Công ty năm 2006 là 190.189 triệu đồng , đạt 15,2% giá trị của toàn ngành trong thành phố.Trong đó sản lượng nuôi và khai thác đạt 57.430 triệu đồng, chiếm 30,2% tổng giá trị đạt được và Công tác chế biến đạt 132.759 triệu đồng, chiếm 69,8% tổng giá trị của toàn công ty.
Trong nuôi và khai thác: sản lượng khai thác đạt 842 tấn tương ứng 15.430 triệu đồng và tỷ lệ tương ứng là 26,9%. Nuôi đạt 2527 tấn với giá trị 42000 triệu đồng chiếm 73,1% tổng giá trị nuôi và khai thác. Sản xuất giống thuỷ sản đạt 645,5 triệu con gồm: cua giống, tôm giống, cá bột các loiaị, cá giống các loại…
Năm 2006 Công ty đã nộp thuế và các nghĩa vụ với nhà nước là 1.957 triệu đồng(trong đó tính cả thuế nhập khẩu).
Kết quả nuôi và khai thác năm2006- Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng
Xí nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản Đình Vũ ( Đông Hải – An Hải – HP), Xí nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản Kiến Thụy( Kiến Thụy - Đồ Sơn HP).
Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải phòng có sự đa dạng hoá các ngành nghề trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, nhờ ưu thế có sẵn từ các thành viên trực thuộc Công ty như lĩnh vực nuôi trồng , sản xuất giống, chế biến và các loại hình dịch vụ thuỷ sản vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường ngành.
Mặt khác các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty lại nằm hầu hết trên các điểm có sẵn thế mạnh về thuỷ sản như Kiến Thuỵ, Đồ Sơn, Tiên Lãng, Hải An…cùng với việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng truyền thống là bề dày kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo các cơ sở trực thuộc. Tuy nhiên với quy luật đào thải Công ty phải luôn có sự đổi mới, cải tiến để sản phẩm không những phù hợp mà còn vượt xa hơn nữa so với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
2/Môi trường kinh doanh quốc tế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngành thuỷ sản cũng đang có bước phát triển mới, do hậu quả của chiến tranh nên cơ sở hạ tầng còn thấp kém, thiếu tính đồng bộ và chất lượng thấp.
Tuy nhiên trong vài năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi, đáng chú ý là sự phát triển và ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào các ngành kinh tế nói chung , ngành thuỷ sản nói riêng cũng có những thay đổi đáng kể. Ngành thuỷ sản là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhanh thu hồi vốn. Các nhà kinh tế cho rằng nếu đầu tư cho thuỷ sản 1 tỷ USD thì khoảng 10 năm sẽ thu lại khoản lợi nhuận là 6 tỷ USD. Hiện nay ở Hải Phòng tỷ lệ đầu tư vốn ngân sách cho thuỷ sản là rất thấp so với đầu tư cho các ngành khác (20tỷ đồng/năm) nhưng ngoại tệ xuất khẩu của ngành thuỷ sản lại luôn đứng thứ 2, 3.
Theo các nhà kinh tế Việt Nam khá thành công trong xuất khẩu thuỷ sản với giá trị kim ngạch xuất khẩu lên tới 3,4 tỷ USD/ năm trong đó có những thị trường khó tính như: Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ… Theo thống kê xuất khẩu thuỷ sản tăng 11% so với cùng kỳ năm 2007 trong quý I. Tính đến hết tháng 3 năm 2008 tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 977 nghìn tấn đạt 22% kế hoạch năm và tăng 10,04% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó sản lượng khai thác tăng 1,1% đạt 561 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 416 nghìn tấn, tăng 26,1%. Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 3/2008 đạt 300 triệu USD tăng 11,5% so với kế hoạch, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của quý I năm 2008 lên 551 triệu USD đạt 19% kế hoạch năm.
Theo thống kê hiện nay Việt Nam xếp hàng thứ 7 trong số 10 nước có sản lượng hàng thuỷ hải sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản (khoảng 120.000 tấn /năm), giá trị kim ngạch xuất khẩu xếp hạng thứ 6 (khoảng 800 triệu USD). Nhật Bản là thị trường đứng thứ 2 của Vệt Nam sau thị trường EU với tỷ trọng 21,1% tổng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ hải sản vào thị trường Nhật Bản với tỷ trọng chiếm đến 80- 90% sản lượng làm ra.
Để đánh giá mức sản lượng thuỷ sản xuất khẩu ta xét bảng sau:
Bảng xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch nước ta từ tháng 1 đến tháng 8/ năm 2007
Như vậy chỉ trong 9 tháng kim ngạch xuất khẩu lên tới 2.104.404.660 USD, trong đó có những thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản lại mang về cho chúng ta lượng ngoại tệ khá lớn, trong tương lai làm thế nào để ngành thuỷ sản dần từng bước chiếm lĩnh được thị trường quốc tế là một yêu cầu cần thiết.
