Đề tài Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU 3

I.Khái quát về công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu 3

1.Quá trình hình thành và phát triển 3

3.Chức năng,nhiệm vụ hoạt động của công ty 6

II.Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp 8

1.Giá cả sản phẩm 9

2.Chất lượng sản phẩm và bao gói 10

3.Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng 11

4.Thông tin và xúc tiến thương mại 13

5.Năng lực nghiên cứu và phát triển 14

6.Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp 14

7.Trình độ lao động 16

8.Thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần 16

9.Vị thế tài chính 17

10.Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp 18

III.Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu 18

1.Tổng quan về hoạt động đầu tư của công ty giai đoạn 2004 - 2006 18

1.1.Kết quả hoạt động 18

1.2.1.Thuận lợi 21

1.2.2.Khó khăn 21

1.2.3.Về quản lý đất đai 22

2.Tình hình đầu tư trong 3 năm gần đây của Doanh nghiệp 23

- 2.1.Tình hình Tài sản và vốn 23

2.1.1.Tài sản và vốn kinh doanh tại thời điểm 30/09/2006 23

2.1.2.Nguồn vốn 23

a,Phân bổ theo cơ cấu 23

2.1.3.Tình hình tài sản công ty tại thời điểm 30/09/2006 27

2.1.4.Bảng cân đối kế toán 29

2.2.Các Dự án đầu tư và quản lý đầu tư Ngoài Doanh nghiệp 33

3.Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty 36

3.1.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 36

3.2.Đầu tư cho trang thiết bị,công nghệ 39

3.3.Đầu tư cho hệ thống thông tin quản lý 39

3.4.Đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường 40

IV.Tổng kết 40

CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU. 42

I.Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. 42

1. Đổi mới toàn diện nhận thức về vai trò của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 42

2.Một số giải pháp về huy động vốn 43

3.Một số giải pháp về sử dụng vốn 44

4.Các giải pháp về đào tạo,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 45

5.Một số giải pháp về công nghệ 47

6.Xây dựng thương hiệu PROMEXCO thành một thương hiệu mạnh nhằm khẳng định vị thế của Công ty trên thương trường 49

7.Các giải pháp về đầu tư mở rộng thì trường và xúc tiến hỗn hợp 50

7.1.Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường : 50

7.2.Các giải pháp về xúc tiến hỗn hợp 51

7.2.1.Quảng cáo và tuyên truyền 51

7.2.2.Marketing trực tiếp,một ứng dụng mới trong chiến lược cạnh tranh hiện nay : 51

7.2.3.Bán hàng cá nhân 53

8.Các giải pháp về chính sách giá của sản phẩm 53

II.Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty trong dài hạn 54

III.Một số kiến nghị về phía nhà nước 57

 

