Đề tài Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ

Lời nói đầu 1

Chương I 3

Một số lý luận cơ bản về nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 3

I. Khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghịêp 3

1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 3

2.Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp 3

3.Động lực của việc nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp 5

4. Các công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. 6

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa chúng. 9

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 9

2. Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 15

III. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 16

1. Thị phần và vị thế cạnh tranh 16

2. doanh thu và lợi nhuận 17

Chương II 19

Thực trạng khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ 19

I. Những nét khái quát về Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ. 19

1.Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 19

2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp: 20

3. Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp: 22

II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ 23

1. Đặc điểm về sản phẩm của doanh nghiệp 23

2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất giầy của doanh nghiệp 24

3. Đặc điểm về lao động 26

4. Đặc điểm về nguyên vật liệu phục vụ cho sản phẩm 28

5. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 30

III. đánh giá thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ 33

1. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trong thời gian gần đây. 33

2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ 35

IV. thực trạng cạnh tranh của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ 38

1. Những thành tựu đã đạt được của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ trong thời gian qua: 39

2. Những tồn tại của doanh nghiệp và nguyên nhân dẫn đến tồn tại: 40

Chương III: 43

Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ở Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ 43

I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ trong những năm tới. 43

1. Mục tiêu pháp triển của doanh nghiệp. 43

2. Định hướng phát triển của doanh nghiệp. 45

II. Một số thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn tới . 46

III. Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ 46

1. Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 46

2. Xây dựng chính sách sản phẩm và chính sách giá cả hợp lý: 50

3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. 53

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. 55

IV. Kiến nghị . 58

 