Qua phân tích và qua số liệu ta thấy thị trường ngành thuỷ sản khá rộng và nhiều tiềm năng, hiện nay với chính sách mở cửa và nhiều cơ chế thông thoáng sự có mặt và tham gia vào ngành thuỷ sản của các hiệp hội, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ngày càng nhiều vậy đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản.
Căn cứ vào niên giám Tổng cục thống kê Thành phố Hải phòng năm 2006 ta có tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố tính theo giá thực tế của ngành thuỷ sản là 711,1 tỷ đồng chiếm 3,8% GDP của thành phố.
Như vậy có thể nói nhu cầu ngày càng được mở rộng là cơ hội tốt không chỉ đối với Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng mà còn là cơ hội cho tất cả các công ty khác trong ngành.
3/ Mô hình phân tích Michael Porter:
Theo Michael Porter, “chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dung lợi thế cạnh tranh”, không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược vì mục đích của chiến lược là đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh. Trong mô hình của Porter, một tác lực cạnh tranh dẫn đến nhiều nguy cơ làm giảm lợi nhuận, một tác lực cạnh tranh yếu dẫn đến một cơ hội.
3.1/ Đối thủ tiềm tàng
Đối thủ tiềm tàng bao gồm các công ty hiện nay không ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Khả năng cạnh tranh của đối thủ tiềm năng được đánh giá qua ý niệm rào chắn kinh doanh. Với mức sống và nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng mà thuỷ sản Hải Phòng lại là một ngành có nhiều lợi thế vì vậy khả năng tồn tại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là chắc chắn đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ, chế biến thuỷ sản. Khi đời sống được nâng cao, thu nhập bình quân theo đầu người tăng lên người tiêu dùng có khả năng chi trả cho các sản phẩm có giá trị cao, các dịch vụ, với thị trường đầy tiềm năng như vậy là cơ hội tốt cho sự gia nhập các đối thủ cạnh tranh điều này khiến cho thị trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh với các đối thủ hiện tại đã đang là vấn đề khó khăn nhưng cạnh tranh với các đối thủ chưa biết mặt lại là vấn đề khó khăn hơn nữa. Bởi với các đối thủ đã biết Công ty có thể nhìn thấy khả năng cũng như kế hoạch, điểm mạnh, điểm yếu của họ, nhưng các đối thủ chưa xác định chưa tham gia vào thị trường thì thế mạnh, sản phẩm, khả năng đối với thị trường… của họ Công ty không thể biết được. Do đó có thể thấy đây là vấn đề đáng được quan tâm, đặc biệt khi có sự mở cửa của nền kinh tế.
Điều này có thể xảy ra khi các đối thủ tiềm năng tập trung thành một công ty chính thức, họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm đối với Công ty. Tuy nhiên các hình thức đối thủ này chưa đáng lo ngại nếu công ty có các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm đẩy lùi và đánh bật khả năng tiềm tàng đó ngay từ ban đầu.
3.2/ Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành trên nhiều phương diện sẽ là một lực lượng quan trọng hành đầu quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành. Mặt khác, tình hình của nhu cầu thị trường cũng là một yếu tố chi phối mức độ cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành. Nhu cầu trên thị trường càng tăng, thì càng làm giảm áp lực cạnh tranh vì mỗi công ty đều có “sân riêng” của mình để phát triển. Mà trong thực tế nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ của nhân dân ngày càng tăng. Đây không chỉ là nhu cầu riêng mà là nhu cầu của sự tăng trưởng và phát triển của xã hội.
Hải Phòng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản mà các thành phố khác không có được vì vậy ta chỉ xét đến mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc ngành thuỷ sản Hải Phòng.
Sản xuất trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản có nhiều thành phần kinh tế tham gia và có bước phát triển tích cực, đạt hiệu quả kinh tế khá. Tổng sản lượng năm 2003 đạt trên 62.000 tấn, gấp 3 lần năm 1990, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng gần gấp 4 lần năm 1990. Giá trị sản lượng tăng bình quân 14%/năm, riêng giai đoạn 2000-2003 tăng 20%/ năm. Chế biến xuất khẩu toàn ngành năm 1996 đạt 7 triệu USD, năm 2000 đạt 25,5 triệu USD, năm 2003 đạt 66 triệu USD, tăng gần 10 lần so với 1996.
Cơ cấu giá trị sản lượng của ngành có sự thay đổi. Nếu năm 1995, giá trị sản xuất ngành là 195 tỷ đồng, chiến 3,88% giá trị tổng sản phẩm toàn thành phố, thì đến 2000 giá trị sản xuất ngành là 330 tỷ đồng, chiếm 4,096%, năm 2003 giá trị sản xuất ngành là 542 tỷ đồng, chiếm 5,004 %.