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gần đây của Doanh nghiệp 2.1.Tình hình Tài sản và vốn kinh Indonexia,Malaysia cũng cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ.02 dây chuyền xẻ gỗ lại lạc hậu cần phải thanh lý bổ sung mua sắm thiết bị máy móc sản xuất hàng tinh chế mới,mới đảm bảo có đủ thiết bị để sản xuất các sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mô hình quản lý công ty bộc lộ những hạn chế.Bộ máy gián tiếp còn cồng kềnh,trình độ năng lực còn quá hạn chế,các đơn vị thành viên như các Xí nghiệp phòng ban phân tán,nhỏ lẻ,hoạt động kém hiệu quả.Số ít lợi dụng cơ chế,quy chế của công ty vun vén cho cá nhân hơn chăm lo đến tập thể nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp Các khoản công nợ dây dưa,ngoài nợ ngân hàng được thủ tướng chính phủ cho xoá nợ vẫn còn một số công nợ của các khách hàng do hậu quả cũ để lại.Do vậy công ty vừa phải cố gắng duy trì đảm bảo sản xuất việc làm doanh 2.1.1.Tài sản và vốn kinh doanh tại thời điểm 30/09/2006 Tổng giá trị thực tế Doanh nghiệp : 59.385.201.168 đồng Tổng vốn Nhà Nước tại Doanh nghiệp : 4.447.251.972 đồng 2.1.2.Nguồn vốn a,Phân bổ theo cơ cấu Bảng 3 : phân bổ nguồn vốn theo cơ cấu (Đơn vị tính : đồng ) Năm 2004 2005 2006 Vốn nhà nước 8.151.732.095 8.151.732.095 4.447.251.972 1.Vốn cố định 3.022.343.999 3.022.343.999 2.Vốn lưu động 5.129.388.096 5.129.388.096 ( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ) b,Phân theo chủ sở hữu Bảng 4 : phân bổ nguồn vốn theo chủ sở hữu (Đơn vị tính : đồng ) Năm 2004 2005 2006 Nguồn vốn 8.151.732.095 8.151.732.095 4.447.251.972 1.Vốn NSNN 6.500.227.213 6.500.227.213 2.Vốn tự bổ sung 1.651.504.882 1.651.504.882 ( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ) Qua bảng số liệu về vốn kinh doanh của công ty chúng ta có thể nhận thấy : từ năm 2005 trở về trước do công ty bị hạn chế trong việc tiếp cận với các Tổ chức tín dụng mà đặc biệt là các Tổ chức ngân hàng,nên quá trình sản xuất kinh doanh dựa nhiều vào việc sử dụng nguồn vốn nhà nước có trong công ty,trong đó vốn lưu động là lớn nhất,chiếm 5.129.388.096 đồng trong tổng số 8.151.732.095 đồng vốn nhà nước,tức là 62,92%,còn vốn cố định chỉ chiếm 3.022.343.999 đồng tức là 37,08%.Sang năm 2006 do chủ động tiếp xúc với các tổ chức tín dụng và tiến hành cổ phần hoá thành công nên công ty đã có thể phần nào tự chủ được về nguồn vốn,và đó cũng là lý do trong năm 2006 nguồn vốn nhà nước đã có chiều hướng đi xuống rõ rệt,bằng chứng là so với năm 2004 và 2005 nguồn vốn nhà nước đã giảm 3.704.480.123 đồng hay 45,44% từ 8.151.732.095 đồng xuống chỉ còn 4.447.251.972 đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty khi đã có thể chủ động được nguồn vốn kinh doanh,giảm sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước.Và với việc có thêm được nhiều đơn đạt hàng với số lượng lớn trong năm 2007,công ty đang dự định phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ công ty cũng như nguồn vốn dành cho sản xuất kinh doanh. Vốn của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu được huy động từ các nguồn chính là : Nguồn vốn ngân sách nhà nước,nguồn vốn chủ sở hữu ( bao gồm cả việc công ty phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ ),quỹ khấu hao cơ bản và quỹ Đầu tư phát triển ;nguồn vốn vay ngân hàng bao gồm : vay dài hạn,vay ngắn hạn,vay khác như vay công nhân viên.ta có thể tham khảo thông qua số liệu sau : Bảng 5 : nguồn vốn huy động ( đơn vị tính : đồng ) TT Chỉ tiêu 2005 2006 1 Vốn chủ sở hữu 5.035.647.757 4.447.152.972 2 Vốn vay 66.803.224.449 54.937.949.196 - Vay dài hạn 