doc62 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hế hoạch vật tư + Phòng cơ điện + Phòng kỹ thuật Mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp là mô hình trực tuyến, chức năng. Đứng đầu là giám đốc doanh nghiệp sau đó là các phòng ban nghiệp vụ và sau là các đơn vị thành viên trực thuộc. Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng cơ điện Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch vật tư Phân xưởng cắt Phân xưởng may Phân xưởng gò ráp Phân xưởng đế Sơ đồ 1: cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ 1. Đặc điểm về sản phẩm của doanh nghiệp Ngành giầy là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ cho sản xuất, vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng phục vụ của ngành giầy rất rộng lớn bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng rất đa dạng. Mặt khác sản phẩm giầy phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng và thời tiết, mùa vụ, thời trang. Do đó doanh nghiệp đã chú trọng sản xuất những sản phẩm chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao - công nghệ phức tạp, giá trị kinh tế của sản phẩm cao. Vì thế, trong điều kiện hiện nay đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng doanh nghiệp đã tung ra thị trường những mặt hàng giầy dép chủ yếu sau: - Giầy vải cao cấp dùng để du lịch và thể thao - Giầy, dép nữ thời trang cao cấp - Giầy giả da xuất khẩu các loại - Dép giả da xuất khẩu các loại Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất cũng như làm tốt công tác quản lý kỹ thuật nên sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tương đương với chất lượng sản phẩm của những nước đứng đầu châu á. Sản lượng của doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh, biểu hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là xuất khẩu, đây là một đặc điểm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản phẩm xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu chiếm một tỷ lệ lớn (trên 90%) giá trị sản phẩm sản xuất và tổng doanh thu, Qua đó ta có thể thấy vai trò quan trọng của nó trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc tăng khối lượng sản phẩm xuất khẩu sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu lợi nhuận từ đó làm tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất giầy của doanh nghiệp Từ ngày thành lập là một doanh nghiệp làm ăn độc lập với những dây chuyền cũ, lạc hậu không thích ứng với thời cuộc, đứng trước tình huống đó ban giám đốc doanh nghiệp đã tìm ra hướng đi riêng cho mình, tìm đối tác làm ăn, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Hiện nay, dây chuyền sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp đều nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam về kỹ thuật và sử dụng nhân công nhiều. Đến nay doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sản xuất, công suất dự tính 2,5 triệu đôi/năm trong đó gồm dây chuyền sản xuất giầy dép thời trangvà dây chuyền sản xuất giầy thể thao, giầy vải cao cấp xuất khẩu, giầy bảo hộ lao động và các sản phẩm may mặc, cao su hoá. Đây là dây chuyền hoàn toàn khép kín từ khâu may mũ giầy vào form, cắt dân. "OZ" (đường viền quanh đế giầy), các dây chuyền có tính tự động hoá. Trong công xưởng công nhân không phải đi lại, hệ thống băng chuyền cung cấp nguyên vật liệu chạy đều khắp nơi. Chính đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất này đảm bảo cho dây chuyền sản xuất cân đối, nhịp nhàng cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố vật chất trong sản xuất. Nhờ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy trình công nghệ sản xuất giầy của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ có thể biểu diễn theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy của doanh nghiệp Nguyên vật liệu Lưu hoá Dán mặt gò Gò, dán, ép Cắt Ra hình Sơ luyện Hỗn luyện Bồi, vải, mus Vải, mus, chỉ, ozê Cao su tự nhiên Nguyên liệu hoá chất In Cắt may Đóng gói bao bì Thu hoá Nhập kho Xuất hàng 3. Đặc điểm về lao động Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó doanh nghiệp đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động, hiệu quả máy móc thiết bị. Do đó trong những năm qua doanh nghiệp đã không ngừng chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Điều này ta có thể thấy qua biểu sau: Biểu 3: Nguồn lao động của doanh nghiệp Năm Tổng số CBCNV Trình độ đại học (người) Trình độ trung cấp (người) Bậc thợ bình quân Số đào tạo huấn luyện (người) Số thợ giỏi (người) 2000 952 14 32 2,1/6 425 50 2001 1034 25 48 2,6/6 549 75 2002 1215 49 48 2,95/6 726 88 Ngày mới thành lập số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp chỉ có 545, do nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố lao động nên số lượng lao động doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Hiện nay tổng số lao động của doanh nghiệp là 1215 người trong đó 87% lực lượng lao động của doanh nghiệp là những người