Danh sách các đơn vị chế biến thuỷ sản tại Hải Phòng
STT
Tên doanh nghiệp
Địa chỉ
Nhiệm vụ kinh doanh
1
C.Ty Chế biến TS - XK- HP
13. Võ Thị Sáu
CB - NTTS
2
Tổng C.Ty . TS Hạ Long
409 phố Lê Lai - HP
CB- TS
3
C.Ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long
43 phố Lê Lai - Hp
CB- TS
4
C.Ty Cổ phần CB & DV- TS Cát Hải
Thị trấn Cát Hải
SX- CB nước mắm
5
C. Ty SFASAFICO Hà Nội
Ngõ 201 đường Ngô Quyền - HP
CB - TS
6
C. Ty liên doanh CB – TS Hải Lợi Hàng
áng Sỏi – Thị trấn Cát Bà
CB - TS
7
C. Ty TNHH Quang Hải
Thị trấn Cát Hải
SX - CB nước mắm
8
C. Ty. TNHH Hải Long
Ngõ 109 đường Trường Chinh – Kiến An
CB - TS
9
C. Ty TNHH Việt Trường
Khu Công nghiệp Vĩnh Niệm - HP
CB - TS
10
C. Ty TNHH Minh Châu
109 Vĩnh Niệm
CB- TS
11
DNTN Đức Lương
An Hải
CB - TS
12
C. Ty TNHH – TS Đức Giang
Thị trấn Cát Bà
CB - TS
13
DNTN Thảo Vân
Phố Tràng Minh
CB – TS + Aga
14
C. Ty TNHH Hưng Phú
3b – Trần Khánh Dư – Ngô Quyền
KT & CB - TS
15
C. Ty TNHH Cung ứng hàng xuất khẩu phía bắc
Phố Cát Cụt
KT, CB, & NTTS
16
C. Ty TNHH Đoàn Hợp Thành
Thôn 1 – Tràng Cát
CB - NTTS
17
DNTN Vĩnh Niệm
337 Trường Chinh – Kiến An - HP
CB - NTTS
18
C. Ty Cổ phần Việt Mỹ
44- Lê Lai - HP
CB - NTTS
19
C. Ty TNHH Thương mại du lịch & DV Hoa Phượng
2/70 Lạch Tray - HP
CB - NTTS
20
C. Ty TNHH Nhật Thành
323 Vạn Mỹ - HP
CB - NTTS
21
XN Chế biến và Kinh doanh Thuỷ hải sản C. Ty 128 HQ
Phường Đông Hải – Quận Hải An
CB - TS
22
DNTN Nhân Nghĩa
81/46 Đà Nẵng
CB - TS
23
C. Ty TNHH Tân Hưng
Khu Công nghiệp Vĩnh Niệm - HP
CB - TS
Các Xí nghiệp, Công ty Nuôi trồng thuỷ sản hiện nay tại Hải Phòng: ngoài những đơn vị lớn còn có hàng trăm những cơ sở sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản của tư nhân, các hộ cá thể, hợp tác xã trên khắp địa bàn thành phố.
Một điều tất yếu là sức hấp dẫn của thị trường ngành càng mạnh thì mức độ cạnh tranh càng cao. Qua bảng số liệu trên cung cấp hàng loạt các đối thủ cạnh tranh với công ty tham gia vào các lĩnh vực cụ thể: nuôi trồng, chế biến, cung cấp các dịch vụ thuỷ sản. Trong đó đối thủ mạnh phải kể đến là Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long,….
* Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long là….là một trong những đơn vị đứng đầu ngành về lĩnh vực chế biến thuỷ hải sản. Năm 2006 doanh thu đạt 354 tỷ đồng chiếm 69% giá trị tổng sản lượng của các doanh nghiệp công nghiệp thuỷ sản Hải Phòng, trong đó nuôi trồng và sản xuất giống đạt 4tỷ chiếm 34,5% tổng giá trị nuôi và sản xuất giống thuỷ sản Hải Phòng, riêng sản lượng chế biến đạt 350 tỷ tương ứng với 72% giá trị chế biến thuỷ sản toàn thành phố (tính theo giá cố định 1994).
Là một doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản có thể nói Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long có nhiều lợi thế trong cạnh tranh: có vốn mạnh, kinh nghiệm lâu năm, được sự quan tâm của nhà nước…
Không những thế Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long có một bề dày phát triển hơn 40 năm, nếu tính từ thời kỳ đổi mới Tổng công ty cũng đã có hơn 20 năm tạo dựng.