26.283.763.107 10.374.029.359 - Vay ngắn hạn 40.088.617.232 44.467.117.882 - Vay khác 430.844.110 96.801.955 3 Tổng số 71.838.872.206 59.385.201.364 ( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ) Qua bảng số liệu ta thấy : trong 2 năm,về số lượng thì cả vốn chủ sở hữu và vốn vay đều giảm.vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm 588.494.785 đồng hay là 11,68% so với năm 2005,còn vốn vay giảm 11.865.275.253 đồng hay là 17,76% so với năm 2005,mặc dù vay ngắn hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4.378.500.650 đồng tức là 10,92%,nhưng do vay dài hạn giảm mạnh từ 26.283.763.107 đồng xuống chỉ còn 10.374.029.359 đồng ( giảm 15.909.733.748 đồng hay là 60,53% ),và vay khác cũng giảm xuống chỉ còn 96.801.955 đồng ( giảm 334.042.155 đồng hay là 77,53% ) nên quy lại vốn vay vẫn giảm. Dưới đây ta có bảng tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn Đầu tư của công ty trong 2 năm qua,năm 2005 và năm 2006 : Bảng 6 : tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư trong 2 năm 2005 và 2006 ( đơn vị tính : % ) TT Chỉ tiêu 2005 2006 1 Vốn chủ sở hữu 7,01 7,49 2 Vốn vay 92,99 92,51 - Vay dài hạn 39,34 18,88 - Vay ngắn hạn 60,01 80,94 - Vay khác 0,65 1,18 3 Tổng số 100 100 ( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ) Qua bảng tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn Đầu tư,chúng ta có thể nhận thấy : vốn vay luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư,năm 2005 chiếm tới 92,99%,năm 2006 có giảm đi đôi chút,không đáng kể và vẫn chiếm tỉ lệ rất cao là 92,51%.Trong đó vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất,60,01% trong năm 2005 và 80,94% năm 2006.Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng vốn Đầu tư,năm 2005 là 7,01% và năm 2006 có tăng lên một ít và chiếm 7,49%. Dưới đây là biểu đồ cơ cấu nguồn vốn Đầu tư của công ty trong 2 năm qua : Bảng 7: biểu đồ cơ cấu nguồn vốn Đầu tư của công ty trong năm 2005 và 2006 vốn chủ sở hữu : ( 7,01% ) vay dài hạn : ( 39,34% ) vay ngắn hạn : ( 60,01% ) vốn chủ sở hữu : ( 7,49% ) vay dài hạn : ( 18,88% ) vay ngắn hạn : ( 80,94% ) Vay khác : (0,65%) vay khác : ( 1,18% ) Năm 2005 Năm 2006 2.1.3.Tình hình tài sản công ty tại thời điểm 30/09/2006 a,Nhà cửa,vật kiến trúc Nhà cửa,vật kiến trúc đang dùng : Nguyên giá : 23.354.049.051 đ Giá trị còn lại : 16.661.603.201 đ Nhà cửa,vật kiến trúc không cần dùng : Nguyên giá : 1.303.444.805 đ Giá trị còn lại : 292.877.297 đ b,Máy móc thiết bị Máy móc thiết bị đang dùng : Nguyên giá : 1.370.609.434 đ Giá trị còn lại : 957.657.598 đ Máy móc thiết bị không cần dùng : Nguyên giá : 3.629.507.266 đ Giá trị còn lại : 1.935.556.051 đ c,Phương tiện vận tải Phương tiện vận tải đang dùng : Nguyên giá : 1.185.434.286 đ Giá trị còn lại : 592.948.598 đ d,Thiết bị Quản lý Thiết bị quản lý đang dùng : Nguyên giá : 332.032.537 đ Giá trị còn lại : 218.606.565 đ e,Tài sản cố định khác đang dùng : Nguyên Giá : 314.099.879 đ Giá trị còn lại : 234.616.970 đ f,Hàng hoá kém phẩm chất xin thanh lý : - Ổn áp Bonic : 699.227.973 đ Qua số liệu về tình hình tài sản của công ty tại thời điểm 30/09/2006 chúng ta có thể nhận thấy : tài sản cố định của công ty tập trung chủ yếu vào nhà cửa,vật kiến trúc ( chiếm tới 24.657.493.856 đồng tức là 41,52% tổng tài sản của Công ty ),tiếp đến là máy móc thiết bị ( chiếm 5.001.116.700 đồng,tức là 8,42% tổng tài sản của công ty ),phương tiện vận tải ( chiếm 1.185.434.286 đồng, tức là 1,99% tài sản của công ty ),còn lại phần lớn là tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu,bởi vì