trẻ khoẻ, có trình độ văn hoá, tiếp thu tốt công nghệ sản xuất tiên tiến. Lao động trực tiếp của doanh nghiệp là 1158người chiếm 77% tổng số lao động. Hầu hết công nhân của doanh nghiệp đã qua lớp đào tạo dài hạn hay ngắn hạn của ngành. Số công nhân có trình độ tay nghề bậc 6/7 là 117 người trình độ bậc 5/7 là 133 người trình độ tay nghề 3/7 là 426 người. Số còn lại là lao động thủ công đã qua lớp đào tạo tay nghề từ 3-6 tháng do doanh nghiệp tổ chức. Số lao động gián tiếp là 57 người chiếm 23%, tổng số lao động toàn doanh nghiệp trong đó 49 người đã tốt nghiệp đại học, 48 người đã tốt nghiệp trung cấp hoặc sơ cấp. Bậc thợ bình quân của doanh nghiệp qua các năm ngày càng tăng chứng tỏ chất lượng lao động càng được chú ý đào tạo, huấn luyện nâng cao. Về nguồn lao động thì chủ yếu thu hút từ các nguồn sau: - Từ các trường đại học, trung học chuyên nghiệp: về làm cho các phòng ban, hành chính, phụ trách kỹ thuật tại doanh nghiệp. - Con em các CBCNV trong ngành tuyển dụng vào làm tại doanh nghiệp. - Tuyển qua các trung tâm giới thiệu việc làm... Về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống người lao động. Lương tháng trung bình của người lao động năm 2000 là 651.000 đồng, năm 2001 là 700.000 đồng, năm 2002 là 762.000 đồng. Như vậy do chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và không ngừng phát triển nguồn nhân lực nên doanh nghiệp từ chỗ chỉ sản xuất một số mặt hàng giầy dép phẩm cấp thấp chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa, đến nay sản phẩm doanh nghiệp rất đa dạng phong phú về màu sắc, chủng loại, chất lượng sản phẩm nâng cao, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt ở những thị trường khó tính trên thế giới. Việc phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp đã góp phần quan trọng vào công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh. 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu phục vụ cho sản phẩm Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm, chất lượng sản phẩm, góp phần vào việc làm hạ giá thành sản phẩm, nó quyết định việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại như vải, cao su, nhựa, da, giả da, ni lông, hoá chất... Hiện nay phần lớn hoạt động sản xuất giầy dép của doanh nghiệp là làm hàng gia công cho nước ngoài, nên nhiều loại nguyên vật liệu hoá chất đều phải nhập từ nước ngoài vào. Đây là một khó khăn lớn cho doanh nghiệp vì việc nhập các loại nguyên vật liệu ở nước ngoài thường thì giá cao, phải phụ thuộc vào nguồn hàng cho nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác làm hạ giá thành sản phẩm, quá trình sản xuất không ổn định, không đảm bảo tiến độ từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc nhập khẩu các loại nguyên vật liệu từ nước ngoài doanh nghiệp còn khai thác nguồn nguyên vật liệu ở trong nước thông qua các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Hiện nay doanh nghiệp khai thác nguyên vật liệu theo hai nguồn sau: 4.1. Nguồn trong nước Những năm gần đây vải sợi trong nước có nhiều tiến bộ về chất lượng đã đáp ứng phần nào nhu cầu vải có chất lượng coa để phục vụ hàng xuất khẩu. Nguyên vật liệu gồm có cao su tự nhiên, cao su tổng hợp Calo3, vải bạt, vải phù dù, khoá, đế và các loại hoá chất khác. doanh nghiệp đã hợp tác với các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu trong nước như các doanh nghiệp: + doanh nghiệp dệt 8/3, doanh nghiệp Dệt kim Hà Nội, doanh nghiệp Dệt 19/5... + doanh nghiệp cao su sao vàng + Mút sốp Vạn Thành + Đế Đức Sơn + Tổ hợp dệt Tân Thành... các doanh nghiệp này tuy đã đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng, chất lượng nhưng còn một số điểm tồn tại như đôi khi còn chậm chạp, giá cao, chưa theo kịp với sự thay đổi của mốt giầy. Biểu 4: Tình hình cung ứng nguyên vật liệu Đơn vị tính: triệu đồng STT Loại NVL 2000 2001 2002 1 Vải, da 11.357 11.718 12.594 2 Hoá chất 8.187 8234 8303 3 Nguyên liệu khác 8.406 9.868 10.368 Tổng 27.944 29.820 31.265 Từ biểu trên ta thấy các mặt hàng mua vào đều tăng hơn điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn phát triển mở rộng. doanh nghiệp luôn ý thức được tầm quan trọng của hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất và tìm các nguồn hàng, các bạn hàng cung cấp thường xuyên, ổn định. doanh nghiệp đã có những biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của thị trường: chuyển dịch cơ cấu hàng hoá cung ứng chủ động khai thác nguồn nguyên vật liệu trong nước sẵn có để giảm nguồn nguyên vật liệu phải nhập từ bên ngoài, đã làm giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng vật tư dự trữ và tránh hao hụt tự nhiên đồng thời tập trung được vốn lưu động cho kinh doanh đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cảu doanh nghiệp. 4.2. Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu Hiện nay, ngoài nguồn nguyên vật liệu ở trong nước. doanh nghiệp còn phải nhập một số lượng lớn các loại nguyên vật liệu từ nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc). Việc phải nhập nguyên vật liệu từ nguồn nước ngoài do nhiều nguyên nhân bắt buộc doanh nghiệp phải nhập như là: - Do yêu cầu của chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu, vì vậy phải nhập khẩu nguyên vật liệu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Ngày càng nhiều khách hàng mua hàng cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. - Do nguồn nguyên vật liệu trong nước không đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu. Việc nhập khẩu hầu hết các hoá chất từ nước ngoài làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tăng tương ứng, làm giảm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thế giới. Đây cũng chính là một khó khăn lớn cho doanh nghiệp cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sản xuất. Biểu 5: Biểu giá xuất khẩu các mặt hàng của GDXKKK Đơn vị: USD Năm Tên hàng 2000 2001 2002 Gia công xuất khẩu - Giầy vải 1,98 2,1 2,3 - Giầy giả da 2,98 3 3,2 - Dép giả da 1,78 1,71 1,81 Xuất khẩu trực tiếp - Giầy vải 2,5 2,52 2,63 - Giầy giả da 3,5 3,4 3,4 - Dép giả da 2,15 2 2,1 Qua biểu trên ta thấy giá các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp tăng tương đối qua các năm. Vì vậy trước hết doanh nghiệp phải xác định lại giá thu mua nguyên vật liệu, cơ cấu nguyên vật liệu nhập khẩu để tạo ra một mức giá tối ưu cho một sản phẩm của doanh nghiệp. 5. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ sản xuất và kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm và hoạt động trong phạm vi cả nước và nước ngoài. Do đó sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ trên nhiều thị trường khác nhau. doanh nghiệp giành 20 - 30% sản lượng hàng năm để phục vụ thị trường trong nước thông qua hệ thống đại lý và ký kết hợp đồng làm sản phẩm cho khách hàng. Do đặc điểm về phương thức sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm cho nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp quyết định chuyển hướng kinh doanh sang thị trường EU nơi mà doanh nghiệp đang có lợi tế so sánh. Trong những năm còn rất nhiều khó khăn trong việc tường hướng đi cho phù hợp với điều kiện doanh nghiệp, doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường, khai thác tất cả các thị trường có thể. doanh nghiệp đã tìm kiếm được nhiều thị trường rộng lớn với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Biểu 6: Kết quả xuất khẩu năm 2002 của doanh nghiệp GDXKKK Nước Thực hiện năm 2002 doanh thu Số lượng (1000 đôi) Trị giá (1000 USD) 1. Tây Âu 3.417 5.574,75 92,58 Đức 1720 2.740,40 45,51 Anh 872 1370,50 22,76 Pháp 394 624,43 10,37 Hà Lan 303 746,31 7,91 Bỉ 113 177,64 2,95 Hy Lạp 75 121,033 2,01 Ai Len 40 64,44 1,07 2. Thị trường khác 283 446,8 7,42 úc 56 83,32 1,45 Canađa 189 296,86 4,93 Niudilân 38 66,62 1,04 Tổng cộng: 3800 6.021,55 100,00 Nguồn: báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2002 - GDXKKK Thông qua hai biểu trên về tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ta thấy thị trường nhiều loại, khối lượng hàng hoá ở mỗi thị trường nhỏ lẻ, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận thấp, các chi phí phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cao. Và các số liệu cũng cho ta thấy rằng những năm gần đây thị trường EU là thị trường chính của doanh nghiệp, thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp. Mặc dù có sự biến động về một vài thị trường, một số thị trường mất nhưng doanh nghiệp đã mở rộng bán sang một số thị trường khác và tăng doanh số bán tại các thị trường truyền thống nên doanh thu xuất khẩu từ thị trường EU vẫn đạt trên 90% cụ thể là 92,58%. Trong thị trường EU các bạn hàng lớn của doanh nghiệp là ở các nước như Đức, Anh, Pháp và hàng năm tại ba thị trường này đều chiếm 70% trong tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp. Đặc điểm của khách hàng trong thị trường EU là họ quan tâm nhiều về mẫu mã và tính thích hợp thời trang của sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất không chỉ đáp ứng về mặt chất lượng mà còn phù hợp với điều kiện khí hậu khác biệt ở nơi sử dụng và còn đáp ứng được sở thích về kiểu dáng và mẫu mã mà khách hàng khó tính nhất yêu cầu. Để làm được điều này doanh nghiệp đã không ngừng tạo ra các sản phẩm với kiểu dáng và mẫu mã phong phú phù hợp với yêu cầu của khách hàng lựa chọn. Ta thấy thị trường chủ yếu của doanh nghiệp là khu vực thị trường EU đặc biệt là năm 2000 kim ngạch xuất khẩu giầy của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ vào thị trường EU là 90,90% tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Kết quả này đạt được là do nhiều nguyên nhân như: - Do đầu những năm 1990 tất cả các nước thuộc cộng đồng châu Âu (EU) cho phép nước ta hướng quy chế ưu đãi tối huệ quốc (MFNs) để tạo hai chiều buôn bán thuận lợi. - Tháng 7-1995 các nước EU cho phép ta được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển. - EU cấp cho nước ta nhiều hạn ngạch (Quota) về lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng vào EU. Như phần tính ở trên ta thấy đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là thị trường nước ngoài. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách tăng doanh thu xuất khẩu nhờ tận dụng triệt để những quy chế, ưu đãi chung của các nước EU. tuy nhiên, việc thị trường chủ yếu của doanh nghiệp là các nước EU (chiếm trên 90%) có những ưu điểm nhất định song nó cũng có những khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì chính sách tập trung vào một thị trường trọng điểm thường gặp những rủi do về sự biến động thị trường, hoạt động kinh doanh quá lệ thuộc vào một thị trường. Vì vậy việc cân đối tỷ trọng các thị trường cũng là yếu tố quan trọng trong công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, do đặc điểm thị trường của doanh nghiệp chủ yếu là thị trường nước ngoài, đặc điểm này nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bởi vì việc xâm nhập vào các thị trường này rất khó khăn, chi phí cho hoạt động tìm hiểu nghiên cứu thị trường cao, chi phí cho hoạt động tiêu thụ cao. Cho nên vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp hiện nay là việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm với chi phí thấp thì sẽ đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. III. đánh giá thực trạng kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Giầy dép xuất khẩu Kiêu Kỵ 1. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Trong những năm gần đây doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. doanh nghiệp đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây: Bảng 7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của GDXKKK Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 So sánh % 01/00 02/01 1. Sản lượng 1000 đôi 2416 3266 4117 35,21 20,42 2. Tổng doanh thu tr.đ 56.097 73.500 85.995 31,02 17,00 3. Tổng chi phí tr.đ 50289 66030 77396 31,30 17,2 4. doanh thu thuần tr.đ 5808 7470 8599 28,79 15,11 5. doanh thu xuất khẩu tr.đ 54.119 71.800 84.000 32,67 17,00 6. Nộp ngân sách tr.đ 930 1075 1247 15,6 11,6 7. Lợi nhuận tr.đ 4878 6.395 7352 31,09 14,96 8. Lao động người 952 1034 1215 8,61 17,5 9. Thu nhập bình quân đồng 651.000 700.000 762.000 7,53 8,86 10. Tỷ suất LN/DT % 0,869 0,87 0,855 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2000-2002 của GDXKKK Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng doanh nghiệp đã năng động trong việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định. Qua biểu trên ta thấy trong ba năm 2000-2002 doanh nghiệp đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau: - Về sản lượng sản phẩm sản xuất: năm 2001 vượt năm 2000 là 35,2%, năm 2002 vượt năm 2001 là 20,4%. Như vậy số lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp tăng nhanh mạnh qua các năm. Điều này chứng tỏ sức sản xuất của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Có được thành tích này là do doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến thiết bị, tăng dây chuyền và người sử dụng lao động, thu hút thêm nhiều lao động mới vào làm việc tại doanh nghiệp. - Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy không chỉ có số lượng sản phẩm sản xuất tăng mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể qua các năm. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 31,02%, năm 2002tăng so với năm 2000 là 17%. Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của chỉ tiêu đã được thị trường khách hàng chấp nhận. - Về chi phí và lợi nhuận: trong năm 2001 doanh nghiệp đã nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí để thu mức lợi nhuận đạt 31,09%. Nhưng trong năm 2002 do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau làm cho mức lợi nhuận năm 2002 chỉ tăng 15%. - Thu nhập bình quân đầu người lao động trong doanh nghiệp được cải thiện qua các năm. Năm 2001/2000 tăng 7,53%, năm 2002/2001 tăng 8,86%. Có được kết quả này là do doanh nghiệp đã không ngừng quan tâm tới lợi ích của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và đã áp dụng đòn bảy kinh tế khuyến khích người lao động làm việc tích cực hết mình. - Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp cho nên việc tăng doanh thu xuất khẩu là một nhân tố tích cực để nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường. Mặc dù các chỉ tiêu của năm 2002 đều tăng hơn so với năm 2001. Nhưng xét về mặt định tình thì ta thấy tốc độ tăng năm 2002 chậm hơn so với năm 2001, chứng tỏ năm 2002 hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công có phần giảm hơn so với năm 2001. Vì vậy doanh nghiệp cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để đạt được mức tăng trưởng ổn định qua các năm. 