Hiện các cơ sở hạ tầng do Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long nắm giữ hầu như đã khấu hao hết do vậy chi phí Tổng công ty bỏ ra rất thấp là cơ hội hết sức thuận lợi cho họ thực hiện chiến lược định giá. Trong khi đó các doanh nghiệp khác đặc biệt là các doanh nghiệp mới ra đời phải tồn tại trong môi trường cạnh tranh quyết liệt do tiềm lực yếu muốn xây dựng cơ sở hạ tầng lại phải đi vay vốn đồng thời phải chịu sức ép giá cả do Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chiếm lĩnh thị phần khống chế và điều chỉnh thị phần.
* Công ty cổ phần Chế biến Dịch vụ Thuỷ sản Cá hộp: Là một trong những công ty thuỷ sản có lịch sử hình thành từ sớm nên có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản. Trong mấy năm gần đây kể từ khi công ty tiến hành cổ phần hoá có sự phát triển và thay đổi rõ rệt. Năm 2006 giá trị tổng sản lượng đạt 13.150 triệu đồng chiếm 3% tổng sản lượng đạt được của các doanh nghiệp công nghiệp thuỷ sản Hải Phòng, nộp thuế và các nfhĩa vụ với nhà nước là 1.520 triệu đồng. Thế mạnh của Công ty Cổ phần Chế biến dịch vụ thuỷ sản là chế biến thuỷ sản đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nước mắm các loại có thể sản xuất tới trên 3 triệu lít nước mắm một năm…
Biểu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 của ngành thuỷ sản Hải Phòng
Qua biểu tổng hợp trên ta thấy tình hình kết quả chi tiết sản xuất kinh doanh của các khối sản xuất thuỷ sản Hải Phòng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, khối các Quận Huyện.
Giá trị tổng sản lượng ngành thuỷ sản Hải Phòng năm 2006 là 1.249.673 triệu đồng, tương ứng với 45 GDP của thành phố, giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 45 triệu USD, các khoản nộp ngân sách lên tới 2661 triệu đồng. Trong đó kết quả các doanh nghiệp công nghiệp đạt 510.554 triệu đồng chiếm 41%, Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt 57430 triệu đồng chiếm 4,5%(toàn bộ sản lượng nuôi và khai thác thuỷ sản của Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu hải Phòng)., khối các Quận, Huyện đạt 681.689 triệu đồng chiếm 55,5%.
Các Xí nghiệp, Công ty Nuôi trồng thuỷ sản hiện nay tại Hải Phòng: ngoài những đơn vị lớn còn có hàng trăm những cơ sở sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản của tư nhân, các hộ cá thể, hợp tác xã trên khắp địa bàn thành phố.
Trong ngành thuỷ sản Hải Phòng khối Quận, Huyện cũng là những đối thủ cạnh tranh đáng phải kể đến:
1- Huyện Kiến Thụy:
- Tổng số tàu thuyền = 438 cái
- Tổng diện tích NTTS = 1.573,4 ha
- Giá trị tổng sản lượng = 126.155. triệu đồng ( Tròn số )
- Giá trị xuất khẩu = 3.000.000 USD
- Tổng sản lượng = 10.420
2- Quận Kiến An
- Tổng diện tích NTTS = 136,2 ha
- Giá trị tổng sản lượng = 5.970. triệu đồng ( tròn số )
- Tổng sản lượng = 675. tấn
3- Quận Hải An:
- Tổng số tàu thuyền = 87 cái
- Tổng diện tích NTTS = 2.043 ha
- Giá trị tổng sản lượng = 68.860. triệu đồng ( tròn số )
- Giá trị xuất khẩu = 2.000.000. USD
- Tổng sản lượng = 5.792. tấn
4- Huyện Tiên Lãng:
- Tổng số tàu thuyền = 324 cái
- Tổng số diện tích NTTS = 2.341 ha
- Giá trị tổng sản lượng = 68.310. triệu đồng ( tròn số )
- Giá trị xuất khẩu = 500.000. USD
- Tổng sản lượng = 6.138. tấn
5- Huyện Vĩnh Bảo:
- Tổng diện tích NTTS = 980 ha
- Giá trị tổng sản lượng = 32.260 triệu đồng
- Tổng sản lượng = 3.370 tấn
6- Huyện Thủy Nguyên:
- Tổng tàu thuyền = 1.020 cái
- Tổng diện tích NTTS = 2.054 ha
- Giá trị tổng sản lượng = 135.250. triệu đồng (tròn số)
- Giá trị xuất khẩu = 4.500.000 USD
- Tổng sản lượng = 18.170. tấn
7- Huyện An Dương:
- Tổng diện tích NTTS = 412 ha
- Giá trị tổng sản lượng = 9.390. triệu ( tròn số )
- Tổng sản lượng = 1.300. tấn
8- Huyện An Lão:
- Tổng diện tích NTTS = 568 ha
- Giá trị tổng sản lượng = 18.120. triệu đồng ( tròn số )
- Tổng sản lượng = 2.250. tấn
9- Huyện đảo BLV
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thin bao cao thuc tap.doc
- LUONGTHIN.ppt