công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh,mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động,nhiều máy móc, do đó cần tập trung nhiều nguồn lực cho nhà xưởng,kiến trúc cũng như máy móc thiết bị. Để có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu chúng ta có thể xem xét bảng cân đối kế toán của công ty được lập ngày 30/09/2006 như sau : 2.1.4.Bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 30 tháng 9 năm 2006 Bảng 8 ( Đơn vị tính : đồng ) TT Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm A Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn 100 40.451.503.227 39.065.880.746 ( 100 = 110+120+130+140+150+160 ) I Tiền 110 1.694.249.108 5.220.403.609 1 Tiền mặt tại quỹ 111 1.311.820.536 4.483.658.400 2 Tiền gửi Ngân hàng 112 382.528.572 736.745.209 3 Tiền đang chuyển 113 II Các khoản Đầu tư tài chính nhắn hạn 120 1 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2 Đầu tư ngắn hạn khác 128 3 Dự phòng giảm giá Đầu tư ngắn hạn (*) 129 III Các khoản phải thu 130 10.140.718.807 13.309.249.837 1 Phải thu của khách hàng 131 7.485.871.440 12.179.552.755 2 Trả trước cho người bán 132 519.758.396 33.440.000 3 Thuế gtgt được khấu trừ 133 1.691.481.022 1.081.576.746 4 Phải thu nội bộ 134 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 - Phải thu nội bộ khác 136 5 Các khoản phải thu khác 138 443.607.949 14.680.336 6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 IV Hàng tồn kho 140 26.056.310.595 19.208.669.354 1 Hàng mua đang đi trên đường 141 2 Nguyên liệu,vật liệu tồn kho 142 1.845.908.765 812.615.882 3 Công cụ,dụng cụ trong kho 143 56.068.300 16.026.500 4 Chi phí sản xuất,kinh doanh dở dang 144 1.855.140.581 974.235.023 5 Thành phẩm tồn kho 145 327.782.952 459.537.893 6 Hàng hoá tôn kho 146 21.881.026.927 16.932.394.056 7 Hàng gửi đi bán 147 90.383.070 13.860.000 8 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V Tài sản lưu động khác 150 2.560.124.717 1.327.557.946 1 Tạm ứng 151 1.423.697.927 416.814.149 2 Chi phí trả trước 152 3 Chi phí chờ kết chuyển 153 278.883.592 264.583.797 4 Tài sản thiếu chờ xử lý 154 841.243.198 5 Các khoản cầm cố,ký cược,ký quỹ ngắn hạn 155 16.300.000 646.160.000 VI Chi sự nghiệp 160 1 Chi sự nghiệp năm trước 161 2 Chi sự nghiệp năm nay 162 B Tài sản cố định,Đầu tư ngắn hạn 200 31.387.368.979 20.319.320.422 ( 200 = 210 + 220 + 230 + 240 ) I Tài sản cố định 210 11.153.078.764 18.665.432.932 1 Tài sản cố định hữu hình 211 11.153.078.764 18.665.432.932 - Nguyên giá 212 19.753.397.953 26.556.225.187 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 (8.600.319.189) (7.890.792.255) 2 Tài sản cố định thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216 3 Tài sản cố định vô hình 217 - Nguyên giá 218 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219 II Các khoản Đầu tư tài chính dài hạn 220 7.071.295.514 1 Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2 Góp vồn liên doanh 222 3 Đầu tư dài hạn khác 228 7.071.295.514 4 Dự phòng giảm giá Đầu tư dài hạn (*) 229 III Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 12.450.168.631 722.266.429 IV Các khoản ký quỹ,ký cược dài hạn 240 V Chi phí trả trước dài hạn 241 712.826.070 931.621.061 Tổng tài sản ( 250 = 100 + 200 ) 250 71.838.872.206 59.385.201.364 TT Nguồn Vốn Mã số Số đầu năm Số cuối năm A Nợ phải trả ( 300 = 310 + 320 + 330 ) 300 66.803.224.449 54.937.949.196 I Nợ ngắn hạn 310 40.088.617.232 44.467.117.882 1 Vay ngắn hạn 311 13.699.938.082 28.258.580.485 2 Nợ dài hạn đến ngày trả 312 3 Phải trả cho người bán 313 17.320.494.924 9.780.314.595 4 Người mua trả tiền trước 314 