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu kiêu kỵ Nhìn vào biểu 7 ta thấy về mặt tuyệt đối, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu, giá trị sản xuất... của doanh nghiệp năm 2002 đều tăng hơn so với năm 2001 về con số tuyệt đối. Xét về mặt lượng thì doanh thu năm 2002 cao hơn năm 2001 là 12,455 tỷ đồng và lợi nhuận năm 2002 cao hơn năm 2001 là 957 triệu đồng (tăng 14,96%) cả hai chỉ tiêu đều tăng chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. 2.1.Hiệu quả kinh doanh theo hiệu quả sử dụng lao động: - Năng suất lao động: = Năng suất lao động trong năm: Năm 2001: = = 40,185 tr.đ Năm 2002: = = 39,886 triệu đồng - Lợi nhuận bình quân một lao động: = Lợi nhuận bình quân một lao động năm: năm 200:= = 3,496 triệu đồng năm 2002: = = 3,410 triệu đồng Như vậy mặc dầu năm 2002 số lượng lao động cao hơn năm 2001 nhưng về mặt hiệu quả sử dụng lao động năm 2002 đều thấp hơn năm 2001. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã cố gắng mở rộng quy mô sản xuất của mình. Đây có thể là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả của doanh nghiệp giảm một cách tương đối trong năm 2002. 2.2. Hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn: - Sức sản xuất vốn cố định: = Sức sản xuất vốn cố định: Năm 2001: = = 6,12 đ/đ Năm 2002: = = 7,63 đ/đ - Sức sản xuất vốn lưu động: = Sức sản xuất vốn lưu động trong năm: Năm 2001: = = 3,83 Năm 2002: = = 4,1 Thông qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2002 cao hơn năm 2001. doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hơn năm 2001 là do doanh nghiệp đã cố gắng tìm nhiều biện pháp quay vòng vốn nhanh, giảm thiểu chi phí vốn, giải quyết tốt công tác thu hồi nợ, việc chiếm dụng vốn của các giá trị khác do đó góp phần nâng cao hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3. Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp: - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: = x 100 Năm 2001: = x 100 = 8,7% Năm 2002: = x 100 = 8,5% Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu là cao. Song qua chỉ tiêu trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2002 bị giảm sút. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu = x 100 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu năm 2001 là: = x 100 = 58,2% Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu năm 2002 là: = x 100 = 56,8% Qua các chỉ tiêu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu là khá cao so với các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Sở dĩ doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ cao là do nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh. Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ năm 2002 thấp hơn tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ năm 2001. Nguyên dân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ giảm là do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 tăng lên (40,15% so với 38,5% của năm 2001). Hệ số vòng quay của vốn chủ năm 2002 giảm xuống. Từ đây chúng ta phải xác định nguyên nhân và từ đó tìm ra các biện pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Biểu 8: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả. STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính (triệu đ.) Năm 2001 Năm 2002 1 Năng suất lao động bình quân 40,185 39,866 2 Lợi nhuận bình quân 1 lao động 3,496 3,410 3 Sức sản xuất vốn cố định đ/đ 6,12 7,63 4 Mức sinh lợi của vốn cố định đ/đ 0,532 0,652 5 Sức sản xuất vốn lưu động 3,83 4,1 6 Mức sinh lợi vốn lưu động 0,33 0,35 7 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu % 8,7 8,5 8 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất % 20,5 22,83 9 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí % 9,685 9,5 10 doanh thu trên một đồng chi phí đ/đ 1,113 1,111 Qua các chỉ tiêu trên ta có thể rút ra nhận xét sau: Xét về mặt lượng nói chung thì trong năm qua doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhưng xét về mặt định tính chỉ có một số chỉ tiêu về vốn là tăng còn các chỉ tiêu còn lại đều giảm so với năm 2001. Điều này chứng tỏ trong năm 2002 doanh nghiệp mới chỉ mở rộng quy mô sản xuất còn vấn đề hiệu quả vẫn chưa đạt được. Đi sâu vào phân tích ta thấy các chỉ tiêu mức sinh lợi vốn, quay vòng của vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn... trong năm 2002 tăng hơn so với năm 2001. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đã có. Nhưng các chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân, lợi nhuận bình quân, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, doanh thu trên một đồng chi phí... Các chỉ tiêu này đều thấp hơn so với năm 2001. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến trong năm 2002 hiệu quả kinh doanh giảm sút có thể là do mức năng suất lao động giảm sút, chi phí tăng nhanh, doanh thu tăng chậm hơn... Vì vậy để hoạt động có hiệu quả hơn nữa doanh nghiệp cần phải tìm ra các biện pháp để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận. Để tăng năng suất lao động, đòi hỏi doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0047.doc
Tài liệu liên quan