6.602.771.158 1.308.241.121 5 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 536.410.657 1.249.031.374 6 Phải trả công nhân viên 316 112.840.905 69.581.057 7 Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 8 Các khoản phải trả,phải nộp khác 318 1.816.161.506 3.801.369.250 II Nợ dài hạn 320 26.283.763.107 10.374.029.359 1 Vay dài hạn 321 24.488.006.298 8.578.272.550 2 Nợ dài hạn khác 322 1.795.756.809 1.795.756.809 III Nợ khác 330 430.844.110 96.801.955 1 Chi phí phải trả 331 12.000.000 96.801.955 2 Tài sản thừa chờ xử lý 332 418.844.110 3 Nhận ký quỹ,ký cược dài hạn 333 B Nguồn vốn chủ sở hữu (400 = 410 + 420 ) 400 5.035.647.757 4.447.152.972 I Nguồn vốn quỹ 410 4.990.641.994 4.447.152.972 1 Nguồn vốn kinh doanh 411 8.151.732.095 3.588.122.269 2 Chênh lệch đánh giá tài sản 412 1.600.000.000 857.129.703 3 Chênh lệch tỷ giá 413 4 Quỹ Đầu tư phát triển 414 35.365.314 5 Quỹ dự phòng tài chính 415 6 Lợi nhuận chưa phân phối 416 (14.777.739.403) 7 Nguồn vốn Đầu tư xây dựng cơ bản 417 II Nguồn kinh phí,quỹ khác 420 45.005.763 1 Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 2 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 (45.005.763) 3 Quỹ quản lý của cấp trên 423 4 Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5 Nguồn kinh phí đã hoàn thành TSCĐ 427 Tổng nguồn vốn ( 430 = 300 + 400 ) 430 71.838.872.206 59.385.201.364 Từ bảng cân đối kế toán ta nhận thấy : trước tiên ta nhận xét về tài sản : - Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn : Cuối năm 2005 (đầu năm 2006 ) so với cuối năm 2006,tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn giảm nhẹ,giảm 1.385.622.519 đồng từ 40.451.503.227 đồng xuống 39.065.880.746 đồng,tức là giảm 3,42% so với đầu năm.mặc dù tiền mặt gửi quỹ tăng mạnh ( tăng 3.526.154.501 đồng,tức là tăng đến 208,12% từ 1.694.249.108 đồng lên đến 5.220.403.609 đồng ),tiền gửi ngân hàng cũng tăng ( tăng 354.216.637 đồng,tức là 92,59% từ 382.528.572 đồng đến 736.745.209 đồng ),và các khoản phải thu khách hàng cũng tăng đáng kể ( tăng 4.693.681.315 đồng,tức là 62,7% ),nhưng xét về mặt con số tuyệt đối thì tất cả chúng không thể tăng nhanh bằng việc hàng tồn kho giảm mạnh ( giảm 6.847.641.241 đồng,tức là 26,28% ),bên cạnh đó,tài sản lưu động khác cũng giảm ( giảm 1.232.566.771 đồng,tức là 48,14% ).Sở dĩ có điều này là do công ty vừa cổ phần hoá thành công,làm cho lượng tiền mặt tăng đáng kể, đặc biệt là tiền mặt tại quỹ.hơn nữa các sản phẩm tồn kho từ cuối năm 2005 đã được công ty tiêu thụ gần hết,nguyên liệu,vật liệu trong kho đã dần được đưa ra sử dụng,do đó dẫn đến nguyên,vật liệu tồn kho,và đặc biệt là hàng hoá tồn kho giảm đáng kể.Bên cạnh đó,có nhiều lô hàng công ty bán cho bạn hàng chưa được thanh toán đầy đủ, điều này dẫn đến các khoản phải thu tăng lên, đặc biệt là phải thu của khách hàng. - Tài sản cố định,Đầu tư ngắn hạn Cuối năm 2006 so với thời kỳ đầu năm,tài sản cố định,Đầu tư ngắn hạn cũng giảm mạnh.giảm 11.068.048.557 đồng,tức là 35,26% từ 31.387.368.979 đồng xuống 20.319.320.422 đồng so với đầu năm. Đây không phải là những con số chính thức bởi vì tại thời điểm này nhiều vấn đề còn chưa được hạch toán,nên con số cuối năm có phần hơi chênh lệch so với con số đầu năm. Điều đó có thể được chứng minh, đó là : tài sản cố định,cuối năm tăng mạnh so với đầu năm ( tăng 7.512.354.168 đồng,tức là 67,35% ),từ 11.153.078.764 đồng lên 18.665.432.932 đồng.sở dĩ có điều đó là vì đầu năm công ty đã Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị,Đầu tư cho hệ thống thông tin trong công ty cũng như Đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng,chung cư cao tầng,biệt thự,nhà vườn… Về nguồn vốn : - Vốn vay Cuối năm 2006,về vốn vay giảm 11.865.275.253 đồng tức là 17,76%.Từ 66.803.224.449 đồng đến 44.467.117.882 đồng.Mặc dù vay ngắn hạn tăng 4.378.500.650 đồng ( trong đó vốn vay ngắn hạn tăng mạnh : tăng 14.558.642.403 đồng từ 13.699.938.082 đồng đến 28.258.580.485 đồng ),nhưng ngược lại,xét về con số tuyệt đối vay dài hạn lại giảm mạnh hơn : giảm 15.909.733.748 đồng từ 26.283.763.107 đồng xuống 10.374.029.359 đồng ( trong đó chủ yếu là sự giảm xuống của vốn vay dài hạn : giảm 15.909.733.748 đồng từ 24.488.006.298 đồng xuống 8.578.272.550 đồng ).Sở dĩ có điều đó,bởi vì giai đoạn đầu năm,công ty buộc phải tăng nguồn vốn bằng cách tăng vốn vay dài hạn,do phải thực hiện 4 Dự án Đầu tư lớn đó là : Dự án tại Km9 – QL 1A – Hoàng Liệt – Hoàng mai – Hà nội;Dự án xây dựng cơ sở mới tại khu công nghiệp ngọc hồi;Dự án khu đô thị mới tại Móng cái,Quảng ninh.và Dự án xây dựng cơ sở gia công tái chế hàng xuất khẩu và dịch vụ tại Móng cái - Quảng ninh. - Vốn chủ sở hữu So với đầu năm 2006,thì cuối năm nguồn vốn chủ sở hữu giảm : giảm 588.494.785 đồng,tức là 11,68%,giảm từ 5.035.647.757 đồng xuống 4.447.152.972 đồng. Điều này cũng bởi vì giai đoạn đầu năm công ty phải thực hiện 4 Dự án Đầu tư lớn kể trên. 2.2.Các Dự án đầu tư và quản lý đầu tư Ngoài Doanh nghiệp Các Dự án Đầu tư và quản lý Đầu tư ngoài công ty trong thời gian qua là không nhiều,thời gian qua công ty chú trọng nhiều hơn vào việc tiến hành các Dự án Đầu tư theo chiều sâu như mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ,Đầu tư phát triển nguồn nhân lực,cũng như là Đầu tư nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý.chỉ đến cuối năm 2005 công ty mới thực sự bắt đầu có ý định Đầu tư vào các lĩnh vực Đầu tư phát triển,cụ thể hiện nay Công ty đang cùng lúc theo đuổi 4 Dự án lớn đó là : Dự án xây dựng nhà xưởng phục vụ cho công nhân sản xuất tại Km9 - Quốc lộ 1A - phường Hoàng Liệt - quận Hoàng mai – Thành phố Hà nội đã được UBND thành phố Hà nội và Bộ thương mại cho phép Dự án xây dựng cơ sở mới tại Khu công nghiệp Ngọc hồi đã được UBND thành phố Hà nội đồng ý Dự án khu đô thị tại thị xã Hải yến - thị xã Móng cái – tỉnh Quảng ninh, đã được UBND tỉnh Quảng ninh phê duyệt. Dự án xây dựng cơ sở gia công tái chế hàng xuất khẩu và dịch vụ tại Móng cái - Quảng ninh. Cả 4 Dự án Đầu tư do vừa mới được công ty triển khai,nên lượng vốn Đầu tư cho nó còn hạn chế,phần lớn tập trung vào khâu đền bù,giải phóng mặt bằng.Tại thời điểm này tổng vốn Đầu tư cho 4 Dự án là 10 tỷ đồng,cụ thể như sau : Dự án xây dựng nhà xưởng phục vụ cho công nhân sản xuất tại Km9 - quốc lộ 1A,tổng số vốn Đầu tư được dành hoàn toàn cho đền bù,giải phóng mặt bằng,trị giá : 1.847.251.000 đồng ; Dự án xây dựng cơ sở mới tại cụm công nghiệp Ngọc hồi - huyện Từ liêm – Hà nội : vốn Đầu tư đến thời điểm này là : 3.123.000.000 đồng.công ty dành phần lớn cho Đầu tư xây dựng nhà xưởng trên diện tích gần 7.000 m2 ở đây. qua đó nhằm ổn định sản xuất mặt hàng bao bì và đồ mộc của công ty . Dự án Đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng khu đô thị ở xã Hải yến – Móng cái - Quảng ninh.Tổng vốn Đầu tư được dành cho Dự án này đến thời điểm này là : 3 tỷ đồng,dùng hoàn toàn vào việc đền bù,giải phóng mặt bằng diện tích 29,1 ha. Để những năm tiếp theo có thể Đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng ở đây. Dự án xây dựng cơ sở gia công tái chế hàng xuất khẩu và dịch vụ tại Móng cái - Quảng ninh.Tổng vốn Đầu tư được dành cho Dự án này đến thời điểm này là : 2.029.749.000 đồng,và cũng dùng hoàn toàn vào việc đền bù,giải phóng mặt bằng cho diện tích 4.060 m2,công ty ký hợp đồng thuê đất với sở địa chính Quảng ninh là 50 năm. Bảng 9 : mục đích sử dụng vốn Đầu tư của 4 Dự án trong tổng vốn Đầu tư của công ty (đơn vị tính : đồng ) TT Dự án Đền bù,GPMB Xây dựng nhà xưởng Tổng 1 Xây dựng nhà xưởng tại Km9 – QL 1A 1.847.251.000 - 1.847.251.000 2 Xây dựng cơ sở mới tại khu công nghiệp Ngọc hồi - 3.123.000.000 3.123.000.000 3 Khu đô thị tại Quảng ninh 3.000.000.000 - 3.000.000.000 4 Xây dựng cơ sở gia công tái chế hàng xuất khẩu và dịch vụ tại Quảng ninh 2.029.749.000 - 2.029.749.000 Tổng vốn Đầu tư 6.877.000.000 3.123.000.000 10.000.000.000 ( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ) Qua bảng số liệu chúng ta nhận thấy : trong tổng số vốn Đầu tư của công ty ,nguồn vốn dùng cho công tác đền bù,giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ rất lớn : chiếm 6.877.000.000 đồng trong tổng số 10 tỷ,chiếm 68,77%,trong khi đó nguồn vốn dành cho xây dựng nhà xưởng chỉ chiếm 3.123.000.000 đồng,tức là chỉ chiếm có 31,23% trong tổng nguồn vốn. Điều này là do,cuối năm 2005 công ty mới triển khai Dự án,ngoài Dự án di dời địa điểm sản xuất ra khu công nghiệp Ngọc hồi – không phải quan tâm đến điều kiện về mặt bằng,còn lại các Dự án khác đều bắt đầu từ đầu,do đó khó tránh khỏi việc phải Đầu tư một khối lượng vốn lớn cho công tác đền bù,giải phóng mặt bằng.Nhưng sang các giai đoạn tiếp theo tỷ lệ này sẽ ngày càng thay đổi theo chiều hướng tăng Đầu tư xây dựng nhà xưởng,mua sắm máy móc thiết bị,và giảm Đầu tư cho công tác đền bù,giải phóng mặt bằng. Ngoài 4 Dự án được quyết định Đầu tư vào cuối năm 2005 đã nêu ở trên,thì những Dự án Đầu tư của công ty thực hiện trong năm 2004 cũng đã gần hoàn thiện. Đó là : Dự án xây dựng khu tập thể 10A Nghĩa dũng - phường Phúc xá - quận Ba đình – Hà nội với diện tích 2.017 m2.Công ty đang làm thủ tục bàn giao cho công ty kinh doanh nhà số 1. Dự án xây dựng khu tập thể cụm dân cư số 08 - phường Phương liệt - quận Hoàng mai – Hà nội với diện tích 8.225m2.Công ty đang làm thủ tục bàn giao cho công ty kinh doanh nhà số 2. 3.Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty 3.1.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là lực lượng có tính chất quyết định trong mọi tổ chức.Thật vậy : nếu nói về bộ phận quản lý Doanh nghiệp thì đây được coi là đầu não của doanh nghiệp,là lực lượng quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh,nhiệm vụ đặt ra và trả lời các câu hỏi sản xuất cái j ? sản xuất cho ai ? và sản xuất như thế nào ?.Những quyết định của họ trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng,nó liên quan đến sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp.Họ là người vạch ra kế hoạch cạnh tranh với các đối thủ,và bằng các công cụ cạnh tranh nào để đạt được mục đích đó.Bên cạnh đó,nếu có một bộ máy tinh giảm thì sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý cho doanh nghiệp.Còn các công nhân - họ là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.Muốn có sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu, đạt tiêu chuẩn,chất lượng cũng như tăng năng suất lao động thì đòi hỏi người công nhân phải có một sức khoẻ tốt,có trình độ lành nghề cao.Ngoài ra,lòng yêu nghề của mỗi người công nhân cũng giúp họ gắn kết với Công ty hơn,tinh thần làm việc hăng say hơn và cùng với doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Chính vì vậy,Đầu tư nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp là rất quan trọng : đó là việc tổ chức tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại,ngoài ra còn không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu luôn coi con người là nhân tố của mọi quá trình sản xuất,kỹ năng của người lao động tăng lên kéo theo năng suất lao động tăng,làm cho lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại.Xuất phát từ quan điểm đó,công ty từ khi thành lập đến nay luôn quan tâm bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và đặc biệt trong những năm gần đây, đội ngũ lao động của công ty đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Tính đến cuối năm 2006 Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã có tổng số là 500 lao động.trong đó : - Lao động Nam : 274 người - Lao động Nữ : 226 người - Lao động có trình độ đại học và trên đại học : 107 người - Lao động có trình độ cao đẳng : 07 người - Lao động có trình độ Trung cấp,Sơ cấp : 46 người - Công nhân kỹ thuật : 56 người - Trình độ khác : 284 người Trong năm 2006 Công ty đã tuyển dụng được 150 lao động mới,trong đó đa số là có chất lượng và có trình độ cao.Tuy nhiên vì đặc thù sản xuất của công ty là sản xuất các sản phẩm bao bì và đồ gỗ,dựa nhiều vào máy móc và lao động,nên trong tổng số lao động đối tượng lao động phổ thông ( trình độ khác ) vẫn chiếm tỷ lệ lớn : chiếm tới 284 người tức là 56,8% trong tổng số 500 lao động của công ty,trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ vẫn còn hạn chế : chiếm 107 người,tức là 21,4% trong 500 lao động của công ty.Do đó ngoài việc tuyển dụng thêm đội ngũ lao động có chất lượng và có trình độ cao công ty cũng tổ chức nhiều khoá đào tạo ngắn ngày cho cho các cán bộ,nhân viên Công ty dưới nhiều hình thức như gửi tham gia các khoá học do các chuyên gia kinh tế đào tạo và Tổ chức tự đào tạo,gần đây nhất,năm 2006 có thể kể đến như trung tuần quý II công ty đã trích kinh phí gần 40 triệu đồng cho cán bộ quản lý tham gia khoá đào tạo ngắn ngày về “nâng cao năng lực quản lý và điều hành cho cán bộ quản lý” nhằm giúp cán bộ quản lý của Công ty nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý,cập nhật những xu hướng quản lý tiên tiến và đặc biệt là nâng cao năng lực kinh doanh quốc tế để từ đó quay về áp dụng vào thực tiễn của Doanh nghiệp nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.Hoạt động này được duy trì hàng năm,và tổng chi phí hàng năm lên đên gần 150 triều đồng.Cũng trong thời gian đó Doanh nghiệp còn Đầu tư cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động bằng nhiều hình thức khác nhau như mời thợ cả lành nghề về “cầm tay chỉ việc” cho một số lao động còn yếu về chuyên môn,luân phiên lao động được cử đi đào tạo tại các trường đào tạo tập trung nhằm giúp lao động nâng cao tay nghề và nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật. Để đảm bảo được công tác này mỗi năm công ty đã phải trích khoản kinh phí là gần 100 triệu đồng.Ngoài ra khi nhập khẩu công nghệ mới về,công ty cũng tổ chức các buổi toạ đàm,mời chuyên gia về giảng dạy cho cán bộ,công nhân viên của công ty để họ hiểu rõ về tính năng sản xuất của công nghệ,quy trình sản xuất cũng như yêu cầu kỹ thuật của công nghệ , để từ đó có thể vận hành,sử dụng công nghệ nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất. để thực hiện công tác này,công ty phải trích kinh phí mỗi năm gần 80 triệu đồng. Để rõ hơn về tình hình Đầu tư cho nguồn nhân lực của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu chúng ta xem xét bảng sau : Bảng 10 : vốn Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ( đơn vị tính : triệu đồng ) TT Chi phí 2004 2005 2006 1 Mời th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0050.doc
Tài liệu liên quan